Khóa luận Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải

Là công ty đã được thành lập từ năm 2002, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty chỉ thực sự có hiệu quả ở mấy năm gần đây. Với việc thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua việc sản xuất sản phẩm chả cá Surimi theo công nghệ Hàn Quốc vào năm 2009, công ty đã dần dần trưởng thành và mở rộng sản xuất kinh doanh ra các nước khác trên thế giới. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu sản phẩm chả cá Surimi qua Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Trong thời gian tới sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, phấn đấu trở thành nhà phân phối Surimi toàn cầu. Trong 3 năm 2009 – 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Với sự tăng lên nhanh chóng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy sản phẩm của công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ đối với thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của công ty cũng được nâng cao trên thị trường. Lợi nhuận tăng cao qua 3 năm, một lần nữa khẳng định thành công của công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới. Điều này là do công ty đã không ngừng nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty. Tuy nhiên, chi phí kinh doanh của công ty cũng vì thế mà tăng lên với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Vì vậy nó đã làm giảm đi một phần lợi nhuận đáng ra phải cao hơn.

pdf91 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty. Vì vậy, công ty không tổ chức kho để dự trữ cá nguyên liệu mà sẽ dự trữ thành phẩm đã được sản xuất trong kho lạnh của công ty. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 56- Đối với các nguyên liệu sản xuất phụ sẽ được đưa vào kho vật tư để bảo quản và lưu trữ. Nguyên liệu phụ như muối, mì chính, đường, sorbitol, bột lòng trắng trứng, bột dẻo là những chất dễ bảo quản hơn cá. Các nguyên liệu này được để trong kho đảm bảo thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không bị ẩm ướt. Khi đặt hàng ở các doanh nghiệp, để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất và phòng ngừa rủi ro nên việc dự trữ nguyên liệu là rất cần thiết. Đối với nguyên liệu muối và đường, các đơn vị cung cấp ở trong địa bàn tỉnh nên công ty chỉ dự trữ các nguyên liệu này đủ để sản xuất 2 đến 3 ngày. Đối với các nguyên liệu còn lại do đơn vị cung cấp ở xa nên thời gian vận chuyển đến công ty lâu hơn và dễ gặp rủi ro hơn, vì vậy công ty tiến hành dự trữ các nguyên liệu này đủ để sản xuất trong 3 đến 5 ngày. Nguyên liệu dự trữ được để trong kho. Việc xuất kho nguyên liệu được thực hiện theo nguyên tắc nhập trước xuất trước giảm thiểu hư hỏng, hao hụt, đảm bảo chất lượng và dễ kiểm soát. 2.2.3.5 Các chính sách trong thu mua  Chính sách từ nhà cung cấp: Việc thu mua cá của công ty dựa trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, thu mua nhỏ lẻ từ nhiều tàu thuyền khác nhau, không cố định, vì vậy đối với các nguồn cung cấp cá thì công ty không được hưởng bất kỳ chính sách ưu đãi nào. Các đơn vị cung cấp nguyên liệu phụ là các doanh nghiệp luôn có chính sách chiết khấu thương mại cho công ty nếu đạt tiêu chuẩn mua với số lượng lớn để có thể tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên công ty vẫn chưa đạt được số lượng họ đưa ra, do mua từ nhiều đơn vị khác nhau, số lượng không ổn định, nên từ trước tới nay vẫn chưa được hưởng chính sách gì trong mua hàng.  Chính sách của công ty: - Đối với các nhà cung cấp nguyên liệu: Đối với các tàu thuyền thu mua cung cấp cá nguyên liệu thì việc cân đong đúng định lượng, không gian lận, thanh toán tiền đúng hẹn là điều mà các chủ tàu hài lòng với công ty. Ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá như: xăng, dầu, lưới, nước, lương thực cho các tàu thu mua bán lại cho các tàu bè đánh bắt trên biển để họ yên tâm đánh bắt. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 57- Đối với các nhà cung cấp nguyên liệu phụ: Công ty luôn có chính sách tặng quà và gửi bưu thiếp chúc mừng vào các dịp tết, mời đối tác đi du lịch hàng năm do công ty tổ chức, mời tham gia các sự kiện của công ty với tư cách là khách mời của công ty. - Đối với người lao động: Đội ngũ nhân viên của công ty luôn được công ty quan tâm với những chính sách ưu đãi, khuyến khích như: được công ty tổ chức cho đi du lịch hàng năm ở nước ngoài với tiêu chí đã làm việc 6 tháng trở lên, được hưởng lương và các chế độ bảo hiểm, phúc lợi của công ty theo quy định. Đối với những người đi thu mua cá ở các tỉnh lân cận sẽ được trợ cấp thêm tiền xe, tiền ăn, tiền điện thoại và khi thu mua sẽ được hưởng tiền công tương ứng với lượng cá thu mua 70 đồng/ 1kg cá. Ngoài mùa vụ cá thì họ vẫn được hưởng lương cứng của công ty theo quy định. 2.2.4 Tình hình thực hiện công tác tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của công ty. 2.2.4.1 Tình hình thu mua theo mặt hàng. Doanh nghiệp cần theo dõi tình hình nguyên liệu được thu mua phục vụ nhu cầu sản xuất làm cơ sở để định giá thành và định mức sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Việc theo dõi, quản lý tình hình thu mua nguyên liệu còn là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của công tác tạo nguồn, mua hàng, giúp doanh nghiệp dự báo và có chiến lược phù hợp với hoạt động thu mua vào các kỳ tiếp theo. Tình hình thu mua nguyên liệu theo mặt hàng của công ty CP Long Hải được thể hiện qua bảng : Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung giá trị nguyên liệu thu mua đều biến động tăng qua các năm. Tổng giá trị nguyên liệu thu mua năm 2009 là 20.497 triệu đồng, năm 2010 là 126.154,6 triệu đồng, tăng 105.657,6 triệu đồng tương ứng tăng 515,48% so với năm 2009. Giá trị nguyên liệu tăng lên đột biến như vậy là do năm 2010 công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu chả cá surimi qua Indonesia và Thái Lan, và sản xuất thêm sản phẩm bột cá, đòi hỏi phải tăng lượng nguyên liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Năm 2011, công ty tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu chả cá surimi qua Trung Quốc và Nhật Bản, giá trị nguyên liệu thu mua tiếp tục tăng đến 232.861,2 triệu đồng, tăng 106.706,6 triệu đồng tương ứng tăng 84,58% so với năm 2010. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 58- Cá là nguyên liệu sản xuất chính, có giá trị thu mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguyên liệu (trên 93%) và giá trị cá thu mua tăng qua các năm. Rõ rệt nhất là vào năm 2010, giá trị cá thu mua tăng đột biến so với năm 2009, đạt 122.414,7 triệu đồng, tăng 103.101,2 triệu đồng tương ứng tăng 533,83% so với năm 2009. Nguyên nhân một phần do sự tăng giá nguyên liệu và do công ty mở rộng sản xuất chả cá Surimi để xuất khẩu qua các nước khác, đồng thời tiến hành sản xuất bột cá để xuất bán nội địa, vì vậy cần thêm nhiều cá nguyên liệu để sản xuất ra thành phẩm hơn. Năm 2011 giá trị cá thu mua tiếp tục tăng, đạt 218.005,9 triệu đồng, tăng 95.591,2 triệu đồng tương ứng tăng 78,09% so với năm 2010. Các nguyên liệu phụ như muối, đường, mì chính, bột trứng, bột dẻo có giá trị thu mua đều tăng qua 3 năm 2009 – 2011. Điều này là phù hợp với xu hướng tăng lên của nguyên liệu sản xuất chính. Giá trị thu mua muối năm 2009 là 4,3 triệu đồng, năm 2010 là 13,5 triệu đồng tăng 218,57% so với năm 2009. Năm 2011 giá trị mua là 228,1 triệu đồng, tăng 1586,7% so với năm 2010. Sở dĩ năm 2011 giá trị mua muối tăng cao như vậy là do cá nguyên liệu thu mua nhiều hơn nên lượng muối để bảo quản cá cũng cần nhiều hơn, sản xuất nhiều sản phẩm hơn và không hề có dự trữ muối vào năm trước. Tuy nhiên, trong đó có sorbitol là nguyên liệu dùng để tạo độ ngọt cho sản phẩm lại giảm đáng kể trong năm 2011. Cụ thể là năm 2009 giá trị sorbitol là 13,1 triệu đồng, năm 2010 là 52,5 triệu đồng, tăng 39,4 triệu đồng tương ứng tăng 300,7% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011, công ty đã không nhập Sorbitol do sử dụng số lượng sorbitol tồn kho của năm trước và một phần do tỷ lệ sorbitol dùng trong sản phẩm chả cá surimi giảm đi, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của khách hàng các nước nhập khẩu. Nhìn chung tình hình thu mua nguyên liệu của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 biến động rõ rệt. Giá trị của nguyên liệu thu mua phụ thuộc rất nhiều vào giá mua, sản lượng mua, giá trị sản lượng nguyên liệu tồn trong kho của kỳ trước, dự đoán xu thế của thị trường vì vậy, công ty cần xem xét, theo dõi các yếu tố này để thực hiện thu mua nguyên liệu hiệu quả. Giá trị nguyên liệu thu mua của công ty hầu như đều tăng cao qua 3 năm, điều này là rất phù hợp với công ty trong giai đoạn phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 59- Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty qua 3 năm 2009 – 2011. ĐVT: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Loại NL Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Cá 19.313,5 94,7 122.414,7 97,04 218.005,9 93,62 103.101,2 533,83 95.591,2 78,09 2. Muối 4,2 0,021 13,5 0,01 228,1 0,1 9,3 218,57 214,6 1586,7 3. Đường 725,2 3,54 2.452,3 1,94 12.373,9 5,31 1.727,1 238,14 9.921,6 404,58 4. Mì chính 11,4 0,056 38,6 0,03 59,6 0,03 27,2 237,84 21 54,18 5. Sorbitol 13,1 0,064 52,5 0,04 - - 39,4 300,7 -52,5 -100 6. Bột trứng 247,6 1,21 929,5 0,74 1.593 0,68 681,9 275,48 663,5 71,38 7. Bột dẻo 82 0,4 253,5 0,2 600,7 0,26 171,5 209,04 347,2 137,06 Tổng 20.497 100 126.154,6 100 232.861,2 100 105.657,6 515,48 106.706,6 84,58 Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 60- 2.2.4.2 Giá mua và phương thức thanh toán tiền hàng.  Giá mua nguyên liệu Giá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến trực tiếp đến chi phí sản xuất của công ty, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy việc lựa chọn đơn vị nguồn hàng có giá cạnh tranh và ít biến động là cơ sở tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp trong việc tăng lợi thế cạnh tranh về giá so với đối thủ. Tình hình giá mua nguyên liệu trung bình qua 3 năm 2009 – 2011 của công ty CP Long Hải được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Tình hình giá mua nguyên liệu trung bình qua 3 năm 2009-2011. ĐVT: Đồng Loại NL ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Cá Kg 7.600 8.000 8.700 400 5,26 700 8,75 2. Muối Kg 2.200 2.300 2.305 100 4,55 5 0,22 3. Đường Kg 11.500 15.500 17.800 4.000 34,8 2.300 14,84 4. Mì chính Kg 127.200 193.200 109.300 66.000 51,9 -83.900 -43,43 5. Sotbitol Kg 11.500 12.000 11.804 500 4,35 -196 -1,63 6. Bột trứng Kg 254.000 260.000 270.000 6.000 2,36 10.000 3,85 7. Bột dẻo Kg 34.600 38.700 44.300 4.100 11,85 5.600 14,47 ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá cả nguyên liệu thu mua biến động liên tục qua 3 năm 2009 – 2011. Cá là nguyên liệu sản xuất chính với số lượng và giá trị thu mua cao, vì vậy giá cá biến động dù rất nhỏ cũng ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty. Việc gia tăng dân số vùng ven biển do việc di dân trong mấy năm gần đây gây áp lực về việc làm cho người dân, tỷ lệ tàu thuyền đi đánh Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 61- bắt và thu mua với cường độ khai thác tăng cao làm tăng giá cá. Có thể thấy giá cá thu mua tăng đều qua 3 năm. Năm 2009, giá cá trung bình là 7.600 đồng/ 1kg, năm 2010 là 8.000 đồng/ 1kg, tăng 4.00 đồng/1kg tương ứng tăng 5,26% so với năm 2009. Năm 2011, giá cá trung bình là 8.700 đồng/1kg, tăng 700 đồng/1kg tương ứng tăng 8,75% so với năm 2010. Công ty thu mua cá theo hình thức “ thuận mua vừa bán” vì vậy giá cá biến động, tăng cao là điều dễ hiểu. Với việc tăng giá của cá nguyên liệu sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần có những biện pháp phù hợp để giảm sự biến động tăng giá của nguyên liệu này. Muối là nguyên liệu có giá trị mua chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị nguyên liệu thu mua do giá cả của nguyên liệu này tương đối thấp hơn so với các nguyên liệu khác. Giá muối bình quân qua các năm ít có biến động. Năm 2009, giá muối bình quân là 2.200 đồng/1kg, năm 2010 là 2.300/1kg tăng 100 đồng/1kg tương ứng tăng 4,55% so với năm 2009. Năm 2011 giá muối bình quân là 2,305 đồng/1kg, tăng 5 đồng/1kg tương ứng tăng 0,22% so với năm 2010. Đường, bột dẻo, bột trứng là những nguyên liệu có giá bình quân tăng khá cao trong 3 năm. Năm 2010 giá đường bình quân là 15.500 đồng/1kg, tăng 34,8% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng 14,84 % so với năm 2010. Giá bình quân của bột trứng và bột dẻo cũng tăng liên tục qua 3 năm với tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2010, giá bột trứng tăng 6.000đồng/1kg tương ứng tăng 2,36% so với năm 2009, năm 2011 tăng tới 10.000đồng/1kg tương ứng tăng 3,85% so với năm 2010. Năm 2009, giá bột dẻo là 34.600 đồng/1kg, năm 2010 là 38.700 đồng/1kg tăng 11,85% so với năm 2010, năm 2011 là 44.300 đồng/1kg tăng 14,47% so với năm 2010. Bột trứng và bột dẻo là hai nguyên liệu đều dùng để tạo độ dai cho sản phẩm chả cá Surimi và có thể thay thế cho nhau nhưng giá của chúng chênh lệch khá lớn. Giá bột lòng trắng trứng khá cao vì đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, công ty mua qua trung gian là công ty XNK thủy sản Coimex và nếu dùng nguyên liệu này sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng và giá cả cao hơn. Mì chính là nguyên liệu có giá bình quân biến động thất thường qua 3 năm. Năm 2009, giá mì chính là 127.200 đồng/1kg, năm 2010 là 193.200 đồng/1kg tăng tới 66.000 đồng/1kg tương ứng tăng 51,9% so với năm 2009. Năm 2011, giá mì chính lại Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 62- giảm đột xuất xuống còn 109.300 đồng/1kg, giảm 83.900 đồng/1kg tương ứng giảm 43,43% so với năm 2010. Sự giảm giá đột xuất vào năm 2011 cho thấy các đơn vị nguồn hàng của công ty chưa thực sự ổn định với giá cả biến đổi thất thường. Công ty cần xem xét lại việc lựa chọn đơn vị cung cấp cho doanh nghiệp mình. Giá thu mua bình quân của Sorbitol tăng lên vào năm 2010, đến năm 2011 công ty không mua nguyên liệu này nên giá tính theo giá của nguyên liệu tồn kho được nhập ở kỳ trước.  Phương thức thanh toán Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị cung cấp nguyên liệu, thời điểm, giá trị, điều kiện thanh toán và tùy vào điều kiện của công ty mà công ty sẽ áp dụng hình thức thanh toán và thời gian thanh toán phù hợp. Khi mua hàng hợp đồng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng (Theo nguyên tắc của thuế) và với những đơn vị nguồn hàng ở xa thì công ty sẽ tiến hành thanh toán theo hình thức chuyển khoản. Với hình thức này công ty sẽ chuyển khoản vào tài khoản của các doanh nghiệp khi họ lập và chuyển hóa đơn thanh toán cho công ty. Hình thức thanh toán này được công ty áp dụng với các doanh nghiệp: Mía đường Lam Sơn, Việt Đài, Công ty TNHH, Công ty TNHH, Công ty XNK thủy sản Comexi. Đây là các doanh nghiệp ở xa và công ty thường mua hàng với giá trị lớn nên áp dụng hình thức này là rất phù hợp. Đối với các tàu thuyền thu mua, tàu đánh bắt và các đại lý thu mua ở các tỉnh khác, công ty áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Các đơn vị nguồn hàng này thường là những người dân kinh doanh nhỏ lẻ, không cố định, không có tài khoản ngân hàng và công ty mua hàng của họ theo nguyên tắc thuận mua vừa bán không hề có hợp đồng, luôn trực tiếp thỏa thuận với nhân viên thu mua của công ty. Vì vậy hình thức thanh toán bằng tiền mặt là rất phù hợp, đặc biệt là với đặc điểm của đơn vị cung cấp. Phương thức thanh toán áp dụng thường là thanh toán trả chậm. Đối với các doanh nghiệp có hợp đồng mua bán với công ty thì thời hạn thanh toán được áp dụng theo như đã ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty gặp khó khăn Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 63- chưa có đủ tiền để thanh toán cho doanh nghiệp thì công ty có thể thông báo cho doanh nghiệp xin được trả muộn hơn trong một thời gian cố định. Ngược lại, khi doanh nghiệp cần tiền gấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nếu có điều kiện công ty sẽ thanh toán sớm cho họ để họ phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đối với các đơn vị cung cấp cá, muối cho công ty thì thời hạn thanh toán thường sau 10 ngày. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán này cũng cần linh hoạt theo từng trường hợp. Công ty có thể thỏa thuận trả tiền chậm hơn 1 đến 2 ngày hoặc các đơn vị có thể yêu cầu công ty trả tiền sớm hơn để phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty cũng như của các đơn vị cung cấp nguyên liệu. Càng hợp tác làm ăn lâu dài, có uy tín thì công ty càng dễ thỏa thuận hơn trong vấn đề thanh toán tiền cho các đơn vị cung cấp. Vì vậy, công ty luôn phải giữ vững và nâng cao uy tín của mình trong mắt các đơn vị nguồn hàng, điều này đòi hỏi công ty cần cân nhắc hơn đến các chính sách đối với các đơn vị này. Nói tóm lại, phương thức thanh toán của công ty được áp dụng một cách linh hoạt và tương đối hiệu quả, phù hợp với điều kiện, thời điểm, đặc điểm của công ty cũng như của đơn vị nguồn hàng. 2.2.4.3 Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua. Để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải có kế hoạch thu mua nguyên liệu một cách hợp lý về số lượng và giá trị, đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty luôn có đủ nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất, tránh tình trạng ngưng đọng sản xuất gây lãng phí, bên cạnh đó giúp công ty chủ động và quản lý tốt nguồn vốn mua hàng. Công ty căn cứ vào lượng hàng cần xuất bán hàng năm, lượng hàng tồn kho, dực trên những thông tin về nguồn hàng để đưa ra kế hoạch thu mua hàng hóa. Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua được thể hiện qua bảng. Giá trị hàng thu mua được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất của công ty, tình hình tiêu thụ, tồn kho sản phẩm, nguyên liệu, tình hình đơn vị nguồn hàng theo giá mua của năm trước. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 64- Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua nguyên liệu của công ty qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: Kg ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Loại NL Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Sản lượng 3.076.775 2.610.814 84,9 15.700.520 15.487.190 98,6 25.782.500 21.566.379 83,6 - Cá 3.000.000 2.541.247 84,7 15.500.000 15.308.758 98,8 25.000.000 20.750.027 83 - Muối 2.000 1.930 96,5 6.000 5.882 98,03 110.000 98.968 89,9 - Đường 70.000 63.063 90,1 180.000 157.850 87,7 650.000 694.020 106,8 - Mì chính 75 90 120 220 200 90,9 500 545 109 - Sorbitol 1.200 1.139 94,9 3.800 4.375 115 - - - - Bột trứng 1.000 975 97,5 4.000 3.575 89,4 6.000 5.900 98,3 - Bột dẻo 2.500 2.370 94,8 6.500 6.550 100,7 12.000 13.574 113,1 Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 65- ĐVT: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Loại NL Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Giá trị 25.212,3 20.497 81,3 141.046 126.154,6 89,4 252.585 232.861,2 92,2 - Cá 24.000 19.313,5 80,5 139.500 122.414,7 87,8 250.000 218.005,9 87,2 - Muối 5 4,2 84,9 15 13,5 90,2 286 228,1 79,8 - Đường 840 725,2 86,3 288 2.452,3 85,2 11.500 12.373,9 107,4 - Mì chính 11 11,4 104 33 38,6 117,1 67,5 59,6 88,3 - Sorbitol 13,8 13,1 94,9 50 52,5 105 - - 100 - Bột trứng 255 247,6 97,1 910 929,5 102,1 1.620 1.593 98,3 - Bột dẻo 87,5 82 93,7 250 253,5 101,3 516 600,7 116,4 Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 66- Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy : Về sản lượng thu mua, trong 3 năm tổng sản lượng thu mua đều chưa đạt chỉ tiêu đề ra so với kế hoạch. Năm 2009, tổng sản lượng thu mua đạt 84,9% so với kế hoạch đề ra, năm 2010 có vẻ khả quan hơn, sản lượng thực tế đạt 98,6% so với kế hoạch, đến năm 2011 sản lượng thực tế chỉ đạt 83,6% so với kế hoạch. Trong đó, các nguyên liệu như cá, muối, bột trứng đều không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Năm 2009, công ty mới đưa vào sản xuất Surimi nên chưa có cơ sở để đề ra kế hoạch thu mua nguyên liệu cho công ty, sản lượng cá thu mua chỉ đạt 80,5% so với kế hoạch, năm 2010, sản lượng thu mua cá cũng chỉ đạt 87,8% so với kế hoạch, năm 2011 đạt 87,2% so với kế hoạch. Đối với muối, năm 2009 sản lượng thu mua đạt 84,9% so với kế hoạch, năm 2010 đạt 90,2% so với kế hoạch, năm 2011 chỉ đạt 79,8 so với kế hoạch. Do công ty dự định sẽ mua nhiều muối hơn nữa để dự trữ vì dự đoán giá muối sẽ tăng cao vào năm 2010, 2011. Tuy nhiên, năm 2010, 2011 giá muối tăng rất ít, vì vậy công ty đã mua nhiều vào năm 2011 để dự trữ cho năm 2012. Bột lòng trắng trứng có sản lượng thu mua đạt 97,1% so với kế hoạch vào năm 2009, năm 2010 sản lượng thu mua bột trứng đã vượt kế hoạch 2,1%, nhưng đến năm 2011 lại chỉ đạt 98,3% so với kế hoạch. Các nguyên liệu khác như đường đã vượt kế hoạch 7,4% vào năm 2011, mì chính có sản lượng thực tế vượt kế hoạch 4% vào năm 2009 và vượt tới 17,1% vào năm 2010, sorbitol vượt kế hoạch 5% vào năm 2010 và cuối cùng là bột dẻo có sản lượng thu mua thực tế vượt kế hoạch 0,7% năm 2010 và vượt tới 13,1% vào năm 2011. Tổng giá trị nguyên liệu thu mua qua 3 năm đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2009, giá trị thực tế đạt 81,3% so với kế hoạch, năm 2010 đạt 89,4% so với kế hoạch và năm 2011 đạt 92,2% so với kế hoạch. Do công ty định mức kế hoạch sản lượng cao hơn thực tế và giá cả cũng cao hơn đối với một số mặt hàng nên đã đẩy giá trị kế hoạch đề ra cao hơn so với thực tế. Các nguyên liệu cá, muối là những nguyên liệu có giá trị thu mua chưa đạt kế hoạch đề ra. Do hai nguyên liệu này thường có giá ít biến động nên giá thực tế thường Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 67- thấp hơn so với kế hoạch đề ra, sản lượng thu mua cũng thấp hơn so với kế hoạch từ đó đẩy giá trị thu mua cũng thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Đối với đường, giá trị thu mua vào năm 2009 chỉ đạt 86,3% so với kế hoạch, năm 2010 đạt 85,2% so với kế hoạch, nhưng đến năm 2011 giá trị thu mua thực tế đã vượt kế hoạch 7,4% do giá nguyên liệu thực tế tăng lên 2.300 đồng/1kg. Giá trị thu mua thực tế của mì chính năm 2009 vượt kế hoạch 4%, năm 2010 vượt 17,1% nhưng đến năm 2011 giá trị thu mua chỉ đạt 88,3% so với kế hoạch. Sở dĩ giá trị thu mua mì chính thay đổi thất thường là do giá thực tế mì chính tăng đột xuất 66.000 đồng/1kg vào năm 2010 và giảm tới 83.900 đồng/1kg vào năm 2011. Giá trị thu mua thực tế bột trứng vượt kế hoạch năm 2010 là 2,1% do giá bột trứng tăng cao vào năm 2010. Bột dẻo có giá trị thu mua thực tế năm 2010 vượt kế hoạch 1,3% và năm 2011 vượt kế hoạch 16,4% do giá và sản lượng thực tế của nguyên liệu này tăng cao vào hai năm 2010 và 2011. Nói chung, kế hoạch mà công ty đề ra hầu hết đều cao hơn so với thực tế cả về số lượng và giá trị các nguyên liệu thu mua. Nguyên nhân chung là do công ty luôn trong quá trình phát triển, năm 2009 sản xuất surimi và xuất khẩu ra nước ngoài, năm 2010 sản xuất thêm bột cá, xuất khẩu surimi sang Thái Lan và Indonesia, năm 2011 xuất khẩu qua Trung Quốc, Nhật Bản. Vì vậy, việc đề ra kế hoạch của công ty cho các năm đều không chính xác do chưa có kinh nghiệm kinh doanh ở các thị trường mới, công ty cần tìm hiểu thêm thông tin về thị trường tiêu thụ và các đơn vị nguồn hàng để đề ra kế hoạch chính xác hơn, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. 2.2.4.4 Chi phí cho hoạt động thu mua. Chi phí thu mua nguyên liệu là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh nói riền của công ty. Vì vậy việc theo dõi, quản lý khoản mục chi phí này doanh nghiệp sẽ nắm bắt được chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, từ đó đưa ra chính sách cắt giảm chi phí phù hợp góp phần hạ giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng và tạo lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 68-  Chi phí cho hoạt động thu mua Trong hoạt động thu mua của công ty thì chi phí mua hàng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí thu mua từ 94 – 98% . Với việc mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải mua thêm nhiều nguyên liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh hơn, từ đó chi phí mua hàng của công ty tăng lên đột biến qua các năm cả về giá trị và về tỷ trọng trong tổng chi phí thu mua. Năm 2009, chi phí mua hàng là 20.497 triệu đồng (chiếm 94,31%), năm 2010 là 126.154,6 triệu đồng (chiếm 97,07%) tăng 515,4% so với năm 2009. Năm 2011 chi phí mua hàng là 232.861,2 triệu đồng (chiếm 98,23%), tăng 106,7% so với năm 2010. Ngoài chi phí mua hàng thì chi phí lưu thông cũng chiếm một lượng khá lớn trong chi phí thu mua. Bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, thu mua, hao hụt và một số chi phí khác. Nhìn chung, khoản chi phí lưu thông qua 3 năm đều tăng lên phù hợp với xu hướng thu mua nguyên liệu nhiều hơn qua các năm. Mua càng nhiều nguyên liệu thì chi phí lưu thông cũng tăng lên. Năm 2009, chi phí lưu thông là 1.235,6 triệu đồng, năm 2010 là 3.809,9 triệu đồng, tăng 208,33% so với năm 2009. Năm 2011, chi phí lưu thông là 4.204,9 triệu đồng, tăng 10,37%. Tuy nhiên tỷ trọng của khoản chi phí này trong tổng chi phí thu mua lại giảm đi đáng kể. Năm 2009 chi phí lưu thông chiếm 5,69% trong tổng chi phí, năm 2010 chỉ chiếm 2,93%, năm 2011 tiếp tục giảm, chỉ chiểm 1,77% trong tổng chi phí. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí lưu thông hiệu quả, cắt giảm đi một số khâu không cần thiết, giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Trong đó, các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản cũng tăng lên phù hợp với xu hướng tăng của chi phí thu mua. Năm 2009, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 796,6 triệu đồng, năm 2010 là 2.329,4 triệu đồng, tăng 192,41% so với năm 2009. Năm 2011, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 2.658,6 triệu đồng, tăng 14,13% so với năm 2010. Tuy nhiên, có thể thấy doanh nghiệp đã cắt giảm được các khoản chi phí này thông qua tỷ trọng của nó trong tổng chi phí thu mua. Năm 2009, chi phí vận chuyển bốc dỡ chiếm 3,67%, năm 2010 chiếm 1,792% và năm 2011 chỉ chiếm 1,12% trong tổng chi phí thu mua. Do công ty đã sử dụng thuê lượng lao động thời vụ vào việc vận chuyển, bốc dỡ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển bốc dỡ. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 69- Chi phí bảo quản, thu mua cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009, chi phí này là 422,3 triệu đồng, năm 2010 là 1.475 triệu đồng, tăng tới 249,26% so với năm 2009. Năm 2011, khoản chi phí này là 1.536,3 triệu đồng, chỉ tăng 4,16% so với năm 2010. Điều này do công ty đã chú trọng hơn đến công tác bảo quản nguyên liệu, có chính sách chặt chẽ hơn trong thu mua năm 2010 để giảm thiểu hao hụt, hư hỏng nguyên liệu. Chi phí hao hụt và chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên hiệu quả của việc thu mua cũng chịu ảnh hưởng nhiều của các khoản chi phí này. Có thể thấy hiệu quả trong thu mua nguyên liệu của công ty qua việc giảm thiểu đáng kể được chi phí hao hụt và chi phí khác. Công ty đã tổ chức việc bảo quản, quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn do đó giảm tránh được hao hụt, tổn thất nguyên liệu. Năm 2009, chi phí hao hụt là 11,2 triệu đồng, năm 2010 chỉ còn 3,5 triệu đồng, giảm 68,72% so với năm 2009. Năm 2011 là 6,3 triệu đồng, tăng 80,72% so với năm 2010. Các khoản chi phí khác cũng giảm đi đáng kể so với năm 2009. Năm 2009, chi phí khác là 5,5 triệu đồng, năm 2010 là 2 triệu đồng, giảm 63,62% so với năm 2009. Năm 2011 là 3,7 triệu đồng, tăng 83,69% so với năm 2010. Tuy các khoản chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng nếu công ty cố gắng hơn nữa trong việc thu mua, bảo quản thì sẽ cắt giảm được các khoản chi phí không cần thiết này, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp mình. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 70- Bảng 9: Chi phí cho hoạt động thu mua nguyên liệu của công ty qua 3 năm 2009-2011. ĐVT: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Chi phí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 10/09 11/10 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng chi phí 21.732,6 100 129.964,5 100 237.066 100 108.231,9 498,01 107.101,5 82,41 Chi phí mua hàng 20.497 94,31 126.154,6 97,07 232.861,1 98,23 105.657,6 515,48 106.706,5 84,58 Chi phí lưu thông 1.235,6 5,69 3.809,9 2,93 4.204,9 1,77 2.574,3 208,33 395 10,37 +Vận chuyển, bốc dỡ 796,6 3,67 2.329,4 1,792 2.658,6 1,12 1.532,8 192,41 329,2 14,13 +Bảo quản, thu mua 422,3 1,94 1.475 1,133 1.536,3 0,645 1.052,7 249,26 61,3 4,16 +Hao hụt 11,2 0,05 3,5 0,003 6,3 0,003 -7,7 -68,72 2,8 80,72 +Chi phí khác 5,5 0,03 2 0,002 3,7 0,002 -3,5 -63,62 1,7 83,69 Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 71-  Chi phí thu mua theo mặt hàng Bên cạnh việc hạch toán chi phí thu mua thì việc theo dõi chi phí thu mua cho từng loại nguyên liệu cũng rất cấn thiết. Nó bao gồm chi phí mua hàng và chi phí lưu thông cho từng loại nguyên liệu. Nắm được tình hình chi phí thu mua cho từng loại nguyên liệu giúp doanh nghiệp theo dõi để đưa ra chính sách cắt giảm chi phí cho loại nguyên liệu cụ thể. Tình hình chi phí thu mua cho từng loại nguyên liệu của công ty CP Long Hải được thể hiện qua bảng dưới đây. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy chi phí thu mua cho tất cả các loại nguyên liệu đều tăng lên qua 3 năm 2009 -2011. Cá là nguyên liệu chính để sản xuất, vì vậy chi phí thu mua cá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí thu mua (93 – 97%). Chi phí thu mua cá tăng đột biến vào năm 2010 và tiếp tục tăng vào năm 2011. Năm 2009, chi phí thu mua cá là 20.646,3 triệu đồng, năm 2010 là 126.221,7 triệu đồng, tăng 511,35% so với năm 2009. Năm 2011, chi phí thu mua cá là 222.207,1 triệu đồng, tăng 76,05% so với năm 2010. Các loại nguyên liệu phụ như muối, mì chính, đường, sorbitol, bột trứng, bột dẻo tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thu mua nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác mua hàng. Chi phí thu mua các nguyên liệu này hầu hết cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009, chi phí thu mua muối là 4,8 triệu đồng, năm 2010 là 14,1 triệu đồng, tăng 193,3%. Năm 2011, chi phí thu mua muối là 229,3 triệu đồng, tăng 1533,9%. Do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất nhiều sản phẩm nên thu mua nhiều muối hơn, và năm 2011 công ty thực hiện dự trữ nhiều hơn so dự đoán giá muối sẽ tăng vào năm sau. Việc sản xuất thêm nhiều sản phẩm để xuất khẩu sang các thị trường mới dẫn đến việc thu mua nhiều nguyên liệu hơn làm chi phí thu mua các nguyên liệu khác cũng tăng lên qua 3 năm. Tuy nhiên, với Sorbitol, năm 2011 công ty sử dụng lượng Sorbitol tồn kho, không mua nguyên liệu này nên chi phí thu mua được giảm đi đáng kể. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 72- Bảng 10: Chi phí thu mua theo mặt hàng ĐVT: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty CP Long Hải) Loại NL Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Cá 20.646,3 95 126.221,7 97,1 222.207,1 93,7 105.575,4 511,35 95.985,4 76,05 2. Muối 4,8 0,023 14,1 0,01 229,3 0,1 9,3 193,3 215,2 1533,9 3. Đường 725,8 3,34 2.453 1,9 12.375 5,22 1.727,2 237,94 9.922 404,5 4. Mì chính 11,8 0,054 38,9 0,03 59,9 0,03 27,1 230,93 21 54,02 5. Sotbitol 13,6 0,063 53,1 0,04 - - 39,5 289,94 - - 6. Bột trứng 247,9 1,14 929,8 0,72 1.593,5 0,7 681,9 275,11 663,7 71,38 7. Bột dẻo 82,4 0,38 253,9 0,2 601,2 0,25 171,5 207,98 347,3 136,82 Tổng chi phí 21.732,6 100 129.964,5 100 237.066 100 108.231,9 498,01 107.101,5 82,41 Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 73- 2.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty trong thời gian 2009-2011. Hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu là khâu đầu tiên của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động tạo nguồn và mua hàng không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ không mua được nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, hoặc nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, số lượng cho sản xuất ra sản phẩm. Nếu không tổ chức tốt công tác tạo nguồn và mua hàng sẽ dễ dẫn đến tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm từ đó giảm khả năng tiêu thụ. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả của hoạt động tạo nguồn và thu mua là rất cần thiết. Dưới đây là một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CP Long Hải: Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tạo nguồn và mua hàng. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/ 2009 (%) 2011/ 2010 (%) Lợi nhuận Tr đồng 159,8 199,1 9.803,6 24,6 4825 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu mua NL % 84,9 98,6 83,6 13,7 -15 Chi phí tạo nguồn-mua hàng trên một đơn vị NL thu mua Đồng 8.324,1 8.391,7 10.992,4 0,81 31 Khối lượng NL thu mua trên 1 lao động tạo nguồn Kg 74.594,7 297.830,6 385.113,9 299,3 22,7 Giá trị hàng mua trên 1 lao động tạo nguồn Tr đồng 585,6 2.426 4.158,2 314,3 71,4 (Nguồn: Xử lý số liệu thứ cấp) Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 74- Nhìn chung, lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều tăng lên đáng kể, khẳng định sự thành công cũng như phát triển của công ty. Năm 2009, lợi nhuận của công ty là 159,7 triệu đồng, năm 2010 là 199,1 triệu đồng, năm 2011 là 9.803,6 triệu đồng tăng tới 4825% so với năm 2010. Do đó có thể thấy công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty đã trở nên hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn và phần nào đóng góp vào sự thành công này của công ty. Tuy tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty còn thấp, công ty chưa hoàn thành kế hoạch đề ra trong suốt 3 năm 2009 – 2011, năm 2009 sản lượng thực tế đạt 84,9% so với kế hoạch, năm 2010 đạt 98,6% và năm 2011 đạt 83,6% so với kế hoạch. Nhưng nó không có nghĩa là hiệu quả tạo nguồn và thu mua của công ty thấp mà còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng lập kế hoạch của công ty, chủ yếu là do việc thâm nhập thị trường mới, sản phẩm mới nên dự kiến kế hoạch không chính xác . Công ty cần xem xét, cập nhật các thông tin về nguồn hàng, về đơn vị cung cấp và thị trường tiêu thụ để lập kế hoạch hiệu quả, chính xác hơn. Có thể thấy, chi phí tạo nguồn và mua hàng trên một đơn vị hàng hóa thu mua tăng lên qua 3 năm. Năm 2009, chi phí này là 8.324,1 đồng/ 1 đơn vị hàng thu mua, năm 2010 chi phí này không biến động nhiều 8.391,7 đồng/1đơn vị, năm 2011 bắt đầu tăng đáng kể lên tới 10.992,4 đồng/1 đơn vị, tăng 31% so với năm 2010. Điều này là do giá và chi phí thu mua của từng loại nguyên liệu qua các năm đều tăng lên. Khối lượng hàng thu mua trên một lao động tạo nguồn tăng qua các năm. Năm 2009 là 74.594,7 kg/1 lao động, năm 2010 là 297.830,6 kg/1 lao động, năm 2011 là 385.113,9kg/1 lao động. Điều này cho thấy năng suất lao động tạo nguồn tăng cao qua các năm, khẳng định khả năng sử dụng lao động của công ty thực sự hiệu quả. Vì những người lao động tạo nguồn này đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cá, có khả năng giao dịch, mua bán tốt và công ty tăng tỷ lệ thuê ngoài các lao động bốc xếp, sản xuất theo mùa vụ cá. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu. Giá trị hàng thu mua bình quân trên một lao động tạo nguồn tăng qua các năm. Năm 2009, giá trị này là 585,7 triệu đồng/ 1 lao động, năm 2010 tăng lên đột biến 2.426 triệu đồng/1 lao động và năm 2011 tiếp tục tăng lên 4.158,2 triệu đồng/1 lao Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 75- động. Điều này là do công ty đã tổ chức thuê ngoài lao động tạo nguồn, tỷ lệ lao động thuê ngoài cao và không tính vào lao động của công ty nên đẩy giá trị hàng thu mua trên một lao động tăng cao. Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu trên có thể thấy công ty đã có những nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tạo nguồn và mua hàng, nâng cao lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, đó chưa phải thành tích cao, đòi hỏi công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của lao động tạo nguồn và có những chính sách thích hợp trong việc cắt giảm chi phí thu mua, tạo hiệu quả cao hơn trong công tác tạo nguồn nói riêng và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung. 2.2.6 Một số vấn đề trong hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty. Qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải trong những năm gần đây, có thể thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty mà công ty cần phải khắc phục. Hạn chế đầu tiên trong công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu là việc tổ chức quản lý mạng lưới thu mua nguyên liệu. Đặc biệt, đối với cá nguyên liệu, việc tổ chức mua cá ở cảng Lạch Bạng và các tỉnh khác phụ thuộc quá nhiều vào lao động thu mua, họ tự động tìm kiếm nguồn hàng, tự trả giá và tự đàm phán về phương tiện vận chuyển đến công ty đối với việc thu mua cá ở các tỉnh khác, các đơn vị cung ứng cũng không cố định. Khi nào mua được cá thì họ sẽ tự động thông báo về cho công ty, công ty cũng không quan tâm đến việc các trung gian thu mua này là ai. Điều này dẫn đến việc thừa thiếu nguyên liệu để sản xuất, khó kiểm soát nguyên liệu về số lượng và giá trị thu mua và việc bảo quản nguyên liệu đối với các nguồn hàng ở xa không được đảm bảo. Lao động thu mua của công ty 100% là lao động phổ thông, trình độ hiểu biết thấp nên khả năng đàm phán, giao dịch chưa thực sự hiệu quả. Lao động bên bộ phận Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 76- thủ kho cần có trình độ học vấn, hiểu biết và quản lý cao hơn để có thể quản lý hiệu quả nguyên liệu thu mua. Lao động thu mua cá ở các tỉnh khác được hưởng 70 đồng/1kg cá thu mua được đối với tất cả các loại cá. Vì vậy, người lao động sẽ chỉ cố gắng làm thế nào để mua được nhiều cá chứ không quan tâm nhiều đến đó là những loại cá gì, với số lượng cá như vậy có phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty hay không. Điều này dẫn đến tình trạng cá để sản xuất chả cá surimi thì rất ít còn các loại cá tạp, cá kém chất lượng chỉ có thể sản xuất bột cá thì nhiều, vượt quá năng suất sản xuất của dây chuyền, gây dư thừa, hư hỏng và có một số trường hợp phải đổ xuống biển, gây ô nhiễm môi trường. Công ty chú trọng vào việc thu mua nguyên liệu chính mà bỏ qua các nguyên liệu phụ. Tuy các đơn vị cung cấp nguyên liệu phụ cố định và đã ký kết hợp đồng mua bán, nhưng việc tìm hiểu thêm các thông tin về các đơn vị này cũng như các đơn vị cung cấp khác trên thị trường là rất cần thiết cho công ty trong việc lựa chọn nguồn cung hiệu quả. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 77- Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VÀ THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CPTM VẬN TẢI VÀ CBHS LONG HẢI. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực có thể thấy tầm quan trọng của hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu đối với hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh những điểm mạnh mà công ty nỗ lực thực hiện để đạt được hiệu quả trong công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn tồn tại những hạn chế chưa được công ty quan tâm. Để hoạt động hiệu quả và cạnh tranh được với các đối thủ, công ty cần phát huy những điểm mạnh mà mình đã đạt được, bên cạnh đó cần có những định hướng phát triển và giải pháp để hạn chế những điểm yếu, nâng cao hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng trong thời gian tới. 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 3.1.1 Định hướng tiêu thụ. Với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, trở thành nhà phân phối Surimi toàn cầu, Công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải không ngừng nỗ lực trong công tác sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý và công tác tiêu thụ. Công tác tiêu thụ hiệu quả không những thể hiện chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín mà còn thể hiện được hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty. Đưa ra định hướng tiêu thụ giúp công ty có cái nhìn tổng quan hơn về mục tiêu, quá trình hoạt động của mình trong thời gian tới, từ đó công ty có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Định hướng tiêu thụ của công ty trong thời gian tới thể hiện qua các nội dung sau: - Tiếp tục duy trì, phát triển thị trường kinh doanh hiện tại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường này thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cả về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 78- - Mở rộng thị trường xuất khẩu chả cá surimi ra toàn cầu và gần đây nhất sẽ thâm nhập thị trường Mỹ và EU, hai thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng có định hướng mở rộng thị trường nội địa, thâm nhập thị trường miền Bắc và miền Trung. - Mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc xây dựng thêm cơ sở sản xuất, nhập khẩu, mua sắm thêm các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất. - Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, tiến hành sản xuất các sản phẩm chả mực, tôm, các sản phẩm thủy sản có giá trị cao để phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu nội địa. - Xây dựng hệ thống phân phối nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng thị trường kinh doanh đến các tỉnh trên cả nước. 3.1.2 Định hướng tạo nguồn, thu mua nguyên liệu. Từ những kết quả kinh doanh, công tác tiêu thụ, tạo nguồn, thu mua nguyên liệu đạt được trong thời gian gần đây và những hạn chế trong công tác này, công ty đã đưa ra một số định hướng tạo nguồn và thu mua nguyên liệu trong thời gian tới như sau: - Có chính sách đầu tư, hỗ trợ thêm cho các đơn vị nguồn hàng khai thác cá để họ yên tâm đánh bắt, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công ty. - Tìm kiếm thêm các nguồn cung cấp nguyên liệu mới nhằm giảm thiểu rủi ro trong thu mua, tìm kiếm các nguồn ổn định, có chi phí thu mua thấp. - Giảm thiểu các khâu không cần thiết trong thu mua như vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, hao hụt để giảm thiểu chi phí thu mua, nâng cao hiệu quả của công tác tạo nguồn – thu mua nguyên liệu. - Có những chính sách khuyến khích, quan tâm đến đội ngũ lao động thu mua. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 79- 3.2 Giải pháp. Từ việc phân tích thực trạng của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu trong thời gian tới thì công ty nên có những giải pháp cụ thể như sau: - Giải pháp về tổ chức mạng lưới mua hàng: Như đã trình bày ở trên, việc tổ chức mạng lưới mua cá nguyên liệu của công ty chưa thực sự hiệu quả, vì vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ công tác thu mua cá nguyên liệu. Công ty nên tìm hiểu rõ thông tin về các đơn vị cung cấp, khả năng cung cấp cá để kiểm soát tốt và đưa ra các chính sách giá cả, số lượng thu mua đối với từng loại cá phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty. Việc mua cá không theo hợp đồng mua bán, đơn vị cung cấp không cố định gây nên tình trạng biến động về giá cả và chất lượng. Vì vậy công ty nên xác định một số đơn vị cung cấp cá chủ yếu và thường xuyên cho công ty để đưa ra chính sách thu mua hợp lý, tạo mối quan hệ tốt đẹp giảm thiểu sự biến động giá do nguồn cung không cố định. Công ty có thể tổ chức các tàu đi thu mua trực tiếp từ các tàu thuyền đánh bắt trên biển nhằm mua được các loại cá phù hợp với nhu cầu sản xuất, chất lượng tốt, giá rẻ. Tuy nhiên có thể chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất lớn. - Giải pháp về tổ chức lưu kho và luân chuyển nguyên liệu Hiện tại công ty chỉ có 1 kho tiếp nhận và bảo quản cá nguyên liệu với diện tích nhỏ, nhiều trường hợp cá mua nhiều vượt quá sức chứa, không được đưa vào bảo quản kịp thời dẫn đến cá bị kém chất lượng phải đưa vào sản xuất bột cá. Vì vậy, công ty cần xây dựng thêm kho để tiếp nhận, bảo quản và dự trữ cá để đảm bảo cá được đưa vào bảo quản kịp thời và dự trữ cho những ngày biển động, mưa bão. - Giải pháp về tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tạo nguồn, thu mua. Công ty nên quản lý chặt chẽ hơn việc thực hiện thu mua của các lao động thu mua này thông qua việc thành lập đội trưởng nhóm thu mua trên từng địa bàn thu mua. Thông qua đội trưởng này để kiểm soát giá cả, số lượng thu mua và đơn vị cung cấp. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 80- Lao động tạo nguồn thu mua của công ty 100% là lao động phổ thông, hầu hết là những người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cá, có khả năng nhận biết các loại cá, chất lượng cá cũng như nhanh nhạy trong vấn đề trả giá. Tuy nhiên, công ty cũng nên có những khóa học ngắn hạn đào tạo kỹ năng giao dịch, đàm phán trong thu mua cho các đội ngũ này. Ngoài ra, đội ngũ thủ kho là những người cần có sự hiểu biết, khả năng tính toán, lập kế hoạch, theo dõi tình hình xuất, nhập của nguyên liệu. Công ty cần tuyển dụng những người có trình độ học vấn cũng như khả năng quản lý tốt, hoặc có thể tạo điều kiện cho đội ngũ này học hỏi, nâng cao trình độ, phản ứng nhanh với biến động thị trường thông qua các khóa đào tạo. - Có chính sách khuyến khích đội ngũ lao động hiệu quả. Đối với đội ngũ thu mua nói chung, công ty cần có những chính sách khuyến khích, đãi ngộ tốt hơn để họ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm hơn với công việc.. Nhất là những người đi thu mua ở các tỉnh khác. Việc áp dụng tiền công 70 đồng/1kg cá thu mua đối với tất cả loại cá là không phù hợp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng họ sẽ chỉ cố gắng làm thế nào để mua được nhiều cá chứ không quan tâm nhiều đến đó là những loại cá gì, với số lượng cá như vậy có phù hợp với nhu cầu sản xuất của công ty hay không, dẫn đến tình trạng cá để sản xuất chả cá surimi giá trị cao thì rất ít còn các loại cá tạp, cá kém chất lượng chỉ có thể sản xuất bột cá thì nhiều, vượt quá năng suất sản xuất của dây chuyền, gây dư thừa, hư hỏng và có một số trường hợp phải đổ xuống biển, gây ô nhiễm môi trường. Công ty nên đưa ra mức tiền khác nhau cho từng loại cá dựa trên nhu cầu sản xuất của nhà máy. Đối với những loại cá để sản xuất sản phẩm có giá trị cao, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty thì cần có mức tiền cao hơn các loại cá tạp, cá có giá trị sản xuất thấp. Ngoài ra, vào những thời kỳ không phải mùa vụ, công ty cần tổ chức phân bổ lực lượng lao động nhàn rỗi sang bộ phận khác, nhằm tận dụng tối đa nguồn lực, giảm thiểu chi phí lao động. Chủ yếu lao động thu mua của công ty đều phục vụ cho nhu cầu mua nguyên liệu chính. Công ty ít quan tâm đến việc thu mua các nguyên liệu phụ, chỉ việc gọi điện, gửi fax, hoặc email cho các đơn vị cung cấp để họ tự động vận chuyển đến nhà máy. Công ty nên phân bổ một số đội ngũ lao động ở các bộ phận khác chịu Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 81- trách nhiệm tìm hiểu thông tin về các đơn vị cung cấp trên thị trường để lựa chọn được nguồn cung hiệu quả nhất. - Thực hiện tốt công tác dự trữ nguyên liệu Đối với các nguồn hàng ở xa như Vũng Tàu và TP HCM, công ty nên tiến hành tốt công tác dự trữ để đảm bảo nguyên liệu luôn đủ để sản xuất, không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cá nguyên liệu, tuy dự trữ không được lâu nhưng công ty cũng nên tổ chức dự trữ cho nguyên liệu này vào các ngày biển động, mưa bão không đánh bắt, thu mua được hoặc đánh bắt và thu mua với số lượng ít. - Tìm kiếm, nắm bắt thông tin thị trường nguồn cung và thị trường tiêu thụ Việc lập kế hoạch thu mua nguyên liệu của công ty không chính xác là do công ty chưa nắm bắt được thông tin thị trường tiêu thụ để đề ra mức sản lượng tiêu thụ hợp lý, từ đó đề ra định mức nguyên liệu cần dùng trong sản xuất ra sản phẩm. Việc nắm bắt thị trường nguồn cung giúp công ty hiểu rõ về khả năng cung cấp nguyên liệu về số lượng, chất lượng, giá cả và tính chất ổn định của nguồn hàng. Từ đó đề ra kế hoạch thu mua hợp lý để giảm thiểu chi phí thu mua, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đội ngũ bán hàng của công ty cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và đội ngũ thu mua thì cần tìm hiểu, nắm bắt rõ đặc điểm, thông tin về các đơn vị cung ứng. - Tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, hợp tác kinh doanh có uy tín với các đơn vị đối tác để có thể linh hoạt trong chính sách giá, phương thức và thời hạn thanh toán. Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 82- PHẦN III: KẾT LUẬN Là công ty đã được thành lập từ năm 2002, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty chỉ thực sự có hiệu quả ở mấy năm gần đây. Với việc thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua việc sản xuất sản phẩm chả cá Surimi theo công nghệ Hàn Quốc vào năm 2009, công ty đã dần dần trưởng thành và mở rộng sản xuất kinh doanh ra các nước khác trên thế giới. Hiện nay, công ty đã xuất khẩu sản phẩm chả cá Surimi qua Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Trong thời gian tới sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu, phấn đấu trở thành nhà phân phối Surimi toàn cầu. Trong 3 năm 2009 – 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Với sự tăng lên nhanh chóng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho thấy sản phẩm của công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ đối với thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của công ty cũng được nâng cao trên thị trường. Lợi nhuận tăng cao qua 3 năm, một lần nữa khẳng định thành công của công ty trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới. Điều này là do công ty đã không ngừng nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty. Tuy nhiên, chi phí kinh doanh của công ty cũng vì thế mà tăng lên với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Vì vậy nó đã làm giảm đi một phần lợi nhuận đáng ra phải cao hơn. Công ty cũng đã nỗ lực trong việc nâng cao trình độ thông qua việc tuyển chọn những lao động gián tiếp có trình độ học vấn, chuyên môn cao. Với vị trí địa lý thuận lợi, nhà máy sản xuất nằm giáp biển, gần nguồn nguyên liệu, công ty đã có những chính sách, chiến lược trong hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu để sản xuất nhằm tận dụng được tối đa lợi thế này. Tuy nhiên, hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, khó kiểm soát và còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức mạng lưới thu mua, lao động, kho bãi Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM - 83- Công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác tạo nguồn và thu mua các nguyên liệu phụ. Tuy các đơn vị cung cấp nguyên liệu phụ cố định và đã ký kết hợp đồng mua bán, nhưng việc tìm hiểu thêm các thông tin về các đơn vị này cũng như các đơn vị cung cấp khác trên thị trường là rất cần thiết cho công ty trong việc lựa chọn nguồn cung hiệu quả. Việc tổ chức thu mua cá nguyên liệu phụ thuộc quá nhiều vào lao động thu mua và việc kiểm soát đội ngũ thu mua và đơn vị nguồn hàng này chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn đến việc thừa thiếu nguyên liệu để sản xuất, khó kiểm soát nguyên liệu về số lượng và giá trị thu mua và việc bảo quản nguyên liệu đối với các nguồn hàng ở xa không được đảm bảo. Trình độ học vấn của đội ngũ lao động thu mua của công ty 100% là lao động phổ thông, khả năng đàm phán, giao dịch chưa thực sự hiệu quả. Lao động bên bộ phận thủ kho cần có trình độ học vấn, hiểu biết và quản lý cao hơn để có thể quản lý hiệu quả nguyên liệu thu mua. Chính sách mà công ty áp dụng đối với đội ngũ lao động thu mua này và các đơn vị cung cấp chưa thực sự hiệu quả. Nói tóm lại, tuy vẫn còn những hạn chế trong công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu nhưng công ty đã dần dần đi vào hoạt động hiệu quả hơn không những về công tác tạo nguồn và thu mua mà còn về tất cả các hoạt động khác, mang lại cho công ty lợi nhuận cao hơn, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong nước và xuất khẩu, giúp công ty tiếp tục đi theo con đường, định hướng phát triển của doanh nghiệp mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_qua_trinh_tao_nguon_va_thu_mua_nguyen_lieu_cua_cong_ty_cptm_van_tai_va_cbhs_long_hai_8226.pdf
Luận văn liên quan