Khóa luận Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt

Sau một thời gian ngắn thực tập ở Công ty TNHH Việt Hưng, em nhận ra rằng bản thân mình còn có quá nhiều thiếu sót, những kiến thức đã được lĩnh hội từ trường lớp không thể giúp cho em giải quyết hết những vấn đề mà mình đang gặp trong môi trường làm việc thực tế này. Em nhận thấy được thực sự giữa lý thuyết và thực hành có một khoảng cách rất lớn. Vì thế, dựa trên sự nhận thức của mình, em xin có một số kiến nghị cùng nhà trường như sau: - Cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế nhiều lần để học hỏi kinh nghiệm. - Tạo môi trường mới mẽ cho sinh viên học tập rèn luyện bản thân.

doc68 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 12,094 triệu đồng tương đương 10.6% trong khi đó lợi nhuận gộp giảm 15,453 triệu đồng tương đương 3.4% so với năm 2013 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 3,193 triệu đồng tương đương 1.9%.. Năm 2015, chi phí bán hàng giảm 5,767 triệu đồng tương đương 7.6% và chi phí quản lí tăng 31,566 triệu đồng tương đương 25.6% trong khi đó lợi nhuận gộp giảm 75,554 triệu đồng tương đương 18.2% so với năm 2014 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 55,257 triệu đồng tương đương 31.1%. Tóm lại lợi nhuận hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua 5 năm đã tăng với tỉ lệ đáng kể. Tuy nhiên năm 2014 so với 2015, lợi nhuận đã tăng rất nóng với tỉ lệ 31.1%. Đó là do công ty ổn định được hoạt động kinh doanh và tạo được nhiều niềm tin với các chủ đầu tư và được nhiều nhà đầu tư tin tưởng nên đã làm lợi nhuận tăng đáng kể. 3.2. Lợi nhuận khác (lợi nhuận từ hoạt động bất thường) Lợi nhuận là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản. Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận khác giảm 1,692 triệu đồng tức 48.9%. Năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận khác tăng 161.4% tương đương 2,848 triệu đồng. Năm 2014 so với năm 2013 lợi nhuận khác giảm 35 triệu đồng tức 0.8%. Năm 2015 lợi nhuận khác giảm 2,455 triệu đồng tức 53.6% so với năm 2014. Như vậy ta thấy lợi nhuận khác từ các hoạt động bất thường (hoạt động thanh lí tài sản) tuy không cao nhưng cũng có ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận sau thuế qua việc lợi nhuận khác chỉ tăng vào năm 2013 trong khi doanh thu chỉ tăng vọt vào năm 2015 mà lợi nhuận khác lại giảm mạnh nhất vào năm này, điều đó cho thấy việc thanh lí tài sản với giá trị không như ban đầu làm lỗ trong quá trình thu lợi nhuận nhưng đó chỉ là 1 tác động không đáng kể. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 5 năm đạt hiệu quả cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm (trừ năm 2012). Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận, lợi nhuận của công ty chủ yếu là do hoạt động kinh doanh đem lại. Qua phân tích chúng ta thấy rằng công ty cần có biện pháp làm hạn chế lỗ từ hoạt động thanh lí tài sản và các hoạt động khác liên quan đến khoản lợi nhuận bất thường, làm giảm đi gánh nặng chung cho toàn công ty. Tuy nhiên, sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như vậy thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. IV. Phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt 1. Các nhân tố cụ thể Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan, chúng được các nhà quản trị và nhà đầu tư quan tâm. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận danh nghiệp gồm 3 nhóm: mở rộng thị trường hoạt động, giảm chi phí hoạt động kinh doanh và hoàn thiện tổ chức kinh doanh. Trong đó mỗi nhóm gồm rất nhiều nhân tố khác nhau kể cả nhân tố định tính và định lượng. Trong phạm vi phân tích tại công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt, em sẽ phân tích 2 nhân tố chủ yếu sau: -Số lượng công trình hoàn thành: Có mối tương quan tỷ lệ thuận , tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nếu công ty nhận được nhiều công trình có giá trị cao được chủ đầu tư thanh toán đúng theo từng giai đoạn nghiệm thu và bàn giao công trình đúng thời hạn thì sẽ làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. Song, nếu do điều kiện nào đó mà công trình không được hoàn thành đúng thời gian quy định hay khi công ty không kí kết được hợp đồng kinh tế thì cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận. -Chi phí nguyên vật liệu xây dựng Các hợp đồng thi công công trình thường dài hạn. Tại công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt , thời hạn các hợp đồng thi công thường từ 4 tháng đến 1 năm hoặc dài hơn tùy theo tính chất công trình. Như vậy, trong khi đơn giá thực hiện công trình vẫn không thay đổi nhưng giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng lên kéo dài làm cho chi phí mua nguyên vật liệu của công ty tăng lên. Việc tăng chi phí sẽ ảnh hưởng đến giá thành của công trình đòi hỏi giá của công trình sẽ tăng lên nhưng đơn giá thực hiện lại không được thay đổi sau khi kí hợp đồng thi công, chính vì vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, kéo theo lợi nhuận bị giảm xuống. 2. Phân tích các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận công ty. Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận là 1 chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kĩ thuật, quản lí kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy lợi nhuận là 1 chỉ tiêu tài chính mà bất cứ 1 đối tượng nào muốn đặt mối quan hệ với doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản và các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Trong kinh tế để phân tích khả năng sinh lời thường được sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuậ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Chỉ tiêu 2015/2014 2014/2013 2013/2012 2012/2011 CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 273279 5.065821 932139 20.88862 1068048 31.46521 219356 6.908803 Lợi nhuận 40757 31.39573 3091 2.439121 2466 1.984549 -27037 -17.8701 ROS(%) 14.91406 619.7561 0.331603 11.67679 0.230888 6.307121 -12.3256 -258.658 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt được phản ánh qua bảng sau: Năm 2015 2014 2013 2012 2011 Doanh thu thuần 5667844 5394565 4462426 3394378 3175022 Lợi nhuận sau thuế TNDN 170574 129817 126726 124260 151297 ROS (%) 3.009504 2.406441 2.83985 3.66076 4.765227 Đơn vị: triệu đồng Bảng 7: bảng so sánh tỷ suất ROS qua 5 năm Qua bảng trên ta thất tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (ROS) của năm 2011 là cao nhất đạt mức xấp xỉ 4.8%, thấp nhất là năm 2014 chỉ đạt mức 2.4%. Cụ thể vào năm 2011, ROS của công ty đạt 4.8% , tức là khi công ty thu được 100 đồng doanh thu thì nó sẽ mang lại 4.8 đồng lợi nhuận. Vậy trong năm 2011 này công ty hoạt động rất tốt nhờ có chiến lược đẩy mạnh kinh doanh đúng đắn và chính sách quản lí chi phí hợp lí. Tuy nhiên đến năm 2012, ROS của công ty giảm xuống còn 3.7% tức khi thu được 100 đồng doanh thu thì mang lại cho công ty 3.7 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 giảm 1.1% tức giảm 1.1 đồng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 258.7%. Điều này cho thấy trong năm 2012, hiệu quả về mặt quản lí chi phí của công ty không còn tốt như năm 2011 dẫn đến tốc độ chi phí tăng cao. Tốc độ chi phí thực sự tăng cao vào năm 2013, ROS của công ty lúc này chỉ đạt 2.8% tức là khi công ty thu được 100 đồng doanh thu thì nó chỉ mang lại 2.8 đồng lợi nhuận. Tuy không giảm như năm 2012 nhưng đã giảm 0.82% so với năm 2012 có nghĩa là giảm 0.82 đồng lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 6.3%. ROS tiếp tục giảm vào năm 2014, chỉ đạt 2.4% tức là khi công ty thu được 100 đồng doanh thu thì công ty có được 2.4 đồng lợi nhuận. So với năm 2013 ROS giảm 0.4% tương đương 0.4 đồng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 11.7%. Hiệu quả về mặt quản lí chi phí vẫn còn dấu hiệu đi xuống. Đến năm 2015, ROS có dấu hiệu phục hồi, cụ thể là ROS đạt 3% tức là khi công ty thu được 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận mang lại là 3 đồng lợi nhuận. So với năm 2014 tăng 0.6% tương đương với 0.6 đồng lợi nhuận, tỷ lệ 169.6%. Điều này cho thấy sự trở lại cho 1 tín hiệu tốt về khoản lợi nhuận của công ty. Hình 4:Biểu đồ biểu diễn tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 2.2. tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt được phản ánh ở bảng sau: Đơn vị: triệu đồng năm 2015 2014 2013 2012 2011 tổng tài sản 2041033 1685936 1803262 1569448 1270265 Lợi nhuận sau thuế TNDN 170574 129817 126726 124260 151297 ROA(%) 8.35723871 7.69999573 7.027598 7.917433 11.9106643 Chỉ tiêu 2015/2014 2014/2013 2013/2012 2012/2011 CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) tổng tài sản 355097 21.06231 -117326 -6.50632 233814 14.89785 299183 23.5528 Lợi nhuận sau thuế TNDN 40757 31.39573 3091 2.439121 2466 1.984549 -27037 -17.8701 ROA(%) 11.4777089 149.0612 -2.63454 -37.4885 1.054684 13.32104 -9.03694 -75.8727 Hình 5: Biểu đồ biểu diễn tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản Qua bảng trên ta thất tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản (ROA) của năm 2011 là cao nhất đạt mức xấp xỉ 11.9%, thấp nhất là năm 2013 chỉ đạt mức 7.01%. Cụ thể vào năm 2011, ROA của công ty đạt 11.9% , tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng tài sản thì nó sẽ mang lại 11.9 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, ROA của công ty giảm xuống còn 7.9% tức khi chi ra 100 đồng tài sản thì mang lại cho công ty 7.9 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 giảm 2% tức giảm 2 đồng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 75.9%. Vào năm 2013, ROA của công ty giảm xuống mạnh nhất, lúc này chỉ đạt 7.01% tức là khi công ty chi ra 100 đồng tài sản thì nó chỉ mang lại 7.01 đồng lợi nhuận. Tuy không giảm như năm 2012 nhưng đã giảm 0.89% so với năm 2012 có nghĩa là giảm 0.89 đồng lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 13.3%. ROA có dấu hiệu tăng vào năm 2014, đạt 7.7% tức là khi công ty chi ra 100 đồng tài sản thì công ty có được 7.7 đồng lợi nhuận. So với năm 2013 ROA tăng 0.6% tương đương 0.6 đồng lợi nhuận, tỷ lệ 37.5%. Đến năm 2015, ROA đạt 8.4% tức là khi công ty chi ra 100 đồng tài sản thì lợi nhuận mang lại là 8.4 đồng. So với năm 2014 tăng 0.7% tương đương với 0.7 đồng lợi nhuận. tỷ lệ 149%. Kết quả phân tích trên chứng tỏ được hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã có tín hiệu bấp bênh, tình hình hoạt động thực sự không đạt hiệu quả trong giai đoạn 2011-2013, sự phục hồi trở lại của tổng tài sản năm 2014 mang lại kết quả khả quan về chính sách sử dụng tài sản có hiệu quả và dần đi vào ổn định. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo tổng tài sản (ROA) này đòi hỏi công ty phải có những chính sách phù hợp về mục đích dử dụng tài sản của mình. 2.3. tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kì thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt được phản ánh ở bảng sau: Đơn vị: triệu đồng Năm 2015 2014 2013 2012 2011 Vốn chủ sở hữu 639788 571972 543162 398086 379081 Lợi nhuận sau thuế TNDN 170574 129817 126726 124260 151297 ROE(%) 26.66102 22.696391 23.33116 31.21436 39.911523 Chỉ tiêu 2015/2014 2014/2013 2013/2012 2012/2011 CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) Vốn chủ sở hữu 67816 11.85652 28810 5.304127 145076 36.44338 19005 5.01344 Lợi nhuận sau thuế TNDN 40757 31.39573 3091 2.439121 2466 1.984549 -27037 -17.8701 ROE(%) 60.0993866 264.7971 10.72891 45.98534 1.699799 5.445566 -142.263 -356.445 Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu Qua bảng trên ta thất tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu (ROE) của năm 2011 là cao nhất đạt mức xấp xỉ 39.9%, thấp nhất là năm 2014 chỉ đạt mức 22.7%. Cụ thể vào năm 2011, ROE của công ty đạt 39.9% , tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì nó sẽ mang lại 39.9 đồng lợi nhuận. Vậy trong năm 2011 này công ty có hiệu quả sử dụng vốn rất tốt. Tuy nhiên đến năm 2012, ROE của công ty giảm mạnh xuống còn 31.2% tức khi bỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mang lại cho công ty 31.2 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 giảm 8.7 % tức giảm 8.7 đồng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 356.4%. Điều này cho thấy trong năm 2012, việc sử dụng vốn không hiệu quả đã làm giảm lợi nhuận trông thấy. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu vào năm 2013 tiếp tục giảm đáng kể, ROE của công ty lúc này chỉ đạt 23.3% tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng vốn tự có thì nó chỉ mang lại 2.8 đồng lợi nhuận. Tuy không giảm như năm 2012 nhưng đã giảm 7.9% so với năm 2012 có nghĩa là giảm 7.9 đồng lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 5.4%. Hiệu quả về sử dụng vốn vẫn còn dấu hiệu đi xuống. ROE tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2014, chỉ đạt 22.7% tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng vốn tự có thì công ty có được 22.7 đồng lợi nhuận. So với năm 2013 ROE giảm 0.6% tương đương 0.6 đồng lợi nhuận chiếm tỷ lệ 46%. Đến năm 2015, ROE có dấu hiệu phục hồi, cụ thể là ROE đạt 26.7% tức là khi công ty bỏ ra 100 đồng vốn thì lợi nhuận mang lại là 26.7 đồng. So với năm 2014 tăng 4% tương đương với 4 đồng lợi nhuận, tỷ lệ 264.8%. Điều này cho thấy sự trở lại cho 1 tín hiệu tốt về khoản lợi nhuận của công ty trong hiệu quả sử dụng vốn. 2.4. Tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán (LN/GVHB) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá vốn của sản phẩm thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt được phản ánh ở bảng sau: Đơn vị: triệu đồng năm 2015 2014 2013 2012 2011 GVHB 5177773 4980048 4032456 3011772 2753279 Lợi nhuận sau thuế TNDN 170574 129817 126726 124260 151297 LN/GVHB(%) 3.29435 2.6067419 3.14265 4.12581 5.4951569 Chỉ tiêu 2015/2014 2014/2013 2013/2012 2012/2011 CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) Vốn chủ sở hữu 197725 3.970343 947592 23.49913 1020684 33.88982 258493 9.388551 Lợi nhuận sau thuế TNDN 40757 31.39573 3091 2.439121 2466 1.984549 -27037 -17.8701 LN/GVHB(%) 20.6129726 790.7562 0.326195 10.37962 0.241603 5.855885 -10.4595 -190.34 Hình 7: Biểu đồ biểu diễn tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo giá vốn hàng bán của năm 2011 là cao nhất, thấp nhất là năm 2014. Cụ thể năm 2011, tỷ suất LN/GVHB của Công ty là 5.5%, có nghĩa là cứ 100 đồng giá vốn cho sản phẩm thì Công ty sẽ giữ được 5.5 đồng lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất LN/GVHB của Công ty giảm xuống còn 4.1% có nghĩa là cứ 100 đồng giá vốn cho sản phẩm thì Công ty chỉ còn giữ lại được 4.1 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 giảm 1.4%, tức giảm 1.4 đồng lợi nhuận, chiếm tỉ lệ 190.34%. Đến năm 2013, tỷ suất LN/GVHB của Công ty tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 3.1%, tức là cứ 100 đồng giá vốn của sản phẩm thì Công ty chỉ còn giữ được 3.1 đồng, so với năm 2012 giảm tương đương 1%, chiếm tỉ lệ 5.9%. Năm 2014, tỷ suất LN/GVHB của Công ty giảm ở mức thấp nhất đạt 2.6% tức là cứ 100 đồng giá vốn cho sản phẩm thì Công ty chỉ giữ được 2.6 đồng lợi nhuận, so với năm 2013 giảm tương đương 0.5%, chiếm tỉ lệ 10.4%. Năm 2015 đối với doanh nghiệp có sự phục hồi nhẹ đối với tỷ suất LN/GVHB, cụ thể là năm 2015 tỷ suất đạt 3.3% tức cứ 100 đồng giá vốn cho sản phẩm thì Công ty giữ được 3.3 đồng lợi nhuận. Đây là 1 dấu hiệu tốt cho sự ổn định về lợi nhuận trong tương lai. Qua kết quả phân tích đó ta có thể thấy được, thực sự hiệu quả hoạt động của Công ty ngày càng giảm sút rõ rệt, đòi hỏi Công ty phải có những chính sách phù hợp nhằm quản lý tốt hơn chi phí mua các loại nguyên vật liệu, mục đích chủ yếu là giảm chi chi phí xuống mức thấp nhất, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian sắp tới. 2.5. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (LN/CP) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải hạn chế tối đa chi phí để thu lợi nhuận nhiều nhất. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt được thể hiệ ở bảng dưới đây: năm 2015 2014 2013 2012 2011 tổng CP hoạt động 279168 258960 267666 219828 241343 Lợi nhuận sau thuế TNDN 170574 129817 126726 124260 151297 LN/CP(%) 61.100843 50.1301359 47.34483 56.526011 62.689616 Chỉ tiêu 2015/2014 2014/2013 2013/2012 2012/2011 CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) CL tỷ lệ (%) tổng CP hoạt động 20208 7.803522 -8706 -3.25256 47838 21.7616 -21515 -8.9147 Lợi nhuận sau thuế TNDN 40757 31.39573 3091 2.439121 2466 1.984549 -27037 -17.8701 LN/CP(%) 201.687451 402.3278 -35.5042 -74.9908 5.154898 9.119514 125.6658 200.457 ua bảng trên và biểu đồ, ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của năm 2011 là cao nhất, thấp nhất là năm 2013. Cụ thể năm 2011, chỉ tiêu tỷ suất LN/CP của Công ty là 62.7%, nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty sẽ giữ được 62.7 đồng lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất LN/CP của Công ty giảm xuống còn 56.5%, tức cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty sẽ giữ được 56.5 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 tỷ suất LN/CP giảm 6.2%, chiếm tỷ lệ 200.5%. Năm 2009, tỷ suất LN/CP của Công ty tiếp tục giảm mạnh ở mức thấp nhất chỉ còn 47.3%, tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra Công ty chỉ còn thu được 47.3 đồng lợi nhuận, so với năm 2012 giảm 9.2%, chiếm tỷ lệ 9.1%. Năm 2014 tỷ suất LN/CP tăng trở lại cụ thể là 50.1% nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty sẽ giữ được 50.1 đồng lợi nhuận, tăng 2.8% so với năm 2013 chiếm 75%. Tỷ suất LN/CP tăng trở lại gần ngưỡng tỷ suất năm 2011 cụ thể là đạt 61.1% tăng 11% so với năm 2014, chiếm 201.7%. Như vậy, tỷ suất LN/CP của Công ty giảm mạnh dần qua các năm 2011, 2012, 2013 và tăng trở lại vào năm 2014 và 2015. Điều này chứng tỏ được Công ty sử dụng chi phí chưa hợp lý vào những giai đoạn tỷ suất sụt giảm mạnh, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chính vì vậy công ty có những biện pháp cụ thể để kéo lại tình hình vào 2 năm sau. Nếu muốn chỉ tiêu tỉ suất này được nâng cao, đòi hỏi Công ty phải tìm cách giảm được chi phí xuống mức thấp nhất. Chỉ có như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty mới được nâng cao. Kết luận: Qua phân tích ta thấy hầu như tất các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều không được ổn định và tăng trưởng đều đặn dần qua các năm nhất là giai đoạn các năm 2012-2013-2014. Điều này chứng tỏ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng bấp bênh, không ổn định, đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và nâng cao các chỉ tiêu lợi nhuận trong thời gian tới để giữ mức tăng của lợi nhuận cho các năm về sau. 3. Phân tích chung về các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận Trong cơ chế thị trường hoạt động kinh doanh của công ty phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động, các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Muốn kinh doanh thành công thì người lãnh đạo của công ty cũng như toàn bộ cán bộ công ty phải nắm bắt và hiểu rõ những nhân tố tác động cũng như cơ chế của nó để điều chỉnh cho thích ứng và phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty kiến trúc và xây dựng Pháp Việt thành các nhóm sau: 3.1. Các yếu tố công ty Đây là các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp quyết định trực tiếp đến việc kinh doanh và kết quả của công ty. Lãnh đạo công ty có thể từng bước điều chỉnh tăng cường các hoạt động tích cực và hạn chế các hoạt động tiêu cực. 3.1.1. Uy tín của doanh nghiệp Uy tín là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh, uy tín cao trên thương trường sẽ mang lại cho công ty nhiều cơ hội trong kinh doanh, có nhiều khách hàng, thu hút được người có trình độ cao về làm việc cho công ty, giảm bớt các chi phí không cần thiết, bảo đảm giúp cho việc kinh doanh thông suốt. Uy tín phụ thuộc nhiều yếu tố quy mô, sự phát triển của công ty, đội ngũ cán bộ, thị phần công ty chiếm giữ, sự chiếm giữ, sự tín nhiệm trong quan hệ với bạn hàng 3.1.2. Nhân tố tổ chức lao động -Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo Lãnh đạo là người định hướng cho sự phát triển của Công ty, hướng dẫn cho việc kinh doanh của cấp dưới. Khi công ty có lãnh đạo tồi, thì không thể tạo ra lợi nhuận cao. Người lãnh đạo phải có kiến thức chuyên môn tốt, có năng lực quản lý, năng động sáng tạo, tổ chức phân công và hợp lý giữa các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng đúng người đúng việc sao cho tận dụng được sở trường của họ, tạo sự thống nhất hợp lý trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung của công ty, áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thưởng phạt nghiêm minh, tạo ra động lực thúc đẩy người lao động nỗ lực hơn trong phần trách nhiệm của mình, tạo ra được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao lợi nhuận. -Trình độ tay nghề của người lao động Nhân tố này tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn của người lao động, ý thức trách nhiệm cao của người lao động sẽ tạo ra năng suất lao động cao, tiết kiệm được tiêu hao nhiên liệu, từ đó làm tăng doanh thu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. -Trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty Đây là yếu tố quan trọng tác động thường xuyên, trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Do vậy, đơn vị phải chú trọng ngay từ việc hoạch định nhu cầu vốn kinh doanh, làm cơ sở cho việc lựa chọn. Huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình, tổ chức chu chuyển vốn, tái tạo lại vốn ban đầu, bảo toàn và phát triển vốn. 3.2. Các yếu tố bên ngoài 3.2.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Yếu tố thuộc về mặt chính trị này có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong từng giai đoạn phạt triển, tùy theo từng điều kiện của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra các đường lối, chính sách phù hợp. Sự thay đổi này sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh nói chung. Có thể tác động theo chiều hướng tích cực, nhưng cũng có thể có theo chiều hướng tiêu cực, do vậy, doanh nghiệp cần phải nắm vững sự biến động này từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro. Các chính sách của nhà nước về xây dựng như: giá cả nguyên liệu xây dựng, chính sách quy hoạch nhà đất 3.2.2 Hệ thống tài chính ngân hàng Ngay từ khi xuất hiện, hệ thống ngân hàng tài chính đã tỏ ra là một công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay hệ thống ngân hàng tài chính đã phát triển hết sức lớn mạnh, tác động tới tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ ở mọi quốc gia trên thế giới. Vai trò của hệ thống ngân hàng tài chính thể hiện ở chỗ nó điều tiết nguồn vốn của các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa bên cung và bên cầu về vốn, đồng thời thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho toàn xã hội. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì sự tác động này rất mạnh mẽ vì các công ty xây dựng đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn trong quá trình thi công dự án mà bên đối tác chưa không tạm ứng trước và vốn công ty không đáp ứng đủ nhiều công trình một lúc và lúc này họ rất cần sự giúp đỡ của ngân hàng tài chính. Nhiều trường hợp do tạo được uy tín với các ngân hàng mà doanh nghiệp được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hoặc chấp nhận cho vay một lượng vốn lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các dự án, công trình với quy mô lớn. 3.2.3 Sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật Đây là nhân tố khách quan có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp xây dựng nước ta. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động vừa tích cực lại vừa tiêu cực đến ngành xây dựng. Bởi vì khoa học công nghệ phát triển sẽ góp phần cho các công ty đổi mới công nghệ và trang thiết bị hiện đại trong thi công giúp cho các công trình được thực hiện nhanh hơn, đúng kỹ thuật hơn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tăng mạnh. Nhưng đồng thời nó lại là một thách thức đối với công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt – các công nghệ, trang thiết bị máy móc mới hiện đại rất đắc tiền, dẫn đến không đủ kinh phí để mua về. Dẫn đến, các công ty vẫn phải sử dụng các công nghệ trang thiết bị máy móc lạc hậu không đáp ứng được cho các công trình hiện đại, lớn và như vậy là việc các công ty xây dựng có nguồn vốn và đầu tư vững chắc, máy móc công nghệ tiên tiến sẽ có cơ hội hơn vào cạnh tranh, trúng thầu các công trình lớn là tất yếu. *Một số nhân tố khác Ngoài các nhân tố chính kể trên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt còn chịu sự tác động của một số nhân tố như: điều kiện địa lý và thời tiết của nước ta luôn biến đổi khôn lường, nên dẫn đến không các công trình bị ảnh hưởng; các yếu tố xuất phát từ phía đối tác như giá cả, phương thức, thủ tục thanh toán, các chính sách đền bù ngoài ra mức sống của người dân và giá cả cũng ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh. 4. Đánh giá thực trạng tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 4.1. Thành công của công ty Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả. Lợi nhuận qua các năm tăng tuy không đồng đều. Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận giảm 27,037 triệu đồng, tương đương 17.9%. Năm 2013 tổng lợi nhuận tăng 2,466 triệu đồng tương đương 2% so với năm 2012. Năm 2014 tổng lợi nhuận tăng 3,091 triệu đồng tương đương 2.4% so với năm 2013. Năm 2015 tổng lợi nhuận tăng 40,757 triệu đồng tương đương 31.4% so với năm 2014. Từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Công ty cần phải duy trì và phát huy hơn nữa hoạt động kinh doanh để đưa công ty ngày một đi lên, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 4.2 Tồn tại và nguyên nhân - Hiện tại công ty chưa có bộ phận marketing. Bộ phận kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì chưa có bộ phận marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường. xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh; - Công ty cần hạn chế lỗ từ hoạt động tài chính là do công ty hoạt động chủ yếu là vay tiền ngân hàng nân chi phí lãi vay khá lớn, trong khi đó hoạt động đầu tư và cho thuê tài sản lại không nhiều; - Công ty cần phải có chính sách thu tiền hợp lý. PHẦN 4: KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG PHÁP VIỆT I. Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2020 1. Xu hướng và triển vọng Giai đoạn 2008 - 2012, sự sụt giảm của ngành BĐS đã tác động mạnh đến ngành xây dựng. Đến năm 2013, ngành xây dựng đã có những dấu hiệu hồi phục với tốc độ vừa phải nhờ những hỗ trợ từ lãi suất, các gói tín dụng cho thị trường BĐS và dòng vốn FDI tăng mạnh. Năm 2014 được xem là năm khởi đầu chu kỳ tăng trưởng mới đối với ngành xây dựng. Theo đó, công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt cũng cũng tác động không hề nhỏ bởi khủng hoảng nói trên dẫn đến việc bấp bênh trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014. Những dấu hiệu tốt của ngành báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của công ty. Cụ thể, một số cải tiến trong chính sách của Nhà nước có tác động tích cực đến ngành xây dựng. Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định, nhà thầu ngoại phải liên doanh hoặc ký hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam không thấp hơn 30% giá trị gói thầu về tư vấn, xây dựng và hỗn hợp. Điều này hứa hẹn cải thiện khả năng cạnh tranh của nhà thầu trong nước cũng như tăng tính minh bạch trong đấu thầu dự án. Các công ty xây dựng trong nước có nhiều cơ hội tham gia vào các dự án do Nhà nước đầu tư. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011-2015, công ty đã trúng thầu không ít các dự án đến từ nhà thầu ngoại như Samsung, Kukbo Vina hay Lotte, Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 sẽ nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, khắc phục tình trạng nợ đọng và tăng tính minh bạch trong phân bổ nguồn lực Nhà nước Việc tạo ra cơ chế để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ giải quyết được vấn đề dòng tiền cho không ít doanh nghiệp. Với nguồn lực tài chính sẵn có của mình, công ty có thể giải quyết tất cả các vấn đề tài chính liên quan đến xây dựng tuy nhiên không thể thiếu các khoản nợ từ ngân hàng và việc giải quyết nợ đọng là yếu tố rất cần thiết để công ty tự tin nhận các gói thầu có giá trị cao và có tiềm năng lợi nhuận cao. Với vai trò là ngành tạo cầu cho ngành xây dựng, BĐS đang có nhiều yếu tố thuận lợi sẽ tác động tích cực đến giá trị xây dựng dân dụng. BĐS những năm này đang có những dấu hiệu khởi sắc chính vì vậy tổng lượng các công trình xây dựng cũng tăng theo tạo nên 1 môi trường đầu tư rộng lớn đối với các nhà thầu xây dựng, bên cạnh đó cũng mở rộng môi trường kinh doanh của công ty. Năm 2016, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp và nhu cầu có dấu hiệu cải thiện, số lượng dự án được khởi động lại hoặc khởi công mới sẽ tiếp tục gia tăng. Như đã nói ở trên, các công trình gia tăng mang lại nhiều tiềm năng sản xuất kinh doanh cho công ty với 1 môi trường rộng lớn hơn và nhiều chọn lựa. Giá trị hợp đồng xây dựng và theo đó là doanh thu cho các công ty có thể tăng trưởng khá. Đáng chú ý, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong năm 2016 và những năm tiếp theo được dự báo tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, Chính phủ sẽ tập trung phân bổ vốn cho các dự án trọng điểm như đường sắt, cảng hàng không, qua đó tác động tích cực đến ngành xây dựng trong đó có công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Pháp Việt. Ngoài ra, dòng vốn FDI vào ngành sản xuất sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của mảng xây dựng công nghiệp. Dòng vốn tăng không chỉ giúp nhu cầu đầu tư nói chung cho ngành xây dựng cũng như công ty xây dựng Pháp Việt nói riêng có 1 sự chuẩn bị hoàn hảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong năm 2016 về sau, nhu cầu xây dựng nhà xưởng để sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng. Cụ thể, các công ty xây dựng hạ tầng có nhiều dự án trong tay và vốn lớn sẽ có được lợi thế nhất định trên thị trường. Ở khía cạnh khác, những công ty có quy mô vốn trung bình, nhưng có thế mạnh riêng, đặc biệt trong từng lĩnh vực cụ thể cũng có thể gặt hái được kết quả kinh doanh tốt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, công ty nên kết hợp cân nhắc các yếu tố về sức khỏe tài chính như tỷ lệ vay nợ và chất lượng các khoản phải thu của doanh nghiệp để có phương án đầu tư đúng đắn. 2. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020 Căn cứ vào sự đánh giá về tiềm năng và xu hướng phát triển của ngành xây dựng và bất động sản trên địa bàn, công ty xác định sẽ tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi các thế mạnh là xây lắp trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của lĩnh vực quản lí và thi công xây dựng vốn có. - Về lĩnh vực xây lắp: đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty trong giai đoạn 6 năm tới (2016-2020). Công ty xác định rằng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xây lắp vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty, cụ thể bằng những định hướng như sau: Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang và công nghệ thi công xây dựng hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng, công ty cũng sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu xây dựng mới và biện pháp thi công tiên tiến. Thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến ngành xây dựng nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ xây dựng tiên tiến. Phát triển nguồn nhân lực cho mảng thi công xây lắp; dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lí chuyên nghiệp tại các công trương xây dựng, các đội thi công và đội ngũ kĩ thuật viên, công nhân viên kĩ thuật có tay nghề, công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện và đào tạo. Công ty hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng lĩnh vực thi công xây lắp cho cả cán bộ quản lí và các lực lượng công nhân có tay nghề. Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho công ty từ nhân sự cấp cao đến công nhân lành nghề. Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường. Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức thi công để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất. - Mở rộng ngành nghề: công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của công ty. Các ngành nghề dự kiến phát triển thêm như: Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Sản xuất gạch block cho các công trình xây dựng cơ bản trong thành phố. Đầu tư xây dựng các dự án quy mô từ nhỏ đến trung bình và kinh doanh bất động sản. II. Một số đề xuất và khuyến nghị nhằm cải thiện tăng và ổn định lợi nhuận tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt Trong cơ chế thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi nhuận của mình. Chính vì vậy, qua kết quả phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt cùng với mong muốn góp phần cải thiện tình hình lợi nhuận của Công ty trong thời gian sắp tới, em xin được đề ra một số đề xuất chủ yếu như sau: 1. Tăng doanh thu Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu. Để tăng doanh thu Công ty nhất định phải nhận được nhiều hợp đồng thi công hơn. Do đó, để tăng doanh thu đòi hỏi Công ty phải tăng tiến độ thi công và hoàn thành các công trình đúng tiến độ, đảm bảo được chất lượng công trình một cách tốt nhất, giữ uy tín được với khách hàng. Điều này nhất định sẽ tạo điều kiện cho Công ty chủ động tìm kiếm được nhiều hợp đồng thi công hơn, tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến giá trị của các hợp đồng đó sao cho phù hợp nguồn lực hiện tại của mình. Ngoài ra, Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu đúng thời gian quy định, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu nhưng phải đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng. Chỉ có như vậy, Công ty mới có thể thực hiện việc tăng doanh thu của mình có hiệu quả. 2. Kiểm soát tình hình chi phí chặt chẽ -Giá vốn hàng bán Để giảm tối thiểu chi phí giá vốn hàng bán Công ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí trong việc mua các nguyên vật liệu xây dựng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua, nhất là đối với tình hình hiện nay, giá xăng dầu luôn luôn biến động và không ổn định. Đồng thời, kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn hàng trước khi nhập kho nhằm bảo đảm đúng các nguyên vật liệu theo yêu cầu của bản thiết kế thi công. Cần thiết lập quan hệ lâu dài với các đối tác nhằm tìm nguồn cung cấp vật liệu đáng tin cậy với giá cả sao cho thấp nhất. -Chi phí quản lý doanh nghiệp Giảm bớt những khoản chi phí không thật sự cần thiết trong doanh nghiệp, như chi phí hội họp, tiếp khách và chi phí công tác.... Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. 3. Xây dựng nguồn lực Công ty vững chắc Nguồn nhân lực là khâu then chốt trong mọi quá trình hoạt động sản xuất, Công ty không những cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn phải đầu tư thỏa đáng, để tạo điều kiện cho người lao động được làm việc một cách thuận lợi nhất. Công ty nên thường xuyên có những chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ công nhân viên của Công ty theo các hình thức đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên. Tạo điều kiện cho công nhân viên của Công ty tiếp tục nâng cao nghiệp vụ của mình. Đồng thời, phải dứt khoát giảm lượng công nhân viên làm việc không đạt hiệu quả, làm ảnh hưởng đến xấu đến quá trình hoạt động của Công ty, nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao tay nghề và tạo được ý thức kỷ luật lao động cho công nhân viên. Việc này có thể thực hiện theo các hướng sau: Thứ nhất, nên tổ chức kiểm tra đánh giá lại năng lực trình độ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty để xem xét chính xác năng lực từng người. Thứ hai, nên xác định được nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty trong hiện tại và tương lai để phân tích và tổng hợp nhiệm vụ cho các phòng ban. Tạo động lực lao động cho các công nhân viên. Thứ ba, dựa trên cơ sở nhiệm vụ của các phòng ban, đồng thời dựa trên năng lực, trình độ của từng người, Công ty nên có sự phân bổ một cách phù hợp nhất. Chỉ có làm được như vậy, tổ chức bộ máy của Công ty mới có thể gọn nhẹ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Góp phần cải thiện được tình hình lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới. 4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh. Việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và để làm được như vậy Công ty cần thực hiện: Thứ nhất, bảo đảm được nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời. Thứ hai, phải bảo đảm được chất lượng của các nguyên vật liệu xây dựng cần phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, rồi mới thực hiện đi đến ký kết các hợp đồng mua bán, nhằm tránh những rủi ro về tiền bạc. Thứ ba, cần tính toán chính xác hơn mức độ khả quan của các hợp đồng xây dựng, đồng thời theo dõi, cũng như, dự đoán trước tình hình giá cả thị trường vật liệu xây dựng, để đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi đi đến kí kết hợp đồng. Thứ tư, tổ chức nghiêm túc việc quyết toán từng hợp đồng theo quý, hạch toán lãi lỗ kịp thời giúp cho Giám đốc nắm chắc tình hình nguồn vốn của Công ty. 5. Nên có chiến lược kinh doanh phù hợp Công ty nên xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình, nhằm định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách có hiệu quả nhất. Khi xây dựng chiến lược, Công ty nên xuất phát từ các yếu tố chính: khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Phải nhằm mục đích tăng uy tín, giữ vững vị trí vững chắc của Công ty trong thị trường ngành. Đồng thời cố gắng khắc phục những điểm yếu mà Công ty đang gặp phải. Phải đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh, luôn có biện pháp ngăn ngừa, tránh né, hạn chế rủi ro trong chiến lược. Xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, dự đoán càng chính xác thì chiến lược càng phù hợp. Chiến lược kinh doanh sẽ còn bị tác động bởi nhiều yếu tố trong tương lai không lường trước được, nó không chắc chắn. Bởi vậy, Công ty nên có chiến lược dự phòng. 6. Nâng cao hệ thống trang thiết bị phục vụ cho các công trình Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc đó có thể giúp cho tăng năng suất động của công nhân viên, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy tiến độ thi công công trình, Nhờ vậy, giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời Công ty nên chú ý đến việc nâng cấp các loại thiết bị máy móc vẫn còn sử dụng tốt, nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa cho Công ty. Mặt khác, khi mua sắm các trang thiết bị máy móc mới, Công ty cần quan tâm, chú trọng đến các vấn đề sau: Về số lượng chủng loại: các thiết bị, lựa chọn là các trang thiết bị thông dụng, phục vụ được công việc sản xuất, phục vụ được ngành nghề chuyên môn của Công ty. Về giá trị đầu tư: chọn các loại thiết bị đáp ứng nhu cầu của Công ty nhưng giá cả phải phù hợp để giảm vốn đầu tư ban đầu và sớm hoàn trả vốn vay. Về sử dụng: yêu cầu các trang thiết bị phải có thao tác đơn giản, tuổi bền sử dụng phù hợp với vốn đầu tư bỏ ra và có khả năng cung ứng phụ tùng thay thế, sửa chữa. Về chất lượng: khi mua máy móc thiết bị, cần kiểm định chặt chẽ chất lượng để bảo đảm dùng bền . PHẦN 5: KẾT LUẬN 1. Tóm lại nội dung Bài báo cáo bao gồm 5 phần : - Phần I: mở đầu. Phần đầu tiên em đưa ra mục đích viết báo cáo bao gồm mục đích chung và mục đích cụ thể việc thực tập chuẩn bị tốt nghiệp. Tiếp theo đưa ra lí do chọn nghiệp vụ thực tập chuyên đề phân tích lợi nhuận doanh nghiệp tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt. Sau đó nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của báo cáo đối với bản thân trong việc chuẩn bị kiến thức và thực hành kĩ năng chuyên môn trước khi ra trường. Sauk hi nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của báo cáo thì cho biết phạm vi thực tập trong không gian và thời gian nhất định tại môi trường doanh nghiệp em đã chọn. - Phần II: khái quát chung về công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt. Thứ nhất là nêu một số yếu tố bắt buộc cơ bản như tên doanh nghiệp, địa chỉ, cơ sở pháp lí, loại hình doanh nghiệp, nhiệm vụ của doanh nghiệp, lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt. Thứ hai là đưa ra kết quả việc tìm hiểu bộ máy quản lí của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt bao gồm có sơ đồ, thuyết minh sơ đồ, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Thứ ba là trình bày về công nghệ sản xuất kinh doanh tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt trong đó có sơ đồ dây chuyền sản xuất kinh doanh và thuyết minh sơ đồ. Nêu lên đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt như đặc điểm về phương pháp sản xuất kinh doanh, đặc điểm về an toàn lao động. Thứ tư là trình bày khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt gồm có đối tượng lao động trong đó có trang thiết bị, nguyên vật liệu mà công ty cần dùng, nguồn lao động và cơ cấu lao động trong công ty; trình bày về nguồn vốn, phân tích đánh giá bảng cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành tài sản trong công ty; khái quát kết quả kinh doanh của công ty qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh từ phòng kế toán tài chính. - Phần III: Phân tích lợi nhuận tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt Phân tích thực trạng chung tại doanh nghiệp qua việc xử lí số liệu và phân tích các bảng báo cáo tài chính. Nêu ra nguồn hình thành lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động bất thường (không có lợi nhuận từ hoạt động tài chính). Các yếu tố cấu thành nên nguồn lợi nhuận công ty, đánh giá các yếu tố tốt hay không tốt ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận của công ty qua hệ thông bảng xử lí số liệu có sẵn và biểu đồ kèm theo. Nêu qua nguyên nhân những mặt hạn chế còn tồn tại và hướng khắc phục. - Phần IV: Khuyến nghị nhằm thúc đẩy lợi nhuận tại công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt. Đưa ra xu hướng triển vọng của ngành theo đó đưa ra triển vọng của công ty theo sự phát triển của ngành đến năm 2020. Đặt mục tiêu cụ thể cho công để có hướng phát triển trong 5 năm giai đoạn 2016-2020. Đề xuất, đưa ra ý kiến cá nhân để góp ý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. 2.Kết luận Nhìn chung, sau gần 9 năm hoạt động, của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt thực sự đã có những bước phát triển rất đáng khâm phục. Không những Công ty mở rộng được quy mô hoạt động của mình trong khắp địa bàn thành phố, giữ vững được vị trí vững chắc và tạo được uy tín của mình trên thị trường ngành, Công ty còn nâng cao được nguồn vốn của mình. Cho đến nay, mức doanh thu của Công ty thực sự đã có sự tăng cao vượt bậc mặc dù không đều. Nhưng điều này đã chứng tỏ được của công ty CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt đã và đang không ngừng nỗ lực phát triển và hoàn thiện khả năng hoạt động của mình nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn. Có thể thấy, mặc dù mức doanh thu năm 2011-2015 thực sự tăng cao nhưng mức lợi nhuận thuần HĐKD của Công ty lại giảm đáng kể, nhất là giai đoạn năm 2012-2014. Chứng tỏ là tốc độ tăng chi phí trong những năm này cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Có nghĩa là khả năng quản lý chi phí trong 2 năm này của Công ty thực sự kém so với năm 2011. Mặt khác, trong năm 2015, nguồn vốn của Công ty tăng lên gấp 3 lần, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm mang về nguồn lợi nhuận cao hơn những năm trước. Tuy nhiên, cũng chính trong năm 2015 này, mức lợi nhuận của Công ty đạt mức thấp. Có nghĩa là mặc dù khả năng vốn tuy cao nhưng Công ty đã không khai thác triệt để thế mạnh này, sử dụng nguồn vốn này một cách không hiệu quả. Chính vì vậy đã dẫn đến hiệu quả không mong muốn, tuy có lợi nhuận nhưng thấp. Như vậy, trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty tuy có sự phát triển vượt bậc nhưng hiệu quả đem lại không tương xứng với sự phát triển đó. Do đó đòi hỏi Công ty nên có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục. Mà quan trọng nhất đó chính là khả năng quản lý chi phí tài chính và quản lý, sử dụng nguồn vốn của Công ty một cách hiệu quả nhất. - Đề xuất: Với CP kiến trúc và xây dựng Pháp Việt Để những giải pháp, đề xuất ở chương 4 được thành công trên thực tế, đòi hỏi sự điều hành của Ban lãnh đạo Công ty, sự nổ lực đoàn kết nhất trí của tập thể công nhân viên của Công ty. Do đó, dựa trên tình hình cụ thể của Công ty em xin kiến nghị một số vấn đề sau: Ban lãnh đạo Công ty nên dự đoán trước tình hình giá cả thị trường vật liệu xây dựng nhằm có những biện pháp đối phó kịp thời. Công ty nên đề ra những chương trình hoạt động cụ thể, đề ra những chính sách đãi ngộ công nhân viên để tạo động lực cho họ thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất. Công ty phải đảm bảo được chất lượng công trình mà Công ty đã và đang thi công. Thực hiện sửa chữa, bảo trì các công trình đã hoàn công một cách có trách nhiệm nhằm nâng cao uy tín Công ty. Cần nghiên cứu kỹ về chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm, chi phí bỏ ra phục vụ cho các công trình đang thi công. Nhằm giảm xuống tối đa những chi phí không cần thiết, nâng cao doanh thu, cải thiện lợi nhuận của Công ty. Lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp phù hợp với tình hình Công ty về các vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, về quản lý tốt công tác chi phí, về lập kế hoạch chiến lược kinh doanh, về xây dựng tốt bộ máy Công ty, về đầu tư trang thiết bị và cần được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, để có thể đạt được những hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong thời gian sắp tới. Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên những kiến nghị nêu trên chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, các cán bộ công nhân viên trong Công ty, các anh chị và bạn bè để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Với nhà trường Sau một thời gian ngắn thực tập ở Công ty TNHH Việt Hưng, em nhận ra rằng bản thân mình còn có quá nhiều thiếu sót, những kiến thức đã được lĩnh hội từ trường lớp không thể giúp cho em giải quyết hết những vấn đề mà mình đang gặp trong môi trường làm việc thực tế này. Em nhận thấy được thực sự giữa lý thuyết và thực hành có một khoảng cách rất lớn. Vì thế, dựa trên sự nhận thức của mình, em xin có một số kiến nghị cùng nhà trường như sau: - Cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế nhiều lần để học hỏi kinh nghiệm. - Tạo môi trường mới mẽ cho sinh viên học tập rèn luyện bản thân. - Là một sinh viên ngành quản trị đòi hỏi phải am hiểu về cả thị trường thực lẫn thị trường ảo, cách quản trị nhân viên, cách giao tiếp ứng xử với nhân viên, với xếp, với đối tác, khách hàng, Vì vậy, em nghĩ nhà trường nên có những phương pháp dạy thực tế hơn với các môn học cần thiết cho một người nhân viên cũng như một người quản trị giỏi. - Đồng thời phải tăng thêm số lần thực tập cho từng năm để các bạn khóa sau vừa học được lý thuyết vừa vận dụng được vào thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chúng em sau này. - Nhà trường cần tăng trang thiết bị hiện đại cho tổ bộ môn để từ đó chúng em có cơ hội nâng cao kiến thức tay nghề cũng như hiểu rõ hơn từng môn học. Tạo hiệu quả tốt hơn cho những năm sau này của chúng em nói riêng, cho các bạn sinh viên khóa tiếp theo nói chung, rút kinh nghiệm cho những thực tập sau này. Những kiến nghị ở trên, chỉ là dựa trên những nhận thức của riêng cá nhân em cho nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong sẽ nhận được sự thông cảm từ phía nhà trường, cũng như những hướng dẫn tốt nhất từ phía các thầy cô đối với em cũng như các bạn sinh viên cùng khóa, nhằm giúp cho chúng em thực sự có những nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn về mọi mặt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_tttn_8354.doc
Luận văn liên quan