Khóa luận Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Đức

Tóm lại để hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình một lối đi sao cho phù hợp với năng lực của công ty như vốn, nguồn nhân lực , trình độ khoa học kỹ thuật từ đó đưa công ty lên một vị trí vững chắc của thị trường. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay thì việc làm này không phải là dễ dàng do đó mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định cuối cùng. Công ty phải luôn luôn nâng cao hiệu quả kinh doanh để mang lại doanh thu , lợi nhuận cho mình và đó cũng là mục đích của kinh doanh. Riêng với công ty TNHH Hùng Đức, những gì mà công ty đã làm được trong thời gian qua chưa hẳn đã làm cho doanh nghiệp phát triển thực sự lớn mạnh, có nhiều vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp cần phải sửa đổi trong thời gian tới.

pdf57 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 không bằng năm 2011, tuy nhiên trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều thì mức tăng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2012 là một sự nỗ lực không hề nhỏ. Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu hàng năm thì giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng theo. Nguyên nhân cho sự biến đổi này là do giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng, đi đôi với chất lượng của bìa Kraft. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mới nhập tài sản cố định với nguyên giá lớn đòi hỏi khấu hao cao hơn, lương của công nhân viên ngày càng tăng qua các năm do lương cơ bản của nhà nước tăng lên. Năm 2010 nếu như giá vốn hàng bán của công ty là 4483,35 triệu đồng thì đến năm 2011 giá vốn của công ty là 12695,05 triệu đồng, tăng 227,24% so với năm 2010. Năm 2012 giá vốn hàng bán của công ty tăng 37,97% so với năm 2011. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty rất cao gần như tiêu tốn hết lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Công ty trong những năm đầu phát triển đã hao phí không nhỏ phần chi phí này cho việc mua sắm những thiết bị văn phòng và trả lương cho phòng kinh doanh của doanh nghiệp. Với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp trong những năm đầu khởi nghiệp phòng kinh doanh đã phải làm việc với khách hàng, thấu hiểu được mong muốn về sản phẩm và thiết kế bao bì sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khác hàng, về chủng loại, kích cỡ cũng như mẫu in cho phù hợp với chất lượng sản phẩm của từng doanh nghiệp đầu ra hợp tác với doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp gớp phần không nhỏ vào doanh thu đạt được qua các năm của doanh nghiệp nhưng đây cũng là điểm yếu cần phải khắc phục khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định trong những năm tới. Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, so với năm 2010 tăng 132,77% trong khi lợi nhuận gộp của doanh nghiệp không tăng tỷ lệ với mức tăng này nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Năm 2012 nắm bắt được chi phí quản lý đang quá lớn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp nên giám đốc đã chỉ thị Thang Long University Library 24 giảm bớt chi phí này xuống, tuy nhiên mức chi phí này vẫn còn cao đối với một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài. Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 18,88% xuống còn 854,22 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp không nhiều, chủ yếu là do các khoản tiền lưu động khi chưa quay vòng vốn gửi ngân hàng hoặc cho vay ngoài nên có lãi. Khoản lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp rất thấp nguyên nhân chủ yếu do chi phí quản lý quá lớn và do khấu hao trong sản xuất ngày một cao nhưng giá của sản phẩm trong những năm đầu thành lập công ty gần như không tăng. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế giảm 23,11% do bị trừ nhiều lợi nhuận do chi phí quản lý tăng mạnh. Năm 2012 với tình hình kinh doanh khả quan hơn, công ty đã tăng được lợi nhuận trước thuế lên 86,81% với lợi nhuận trước thuế là 41,25 triệu đồng. Tuy con số này chưa cao so với quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhưng đó cũng là sự tiến bộ của doanh nghiệp trong năm 2012. Trong bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của hai năm 2011 và năm 2012 đều không thấy hiển thị số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2011. Đó là lỗi do kế toán của công ty chưa liệt kê vào trong bảng báo cáo do sự điều chỉnh nhân lực. Tuy nhiên, trên thực tế công ty đã đóng thuế đầy đủ, và trong bảng trên em đã sửa lại số liệu sao cho phù hợp với sự điều chỉnh này. Thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012 cũng có sự không dung về con số thuế thu nhập doanh nghiệp đó là do doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên được giảm một phần thuế. Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi được tính toán lại đã được sửa đổi cho đúng con số khi trừ đi số thuế chính xác. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty rất thấp chỉ có 16,56 triệu đồng, giảm 23,91% so với năm 2010. Năm 2012 với tình hình khả quan hơn, công ty đã tăng lợi nhuận sau thuế lên 105,49% do giảm được một phần chi phí quản lý kinh doanh và tiết kiệm được một khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên với con số 34,03 triệu đồng tiền doanh thu cho một năm thì đây chưa phải là con số để nói công ty hoạt động có hiệu quả. 2.2.2 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu mà công ty xem là động lực để phát triển, doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiên sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Theo kết quả hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp ta mới chỉ biết doanh nghiệp có phát triển theo chiều rộng hay không, nhưng để biết được sự phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu của doanh nghiệp ta xem xét các chỉ tiêu tổng hợp sau: 25 Bảng2.2: Đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Doanh thu trên đồng chi phí 1,0112 1,0012 1,0016 (0,98%) 0,03% ROE 0,0041 0,0031 0,0058 (24,14) 85,92 Lợi nhuận trên chi phí trong kỳ 0,0049 0,0012 0,0018 (75,30) 49,39 Doanh lợi theo vốn kinh doanh 0,0022 0,0011 0,0016 (50,24) 41,19 ROS 0,0049 0,0012 0,0018 (75,23) 49,34 ROA 0,0022 0,0013 0,0018 (39,83) 38,42 (Nguồn: Phòng kinh doanh) -Doanh thu trên đồng chi phí của công ty khá thấp. Năm 2010 cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu về 1,0112 đồng doanh thu. Trong năm 2011 khi kinh tế suy thoái do cuộc khủng hoảng tài chính nên giá giấy Kraft đầu vào tăng lên kéo theo chi phí tăng nhưng để giữ chân khách hàng nên doanh nghiệp buộc phải bán sản phẩm với giá cũ làm cho doanh thu trên đồng chi phí giảm xuống, cụ thể giảm 0,98% so với năm 2010. Năm 2012 với sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Doanh thu của công ty đã tăng lên cùng với sự giảm nhẹ về chi phí ghim dập bìa Carton làm cho doanh thu trên đồng chi phí đã tăng lên 0,03%. - Chỉ tiêu ROE cho biết mức độ sinh lời trên vốn chử sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm trước khi quyết định đầu tư vào kinh doanh. Tuy nhiên, công ty TNHH Hùng Đức là là một công ty gia đình với sự tham gia của các thành viên trong phòng kinh doanh là thành viên gia đình, vì vậy chi phí quản lý kinh doanh của công ty khá lớn một phần do trả lương cho phòng quản lý, với mức lợi nhuận sau thuế không cao kéo theo đó ROE thấp của công ty gần như không hấp dẫn bất cứ nhà đầy tư nào và lợi nhuận sau thuế này được để lại vào quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để hợp lý các khoản chi trả cho các kỳ sau. Năm 2011 ROE của doanh nghiệp giảm 24,14%. Năm 2012 hoạt động kinh doanh của công ty có khởi sắc nên ROE cũng cao hơn 85,92% tuy mức tăng này lớn nhưng hệ số ROE vẫn còn rất thấp chỉ là 0,0058. Với một đồng vốn chủ sở hữu việc kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mang lại 0,0058 đồng lợi nhuận sau thuế. -Lợi nhuận trên chi phí trong kỳ của công ty rất thấp. Nguyên nhân chính do lợi nhuận đã thấp mà chi phí ngày càng tăng qua các năm hoạt động sản xuất. Năm 2011 với mỗi đồng doanh thu thuần thu về thì doanh nghiệp thu được 0,0012 đồng lợi nhuận giảm 75,23% so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận trên chi phí của công ty tăng Thang Long University Library 26 49,34% mức tăng này tuy cao nhưng với mỗi đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp mang về chỉ mang lại 0,0016 đồng lợi nhuận quá thấp so với mức lợi nhuận cần đạt được để công ty hoạt động có hiệu quả. -ROS là hệ số đánh giá mức lợi nhuận thu được so với doanh thu hoạt động trong kỳ. Qua các năm doanh thu của công ty ngày càng tăng, tuy vậy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại không tăng tỷ lệ thuận với doanh thu, chính vị vậy mà chỉ số này rất thấp thậm trí giảm 75,23% trong năm 2011 và năm 2012 với sự giúp đỡ từ phía nhà nước và sự cố gắng của doanh nghiệp mà ROS tăng 49,34%. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại nhiều trong hoạt động sản xuất để có được kết quả tốt hơn trong những năm sắp tới. -Cuối cùng phải nhắc tới trong những chỉ tiêu tổng hợp này là ROA, chỉ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Với mức tài sản ngày càng tăng của doanh nghiệp do mở rộng sản xuất kinh doanh nên tổng tài sản của công ty qua các năm không ngừng tăng lên. ROA của công ty năm 2010 là 0,0022 tức là 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,0022 đồng lợi nhuận. Mức khả năng sinh lời của tài sản như vậy là rất thấp. Năm 2011 ROA giảm 39,83% đến năm 2012 gần như doanh nghiệp được phục hồi phần nào mới mức tăng 38,42%. Nhận xét: Khi xem xét những chỉ tiêu tổng hợp trên có thể nói doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong những năm này. Lợi nhuận hoạt động quá thấp của doanh nghiệp khiến cho những trị số đánh giá quá thấp so với quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Từ góc độ của nhà đầu tư có thể thấy doanh nghiệp hoạt động còn chưa có hiệu quả, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong quá trính sản xuất cũng như bán hàng. Với những chỉ số sinh lời rất thấp như vậy không một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào doanh nghiệp này. Từ góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, nếu như muốn doanh nghiệp hoạt động lâu dài với sự quản lý của gia đình thì doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển trong khoản thời gian ngắn, nhưng về lâu dài muốn mở rộng sản xuất và phát triển lâu bền công ty cần thoát ra khỏi hình thức kinh doanh gia đình, lợi nhuận đạt được phải đạt được nhiều hơn, cần phải giảm bớt những chi phí không đáng có trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược giá cả thấp nhằm thu hút sự thị hiếu của khách hàng trong thời gian đầu thành lập. Tuy nhiên đây chưa phải là cách tốt nhất nếu như doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần có sự điều chỉnh phù hợp về giá cả để có thể tăng được lợi nhuận thu về. 27 2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản 2.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động Số lao động trong kỳ và tổng chi phí tiền lương trong 3 năm gần đây được thống kê như sau : Bảng 2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Số lao động bình quân Người 30 32 35 6,67% 9,38% Tổng chi phí tiền lƣơng Triệu đồng 1890,8 2189,9 2114,23 15,82% (3,46%) Thu nhập bình quân Triệu đồng/ người/ tháng 5,25 5,70 5,03 8,58% (11,73%) Số lao động hiện có Người 35 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Theo dõi bảng số liệu trên ta có thể thấy lương trả cho công nhân viên trong năm rất lớn, trung bình mỗi tháng 1 lao động được hưởng mức lương là 5,25 triệu/ tháng trong năm 2010. Mức lương này trong năm 2011 tăng lên 8,58% do sự biến đổi chính sách trả luong của nhà nước cũng như do lương của nhân viên phòng kinh doanh tăng cao. Đến năm 2012 thu nhập bình quân đã giảm xuống 11,73% do doanh nghiệp quyết định giảm lương phòng kinh doanh xuống để tiết kiệm chi phí bù cho nguyên vật liệu đang tăng nhanh trong năm 2012. Nhìn chung tổng số lương phải trả cho công nhân viên trong công ty khá lớn. Năm 2010 số tiền phải tra cho công nhân viên là 1890,8 triệu 1 năm. Số tiền này tăng 15,82% trong năm 2011 và giảm 3,46% trong năm 2012. Tuy lương công nhân viên có giảm xuống nhưng mức lương 5,03 triệu đồng 1 người mỗi tháng vẫn cao so với doanh nghiệp sản xuất hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH Hùng Đức là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức gia đình. Vì vậy mà không chỉ những người trực thuộc phòng kinh doanh được hưởng mức lương cao mà ngoài ra công nhận sản xuất trong xưởng dù ở bất cứ một bộ phận thuộc quy trình sản xuất nào cũng đều được trả lương hậu hĩnh phù hợp với khả năng lao động của từng người. Chính sách trả tiền lương cho công nhân viên tuy cao làm cho giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng nhưng nó lại tạo được một hiệu quả khác về mặt xã hội. Doanh nghiệp không những tốn ít chi phí đào tạo công nhân viên mới mà còn giữ được những công nhân có tay nghề cao trong phục vụ sản xuất. Những công ty cạnh tranh Thang Long University Library 28 gần đây mở ra trên địa bàn tỉnh không những cạnh tranh nhau về nguồn khách hàng mà còn cạnh tranh nhau về nguồn nhân lực. Chỉ những công nhân có tay nghề cao mới có thể sản xuất được sản phẩm một cách nhanh nhất theo quy trình giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không mất phần chi phí cho việc môi giới lôi kéo người thợ lành nghề về để làm cho doanh nghiệp như những công ty mới vào nghề khác. Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năng suất lao động 150,45 430,32 541,37 186,02% 25,81% Kết quả sản xuất trên chi phí tiền lƣơng 859,36 2414,60 3764,05 180,98% 55,89% Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động 0,73 0,52 0,97 (28,66%) 87,88% Hệ số sử dụng lao động(%) 80 85 81 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng trên có thể thấy năng suất lao động của công ty luôn rất cao, một công nhân trong kỳ tạo ra được 150,45 triệu đồng tiền doanh thu cho doanh nghiệp trong năm 2010. Năm 2011 năng suất lao động đã tăng rất cao do doanh thu tăng cao mà số nhân viên tăng lên không nhiều, bình quân mội người đã tạo ra được 430,32 triệu đồng trong năm 2011, tăng 186,02% so với năm 2010. Năm 2012 năng suất lao động tăng 25,81% so với năm 2011. Kết quả sản xuất trên một đồng tiền lương cho biết cứ mỗi 1 đồng phải trả cho lao động thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010 cứ mỗi đồng trả cho lao động doanh nghiệp thu về được 859,36 đồng doanh thu. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng 180,98% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 55,89% so với năm 2012. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cho biết với mỗi 1 lao động thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Năm 2010 với mỗi lao động tạo được 0,73 triệu đồng 1 năm. Năm 2011 lợi nhuận bình quân tính trên môi lao động giảm 28,66% nhưng đến năm 2012 tăng lên 87,88% so với năm 2011. Lợi nhuận trong kỳ đạt được của doanh nghiệp qua các năm không cao, chính vì vậy mà chỉ tiêu lợi nhuận 29 trong kỳ trên một lao động rất thấp mặc dù các chỉ tiêu khác như năng suất lao động lại cao. 2.2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Hùng Đức Bảng 2.5:Sự biến động nguồn vốn của công ty TNHH Hùng Đức Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Vốn cố định 7037,35 7059,43 7093,46 0,31% 0,48% Vốn lƣu động 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Tổng nguồn vốn 9858,76 15075,74 21942,23 52,92% 45,55% (Nguồn: Báo cáo tài chính) Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đã có tăng trưởng. Cụ thể năm 2011 tăng 52,92% so với năm 2010 và năm 2012 tổng nguồn vốn lại tiếp tục tăng 45,55% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho tổng nguồn vốn tăng mạnh như vậy qua các năm là do sự tác động của vốn lưu động của công ty. Sự biến đổi nguồn vốn lưu động của công ty sẽ được phản ánh trong bảng dưới đây: Bảng 2.6 : Chi tiết sự biến đổi vốn lƣu động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Vay ngắn hạn 2821,40 6522,20 8102,48 222,32% 24,23% Phải trả cho ngƣời bán 791,27 1341,48 4002,36 69,53% 198,35% Ngƣời mua trả tiền trƣớc - 152,63 256,25 - 67,89% Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 6,60 - 7,22 - - (Nguồn: Báo cáo tài chính) Qua bảng trên có thể thấy được khoản vay ngắn hạn trong 2 năm đã tăng lên rất nhiều. Năm 2011 khoàn vay ngắn hạn tăng 222,32% so với năm 2010 do công ty phải nhập về máy tạo sóng khi muốn sản xuất từ giấy Karft thành bìa Carton như quy trình sản xuất ở trên đã nêu. Năm 2012 doanh nghiệp tiếp tục vay khoản ngắn hạn lớn hơn giá trị lên đên 8102,48 triệu đồng để nhập về máy in bìa Carton do trong năm 2011 Thang Long University Library 30 doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí trong khâu in ấn không được chính xác bị tăng chi phí do tăng hàng phế phẩm mà không thể giao cho khách hàng được. Trong năm 2011 và năm 2012 khoản phải trả cho người bán tăng lên khá lớn do trong quá trính sản xuất và tiêu thụ doanh nghiệp khi bán hàng ra không thể thu hồi về vốn ngay được vì công ty đối tác mua thành phẩm cũng nợ tiền hàng không thể trả ngay được, và như vậy sẽ không có đủ tiền để doanh nghiệp có thể trả được người bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn có được sự lợi thế về chiếm dụng vốn của người bán, như đã biết tiền có giá trị theo mặt thời gian, vì vậy mà doanh nghiệp muốn tận dụng nguồn lực của người bán làm lợi thế cho mình. Năm 2011 khoản phải trả người bán tăng 69,53% và năm 2012 tăng 198,35%. Các khoản người mua trả tiền trước và thuế và các khoản phải nộp nhà nước rất thấp không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lƣu động : Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Sức sản xuất của vốn lƣu động 1,60 1,72 1,28 7,38 (25,71) Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động 0,63 0,58 0,78 (7,49) 34,62 Số vòng quay của vốn lƣu động(vòng) 1,59 1,72 1,28 8,10% (25,71%) (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nhận xét: Sức sản xuất của vốn lưu động nhìn chung cao hơn vốn cố định rất nhiều, có thể thấy doanh nghiệp tận dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn vốn cố định. Doanh thu của doanh nghiệp khá cao đồng thời vốn lưu động của doanh nghiệp không cao dẫn tới năm 2010 sức sản xuất của doanh nghiệp là 1,60 tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ 1,60 đồng vốn lưu động. Năm 2011 sức sản xuất tiếp tục tăng 7,38% đạt mức 1,72. Nhưng đến năm 2012 do vốn lưu động tăng cao dẫn tới sức sản xuất giảm xuống còn 1,28. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty còn cao, năm 2010 với 1 đồng doanh thu thuần phải được tài trợ bằng 0,63 triệu đồng vốn lưu động bình quân. Trong năm tới doanh nghiệp cần giảm bớt hệ số này. Năm 2011 doanh nghiệp đã giảm được hệ số đảm nhiệm vốn xuống 7,49%. Tuy nhiên năm 2012 Hệ số hẩm nhiệm vốn lại tăng len 34,62%. 31 Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp chưa cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Năm 2010 chỉ là 1,59 vòng/ năm. Năm 2011 tuy đã có chút khởi sắc vì tăng 8,1% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì số vòng quay vốn lưu động này lại giảm xuống 25,71%. Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay 29,02 22,08 41,25 (23,91%) 86,81% Số tiền vay 2023,53 6522,20 8102,48 222,32% 24,23% Tỷ suất sinh lời trên tiền vay 1,43% 0,34% 0,51% (76,39%) 50,38% (Nguồn: báo cáo tài chính) Số tiền vay của doanh nghiệp mỗi năm đều tăng lên để chi trả nhiều khoản như tiền mua TSCĐ, hay quay vòng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2011 tăng 222,32% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 24,23%. Việc vay nhiều tiền đến vậy chủ yếu dùng để mua máy móc trang thiết bị mới trong công ty, tuy nhiên vay nhiều tiền lại là khoản vay ngắn hạn khiến doanh nghiệp phải chịu lãi vay cao, phải trả trong năm nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay của công ty khá thấp, chứng tỏ công việc làm ăn không hiệu quả. Năm 2011 thậm trí tỷ suất sinh lời trên tiền vay giảm 76,39% còn 0,34%. Nhưng đến năm 2012 do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên khiến cho tỷ suất sinh lời trên lãi vay cũng tăng lên, tuy chưa cao nhưng đây cũng là sự cố gắng của doanh nghiệp trong năm vừa 2012. Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Sức sản xuất vốn cố định 64,14 195,06 267,12 204,13 36,94 Sức sinh lợi của vốn cố định 0,31 0,23 0,48 (24,14) 104,51 ( Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library 32 Nhận xét : Sức sản xuất vốn cố định trong kỳ khá lớn do doanh thu tiêu thụ trong kỳ ngày càng tăng cao mà vốn cố định của doanh nghiệp gần như không có gì thay đổi. Năm 2011 sức sản xuất tăng 204,13% so với năm 2010 đạt 195,06%. Năm 2012 sức sản xuất trên vốn cố định tăng 36,94% so với năm 2011. Như đã phân tích ở trên lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp do nhiều nguyên nhân, chính vì thế mà sức sinh lợi của vốn cố định cũng rất thấp. cụ thể năm 2010 chỉ là 0,31% tức là 1 đồng vốn cố định của doanh nghiệp bỏ ra chỉ thu về được 0,31% đồng lợi nhuận. Sức sinh lời năm 2011 còn giảm xuống 24,14% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 đã có sự thay đổi nhanh chóng do lợi nhuận thu về của doanh nghiệp tăng lên mà vốn cố định lại gần như không có gì thay đổi. Sức sinh lợi của vốn cố định tăng 104,51% so với năm 2011. 2.2.3.3. Sự hao phí của TS của công ty TNHH Hùng Đức -Suất hao phí TSNH so với doanh thu Bảng 2.10: Suất hao phí TSNH so với doanh thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 TSNH bình quân 5828,40 5815,81 7954,89 (0,22%) 36,78% Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60% Suất hao phí TSNH trên doanh thu 1,30 0,42 0,4198 (67,51%) (0,60%) (Nguồn: báo cáo tài chính) Tài sản ngắn hạn bình quân của công ty năm 2011 giảm 0,22% so với năm 2010, gần như không biến đổi gì nhiều, đến năm 2012 tài sản ngăn hạn tăng 36,78% do doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần của công ty khá cao. Năm 2010 cứ mỗi một đồng doanh thu thuần thì được tạo ra từ 1,3 triệu đồng TSNH bình quân. Năm 2011 tỷ lệ này đã giảm đi đang kể, cụ thể giảm 67,51% so với năm 2010, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có tiến bộ trong việc quản trị TSNH để hao phí ít hơn trong quá trình sản xuất. Năm 2012 suất hao phí TSNH trên doanh thu đã đi vào ổn định nên có xu hướng giảm nhẹ là 0,6% và một đồng doanh thu thuần chỉ còn được tài trợ bởi 0,4198 triệu đồng TSNH bình quân. 33 -Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế Bảng 2.11: Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 TSNH bình quân 5828,40 5815,81 7954,89 (0,22%) 36,78% Lợi nhuận sau thuế 21,76 16,56 34,03 (23,91%) 105,49% Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế 267,83 351,20 233,78 31,13% (33,43%) (Nguồn: báo cáo tài chính) TSNH bình quân của doanh nghiệp trong năm 2010 và năm 2011 gần như không có gì thay đổi, năm 2011 giảm 2,22% so với năm 2010. Năm 2012 TSNH bình quân của doanh nghiệp tăng lên thành 7954,89 đồng và tăng 36,78% so với năm 2011 do sự cần thiết của việc mở rộng sản xuất. Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế của công ty rất cao. Một đồng lợi nhuận mang về phải được tài trợ bằng 267,83 đồng trong năm 2010. Đây là một con số quá lớn biểu thị sự yếu kém trong khâu quản lý và lãng phí của doanh nghiệp. Năm 2011 suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế còn tăng lên 33,13% . Nhưng đến năm 2012 suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế đã giảm xuống 33,43%. Với kết quả như phân tích trên đây có thể thấy doanh nghiệp đã lãng phí rất nhiều nguồn TSNH của mình mà chỉ mang về rất ít lợi nhuận. - Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.12: Số vòng quay hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Giá vốn hàng bán 3879,45 12695,05 17514,79 227,24% 37,97% Hàng hóa tồn kho bình quân 808,81 1411,42 3002,89 74,50% 112,76% Số vòng quay hàng tồn kho 4,80 6,30 4,39 31,42% (30,39%) (Nguồn: báo cáo tài chính) Doanh thu của công ty mỗi năm một tăng kéo theo giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng trưởng theo, năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 227,24% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 37,97%. Thang Long University Library 34 Doanh nghiệp ngày càng phát triển với quy mô rộng hơn đòi hỏi lượng hàng hóa dự trữ khi khách hàng cần đến mà tốn ít thời gian chờ đợi có thể giúp khách hàng đóng gói hàng hóa nhanh hơn để lưu thông ra thị trường. Nắm bắt được như cầu đó, doanh nghiệp sản xuất trước theo mẫu có sẵn của khách hàng để dự trữ lúc cần và được đưa vào hàng tồn kho. Năm 2011 với quy mô ngày càng mở rộng doanh nghiệp đã tăng 74,5% hàng tồn kho và năm 2012 tăng đến 112,76%. Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 là 4,8 vòng 1 năm. Năm 2011 số vòng quay đã tăng lên 31,42% và được 6,3 vòng 1 năm. Việc bán được nhiều hàng và dự trữ hàng tồn kho dung mức đã cho doanh nghiệp được con số khả quan sau 1 năm hoạt động. Nhưng đến năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm xuống còn 4,39 vòng 1 năm tức là giảm 30,39% so với năm 2011. Việc dự trữ hàng tồn kho so với giá vốn hàng được bán sao cho hợp lý không phải nhà quản trị nào cũng nắm bắt được, quá khả quan trong việc bán hàng dẫn đến việc dự trữ hàng quá nhiều làm tro hàng còn ứ đọng trong kho sẽ dẫn đến việc hàng bị hỏng( ấm, mốc, mực nhòe, bị hư hại do chuột cắn hay cháy) ảnh hưởng đến những tổn thất không đáng có. - Số vòng quay các khoản phải thu Bảng 2.13: Số vòng quay các khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60% Bình quân các khoản phải thu ngắn hạn 4528,58 1711,21 2962,72 (62.21%) (73,14%) Số vòng quay các khoản phải thu 0,99 8,05 6,40 712.82% (20,52%) (Nguồn: báo cáo tài chính) Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp trong những năm vừa qua có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 giảm 31,11% và năm 2012 giảm 5,04% đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công ty đã biết quản trị dòng tiền lưu thông trong bộ máy doanh nghiệp. Số vòng quay các khoản phải thu ngày càng tăng cho thấy chính sách của công ty muốn thu hồi vốn nhanh để quy vòng được quá trình sản xuất. năm 2010 nếu như số vòng quay các khoản phải thu chỉ là 0,99 vòng 1 năm thì đến năm 2011 đa tăng lên đến 8,05 vòng 1 năm, tăng 712,82% đây là con số đáng kinh ngạc trong năm 2011. Năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống do bình quân các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng lên, và số vòng quay các khoản phải thu đã giảm xuống còn 6,4 vòng tức giảm 20,52% so với năm 2011 35 - Sức sản xuất của tài sản cố định Bảng 2.14: Sức sản xuất của tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Doanh thu thuần 4483,35 13770,15 18947,80 207,14% 37,60% Nguyên giá bình quân TSCĐ 986,61 5406,82 11454,35 448,02% 111,85% Sức sản xuất của TSCĐ 4,54 2,55 1,65 (43,95%) (35,05%) ( Nguồn: báo cáo tài chính) Nguyên giá TSCĐ bình quân của công ty tăng lên do nhập thêm 2 thiết bị mới lần lượt năm 2011 và năm 2012. Năm 2011 nguyên giá bình quân TSCĐ của công ty tăng 448,02% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 111,85%. Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên cần có máy móc trang thiết bị, đặc biệt với kinh phí mua máy móc quá lớn không thể mua ngay trong năm đầu mà tùy theo việc huy động vốn và tình hình hoạt động của công ty. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2010 đạt 4,54 tức là 1 đồng doanh thu thuần được tài trợ bởi 4,54 đồng nguyên giá TSCĐ. Tuy nhiên năm 2010 máy móc thiết bị của công ty là máy cũ sức sản xuát kém và chịu nhiều chi phí sửa chữa. Năm 2011 sức sản xuất đã giảm xuống còn 2,55 giảm 43,95% đo nguyên giá TSCĐ tăng lên. Năm 2012 do nhập thêm máy in với trị giá lớn nên sức sản xuất của TSCĐ đã giảm xuống 35.05%. trong hai năm 2011 và năm 2012 công ty đã nhập hai thiết bị chủ chốt nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty với giá trị lớn. Tuy nhiên, khi mua trang thiết bị được nhập từ Trung Quốc về như máy tạo sóng và máy in, công nhân viên đã phải tự tìm cách sử dụng máy chứ không có sự hưỡng dẫn của nhà sản xuất do không hiểu được ngôn ngữ. Điều này là một thiếu sót lớn khiến cho việc sử dụng tài sản còn chưa có hiệu quả. 2.2.3.4 Khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán hiện hành Thang Long University Library 36 Bảng 2.15: Khả năng thanh toán hiện hành Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn 5782,65 5803,22 10086,81 0,36% 73,81% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Khả năng thanh toán hiện hành 204,96% 72,39% 67,93% (64,68%) (6,16%) (Nguồn: báo cáo tài chính) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2010 và năm 2011 gần như không thay đổi, cụ thể năm 2011 chỉ tăng 0,36% so với năm 2010. Năm 2012 tài sản lưu động của công ty đã tăng lên 73,81% chủ yếu do các khoản phải thu của công ty tăng lên chủ yếu do các khoản phải thu tăng lên và tiền mặt tăng lên. Như đã phân tích ở trên, chính sách của công đang thay đổi qua mỗi năm nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn mà các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng khoản tiền mặt cũng tăng lên qua từng năm. Nợ ngắn hạn của công ty hàng năm cũng tăng lên nhanh chóng một phần là do tài sản dài hạn của công ty tăng lên qua các năm. Năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 187,12% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 85,23% so với năm 2011. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2010 rất tốt ở mức 2,05 tức là khả năng thanh toán nợ gấp 204,96% lần nợ ngắn hạn của công ty. Các năm tiếp theo khả năng thanh toán nợ của công ty giảm đi nhanh chóng. Năm 2011 giảm 64,68% khả năng thanh toán hiện hành chỉ còn tức là 72,38% có thể thanh toán nợ. Năm 2012 giảm 6,16% so với năm 2011 chỉ còn 67,93% nợ có thể thanh toán. - Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.16: Khả năng thanh toán nhanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Tài sản lƣu động – hàng tồn kho 4973,83 3789,19 6095,05 (23,82%) 60,85% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Khả năng thanh toán nhanh 176,29% 47,27% 41,05% (73,19%) (13,16%) (Nguồn: báo cáo tài chính) 37 Tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho chính là số tiền mà doanh nghiệp có thể thu được với khấu trừ ít nhất đó tương đương như tiền vậy. Năm 2011 khoản này giảm đi 23,82% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 60,85%. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 176,29% rất cao và khá an toàn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần đến tiền thanh toán, năm đầu công ty kinh doanh nên sử dụng chính sách thận trọng. Đến năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 73,19% so với năm 2010 chỉ còn lại 47,27% đây là chính sách mạo hiểm để lại khoản thanh toán nhanh khá thấp. Không dừng lại ở đó, năm 2012 khả năng thanh toán nhanh tiếp tục giảm 13,16% so với năm 2011. - Khả năng thanh toán lãi vay Bảng 2.17: Khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch(%) 2011/2010 2012/2011 Lãi trƣớc thuế và lãi vay 29,02 22,08 41,25 (23,91%) 86,81% Nợ ngắn hạn 2821,40 8016,31 14848,77 184,12% 85,23% Khả năng thanh toán lãi vay 1,03% 0,28% 0,28% (73,22%) 0,85% (Nguồn: báo cáo tài chính) Khả năng thanh toán lãi vay của công ty ở mức rất thấp, năm 2010 chỉ là 1,03%. Do khoản lãi trước thuế và lãi vay của công ty quá thấp nên gần như lãi không đủ để trả nợ ngắn hạn. Năm 2011 khả năng thanh toán lãi vay giảm 73,22% do tác động của lợi nhuận trước thuế giảm mà nợ ngắn hạn lại tăng lên. Năm 2012 tuy khả năng thanh toán lãi vay tăng lên 0,85% quá thấp để khả năng thanh toán lãi vay có thể tăng lên, vì vậy mà trên bảng giá trị khả năng thanh toán lãi vay không đổi. Kết luận: Trong 3 năm phân tích trên đây có thể dễ dàng nhận thấy -Điểm mạnh của công ty đạt đƣợc: + Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều nhưng công ty đã nắm được thị phần nhất định trên địa bàn tỉnh. + Doanh nghiệp đã càng ngày càng mở rộng sản xuất bằng cách qua các năm luôn nhập về những thiết bị mới, phục vụ cho sản xuất ngày càng mở rộng. + Doanh nghiệp đã tạo được công việc cho công nhân và trả lương, thưởng, đóng tiền bảo hiểm theo dung quy định nhà nước. Doanh nghiệp đã biết quan tâm đến từng công Thang Long University Library 38 nhân viên trong nhà máy sản xuất cũng như ban quản lý công ty góp phần làm tăng sự trung thành cũng như tốn ít chi phí hơn cho việc đào tạo công nhân viên. + Doanh nghiệp năm nào cũng đóng thuế đầy đủ cho nhà nước và năm 2012 còn được sự trợ cấp thuế của nhà nước. + Qua mỗi năm doanh nghiệp đã biết nhìn lại điểm yếu của mình để khắc phục. Đặc biệt đối với khoản chi phí quản lý kinh doanh, năm 2012 doanh nghiệp đã cắt giảm bớt lương thưởng của bộ phận quản lý để tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận sau thuế. + Doanh nghiệp đã biết tận dụng nguồn vốn lưu động thông qua việc tăng khoản phải trả người bán qua các năm. + Doanh nghiệp biết thu hút khách hàng bằng cách nâng khoản phải thu khách hàng -Những điểm thiếu xót còn tồn tại: + Khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày một giảm + Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, suất sinh lời trên tiền vay còn thấp +Công tác phòng cháy chữa cháy cho phân xưởng và chống cẩm mốc chưa được tốt làm tổn hại không nhỏ đến hàng tồn kho. + Việc sử dụng tài sản vào trong sản xuất còn chưa được hiệu quả. Những bao bì hỏng cần có đầu ra phù hợp để thu lại được lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Doanh nghiệp còn quá tập trung vào nâng cao doanh số bán hàng mà chưa nâng cao được lợi nhuận sau thuế. + Chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao, phân bổ chưa phù hợp. + Việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn chưa tốt do thời gian qua tốn nhiều nguồn lực vào việc thu máy móc trang thiết bị mà chưa học kĩ cách sử dụng nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất. 39 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỨC 3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong cả nước và trên toàn thế giới như hiện nay, để đứng vững và phát triển trên thị trường thì ban thân mỗi doanh nghiệp cần phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp với sự thay đổi về điều kiện của đất nước và môi trường kinh doanh trên toàn thế giới. Với một chiến lược đúng đắn thì bản thân các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp cụ thể mang tính khả thi nhằm đảm bảo mang lại một hiệu quả kinh doanh thật tốt và đạt được những thắng lợi trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay. Công ty TNHH Hùng Đức là một công ty gia đình, vì vậy đem lại lợi ích cho lao động và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp là mục đích doanh nghiệp luôn hướng đến trong những năm vừa qua. -Mục tiêu Mục tiêu chung: trong quá trình hoạt động Công ty đó xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể như sau: + Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu , lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước. + Ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảo đảm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. + Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm mang lại lợi nhuận cho công ty. + Nâng cao được lợi nhuận sau thuế trong những năm tới - Mục tiêu cụ thể: + Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong năm 2014, quyết tâm phấn đấu đạt được những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2013, cụ thể như sau : + Doanh thu phải đạt mức tăng trưởng 25% so với năm 2012. + Đảm bảo ổn định công ăn việc làm cho người lao động, tăng các khoản thưởng vào các ngày lễ cho lao động, có chính sách bảo hiểm nhất định cho lao động góp phần bảo đảm an toàn trong quá trình lao động + Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp 10%. Mở rộng thị trường các quận huyện lân cận như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng. + Phòng cháy chữa cháy cho phân xưởng sản xuất cẩn thận, chống ẩm mốc trong kho để đảm bảo chất lượng sản phẩm và chống hư hại thành phẩm một cách tốt nhất. Thang Long University Library 40 3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi và khó khăn.Từ đó có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn và khai thác triệt để các thuận lợi.Có thể đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Hùng Đức em có một số giải pháp cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau : 3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Qua bảng phân tích tình hình sử dụng vốn và thực trạng tại Công ty TNHH Hùng Đức thì công ty cần phải lưu ý đến những yếu tố sau : -Tăng cƣờng công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lƣợng vốn bị chiếm dụng +Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. + Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. + Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. + Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. + Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả. 41 -Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động + Xây dựng và mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty. + Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa. + Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng. .Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất khác cần sử dụng bao bì. Làm được như vậy chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận thu được sẽ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình. 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty -Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lƣu kho Trong những năm qua vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa cao một phần do hàng hóa tồn kho bình quân công ty tăng lên do nhu cầu mua của khách hàng ngày càng cao, tuy vậy công tu chưa thực sự định lượng được số lượng phù hợp. Vì vậy công ty cần làm những việc như sau + Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. + Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. + Thực hiện công tác bán một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể tiêu thụ trên thị trường nhỏ lẻ. + Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. - Quản lý tài sản cố định: Trong 2 năm 2011 và năm 2012, mặc dù công ty đã có những tiến bộ như mua được 2 thiết bị phục vụ chủ yếu cho công ty để mở rộng sản xuất như máy tạo sóng và máy in, tuy nhiên là quá bất cẩn trong việc học cách sử dụng máy. Công nhân trong phân xưởng Thang Long University Library 42 dã mất một thời gian để học cách sử dụng máy và đó chính là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng TSCĐ chưa có hiệu quả. Giải pháp phải đề ra cho việc này: + Đối với những thiết bị đã mua về ở côn ty cần phải tìm kỹ sư chuyên về máy móc đào tạo công nhân để sử dụng sao cho hiệu quả. + Hàng năm thực hiện chính sách bảo dưỡng đối với máy móc ít nhất 1 đến 2 lần nhằm làm giảm thiểu ự khấu hao hữu hình xảy ra. -Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Trong năm qua doanh nghiệp đang ngày càng giảm khả năng thanh toán có nguy cơ doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể thanh toán các khoản chi phí khi có rủi ro xảy ra hoặc không thể quay vòng vốn giúp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. 3.2.3 Giải pháp nghiên cứu thị trường Nhằm hiểu biết về hành vi, thái độ, đánh giá của đối tác đối với sản phẩm của công ty, công tác thu thập thông tin của khách hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy nhân viên của Công ty chỉ thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng qua điện thoại. Điều này thực sự chưa hiệu quả vì thông tin không được cập nhật đồng thời giải quyết sự cố không tận gốc. Do đó rút ra từ đợt đi khảo sát và thực tập tại công ty Hùng Đức, em xin đề xuất giải pháp nhằm có được thông tin từ khách hàng một cách hiệu quả hơn mà không tốn nhiều chi phí đó là “Thiết lập trang web”. Giải pháp này có thể áp dụng ngay và hiệu quả mang lại là rất cao, tiết kiệm được tối đa chi phí, đó là việc công ty nên thiết lập trang web cho mình để giúp ích cho công tác nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin của khách hàng. Điều kiện thực hiện: để các trang web này trở nên có ích, có chất lượng, Công ty phải ngày một cải thiện như cam kết về chất lượng sản phẩm và đáp ứng được sự kì vọng của khách hàng. Để có được những trang web hữu dụng, những bước sau đây cần phải thực hiện: 1. Lên kế hoạch 2. Chọn tên miền, đăng kí 3. Thiết kế, thuê chỗ lưu trữ 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm 43 5. Quảng bá Sau đó trang web phải có những mục sau: +Trang chủ: giới thiệu về tiểu sử, sứ mệnh, mục tiêu, trách nhiệm xã hội, văn hóa của nhà sản xuất bao bì, danh sách khách hàng lớn của Công ty Thông tin về sản phẩm, giá cả. Mục này phải được cập nhật thường xuyên để khách hàng có thể theo dõi, so sánh và phản hồi về công ty. +Mục khảo sát trực tuyến. Mục này giúp công ty có được những số liệu khảo sát thị trường tiết kiệm chi phí nhất và là nguồn thông tin vô cùng quý giá giúp các nhà quản trị hoạch định được chiến lược tốt hơn. Tại mục này bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu.Trong mục khảo sát này ta chia thành nhiều mục nhỏ hơn cho những chủ đề hỏi khác nhau để tránh bảng khảo sát câu hỏi quá dài. +Mục tuyển dụng: Mục này giúp công ty tuyển chọn đội ngũ nhân viên giỏi, tận tâm muốn gia nhập vào công ty. 3.2.4 Giải pháp về giá Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiện nay giá cả hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tính dựa theo các yếu tố sau: - Giá thành sản xuất, chế biến sản phẩm. - Mức thuế Nhà nước quy định. - Quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từnh giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp như: - Đưa ra mức giá cao hơn nếu như nguyên vật liệu đầu vào tăng quá nhanh khiến cho lợi nhuận không đạt tiêu chuẩn để sản xuất. Bên cạnh đó cũng phải xem xét yếu tố cạnh tranh như xem xét tình hình giá cả của đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang bán cùng mặt hàng với mức giá là bao nhiêu để có mức tang cho phù hợp đồng thời áp dụng chiến lược trả chậm tiền hang nhằm thu hút khách hàng hơn. - Đối với những công ty trả chậm tiền hàng có thể có mức lãi suất nhất định sau 30 ngày không thanh toán theo điều khoản hợp đồng. Đối với những đối tác này cần phải có điều khoản xử phạt trong hợp đồng nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khan trong quá trính quay vòng vốn và quay vòng sản xuất kinh doanh. - Đưa ra một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số. Thang Long University Library 44 - Áp dụng mức giá thấp hơn đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động. 3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tới sự thành công hay bất bại của bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.Chính vì vậy , trong bất kì chiến lược phát triển của bất cứ công ty nào củng không thể thiếu con người. Công ty hiện tại đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên rất giỏi tay nghề và có nhiều kinh nghiệm, có được như vậy là nhờ có ban giám đốc và nhân viên đã làm việc hết sức miệt mài. Trong quá trình làm việc dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cùng với tinh thần ham học hỏi của nhân viên đã tạo nên được một lợi thế rất lớn trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên, với sự thay đổi không ngừng của công nghệ đòi hỏi nhân viên phải am hiểu rộng mới có thể sử dụng hiệu quả trang thiết bị. Thường xuyên có những buổi tranning cho nhân viên về vận hàng máy móc như: in mầu cho đúng tiêu chuẩn, cắt bìa Karft sao cho tiết kiệm giấy để sản xuất được nhiều bao bì nhất với cùng một khuôn bìa chạy ra KẾT LUẬN Tóm lại để hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình một lối đi sao cho phù hợp với năng lực của công ty như vốn, nguồn nhân lực , trình độ khoa học kỹ thuậttừ đó đưa công ty lên một vị trí vững chắc của thị trường. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay thì việc làm này không phải là dễ dàng do đó mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định cuối cùng. Công ty phải luôn luôn nâng cao hiệu quả kinh doanh để mang lại doanh thu , lợi nhuận cho mình và đó cũng là mục đích của kinh doanh. Riêng với công ty TNHH Hùng Đức, những gì mà công ty đã làm được trong thời gian qua chưa hẳn đã làm cho doanh nghiệp phát triển thực sự lớn mạnh, có nhiều vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp cần phải sửa đổi trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đình Toàn đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong thời gian vừa qua để hoàn thành khóa luận này. Hà nội, ngày 19 tháng 3 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Bích Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài báo “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước trong quá trình hội nhập” của Trần Văn Quảng, tạp chí kinh tế và dự báo- số 2/2005. 2. Bài nghiên cứu, “Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường” của Th.S Nguyễn Văn Tạo, Tạp chí Thương mại, (số 10) trang 10 năm 2004. 3. Nguyễn Thị Thanh Hằng. Khóa luận “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong thông qua phân tích các chỉ số tài chính”. Đại học Thăng Long. 4. Phan Đức Dũng (2009). Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, NXB Thống kê,TP HCM 5. PGS. TS. Trần Thế Dũng, TS. Nguyễn Quang Hùng (2004). “ Kế toán quản trị doanh nghiệp thương mại”, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. T.S. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, TP.HCM 7. PGS. TS. Phạm Thị Gái.2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội. 8. TS. Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế. PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán năm 2011 Bảng cân đối kế toàn năm 2012 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf15401_2164_784.pdf
Luận văn liên quan