Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Huế

Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011- 2013 chưa cao, nhất là hiệu quả sử dụng VLĐ, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao nên đã làm cho khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn của Công ty chỉ ở mức trung bình, biểu hiện là hai chỉ số về khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh chỉ ở mức thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 1,01 lần đến 1,42 lần. Do vậy, để hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, trong thời gian tới bên cạnh việc duy trì và phát huy những mặt tích cực, Công ty cần sớm khắc phục những hạn chế của mình để hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu tối đa với chi phí thấp nhất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2. KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và tiếp cận thực tiễn về thực trạng tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTCP VLXD Huế, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Với Nhà nước - Nhà Nước nên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có nhập các máy móc, thiết bị công nghệ, phương tiện hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. - Đồng thời nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế để các doanh nghiệp hoạt động ổn định và lâu dài. - Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh. Đặc biệt, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những hoạt động làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vì, khi thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến ngành vật liệu xây dựng trong nước. 2.2. Với CTCP VLXD Huế - Công ty cần quan tâm đến việc bố trí nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

pdf93 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 5368 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, vốn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Công ty, là điều kiện để Công ty tồn tại và phát triển.Việc tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn thường xuyên sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính của Công ty, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm sử dụng có hiệu quả hơn.  Hiệu quả sử dụng vốn cố định VCĐ là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện VCĐ có ý nghĩa rất lớn, và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng như số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ta thường sử dụng các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng VCĐ, mức đảm nhiệm VCĐ, và mức doanh lợi VCĐ. Hiệu quả sử dụng VCĐ được thể hiện qua bảng 10: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: là chỉ tiêu phản ánh trong hoạt động kinh doanh bình quân một đơn vị VCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Qua 3 năm hiệu suất sử dụng VCĐ của CTCP VLXD Huế có sự biến động theo chiều hướng tăng dần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng VCĐ là 6,13 lần nghĩa là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh thì thu được 6,13 đồng doanh thu. Sang năm 2012 con số này tăng lên đạt 7,64 lần, tức là công ty đã thu thêm được 1,51 đồng doanh thu so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên đạt 7,91 lần, tăng 0,27 đồng doanh thu so với năm 2012. Với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2011 là 6,13 lần và giá trị VCĐ bình quân năm 2012 là 4.164,81 triệu đồng thì doanh thu đạt được là: 6,13 x 4.164,81 = 25.530,29 (triệu đồng) Tuy nhiên, trong thực tế năm 2008 doanh thu của Công ty đạt được là 31.839,96 triệu đồng, như vậy sự gia tăng của hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh thu của Công ty một lượng là: 31.839,96 – 25.530,29 = 6.309,67 (triệu đồng) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 68 BẢNG 10: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 19.968,77 31.839,96 36.077,83 11.871,19 59,45 4.237,87 13,31 2. Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.997,75 3.269,22 3.856,89 1.271,47 63,65 587,67 17,98 3. Vốn cố định bình quân Triệu đồng 3.258,79 4.164,81 4.560,56 906,02 27,80 395,75 9,5 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 6,13 7,64 7,91 1,51 24,63 0,27 3,53 5. Mức đảm nhiệm VCĐ (3/1) Lần 0,16 0,13 0,13 -0,03 -18,75 0 0 6. Mức doanh lợi VCĐ (2/3) Lần 0,61 0,78 0,85 0,17 28 0,07 8,97 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán CTCP VLXD Huế )ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 69 Tương tự đối với năm 2013, với hiệu suất sử dụng VCĐ của năm 2012 là 7,64 lần và giá trị VCĐ bình quân năm 2013 là 4.560,56 triệu đồng thì doanh thu năm 2013 đạt được là: 7,64 x 4.560,56 = 34.842,68 (triệu đồng) Nhưng trong thực tế năm 2013 doanh thu của Công ty đạt được là 36.077,83 triệu đồng, như vậy sự gia tăng của hiệu suất sử dụng VCĐ đã làm tăng doanh thu của Công ty một lượng là: 36.077,83 – 34.842,68 = 1.235,15 (triệu đồng) - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VCĐ: phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ. Qua bảng phân tích 10 ta thấy năm 2011, mức đảm nhiệm VCĐ là 0,16 lần, như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần phải đầu tư 0,16 đồng VCĐ. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,13 lần, như vậy Công ty đã tiết kiệm 0,06 đồng VCĐ so với năm 2011. Năm 2013, chỉ tiêu này vẫn giữ nguyên ở mức 0,13 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng 0,13 đồng VCĐ. Vậy, qua giai đoạn 2011- 2013 mức đảm nhiệm VCĐ của Công ty có xu hướng giảm, điều này cho thấy Công ty đã sử dụng VCĐ có hiệu quả, không xảy ra tình trạng lãng phí nguồn VCĐ. - Mức doanh lợi VCĐ: là chỉ tiêu phản ánh khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì một đơn vị VCĐ thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Năm 2011, cứ một đồng VCĐ mang lại 0,61 đồng lợi nhuận, năm 2012 mang lại 0,78 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 đã tăng 0,17 đồng tương ứng tăng 28%. Năm 2013 mức doanh lợi VCĐ tiếp tục tăng thêm 0,07 đồng lợi nhuận, về mặt tương đối tăng 8,97% so với năm 2012. Vốn cố định là một yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua phân tích thì ta thấy Công ty đã sử dụng VCĐ một cách có hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 70  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh VLĐ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu VLĐ sao cho phù hợp với tính chất và quy mô kinh doanh để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. CTCP VLXD Huế có số VLĐ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho (kết quả phân tích ở bảng 11). - Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động: biểu hiện mỗi đơn vị VLĐ đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Số vòng quay VLĐ phản ánh tốc độ chu chuyển VLĐ trong kinh doanh, chỉ tiêu này tăng hay giảm biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng hay giảm tương ứng. Qua bảng số liệu, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Công ty có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 số vòng quay VLĐ là 0,73 vòng, thì sang năm 2012 là 1,06 vòng, tăng 0,33 vòng hay tăng tương ứng là 45,21%. Nếu năm 2011 cứ một đồng VLĐ tạo ra được 0,73 đồng doanh thu thì sang năm 2012 tăng lên thành 1,06 đồng. Để đạt được doanh thu năm 2012 và với số vòng quay VLĐ của năm 2011 thì cần một lượng VLĐ là: 31.839,96 : 0,73 = 43.616,38 (triệu đồng) Nhưng trong thực tế Công ty chỉ sử dụng 30.037,62 triệu đồng VLĐ, như vậy Công ty đã tiết kiệm một lượng VLĐ là: 43.616,38 – 30.037,62 = 13.578,76 (triệu đồng) Tương tự, năm 2013, số vòng quay VLĐ của Công ty là 1,15 vòng, tăng 0,09 vòng hay tăng 8,49% so với năm 2012. Với số vòng quay VLĐ năm 2012 để đạt được doanh thu năm 2013 cần lượng VLĐ là: 36.077,83 : 1,06 = 34.035,69 (triệu đồng) Thực tế, Công ty đã sử dụng 31.305,76 triệu đồng VLĐ, như vậy Công ty đã tiết kiệm 2.729,93 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 71 BẢNG 11: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 19.968,77 31.839,96 36.077,83 11.871,19 59,45 4.237,87 13,31 2. Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.997,75 3.269,22 3.856,89 1.271,47 63,65 587,67 17,98 3. Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 27.330,07 30.037,62 31.305,76 2.707,55 9,91 1.268,14 4,22 4. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 17.122,34 19.089,71 21.213,97 1.967 11,49 2.124,26 11,13 5. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 15.596,21 23.807,81 27.060,11 8.212 52,65 3.252,30 13,66 6. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 6.119,48 6.366,78 4.290,59 247,3 4,04 -2.076,19 -32,61 7. Số vòng quay VLĐ (1/3) Vòng 0,73 1,06 1,15 0,33 45,21 0,09 8,49 8. Mức đảm nhiệm VLĐ (3/1) Lần 1,37 0,94 0,9 -0,43 -31,39 -0,07 -7 9. Mức doanh lợi VLĐ (2/3) Lần 0,06 0,11 0,12 0,05 83,33 0,01 9,09 10. Vòng quay các KPT (1/4) Vòng 1,17 1,67 1,7 0,50 42,74 0,03 1,8 11. Vòng quay hàng tồn kho (5/6) Vòng 2,55 3,74 6,31 1,19 46,67 2,57 68,72 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán CTCP VLXD Huế)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 72 - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết mỗi đơn vị doanh thu được tạo ra cần sử dụng bao nhiêu đơn vị VLĐ. Mức đảm nhiệm VLĐ của Công ty giảm qua các năm. Năm 2012, mức đảm nhiệm VLĐ là 0,94 lần, giảm 0,43 lần hay giảm 31,39% so với năm 2011, điều này đồng nghĩa với việc để đạt được một đồng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 thì Công ty đã tiết kiệm 0,43 đồng VLĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Sang năm 2013, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ sử dụng 0,9 đồng VLĐ, tức là Công ty đã tiết kiệm 0,07 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu. Điều này cho thấy Công ty sử dụng VLĐ khá hiệu quả, tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. - Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn lưu động: năm 2011, mức doanh lợi VLĐ là 0,06 lần, nghĩa là khi đầu tư một đồng VLĐ sẽ thu được 0,06 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012, mức doanh lợi VLĐ của Công ty tăng so với năm 2011, tăng 0,05 lần hay tăng 83,33%. Năm 2013 thì mức doanh lợi VLĐ của Công ty tiếp tục tăng 0,01 lần hay tăng 9,09% so với năm 2012 và đạt 0,12 lần, có nghĩa là Công ty đầu tư một đồng VLĐ sẽ tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu: tỷ số này qua 3 năm đều ở một mức khá thấp do trong tổng nguồn VLĐ của Công ty thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 62%), có nghĩa là số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá nhiều, lượng tiền mặt quá ít, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn VLĐ trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay thêm ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn VLĐ này. Tuy nhiên, tỷ số này thấp cũng cho thấy Công ty đang ngày càng có nhiều hợp đồng, đơn hàng từ khách hàng làm tăng doanh thu của Công ty, đây cũng là đặt tính của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Năm 2012, vòng quay các khoản phải thu là 1,67 vòng, tăng 0,5 vòng so với năm 2012 nghĩa là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu tăng 0,5 vòng hay tăng 42,74%. Đến năm 2013 tiếp tục tăng lên đạt 1,7 vòng, tăng 0,03 vòng hay tăng 1,8% so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty đã rất nỗ lực tìm cách để thu hồi vốn nhanh hơn, làm giảm bớt số vốn bị khách hàng chiếm dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 73 - Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho: tỷ số này không cao lắm tương đối phù hợp với nguồn vốn của Công ty, do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Qua 3 năm, số vòng quay hàng tồn kho tăng dần, cụ thể là năm 2011 hàng tồn kho của Công ty luân chuyển 2,55 vòng, sang năm 2012 tăng lên 1,19 vòng hay tăng 46,67%, và năm 2013 cũng tiếp tục tăng 2,57 vòng hay tăng 68,72% đạt 6,31 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng lên qua các năm nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho đã giảm đi đáng kể, điều này chứng tỏ Công ty đã nỗ lực trong công tác tiêu thụ sản phẩm, làm cho hàng tồn kho không còn bị ứ đọng nhiều, giúp giảm bớt một lượng chi phí đáng kể để bảo quản hàng tồn kho. 2.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Một doanh nghiệp muốn đạt kết quả cao trong sản hoạt động kinh doanh phải không ngừng đầu tư vào nguồn lực con người. Bởi con người tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp là quản lý và sử dụng hợp lý để khai thác tối đa năng lực của họ. Qua quá trình phân tích tình hình lao động của CTCP VLXD Huế ta thấy được những đặc điểm cơ bản về lao động của Công ty. Qua 3 năm tổng số lao động của Công ty đều tăng và trình độ lao động cũng được nâng cao. Nhiều cán bộ, công nhân viên đã được Công ty tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ kinh doanh. Điều này được thể hiện ở sự tăng lên của lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và sự giảm xuống của lực lượng lao động trung cấp, phổ thông. Như vậy, Công ty đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh để từ đó có những kế hoạch phát triển nguồn lực lao động hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng lao động. Để đánh giá hiệu quả lao động của Công ty, chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh như: năng suất lao động, lợi nhuận bình quân một lao động, doanh thu trên chi phí tiền lương và lợi nhuân trên chi phí tiền lương để phân tích. Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 12. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 74 BẢNG 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 19.968,77 31.839,96 36.077,83 11.871,19 59,45 4.237,87 13,31 2. Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.997,75 3.269,22 3.856,89 1.271,47 63,65 587,67 17,98 3. Chi phí tiền lương Triệu đồng 1.011,51 1.512,27 1.702,65 500,76 49,51 190,38 12,59 4. Số lao động bình quân Lao động 170 192 202 22 13 10 5,21 5. NSLĐ bình quân (1/4) Triệu đồng 117,46 165,83 178,6 48,37 41,18 12,77 7,7 6. Lợi nhuận bình quân 1 LĐ (2/4) Triệu đồng 11,75 17,03 19,09 5,28 44,94 2,06 12,1 7. Doanh thu/chi phí tiền lương (1/3) Lần 19,74 21,05 21,19 1,31 6,64 0,14 0,67 8. Lợi nhuận/chi phí tiền lương (2/3) Lần 1,98 2,16 2,27 0,18 9,09 0,11 5,09 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán CTCP VLXD Huế)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 75 Năng suất lao động: là chỉ tiêu chất lượng thể hiện hiệu quả hoạt động có ích của người lao động được đo bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ được trong một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để tiêu thụ một đơn vị hàng hóa. NSLĐ bình quân của toàn Công ty qua các năm (2011- 2013) đều tăng lên với tốc độ tăng khác nhau. Năm 2011, NSLĐ bình quân là 117,46 triệu đồng nghĩa là bình quân một lao động tạo ra 117,46 triệu đồng doanh thu cho Công ty. Năm 2012, NSLĐ bình quân tăng so với năm 2011 là 48,37 triệu đồng hay tăng 41,18% và đạt 165,83 triệu đồng. Năm 2013 tăng lên 7,7% và đạt 178,6 triệu đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động: Ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận tương đối lớn nên làm cho chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động cũng tăng qua các năm. Năm 2011, lợi nhuận bình quân một lao động là 11,75 triệu đồng, tức một lao động tạo ra 11,75 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 5,28 triệu đồng hay tăng 44,94% so với năm 2011. Và sang năm 2013 tăng lên là 19,09 triệu đồng, tức là một lao động năm 2013 tạo ra 19,09 triệu đồng lợi nhuận cho Công ty. Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí tiền lương: năm 2011, lợi nhuận/ chi phí tiền lương của Công ty là 1,98 lần, có nghĩa là khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được 1,98 đồng lợi nhuận. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 0,18 lần hay tăng 9,09% so với năm 2011. Sang năm 2013 tiếp tục tăng 0,11 lần hay tăng 5,09%, đó là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương. Chỉ tiêu doanh thu/ chi phí tiền lương: có nghĩa là nếu bỏ ra một đồng chi phí tiền lương sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong 3 năm, doanh thu/ chi phí tiền lương của Công ty tăng dần; năm 2011 là 19,74 lần nghĩa là với 1 đồng chi phí tiền lương mà Công ty bỏ ra thu được 19,74 đồng doanh thu; qua năm 2012 tăng 1,31 lần hay tăng 6,64% so với năm 2011, và qua năm 2013 tăng 0,14 lần hay tăng 0,67% so với năm 2012. Có sự tăng lên của chỉ tiêu này là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí tiền lương Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả lao động của CTCP VLXD Huế, ta thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý nguồn lực lao động, làm cho NSLĐ không ngừng tăng lên qua các năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 76 2.2.3.3. Phân tích một số hiệu quả kinh doanh khác của Công ty Để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả tài chính thông qua một số chỉ tiêu (như: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh thu trên chi phí) của Công ty giai đoạn 2011- 2013. Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu: năm 2011 lợi nhuân/ doanh thu của Công ty là 0,1 lần có nghĩa là với một đồng doanh thu thu được thì có 0,1 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên đạt 0,103 lần, và đến năm 2013 lại tăng 0,004 lần hay tăng 3,88% so với năm 2012. Có sự tăng lên này là do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này là dấu hiệu tốt đối với Công ty. Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí: kết quả phân tích ở bảng 13 cho thấy chỉ tiêu này của Công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí là 0,112 lần, sang năm 2012 tăng lên là 0,116 lần, có nghĩa là nếu năm 2011 Công ty đầu tư một đồng chi phí sẽ thu được 0,112 đồng lợi nhuận, thì năm 2012 tăng lên là 0,116 đồng lợi nhuận; đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 0,006 lần hay tăng 5,17%. Có sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí như vậy là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu: chỉ số này là thước đo tốt về khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty và là mối quan tâm của các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng. Năm 2012 chỉ số này đạt 0,46 lần tăng 0,12 lần so với năm 2011 có nghĩa là 1 đồng VCSH được đầu tư sẽ mang lại 0,46 đồng lợi nhuận trong năm 2012, tăng 0,12 đồng so với năm 2011. Năm 2013 chỉ số này tăng lên 0,03 lần đạt 0,49 lần so với năm 2012. Tình hình này sẽ là tín hiệu tốt cho Công ty khi các nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn VCSH và tạo cơ hội cho Công ty trong việc gia tăng nguồn vốn từ hoạt động đầu tư, góp vốn của các cổ đông và nhà đầu tư khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 77 BẢNG 13: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 19.968,77 31.839,96 36.077,83 11.871,19 59,45 4.237,87 13,31 2. Tổng chi phí Triệu đồng 17.870,29 28.158,41 31.603,48 10.288,12 57,57 3.445,07 12,23 3. Tổng lợi nhuận Triệu đồng 1.997,75 3.269,22 3.856,89 1.271,47 63,65 587,67 17,98 4. Tổng tài sản Triệu đồng 30.588,86 34.202,43 35.866,32 3.613,57 11,81 1.663,89 4,86 5. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 5.842,66 7.136,20 7.921,01 1.293,54 22,14 784,81 11 6. Vốn lưu động Triệu đồng 27.330,07 30.037,62 31.305,76 2.707,55 9,91 1.268,14 4,22 7. Hàng tồn kho Triệu đồng 6.119,48 6.366,78 4.290,59 247,30 4,04 -2.076,2 -32,6 8. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 20.955,44 21.787,98 22.047,76 832,54 3,97 259,78 1,19 9. Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (3/1) Lần 0,1 0,103 0,107 0,003 3 0,004 3,88 10. Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí (3/2) Lần 0,112 0,116 0,122 0,004 3,57 0,01 5,17 11. Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản (3/4) Lần 0,07 0,1 0,11 0,03 42,86 0,01 10 12. Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (3/5) Lần 0,3 0,460 0,49 0,12 35,29 0,03 6,52 13. Khả năng thanh toán hiện thời(6/8) Lần 1,3 1,38 1,42 0,08 6,08 0,04 2,97 14. Khả năng thanh toán nhanh [(6-7)/8] Lần 1,01 1,09 1,23 0,08 7,92 0,14 12,84 ( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán CTCP VLXD Huế)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 78 Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản: chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Chỉ số này đạt 0,07 lần năm 2011 và 0,1 lần vào năm 2012 tức là tăng 0,03 lần tương ứng với 42,86% có nghĩa là lợi nhuận thu về trên một đồng tài sản năm 2012 tăng 0,03 đồng so với năm 2011; sang năm 2013, chỉ số này tiếp tục tăng 10% đạt 0,11 lần. Điều này cho thấy Công ty đã khai thác tốt hiệu quả sử dụng tài sản, đây là bước đi tốt trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Khả năng thanh toán hiện thời: tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty qua các năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty là bình thường, có thể chấp nhận được. Năm 2011, khả năng thanh toán hiện thời là 1,3 lần, có nghĩa là Công ty có 1,3 đồng vốn lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn. Năm 2012 tỷ số này tăng 6,08% và đến năm 2013 tiếp tục tăng 2,97%, đạt 1,42 lần. Điều này cho thấy khả năng tài chính của Công ty có xu hướng tốt lên, có thể đảm bảo thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn, đồng thời còn phản ánh được khả năng tự chủ về tài chính của Công ty, đảm bảo đáp ứng cho chu kỳ hoạt động kinh doanh... Trong thời gian tới Công ty cần duy trì và nâng cao hơn nữa tốc độ tăng của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời để nâng cao khả năng tài chính đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đồng thời nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường. Khả năng thanh toán nhanh: hệ số thanh toán nhanh cho biết chính xác khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Hệ số thanh toán nhanh của Công ty là 1,01 lần năm 2011, sang năm 2012 và năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 1,09 lần và 1,23 lần, cho ta biết lần lượt là 1,01; 1,09 và 1,23 đồng tài sản lưu động thanh khoản cao sẵn sàng để trả cho một đồng nợ ngắn hạn. Kết quả tính toán cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Công ty không được cao lắm, chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, đây là một đặc thù chung của các Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty có sự biến động theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải đẩy mạnh việc tiêu thụ sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 79 phẩm nhằm giảm giá trị hàng tồn kho, làm tăng cao khả năng thanh toán của Công ty. 2.2.4. Phân tích độ nhạy về hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013 Việc phân tích độ nhạy cho thấy sự biến động và mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu doanh thu và chi phí tới lợi nhuận của Công ty là cần thiết giúp Công ty nhận biết được những rủi ro, từ đó để đưa ra các quyết định và chiến lược kinh doanh phù hợp. Để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra đối với Công ty và có biện pháp phòng ngừa kịp thời thì em xin phân tích theo hướng các nhân tố khách quan làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty làm cho chi phí tăng lên và doanh thu giảm xuống. Giả sử cho doanh thu biến động giảm trong khoảng 5% đến 20% đồng thời chi phí biến động tăng trong khoảng 5% đến 20% và ta xem xét sự ảnh hưởng của hai yếu tố này làm cho lợi nhuận của Công ty biến động như thế nào qua bảng 14. BẢNG 14: PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY CỦA LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VỚI SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU VÀ CHI PHÍ ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 CP tăng 5% CP tăng 10% CP tăng 15% CP tăng 20% 2.098,48 18.763,80 19.657,32 20.550,83 21.444,35 DT giảm 5% 18.970,33 206,53 -1.669,85 -4.765,88 -9.513,12 DT giảm 10% 17.971,89 -12.834,33 -15.825,09 -20.759,85 -28.326,48 DT giảm 15% 16.973,45 -33.157,46 -37.924,44 -45.789,95 -57.850,4 DT giảm 20% 15.975,02 -64.371 -71.969,09 -84.505,92 -103.729,08 Năm 2012 CP tăng 5% CP tăng 10% CP tăng 15% CP tăng 20% 3.681,55 29.566,33 30.974,25 32.382,17 33.790,09 DT giảm 5% 30.247,96 681,63 -2.275 -7.153,45 -14.633,73 DT giảm 10% 28.655,96 -19.902,61 -24.615,19 -32.390,94 -44.313,76 DT giảm 15% 27.063,97 -51.974,08 -59.485,46 -71.879,23 -90.883,01 DT giảm 20% 25.471,97 -101.212,09 -113.184,47 -132.938,91 -163.229,04 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 80 Năm 2013 CP tăng 5% CP tăng 10% CP tăng 15% CP tăng 20% 4.474,35 33.183,65 34.763,83 36.344 37.924,18 DT giảm 5% 34.273,94 1.090,28 -2.228,08 -7.703,38 -16.098,85 DT giảm 10% 32.470,05 -22.044,88 -27.334,02 -36.061,11 -49.442,64 DT giảm 15% 30.666,16 -58.084,08 -66.514,45 -80.424,55 -101.753,37 DT giảm 20% 28.862,26 -113.395,93 -126.833,09 -149.004,4 -183.000,41 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu các bảng trước) Qua bảng 14, ta thấy lợi nhuận của Công ty rất nhạy cảm với sự biến động của doanh thu và chi phí. Sự biến động nhẹ của hai biến số này theo hướng bất lợi cho Công ty thì lợi nhuận giảm mạnh và thậm chí âm liên tục. Trong 3 năm, khi doanh thu giảm 5% và chi phí tăng lên 5% thì lợi nhuận của Công ty vẫn đạt được nhưng giảm mạnh so với giá trị ban đầu. Cụ thể là năm 2011 đạt 206,53 triệu đồng giảm 1.891,95 triệu đồng, năm 2012 đạt 681,63 triệu đồng giảm 2.999,92 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 1.090,28 triệu đồng giảm 3.384,07 triệu đồng. Nhưng khi doanh thu và chi phí biến động trên 10% thì giá trị lợi nhuận mang lại đều âm. Điều này cho thấy, lợi nhuận của Công ty vẫn còn nhiều rủi ro khi có sự biến động của các yếu tố liên quan, đồng thời cho thấy doanh thu và chi phí là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn và mang tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty nên quản lý, kiểm soát và sử dụng tốt nguồn chi phí, đồng thời cần có giải pháp nhằm tăng doanh thu mang lại kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua CTCP VLXD Huế đã luôn đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho công nhân có công ăn việc làm và mức thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những kinh nghiệm trải qua khó khăn, cộng thêm niềm tin yêu mến mộ của người tiêu dùng, CTCP VLXD Huế sẽ vững bước đi lên trên con đường phát triển và hội nhập. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 81 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP VLXD HUẾ 3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty đến năm 2016 và những mục tiêu trong năm 2014 - Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty. - Mở rộng quy mô hoạt động. - Tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hóa đầu vào với giá rẻ, đảm bảo chất lượng. - Tăng cường bộ phận khai thác thị trường và mở rộng đại lý phân phối. - Không ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất thiết bị, năng suất lao động, giảm chi phí, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. - Chú trọng công tác marketing, bán hàng, quảng cáo... - Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu thụ ở các địa bàn mới. Để thực hiện theo phương hướng hoạt động này, Công ty đã xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2014: Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với mục tiêu mở rộng địa bàn, tiêu thụ tối đa, lợi nhuận và thu nhập của người lao động năm sau đạt cao hơn năm trước. Đẩy mạnh công tác đầu tư tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ. Cụ thể một số chỉ tiêu chính của Công ty trong năm 2014 như sau:ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 82 BẢNG 15: MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2014 STT Chỉ tiêu ĐVT 2014 1 Tiêu thụ sản phẩm 1. Xi măng PCB30 Tấn 15.141 2. Xi măng PCB40 Tấn 10.003 3. Thép Φ6 kg 122.653 4. Thép Φ8 kg 74.890 5. Thép Φ10 kg 185.078 6. Thép Φ12 kg 199.105 7. Thép Φ14 kg 65.032 8. Thép vuông 20 kẽm kg 257.229 9. Thép vuông 25 kẽm kg 156.802 10. Thép vê 40 kg 98.556 11. Thép buộc kg 177.900 12. Tôn lạnh kg 176.733 13. Gạch GĐ60-200 Viên 1.939.023 14. Gạch lát Terazzo màu Viên 357.030 2 Doanh thu Triệu đồng 49.229 3 Lợi nhuận Triệu đồng 5.390 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh CTCP VLXD Huế) 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Từ thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn của mình. Để ngày càng đưa hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, khắc phục được những hạn chế, phấn đấu giữ vững và nâng cao uy tín của công ty về giá cả, chất lượng và số lượng đối với khách hàng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Công ty, tôi xin nêu ra một số giải pháp chủ yếu cần làm của Công ty trong thời gian tới với mong muốn góp thêm những suy nghĩ, ý kiến của mình để góp phần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 83 đưa Công ty phát triển hơn nữa, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 3.2.1. Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động Đối với mỗi Công ty sự thành công hay thất bại đều phụ thuộc phần lớn vào con người, lực lượng lao động luôn là lực lượng nòng cốt để điều hoà chu kỳ kinh doanh, là chủ thể tác động tạo ra sản phẩm, tạo ra kết quả kinh doanh. Vì vậy, giáo dục đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, của từng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tạo ra khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường Qua tình hình nhân sự của Công ty, hiện nay, công nhân viên của Công ty có tuổi đời bình quân cao, chủ yếu là con em trong Công ty. Do vậy, cần có giải pháp để thay đổi hình thức tuyển dụng, tức là việc tuyển dụng phải được giao cho phòng nhân sự và phải được dựa trên tiêu chí cạnh tranh, bình đẳng, công khai phải tuyển dụng được những người có tài thực sự chứ không phải vì bằng cấp, ô dù như thế mới có hiệu quả. Công ty nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ, công nhân làm việc nhiệt tình và tích cực hơn. Để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực lao động Công ty cần phải: Tiến hành tốt ngay từ khâu tiến hành công tác tuyển dụng lao động Như đã nói, lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, nếu Công ty có một lực lượng lao động có chất lượng chuyên môn sẽ giúp Công ty hoạt động có hiệu quả trong quá trình kinh doanh của mình. Công tác tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Người lao động cần phải được kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn để có sự phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Đối với lao động chưa có trình độ phải tiến hành đào tạo để người lao động làm quen được với công việc của Công ty. - Người lao động cần phải có đầy đủ các yêu cầu về sức khoẻ, tâm lý vì đây là doanh nghiệp thuộc ngành vật liệu xây dựng với tích chất công việc nặng nhọc và độc hại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 84 Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động Đây là giải pháp mà các doanh nghiệp đều quan tâm, vì trình độ của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy cần thực hiện phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên học tập nâng cao năng lực làm việc. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng luôn cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên. Ngoài công tác đào tạo, Công ty nên tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi khảo sát thị trường để học hỏi kinh nghiệm. Thực hiện tốt công tác phân công và hiệp tác lao động Việc phân công lao động vào những công việc cụ thể nào cho đạt hiệu quả cao nhất là một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp, nếu được phân công đúng công việc phù hợp với chuyên môn, họ sẽ phát huy hết khả năng, năng lực vốn có đem lại hiệu quả lao động tối đa; nếu phân công không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, dư thừa. Ngoài ra, để bắt nhịp được sự cân đối giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình hoạt động của Công ty cần phải có những phương án liên kết các hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận nhằm phục vụ mục tiêu quan trọng nhất là tăng doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời, tạo thuận tiện cho thông tin nội bộ giữa người quản lý và người lao động. Tạo động lực thúc đẩy lao động Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và mục tiêu của Công ty. Động viên, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt công việc, đồng thời tiến hành các biện pháp kích thích lao động về vật chất cũng như tinh thần bằng cách: xây dựng một bảng lương hợp lý sẽ có nhiều tác động tích cực đến người lao động nhất. Mục tiêu của người lao động là thu nhập, có cải thiện được thu nhập mới giúp họ có động lực hăng say làm việc hơn, hết mình phục vụ vì Công ty. Bên cạnh đó phải có chế độ tiền thưởng tiền phạt để khuyến khích bán hàng cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người lao động. Ngoài ra, Công ty phải thường xuyên tiến hành các biện pháp về mặt tinh thần như: đảm bảo điều kiện làm việc tốt hơn, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động, đánh giá đúng năng lực của từng lao động... phát hiện ra những lao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 85 động có năng lực vượt trội để có chính sách đào tạo thích hợp để họ sớm phát huy được khả năng của mình. Vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty, nhân tố con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy cần tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật đủ mạnh, năng động, sáng tạo đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có bản lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ cao nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để hội nhập với khu vực và thế giới. 3.2.2. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, ta thấy Công ty đã chưa khai thác, sử dụng nguồn vốn một cách tối đa. Do đó trong thời gian tới Công ty phải không ngừng nỗ lực để bảo tồn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh. Vốn cố định: chủ yếu tập chung vào lượng TSCĐ, để đảm bảo nguồn VCĐ suy cho cùng là đảm bảo cho TSCĐ không bị lạc hậu. Trong quá trình hoạt động cần tận dụng công suất máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn, hạn chế những hao mòn vô hình, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ để máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn được sử dụng liên tục. Đồng thời, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo dưỡng máy móc nhằm phục vụ tốt cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Vốn lưu động: để tiến hành hoạt động kinh doanh ngoài VCĐ, còn có VLĐ. Lượng VLĐ của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, do đó Công ty cần sử dụng lượng VLĐ một cách có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, dư thừa vốn. Trong những năm tiếp theo Công ty cần xác định số VLĐ cần thiết trong chu kỳ kinh doanh, để đảm bảo VLĐ cần thiết tối thiểu cho quá trình hoạt động được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng đến các khoản phải thu và hàng tồn kho, tránh tình trạng để cho khách hàng chiếm dụng vốn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 86 Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu: mức đảm nhiệm VLĐ, số vòng quay VLĐ, mức doanh lợi VLĐ, từ đó kịp thời điều chỉnh và có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vốn. 3.2.3. Sử dụng tiết kiệm chi phí Công ty nên xem xét tiết kiệm tối đa các khoản chi phí, đặc biệt trước mỗi chu kỳ kinh doanh Công ty nên tính toán xác định nhu cầu hàng tồn kho dự trữ cần thiết cho việc kinh doanh tránh việc dự trữ quá mức sẽ làm gia tăng chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển, ngược lại nếu số lượng hàng tồn kho không đủ đáp ứng nhu cầu sẽ làm gián đoạn công việc, có thể mất khách hàng. Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, hạn chế sự hao mòn vô hình. Đồng thời có chế độ bảo quản tốt, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phải luôn được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tránh hư hỏng nhằm nâng cao năng lực hoạt động và giảm chi phí hao mòn của máy móc, phương tiện. Cân đối lại số lao động sao cho hợp lý, tránh lãng phí, qua đó nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm được nhân công và chi phí tiền lương. Cần phát động nhiều phong trào thi đua tiết kiệm như công tác hạch toán nội bộ là một trong những hoạt động để giảm chi phí. Hàng quý cần tổ chức đánh giá việc thực hiện các định mức hạch toán ở các công đoạn, điều chỉnh định mức sát với thực tế và khen thưởng kịp thời những đơn vị hạch toán tiết kiệm có hiệu quả. Đồng thời cũng thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các bộ phận thực hiện chế độ làm việc đúng tiến độ để đảm bảo uy tín của Công ty với khách hàng. 3.2.4. Thành lập bộ phận chuyên trách công tác Marketing Công tác tiêu thụ hàng hóa là công tác quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp thương mại, vì khi tiêu thụ được hàng hóa Công ty mới có doanh thu và lợi nhuận. Hiện Công ty vẫn chưa có phòng Marketing chuyên biệt để nghiên cứu và dự báo thị trường, mà công việc này còn lồng ghép vào chức năng của Ban kế hoạch thị trường. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường, Công ty nên thành lập một phòng Marketing. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 87 Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện các chương trình đã đề ra duy trì mối quan hệ và trao đổi với khách hàng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Trong khuôn khổ phòng Marketing, Công ty thành lập một bộ phận đặc trách cộng tác với khách hàng, làm nhiệm vụ phát hiện những nhu cầu của khách hàng, cũng như soạn thảo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm hỗ trợ và thu hút thêm nhiều khách hàng. Để làm tốt công tác Marketing đòi hỏi các nhân viên phải có năng lực, có khả năng giao tiếp tốt, có đầu óc nhạy bén. Công ty cũng cần tạo ra những cơ chế nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động của các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của Marketing, vì đây là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm nâng cao doanh thu, nâng cao lợi nhuận, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2.5. Mở rộng đối tượng kinh doanh Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Công ty rồi cũng sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường. Đó là một cuộc sàng lọc khắc nghiệt, không có ngoại lệ nếu Công ty không biết cách chuẩn bị cho những thay đổi của thị trường. Hành động phổ biến nhất để đối mặt với sự thay đổi, đó là mở rộng đối tượng kinh doanh thông qua công việc nghiên cứu và phát triển. Công ty cần phải nghiên cứu những biến đổi, đặc biệt về mặt công nghệ và thói quen người tiêu dùng để điều chỉnh sản phẩm của mình. Công ty nên nhập thêm nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau, việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, khuyến khích tiêu thụ. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm có ý nghĩa sống còn, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty. Sự cạnh tranh gay gắt và năng động trong hầu hết các thị trường, sự thay đổi nhanh chóng thị hiếu của người tiêu dùng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật là những lý do chính để Công ty phải đa dạng hóa sản phẩm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 88 Mở rộng đối tượng kinh doanh không những giúp Công ty giảm sức ép cạnh tranh và rủi ro trên thị trường, mà còn giúp Công ty khai phá thị trường mới, gia tăng doanh số và củng cố uy tín với khách hàng. 3.2.6. Hoàn thiện kênh phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ Hệ thống kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ và quảng bá hàng hóa của Công ty. Thông qua hệ thống các đại lý, hàng hóa được phân phối đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, thỏa mãn tốt hơn mục tiêu của Công ty và nhu cầu của khách hàng. Để đẩy mạnh công tác mở rộng kênh phân phối nhằm tăng doanh thu và thu được lợi nhuận, Công ty cần phải đưa ra phương thức tốt nhất nhằm phân phối có hiệu quả để có thể mở rộng, đáp ứng được nhu cầu thị trường trên địa bàn mới và những khu vực thị trường mục tiêu mới. Trước hết, Công ty cần chú trọng đến việc mở thêm các cửa hàng, đại lý tại các quận, huyện trong thành phố Huế để đảm bảo khả năng tiêu thụ trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty cần phải nghiên cứu phương án mở rộng hơn nữa kênh phân phối của mình ra các tỉnh bạn như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng Từ những năm mới thành lập, Công ty chỉ mới tiếp cận phục vụ được các vùng trung tâm ở thành phố, còn các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở các huyện, thị, các xã, thôn Công ty vẫn chưa tiếp cận phục vụ được. Công ty cần phải tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc đưa hàng hóa về các vùng này một mặt tạo ra doanh thu tiêu thụ ngày càng lớn cho Công ty, mặt khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vật liệu xây dựng của người dân với các mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng. Hoàn thiện kênh phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ tạo cho Công ty có vị trí ngày càng ổn định trên thị trường, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt. Mặt khác, nó cũng có thể giúp cho Công ty tận dụng được ưu thế và quyền lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. 3.2.7. Xây dựng chính sách giá linh hoạt, hợp lý Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa, đồng thời giá cả cũng là công cụ hiệu quả kích thích tiêu thụ hàng hóa. Công ty phải coi giá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 89 cả như một công cụ để tác động vào nhu cầu, kích thích khách hàng nhằm tăng cầu dẫn đến tăng doanh thu. Chính vì vậy, giá bán hàng hóa của doanh nghiệp phải được xây dựng và áp dụng linh hoạt cho từng thời kỳ, từng điều kiện cụ thể để vừa đảm bảo tăng doanh thu tiêu thụ vừa khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Cùng một loại hàng hóa nhưng bán ở những thị trường khác nhau thì giá bán không nhất thiết phải như nhau thông qua xây dựng chính sách giá cả thích hợp để kích thích khách hàng mua hàng hóa của Công ty. Đối với những mặt hàng tồn đọng, lạc mốt thì Công ty có thể giảm giá bán, bán hòa vốn thậm chí lỗ để nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với những mặt hàng Công ty mới đưa ra chào hàng có thể bán với giá thấp, giảm giá trong thời gian đầu để thu hút khách hàng biết và làm quen với mặt hàng đó. Đối với các bạn hàng lâu năm, gắn bó với Công ty thì sẽ được hưởng mức giá khác so với những khách hàng mua lẻ. Như vậy, giá cả là một công cụ sắc bén trong kinh doanh, nhất là trong công tác tiêu thụ hàng hóa. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng quy mô doanh thu thì việc xây dựng một chính sách giá mềm dẻo phù hợp với từng điều kiện cụ thể là một trong những biện pháp hữu hiệu Công ty cần áp dụng. Công ty cần có chính sách giá cả hợp lý cho từng thời kỳ và từng loại thị trường, quyết định về giá cả của Công ty phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi nhưng đồng thời phải kích thích được hàng hóa tiêu thụ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 90 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong những năm qua CTCP VLXD Huế đã luôn đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho công nhân có công ăn việc làm và mức thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những kinh nghiệm trải qua khó khăn, cộng thêm niềm tin yêu mến mộ của người tiêu dùng, CTCP VLXD Huế sẽ vững bước đi lên trên con đường phát triển và hội nhập. Trong 3 năm 2011-2013, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối cao; nhất là năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu là 59,45%, tốc dộ tăng của lợi nhuận sau thuế là 63,64%. Do đó, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu cũng tăng lên, cụ thể năm 2012 tăng lên 0,03 lần, năm 2013 tăng lên là 0,04 lần. Hay chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí cũng tăng như năm 2012 chỉ tiêu này đạt 0,116 lần, năm 2013 tăng lên 0,122 lần, có nghĩa khi Công ty bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được 0,122 đồng lợi nhuận. Đây là những dấu hiệu đáng mừng ghi nhận sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên của Công ty. Bên cạnh đó trình độ của người lao động cũng được nâng cao, số lao động có trình độ đại học và cao đẳng luôn tăng qua các năm; đồng thời số lao động trung cấp, phổ thông thì giảm xuống. Sự tăng lên của chất lượng lao động đã làm cho năng suất lao động bình quân của Công ty tăng lên qua 3 năm, như năm 2011 năng suất lao động của Công ty là 117,46 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên và đạt 165,83 triệu đồng/ người/ năm, và sang năm 2013 lại tiếp tục tăng lên đạt 178,6 triệu đồng/ người/ năm. Ngoài ra, Công ty luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách của nhà nước, của Công ty đối với người lao động về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ hưu trí, tai nạn lao động, công tác an toàn lao động cũng rất được Công ty chú trọng, quan tâm. Từ đó, đã kích thích được năng lực của người lao động, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 91 Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2011- 2013 chưa cao, nhất là hiệu quả sử dụng VLĐ, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao nên đã làm cho khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn của Công ty chỉ ở mức trung bình, biểu hiện là hai chỉ số về khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh chỉ ở mức thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 1,01 lần đến 1,42 lần. Do vậy, để hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, trong thời gian tới bên cạnh việc duy trì và phát huy những mặt tích cực, Công ty cần sớm khắc phục những hạn chế của mình để hướng tới mục tiêu cuối cùng là doanh thu tối đa với chi phí thấp nhất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2. KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và tiếp cận thực tiễn về thực trạng tổ chức và hoạt động kinh doanh của CTCP VLXD Huế, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Với Nhà nước - Nhà Nước nên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có nhập các máy móc, thiết bị công nghệ, phương tiện hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. - Đồng thời nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế để các doanh nghiệp hoạt động ổn định và lâu dài. - Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh. Đặc biệt, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những hoạt động làm hàng giả và nhập lậu hàng hoá gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh... Bởi vì, khi thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến ngành vật liệu xây dựng trong nước. 2.2. Với CTCP VLXD Huế - Công ty cần quan tâm đến việc bố trí nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 92 - Không ngừng nâng cấp, mua sắm mới một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn nhằm nâng cao năng suất tiêu thụ và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. - Không ngừng phát huy năng lực cũng như khả năng tiềm ẩn của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, thực hiện chế độ thưởng phạt và tạo ra cơ hội thăng tiến để kích thích người lao động nâng cao hơn nữa năng suất lao động. - Đẩy mạnh công tác tìm kiếm vùng thị trường, tăng cường đầu tư hoạt động marketing để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa, đồng thời tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. - Để tồn tại và phát triển bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì Công ty cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành khác đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp... Do vậy, đòi hỏi Công ty luôn củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức này vì mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nghĩa – K44A KHĐT 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu, số liệu thu thập được từ Công ty. 2. Gs.Ts.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2005. 3. PGS.TS Phạm Văn Minh (2007), Bài giảng Kinh tế vi mô 2, NXB thống kê, 2007. 4. TS.Nguyễn Ngọc Quang (2006), Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2006. 5. TS.Võ Văn Nhị (2007), Giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB thống kê, 2007. 6. ThS.Bùi Đức Tuân (2005), Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2005. 7. Các trang web: - 2013-va-trien-vong-2014-2015-1971.html - nghiep-55261/ - nghiep/14abdd40#.U0wpqlV_te8 - xay-dung-bo-sao-108206 - xuat-vat-lieu-xay-dung-va-xay-lap-22.htmlĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_hong_nghia_lop_k44a_khdt_2648.pdf
Luận văn liên quan