Qua 54 năm lao động và sáng tạo, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật đã khẳng định được vị trí, uy tín và tầm vóc của mình trong hoạt động xuất nhập
khẩu góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Những thành quả từ hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Technoimport thực
sự là thành công của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty và một
lần nữa cho ta thấy thế mạnh của Technoimport ở thị trường trong nước cũng như
ngoài nước.
Tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung ở Việt
Nam, Technoimport vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong việc thực
hiện qui trình nhập khẩu.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH mtv xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật thông qua phân tích một số chi tiêu tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh đó công ty cũng hạn chế việc
kinh doanh những mặt hàng cần nguồn vốn lớn bằng việc kinh doanh sản phẩm cần ít
vốn, chi phí thấp nhưng mang lại nguồn lợi nhuận cao.
Công ty đã khai thác triệt để diện tích đất đã có, để xây dựng trụ sở làm việc còn
phần mặt đường xây dựng để làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm và cho thuê mặt bằng
kinh doanh, đối với các tầng cao của trụ sở Công ty đã khai thác hiệu quả bằng cách
cho các Công ty khác thuê lại để sử dụng. Riêng việc khai thác hiệu quả việc sử dụng
vốn cố định hàng năm đã đem lại cho Công ty khoảng 20% trong tổng số lợi nhuận
của Công ty. Bên cạnh việc khai thác triệt để tài sản cố định đã có Công ty còn đầu tư
xây dựng xưởng sản xuất mở rộng xưởng in và sản xuất giấy các loại (đây là một phần
trong tổng thể tổ chức của doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường).
Như vậy Công ty đã phát triển đều cả lĩnh vực thương mại - dịch vụ đối với tài sản
cố định của doanh nghiệp thể hiện sự khai thác kinh doanh hiệu quả và năng động của
Công ty.
2.4.2. Hạn chế
Hoạt động kinh doanh đã đạt được một số hiệu quả nêu trên, nhưng bên cạnh đó
công ty còn có nhiều hạn chế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa tốt biểu hiện rõ nét
ở việc lợi nhuận hàng năm trong 3 năm qua liên tục giảm mạnh từ đó tỷ suất sinh lời
trên doanh thu giảm nhanh chóng. Năng suất lao động còn thấp, thu nhập người lao
động chưa cao.
Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời như ROS, ROA, ROE sụt giảm mạnh qua các
năm, Công ty đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thậm chí còn thua kém mặt
bằng chung của các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể như sau, trong giai đoạn năm
45
2010-2012 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm mạnh từ 0,09% năm 2010 xuống đến -
14,19% vào năm 2012, điều này xảy ra là do tốc độ giảm của lợi nhuận ròng nhanh
hơn rất nhiều lần so với doanh thu thuần. Bên cạnh đó, ROA cũng giảm 4,28% từ
0,16% năm 2010 còn (4,12)% năm 2012, ROE còn giảm mạnh hơn gấp nhiều lần từ
9,87% năm 2010 giảm tới 26,09% xuống còn -16,22% năm 2012. Sự giảm mạnh
nhanh chóng của các chỉ tiêu tài chính trên cho thấy công ty đang trong tình trạng khó
khăn về mặt tài chính và cả các phương pháp quản lý dẫn đến việc hiệu quả kinh
doanh không đạt hiệu quả.
Những vấn đề xử lý tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là vấn đề rất có thể xảy
ra. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng loại này, tuy thế vẫn còn gặp phải một số
vướng mắc do pháp luật trong lĩnh vực này còn thiếu chặt chẽ. Các quy định mâu
thuẫn với nhau làm cho các doanh nghiệp thiếu tin tưởng và coi thường điều khoản
trọng tài, nhiều khi làm nảy sinh thái độ thiếu nghiêm túc khi thực hiện hợp đồng.
Về các loại giấy phép nhập khẩu .
Hiện nay, các qui định về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án do
quá trình nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp ban hành dẫn đến việc làm ách tắc nhập khẩu,
gây thiệt hại về thời gian và tiền bạc cho nhà nhập khẩu.
Những vướng mắc về thuế.
Các văn bản pháp luật liên quan đến thuế được ban hành liên tục và quá nhiều
nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo, gây khó khăn cho người nhập khẩu, chủ đầu tư
và các bên có liên quan.
Thiết bị toàn bộ bao gồm rất nhiều chi tiết kĩ thuật, nhiều bộ phận đồng bộ với
những tên gọi khác nhau. Vì vậy, việc khai báo chính xác các tên gọi này, gặp nhiều
khó khăn. Hơn nữa, văn bản pháp luật trong lĩnh vực này tuy được ban hành nhiều
nhưng lại quy định không rõ ràng về đối tượng chịu thuế. Điều này, dẫn đến việc xuất
hiện rất nhiều vướng mắc trong khâu áp mã tính thuế của công ty. Phía hải quan do
không thể tự quyết định phương thức áp mã thuế nên đã chọn phương thức có thuế
suất cao gây thiệt hại nặng cho người nhập khẩu và chủ đầu tư. (có lúc lên tới hàng tỷ
đồng).
Ví dụ cho việc vướng mắc về thuế như sau: vào tháng 4/2013, Technoimport có
nhập một lô hàng thiết bị y tế trong lô hàng này có một bộ phận là ống đồng mạ kẽm.
Do vận chuyển hàng theo từng chuyến nên ống đồng mạ kẽm này là chuyến hàng về
sau cùng. Khi áp mã thuế cho ống đồng mạ kẽm, hải quan đã tính là 5% -tức là coi ống
đồng mạ kẽm này là một lô hàng riêng tách rời khỏi thiết bị y tế- thay vì tính thuế 0%
-nếu coi ống đồng mạ kẽm là một bộ phận không thể tách rời của thiết bị y tế. Điều
Thang Long University Library
46
này đã gây tổn thất cho công ty kể cả về mặt thời gian, tiền bạc và uy tín của
Technoimport đối với phía đối tác.
Mặt khác, hệ thống thông tin của Hải quan còn nhiều bất cập. Nhiều khi, công ty
bị cưỡng chế lô hàng nhập khẩu do còn nợ thuế Hải quan. Thực chất thì công ty đã
thanh toán các khoản nợ thuế này từ lâu nhưng do Hải quan vẫn chưa nhận được giấy
báo có từ kho bạc chuyển về hoặc chưa cập nhật lại thông tin trên hệ thống mạng máy
tính chuyên ngành hải quan dù thời gian đã quá lâu
Những vấn đề đặt ra đối với thủ tục Hải quan cho thiết bị toàn bộ nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành mới của Hải quan, việc quy định các doanh nghiệp khi
khai báo Hải quan phải tự chịu trách nhiệm kê khai, áp mã tính thuế đối với hàng hóa
như vậy Hải quan đã dồn hết trách nhiệm sang doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì
phải tiếp tục chịu trách nhiệm tiếp tục chị trách nhiệm trong 5 năm. Rõ ràng trách
nhiệm của Hải quan là kiểm tra tờ khai, nếu tờ khai được khai đúng thì không có lý do
gì yêu cầu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tờ khai đó trong 5 năm.
Ngoài các khoản chi có chứng từ hợp lệ nói trên trong khâu làm thủ tục hải quan
cho hàng hóa nhập khẩu có rất nhiều các khoản phải chi thực tế nhưng không có chứng
từ hợp lệ, người nhập khẩu cũng phải gánh chịu toàn bộ mà hầu như không có khả
năng nhận lại từ chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, người nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn khi Hải quan yêu cầu
giám định đối với hàng hóa nhập khẩu mỗi khi họ cảm thấy "kết quả giám định không
phù hợp với thực tế hàng hóa ". Đây là điều không hợp lý vì kết quả giám định thông
thường không phải chỉ đơn thuần là những gì nhìn thấy mà đòi hỏi phải có hệ thống
máy móc tiêu chuẩn kiểm tra v.v.. Do vậy, Hải quan không thể đưa ra những lý do như
vậy để từ chối kết quả giám định và yêu cầu tiến hành giám định tràn lan gây thiệt hại
cho công ty.
Khoản phải thu khách hàng có dấu hiệu tăng nhanh.
Trong năm 2010-2011, khoản phải thu dài hạn của khách hàng tăng lên đến 15 tỷ
đồng. Bên cạnh đó phía tài sản ngắn hạn, doanh thu giảm khoản phải thu khách hàng
ban đầu có giảm nhưng lại tăng trở lại từ 33 tỷ đồng năm 2011 lên tới 38 tỷ đồng vào
năm 2012. Cho thấy việc quản lý các khoản phải thu của Công ty TNHH MTV xuất
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật chưa thực sự tốt cần được tăng cường quản lý
chặt chẽ hơn.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Mặc dù nguồn nhân lực của công ty có trình độ trên đại học cao học nhưng trước
những đòi hỏi riêng của lĩnh vực nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì còn phải nghiêm túc
đánh giá lại. Có hai vấn đề còn tồn tại trong đội ngũ cán bộ ở công ty.
47
Thứ nhất, không phải tất cả cán bộ kinh doanh ở công ty đều đáp ứng được yêu
cầu về ngoại ngữ, về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hiện đại, về pháp luật và
đặc biệt là về những tri thức khoa học công nghệ kỹ thuật.
Thứ hai, một bộ phân cán bộ vẫn chưa có tư duy kinh doanh trong cơ chế thị
trường, chưa thực sự năng động trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ động tạo công
việc, đặc biệt là lôi kéo khách hàng và khuyếch trương uy tín của công ty. Một số cán
bộ công nhân viên công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm công việc , coi đây là việc
của lãnh đạo công ty, phụ trách phòng chứ không phải việc của từng cán bộ công nhân
viên, coi việc công ty phải trả lương hàng tháng ở mức ổn định là trách nhiệm và nghĩa
vụ của công ty đối với cán bộ công nhân viên mà không thấy là công ty đã nhiều năm
nay hoạt động theo cơ chế thị trường nên chỉ có thể trang trải các khoản chi phí của
mình kể cả thu nhập cho cán bộ công nhân viên, chính lợi nhuận thu được từ hoạt động
sản xuất kinh doanh mà thôi.
Vốn
Đối với một số dự án tự doanh, vấn đề khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn cho
dự án bởi vì giá trị các công trình thiết bị toàn bộ thường tốn hơn nhiều so với nguồn
vốn mà công ty có thể đáp ứng. Vì thế, giải pháp vay vốn ngân hàng hoặc vay tín dụng
nước ngoài đang là hướng đi cho nhập khẩu tự doanh ở công ty. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều bất cập trong các chính sách đi vay cũng như cho vay của nhà nước.
Cụ thể là đối với vay ngân hàng trong nước hiện nay thì vốn các ngân hàng cho
vay với lãi suất quá cao, thời hạn cho vay ngắn, trong khi đó đặc điểm của mặt hàng
thiết bị toàn bộ là thời gian mua bán thiết bị toàn bộ thường dài đôi khi đến hàng năm
mới kết thúc. Hơn nữa, trong thời gian gần đây để tránh thất thoát tiền các ngân hàng
hiện đã thắt chặt các khoản vay của doanh nghiệp.
Mặt khác, việc thu hồi công nợ khó đòi của công ty diễn ra chậm cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới tình hình tài chính của công ty gây khó khăn trở ngại cho việc công ty
tiếp tục vay vốn ngân hàng để kinh doanh cho các đơn vị không có công nợ quá hạn
hoặc đối với những hợp đồng có lợi nhuận cao.
Vấn đề vướng mắc trong việc vay vốn nước ngoài để nhập khẩu công trình thiết
bị toàn bộ lại không nằm ở phía bên nước ngoài cho vay mà lại nằm chủ yếu ở chính
sách và cách thức quản lý nguồn vốn của phía Việt Nam.
Đối với các dự án sử dụng vốn của các khách hàng là các doanh nghiệp. nhà
nước, chủ đầu tư không phải là người sở hữu vốn mà vốn là của Nhà nước và họ chỉ là
người quản lý nguồn vốn đó. Vì vậy, nhiều khi giải ngân không đúng tiến độ trong khi
chủ đầu tư khó có thể tìm ra nguồn vốn bổ sung. Khi đó, Technoimport là người trực
tiếp đứng ra nhập khẩu thiết bị toàn bộ tất nhiên cũng bị ảnh hưởng đến tiến độ thanh
toán ngoại do việc thanh toán không đúng hạn của khách hàng trong nước. Điều này
Thang Long University Library
48
không chỉ làm Technoimport bị thất tín với đối tác nước ngoài mà còn dẫn đến sự
ngừng trệ của công trình và phát sinh hàng loạt các chi phí ngoài các tính toán ban đầu,
khiến cho tổng mức đầu tư tăng, thậm chí công trình đang thực hiện phải bỏ dở.
Có thể thấy rằng những vướng mắc đã đề cập ở trên dù là phía công ty hay là từ
phía Nhà nước đều gây rất nhiều khó khăn cho công tác nhập khẩu thiết bị toàn bộ của
công ty. Để tháo gỡ những vướng mắc này đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cố gắng của
công ty và sự thay đổi trong các chính sách của Nhà nước.
Sở dĩ còn một số tồn tại nêu trên, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Mặc dù hoạt động kinh doanh của Công ty đã có nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả còn chưa
tương xứng với các điều kiện, vị trí vai trò mà đơn vị đang có, tốc độ tăng trưởng còn có thể
cao hơn nữa khi kiên trì tiếp tục đổi mới.
- Những bất lợi trong tranh chấp hợp đồng, tổ chức đấu thầu.
- Khoản phải thu khách hàng tăng làm cho tăng chi phí quản lý khoản phải thu và giảm lợi
nhuận của công ty.
- Một số cơ chế chính sách của Ngành, của Nhà nước còn nhiều bất cập.
- Trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý từng bước được
nâng lên nhưng muốn có hiệu quả thực sự thì còn có khoảng cách khá xa mới đáp ứng được
các quy luật khắc nghiệt của thị trường.
- Công ty còn khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động. Do
Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật còn bị động trong kế
hoạch của mình; chưa có chiến lược để lôi kéo khách hàng, có khách hàng thì sẽ có
công ăn, việc làm, có thu nhập doanh nghiệp, có sự ổn định trong cải cách và phát
triển.
- Nguồn vốn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh, huy động được nguồn vốn có chi phí thấp sẽ giảm được chi phí lãi vay và
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở dựa vào lý luận của chương 1 về hiệu quả kinh doanh, khóa luận đi vào
đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật thông qua một số chỉ tiêu tài chính đã thực hiện được
những nội dung chủ yếu sau:
Qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, khái quát hoạt động kinh
doanh và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật thể hiện qua các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận,
tài sản, vốn,... khóa luận đã rút ra những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh về định
tính cũng như định lượng sát thực tế và những tồn tại hạn chế về hiệu quả kinh doanh
của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, tìm ra những
49
nguyên nhân của những hạn chế về khả năng nâng cao hiệu quả kinh danh của Công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trong thời gian từ 2010-2012.
Đây là cơ sở thực tiễn để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật ở chương
3 của khóa luận này.
Thang Long University Library
50
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
3.1 Xu hƣớng phát triển của ngành xuất nhập khẩu Việt Nam
Định hướng phát triển xuất khẩu
Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn đến 2020 cũng đề ra mục
tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các
loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ;
mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào
kinh tế khu vực và thế giới”.
Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung nêu trên, một số định hướng cụ thể phát
triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2020 là:
- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của
thị trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công
nghệ trung bình và công nghệ cao.
- Giai đoạn 2011-2015 tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về
điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thuỷ sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản
phẩm chế tác công nghệ trung bình Tuy nhiên cần chuẩn bị điều kiện để gia tăng tỷ
trọng xuất khẩu hàng chế biến.
- Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia
tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong
nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế
tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản,
thuỷ sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như
điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ
- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao
động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng
xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên.
- Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia
tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ
hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu
và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN
Khai thác các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh
51
Định hướng nhập khẩu
- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên
cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công
nghiệp phát triển.
- Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có
chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế
nhập khẩu.
- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp
phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ
khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch
động thực vật
- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng
sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa
thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.
3.2 Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm qua, công ty nhận định xu
thế cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn trong cơ chế thị trường, cơ chế quản lí của
nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn. Vì vậy, công ty cần tăng cường các mối quan hệ,
giữ vững khách hàng và thị trường truyền thống, thu hút khách hàng mới. Đặc biệt
cần chú trọng vào việc hoàn thiện một số bước trong quy trình nhập khẩu để tránh lãng
phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty đã đề ra phương hướng cho hoạt động
kinh doanh của mình trong những năm tới như sau:
+ Tiếp tục phát huy vai trò dẫn đầu trong hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ,
đặc biệt là nhập khẩu ủy thác. Cụ thể là hoàn thành tốt các nghĩa vụ với chủ đầu tư,
đảm bảo chất lượng công trình, đôn đốc trách nhiệm của người bán với việc bảo hành,
hỗ trợ cho người mua về mặt kỹ thuật, tư vấn cho khách hàng lựa chọn nhập khẩu
những dây chuyền thiết bị toàn bộ hiện đại để hàng hóa sản xuất ra có khả năng cạnh
tranh trên thị trường Quốc tế. Bên cạnh nhập khẩu ủy thác cần tiếp tục chú ý và khai
thác hình thức nhập khẩu tự doanh nhằm tạo thế chủ động và mang lại lợi nhuận cao,
tuy nhiên không nên đầu tư tràn lan gây lãng phí vốn và công nợ dây dưa mà phải xem
xét cẩn thận hiệu quả đầu tư.
+ Chú trọng nghiên cứu thị trường, quá trình hội nhập, gắn kết chặt chẽ hơn nữa
với sản xuất thông qua việc mỗi đơn vị tự đề xuất ít nhất 1 đề án tham gia sản xuất
hoặc đại lý tiêu thụ sản phẩm được sản xuất tại các công trình do đơn vị nhập khẩu để
công ty xem xét và quyết định triển khai
Thang Long University Library
52
+ Tăng cường liên doanh liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nhằm tạo sự ổn
định cho nguồn hàng, tiếp tục đa dạng hóa kinh doanh ngoài ngành hàng cơ bản là
máy móc thiết bị nhằm tạo sự ổn định thu nhập và hỗ trợ vốn cho nghiệp vụ nhập khẩu
chính. Ngoài ra, công ty cần triệt để tiết kiệm các chi phí trong kinh doanh, phấn đấu
đưa ra các định mức cụ thể hoặc trung bình đối với từng khâu để phấn đấu
+ Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh và mở rộng phạm vi của hoạt động tư vấn đầu
tư và thương mại, cố vấn cho các phòng kinh doanh tham gia vào quá trình đánh giá
hiệu quả đầu tư và thiết kế kỹ thuật của khách hàng. Tăng cường sự phối kết hợp giữa
các đơn vị trong công ty và các đơn vị ngoài công ty thực hiện kinh doanh sản xuất.
Phát triển kinh doanh nội địa và dịch vụ thương mại.
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Technoimport
được đánh giá là tốt, đem lại lợi nhuận và uy tín, tạo nền tảng quan trọng cho sự tồn tại
và phát triển của công ty. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều yếu tố gây khó khăn và ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty. Nguyên nhân
thì đã rõ và đó cũng là vấn đề đang được công ty nghiên cứu và tìm hướng giải quyết
sao cho vừa tuân thủ đúng pháp luật lại vừa giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả của
việc thực hiện qui trình nhập khẩu. Từ đó, hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh chung của công ty mới phát triển mạnh.
Qua nhận thức về mặt lí luận và qua thời gian nghiên cứu tình hình thực tiễn tại
công ty, tôi xin đưa ra một số giải pháp trong một số bước của qui trình nhập khẩu
thiết bị toàn bộ với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hoàn thiện
qui trình nhập khẩu thiết bị toàn bộ của công ty nói riêng.
3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu khách hàng để tăng doanh thu
Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm bạn hàng của Technoimport nói
chung và của từng bộ phận trong công ty nói riêng nên được tiến hành thường xuyên,
liên tục và mang tính hệ thống khoa học.
Technoimport nên chủ động phát hiện nhu cầu của khách hàng và tìm cách thoả
mãn những nhu cầu đó vì chỉ có thế Technoimport mới thu hút được khách hàng, mở
rộng kinh doanh và thu được lợi nhuận. Muốn thực hiện được điều đó thì bên cạnh
những nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, sự lãnh đạo kịp thời của ban
giám đốc thì công ty không ngừng hoàn thiện hoạt động marketing. Hoạt động
marketing cần phải được tổ chức thực hiện một cách quy củ và phải được xem là một
bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của toàn công ty cũng như của từng
đơn vị kinh doanh, do đặc điểm tổ chức của Technoimport, marketing cần được tổ
chức thành 2 cấp độ: cấp độ công ty và cấp độ đơn vị.
53
+ Cấp công ty chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình chung
của thị trường ở cả trong, ngoài nước và của từng khu vực trên thế giới. Kết hợp với
việc phân tích, đánh giá các báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường của các đơn vị kinh
doanh độc lập để lập nên chiến lược marketing chung cho toàn công ty, chỉ đạo các
đơn vị thực hiện chiến lược này.
+ Cấp đơn vị phải chịu trách nhiệm tổ chức, tiến hành các hoạt động marketing
trong lĩnh vực kinh doanh của đơn vị mình; báo cáo các kết quả nghiên cứu, đánh giá
về thị trường của đơn vị, bộ phận, marketing cấp công ty trên cơ sở chiến lược
marketing và chính sách marketing của toàn công ty các đơn vị sẽ cụ thể hoá thành
chiến lược marketing của đơn vị mình.
Hoạt động marketing: phải được thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, đó là:
nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, đáp ứng nhu cầu, gợi mở nhu cầu.
Từ đó gắn liền với việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và thiết lập các chính
sách, biện pháp để vượt lên trên họ. Sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc
nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh của nước ngoài thông qua mạng
Internet.
Ngoài ra Technoimport cần phát huy hơn nữa vai trò các văn phòng đại diện của
công ty tại nước ngoài trong việc thu thập và cung cấp những thông tin về thị trường,
bạn hàng, giá cả, nhu cầu... cho công ty để thông qua đó tiến hành các hoạt động
nghiệp vụ của mình. Cụ thể từng văn phòng đại diện của Technoimport bên cạnh việc
thu thập, nghiên cứu và cung cấp phải thực sự trở thành đơn vị tìm kiếm, thu hút khách
hàng cho công ty; đảm bảo quyền lợi của công ty tại nước sở tại, thay mặt công ty tiến
hành một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ của toàn bộ quá trình thực hiện nghiệp vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Quảng cáo:Nội dung của chiến lược quảng cáo có thể linh hoạt theo từng thời
điểm, nội dung chủ yếu của nó là: đẩy mạnh tiếp thị trực tiếp nhằm củng cố lực lượng
khách hàng quen thuộc và lôi kéo những khách hàng mới đến với công ty, cạnh tranh
với các đối thủ khác bằng cách giảm mức phí ủy thác nhập khẩu.khuyếch trương uy tín
của công ty thông qua các hình thức quảng cáo, tham gia các hội thảo, mở các hội nghị
khách hàng nhằm thu thập những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng để có sự điều
chỉnh lại hoạt động của công ty cho phù hợp. Tăng cường công tác quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách hàng.
3.3.2. Tổ chức đấu thầu một cách có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí bán hàng và
đem lại doanh thu
Từ những vướng mắc về quy trình tổ chức đấu thầu, kiến thức hiểu biết về công
nghệ, khả năng của nhà thầu v.v.. đến những vướng mắc trong quản lí hành chính, môi
trường pháp lí đã làm cho hiệu quả đấu thầu để chọn thiết bị toàn bộ nhập khẩu của
Thang Long University Library
54
Technoimport vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả
công tác đấu thầu là một nhiệm vụ tất yếu. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đấu thầu của công ty Technoimport.
Trong quá trình lập “điều kiện dự thầu” thì cần có sự cân nhắc, bên cạnh những
điều kiện nhất định phải đáp ứng thì trong từng trường hợp phải có sự thay đổi để phù
hợp với từng công trình và từng thời điểm. Điều này sẽ được quyết định từ phía các
đơn vị của công ty và nhất là trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại phải phát huy sở
trường và kinh nghiệm của mình, bên cạnh đó cán bộ công nhân viên của từng phòng
nghiệp vụ cũng có thể thực hiện, điều đó phụ thuộc vào qui mô giá trị của hợp đồng
hoặc sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Công ty nên xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu xét thầu chuẩn xác và phù hợp
như: chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu giá cả, chỉ tiêu điều kiện thương mại, chỉ tiêu uy tín của
nhà cung cấp. Trong chỉ tiêu điều kiện thương mại, ban xét thầu có thể chia thành các
chỉ tiêu nhỏ hơn để đánh giá bao gồm: điều kiện thanh toán (thời hạn thanh toán, cơ
chế thanh toán), các điều khoản tín dụng, các thu xếp tài chính v.v.. Việc xác định các
hệ số quan trọng cho từng chỉ tiêu tùy thuộc vào từng đối tượng và từng trường hợp cụ
thể.
Ngoài ra, để đánh giá các đơn thầu một cách chi tiết, công ty nên dùng hệ thống
thang điểm 200 thay vì 100 nhưng cũng không nên dùng thang điểm quá cao vì như
vậy có thể dẫn đến việc biểu hiện xét thầu như là một bài tập máy móc, quá tỉ mỉ và
không cần thiết.
Công ty phải xem xét kỹ càng các bộ hồ sơ dự thầu, trong đó có những đề xuất
của phía dự thầu về kỹ thuật và phương án tài chính đối với dự án nhập khẩu thiết bị
toàn bộ, sau đó cần thảo luận cụ thể với từng nhà thầu để thống nhất về yêu cầu và tiêu
chuẩn kỹ thuật.
Sau khi đánh giá và xem xét kỹ về nhà thầu cũng như những đề xuất từ phía nhà
thầu, lúc này công ty mới nên lựa chọn nhà thầu nào cho phù hợp với mình nhất, điều
này cũng là để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc đàm phán sau này. Nếu nhập khẩu
thiết bị toàn bộ cho các ngành đòi hỏi công nghệ cao như dầu khí, xây dựng, thông tin,
viễn thông, điện tử v.v.. thì công ty nên lựa chọn các đối tác ở những nước có nền kỹ
thuật công nghệ đã phát triển như Nhật, Pháp, Đức, Italia, Mỹ. Còn đối với các ngành
công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ thì nên lựa chọn các đối tác ở những nước có
trình độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến như các nước NICs.
Đối với bản thân công ty, Technoimport có những chính sách để khuyến khích cán
bộ công nhân viên của tổ xét thầu như sau mỗi lần hoàn thành công việc, công ty đều
có trích thưởng dành cho đội ngũ này, thường là 12% lãi ròng (lợi nhuận sau thuế ).
Ngoài ra, để giải quyết tình trạng thiếu những cán bộ xét thầu kỹ thuật thực sự có
55
chuyên môn, nhất là với các công trình lớn Technoimport cần tăng cường bổ xung về
số lượng và chất lượng các cán bộ xét thầu kỹ thuật bằng các biện pháp như bổ túc
kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ bằng cách cử họ đi học các lớp ngắn hạn, chuyên tu về
nghiệp vụ đấu thầu ( chú trọng về xét thầu kỹ thuật), cập nhật các thông tin về thương
mại, công nghệ kỹ thuật của thiết bị toàn bộ cũng như các hãng cung cấp đã và sẽ xuất
hiện trên thị trường; tuyển dụng có định kỳ cán bộ mới để bổ xung cho đội ngũ cán bộ
hiện thời và thay thế các cán bộ nghỉ hưu; bổ túc trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ
nghiệp vụ có khả năng về ngoại ngữ
3.3.3. Tăng cường quản lý khoản phải thu khách hàng
Qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty, nhận thấy khoản mục phải
thu khách hàng có vị trí rất quan trọng trong việc tăng daonh thu bán hàng và đặc biệt
là tăng lợi nhuận. Phải thu khách hàng thể hiện phần doanh thu bán hàng trả chậm mầ
chưa thu tiền. Theo thời gian khi người mua thanh toán tiền, doanh nghiệp sẽ nhận
được số tiền cho hàng bán trước đây. Nếu khách hàng không tiến hành thanh toán nợ,
doanh nghiệp phải gánh chịu tổn thất nợ xấu. Tuy nhiên, nếu như không thực hiện tín
dụng thương mại, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh doanh. Vẫn biết để ký được hợp đồng thì công ty cũng phải chấp nhận việc chậm
trả tiền của khách hàng, tuy nhiên công ty cũng cần quy định rõ những biện pháp sẽ áp
dụng khi khách hàng vi phạm kỷ luật thanh toán để đảm bảo được việc cho khách hàng
chiếm dụng vốn sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Phân tích tín dụng đối với khách hàng
Phương pháp này đòi hỏi công ty phải có thông tin chính xác và minh bạch về
khách hàng. Dựa vào những báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp
có thể xác định mức độ ổn định, tự chủ về tài chính và khả năng chi trả của khách
hàng. Ngoài ra công ty nên xem xét các báo cáo tài chính khách từ công ty chứng
khoán hay tổng cục thuế để có cái nhìn chính xác nhất về khách hàng. Nếu thấy khách
hàng có khả thi thì cấp tín dụng.
Ngoài ra công ty cần chú trọng hơn khoản mục phải thu khách hàng, khoản mục
này 2012 đã tăng từ 33 tỷ lên 38 tỷ đồng. Nhưng đây hầu như là những khoản vay
mang tính chất cá nhân và những khoản vay này có tính lãi suất nhưng lãi suất rất nhỏ
vì những đối tượng này chủ yếu là những khách hàng thân quen có quan hệ mật thiết
với công ty. Vì vậy công ty cần có những quy định rõ về thời hạn vay trước khi cho
vay và những biện pháp sẽ áp dụng nếu trả tiền quá chậm. Đồng thời công ty cũng nên
giảm những khoản vay này vì nó chứa đựng nhiều rủi ro và làm mất khả năng thanh
toán.
Bên cạnh đó, đối với những khoản phải thu mà công ty nhận thấy khó có thể thu
hồi được, hoặc quá thời hạn thu hồi mà không thu hòi được, công ty có thể áp dụng
Thang Long University Library
56
biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Như vậy sẽ giảm rủi
ro không thu hồi được vốn bị chiếm dụng.
Phân tích năng lực thanh toán của khách hàng
Thông tin cần thiết để tiến hành phân tích tín dụng chính xác là xác định được vị
thế và khả năng thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu phục
vụ việc phân tích tín dụng cảu doanh nghiệp chính là báo cáo tài chính do khách hàng
cung cấp. Những nguồn thông tin này có độ chính xác và đáng tin cậy tương đối thấp
nên doanh nghiệp thường lấy thêm thông tin có độ tin cậy cao hơn từ ngân hàng, hoặc
từ các tổ chức thương mại để đảm bảo các quyết định đưa ra phù hợp với từng đối
tượng. Bên cạnh đó kinh nghiệm của bản thân doanh nghiệp, cụ thể hơn là kinh
nghiệm của nhân viên thẩm định cũng giúp ích cho việc đánh giá. Khi thu thập những
thông tin cần thiết, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên
việc phân loại khách hàng tiềm năng vào các nhóm rủi ro. Với phương thức này khách
hàng được chia thành các nhóm rủi ro sau:
Bảng 3.1. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
ĐVT: %
Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu
hồi đƣợc ƣớc tính
Tỷ lệ khách hàng thuộc
nhóm này
1 0 – 1 35
2 1 – 2,5 30
3 2,5 – 4 20
4 4 – 6 10
5 >6 5
Theo bảng trên, mức độ rủi ro tăng dần từ trên xuống dưới, hay tỷ trọng doanh
nghiệp muốn duy trì có xu hướng giảm dần. Cụ thể như sau:
- Đối với khách hàng thuộc nhóm 1 do mức độ rủi ro thấp nên doanh nghiệp có thể tự
động mở rộng tín dụng và vị thế cảu nhóm có thể xem xét lại mỗi năm 1 lần.
- Đối với những khách hàng thuộc nhóm 2, mức độ rủi ro tăng hơn so với nhóm 1,
doanh nghiệp chỉ cấp tín dụng trong một mức độ nhất định và có thêm điều kiện cụ thể
đi kèm. Những khách hàng thuộc nhóm này được đánh giá xem xét lại khoảng 1 năm 2
lần để mức độ an toàn của việc cấp tín dụng được đảm bảo.
- Đối với những khách hàng thuộc nhóm phía dưới có mức kiểm soát gắt gao hơn, kết
hợp với chính sách tín dụng áp dụng chặt chẽ hơn.
- Đối với nhóm 5, khách hàng thuộc nhóm này phải gánh chịu chính sách tín dụng chặt
chẽ nhất, nhiều khi phải chấp nhận việc mua bán trả tiền ngay do mức rủi ro khách
hàng này đem lại tương đối cao, gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
57
Tuy nhiên việc xác định khách hàng thuộc nhóm rủi ro nào không phải là việc
đơn giản. Dưới đây là một phương pháp xác định rủi ro cho từng khách hàng qua công
thức tính điểm tín dụng.
Điểm tín dụng = 4*A + 11*B +1*C
Trong đó:
A: khả năng thanh toán lãi của khách hàng
B: khả năng thanh toán nhanh
C: số năm hoạt động
Sau đó, từng khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm rủi ro khác nhau dựa trên kết
quả thu được theo bảng sau:
Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2
Số năm hoạt động 1 32 – 39 3
24 – 31 4
<24 5
Hiện tại công ty chỉ dựa trên một số ý kiến chủ quan của nhân viên phụ trách, chứ
chưa áp dụng mô hình phân tích xếp loại cụ thể nào để phân tích khả năng thanh khoản
của khách hàng. Vì vậy đây là một trong những giải pháp giúp công ty lường trước
được những rủi ro mà khách hàng có thể đem lại.
Ví dụ dưới đây ta sẽ xem xét việc xin cấp tín dụng của công ty Marubeni
international. Bước đâu tiên ta dựa vào những thông tin mà phía khách hàng cung cấp,
và những thông tin thu nhập được để tiến hành phân tích năng lực. Ở đây khách hàng
là công ty Marubeni international và số liệu tính toán dựa trên Báo cáo tài chính năm
2012 đã được kiểm toán do phía khách hàng cung cấp. Trường hợp cụ thể của công ty
Marubeni international như sau:
Thang Long University Library
58
Bảng 3.3 Bảng tính điểm tín dụng của công ty Marubeni international
Chỉ tiêu Trọng số Số liệu Đơn vị tính
Năm 2012 2011 2010
TSNH 399.724 26.755 247.322 Nghìn đồng
Hàng tồn kho 70.500 59.784 50.767 Nghìn đồng
Nợ ngắn hạn 291.032 20.508 203.986 Nghìn đồng
Chi phí lãi vay 29.332 13.405 4.504 Nghìn đồng
EBIT 43.025 27.656 27.356 Nghìn đồng
Khả năng trả lãi 4 1,47 2,06 5,8 Lần
Khả năng thanh
toán nhanh
11 0,93 0,95 0,96 Lần
Số năm hoạt động 1 37
Điểm tín dụng 53,11
(Nguồn: Thông tin khách hàng cung cấp và tính toán của tác giả)
Theo như kết quả trên bảng 3.3, công ty Marubeni international sẽ được xếp vào
nhóm 1, nhóm có mức độ rủi ro thấp nhất, tỷ lệ doanh thu không có khả năng thu hồi
chỉ từ 0-1%. Với những khách hàng thuộc nhóm này, công ty có thể tự động mở rộng
tín dụng và vị thế của nhóm có thể xem xét lại mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, dựa trên kết
quả tính các chỉ tiêu, ta thấy rằng, có được kết quả cao như vậy phần nhiều là do số
năm hoạt động lên đến 37 năm, đã chiếm hơn 50% kết quả tính được. Còn với 2 chỉ
tiêu còn lại, phản ánh thực tế tài chính của công ty Marubeni international, thì kết quả
đem lại chưa thực sự cao. Sau đây, ta sẽ đi xét 2 chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và
khả năng trả lãi trong khoảng thời gian 2010-2012 để thấy rõ hơn.
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Marubeni international
Chỉ tiêu 2012 2011 2010 ĐVT
Khả năng trả lãi 1,47 2,06 5,8 Lần
Khả năng thanh
toán nhanh
0,93 0,95 0,96 Lần
(Nguồn: Thông tin khách hàng cung cấp)
Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty Marubeni international đều ở mức nhỏ
hơn 1, đây là kết quả không tốt. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nợ để tài trợ cho
tài sản, với sự gia tăng nợ phải trả từ 522 triệu lên 630 triệu tương đương 21%. Chính
vì vậy chỉ tiêu này có sự suy giảm mạnh trong 3 năm từ 0,96 lần năm 2010 đến năm
2012 chỉ còn 0,93 lần.
Đối với chỉ tiêu khả năng trả lãi của công ty Marubeni international, ta thấy sự sụt
giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2012. Nếu như tổng nợ vay trong giai đoạn tăng từ
59
203 triệu lên 291 triệu, tương đương 43% thì chi phí lãi vay tăng từ 4 triệu lên 29 triệu
tương đương 625%. Điều này cho thấy phần nợ vay mà công ty sử dụng trong giai
đoạn này có chi phí tương đối cao. Do vậy, khả năng trả lãi cảu công ty năm 2012 đã
giảm 4,33 lần so với năm 2010.
Việc tính toán 2 chỉ tiêu trên, cũng là 2 nhân tố có hệ số lớn trong công thức tính
điểm tín dụng, tuy công ty có điểm tín dụng cao nhưng thực chất tình hình tài chính
của công ty không được khả quan nhất là năm 2012. Vì vậy thay vì xếp công ty
Marubeni international vào nhóm 1, công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn
bộ và kỹ thuật có thể xếp công ty vào nhóm 2, nhằm có biện pháp quản lý, kiểm soát
khoản phải thu chặt chẽ hơn, hạn chế những rủi ro mà công ty có thể gặp phải.
Có 2 cách để quản lý các khoản phải thu như sau: quản lý thời gian thu tiền bình
quân (ACP), xây dựng mẫu hình phải thu. Mẫu hình phải thu là tỷ lệ % doanh thu trả
chậm chưa được thanh toán trong tháng ghi nhận doanh thu và các tháng tiếp theo.
Tách riêng doanh thu bán hàng trả chậm và tiền nhận được từ doanh thu bán hàng trả
chậm. Từ đó giảm được các khoản phải thu ta sẽ có được chênh lệch lãi suất từ nguồn
này để đầu tư chứng khoán khả thị sinh lời đem lại nguồn thu nhập khác cho doanh
nghiệp.
3.3.4. Để công tác hải quan có thể được thực hiện tốt
Công ty nên chọn những cán bộ am hiểu các văn bản pháp lý về thuế, các văn bản
của tổng cục hải quan đi làm công tác này, đồng thời phải yêu cầu cán bộ chịu trách
nhiệm về sự chính xác của tờ khai hải quan. Hiện nay, ở mỗi phòng nghiệp vụ của
công ty đều có một cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm riêng về việc làm thủ tục hải
quan.
Ngoài ra, do thiết bị toàn bộ là mặt hàng siêu trường, siêu trọng, Technoimport
nên tiến hành khai báo hải quan trước khi tàu chở hàng đến. Việc khai báo hải quan
phải được tiến hành thật chính xác. Yêu cầu hải quan kiểm hoá tại chân công trình.
Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm tra hàng hóa và tính thuế cán bộ kinh doanh cần sao
một tờ khai hải quan cho phòng kế hoạch tài chính giữ để phòng kế hoạch tài phối hợp
và theo dõi kịp thời việc nộp thuế và thanh toán các khoản với Hải quan.
3.3.5 Nâng cao năng lực quản lý thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ
Chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý cán bộ là những
người trực tiếp đưa ra những quyết định sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định
này.
Là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực quản lý thông qua công tác bồi
dưỡng cán bộ là một vấn đề mà dường như mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm.
Thật vậy, đây là vấn đề rất thực tế và nổi cộm tại công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu
Thang Long University Library
60
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Do đặc thù hoạt
động sản xuât của công ty do đó việc thu hút nguồn nhân viên tài chính kế toán có
trình độ đến làm việc tại các xí nghiệp là rất khó khăn, điều này có ảnh hưởng đáng kể
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Vậy vấn đề ở đây là công ty làm thế nào để nâng cao năng lực của cán bộ quản lý
của công ty. Có hai cách để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Một là,
công ty đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời gian
công tác) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm công
tác quản lý kinh doanh; hai là, từ đội ngũ cán bộ hiện tại (ưu thế là có kinh nghiệm làm
việc lâu năm trong nghề). Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực
làm việc (bồi dưỡng thông qua ở các đợt học tập trung, hay bằng cách cử những cán
bộ giỏi chuyên môn đến làm việc tại xí nghiệp trong một thời gian nhằm hướng dẫn
thông qua quá trình làm việc.
3.3.6 Tăng cường huy động vốn
Để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cũng như
khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất
lớn. Do đó, để có thể huy động được vốn với chi phí thấp nhất, trước hết Công ty cần phải
đa dạng hoá phương thức huy động vốn, cụ thể:
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với
chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn
khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo
hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng
- Tiếp tục thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên
doanh với các đối tác trong và ngoài nước.
- Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức tài trợ rẻ,
tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thương mại cung cấp cho Công ty
cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Trong
điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng
thương mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài trợ không nhỏ. Sử dụng các điều
khoản bán hàng trả chậm ta tính được chi phí nguồn tín dụng thương mại. Ví dụ: điều
khoản 2/10 net 30 có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng
người mua có thể được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày.
Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện tính thanh
khoản của người bán và làm bớt phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi.
- Sử dụng nguồn tín dụng nội bộ từ các thành viên trong công ty.
Ví dụ: Công ty thực hiện huy động các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của cá
nhân vừa giảm chi phí lãi vay cho công ty vừa tăng lợi nhuận cho mỗi cá nhân. Hiện
61
nay, lãi suất cho vay của ngân hàng Eximbank với công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là 11,5%/ năm trong năm 2013. Trong khi đó nếu
khách hàng là cá nhân gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Eximbank sẽ được nhận mức lãi là
8%/ năm. Trong tình hình này công ty có thể đưa ra mức lãi suất 9%/ năm cho cá nhân
nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lại có thể làm giảm chi phí lãi vay. Như vậy doanh
nghiệp giảm được 2,5% lãi suất hay giảm 2,5% chi phí lãi vay. Bên cạnh đó các cá
nhân cũng tăng được lợi nhuận từ việc tăng 1% lãi suất cho vay. Đây là một trong
những phương án khả thi mà công ty có thể áp dụng được.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV xuất
nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật trên đã tìm ra những hạn chế và đưa ra
được nhưng giải pháp để nâng cao hiệu quả sử hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong giai đoạn tới công ty muốn đạt được mục tiêu và chiến lược phát triển của
mình cần phát huy những điểm mạnh của mình và kết hợp những giải pháp trên
sao cho hiệu quả nhất.
Thang Long University Library
62
KẾT LUẬN
Qua 54 năm lao động và sáng tạo, công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật đã khẳng định được vị trí, uy tín và tầm vóc của mình trong hoạt động xuất nhập
khẩu góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Những thành quả từ hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ của Technoimport thực
sự là thành công của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty và một
lần nữa cho ta thấy thế mạnh của Technoimport ở thị trường trong nước cũng như
ngoài nước.
Tuy nhiên cũng giống như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung ở Việt
Nam, Technoimport vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong việc thực
hiện qui trình nhập khẩu.
Muốn khắc phục được những tồn tại, vướng mắc này, công ty cần phải nghiên
cứu, xem xét lại chặng đường đã qua, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân và những
thành tựu đã đạt được, kết hợp với việc đúc rút kinh nghiệm để rút ra giải pháp hữu
hiệu nhất. Công ty cần chú trọng đến yếu tố " con người " vì đây chính là yếu tố quyết
định thành công hay thất bại trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Với mong muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn qui trình nhập khẩu
thiết bị toàn bộ tại Technoimport, em đã viết bài khóa luận này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Vũ lệ Hằng và tập thể cán bộ
công nhân viên trong công ty đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng xuất nhập khẩu 5
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội ngày 26 tháng 10 năm 2012
Sinh viên
Phạm Bích Hương
63
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp giai đoạn 2010 – 2012 của công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp giai đoạn 2010-2012 của công ty
TNHH MTV Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.
Thang Long University Library
64
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP GIAI ĐOẠN 2010-2012
CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Số tiền
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản 150.528.313.773 142.440.252.757 104.693.921.751
A. Tài sản ngắn hạn 142.820.322.544 119.791.262.549 97.823.942.098
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
17.464.149.590 16.595.322.087 4.842.781.592
1. Tiền 16.264.149.590 16.595.322.087 4.842.781.592
2. Các khoản tương
đương tiền
1.200.000.000 - -
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn
109.006.651.532 83.819.141.063 89.247.458.478
1. Phải thu khách hàng 61.260.657.255 33.674.982.521 38.870.139.906
2. Trả trước cho người
bán
34.523.966.676 32.590.025.397 31.764.191.842
3. Các khoản phải thu
khác
14.411.321.843 18.743.427.387 19.802.420.972
4. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
(1.189.294.242) (1.189.294.242) (1.189.294.242)
III. Hàng tồn kho 10.056.377.586 13.938.593.105 2.012.994.229
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
6.293.143.836 5.438.206.294 1.720.707.799
1. Chi phí trả trước
ngắn hạn
150.260.759 3.270.000 20.040.000
2. Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
3.719.085.736 4.079.376.757 1.239.479.565
3. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà nước
288.021.926 334.889.939 133.303.857
4. Tài sản ngắn hạn khác 2.135.775.415 1.020.669.598 327.884.377
B. Tài sản dài hạn 7.707.991.229 22.648.990.208 6.869.979.653
I. Các khoản phải thu
dài hạn
- 15.372.057.336 -
1. Phải thu dài hạn của - 15.372.057.336 -
65
khách hàng
II. Tài sản cố định 3.467.611.987 3.377.842.749 3.273.586.529
1. Tài sản cố định hữu
hình
1.327.450.507 1.237.681.269 1.133.425.049
Nguyên giá 5.895.874.073 5.871.871.713 4.508.422.059
Giá trị hao mòn lũy kế (4.568.423.566) (4.634.190.444) (3.374.997.010)
2. Tài sản cố định vô
hình
2.140.161.480 2.140.161.480 2.140.161.480
Nguyên giá 2.140.161.480 2.140.161.480 2.140.161.480
III. Các khoản đầu tƣ
tài chính dài hạn
4.071.070.000 3.771.070.000 3.501.150.000
1. Đầu tư dài hạn khác 4.071.070.000 3.771.070.000 3.501.150.000
IV. Tài sản dài hạn
khác
169.309.242 128.020.123 95.243.124
1 .Chi phí trả trước dài
hạn
169.309.242 128.020.123 95.243.124
Tổng Nguồn vốn 150.528.313.773 142.440.252.757 104.693.921.751
A. Nợ phải trả 116.044.334.301 113.287.052.926 78.074.423.969
I. Nợ ngắn hạn 115.960.126.651 113.211.952.451 76.097.136.518
1. Vay và nợ ngắn hạn 24.701.750.690 30.943.824.746 13.402.325.439
2. Phải trả người bán 34.268.199.177 24.546.404.600 14.413.386.151
3. Người mua trả tiền
trước
37.286.182.460 27.272.028.320 25.283.340.216
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
692.180.775 - -
5. Phải trả người lao
động
6.041.909.043 6.090.676.987 5.970.497.374
6. Chi phí phải trả 386.946.400 728.025.136 3.400.191.398
7. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
12.351.486.821 23.486.955.335 13.510.358.612
8. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
231.471.285 144.037.327 117.037.328
II.Nợ dài hạn 84.207.650 75.100.475 1.977.287.451
1.Vay và nợ dài hạn - - 1.977.287.451
2.Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
84.207.650 75.100.475 -
Thang Long University Library
66
B.Nguồn vốn chủ sở
hữu
34.483.979.472 29.153.199.831 26.619.497.728
I.Vốn chủ sở hữu 34.483.979.472 29.153.199.831 26.619.497.728
1.Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
32.827.756.632 32.827.756.632 32.827.756.632
2.Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
423.816.478 (2.175.520.381) -
3.Quỹ đầu tư phát triển 602.141.349 602.141.349 602.141.349
4.Quỹ dự phòng tài chính 170.771.875 170.771.875 170.771.875
5. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
226.229.549 (2.505.213.233) (7.214.435.663)
6. Nguồn đầu tư XDCB 233.263.589 233.263.589 233.263.589
(Nguồn báo cáo tài chính năm 2010-2012)
67
PHỤ LỤC 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP
GIAI ĐOẠN 2010-2012 CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU
THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
240.815.388.337 102.272.246.192 30.409.765.962
2. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
240.815.388.337 102.272.246.192 30.409.765.962
3. Giá vốn hàng bán 230.226.523.659 95.105.313.627 24.915.707.652
4. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
10.588.864.678 7.166.932.565 5.494.058.310
5. Doanh thu hoạt
động tài chính
3.397.760.024 2.024.193.488 3.132.607.828
6. Chi phí tài chính 5.313.401.285 2.402.532.969 3.503.416.706
Chi phí lãi vay 3.911.278.608 2.355.319.379 715.716.206
7. Chi phí bán hàng 4.034.725.214 3.272.372.885 845.432.433
8. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
6.769.629.985 7.169.386.472 9.176.115.183
9. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
(2.131.131.782) (3.653.166.273) (4.898.298.184)
10. Thu nhập khác 2.681.246.393 947.240.830 656.292.511
11. Chi phí khác 248.475.212 25.517.339 75.994.008
12. Lợi nhuận khác 2.432.771.181 921.723.491 580.298.503
13. Tổng lợi nhuận
kế toán trƣớc thuế
301.639.399 (2.731.442.782) (4.317.999.681)
14. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
75.409.850 - -
15. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
226.229.549 (2.731.442.782) (4.317.999.681)
(Nguồn : Báo cáo tài chính 2010-2012)
Thang Long University Library
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cophieu68.com
2. Một số khóa luận tốt nghiệp các năm trước của trường Đại học Thăng Long.
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô
Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiên đại. PGS.TS Trần Ngọc Thơ. NXB
Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a17479_487.pdf