Ngân hàng nhà nước cần có những quy định chung cho các ngân hàng về việc xây
dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu nhằm xây dựng một sự nhất quán trong chiến
lược xây dựng và phát triển thương hiệu và tránh sự lặp lại, tương tự nhau giữa các
thương hiệu khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, khó phân biệt.
Đẩy nhanh tiến trình áp dụng quy trình, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
trong tất cả các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu. Vì ISO là một trong
các tiêu chuẩn thương mại quan trọng, như một chứng chỉ để tham gia vào thị trường
quốc tế. Đặc biệt là việc quản lý, thông tin hướng vào khách hàng, đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên
thương trường.
Ngân hàng nhà nước cần có một hình thức giải thưởng riêng để tôn vinh, biểu
dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những hoạt động quảng bá thương hiệu
nổi bật, ấn tượng ở thị trường trong nước và quốc tế hay có những đóng góp có
giá trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu chung cho toàn
ngành ngân hàng.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động quảng bá thương hiệu Navibank của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa
Thông tin từ quảng cáo là đầy đủ và chính xác 3.73 -3.334 117 0.001
Nội dung quảng cáo ấn tượng và dễ nhớ 3.72 -4.099 117 0.000
Phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp cận 3.68 -4.237 117 0.000
Tần suất quảng cáo đầy đủ, phù hợp 3.79 -2.940 117 0.004
Quảng cáo mang tính tin cậy cao 3.78 -3.514 117 0.001
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 52
Nhận xét:
Kết quả kiểm định cho thấy: Tất cả các biến trên đều có giá trị sig <0.05, trong
phạm vi mẫu điều tra có cơ sở để bác bỏ H0 chấp nhận H1 hay mức độ đồng ý các ý
kiến trên dưới mức 4 (bởi vì các biến đều có giá trị t<0). Điều đó chứng tỏ rằng, khách
hàng đánh giá chưa cao các biến trong hoạt động quảng cáo hay số lượng khách hàng
lựa chọn ý kiến trung lập và không đồng ý vẫn còn nhiều. Chính vì vậy, ngân hàng cần
tìm hiểu lại xem yếu tố nào ảnh hưởng, khiến cho hoạt động quảng cáo vẫn chưa được
đánh giá cao. Điều này nếu được tiến hành thì hoạt động quảng cáo sẽ giúp ngân hàng
giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết, và từ đó sẽ tăng cường tính hiệu quả
cao hơn trong việc quảng bá thương hiệu ngân hàng NAVIBANK.
- Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Khuyến mãi
Bảng 16: Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Khuyến mãi
Biến
Test value = 4
Mean t df
Mức ý
nghĩa
Ngân hàng có nhiều hình thức khuyến mãi hấp
dẫn, tạo sự khác biệt
3.79 -2.875
117 0.005
Thông tin về khuyến mãi rõ ràng và đúng đắn 3.87 -1.797 117 0.075
Ngân hàng khuyến mãi đầy đủ vào các dịp lễ 3.77 -3.067 117 0.003
Quà tặng khuyến mãi hấp dẫn và có giá trị cao 3.87 -1.707 117 0.092
Chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương
hiệu của ngân hàng
3.67 -4.776
117 0.000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Nhận xét:
Sau khi tiến hành kiểm định, kết quả cho ta thấy rằng: biến “Thông tin về khuyến
mãi rõ ràng và đúng đắn” và “Quà tặng khuyến mãi hấp dẫn và có giá trị cao” đều có
giá trị sig>0.05 chưa có ý nghĩa về mặt thống kê để bác bỏ H0, tức là trong phạm vi
mẫu điều tra ta chấp nhận mức độ đồng ý với các ý kiến này là bằng 4: khách hàng
đánh giá cao hoạt động khuyến mãi của ngân hàng về các thông tin khuyến mãi mà
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 53
ngân hàng cung cấp rất rõ ràng, chính xác và giá trị của các quà tặng khuyến mãi lớn
và hấp dẫn. Điều này chứng tỏ rằng, các thông tin của chương trình khuyến mãi và giá
trị quà tặng được khách hàng chú ý nhất và ngân hàng đã nhận ra điều này nên đã rất
chú ý vấn đề này trong các chương trình khuyến mãi. Do đó đã giúp khách hàng cảm
thấy thích thú mỗi khi tham gia các chương trình khuyến mãi của ngân hàng Nam Việt
chi nhánh Huế.
Bên cạnh đó, có 4 biến con lại của nhóm hoạt động khuyến mãi có kết quả kiểm
định giá trị sig<0.05, trong phạm vi mẫu điều tra có cơ sở để bác bỏ H0 , chấp nhận H1 :
mức độ đồng ý với các ý kiến trên dưới mức 4 (đồng ý) (vì giá trị t ứng vói các biến này
có giá trị <0) điều đó cho thấy rằng: hoạt động khuyến mãi ở ngân hàng hấp dẫn và
được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ nhưng vẫn chưa nâng cao uy tín cho thương
hiệu ngân hàng NAVIBANK nói chung và NAVIBANK chi nhánh Huế nói riêng.
Tuy nhiên, các biến trên đều có giá trị t<0 nên có thể kết luận rằng: các biến
trong nhóm hoạt động khuyến mãi vẫn chưa được khách hàng đánh giá cao. Cụ thể,
hoạt động khuyến mãi của ngân hàng tuy được tổ chức liên tục, có nhiều hình thức hấp
dẫn, tạo sự khác biệt, thông tin rõ ràng nhưng vẫn chưa nâng cao uy tín của ngân hàng.
Ngân hàng nên chú ý điều này để có những giải pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn
nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Quan hệ công chúng
Bảng 17: Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Quan hệ công chúng
Biến
Test value = 4
Mean t df
Mức ý
nghĩa
Ngân hàng thể hiện sự quan tâm đến xã hội 3.86 -2.026 117 0.045
Ngân hàng có nhiều chương trình tài trợ, từ
thiện rộng khắp
3.76 -3.747
117 0.000
Hoạt động xã hội nâng cao uy tín thương
hiệu của ngân hàng
3.81 -3.160
117 0.002
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 54
Nhận xét:
Theo kết quả điều tra được, khi tiến hành kiểm định, thì các biến của nhóm hoạt
động quan hệ công chúng đều có giá trị sig<0.05, trong phạm vi mẫu điều tra có cơ sở
để bác bỏ H0 , chấp nhận H1 : mức độ đồng ý các ý kiến này khác 4 (đồng ý). Tiếp tục
so sánh giá trị t của các biến thì thấy rằng: các biến đều có giá trị t<0 nên có thể nói
rằng: các biến đều có mức độ đồng ý nhỏ hơn 4. Điều này cho thấy rằng, hoạt động
quan hệ công chúng chưa được khách hàng đánh giá cao hay nói rõ hơn đó là: Việc
ngân hàng có những chương trình tài trợ, từ thiện rộng khắp và cá hoạt động thể hiện
sự quan tâm xã hội nhưng chưa được khách hàng cảm nhận tốt, đánh giá cao và chưa
nâng cao được uy tín thương hiệu ngân hàng mình. Chính vì vậy, ngân hàng cần tăng
cường các hoạt động công chúng của mình hơn nữa, cần tổ chức “rầm rộ” hơn để được
các cơ quan báo chí có nhiều bài viết về các hoạt động xã hội của ngân hàng. Từ đó,
các khách hàng sẽ cảm nhận được, có cái nhìn thân thiện và có sự tự hào vì mình là
khách hàng của ngân hàng NAVIBANK, họ cũng cảm thấy hạnh phúc vì cũng góp
một phần vào các hoạt động xã hội mà ngân hàng đang thực hiện. Nếu ngân hàng làm
được điều đó, sẽ tạo ra một lượng lớn khách hàng trung thành với ngân hàng. Đó là
một sự thành công rất tuyệt vời cho ngân hàng.
- Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Marketing trực tiếp
Bảng 18: Kiểm định giá trị trung bình đối với nhóm Marketing trực tiếp
Biến
Test value = 4
Mean
t
df
Mức ý
nghĩa
Giao dịch qua điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp
thời
3.84 -2.411 117 0.017
Điện thoại viên giải đáp thắc mắc một cách
thích đáng
3.90 -1.559 117 0.122
Điện thoại viên lịch sự, nhiệt tình và hiểu biết 3.62 -5.607 117 0.000
Nhân viên cung cấp đầy đủ catalogue, hồ
sơ
4.07 0.917 117 0.361
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 55
Nhận xét:
Từ bảng kết quả kiểm định số liệu điều tra được, ta nhận thấy rằng: hai biến
“Điện thoại viên giải đáp thắc mắc một cách thích đáng” (có sig = 0.122) và “Nhân
viên cung cấp đầy đủ catalogue, hồ sơ” (có sig = 0.36 ). Hai biến trên đều có giá trị
sig>0.05, vì vậy chưa có ý nghĩa về mặt thống kê để bác bỏ H0, tức là trong phạm vi
mẫu điều tra ta chấp nhận mức độ đồng ý với các ý kiến này là bằng 4. Điều này
chứng tỏ rằng, khách hàng đánh giá cao khả năng giải đáp thắc mắc qua điện thoại của
nhân viên NAVIBANK và việc cung cấp đầy đủ hồ sơ, catalog cho khách hàng khi
khách hàng có nhu cầu hay khi giới thiệu một dịch vụ mới nào đó của ngân hàng. Từ
đó, cho thấy rằng, nhân viên NAVIBANK chi nhánh Huế rất chuyên nghiệp trong việc
giải đáp thắc mắc cho khách hàng, nhất là lúc giao dịch qua điên thoại, tạo ra sự thân
thiện và vui vẻ giữa nhân viên và khách hàng, như vậy mới có cơ hội “giữ chân” khách
hàng ở lại lâu hơn với ngân hàng.
Ngoài hai biến được kể trên, hai biến còn lại có sig<0.05, trong phạm vi mẫu
điều tra có cơ sở để bác bỏ H0 , chấp nhận H1 : mức độ đồng ý các ý kiến này khác 4
(đồng ý). Tiếp tục so sánh giá trị t của các biến thì thấy rằng: các biến đều có giá trị
t<0 nên có thể nói rằng: hai biến này có mức độ đồng ý nhỏ hơn 4. Điều đó giúp ta kết
luận rằng: hai tiêu chí trên chưa được đánh giá cao. Chính vì vậy, ngân hàng cần nâng
cao hơn nữa nghiệp vụ cho nhân viên mình chuyên nghiệp hơn, cung cấp đầy đủ thư từ
cho khách hàng sau mỗi lần giao dịch, và nhân viên cần thể hiện sự nhiệt tình, lịch sự
hơn nữa trong mỗi lần gặp gỡ khách hàng. Có như vậy, hoạt động marketing trực tiếp
mà ngân hàng đang thực hiện được khách hàng đánh giá cao, chính điều đó sẽ làm
hoạt động quảng bá hiệu quả hơn và tăng doanh thu cho ngân hàng.
2.2.3.6 Phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các biến quan sát có tác động đến
việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên
cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của
nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích
nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.
a)Kiểm định KMO
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 56
Bảng 19: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.883
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 904.115
Df 136.000
Mức ý nghĩa 0.000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Nhận xét:
Kiểm định KMO là phương pháp nhằm kiểm tra xem mẫu điều tra nghiên cứu có
đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố hay không, đề tài này tiến
hành kiểm định Kaiser Meyer Olkin và kiểm định Barlett. Với kết quả kiểm định
KMO là 0.883 >0.5 và P-value của kiểm định Barlett là 0.000 <0.05 (các biến quan sát
tương quan với nhau trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được
đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng
các kết quả đó.
b) Phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các biến quan sát có tác động đến việc
đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK
Kết quả phân tích nhân tố thu được 15 biến quan sát sau khi loại biến Quà tặng
khuyến mãi hấp dẫn và có giá trị cao và biến Thông tin khuyến mãi rõ ràng và đúng
đắn do có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 đã phân bố trong 4 nhóm tương đối rõ ràng, vì 4 nhóm
này đều có hệ số Eigenvalues lớn hơn 1. Mặt khác, tổng phương sai trích của 4 nhóm
này là 66.911, tức là nó giải thích được 66.911% sự đánh giá của hoạt động quảng bá
thương hiệu ngân hàng.
Nhìn vào bảng, tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.5, và mỗi biến nằm trong
một nhóm nhất định, nên ta kết luận rằng đây là kết quả cuối cùng của quá trình phân
tích nhân tố khám phá EFA, với việc loại ra 2 biến khỏi mô hình, làm giảm từ 17 biến
quan sát xuống còn 15 biến.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 57
Bảng 20: Phân tích nhân tố
Ma trận xoay nhân tố
STT Quan sát Nhân tố
1 2 3 4
1 Nội dung quảng cáo ấn tượng và dễ nhớ 0.812
2 Tần suất quảng cáo đầy đủ, phù hợp 0.727
3 Phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp cận 0.716
4 Quảng cáo mang tính tin cậy cao 0.678
5 Thông tin từ quảng cáo là đầy đủ và chính xác 0.564
6 Giao dịch qua điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp thời 0.851
7 Điện thoại viên giải đáp thắc mắc một cách thích
đáng
0.815
8 Nhân viên cung cấp đầy đủ catalog, hồ sơ 0.775
9 Điện thoại viên lịch sự, nhiệt tình và hiểu biết 0.620
10 Ngân hàng thể hiện sự quan tâm đến xã hội 0.779
11 Ngân hàng có nhiều chương trình tài trợ, từ thiện
rộng khắp
0.679
12 Hoạt động xã hội nâng cao uy tín thương hiệu của
ngân hàng
0.676
13 Ngân hàng khuyến mãi đầy đủ vào các dịp lễ 0.857
14 Chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương
hiệu của ngân hàng
0.629
15 Ngân hàng có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn,
tạo sự khác biệt
0.620
Eigenvalues 6.579 1.307 1.137 1.013
Phuơng sai 19.836 19.676 14.808 12.590
Phương sai trích % 19.836 39.512 54.321 66.911
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 58
2.2.3.7 Phân tích các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá của khách hàng về
hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK tại ngân hàng TMCP Nam Việt chi
nhánh Huế
Để thấy được các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá hoạt động quảng
bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế, đề tài đã
đưa năm tiêu chí đánh giá vào mô hình hồi quy Regression Stepwise như những biến
độc lập và đánh giá cao hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của Ngân hàng
TMCP Nam Việt chi nhánh Huế làm biến phụ thuộc.
Bảng 21: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giá
hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của Ngân hàng Nam Việt
chi nhánh Huế
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered
Variables
Removed Method
1 dien thoai vien,lich su nhiet
tinh va co hieu biet .
Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-
enter <= .050, Probability-of-F-to-remove
>= .100).
2 hoat dong xa hoi nang cao uy
tin thuong hieu ngan hang .
Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-
enter <= .050, Probability-of-F-to-remove
>= .100).
3 phuong tien quang cao phong
phu va de tiep can .
Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-
enter <= .050, Probability-of-F-to-remove
>= .100).
4 chuong trinh khuyen mai the
hien uy tin thuong hieu ngan
hang
.
Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-
enter <= .050, Probability-of-F-to-remove
>= .100).
5 giao dich qua dien thoai, thu tu
day du va kip thoi .
Stepwise (Criteria: Probability-of-F-to-
enter <= .050, Probability-of-F-to-remove
>= .100).
a. Dependent Variable: danh gia cao phuong thuc quang ba thuong hieu cua NAVIBANK hue
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 59
Model Summaryf
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of the
Estimate Durbin-Watson
1 .617a .381 .376 .52087
2 .722b .522 .514 .45983
3 .764c .584 .573 .43078
4 .795d .633 .620 .40665
5 .807e .651 .636 .39785 1.925
a. Predictors: (Constant), dien thoai vien,lich su nhiet tinh va co hieu biet
b. Predictors: (Constant), dien thoai vien,lich su nhiet tinh va co hieu biet, hoat dong xa hoi
nang cao uy tin thuong hieu ngan hang
c. Predictors: (Constant), dien thoai vien,lich su nhiet tinh va co hieu biet, hoat dong xa hoi
nang cao uy tin thuong hieu ngan hang, phuong tien quang cao phong phu va de tiep can
d. Predictors: (Constant), dien thoai vien,lich su nhiet tinh va co hieu biet, hoat dong xa hoi
nang cao uy tin thuong hieu ngan hang, phuong tien quang cao phong phu va de tiep can,
chuong trinh khuyen mai the hien uy tin thuong hieu ngan hang
e. Predictors: (Constant), dien thoai vien,lich su nhiet tinh va co hieu biet, hoat dong xa hoi
nang cao uy tin thuong hieu ngan hang, phuong tien quang cao phong phu va de tiep can,
chuong trinh khuyen mai the hien uy tin thuong hieu ngan hang, giao dich qua dien thoai, thu
tu day du va kip thoi
f. Dependent Variable: danh gia cao phuong thuc quang ba thuong hieu cua NAVIBANK hue
Coeficients (a)
Model
Unstandardized
Coeficients
Standardized
Coeficients
t Sig Collinearity
Statistics
B Std.Error Beta Tolerance VIF
5.
(Constant)
Dien thoai vien lich su,
nhiet tinh, co hieu biet
Hoat dong xa hoi nang cao
uy tin thuong hieu ngan hang
Phuong tien quang cao
phong phu và de tiep can
Chuong trinh khuyen mai
the hien uy tin thuong hieu
ngan hang
Giao dich qua dien thoai,
thu tu day du và kip thoi
.065
.198
.261
.208
.184
.171
.270
.064
.066
.051
0.54
.069
.221
.265
.260
.209
.178
-.241
3.065
3.979
4.070
3.385
2.460
.810
.003
.000
.000
.001
.015
.596
.702
.762
.813
.594
1.677
1.425
1.312
1.229
1.683
a Dependent Variable: danh gia cao phuong thuc quang ba thuong hieu cua NAVIBANK hue
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra, 2012)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 60
Đặt tên các nhân tố:
- Điện thoại viên lịch sự, nhiệt tình và có hiểu biết đặt thành: DTV Nh.tinh
- Hoạt động xã hội nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng đặt thành: QHCC tang
uy.tin
- Phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp cận đặt thành: P.tien QC
- Chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương hiệu ngân hàng đặt thành: KM
tăng uy.tin
- Giao dịch qua điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp thời đặt thành:GD d.thoai va thu
- Đánh giá cao phương thức quảng bá thương hiệu của NAVIBANK Huế đặt
thành: Danh gia chung
Với tiêu chuẩn chọn lựa một biến để đưa vào mô hình là xác suất của thống kê F ≤
0.05 và tiêu chuẩn để đưa một biến ra khỏi mô hình là xác suất của thống kê F ≥ 0.10,
qua 05 bước thực hiện, phương pháp Regression Stepwise chọn ra 05 nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu
NAVIBANK đó là: điện thoại viên lịch sự, nhiệt tình và có hiểu biết; hoạt động xã hội
nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng; phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp
cận; chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương hiệu ngân hàng; giao dịch qua
điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp thời. Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định
với hằng số a = 0.065, các β tương ứng lần lượt là: 0.198, 0.261, 0.208, 0.184, 0.171,
cụ thể như sau:
Danh gia chung = 0.065 + 0.198 DTV Nh.tinh + 0.261QHCC tang uy.tin +
0.208P.tien QC + 0.184 KM tăng uy.tin + 0.171 GD d.thoai va thu
Các kết quả thống kê liên quan đến mô hình được tóm tắt tại bảng 21. Toàn bộ kết
quả xử lý thống kê qua các bước được trình bày ở phụ lục 2.14
Với kết quả trên cho thấy, các yếu tố được chọn trong mô hình có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu
NAVIBANK Huế. Khách hàng không chỉ quan tâm đến hoạt động công chúng của
ngân hàng mà còn quan tâm đến việc hoạt động này có nâng cao uy tín thương hiệu
của ngân hàng hay không. Do đó, các hoạt động xã hội của ngân hàng làm nâng cao uy
tín thương hiệu ngân hàng là quan trọng hơn cả. Chính vì vậy: Nếu ngân hàng chú
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 61
trọng hoạt động cộng đồng sao cho nó nâng cao được uy tín thương hiệu thì việc đánh
giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK Huế sẽ tăng lên
0.261 điểm. Tiếp tục nhìn vào mô hình hồi quy ta sẽ thấy: nếu như ngân hàng lựa chọn
phương tiện quảng cáo phù hợp, đa dạng và dễ tiếp cận thì khách hàng sẽ đánh giá
hoạt động quảng bá thương hiệu cao hơn 0.208 điểm. Với cách giải thích tương tự,
chúng ta sẽ thấy rõ ý nghĩa của hoạt động khuyến mãi làm nâng cao uy tín thương hiệu
ngân hàng, giao dịch qua điện thoại, thư từ đày đủ và kịp thời của ngân hàng và điện
thoại viên lịch sự, nhiệt tình, có hiểu biết đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt
động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh
Huế.
Với giá trị β0 = 0.065 chứng tỏ các yếu tố nằm ngoài mô hình vẫn tác động đến
việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng bá thương hiệu nhưng mức độ rất
nhỏ và với mức ý nghĩa α = 0.05, chúng không có mối quan hệ tuyến tính. Điều này có
nghĩa là ngân hàng phải chú trọng hơn vai trò của các biến có ảnh hưởng lớn trong
việc đánh giá hoạt động quảng bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng TMCP
Nam Việt chi nhánh Huế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 62
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP
NAM VIỆT CHI NHÁNH HUẾ
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Định hướng phát triển thương hiệu ngân hàng NAVIBANK
Ngày nay, khái niệm “thương hiệu” đã phát triển và có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng. Thương hiệu không chỉ là logo, quảng cáo
mà nó là những giá trị được khách hàng cảm nhận và ghi nhận. Thương hiệu nằm trong
tâm trí của khách hàng và sẽ trường tồn nếu được dày công xây dựng.
Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là
làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, những hoạt động này vẫn
được xem là những hoạt động xương sống của một ngân hàng. Điều đó có nghĩa là
một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi
tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch. Từ đó người ta đặt ra một câu
hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi
tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa
chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của
nhóm khách hàng mục tiêu.
Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đặc biệt khi thị trường tài
chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố
mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá
nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế.
Ngân hàng NAVIBANK được hình thành theo loại hình ngân hàng TMCP đã có
những bước phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Sự phát triển này thể hiện qua
tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Cơ
cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi suất trong
tổng thu nhập có xu hướng tăng lên. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại không
ngừng phát triển đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình sản
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 63
phẩm truyền thống như vay vốn trả góp mua ô tô, dịch vụ mua nhà trả góp, cũng đã
xuất hiện các sản phẩm dịch vụ hiện đại khác như lưu ký chứng khoán, thanh toán bù
trừ chứng khoán, ngân hàng giám sát, nghiệp vụ bao thanh toán, nghiệp vụ hoán đổi và
quyền chọn, quản lý vốn, dịch vụ ngân hàng Internet Banking, Mobile Banking, thẻ tín
dụng, Không những thế, ngân hàng còn chú trọng đến việc tăng cường các tiện ích
của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp.
Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần dần
tạo lập được những nhân tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống
ngân hàng Nam Việt. Bên cạnh đó, ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương
hiệu cho mình, như thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng
và các chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ
họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu.
Sự đổ vỡ hàng loạt của các thương hiệu ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa
qua đã rút ra một bài học lớn cho các ngân hàng muốn trụ vững để có thể song hành
cùng nền kinh tế vượt qua điểm uốn của chu kỳ suy thoái là “các ngân hàng trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam cần xây dựng thương hiệu của ngân hàng mình phải có
điểm khác biệt, độ nhận diện cao và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng
lúc vừa xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng” và đây cũng là định hướng quan
trọng trong việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng Nam Việt trong thời gian tới.
Theo đó các định hướng xây dựng thương hiệu của ngân hàng phải đạt được mục tiêu:
- Phải xác định được giá trị cốt lõi và định vị được thương hiệu của ngân hàng
NAVIBANK trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Nhất thể hóa được hình ảnh của ngân hàng bằng hệ thống nhận diện nhất định,
nhằm thể hiện những giá trị cốt lõi của ngân hàng.
- Nhất thể hóa ý chí và hành động của cán bộ và lãnh đạo ngân hàng trong việc
thể hiện ra bên ngoài hình ảnh của ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu này, chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải có mối
quan hệ qua lại mật thiết với định hướng xây dựng thương hiệu để đạt được mục tiêu
cao nhất lâu dài, vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình ngân hàng
phải đảm bảo:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 64
- Lợi nhuận ngân hàng phải tăng trưởng vững chắc nhằm tạo sự tin cậy cho
khách hàng và ngân hàng có khả năng duy trì các hoạt động quảng bá thương hiệu
được liên tục.
- Khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định.
- Các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng được chấp nhận nhanh chóng trên
trên thị trường.
Bên cạnh đó, để đưa ra các định hướng xây dựng thương hiệu có hiệu quả, ngân
hàng Nam Việt cần :
- Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu hiện
tại trên thị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển thương hiệu sau
này và cũng giúp ích cho chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp;
- So sánh nhóm khách hàng của ngân hàng với thị trường của ngân hàng và khả
năng cạnh tranh của ngân hàng để lựa chọn và phát triển thương hiệu một cách thích
hợp nhất với mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng
thì mới có cơ hội tồn tại. Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt
- Phát triển và mở rộng năng lực vốn có của ngân hàng để tạo lòng tin với khách
hàng và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ phát huy thế mạnh của mình. Chỉ những
ngân hàng tạo dựng được niềm tin với khách hàng mới duy trì được sự gắn bó, lòng
trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Và chỉ có lòng trung thành
của khách hàng mới giúp ngân hàng đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
- Xây dựng Sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của
thương hiệu; thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu tượng
thương hiệu, cấu trúc thương hiệu; xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản
lý và phát triển thương hiệu
- Ngoài ra, NHTM Nam Việt cần tiến hành định giá thương hiệu. Đây là công
việc vô cùng quan trọng để khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Tóm lại, việc định hướng xây dựng thương hiệu ngân hàng hiện nay là rất cần
thiết, ngân hàng TMCP Nam Việt chỉ có thể có thương hiệu uy tín trên thị trường cả
nước và quốc tế khi các ngân hàng chi nhánh ở các tỉnh thành trong hệ thống ngân
hàng tạo dựng được thương hiệu tốt cho mình. Để có được thương hiệu tốt, thì ngân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 65
hàng phải xác định được những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị cốt lõi của ngân hàng mà
biểu hiện của nó là “sự tin cậy của khách hàng” đối với các hoạt động của ngân hàng,
phải tạo cho khách hàng của mình một hình ảnh tốt về ngân hàng, không chỉ qua các
tiêu chí về lợi nhuận, qui mô hoạt động, số lượng khách hàng tăng ổn định, các sản
phẩm dịch vụ được được xã hội nhanh chóng chấp nhận mà còn phải:
- Ngân hàng gần gũi với khách hàng của mình, qua hành vi ứng xử, đồng phục
nhân viên, phong cách giao tiếp
- Tối đa hóa giá trị cá nhân của khách hàng, qua việc quản lý thông tin khách
hàng, thăm hỏi khách hàng nhân ngày sinh nhật hoặc ngày lễ lớn của dân tộc
- Tạo ra những tiện ích sản phẩm dịch vụ tốt nhất, độc đáo nhất, sản phẩm của
ngân hàng có thể đem lại cho khách hàng một giá trị nhất định
- Giảm chi phí về tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý cho khách hàng khi
tham gia thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
3.1.2 Các tồn tại trong hoạt động quảng bá thương hiệu và nguyên nhân
Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay và sự phát triển bùng nổ của nền kinh
tế trong nước tạo ra những cơ hội lớn cho ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế
nhưng nó cũng tạo ra những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng:
- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong nước và quốc tế khiến cho ngân
hàng phải luôn luôn làm mới mình và khẳng định thương hiệu mình trong mắt khách
hàng. Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường mà còn gây nhiều khó
khăn trên nhiều khía cạnh hơn cho thương hiệu, điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ
đứng cho thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, một số đối thủ cạnh tranh sẵn
sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự
mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện
một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ phương thức hoạt động nào đang đạt
được sự thành công.
- Nhìn chung các thương hiệu ngân hàng Viêt Nam còn quá mờ nhạt trên thế giới
và ngân hàng TMCP Nam Việt cũng không ngoại lệ.
- Chi phí cho việc quảng bá thương hiệu ngày càng tăng cao khiến ngân hàng cần
phải cân nhắc khi quyết định quảng bá hình ảnh tránh lãng phí.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 66
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngân hàng phải liên tục cập nhật
những tiến bộ đó vào các hoat động của ngân hàng.
- Trong thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm của ngân hàng đang ở xu
hướng bão hòa nên mức độ trung thành của khách hàng ngày càng giảm trong nhiều
chủng loại sản phẩm.
- Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán. Ngày nay, một danh
mục dài với nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, quảng
cáo trên Internet, marketing trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng
tạo và thực hiện hằng ngày. Việc làm thế nào để các thông điệp được gởi đi qua những
phương tiện truyền thông này không làm suy yếu thương hiệu và có thể tạo được tiếng
vang đang trở thành một thách thức thật sự đối với tất cả các ngân hàng đang hoạt
động ở thị trường Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Nam Việt nói riêng.
Những khó khăn trên chính là nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong hoạt
động quảng bá thương hiệu ngân hàng. Các tồn tại trong hoạt động quảng bá thương
hiệu của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế:
- Nhìn chung, nguồn nhân lực về hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn còn non
trẻ và chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm đúng
mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về quảng bá thương
hiệu. Chính điều này đã làm cho nội dung quảng bá thương hiệu của một số chi nhánh
chưa hấp dẫn, chưa chuyên nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.
- Chi phí của các NHTM cho hoạt động quảng bá thương hiệu phải nằm trong
giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ Tài Chính quy định. Thực tế tỷ lệ này là quá thấp so với
thông lệ quốc tế. Và cũng có những thời điểm việc chi cho hoạt động quảng bá của
ngân hàng vẫn còn mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí chứ chưa hoàn toàn
vì mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả.
- Các hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn chưa được ngân hàng chú trọng phát
triển một cách quy mô và chưa có một chiến lược phát triển rõ ràng. Chính vì vậy, các
hoạt động chưa được khách hàng đánh giá cao và từ đó hiệu quả các hoạt động đem lại
cho ngân hàng không đạt như mong muốn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 67
- Một thực trạng tồn tại đó là sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động quảng bá
thương hiệu giữa Hội sở chính với các chi nhánh. Chính sự chồng chéo này đôi khi
không những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động quảng bá thương hiệu của
ngân hàng mà còn có sự phản tác dụng không mong muốn.
3.2 Các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu cho ngân
hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế
Kết hợp giữa mục tiêu và kết quả sau khi tiến hành phân tích hoạt động quảng bá
thương hiệu NAVIBANK của Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế, với đối
tượng nghiên cứu là khách hàng cá nhân của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế, đề
tài xin đề xuất một số giải pháp sau đây :
3.2.1 Giải pháp cho hoạt động quảng cáo
Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu đến
khách hàng. Nó cung cấp những thông tin và tạo dựng dần dần hình ảnh uy tín về ngân
hàng trong tâm trí khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần quan tâm các
vấn đề sau:
- Thông tin mà các quảng cáo của ngân hàng muốn chuyển tải tới khách hàng
cần phải cô đọng mà đầy đủ những thông tin mà ngân hàng muốn khách hàng biết.
- Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khách hàng đã bắt đầu “phát
ngán” với các quảng cáo thì ngân hàng cần phải tạo ra sự sáng tạo và mới lạ thông qua
nội dung thể hiện hay trong hình thức của các hoạt động. Nếu làm được vậy, khách
hàng sẽ có một sự nhận biết trong tâm trí khách hàng hay khả quan hơn là chú ý hơn
đến thương hiệu NAVIBANK.
- Thông điệp quảng cáo cần phải tạo được điểm nhấn, tạo được sự tò mò hay kích
thích khách hàng phải suy nghĩ về đoạn quảng cáo của ngân hàng. Như vậy, quảng cáo
của ngân hàng mới được khách hàng nhớ lâu hơn và ấn tượng hơn.
- Từ đó, nếu ngân hàng đưa ra được một tần suất quảng cáo phù hợp với công
chúng, khách hàng bằng cách xác định số lần phát sóng trong ngày, thời lượng một
chương trình này bao nhiêu là vừa đủ mà không gây cho khách hàng cảm thấy rườm
rà, chán nản thì hiệu quả hoạt động quảng cáo sẽ tăng lên rất nhiều.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 68
- Người dân thường có tâm lý “quảng cáo nói láo để ăn tiền” nên ngân hàng cần
phải đưa ra nội dung rõ ràng, đúng như thực tế hiện tại của ngân hàng để khách hàng
có sự tin tưởng cao đối với ngân hàng.
Không những thế, hoạt động quảng cáo cần phải chú ý hơn nữa đến phương tiện
quảng cáo sao cho thật phong phú và dễ tiếp cận. Bởi vì đây là tiêu chí của nhóm hoạt
động quảng cáo ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng
bá thương hiệu NAVIBANK của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế. Chính vì vậy,
cần phải có một sự lựa chọn kĩ lưỡng về phương tiện quảng cáo sao cho khách hàng dễ
dàng tiếp cận nhất và đạt hiêu quả cao nhất.
3.2.2 Giải pháp cho hoạt động khuyến mãi
Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn dưới nhiều hình thức để khuyến khích
dùng thử hay mua một sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến
sản phẩm, hình ảnh của ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động khuyến mãi đóng vai trò
quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu. Với nhóm giải pháp này, đề tài xin lần
lượt đề xuất những giải pháp liên quan hoạt động này:
- Chương trình khuyến mãi bao giờ cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của khách
hàng nhưng nếu như hình thức khuyến mãi ở các ngân hàng đều na ná giống nhau thì
sẽ không tạo cảm giác muốn tìm hiểu thêm về nó. Do vậy, ngân hàng cần đưa ra hình
thức khuyến mãi độc đáo, mới mẻ để tạo sự thích thú, hấp dẫn cho khách hàng.
- Ngân hàng cần phải đưa các nội dung liên quan đến chương trình khuyến mãi
đầy đủ, rõ ràng và sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng về chương trình này.
Không những thế, ngân hàng cần phải phổ biến rộng khắp trên các phương tiện thông
tin đại chúng để khách hàng biết nhiều hơn, rõ hơn mà không cần phải lên tận ngân
hàng mới được biết.
- Ngân hàng NAVIBANK chi nhánh Huế cần tăng cường hơn nữa các chương
trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng
trong ngắn hạn. Ngoài ra, ngân hàng cần phải tận dụng các dịp lễ của cả nước hay là
một ngày có ý nghĩa đối với ngân hàng như 8/3, 30/4, Tết, kỉ niệm ngày thành lập chi
nhánhđể tiến hành các chương trình khuyến mãi như một dịp để tri ân khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 69
- Chương trình khuyến mãi sẽ kích thích một lượng lớn khách hàng tiêu dùng các
sản phẩm của ngân hàng nếu ngân hàng biết cách đưa ra chương trình hấp dẫn và áp
dụng nó một cách linh hoạt.
- Không những thế, ngân hàng cần phải đưa ra quà tặng khuyến mãi phải phù hợp
hơn với đối tượng khách hàng tham gia chương trình.
- Chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương hiệu của ngân hàng có mức độ
ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá của khách hàng về thương hiệu NAVIBANK Huế.
Do đó, ngân hàng cần phải có sự nhất quán, chuyên nghiệp trong việc thực hiện
chương trình khuyến mãi.
3.2.3 Giải pháp cho hoạt động quan hệ công chúng
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng triển khai hoạt động PR về ngân hàng mình đến
khách hàng nhằm mục đích làm cho khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng mình đang
sử dụng các dịch vụ, nhận thấy được ưu điểm của ngân hàng cũng như biết được lợi
ích của ngân hàng đem lại và tạo được ấn tượng tốt giúp tác động đến khả năng sử
dụng dịch vụ của ngân hàng cao hơn. Chính vì vậy, ngân hàng cần có sự quan tâm đặc
biệt tới hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng bằng cách:
- Các hoạt động quan hệ cộng đồng của ngân hàng cần thể hiện hơn nữa sự quan
tâm đến xã hội bằng nhiều hình thức và mức độ tham gia thường xuyên hơn để khách
hàng cảm nhận được điều này.
- Hoạt động tài trợ, từ thiện của ngân hàng không phải chỉ thực hiện ở khu vực
ngân hàng đặt trụ sở mà cần phải rộng khắp và thực hiện theo tiêu chí: ở đâu có khó
khăn mà ngân hàng có khả năng giúp được thì sẽ tham gia giúp đỡ ngay.
- Các hoạt động xã hội của ngân hàng chưa ảnh hưởng mạnh tới cộng đồng nên
ngân hàng cần phải khắc phục ngay. Bởi vậy, các hoạt động xã hội cần phải làm sao
tạo được tiếng vang lớn bởi hoạt động rộng khắp hay tính thiết thức của nó
- Ngân hàng muốn tạo dựng niềm tin qua các hoạt động xã hội thì việc thực hiện
các hoạt động này cần phải thực hiện như những gì ngân hàng đã cam kết với nhà tài trợ
hay tổ chức nào đó. Không những thế, ngân hàng cần hiết lập tốt mối quan hệ với các cơ
quan Chính phủ, các nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến ngân hàng để họ có thể
truyền đạt được thông điệp của ngân hàng thông qua phát ngôn của mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 70
- Các hoạt động quan hệ công chúng cần được triển khai sao cho nâng cao hơn nữa
uy tín thương hiệu NAVIBANK bởi nó tác động lớn nhất đến việc đánh giá của khách
hàng về hoạt động quang bá thương hiệu của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế.
3.2.4 Giải pháp cho hoạt động marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp thu hút rất nhiều nhà làm marketing bởi nó mang về những
hiệu quả tích cực đó là nó có thể được đo lường một cách trực tiếp các thông tin thị
trường, các phản hồi trực tiếp của khách hàng, tạo lập và duy trì mối quan hệ với
khách hàng Chính vì vậy, ngân hàng nên tập trung phát triển hơn nữa hoạt động này
để tạo dấu ấn mạnh trong tâm trí khách hàng.
Qua kết quả điều tra được, ngân hàng cần phải đưa ra giải pháp phù hợp hơn để
tận dụng niềm tin, thông qua các mối quan hệ để lôi kéo, chăm sóc khách hàng tốt hơn
khiến cho khách hàng cảm thấy an tâm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng. Cụ thể như sau :
- Mỗi khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, muốn giới thiệu một sản phẩm mới
nào hay một chương trình khuyến mãi nào, cần phải có đầy đủ tài liệu để tăng thêm sự
tin tưởng của khách hàng.
- Ngoài ra, nhân viên ngân hàng cần phải giải đáp thắc mắc cho khách hàng kịp
thời và chính xác đối với mọi hình thức. Bởi vì những lúc mà khách hàng bức xúc hay
có những thắc mắc không giải thích được mà nhân viên ngân hàng có thể giúp họ giải
quyết thì niềm tin và sự tin tưởng mà họ dành cho ngân hàng là rất cao.
- Nhân viên ngân hàng thường xuyên giao dịch với khách hàng qua điện thoại
nên cần phải có khả năng giao tiếp qua điện thoại chuyên nghiệp, nhanh nhẹn nắm bắt
tâm lý của khách hàng, cần thể hiện sự lịch sự, nhiệt tình, hiểu biết. Bởi vì các tiêu chí
này có mức độ tác động mạnh đến việc đánh giá chung của khách hàng về thương hiệu
NAVIBANK nên ngân hàng cần có những khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên của
mình về kĩ năng giao tiếp qua điện thoại, thư từ,kĩ năng giải đáp thắc mắc, xử lí các
tình huống giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả và việc thể hiện sự hiểu biết,
lịch sự như thế nào để khách hàng hiểu rõ hơn và có niềm tin hơn đối với ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 71
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận
1.1.1 Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng về các hoạt động quảng bá
thương hiệu NAVIBANK thông qua hoạt động quảng bá thương hiệu của
NAVIBANK
- Nhận biết qua logo, slogan:
Khách hàng ít nhớ rõ logo và slogan của ngân hàng, hầu như họ chỉ nhớ nếu
được nhân viên gợi ý, nhắc nhở.
Logo của ngân hàng NAVIBANK được khách hàng nhớ rõ hơn slogan. Điều này
chứng tỏ mức độ khách hàng nhận biết thương hiệu NAVIBANK qua logo cao hơn
slogan. Vì vậy, ngân hàng phải có chiến lược quảng bá sao cho khách hàng nhớ về
slogan của ngân hàng nhiều hơn.
-Nhận biết qua màu sắc:
Mỗi thương hiệu đều gắn liền với một màu sắc nhất định và màu sắc giúp người
ta dễ dàng ghi nhớ hơn, bởi đó là đặc trưng, tạo nên sự khác biệt cho mỗi thương
hiệu. Tuy một số ít khách hàng cũng bị nhầm lẫn hoặc không nhớ màu sắc gắn liền
với thương hiệu NAVIBANK do có quá nhiều ngân hàng trên thị trường làm cho họ
khó nhớ rõ nhưng đó chỉ là số ít, còn phần lớn đều nhớ rõ màu sắc gắn liền với
thương hiệu Nam Việt đó là màu xanh lá cây. Điều này là một sự thành công rất lớn
đối với ngân hàng vì khách hàng đã nhận diện được thương hiệu thông qua màu sắc
của thương hiệu.
- Nhận biết qua các hoạt động quảng bá thương hiệu
Khách hàng biết khá nhiều về các hoạt động quảng bá thương hiệu của ngân hàng
đang thực hiện, chứng tỏ việc ngân hàng thực hiện các hoạt động này cũng thường
xuyên, liên tục và tác động mạnh đến khách hàng. Hoạt động này giúp khách hàng biết
đến thương hiệu NAVIBANK ngày càng nhiều hơn, hiểu rõ hơn. Chính vì vậy, mức
độ nhận biết thương hiệu của khách hàng thông qua hoạt động quảng bá này đạt hiệu
quả khá cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 72
1.1.2 Đánh giá tác động của các hoạt động quảng bá thương hiệu của NAVIBANK
chi nhánh Huế đến nhận thức của khách hàng
- Về hoạt động quảng cáo
Khách hàng đánh giá khá cao hoạt động này, tuy nhiên vẫn còn nhiều khách hàng
lựa chọn phương án chưa đồng ý hoặc trung lập đối với các tiêu chí. Hoạt động này
cung cấp những thông tin về ngân hàng và giúp khách hàng ghi nhớ, nhắc nhở họ và
“làm thuộc” hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí họ. Không những thế, các hoạt động
quảng cáo cũng giúp ngân hàng tạo dựng niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng dành
cho thương hiệu. Từ những tác động trên, ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong việc
xây dựng các chương trình quảng cáo có hiệu quả cao để phát huy tính năng quảng bá
của công cụ này về thương hiệu NAVIBANK.
- Về hoạt động khuyến mãi
Tuy khách hàng đánh giá chưa cao hoạt động khuyến mãi của ngân hàng Nam
Việt nhưng nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động quảng bá thương hiệu của ngân hàng,
nhất là trong ngắn hạn. Hoạt động này nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng và từ đó chú ý đến hình ảnh, thương hiệu ngân hàng.
Chính vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn hoạt động này, đưa ra những hình thức
khuyến mãi thích hợp hơn, giá trị quà tặng khuyến mãi hấp dẫn hơn và tổ chức thường
xuyên, liên tục nhằm đạt được hiệu quả tối đa về quảng bá thương hiệu khi tiến hành
hoạt động này.
- Về hoạt động quan hệ công chúng
Hoạt động quan hệ công chúng được khách hàng đánh giá khả quan qua nhiều tiêu
chí chứng tỏ hoạt động PR này của ngân hàng NAVIBANK giúp cho khách hàng hiểu
rõ hơn về ngân hàng, nhận thấy được ưu điểm của ngân hàng cũng như biết được lợi
ích của ngân hàng đem lại cho xã hội và tạo được ấn tượng tốt trong tâm trí khách
hàng. Đây cũng là một thành công rất đáng mừng đối với NAVIBANK chi nhánh
Huế.
- Về hoạt động Marketing trực tiếp
Các tiêu chí của hoạt động này được khách hàng đánh giá khá cao và nhìn một
cách tổng quát, đây là hoạt động này được khách hàng đánh giá cao nhất. Hoạt động
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 73
này giúp tạo lập, duy trì các mối quan hệ, khách hàng được đáp ứng mọi nhu cầu cá
nhân và được giải đáp thắc mắc tận tình và tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về ngân
hàng trong tâm trí khách hàng. Chính vì vậy, nhận thấy mức độ tác động mạnh mẽ của
hoạt động này đến nhận thức của khách hàng, ngân hàng phải phát huy hơn nữa hoạt
động này, tạo ra những chương trình mới tốt hơn, hiệu quả hơn để tạo sự tin tưởng
tuyệt đối của khách hàng đối với ngân hàng.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, hoạt động quảng bá thương hiệu của
NAVIBANK đã được khách hàng đánh giá tốt và khá ấn tượng với hoạt động này.
Không những thế, nó cũng tác động mạnh mẽ đến nhận thức của khách hàng đối với
ngân hàng. Chính vì vậy, trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và
cũng có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế, muốn tồn tại
được, NAVIBANK phải tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu của mình trên
nhiều phương tiện khác nhau để có nhiều người biết đến ngân hàng, có ấn tượng tốt
với ngân hàng ở một phương diện nào đó, có như vậy mới dần chiếm được thị phần
cao ở thị trường Thừa Thiên Huế.
1.1.3 So sánh hoạt động quảng bá thương hiệu nào của NAVIBANK ảnh hưởng
nhiều nhất dưới góc độ người tiêu dùng
Tiêu chí: các hoạt động xã hội của ngân hàng làm nâng cao uy tín thương hiệu
ngân hàng là ảnh hưởng nhất đối với việc đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng
bá thương hiệu NAVIBANK của Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Huế. Chính
vì vậy, ngân hàng cần có chiến lược phù hợp và hiệu quả cho việc triển khai hoạt động
quan hệ công chúng sao cho nó tăng cường uy tín cho thương hiêu ngân hàng để từ đó
khách hàng có sự đánh giá lạc quan đối với hoạt động quan hệ công chúng.
Ngoài tiêu chí trên, thì có 04 tiêu chí khác cũng ảnh hưởng mạnh đến việc khách
hàng đánh giá hoạt động quảng bá thương hiệu của ngân hàng TMCP Nam Việt chi
nhánh Huế. Đó là: Phương tiện quảng cáo phong phú và dễ tiếp cận; điện thoại viên
lịch sự, nhiệt tình và có hiểu biết; chương trình khuyến mãi thể hiện uy tín thương hiệu
ngân hàng; giao dịch qua điện thoại, thư từ đầy đủ và kịp thời. Các nhà quản trị
marketing của ngân hàng NAVIBANK chi nhánh Huế cần phải kết hợp các hoạt động
này một cách tinh tế, linh hoạt trong các giai đoạn thị trường khác nhau nhằm đem lại
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 74
hiệu quả cao nhất cho ngân hàng trong chiến lược quảng bá thương hiệu ngân hàng,
đạt được sự yêu mến, đánh giá cao, sự tin tưởng tuyệt đối trong tâm trí cả khách hàng
hiện tại và tương lai của ngân hàng.
1.2 Kiến nghị
1.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước:
Ngân hàng nhà nước cần có những quy định chung cho các ngân hàng về việc xây
dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu nhằm xây dựng một sự nhất quán trong chiến
lược xây dựng và phát triển thương hiệu và tránh sự lặp lại, tương tự nhau giữa các
thương hiệu khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, khó phân biệt.
Đẩy nhanh tiến trình áp dụng quy trình, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO
trong tất cả các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu. Vì ISO là một trong
các tiêu chuẩn thương mại quan trọng, như một chứng chỉ để tham gia vào thị trường
quốc tế. Đặc biệt là việc quản lý, thông tin hướng vào khách hàng, đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên
thương trường.
Ngân hàng nhà nước cần có một hình thức giải thưởng riêng để tôn vinh, biểu
dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có những hoạt động quảng bá thương hiệu
nổi bật, ấn tượng ở thị trường trong nước và quốc tế hay có những đóng góp có
giá trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu chung cho toàn
ngành ngân hàng.
1.2.2 Kiến nghị đối với hội sở chính
Việc triển khai các chiến lược marketing và hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu
phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ ở tất cả các đơn vị trong toàn bộ hệ thống
ngân hàng NAVIBANK. Điều này sẽ tạo nên tính thống nhất và sẽ có những tác động
mạnh hơn đối với khách hàng.
Cần phải tạo ra những sản phẩm mới lạ, những dịch vụ mới hoặc gia tăng chức
năng vượt trội so với sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng khác thể hiện tính khác biệt
cao để từ đó áp dụng các hoạt động quảng bá thương hiệu. Và việc truyển tải sự phù
hợp và sự khác biệt trong từng sản phẩm đến với khách hàng là một quá trình liên tục
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc 75
thông qua nhiều phương thức .Như vậy, tính hiệu quả đạt được sẽ rất cao và tạo ra
tiếng vang lớn cho thương hiệu NAVIBANK.
Cần phải đầu tư, hỗ trợ, tăng ngân sách quảng bá thương hiệu cho các ngân hàng
chi nhánh mới xâm nhập thị trường, chưa được nhiều người biết đến.
Cần phải có một quy định rõ ràng, đưa ra tiêu chuẩn, những kĩ năng riêng đối với
nghiệp vụ quảng bá thương hiệu dành cho nhân viên làm về lĩnh vực này để tạo ra một
đội ngũ có tính chuyên nghiệp cao, đồng bộ trong toàn hệ thống.
1.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế
- Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Huế cần chú trọng hơn nữa hoạt động quảng bá
thương hiệu ngân hàng mình.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo các kỹ năng quan hệ với
khách hàng công chúng, báo chí. Cán bộ làm công tác này phải có khả năng giải đáp
thắc mắc cho khách hàng, lập danh sách và theo dõi những khách hàng thân thiết, tổ
chức giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp. Hiện nay, công việc này
thường được giao cho phòng quan hệ khách hàng. Tuy nhiên cũng cần phải xác định
là: các dịch vụ, tài chính ngân hàng là mới và phức tạp nên hoạt động thông tin truyền
thông là một công cụ hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng các bài viết, tin, ảnh để không chỉ cung cấp cho tờ thông
tin, Website mà còn có thể cung cấp cho các báo đài trong và ngoài ngành.
- Không chỉ tuyên truyền những mặt tốt, mà cũng cần mạnh dạn phản ánh những
tồn tại, khó khăn để khắc phục hoặc có thể xem đó để tránh. Để làm được điều này
phải quán triệt để những người làm công tác thông tin truyền thông, quảng bá thương
hiệu thấy được việc phản ánh những tồn tại, khó khăn là để tham khảo, tìm biện pháp
khắc phục chứ không phải nhằm mục đích không tốt.
- Cần phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, thăm dò khách hàng để có thể đưa
ra những hoạt động quảng bá thương hiệu phù hợp với nhu cầu của khách hàng, công
chúng mà đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chương
SVTH: Hoàng Tôn Nữ Như Ngọc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản, PGS.TS Trần Minh Đạo (2002), Nhà xuất bản Giáo
dục.
2. Giáo trình Marketing ngân hàng, TS.Trịnh Quốc Trung – Trường Đại học Ngân
hàng TP. Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị kinh doanh (2008), Nhà xuất bản Thống kê.
3. Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu và báo cáo kết quả nghiên cứu của khóa luận
tốt nghiệp, GS TS Đặng Vũ Bình – Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội (2007).
4. Marketing trong kinh doanh dịch vụ, Lưu Văn Nghiêm (2001), Nhà xuất bản Thống
kê.
5. Quản trị Marketing, Phillip Kotler (2001), Nhà xuất bản Lao động.
6. Phân tích dữ liệu SPSS, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)– Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê.
Các Website tham khảo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_hoat_dong_quang_ba_thuong_hieu_navibank_cua_ngan_hang_tmcp_nam_viet_chi_nhanh_hue_1699.pdf