CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH
SAĐÉC .17
3.1. KHÁI QUÁT VỀ MHB SAĐÉC 17
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của MHB Sađéc 17
3.1.2. Vai trò chức năng và tình hình tổ chức nhân sự 17
3.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự .19
3.1.4. Các hoạt động của ngân hàng kinh doanh chủ yếu
của ngân hàng. 21
3.1.5. Định hướng phát triển của MHB Sađéc .22
3.2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA MHB SAĐÉC 22
3.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB SAĐÉC 26
3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn của MHB Sađéc .26
3.3.2. Phân tích tình hình cho vay của MHB Sađéc 29
3.3.3. Phân tích tình hình thu nợ của MHB Sađéc .34
3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC
QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH .44
3.4.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động .44
3.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ .46
3.4.3. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng .46
3.4.4. Hệ số thu nợ 47
CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC 48
4.1. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI 48
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG 49
4.2.1. Các yếu tố khách quan 49
4.2.2. Các yếu tố chủ quan .50
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
-----ö*õ-----
Nội dung luận văn có nội dung chủ yếu như sau:
1. Mô tả thực trạng của ngân hàng MHB Sađéc.
Qua ba năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành
tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống và góp phần
quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh nhà.
2. Phương pháp thực hiện đề tài
Sử dụng phương pháp phân tích: So sánh số liệu ở hiện tại với kỳ kế
hoạch cho thấy mức độ hoàn thành kế hoạch tức hiện tại vượt kế hoạch bao nhiêu
phần trăm (áp dụng phân tích các hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ )
Từ đó, tiến hành xem xét, đánh giá, đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất (phát huy
nhân tố nào tác động tích cực, những nhân tố tác động tiêu cực.
3. Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt
động và khả năng cạnh tranh của MHB Sađéc.
· Thực hiện khâu phân loại khách hàng và đánh giá khoản vay.
· Nâng cao hơn nửa chất lượng huy động vốn.
· Đẩy mạnh công tác tín dụng.
· Tập trung giải quyết nợ xấu.
· Mở rộng cho vay có tài sản thế chấp.
· Phân tán rủi ro.
· Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh SaĐéc nhằm nâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích và đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng trong giai đoạn 2004-2006.
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
- Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Câu 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Sađéc qua ba năm như
thế nào?
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của MHB Sađéc ?
Câu 3: Năng lực cạnh tranh của MHB Sađéc đối với các Ngân hàng khác
trong cùng địa bàn như thế nào?
Câu 4: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MHB
Sađéc ?
Câu 5: Qua những nghiên cứu và phân tích về hoạt động tín dụng của
MHB Sađéc thì rút ra được những kết luận và kiến nghị gì ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Giới hạn về địa lý.
Đề tài chủ yếu phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong địa bàn
hoạt động của Ngân hàng, do đó chỉ tập trung phân tích và đánh giá trong bồn
huyện là Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX Sađéc.
1.4.2. Giới hạn về thời gian.
Đề tài chỉ tập trung phân tích số liệu và tình hình hoạt động của Ngân
hàng trong vòng ba năm trở lại đây. Và do đây chỉ là luận văn tốt nghiệp đo đó
gian thực tập tại Ngân hàng chỉ là 12 tuần để tiềm hiểu và thu thập số liệu để
phân tích.
76 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sađéc (2004 – 2006), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay giảm doanh số, doanh số đạt được nhiều hay ít của công tác
thu nợ phụ thuộc rất lớn đến tình hình cho vay của Ngân hàng. Việc cơ cấu cho
vay của MHB Sađéc chủ yếu là ngắn hạn và đối tượng cho vay chủ yếu là cá
nhân và hộ kinh doanh cá thể, nên việc thu nợ đối với hai thành phần này chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ là điều đã được dự đoán trước.
3.3.4. Phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng.
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng sẽ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ
và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó có nghĩa là công tác thu nợ đạt hiệu
quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ cho chúng ta biết được Ngân
hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền
lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện
hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như
thế nào. Ta có thể tham khảo số liệu phản ánh tình hình dư nợ của MHB Sađéc
qua bảng sau:
39
3.3.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng
Bảng 5 :Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của MHB Sađéc
ĐVT: Trđ
2004 2005 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
NGẮN HẠN
172.885 78,86 237.605 77,76 229.201 62,80 64.720 37,44 -8.404 -3,54
TRUNG, DÀI HẠN
46.337 21,14 67.938 22,24 135.759 37,20 21.601 46,62 67.821 99,83
TỔNG DƯ NỢ
219.222 100 305.543 100 364.960 100 86.321 39,38 59.417 19,45
(Nguồn: Phòng tín dụng.)
Hình 5: Tỷ trọng dư nợ của MHB Sađéc theo thời hạn cho vay.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể dể dàng nhận thấy dư nợ ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Đều này cũng dễ hiểu bởi vì
doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số
cho vay. Cụ thể như sau:
Năm 2005 dư nợ ngắn hạn là 237.605 triệu đồng, chiếm 77,76% trong
tổng dư nợ của Ngân hàng, tăng hơn so với năm 2004 là 64.715 triệu đồng tương
đương 37,43%. Nguyên nhân tăng là do trong quá trình hoạt động kinh doanh,
Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực của tỉnh như
ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, bên cạnh đó Ngân
hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn
của mình đầu tư vào những ngành lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Những
năm qua, Ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp chế biến, vì hiện nay người dân đã mạnh dạng đầu tư và
Năm 2004
78,86
%
21,14
%
Năm 2005
77,76%
22,24%
Năm 2006
37,20%
ngan
han ;
62,80%
40
do đó nhu cầu vốn cũng tăng lên, đồng thời Ngân hàng còn mở rộng đầu tư vào
nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh
tế của địa phương. Ngoài ra nhờ chính sách hợp lý của Ngân hàng mở rộng thêm
các dịch vụ mới như cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng.... và tích cực tìm kiếm
khách hàng mới đáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng làm cho cả doanh số
cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao do đó tình hình dư nợ Ngân
hàng cũng tăng theo.
Ta dể dàng nhận ra tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là thấp hơn so với tỷ lệ
tăng của cho vay 37,44% so với 59,26%. Đều này cho thấy hiệu quả hoạt động
kinh doanh cung như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ngày một nâng cao.
Không những các khoản nợ trong năm được thu hồi hiệu quả mà các khoản nợ
tồn đọng trong các năm trước cũng được khách hàng trả nhiều trong năm nay.
Ngoài ra đó còn là hiệu quả của việc tích cực trong công tác của các cán bộ thu
hồi và xử lý nợ.
Đều này còn thể hiện rõ hơn trong năm 2006 với việc tỷ lệ dư nợ trong
năm giảm hơn so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn của năm 2006 là 229.201 triệu
đồng, giảm hơn so với năm 2005 là 8.404 triệu đồng, tương đương 3,54%. Như
ta đã biết thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn ở năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là
15,07%, tỷ lệ cho vay tăng tỷ lệ dư nợ giảm, điều đó nói lên hiệu quả trong công
việc kinh doanh của khách hàng. Hơn nửa đó còn là hiệu quả của việc gắn liền
công tác và trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng, tức là mỗi cán bộ tín dụng khi
cho vay phải đảm bảo được món cho vay đó phải được thu hồi đúng thời hạn của
hợp đồng.
Mặc dù dư nợ trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng không lớn trong không
lớn trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng nhưng tình hình đã được cải thiện đáng kể
trong vài năm trở lại đây. Từ việc chỉ chiếm 21,14% năm 2004 đã tăng lên
22,24% trong năm 2005 và đáng kể nhất là trong năm 2006, tỷ lệ dư nợ trung và
dài hạn chiếm đến 37,2% tổng dư nợ của Ngân hàng. Tuy có tăng mạnh trong ba
năm gần đây nhưng tốc độ tăng của dư nợ trung và dài hạn vẫn chậm hơn so với
tốc độ tăng của cho vay. Năm 2005 dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng đạt
67.938 triệu đồng tăng hơn so với năm 2004 là 21.601 triệu đồng tương đương
46,62%. Và năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 135.759 triệu đồng, tăng hơn so
41
với năm trước đến 99,83%. Đều này cũng tất yếu bởi vì tốc độ tăng cho vay trung
và dày hạn của Ngân hàng trong vày năm trở lại đây là rất cao điều đó dẫn đến
tốc độ tăng của dư nợ cao là điều tất yếu.
3.3.4.2. Tình hình dư nợ theo đối tượng sử dụng vốn vay.
Bên cạnh dư nợ theo thời hạn cho vay thì chỉ số dư nợ theo đối tượng cho
vay là một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
Bảng 6: Tình hình dư nợ của Ngân hàng theo đối tượng cho vay.
ĐVT: Trđ
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiền %
CTY & DN 23.433 32.660 44.094 9.227 39,38%32222239,38%39,38%39,38%39,38%39,38%39,38% 39,38 11.434 35,01
CÁ THỂ 195.789 272.883 320.866 77.094 39,38 47.978 17,58
TỔNG DƯ NỢ 219.222 305.543 364.960 86.321 39,38 59.412 19,45
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Hình 6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay.
Qua biểu đồ trên ta thấy điểm nổi bật trong dư nợ đối với thành phần kinh tế
là dư nợ đối với thành phần kinh tế cá thể là chủ yếu, dư nợ đối với thành phần
này luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong tổng dư nợ.
Bảng số liệu thể hiện rõ tỷ lệ dư nợ của cá thể chiếm đa số trong tổng dư nợ
của Ngân hàng, đều này phản ánh đúng theo tỷ lệ cho vay của Ngân hàng. Hộ
kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân vẫn là khách hàng phổ biến và thường xuyên
của Ngân hàng. Tuy dư nợ cho vay đối với khách hàng là cty& DN vẫn liên tục
tăng hàng năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ, cụ
thể như sau:
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
400.000
2004 2005 2006
CTY & DOANH NGHIEP
CA THE
TONG DU NO
42
Dư nợ đối với khách hàng CTY& DN năm 2005 đạt 32.660 triệu đồng tăng
hơn so với năm 2004 là 9.227 triệu đồng, tương đương 39,38%. Cũng thật trùng
hợp khi tốc độ tăng của dư nợ đối với CTY &DN và cá thể lại bằng nhau. Năm
2005 tốc độ tăng của dư nợ CTY& DN đối với năm 2004 cũng là 39,38% và năm
2006 chỉ số này là 35,01%. Tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ
tăng cho vay, điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu
quả cao.
Đối với khách hàng là cá thể trong những năm qua thì lượng khách hàng
tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng
như doanh số dư nợ điều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu về vốn phục vụ sản
xuất và thay đổi trang thết bị của các hộ sản xuất ngày càng tăng, việc sử dụng
vốn vay có hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho Ngân hàng nên
Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ở nhóm khách hàng này. Ngoài ra trong những
năm nay chi nhánh còn thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ sản xuất
kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Chi nhánh đã đẩy
mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư
sản xuất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợ đối với
thành phần này cũng có chiều hướng tăng trưởng mạnh, tăng 39,38 % ở năm
2005 và 17,58% ở năm 2006.
3.3.5. Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
Tín dụng là một phạm trù gắn chặt với quá trình tạo tiền, sự tạo ra tiền
này sẽ được kết thúc khi khách hàng hoàn trả nợ. Các Ngân hàng thương mại nói
chung và MHB Sađéc nói riêng khi cung ứng tín dụng điều có thể gặp hiện tượng
người vay không trả nợ đúng hạn gốc và lãi vay, đây là rủi ro tín dụng mà bất cứ
Ngân hàng nào cũng gặp phải. Ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn nhưng mức độ
cao hay thấp và có thể chuyển thành rủi ro hay không tùy thuộc vào đặc điểm
quản lý, phương thức cho vay và phương thức xử lý của một Ngân hàng. Mặt
khác phân tích tình hình nợ quá hạn của một Ngân hàng trong tổng dư nợ cũng
cho biết khả năng cho vay và thu nợ của Ngân hàng đó là cao hay thấp, có hiệu
quả hay không. Cũng như các Ngân hàng thương mại, MHB Sađéc cũng có nợ
quá hạn phát sinh, cơ cấu thể hiện qua bảng sau:
43
Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng.
ĐVT:Trđ
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006
Số tiền % Số tiển %
CTY& DN 0 0 0 0 0
CÁ THỂ 526 816 2.352 290 55,13 1.536 188,24
TỔNG CỘNG 526 816 2.352 290 55,13 1.536 188,24
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng tập trung 100% vào
thành phần kinh tế tư nhân và cá thể. Các khách hàng có nợ quá hạn tập trung
chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, năng lực quản lý yếu kém, trình độ chuyên môn
thấp nên dẫn đến thu lỗ. Họ thường không có ý thức hợp tác với Ngân hàng hoặc
cố tình chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng… cụ thể năm 2004 nợ quá hạn
của Ngân hàng là 526 triệu đồng, sang năm 2005 nợ quá hạn tăng lên 816 triệu
đồng tương đương 55,13%. Đến năm 2006 con số này tiếp tục tăng cao khi nợ
quá hạn của Ngân hàng tăng đến 188,24%. Con số nợ quá hạn của Ngân hàng
năm 2006 là 2.352 triệu đồng, đây là con số đáng báo động cho bộ phận thu nợ
và xử lý nợ, cũng như đối với toàn bộ Ngân hàng. Ví dụ cụ thể qua một số khách
hàng như sau:
Ø Khách hàng Nguyễn Viết Liệt, địa chỉ xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng
Tháp, số tiền vay là 50 triệu đồng, phát sinh nợ quá hạn năm 2004, nguyên nhân
quá hạn do lũ lụt mất mùa. Ngân hàng đã đến động viên gia đình cho vay tiếp tục
với số tiền cao hơn để khắc phục hậu quả, nhưng khách hàng cho đây là thiên tay
gây ra nên nhà nước phải xóa nợ, dẫn đến không hợp tác với Ngân hàng, đến nay
vẫn chưa xử lý xong do cơ quan thi hành án Lai Vung xử lý kéo dài.
Ø Khách hàng Bùi Thanh Long, địa chỉ xã Phong Hòa, Lai Vung, Đồng
Tháp, số tiền vay là 95 triệu đồng, nợ quá hạn phát sinh năm 2005 nguyên nhân
phát sinh nợ quá hạn là do làm ăn thua lỗ, không có ý thức trả nợ, không hợp tác
với Ngân hàng, đến nay chưa xử lý xong do chưa có người mua tài sản bán đấu
giá…
44
Nhìn chung đối với các hộ quá hạn ở nông thông, khi khách hàng cố tình
không hợp tác với Ngân hàng thì thời gian thu hồi nợ do xử lý tài sản bảo đảm là
rất lâu, do người vay còn nhiều nhận thức lệch lạc: nợ nhà nước thì trả từ từ, nợ
lâu ngày sẽ được xóa… và tâm lý người mua tài sản do Ngân hàng bán đấu giá
sợ mất tình làng nghĩa xóm, và rất ngại khi mua những tài sản do nhà nước bán
đấu giá. Như vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần chủ động nghiên cứu kỹ hơn
khi quyết định cho vay. Cần có những biện pháp thẩm định kỹ thuật của cán bộ
thẩm định về: quan hệ tín dụng, nhân than, trình độ năng lực quản lý, hiệu quả
phương án…để đầu tư, không nên chú trọng quá tài sản đảm bảo nợ vay.
3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC QUA
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.
Trước hết cần khẳng định rằng, để đánh giá đúng năng lực của Ngân hàng
không thể chỉ dùng một chỉ tiêu mà phải dùng một hệ thống các chỉ tiêu. Nội
dung cụ thể của hệ thống các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi và
mục đích đánh giá và xếp hạng của mục tiêu nghiên cứu. Phân tích tín dụng là
một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều thông tin chính xác. Ngoài những thông tin
từ các nguồn vốn huy động, vốn cho vay, tình hình thu nợ… các nhà phân tích
cần phải sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân
hàng.
45
Bảng 8: Các chỉ số tài chính của Ngân hàng.
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2004 2005 2006
1. TỔNG NGUỒN VỐN Tr. Đ 235.677 323.178 379.284
1. NGUỒN VỐN HUY DỘNG // 140.091 145.516 170.528
2. DOANH SỐ CHO VAY // 202.815 327.135 466.075
3. DOANH SỐ THU NỢ // 120.297 240.814 406.658
4. DOANH SỐ DƯ NỢ // 219.222 305.543 364.960
5. DƯ NỢ BÌNH QUÂN // 250.115 262.383 335.249
6. NỢ QUÁ HẠN // 526 816 2,352
7. TỔNG DƯ NỢ/ TỔNG VHĐ Lần 1.56 2.10 2.14
8.TỔNG THU NỢ/ TỔNG CHO
VAY
% 59,31 73,61 87,25
9. NỢ QUÁ HẠN/ TỔNG DƯ NỢ % 0,24% 0,27% 0,64%
10. VÒNG QUAY VỐN TD Vòng 0,48 0,92 1,21
11. HỆ SỐ THU NỢ % 59,31 73,61 87,25
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)
3.4.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nó giúp Ngân
hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá
hay nhỏ quá điều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn
của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn
vốn huy động không đạt hiệu quả.
1,56 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động, đây là một con số có thể
chấp nhận được đối với một chi nhánh cấp hai như MHB Sađéc, tuy nhiên ở năm
2005 chỉ số này tăng đáng kể, 1 đồng vốn huy động cho 2,1 đồng dư nợ, tức là
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là nguồn vốn điều hòa. Và chỉ
số này có chiều hướng tiếp tục xấu đi vào năm 2006 khi Ngân hàng có tỷ lệ 1
đồng vốn huy động cho 2,14 đồng vốn dư nợ.
Đây là một chỉ số quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân
hàng, do vốn điều hòa là nguồn vốn có chi phí cao hơn so với vốn huy động, do
đó việc sử dụng nhiều nguồn vốn này sẻ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Để
khắc phục Ngân hàng cần phải có các chính sách cải thiện, tăng cường công tác
46
huy động vốn hơn nửa trong các tần lớp kinh tế để cân đối với công tác cho vay
ngày càng phát triển của Ngân hàng.
3.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ
tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một
cách rõ rệt. Như ta đã phân tích ở phần trước thì tốc độ tăng của dư nợ năm 2005
so với năm 2004 là 39,37%, và tiếp tục tăng ở năm 2006 với tỷ lệ là 19,45%. Đó
là kết quả của hàng loạt chính sách nhằm nâng cao dư nợ của Ngân hàng. Tuy
nhiên, cùng với việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng đồng thời
tăng lên, tăng 55,13% ở năm 2005 và 188,24% vào năm 2006. Đây là một tốc độ
tăng đáng báo động cho bộ phận thu hồi, và xử lý nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên
xét trên tổng thể thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng là một con
số tương đối nhỏ, 0,24% ở năm 2004, đây là một con số lý tưởng. Tuy nhiên con
số này có thay đổi theo chiều hướng xấu vào năm 2005, nợ quá hạn chiếm 0,27%
trong tổng dư nợ. Tuy nhiên sự biến đổi đó không đáng kể, vào năm 2006 do nợ
quá hạn của Ngân hàng tăng mạnh nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
tăng, từ 0,27% năm 2005 tăng lên 0.64% vào cuối năm 2006.
Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng qua từng năm
nhưng nó vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng nhà nước < 3%. Do đó
đội ngũ cán bộ của Ngân hàng cần phấn đấu khắc phục và cải thiện tỷ lệ như
những năm trước đây.
3.4.3. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số
vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi
cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân
hàng luôn có chiều hướng tăng, năm 2004 là 0,48 vòng thì sang năm 2005 tiếp
tục tăng lên đạt 0,92 vòng tăng 0,44 vòng so với năm 2004, và đến năm 2005 nó
đã tăng lên và đạt 1,21 vòng. Ta thấy số vòng quay vốn tín dụng tăng điều qua
các năm nhưng giá trị của vòng quay là không lớn, dưới 1 vòng trong 2 năm
2004 và 2005, tuy nhiên chỉ số này được cải thiện hơn vào năm 2006, đều này
chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn và đưa ra nhiều biện pháp hiệu quả
47
để cải thiện tình hình thu nợ của Ngân hàng, điều đó dẫn đến nguồn vốn của
Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian gần đây.
3.4.4. Hệ số thu nợ.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua
từng năm. Năm 2004 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 59,31%, đây là chỉ số
tương đối thấp so với tỷ lệ cho vay của ngân Ngân hàng, tuy nhiên điều đó không
có nghĩa là nợ quá hạn của Ngân hàng tăng, do ta đã phân tích ở phần trước tỷ lệ
nợ quá hạn/ tổng dư nợ của năm 2004 chỉ là 0,24%, đây là một tỷ lệ tốt. Có thể
nói tỷ lệ này thấp là do phần lớn món vay của Ngân hàng chưa đến hạn trả vào
năm 2004.
Sang năm 2005 sau khi Ngân hàng áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của
mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, Ngân hàng kết hợp
với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng
trong việc trả nợ cho Ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể
như sau: năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 73,61% và năm 2006 chỉ
số này tiếp tục tăng cao đạt 87,25% , đây là con số tương đối cao so với cách đó
hai năm.
48
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA MHB SAĐÉC
4.1. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI.
ü MHB Sađéc nằm tại trung tâm thị xã Sađéc, là thị xã lớn, tập trung
nhiều công ty và doanh nghiệp lớn của tỉnh, và đặc biệt là nằm gần khu công
nghiệp Sađéc, hơn nửa đây còn là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều loại hình
hoạt động phong phú và đa dạng khách hàng. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến Ngân hàng có nhiều khách hàng đến giao dịch, có mối quan hệ
rộng rãi đối với nhiều khách hàng, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác
huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế.
ü MHB Sađéc là một trong những Ngân hàng đầu tiên hoạt động tại
Thị Xã do đó Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và ổn định, sự
hiều biết của khách hàng đối với Ngân hàng và ngược lại ngày càng rõ ràng, sự
tính nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đó là
yều tố thuận lợi của MHB Sađéc hơn so với các Ngân hàng khác hoạt động trên
cùng địa bàn, việc hiểu biết rõ ràng đối với khách hàng là điều kiện thuận lợi cho
Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi trong công tác
thẩm định và quyết định cho vay.
ü Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cán bộ Ngân
hàng thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
phù hợp với tình hình mới của thị trường. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp
lý, các phòng ban luôn kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàn và đoàn kết nội bộ để hoàn
thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Các nhân viên Ngân hàng luôn nhiệt tình và
vui vẽ trong công việc do đó đã tạo sự thoải mái cho Ngân hàng khi đến giao
dịch tại Ngân hàng.
ü Ngân hàng có một địa bàn hoạt động rộng lớn, bao gồm ba huyện
Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX Sađéc. Đây là khu vực có đông dân cư,
tập trung nhiều ngành nghề truyền thống của tỉnh như: sản xuât nông nghiệp,
nghề gốm, các ngành sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm và đặt biệt là
ngành trồng hoa kiểng nổi tiếng của TX Sađéc do đó nhu cầu vay vốn và sử dụng
các dịch vụ của Ngân hàng là rất lớn.
49
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG.
Bên cạnh những thuân lợi trên thì Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn
đã ảnh hửng đến hoạt động của Ngân hàng.
4.2.1. Các yếu tố khách quan.
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các
doanh nghiệp, điều đó cũng không ngoại lệ đối với hoạt động Ngân hàng. Thật
vậy, hiện nay trong nội ô TX Sađéc đã có đến sáu chi nhánh của các Ngân hàng
lớn khác như:
ü Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
ü Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển.
ü Ngân hàng Phương Nam.
ü Ngân hàng cổ phần Sài Gòn.
ü Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
ü Ngân hàng Công Thương.
Đó là chưa kể đến các chi nhánh và phòng giao dịch của các Ngân hàng
khác đặt tại địa bàn các huyện. Việc có nhiều Ngân hàng cùng hoạt động trên
cùng địa bàn làm cho thị phần hoạt động của MHB Sađéc bị giảm đáng kể.
Tuy đã chuyển sang hướng đa doanh nhưng trong tiềm thức của khách
hàng, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay để xây dựng và
sửa chữa nhà. Ví dụ khi có nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
và nuôi trồng …thì khách hàng thường đến Ngân hàng Nông Nghiệp, còn đối với
các khoản vay lớn thị họ thường đến với Ngân hàng Đầu Tư. Đều này có tác
dụng hai mặt, một là làm cho các khách hàng truyền thống vẫn ưa chuộng Ngân
hàng mình hơn, tuy nhiên hạn chế các khách hàng mới đến với Ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt
động kinh doanh của khách hàng vì vậy những biến động của thị trường bất động
sản, giá xăng dầu, giá các loại nông sản…tưởng chừng như không ảnh hưởng đến
Ngân hàng nhưng thật ra nó có ảnh hưởng rất lớn.
Việc thị trường bất động sản “đóng băng” trong thời gian vừa qua đã gây
ra không ít khó khăn và làm cho không ít các doanh nghiệp, công ty kinh doanh
nhà đất phá sản, điều đó có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Ngân
50
hàng. Hơn thế tài sản thế chấp của khách hàng tại Ngân hàng đa phần là bất động
sản, việc thị trường bị đóng băng làm cho các tài sản này khó bán khi sảy ra rủi
ro dẫn đến việc phải thanh lý tải sản thế chấp.
Trong năm 2005, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến phức tạp như:
tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng theo quy định của nhà nước,
ngành thuỷ sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn, các doanh nghiệp điêu đứng
trước vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ, ngoài ra do chịu sự ảnh hưởng của
nền kinh tế thế giới, một số mặt hàng trong nước đã tăng giá, gây ảnh hưởng đến
nền sản xuất trong nước, một trong những mặt hàng gây ảnh hưởng nhiều nhất đó
là xăng dầu. Việc chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm nên việc kinh doanh của
các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá nhân bị hạn chế là điều không thể
tránh khỏi do đó công tác thu nợ và lãi của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Cùng với các khó khăn đó thì do vị trí địa lý ở địa bàn hoạt động của
MHB Sađéc, thuộc tỉnh Đồng Tháp, là một tỉnh có nền sản xuất chính là nông
nghiệp lại chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn lũ lụt hàng năm, và năm 2005 lũ lụt
đã cuốn đi nhiều heta hoa màu và ruộng lúa , gây hậu quả nặng nề cho nền kinh
tế tỉnh nhà. Cùng với diển biến phức tạp của thời tiết hàng năm thì dịch bệnh
cũng đe dọa không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cụ thể là
hậu quả của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, bệnh vàng lùn ở
lúa… đã đẩy nhiều khách hàng của Ngân hàng đến bờ vực phá sản không có khả
năng trả nợ.
4.2.2. Các yếu tố chủ quan.
Là một chi nhánh cấp 2 nên lãi suất cho vay và huy động của MHB Sađéc
hoàn toàn phụ thuộc vào chi nhánh cấp trên, do đó Ngân hàng không chủ động
được lãi suất để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Nguồn
kinh phí để thực hiện các hoạt động như : quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng như tivi, đài phát thanh và các hình thức tiếp thị khác của Ngân
hàng là rất hạn chế. Và chi nhánh cũng chưa có riêng bộ phận Marketing, bộ
phận huy động vốn mà giao chỉ tiêu huy động vốn trực tiếp cho cán bộ tín dụng,
đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng
chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải sử dụng nhiều đến nguồn
vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên.
51
Tuy có vị trí thuận lợi là nằm ngay tại trung tâm của TX nhưng Ngân hàng
chưa có được trụ sở khang trang, trang thiết bị phục vụ công việc và cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế gây nhiều bất tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Do chưa được trang bị đầy đủ các điều kiện và trang thiết bị nên ngoài
các hoạt động tín dụng thì Ngân hàng còn hạn chế các loại hình dịch vụ khác để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cộng với việc thiếu hệ thống máy ATM là một
thệt thòi lớn của MHB Sađéc so với các Ngân hàng khác trong công tác huy động
tiền gủi thanh toán, và lượng khách hàng đến giao dịch.
Khi nhận thế chấp tài sản là bất động sản thì Ngân hàng thường áp dụng
theo khung giá quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để xác định mức cho vay.
Chính vì vậy, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng do Ngân hàng định thường
không tương xứng với giá trị thực tế, nhất là quyền sử dụng đất. Bởi giá trị quyền
sử dụng đất ở mà ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đưa ra là để áp dụng tính
thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Mặc dù Ngân hàng đã có
quy định về phương thức xác định giá trị tài sản bảo đảm bảo theo khung giá thị
trường nhưng việc cán bộ tín dụng áp dụng là rất hạn chế. Đều này làm cho
người cần vốn đầu tư phát triển kinh tế không có đủ nhu cầu vốn để đầu tư mặc
dù phương án kinh doanh của họ là khả thi. Điều đó vừa làm giảm doanh số cho
vay của Ngân hàng, vừa có thể làm mất đi khách hàng tốt của Ngân hàng.
4.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN
HÀNG.
Nợ quá hạn và nợ khó đòi luôn tồn tại bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ
chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân dẫn
đến của nó để có các giản pháp, biện pháp cụ thể để nhằm ngăn ngừa xảy ra rủi
ro tín dụng? Sau đây tôi đưa ra một số nguyên gây ra tình trạng nợ quá hạn và nợ
khó đòi trong hoạt động tín dụng của MHB Sađéc.
ü Những nguyên nhân thuộc về khách hàng:
- Đối với các hộ nông dân:
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,
do bị thiên tai lũ lụt, dịch bệnh hoành hành, gây mất mùa, ảnh hưởng đến sản
xuất, tình hình kinh tế khó khăn nên không có trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh
đó trình độ lao động của nông dân còn thấp, thiếu năng lực chuyên môn và năng
52
lực quản lý. Một số khách hàng sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, không
áp dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất nên năng xuất thấp và chi phí
lại cao, dẫn đến thất bại trong sản xuất.
Bên cạnh đó, đa số hộ sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, trình độ quản
lý thấp nên sản phẩm được làm ra có chất lượng chưa cao, không ổn định, khâu
bảo quản còn xem nhẹ nên sản phẩm dể hư hỏng. Do đó sản phẩm được bán ra
thường với giá thấp, thu nhập không cao, thậm chí còn bị lỗ, vì thế công tác thu
nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Hiện tượng trúng mùa mất giá đối với người nông dân đồng bằng sông Cửu
Long là chuyện thường xảy ra. Cung vượt cầu đã làm cho giá các loại nông sản
khi thu hoạch rộ bị mất giá, thêm vào đó lợi dụng việc phải trang trải các chi phí
cho phân, thuốc, chi phí nhân công… của nông dân mà các doanh nghiệp và
thương lái thường mua ép giá vào cuối mua thu hoạch.
- Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mụch đích:
Bên cạnh những khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích thì còn do sự
biến động của thị trường hàng hóa, tình hình kinh tế xã hội làm cho nhiều khách
hàng thay đổi phương án kinh doanh, đầu tư vào ngành nghề khác so với mục
đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng, có nhiều trường hợp kinh doanh
không đạt hiệu quả nên khả năng trả nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Hiện tượng đi vay Ngân hàng với lãi suất thấp và cho vay lại với lãi suất
cao để hưởng chênh lệch lãi suất cũng khá phổ biến…nhưng do không có pháp lý
và trình độ quản lý còn yếu kém, không có tính tổ chức nên khả năng thu hồi nợ
gặp nhiều khó khăn, từ đó không trả được cho Ngân hàng….
ü Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng.
Tùy theo từng đối tượng khách hàng, qui mô của khoản vay và đặc điểm
của tổ chức tín dụng, những người làm công tác cho vay, làm tín dụng được phân
công chi tiết cụ thể từng công việc khác nhau theo quy trình tín dụng, nhưng nhìn
chung ở MHB Sađéc cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện toàn bộ
công việc của một món vay. Điều đó rất dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong hoạt
động tín dụng.
Tại MHB Sađéc khách hàng phần đông là hộ nông dân sản xuất kinh doanh
cá thể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng
53
khác ở đô thị, ở các vùng sâu, vùng xa, địa bàn không tập trung, việc đi lại bất
tiện, cộng thêm khối lượng công việc quá tải và áp lực của cán bộ tín dụng rất
nặng nề nên việc lơ là trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn đối với
khách hàng là điều không thể tránh khỏi.
Trong cho vay Ngân hàng còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà không
quan tâm nhiều đến phương án sản xuất có hiệu quả hay không. Trong thời gian
qua một số cán bộ tín dụng đặt vai trò của đảm bảo tín dụng không đúng chổ, coi
đảm bảo tín dụng là cơ sở để quyết định cho vay mà không chú trọng đến các yếu
tố khác. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng gây ra rủi ro
cho hoạt động của Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng đến tất cả các lính vực
kinh doanh của khách hàng nên việc cán bộ tín dụng thiếu các thông tin về thị
trường, hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong nghề nên gặp khó khăn trong công
tác thẩm định các phương án kinh doanh của khách hàng, đây là nguyên nhân
dẫn đến tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng cao trong thời gian gần đây.
54
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1. GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG.
Qua thực tế về phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại MHB Sađéc trong ba
năm qua nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiễn
nhiên vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không
thu hồi được nợ. Tuy nhiên tại MHB Sađéc tỷ lệ nợ quá hạn này là 0,64%
(2006). Đây là kết quả của việc MHB Sađéc đã thực hiện tốt công tác cho vay.
Chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và
những thay đổi của các văn bản pháp luật, thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước hoàn
thiện, học hỏi nâng cao trình độ và hiểu biết xã hội.
Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở Ngân hàng, do đó
làm thế nào đẻ có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất ?
Như đã trình bài ở phần một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì
chúng ta điều thấy rằng một khoản tín dụng kém là một trong những nguyên
nhân chính để gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của nó làm ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của Ngân hàng. Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ phát triển
kinh tế xã hội ngày càng tăng, để hạn chế được rủi ro tín dụng của Ngân hàng thì
sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như sau:
Ø Thực hiện khâu phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá, phân loại khách hàng là hết sức
cần thiết. trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính sách
tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Do hoạt động kinh
doanh của khách hàng luôn biến động vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá
khách hàng phải thường xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời
kỳ cụ thề, tránh cứng nhắc, chủ quan.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần thường
xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, từ đó đánh giá
mức độ rủi ro và biện pháp thích hợp bảo đảm thu hồi vốn, an toàn trong hoạt
động tín dụng.
55
Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quản lý danh mục tín dụng của mình
để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng được Ngân
hàng cấp trên giao, trên cơ sở đó vân dụng phù hợp với thực tế địa bàn, từng
khoản thời gian.
Ø Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng.
Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình xét duyệt
cho vay. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các điều kiện vay vốn của
khách hàng như; hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn, tính hiệu
quả của dự án hay lĩnh vực đầu tư.
Việc kiểm tra trong khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm
tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể
định kỳ hay đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Việc kiểm tra này giúp cán bộ
tín dụng đánh giá được chí nh xác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc
sử dụng vốn của khách hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn lần đầu hay khách hàng là cá
nhân vay vốn lớn điều phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa
chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh có hiệu quả để tránh rủi ro.
Ø Nâng cao chất lượng thẩm định.
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra
những nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó, để
nâng cao chất lượng thẩm định dự án, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh
nghiệm về nghiệp vụ tín dụng đi thẩm định. Ngân hàng cần thường xuyên tổ
chức các buổi thảo luận, tập huấn về thẩm định dự án để cập nhật thông tin thị
trường, cách thức thẩm định một dự án đầu tư.
Khi thẩm định dự án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ công tác thẩm định
cần tham khảo và tìm hiểm các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra
các nhận định chính xác về dự án, phương án xin vay vốn của khách hàng. Cán
bộ tín dụng cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Nếu khách
hàng thực sự có được dự án khả thi và có đủ nguồn vốn tham gia như cam kết…
sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt đông tín dụng.
56
Ø Mở rộng cho vay có đảm bảo tài sản.
Đây là giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của
các Ngân hàng, vì để đảm bảo an toàn khi cho vay thì cần có tài sản bảo đảm tiền
vay. Thực tế cho thấy, diễn biến kinh tế thường phức tạp, hoạt động tín dụng
luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một trong những biện pháp để bảo đảm an
toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có đảm bảo , đây
là nguồn thứ cấp để thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản
đảm bảo cần đảm bảo tính khách quan, tài sản bảo đảm phải có khả năng chuyển
nhượng và đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần thường xuyên
theo dõi tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài
sản.
Không chỉ có vậy, việc thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại
qua thị trường và trung tâm bán đấu giá sẽ giúp Ngân hàng có cơ sở định giá trị
tài sản đảm bảo một cách chính xác hơn.
Ø Phân tán rủi ro.
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, một trong
những biện pháp để hạn chế rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận là “không để
nhiều trứng vào một giỏ”. Trong kinh doanh, Ngân hàng phân tán rủi ro theo
cách sau:
- Đa dạng các hình thức cho vay; trong hoạt động tín dụng có nhiều
phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài
trợ, cho vay thuê mua…ngoài ra Ngân hàng còn có thể áp dụng các hình thức cho
vay trả góp, cho vay dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng dựa trên bảng lương của
người hưởng lương… việc đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ làm giảm thiểu
rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Đa dạng hóa khách hàng: để phân tán rủi ro và đạt mục tiêu lợi nhuận,
Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều
đối tượng khách hàng thay vì tập trung chủ yếu vào một loại khách hàng.
Ø Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng.
Cần phải nhận thức rằng cho vay thương mại là một nghệ thuật hơn là một
ngành khoa học và tự Ngân hàng phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ vừa có
kỹ năng vừa có năng lực . Do đó, nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách
57
công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc
cho Ngân hàng. Ngoài ra cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, thưởng phạt
nghiêm minh để giữ chân nhân tài.
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MHB SAĐÉC.
Trong thời gian vừa qua mặc dù MHB Sađéc đã có sự phát triển vượt bậc
và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong kinh doanh, tuy nhiên trước xu thế cạnh
tranh và hội nhập quốc tế, cùng với các NHTM Việt Nam, Ngân hàng phát triển
nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc cũng cần phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh
tranh của mình để ngang tầm với các Ngân hàng trong nước và trong khu vực.
Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hơn nữa khả năng cạnh
tranh và hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc.
5.2.1. Nâng cao hơn nửa chất lượng huy động vốn.
Giữ vững và phấn đấu tăng mức huy động vốn tại địa phương, phát huy
hơn nửa hiệu quả trong công việc để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rổi trong
dân cư.
Trích một khoản từ thu nhập của Ngân hàng để thành lập quỷ dành cho
công tác tiếp thị, quản bá hình ảnh của Ngân hàng trên các phương tiện thông tin
đại chúng của địa phương, Ngân hàng cần đa dạng các loại hình tiếp thị và
khuyến mãi để thu hút được khách hàng, để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy
động tại chổ.
- Linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức huy động vốn.
Hình thức tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước, tạo tâm lý tránh trượt giá hoặc
có thể dùng kỳ phiếu có thời hạn loại ký danh hoặc không ký danh, lãi suất cao
hơn một chút so với lãi suất tiết kiệm thông thường.
Mở ra hình thức gửi tiền lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một
lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản gửi một lần rút nhiều
lần có tính kế hoạch cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay
quản lý tài chính thay khách hàng.
- Ưu tiên huy động vốn có kỳ hạn dài
- Dành một tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn thích hợp sang đầu tư trung
dài hạn. hiện nay NHNN đã cho phép là 30%.
58
- Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ phụ trách công tác huy động
vốn.
- Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương chú trọng vào khu
dân cư tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm, dân cư thu nhập cao ở thị xã
Sađéc, Thị trấn Cái Tàu, Lấp Vò, Châu Thành…để thu hút tiền gửi.
5.2.2. Đẩy mạnh công tác tín dụng.
- Ngân hàng cần phải đa dạng các hình thức tín dụng và đầu tư tạo sự
phù hợp với tính năng động của thị trường và sự lựa chọn của khách hàng.
- Mở rộng cho vay trung và dài hạn để có được lãi suất cho vay lớn
hơn. Về hình thức cho vay vốn, Ngân hàng chuyển từ hình thức cho vay đơn
thuần sang cho vay theo dự án, chương trình.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng.
- Thực hiện sự tham dự tài chính đối với các doanh nghiệp. việc này sẽ
gắn hoạt động của Ngân hàng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng vay vốn, đảm bảo phát triển
tốt thị trường tín dụng trên nguyên tắc: phát triển an toàn và hiệu quả.
- Tìm hiểu và nắm rõ từng đặc thù của từng địa bàn riêng biệt.
- Ngoài việc mở rộng tín dụng phải biết chủ động các mối quan hệ
thường xuyên với các ngành, đoàn thể, tranh thủ sự đồng tình, hỗ trợ của cấp Ủy,
chính quyền các cấp để triển khai và xây dựng các dự án đầu tư đảm bảo an toàn,
có hiệu quả.
5.2.3. Tập trung giải quyết nợ xấu.
- Đối với nợ xấu, MHB Sađéc cần khẩn trương rà soát lại tình hình nợ
quá hạn, phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
- Xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro, chuyển hạch toán
ngoại bảng, giảm số nợ tồn đọng lâu ngày.
- Khai thác tài sản thế chấp, tài sản thu được sau các vụ án dưới hình
thức cho thuê, bán, đưa vào sử dụng các tài sản mà Ngân hàng đang cần.
59
5.2.4. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ.
- Ngân hàng cần nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm Ngân hàng
mới, trong đó chú trọng vào việc xây dựng hệ thống thanh toán qua Ngân hàng,
phục vụ tốt cho việc mua bán, thương mại điện tử, sử dụng check thanh toán cả
nội địa và quốc tế.
- Áp dụng những hình thức cấp tín dụng mới như mua bán cầm cố giấy
tờ có giá, tài trợ theo dự án, tham gia tích cực vào thị trường tài chính…
- Cải tiến hình thức thanh toán check để có thể thanh toán tiện lợi hơn.
- Hoàn thiện công tác liên Ngân hàng để việc thanh toán nhanh, chính
xác và an toàn.
- Chuyển tiền và chi trả tiền bảo hiểm xã hội, mở tài khoản cá nhân và
chuyển lương hưu vào tài khoản cho người hưởng bảo hiểm xã hội.
- Chuyển tiền và chi trả kiều hối.
- Khuyến khích cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng,
thực hiện chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức.
- Làm dịch vụ tổ chức thu tiền qua Ngân hàng cho các cơ quan như
Bưu điện, điện lực, cấp nước.
60
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế nói
chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng, song hội nhập cũng có những
mặt trái của nó. Điều quan trọng là Ngân hàng Việt Nam phải biết phát huy
những cơ hội có được và khắc phục những yếu kém của chính mình, đó cũng là
những thách thức đặt ra trên con đường hội nhập. Hòa mình vào những cơ hội và
thách thức đó MHB Sađéc cũng đang chuẩn bị cho con đường vươn tới một
Ngân hàng hiện đại cạnh tranh cùng các NHTM trong nước và quốc tế trong khu
vực hoạt động của mình. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng trong 3 năm qua
ta đã thấy được nổ lực của ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên trong việc mở
rộng quy mô hoạt động, cải thiện tình hình kinh doanh và nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
Mặc dù Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nền kinh
tế, hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến hoạt động
tín dụng ngày càng được hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kinh
doanh, gia tăng sự tín nhiệm của khách hàng với Chi nhánh, nhưng rủi ro vẫn có
thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong 3 năm qua, tuy hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng không ngừng gia tăng, các thủ tục pháp lý ngày càng hoàn thiện, cán bộ
nhân viên có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng nợ quá hạn vẫn phát sinh và gia
tăng. Nguyên nhân một phần là do yếu tố chủ quan của cán bộ nhân viên trong
Ngân hàng, một phần là do bản thân khách hàng và môi trường tác động. Vì vậy
việc hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng.
Nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm khả quan
và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Ban
Giám Đốc, tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui
vẻ của toàn thể nhân viên MHB Sađéc, xứng đáng là chi nhánh tiên tiến của
Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.
61
6.2. KIẾN NGHỊ.
Môi trường đầu tư nước ta thời gian qua đã có những bước cải thiện vượt
bậc, những thành công trong cải cách pháp luật, quá trình cải thiện nhanh về cơ
hạ tầng, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cùng với quá trình hiện đại hóa ngành
hải quan, làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp, Ngân hàng và làm tăng
tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên trước việc gia nhập WTO,
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn chúng ta còn nhiều việc
phải làm, cần phải nhìn lại để xem xét và đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của mình để từng bước cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, giảm bớt chi
phí, thủ tục cũng như tiết kiệm thời gian để làm tăng hiệu quả hoạt động của các
thành phần kinh tế.
Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của MHB
Sađéc tôi nhận thấy còn nhiều bất cập mà Ngân hàng cũng như chính quyền các
cấp cần phải làm, cần khắc phục để cho công việc kinh doanh của các doanh
nghiệp và Ngân hàng được thuận lợi và phát triển hơn. Do đó tôi xin đưa ra một
số kiến nghị đối với các cấp như sau:
6.2.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN
- Xây dựng một quy chế hợp tác giữa các NHTM VN bền chắc và có
lợi cho tất cả các thành viên tham gia. Thực hiện các liên kết trong thanh toán,
cấp tín dụng, cung ứng VNĐ, ngoại tệ và làm các dịch vụ khác tạo ra một sức
mạnh tập thể để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài về cả chi phí
hoạt động kinh doanh, quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh.
- Hoàn thiện thị trường liên Ngân hàng đối với cả các giao dịch VNĐ
và các giao dịch ngoại tệ. NHNN cần tổng kết hoạt động của thị trường này trong
thời gian qua, hoàn thiện thị trường này để nó thực sự phát huy tác dụng, phát
triển các công cụ tài chính của thị trường ngoại tệ, đặc biệc là các công cụ, các
giao dịch hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái, như Forward, Future, Option. NHNN
cần sớm chỉnh sửa cơ chế nghiệp vụ, hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ,
tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế về vốn kỹ thuật, trang thiết bị và kinh nghiệm tổ
chức hoạt động.
62
- Các quy định của NHNN cần giảm sự can thiệp của nhà nước, tạo
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng nhất là các quy định
về phí, lãi suất, quyền hạn… các quy định chỉ nên mang tính khung sường.
- NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không
còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý
cao.
- NHNN cần có biện pháp khắc phục tình trang tiền giả lưu thông
tràng lang như hiện này, tránh để người dân hoan mang và mất lòng tinh đối với
Ngân hàng.
- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng trong việc
xác nhận quyền sở hữu, tranh chấp, và nhất là các trường hợp tiến hành định giá
để bán đấu giá tài sản. Các cơ quan chức năng cần tiến hành nhanh chóng để tạo
điều kiện thuân lợi cho Ngân hàng.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện thị cần phải nhanh
chóng hơn nửa trong việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng hữu tài sản cho
người dân có điều kiện trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh.
- ĐBSCL là một vùng trọng điểm trong cả nước về lương thực và
thực phẩm, do đó nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến việc khuyến khích đầu tư
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt
động trong lĩnh vực này. Bằng cách ưu đãi về thuế, nhanh chóng hoàn thành thủ
tục về mặt pháp lý, kịp thời cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về kho bãi, nhà
xưởng, máy móc trang thiết bị để các đối tượng này có tài sản thế chấp vay vốn
Ngân hàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
6.2.2. Kiến nghị đối với MHB.
- Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cữu long cần gấp rút
chẩn bị các thủ tục còn lại để hoàn tất tiến trình cổ phần hóa đã đặt ra.
- Ngân hàng cần đưa ra các chiến lước và kế hoạch để yêu cầu
NHNN bổ sung vốn điều lệ trong thời giai gần nhất, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong nước và quốc tế.
- Đầu tư xây dựng trụ sở khang trang, bổ sung và đổi mới trang thiết
bị cho hệ thống, cần mở thêm phòng giao dịch tại các huyện, khu trung tâm, nơi
tập trung đông dân cư để tăng sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
63
- Hệ thống máy ATM của Ngân hàng còn yếu, do đó Ngân hàng cần
nhanh chóng đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
- Mở nhiều đợt tập huấn, huấn luyện, các lớp đào tạo chuyên môn để
nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng.
6.2.3. Kiến nghị đối với MHB Sađéc.
- Cần chú trọng, quan tâm đúng mức đến đa dang hoá, hiện đại hoá
các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng khác, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phi
tín dụng. Đây là điều kiện tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm áp lực tăng trưởng tín
dụng đơn thuần, phòng ngừa rủi ro.
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng. Không tập
trung cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng
khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh
cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế tư nhân, cho vay
nông nghiệp, công nghiệp …
- Trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định,
tái thẩm định khách hàng thật kỹ, chính xác. Cần phải có sự kết hợp giửa ban
lãnh đạo và cán bộ tín dụng dù món vay lơn hay nhỏ để thẩm định, tái thẩm định
khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.
Ngân hàng cần áp dụng đúng theo quy định của HĐTD đối với các trường hợp vi
phạm hợp đồng như: thu hồi hay phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hay khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có. Chú
trọng công tác tiếp thị quản bá hình ảnh Ngân hàng đến với khách hàng, bên cạnh
đó, cần duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống của Ngân hàng.
- Tổ chức phân loại khách hàng; xác định giới hạn tín dụng cho từng
khách hàng; chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, kinh doanh có hiệu
quả.
- Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực cân đối thu chi.
Ngân hàng cần tổ chức nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong
lĩnh vực tín dụng. Đưa ra chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với
yêu cầu và trách nhiệm công việc.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
@ & ?
1. Th.s Thái Văn Đại – Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, quản trị Ngân
hàng- Trường Đại học Cần Thơ, năm 2005.
2. PTS. Nguyễn Đăng Đờn - Tiền tệ và Ngân hàng – NXB TP HCM, 2000.
3. Trần Hoàng Ngân - Tiền tệ Ngân hàng và thanh toán quốc tế.
4. PGS.TS LÊ VĂN TỀ- Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – NXB
THỐNG KÊ Năm 2006.
5. Thời báo kinh tế Sài Gòn.
6 . Thời báo kinh tế Việt Nam.
7. Các website.
ü www.centralbank.vn
ü www.moi.org.vn/
ü www.sbv.gov.vn/
ü www.tuoitre.com.vn/
ü www.vnexpress.net
ü www.mhb.com.vn/
8. Tạp chí Ngân hàng các số 19, 20, 21 năm 2006 và số 1, 2, 3 năm 2007.
9. Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập
quốc tế. - NXB THỐNG KÊ HÀ NỘI 2003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006).pdf