Khóa luận Phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín chi nhánh Huế

Để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng trực thuộc, hội sở ngân hàng Sacombank cần có các chính sách chung đúng đắn và hợp lý để định hướng phát triển cho các chi nhánh. Một là, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động như hiện nay sẽ rất khó cho các ngân hàng thương mại muốn sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh, vì thế ngân hàng nên chú trọng phát triển các tuyến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại hướng đến sự thuận tiện, đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi gắn với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Hai là, nên đề nghị với ngân hàng cấp trên trang bị thêm về cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để có điều kiện thu thập thông tin, phân tích, kiểm tra và xử lý thông tin được nhánh chóng chính xác. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào giao dịch ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Ba là, thường xuyên mở các cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ, cách ứng xử của nhân viên tại chi nhánh cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn tiền gửi. để thấy được sự quan tâm, mức độ hài lòng và mong muốn của khách hàng đối với ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để từ đó có những

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng và còn những tiện lợi mà sản phẩm mang lại đã mang lại sự thành công lớn cho Sacombank Huế trong giai đoạn này. Từ số liệu thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, ta có: Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2014 = .. x100 = 121,02% Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2015 = .. x100 = 141,44% Qua kết quả trên cho ta thấy rằng, hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng xét về khía cạnh gia tăng theo quy mô là có sự tăng trưởng. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng vốn đạt 121,02% so với năm 2013. Sang năm 2015, sức tăng trưởng đạt 141,44% so với năm 2014. Mức tăng trưởng vốn qua các năm không đồng đều được lý giải rằng, năm 2014 sở dĩ ngân hàng đạt được mức tăng trưởng này là do bối cảnh kinh tế khó khăn, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn dân chúng, đồng thời việc hạn chế chi tiêu, gia tăng vốn tích lũy cũng được quan tâm nhiều hơn. Sang năm 2015, nền kinh tế đang trên đà phát triển hơn với nhiều nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, song ở Huế tính chất về bản chất của con người nơi đây khá trầm lắng, đa phần họ không được năng động Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 44 hay dám thử sức mạo hiểm trong việc kinh doanh, những người có tiền càng có xu hướng gởi tiết kiệm cho an toàn và ổn định cho tương lai vì muốn an phận không muốn một cuộc sống nhiều thử thách, bên cạnh đó các sản phẩm tiết kiệm dành cho mọi lứa tuổi ra đời cũng giống như những gói sản phẩm tiền gởi đa năng rất hữu ích hấp dẫn được rất nhiều khách hàng nên kênh đầu tư của dân chúng hầu như ít thay đổi, vậy nên dòng tiền gửi vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn, vì vậy mức tăng trưởng vốn tiền gửi của ngân hàng năm 2015 tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2014. Song, trong cả giai đoạn nghiên cứu, hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng xét về quy mô là hiệu quả. 2.4.2 Về cơ cấu vốn tiền gửi huy động Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo đối tượng gửi tiền Bảng 2.4 : Cơ cấu vốn tiền gửi tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế phân theo đối tượng gửi tiền giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm 2014 với 2013 So sánh năm 2015 với 2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng VTG huy động. 1.123.208 100 1.371.831 100 1.736.041 100 248.623 22,14 364.210 26,55 Tiền gửi cua TCKT 111.505 9,93 147.791 10,77 191.103 11,01 36.286 32,54 43.312 29,31 Tiền gửi dân cư 1.011.703 90,07 1.224.040 89,23 1.544.938 88,99 212.337 20,99 320.898 26,22 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank -Chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 45 Biểu đồ 3 : Cơ cấu vốn tiền gửi tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế phân theo đối tượng gửi tiền Tiền gửi của dân cư: Trong tất cả nguồn huy động của các ngân hàng thương mại thì nguồn từ khách hàng cá nhân, dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn và có một vai trò vô cùng đặc biệt quan trọng đến việc hình thành và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn được các ngân hàng khai thác rất lớn, sự tồn tại của một ngân hàng, sự sống còn của ngân hàng nhất thiết và tất yếu phải có hệ thống khách hàng này. Tuy nhiên, đây thường là nguồn gửi ngắn hạn, không có kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng. _ Khi tỷ trọng này càng cao có nghĩa chi phí phải bỏ ra cũng khá nhiều để thu hút nhưng lượng tiền huy động vào càng nhiều đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng của ngân hàng, ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận, càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường và càng tăng trưởng vượt bậc. _ Ngược lại, khi tỷ trọng này càng thấp chứng tỏ ngân hàng không tập trung đầu tư khai thác từ nguồn này hoặc các chính sách về sản phẩm cũng như marketing chưa hiệu quả. 1123208 1371831 1736041 111505 147791 191103 1011703 1224040 1544938 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tr iệ u đồ ng Tổng VTG huy động Tiền gửi của TCKT Tiền gửi dân cư Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 46 Cộng đồng Sacombank nói chung Sacombank Huế nói riêng tiền gửi dân cư rất được quan tâm và ngày càng được chú trọng để thu hút khách hàng tạo nền tảng cho những món tiền gửi lớn hơn, tạo hình ảnh đến nguồn dân cư. Sacombank đẩy mạnh rất nhiều chiến dịch khách hàng truy tìm những khách hàng tiềm năng bằng cách khơi gợi lên nhu cầu với rất nhiều sản phẩm đáp ứng nhiều mong muốn của khách hàng, tăng các chiết khấu, các chương trinh tri ân và dành sự ưu đãi lớn cho nhóm khách hàng này. Đặc biệt ở Huế, do yếu tố tâm lý và tính cách con người nơi đây nên khá nhiều người có nguồn vốn nhàn rỗi không dùng đến, đánh vào điều này Sacombank đã đề ra các chính sách chiến lược:  Tiền gửi lãi suất với mức ưu đãi 6%/năm, đến tháng 13 thì lãi suất lên đến 7.5%. Với lãi suất này tính đến cuối năm 2015 thì lãi suất này đã cao hơn lãi suất của các ngân hàng nhà nước rất nhiều: Agribank, BIDV lãi suất chỉ 6%/năm.  Vào tháng 4 hằng năm Sacombank áp dụng các chương trình “gửi tiền trúng liền” các giải thưởng vô cùng giá trị, chỉ với 5 triệu đồng khách hàng đã có thể tham gia chương trình.  Chính sách chăm sóc khách hàng: tiếp đón khách hàng bằng sự tận tâm với tiêu chí: “ Khách hàng hài lòng, Sacombank thành công”, chúc mừng sinh nhật khách hàng, tặng quà 8/3... những việc làm tuy đơn giản này nhưng lại tạo hiệu ứng rất tốt đến khách hàng, khách hàng luôn thấy mình được quan tâm. Chính nhờ vậy, lượng khách hàng này của Sacombank Huế càng càng đông đảo. Như bảng trên ta thấy năm 2013, tiền gửi dân cư là 1.011.703 triệu đồng chiếm 90.07% tổng vốn tiền gửi huy động của ngân hàng. Năm 2014, nguồn vốn tiền gửi của dân cư đạt 1.224.040 triệu đồng chiếm 89.23% tổng vốn tiền gửi huy động với tỷ lệ tăng 20.99% so với năm 2013 cho đến năm 2015 số tiền gửi này đã tăng lên mức 1.544.938 triệu đồng vượt so với năm 2013 đến 26.22% chiếm tỷ trọng 88.99% trong tổng vốn tiền gửi huy động của ngân hàng. Với những con số này cho thấy sức cạnh tranh rất lớn của Sacombank với các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV trong địa bàn Tỉnh. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cho thấy được tình hình hoạt động lâu dài của ngân hàng, tiền gửi này ngân hàng chỉ bỏ ra mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí phải bỏ ra để huy động tiền gửi từ dân cư nhưng lại thu được lượng vốn khá nhiều. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 47 Tuy vậy, nguồn vốn này thường không ổn định, ngân hàng khó dự đoán được những giao dịch phát sinh.  Tỷ trọng này càng cao, lượng vốn huy động được càng nhiều đạt hiệu quả.  Tỷ trọng chiếm tỷ lệ thấp có nghĩa những hoạt động chính sách đặt ra chưa hiệu quả. Dựa vào bảng trên ta thấy, nguồn tiền gửi có dấu hiệu tăng qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2013 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 11.505 triệu đồng chiếm 9,93% trong tổng số tiền gửi của ngân hàng qua đến 2014 số tiền này tăng lên 147.791 triệu đồng với tỷ trọng 10,77% tổng tiền gửi của ngân hàng tăng 32,54% so với năm 2013. Đến năm 2015 số tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tiếp tục tăng với tỷ lệ cao đến 191.103 triệu đồng tăng hơn năm trước đó 29,31% đạt 11,01% trong tổng nguồn tiền gửi cuả các tổ chức vào năm này. Điều này rất dễ hiểu, do Sacombank có các chính sách cho các tổ chức kinh tế vô cùng tiện ích và dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức này về nhiều mặt như:  Chi phí thấp hơn, phí báo qua tin nhắn điện thoại của khách hàng cá nhân là 13.200 đồng nhưng với tổ chức kinh tế chỉ có 5000 đồng, dịch vụ Internet Banking chuyển từ 19.000 đồng cho khách hàng cá nhân xuống 11.500 đồng cho các tổ chức kinh tế.  Phí thường niên được giảm 3 năm đầu tiên khi dùng thẻ doanh nghiệp. Trong khi đó thẻ cá nhân thông thường chịu phí 66.000đồng/năm.  Đối với các tổ chức chi lương qua ngân hàng thì ưu đãi cho vay cho nhân viên tổ chức đó rất lớn với mức lãi suất hấp dẫn 0.67%/tháng, tạo điều kiện vay vốn cho các công nhân viên. Và khi nguồn tiền gửi dân cư ngày càng cao, Sacombank càng khẳng định lòng tin tưởng ở khách hàng thì tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng tăng theo là điều không quá khó hiểu. Ngân hàng tận dụng các tổ chức có chi lương qua ngân hàng để tiếp thị các khoản tiền gửi tiết kiệm cũng như tương lai nhằm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Với những số liệu trên có thể cho ta một kết luận rằng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế đạt hiểu quả tốt. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 48 2.4.3 Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo kỳ hạn Bảng 2.5: Cơ cấu vốn tiền gửi tại Sacombank - Chi nhánh Huế phân theo kỳ hạn gửi tiền giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm 2014 với 2013 So sánh năm 2015 với 2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng VTG huy động 1.123.208 100 1.371.831 100 1.736.041 100 248.623 22,14 364.210 26,55 Tiền gửi không kỳ hạn 189.325 16,86 170.789 12,45 165.021 9,58 -18.536 -7,79 -5.768 -3,38 TGCKH< 12 tháng 867.938 77,27 1.092.755 79,66 1.427.007 82,12 224.817 25,90 334.252 30,59 TGCKH> 12 tháng 65.945 5,87 108.287 7,89 144.013 8,30 42.342 64,21 2.093 7,08 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn tiền gửi tại Sacombank - Chi nhánh Huế phân theo kỳ hạn gửi tiền 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chart Title TGKKH TKCKH < 12 tháng TGCKH > 12 tháng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 49 Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn hấp dẫn khách hàng hơn so với sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này cho thấy tâm lý của khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sử dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh. Tiền gửi không kỳ hạn trong 3 năm giao động chênh lệch khoảng 3% qua các năm. Năm 2013, nguồn tiền gửi này chiếm 16.86% cơ cấu vốn tiền gửi, năm 2014 là 12,45% và năm 2015 là 9,58%. Phần vốn này duy trì ở mức thấp do nó là nguồn tiền không ổn định, lãi suất thấp nên khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế không mặn mà gì và chỉ duy trì ở mức tối thiểu phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên đây là nguồn tiền chỉ sử dụng trong việc xoay vòng vốn và sử dụng nhất thời trong thời gian ngắn. Vậy nên ngân hàng nên dùy trì tiền gửi này ở mức vừa phải không nên vượt quá mức nhiều vì dòng tiền này không có tính chất ổn định. Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của chi nhánh trong 3 năm nghiên cứu có sự tăng trưởng nổi trội. Năm 2013, quy mô vốn ngắn hạn là 867.938 triệu đồng, chiếm 77,27% quy mô vốn huy động. Năm 2014, khi nhu cầu tiết kiệm của dân cư tăng cao thì nguồn vốn này đã tăng trưởng 79,66% so với năm 2013 lên mức 1.092.755 triệu đồng. Tính đến hết năm 2015, nguồn vốn này đạt 1.427.007 triệu đồng, chiếm 82,12% trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của ngân hàng, tăng trưởng 30,59% so với năm 2014. Khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của ngân hàng khi duy trì mức trên 77% cơ cấu vốn tiền gửi huy động trong 3 năm nghiên cứu. Điều đó cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn từ phân đoạn vốn này. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh của mình. Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đây là nguồn tiền được huy động từ những cá nhân có kinh tế ổn định và thu nhập cao, họ không có nhu cầu sử dụng nhiều và chỉ muốn tích lũy để có lãi suất cao. Nhìn vào bảng trên ta thấy, thành phần vốn này có sự gia tăng về quy mô trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2013, với quy mô 65.945 triệu đồng, vốn trung và dài hạn chiếm 5,87% cơ cấu vốn huy động. Năm 2014 quy Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 50 mô vốn tăng trưởng 7,89% lên mức 108287 triệu đồng. Năm 2015, nguồn vốn này chiếm 8,30% cơ cấu vốn huy động trong năm, với quy mô huy động là 144.013 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,08% so với năm 2014. Vậy, đối với loại tiền gửi trên 12 tháng, mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm, song tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động. Đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các kênh huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, mức huy động trong 3 năm nghiên cứu như vậy là chưa hiệu quả, nên việc gia tăng nguồn vốn này là cần thiết. 2.4.4 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn vốn tiền gửi huy động Bảng 2.6: Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng vốn tiền gửi huy động 1.123.208 1.371.831 1.736.041 - Ngắn hạn 1.057.263 1.263.544 1.592.028 - Trung và dài hạn 65.945 108.287 144.013 Tổng dư nợ 1.321.219 1.411.213 1.801.002 - Ngắn hạn 1.134.235 1.289.234 1.658.367 - Trung và dài hạn 186.984 121.979 142.635 Tỷ lệ đáp ứng (%) 85,01 97,21 96,39 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế. Trường ại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 51 Biểu đồ 5 : Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế Theo biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2013 đến năm 2015 tổng vốn huy động tiền gửi luôn đáp ứng được trên 85% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Năm 2013 với 1.123.208 triệu đồng vốn tiền gửi huy động đã đáp ứng được 85,01% nhu cầu vay. Năm 2014, đáp ứng được đến 97,21% với số tiền gửi đạt lên mức 1371.831 triệu đồng và năm 2015 là 96,39% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Như vậy, mức đáp ứng của nguồn vốn tiền gửi như vậy được đánh giá là cao, phần còn lại được huy động từ các kênh huy động khác, đảm bảo cho ngân hàng chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình đạt hiệu quả và doanh thu lớn nhất. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1123208 1371831 1736041 1321219 1411213 1801002 Tổng vốn tiền gửi huy động Tổng dư nợ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 52 2.4.4.1 Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn Bảng 2.7 : Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Vốn tiền gửi ngắn hạn 1.057.263 1.263.544 1.592.028 Dư nợ ngắn hạn 1.234.235 1.289.234 1.658.367 Tỷ lệ đáp ứng (%) 85,66 98,01 97,00 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế. Biểu đồ 6 : Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn Từ bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn tiền gửi huy động ngắn hạn đã đáp ứng trên 85% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2013, vốn tiền gửi ngắn hạn huy động được là 1.057.263 triệu đồng và dư nợ ngắn hạn là 1.234.235 triệu đồng thì tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay là 85,66%. Đặc biệt, năm 2014 và 2015 tỷ lệ đáp ứng đạt trên 95% năm 2014 tỷ lệ đáp ứng 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1057263 1263544 1592028 1234235 1289234 1658367 Vốn tiền gửi ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 53 đến 98,01% và năm 2015 tỷ lệ đáp ứng cũng ở mức rất cao là 97%. Như vậy, ngân hàng đã làm rất tốt công tác huy động vốn tiền gửi. 2.4.4.2 Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn Bảng 2.8: Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 VTG huy động trung và dài hạn 65.945 108.287 144.013 Tổng dư nợ trung và dài hạn 186.984 121.979 142.635 Tỷ lệ đáp ứng (%) 35,27 88,78 101 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế. Biểu đồ 7: Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 65945 108287 144013 186984 121979 142635 VTG huy động trung và dài hạn Tổng dư nợ trung và dài hạn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 54 Từ bảng số liệu trên ta thấy, năm 2013 nguồn vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn không đáp ứng được các nhu cầu cho vay trung và dài hạn với 65.945 triệu đồng vốn tiền gửi trung và dài hạn huy động được thì chỉ đáp ứng được 35,27% nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm. Như vậy cho thấy, khách hàng gửi tiền trong thời gian này thường quan tâm hơn tới những sản phẩm tiền gửi ngắn hạn, trong khi khách hàng vay thường có xu hướng vay các khoản tiền trung và dài hạn. Điều này tạo ra khe hở kỳ hạn của các khoản tiền, là nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy, việc huy động vốn trung và dài hạn chưa đạt hiệu quả, trong khi nguồn vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn có tính chất ổn định cao. Cho đến năm 2014 và 2015, thì tỷ lệ đáp ứng này lại tăng lên rất cao trên 88%, năm 2014 với nguồn vốn huy động tiền gửi là 108.287 triệu đồng đáp ứng cho nhu cầu vay trung hạn và dài hạn đến 88,87%. Đặc biệt vào năm 2015 tỷ lệ đáp ứng đến 101% vời nguồn vốn tiền gửi trung hạn và dài hạn lên đến 144.013 triệu đồng. Điều này chứng tỏ từ những kinh nghiệm của năm trước ngân hàng đã triển khai tốt các chương trình huy động vốn dài hạn và ngân hàng thu hút được nguồn vốn tiền gửi trung hạn và dài hạn rất lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dài hạn cho mọi người. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 55 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 3.1.1 Định hướng hoạt động của Sacombank đối với chi nhánh Huế trong giai đoạn sắp tới Định hướng cho hoạt động của Sacombank thời gian sắp tới đang chú trọng rất nhiều, trong đó các định hướng sau được đặc biệt quan tâm:  Sẽ di dời Phòng giao dịch ở An Cựu về Nguyễn Sinh Cung do hoạt động phòng ở đây doanh thu thấp, doanh số không đạt chỉ tiêu đề ra. Việc đưa phòng giao dịch An Cựu sẽ sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: nhận tất cả các loại tiền gởi bằng VNĐ, USD, EURO và vàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn; nhận tài trợ vốn với tất cả loại hình cho vay ở mọi loại hình kinh tế, đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, xây dựng sửa chữa nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài, mua bất động sản, mua xe ôtô.. với thủ tục nhanh gọn, lãi suất hợp lý, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra Sacombank An Cựu còn thực hiện các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế; bảo lãnh; bao thanh toán; thu chi trả lương hộ; dịch vụ thẻ ATM; kinh doanh và thu đổi ngoại tệ - vàng; chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác  Với mạng lưới rộng khắp của Sacombank, khách hàng có thể thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc tại nhà với thời gian ngắn nhất, phí chuyển hợp lý nhất.  Có thể nói, với mục tiêu đem những tiện ích ngân hàng tốt nhất đến tận tay người dân, Sacombank không những coi trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà còn chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình đến mọi miền đất nước. Trong đó, việc Sacombank đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã minh chứng cho cam kết phục vụ lâu dài của ngân hàng đối với cộng đồng sở tại. Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 56  Khởi sướng chương trình “ Ý tưởng vàng” để từ đó chọn ra những ý tưởng xuất sắc nhất về sản phẩm, từ đó phát triển đa dạng hóa thêm các sản phẩm dịch vụ đi kèm có sức cạnh tranh cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xây dựng nên một môi trường năng động, đầy tư duy và sáng tạo cho các nhân viên, tăng không khí sôi động trong công tác làm việc cũng như phát huy tối đa nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển thêm và có tâm huyết cống hiến cho tổ chức.  Áp dụng đa dạng các mức lãi suất khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng và với các gói sản phẩm phù hợp với tính năng mà nó mang lại. Dự kiến rằng lãi suất sẽ được điều chỉnh trên 6.6% đối với tiền gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó ưu đãi lãi suất cho vay đối với nhân viên trong cơ quan cũng như những cán bộ chi lương qua Sacombank.  Tiếp tục phát huy ưu thế của mình trong dịch vụ bán lẻ các sản phẩm, sử dụng cho vay bán lẻ chiếm khoảng 70% trong tổng số vốn để góp phần tạo nên những chuyển động tích cực cho thị trường vốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó góp phần tạo nên những động lực lớn cho sự phát triển của các địa phương nơi Sacombank có mặt.  Tiếp tục triển khai các chương trình tri ấn khách hàng, tặng quà cho khách hàng vào những ngày sinh nhật, ưu đãi các phần quà có giá trị khi khách hàng gửi tiền với số tiền lớn. Tiếp tục phát động chương trình “ Gửi tiền trúng liền” nhằm huy động được nguồn vốn lâu dài cũng như thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng.  Tổ chức chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên, các nhân viên tân tuyển được đào tạo ở chi nhánh Đà Nẵng trong môi trường tốt nhất. Tổ chức tuyển mộ nhân viên vào tháng 4/2016 để tăng nguồn nhân lực cho tổ chức. Bên cạnh đó sẽ tổ chức chương trình “ Thực tập viên tiềm năng 2016” với mục đích tìm kiếm đào tạo nhân tài ngay từ khi vừa rời khỏi cánh cửa nhà trường Cao đẳng, Đaị học. 3.1.2 Các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Sacombank - Chi nhánh Huế 3.1.2.1 Cơ hội Thứ nhất, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc cho phép Sacombank được hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và lớn mạnh trong một sân chơi Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 57 công bằng và bình đẳng hơn còn tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập còn đem lại cho Sacombank những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của Sacombank. Thứ hai, thông qua hội nhập, Sacombank có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của các NHTM phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước, Sacombank phải chủ động thực hiện cơ cấu lại tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài chính, thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Đó là những điều kiện quan trọng để Sacombank hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh. Thứ ba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thứ tư, Sacombank có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình. Thứ năm, việc hội nhập cũng đòi hỏi môi trường pháp lý phải được cải thiện hơn để thực hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn chảy vào trong nước thông qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơ hội Sacombank cho vay và huy động vốn lớn hơn. Thứ sáu, Với nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập quôc tế. Sacombank ngày càng có cơ hội trổi dạy, nắm bắt xu hướng và phát triển, mở rộng quy mô và thị trường. Khi nền kinh tế thị trường phát triển đời sống người dân càng được cải thiện Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 58 và nâng cao, mức sống cũng như thu nhập ngày càng cao, nhu cầu hướng đến sử dụng các sản phẩm cũng như các dịch vụ chuyên nghiệp và tiện ích của ngân hàng càng được lựa chọn. Khi nền kinh tế Huế phát triển với tầm vóc mới, con người càng có địa vị xã hội họ càng muốn khẳng định đẳng cấp của mình cũng như mong muốn được sử dụng các tiện ích để thuận tiện và dễ dàng hơn trong cuộc sống thì ngân hàng không thể thiếu trong sự lựa chọn. Các tổ chức kinh tế ngày càng hợp tác với ngân hàng để sử dụng việc chi lương, thanh toán quốc tế cũng như thanh toán trong quá trình kinh doanh. Vậy nên, các tiện ích của ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến đến mọi người. Thay đổi dần được thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. 3.1.2.2 Thách thức Thị trường mở cửa thì bên cạnh những cơ hội có được sẽ tồn tại khá nhiều những rủi ro thách thức đối với Sacombank Thứ nhất, việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng vẫn ở mức hạn chế. Sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Thứ hai, so với các vùng Tỉnh thành khác Thừa Thiên Huế còn chưa phát triển, cũng như mức sống của người dân chưa cao, thói quen sử dụng tiền mặt còn rất ít, mức độ phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm như thành phố, vùng ven thành phố, chưa phân bố rộng khắp được vùng quê cũng như vùng sâu vùng xa. Thứ ba, khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập thì bên cạnh những cơ hội sẽ luôn tiềm ẩn những rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như Sacombank nói riêng như: hệ thống quản lí theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống ngân hàng tuy đã có sự cải thiện, đứng ở mức 13,6% (đầu năm 2014) nhưng vẫn thấp so với trung bình các nước trong khu vực như Thái Lan (15,7%), Philippines (15,2%), Malaysia (14,7%), Phillipines (18,5%).. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 59 Thứ tư, với chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. 3.1.2.3 Điểm mạnh Thứ nhất, qui mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh: Hiện tại Sacombank đã phân bố rộng khắp cả nước với hệ thống mạng lưới rất lớn bao phủ gần 64 Tỉnh thành trên đất nước. Riêng ở Huế đã có tận 7 phòng giao dịch phân bố rộng rãi ở các vùng trong tỉnh đáp ứng cho nhu cầu và mang tiện ích đến cho khách hàng. Năng lực tài chính lớn mạnh chỉ trong một thời gian ngắn từ 2013-2015 vốn điều lệ đã tăng từ hơn 15 tỷ đồng đến 18.520 tỷ đồng vào năm 2015. Song hành với qui mô lớn, mạng lưới rộng Sacombank là hệ thống phân phối cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiếp cận đến khách hàng. Thứ hai, Sacombank có sản phẩm dịch vụ đa dạng chỉ tính riêng các sản phẩm tiền gửi đã rất nhiều với những tính năng ưu việt, đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng khác nhau: tiền gửi tương lai, tiền gửi tiết kiệm truyền thống, tiền gửi Phù Đổng, tiền gửi góp ngày, Tiền gửi trung niên đắc lộc... rất nhiều các sản phẩm cho khách hàng lựa chọn phù hợp với bản thân cũng như điều kiện kinh tế của mình. Thứ ba, ưu thế và dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và dịch vụ thẻ: Sacombank ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sử lý các thông tin cũng như lưu trữ thu thập dữ liệu nên đáp ứng phát sinh nhu cầu cho khách hàng rất nhanh chóng và chuẩn xác, thanh toán nhanh, kinh doanh ngoại hối phát triển, các dịch vụ thẻ có nhiều thuận tiện như các dịch vụ: báo qua tin nhắn, dịch vụ Internet Banking, ủy thác thanh toán... mang lại những tiện ích cho khách hàng. Sacombank được khách hàng bình chọn là “ ngân hàng điện tử được yêu thích nhất” đã phần nào góp phần vào thành công cũng như lòng tin yêu của khách hàng đối với dịch vụ của Sacombank, thúc đẩy vào sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Thứ tư, Sacombank có tỉ lệ nợ xấu thấp, điều này cho thấy một ngân hàng chuyên nghiệp và kinh doanh hiệu quả. Thư năm, nguồn nhân lực trẻ và dồi dào: Hằng năm Sacombank đều có đợt tuyển dụng nhân sự trẻ, sau đó cho đi đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ cho nhân viên. Nhân viên Sacombank được đánh giá là nguồn nhân lực dồi Trường Đại học Kin tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 60 dào, trẻ và rất năng động sáng tạo. Không chỉ là giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về cách ứng xử giao tiếp với khách hàng cũng như có nhiều tài năng với nhiệt huyết và sức sống trẻ. 3.1.2.4 Điểm yếu Thứ nhất, qui mô vốn và khả năng quản lý còn khá khiêm tốn so với thời kì hội nhập: Đứng giữa cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng nhỏ lẻ trên toàn tỉnh, tuy được đánh giá là ngân hàng mạnh nhưng đứng trong thời kì hội nhập lại thấp hơn nhiều so với các khu vực khác cũng như các Tỉnh lân cận. Còn một số lỗ hổng trong việc quản lý nhân sự. Thứ hai, công nghệ hiện đại chưa được áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống: Ở chi nhánh Sacombank của Huế các thiết bị công nghệ thông tin hầu như là đầy đủ nhưng đa số chưa được phân bố đồng đều cho các phòng giao dịch do qui mô của các phòng còn nhỏ hẹp. Thứ ba, công tác Marketing về sản phẩm dịch vụ chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo điều khác biệt: Sacombank luôn chú trọng trong công tác truyền thông cũng như Marketing các sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên đa số các sản phẩm bị trùng lập về tính năng, chỉ có tên gọi là khác đi, nên việc lôi kéo khách hàng đến thử sử dụng sản phẩm là một điều không dễ dàng. Thứ tư, có định hướng đúng đắn đầu tư cho hoạt động dịch vụ nhưng hiệu quả chưa cao: Các dịch vụ phát sinh khi khách hàng đến gia dịch với ngân hàng. Vậy nên khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở ngân hàng nào thì theo đó sẽ được các dịch vụ đi kèm phục vụ. Muốn thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa phải hấp dẫn được khách hàng để khách hàng lựa chọn sản phẩm cho ngân hàng mình. Đây là một việc làm không dễ và tốn nhiều thời gian công sư. Vậy nên tuy được đầu tư cho dịch vụ tốt nhưng hiệu quả còn chưa cao. 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tiền gửi của Sacombank - Chi nhánh huế Qua phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Sacombank_ Chi nhánh Huế, ta thấy trong những năm 2013 – 2015, ngân hàng đã có những bước thay Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 61 đổi, những cố gắng đáng kể, nổ lực rất lớn trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều vấn đề đáng được quan tâm: Một là, điều đầu tiên mà Sacombank đó là tạo dựng uy tín, hình ảnh và lòng tin đối với khách hàng, là thành tựu lớn nhất mà Sacombank đạt được. Vậy nên điều này phải luôn được giữ vững: Sacombank đã tạo dựng được hình ảnh của mình với nét đặc trưng rất riêng là chào cờ mỗi sáng thứ hai hằng tuần để tưởng niệm và sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó là những công tác xã hội hoạt động lành mạnh vì một cộng đồng tươi sáng, vững mạnh và văn minh hơn như học bổng “ Ươm mầm ước mơ”, chạy việt dã, ngày hội vui khỏe với các hoạt động vui chơi bổ ích Sacombank đã kết nối toàn bộ nhân viên thành một khối cộng đồng lớn với trang phục riêng biệt không lẫn với bất kỳ ai, mỗi nhân viên đều để nhạc chờ điện thoại là bài hát: “ Hành khúc Sacombank” như truyền bá thông điệp cũng như long trung thành của nhân viên với Sacombank. Uy tín và thương hiệu của ngân hàng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cũng như là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Là một trong 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam với những giải thưởng về uy tín thương hiệu, về sản phẩm cũng như các dịch vụ của ngân hàng đã tạo cho Sacombank có một vị thế rất lớn trong thương trường kinh doanh chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, khách hàng mà Sacombank hướng đến là những khách hàng trung và đẳng cấp, chính vì vậy càng đòi hỏi rất lớn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để lôi kéo cũng như tạo nên tính chuyên nghiệp và đẳng cấp cho chính điều mà ngân hàng muốn tạo nên cho khách hàng. Với sự phát triển và đổi mới không ngừng, uy tín cũng như hình ảnh thương hiệu đã in sâu vào lòng khách hàng, điều này đã mang đến cho ngân hàng một khối lượng khách hàng rất lớn và tất nhiên rằng nguồn huy động vốn ngày càng được tăng cao và hiệu quả. Hai là, đa dạng hóa sản phẩm và tính năng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đặc điểm, tập quán tiêu dùng ở địa phương. Chú trọng đến các sản phẩm huy động vốn tiền Trường Đại học Kin tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 62 gửi trung và dài hạn, ngân hàng có thể dùng các sản phẩm dịch vụ đi kèm để thu hút được nguồn vốn này. Ví dụ: Sử dụng chính sách ưu đãi về quà tặng trực tiếp, phiếu tiền mặt, chính sách rút tiền ưu đãi, ưu đãi cộng điểm thưởng cho khách hàng thân thiết...để tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn. Ba là, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Mối quan tâm của tập khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng là thu nhập đem lại từ sản phẩm. Do vậy, một chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt của ngân hàng sẽ là động lực để khách hàng quyết định tiêu dùng sản phẩm của ngân hàng, ngân hàng cần quan tâm điều chỉnh lãi suất có tính đến sự hài hòa giữa lợi ích khách hàng và lợi ích ngân hàng trên cơ sở quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cấp trên. Ví dụ: thương lượng lãi suất tiền gửi với số tiền lớn với khách hàng để lôi kéo khách hàng, tăng lãi suất cho những khách hàng trung thành gửi tiền lâu năm ở ngân hàng, ưu đãilựa chọn chính sách lãi suất chỉ có tăng lên chứ không giảm xuống lãi suất tiền gửi của khách hàng khi qua kì đáo hạn mới cho khách. Bốn là, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hướng đến sự đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Ngoài việc đưa ra các chính sách về sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần phải hoàn thiện, phục vụ tốt hơn các dịch vụ hiện có. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, dịch vụ trên điện thoại, website và internet....Qua đó nhân viên tích cực giới thiệu sản phẩm này đến với khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ những tính năng của dịch vụ,tư vấn cụ thể về những lợi ích và những chính sách ưu đãi đang có để kích thích nhu cầu sử dụng thông qua hình thức như giới thiệu kèm sản phẩm này khi khách hàng thực hiện các giao dịch hay sử dụng các dịch vụ khác tại ngân hàng. Năm là, Với môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay, để một tổ chức có thể tòn tại và phát triển bền vững thì không thể chỉ dựa vào việc bán được sản phẩm, dịch vụ là xong, mà phải làm sao để cho khách hàng trung thành với sản phẩm, dịch vụ mà ta đã cung cấp và tuyệt nhiên họ sẽ trở thành “một nhân viên marketing hiệu quả” cho sản phẩm, dịch vụ đó. Do đó mà ngân hàng cần chú ý đến việc tác động của nhân tố này. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 63 Sacombank Huế nên tập trung hơn nữa vào việc chăm sóc những khách hàng đã sử dụng dịch vụ, bởi nếu những khách hàng này cảm thấy hài lòng về dịch vụ, họ đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thì việc giới thiệu bạn bè, người thân về dịch vụ này cũng là điều dễ hiểu. Đây là tiền đề để lôi kéo những khách hàng khác sử dụng theo. Sáu là, tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm, nên các hoạt động Marketing cần tập trung trên địa bàn hoạt động. Ngân hàng có thể sử dụng các các chương trình Marketing như: Bản tin trên Đài truyền hình, tài trợ trực tiếp cho các chương trình xã hội, tham gia hoạt động từ thiện trên địa bàn, tham gia cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó....Những việc làm này vừa tạo dựng được hình ảnh, uy tín của ngân hàng đối với dân chúng, đồng thời giúp ngân hàng có thể giới thiệu, triển khai các sản phẩm mới hoặc sản phẩm cần định vị tới khách hàng. Bảy là, Ngân hàng nên phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn đầu tư. Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào mọi lĩnh vực nghành nghề, thì sự đáp ứng các hiểu biết về con người trở lên cần thiết hơn. Cũng như nhiều trung tâm tư vấn khác, tư vấn cuả ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh gía phân tích, dự báo các thông tin về tình hình kinh tế, xã hội pháp luật, thị trường giá cả liên quan đến vấn đề đầu tư giúp cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Tuy dịch vụ ủy thác thanh toán hóa đơn là một dịch vụ nhỏ trong chuỗi dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, tuy nhiên đây sẽ là một dịch vụ hứa hẹn mang lại một số lượng vốn lưu động lớn. Bởi khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn duy trì tiền trong tài khoản thanh toán, tạo ra nguồn vốn ngắn hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thêm các khoản thu từ phí duy trì dịch vụ Đồng thời đây là một trong những dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng, do vậy mà sẽ làm hài lòng khách hàng hơi và lôi kéo nhiều hơn nữa khách hàng đến với Sacombank để thực hiện các giao dịch khác. Do đó, Sacombank mà cụ thể là Sacombank chi nhánh Huế nên chú trong hơn nữa trong việc quảng bá dịch vụ này tới tất cả khách hàng và lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 64 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Hoà nhịp vào sự phát triển sôi động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của toàn hệ thống, huy động vốn tiền gửi của Sacombank - Chi nhánh Huế đã khẳng định được vai trò của mình giúp phát triển kinh tế, quay vòng vốn và góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền gửi huy động của chi nhánh ngày càng cao, các khách hàng không chỉ là tư nhân doanh nghiệp quốc doanh mà còn cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sacombank - Chi nhánh Huế đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế hạn chế về tình trạng huy động vốn tiền gửi để có thể đáp ứng cao nhất sự tồn tại và phát triển chung của toàn xã hội. Đồng thời chi nhánh cũng rất trú trọng đến công tác kiểm tra xét duyệt trước khi huy động tiền gửi, theo dõi chặt chẽ các khoản huy động để hạn chế mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn cho trong quay vòng vốn dài hạn của ngân hàng. Nhờ vậy mà chất lượng hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng được nâng cao. Đây là những ý kiến đóng góp về một số giải pháp mở rộng gắn liền với việc nâng cao chất lượng việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế, tôi mong rằng trong tương lai, hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng của chi nhánh sẽ đạt được những thành công hơn nữa, nâng cao mức doanh lợi, nâng cao uy tín cho ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Hơn nữa tôi hi vọng rằng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và đổi mới phát triển toàn diện nền kinh tế nước ta, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế nước ta hoà nhịp vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Bài khoá luận đã được hòan thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.s Phan Thị Thanh Thủy. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian thực tập có hạn nên bài khoá luận còn không ít những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bất cứ ái quan tâm đến đề tài này để bài khoá luận đựơc hoàn thiện. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 65 3.2 Kiến nghị Để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng trực thuộc, hội sở ngân hàng Sacombank cần có các chính sách chung đúng đắn và hợp lý để định hướng phát triển cho các chi nhánh. Một là, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động như hiện nay sẽ rất khó cho các ngân hàng thương mại muốn sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh, vì thế ngân hàng nên chú trọng phát triển các tuyến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại hướng đến sự thuận tiện, đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi gắn với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Hai là, nên đề nghị với ngân hàng cấp trên trang bị thêm về cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để có điều kiện thu thập thông tin, phân tích, kiểm tra và xử lý thông tin được nhánh chóng chính xác. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào giao dịch ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Ba là, thường xuyên mở các cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ, cách ứng xử của nhân viên tại chi nhánh cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn tiền gửi... để thấy được sự quan tâm, mức độ hài lòng và mong muốn của khách hàng đối với ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Bốn là, ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa về chiến lược con người để phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của cán bộ. Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hoá của nghành ngân hàng. chú trọng công tác bồi dưỡng, phát triển nhân sự cũng như chính sách đãi ngộ Trường Đại học Kinh tế Đại ọ Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 66 nhân sự tốt, làm cơ sở, động lực để người lao động cống hiến và tích cực hơn trong công việc, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Năm là, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, một hình ảnh đẹp một cử chỉ nhẹ nhàng, một lời khen đúng lúc, một lá thư cảm ơn, một lãng hoa sinh nhật doanh nghiệp là món quà vô giá thể hiện sự tôn trọng khách hàng làm doanh nghiệp chi nhánh hiểu nhau hơn. Sáu là, nên xây dựng một hình ảnh đẹp của riêng mình truớc công chúng. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác quảng cáo khuyếch trương như tổ chức các hội nghị khách hàng hội thảo khao học để thu nhận được các ý kiến khách quan nhằm có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về các hoạt động của chi nhánh cũng như của khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Minh Đạo (chủ biên) 2007, Marketing căn bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Việt Nam. 2. TS. Nguyễn Thượng Thái (2010), giáo trình Marketing căn bản, nxb Thông Tin Truyền Thông, Việt Nam. 3. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao Động và Xã Hội, Việt Nam. 4. Mark Saunders, Philip Lewis và Adrian Thornhill (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, dịch giả: Nguyễn Văn Dung, NXB Tài Chính, TP.HCM, Việt Nam. 5. Lê Thế Giới và cộng sự (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống Kê, Việt Nam. 6. Trinh Quốc Trung (2009), Marketing ngân hàng, NXB Thống Kê, Việt Nam. 7. Lê Hoàng Nga (2009), Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010 - 2015, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 8. Các trang web: www.sacombank.com; www.dantri.com.vn; www.mbbank.com.vn; www.sbv.gov.vn. 9. Khóa luận của Phạm Thị Minh Khuê: “ Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Phương Đông_ PGD Ngô Quyền”. Trường Đại học Kinh tế Đ i học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh PHỤ LỤC 1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ QUA 3 NĂM 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 I. Tổng nguồn vốn huy động 1,123,208 1,371,831 1,736,041 1.Theo loại tiền 1,123,208 1,371,831 1,736,041 - VND 1,085,586 1,328,640 1,670,231 - Ngoại tệ &Vàng (quy ra VND) 37,622 43,191 65,810 2. Theo tính chất tiền gởi 1,123,208 1,371,831 1,736,041 - Tiền gởi TCKT 111,505 147,791 191,103 + VND 109,294 141,660 172,235 + Ngoại tệ &Vàng (quy ra VND) 2,211 6,131 18,868 - Tiền gởi dân cư 1,011,703 1,224,040 1,544,938 + VND 976,292 1,186,980 1,497,996 + Ngoại tệ &Vàng (quy ra VND) 35,411 37,060 46,942 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013 -2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 A. Tổng thu nhập 138,829 137,120 148,633 - Thu lãi cho vay 78,599 85,238 98,488 - Thu khác hoạt động tín dụng 53,729 44,378 41,707 - Thu Dịch vụ 5,898 6,345 6,525 - Thu KD ngoại tệ 0 14 15 - Thu Khác 602 1,146 1,898 B. Chi phí 113,422 107,683 109,892 - Trả lãi tiền gởi 82,786 74,647 74,299 - Chi phí hoa hồng môi giới 758 832 599 - Chi Dịch vụ 542 455 384 - Chi phí nhân viên 19,263 20,078 21,612 - Chi tài sản 4,054 5,499 5,487 - Chi hoạt động & quản lý công vụ 4,796 3,509 3,322 - Chi Thuế, phí, lệ phí 284 287 274 - Chi khác 939 2,377 3,915 C. Lợi nhuận 25,407 29,437 38,741 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ Anh Nguyễn Đức Vinh (Sinh năm 1983) - Trưởng phòng - Phòng giao dịch Phú Hội cho biết: “ Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn mà đặc biệt là nguồn tiền gửi của ngân hàng. Vói sự lớn mạnh và đổi mới không ngừng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm mang đến tiện ích cho mọi người thì quy mô tăng trưởng của nguồn tiền gửi càng ngày càng cao đặc biệt là từ những cá nhân dân cư trong địa bàn, Huế là nơi khá trầm lắng và cổ kính nên con người nơi đây cũng vậy, họ thường có xu hướng gửi tiết kiệm thay vì đầu tư kinh doanh vì muốn có cuộc sống ổn định” Khi hỏi về các chế độ chính sách cho khách hàng của ngân hàng anh Vinh cho biết thêm răng: “ Ngân hàng rất chú trọng các chính sách chiết khấu cũng như tri ân, chăm sóc khách hàng, ngân hàng luôn nhớ gọi điện thoại chúc mừng sinh nhật, tặng hoa và quà cho khách hàng vào các ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3 hằng năm, bên cạnh đó khi có các chương trình khuyến mãi và có chính sách từ hộ sở chính chuyển về các nhân viên trực tiếp gọi điện thoại cho khách hàng đến nhận hoặc giao quà đến tận nhà khách hàng khiến khách hàng vô cùng thích thú Đối với một số khách hàng lớn và trung thành với ngân hàng, ngân hàng sẽ xem xét để hỗ trợ thêm về lãi suất để khách hàng được nhận sự ưu đãi lớn nhất từ ngân hàng”. Chị Nguyễn Thị Diệu Huyền ( sinh năm 1992) - Chuyên viên tư vấn - Phòng giao dịch Phú Hội cho ý kiến về khó khăn trong công tác huy động vốn: “ Công việc huy động vốn là một công việc đặc biệt quan trọng của ngân hàng, khách hàng thông thường mong muốn được quan tâm và thích được tặng quà khi gửi tiền, thế nhưng đối với ngân hàng mình thì khi nào có đợt phát quà mới được tặng quà cho khách hàng, nên rất khó lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng Sacombank là Trường Đạ học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Thủy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Thanh ngân hàng mạnh và có uy tín lâu đời, sản phẩm chất lượng cao nên khách hàng rất ưu tiên khi sử dụng và trãi nghiệm các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng” Anh Đặng Phước Hải ( Sinh năm 1982) - Chuyên viên khách hàng - Phòng giao dịch Phú Hội cho rằng: “ Ngân hàng Sacombank là một trong những ngân hàng lớn, là một trong 5 ngân hàng phát triển mạnh và uy tín của nước nhà. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế ngày càng phát triển với sự cạnh tranh cao thì ngân hàng càng phải có nhiều giải pháp hơn nữa trong chiến dịch Marketting cũng như chú trọng vào lãi suất các khoản tiền vay và tiền gửi vào ngân hàng. Đặc biệt, khách hàng muốn bảo đảm an toàn số tiền gửi của mình và luôn có suy nghĩ rằng ngân hàng Nhà nước là an toàn nên đa số khách hàng đều gửi vào các ngân hàng đó, nhưng họ không biết rằng ngân hàng nhà nước cũng như tư nhân mà thôi, cũng đều là những ngân hàng cổ phần. Vì vậy, ngân hàng đang từng bước nâng cao chất lượng cũng như khẳng định uy tín của mình trong lòng của khách hàng để khách hàng dành sự tin tưởng cho ngân hàng mình.” Chi Hoàng Thị Hà (Sinh năm 1979) - Phó phòng Giao dịch - Phòng giao dịch Phú Hội : “ Từ ngày bước chân vào Sacombank, đồng hành và nhìn nhận từng bước đi lên và phát triển của ngân hàng tôi đã luôn rất trung thành và chọn một niềm tin yêu với tình yêu Sacombank. Ngân hàng có những đặc trưng không thể nhằm lẫn vào bất kỳ một ngân hàng nào khác cả: đồng phục, huy hiệu, chào cờ mỗi sang thứ hai hằng tuần, thực hiện các hoạt động cộng đồng với những quỹ học bỗng “ ươm mầm ước mơ”, các hoạt động từ thiện mang đến niềm vui cho cả cộng đồng. Vì vậy, Sacombank xứng đáng là sự lựa chọn cho mọi người..” Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hoat_dong_huy_dong_von_tien_gui_cua_ngan_hang_tmcp_sai_gon_thuong_tin_chi_nhanh_hue_4146.pdf
Luận văn liên quan