Khóa luận Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể); c) Chứng khoán do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể); Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vậy, hệ số thu nợ của NH vẫn ở mức tốt và không mang lại rủi ro cho NH. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 47 2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng Bảng 12: Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Đông Hà 2008 - 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ (triệu đồng) 451.490 542.302 613.694 682.166 687.028 Dư nợ bình quân (triệu đồng) 333.186 372.509 424.079 483.878 558.227 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,36 1,46 1,45 1,41 1,23 - Ngắn hạn 1,16 1,35 1,38 1,42 1,28 - Trung và dài hạn 1,85 1,65 1,57 1,40 1,14 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Qua số liệu được thể hiện trong bảng 12, vòng quay vốn tín dụng khá dao động và đang có xu hướng giảm. Năm 2008 đạt 1,36 vòng, năm 2009 là 1,46 vòng, tăng 0,1 vòng so với năm trước. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng bắt đầu biến động ngược chiều với hai năm đầu. Năm 2010, giảm xuống còn 1,45 vòng và đến 2012 chỉ còn lại 1,23 vòng. Điều này cho thấy số lần qua tay KH của mỗi đồng vốn đang giảm xuống, lý do là vào những năm sau có thể giải thích bởi sự giảm mạnh của tốc độ tăng doanh số thu nợ trong khi đó dư nợ bình quân vẫn tăng ở mức cao. Đặc biệt là vào năm 2012, doanh số thu nợ chỉ tăng 4.682 triệu đồng tương ứng tăng 0,7% nhưng dư nợ bình quân lại tăng 74.349 triệu đồng tương ứng tăng 15,4%. Biểu đồ 14: Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank Đông Hà 2008 - 2012 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 48 Xét theo thời hạn tín dụng, có thể thấy vào năm 2008 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn và trung và dài hạn chênh lệch nhau rất lớn nhưng đang dần được rút ngắn vào những năm sau. Quan sát biểu đồ 14 để thấy rõ hơn về điều này. Tương tự vòng quay tín dụng tính trên tổng doanh số thu nợ và dư nợ bình quân, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng giảm không đều và có xu hướng tăng, năm 2008 chỉ đạt 1,16 vòng, thấp nhất trong vòng 5 năm, lý do là vì KH đến vay ngắn hạn nhiều nhưng lại ít KH đến trả nợ làm cho dư nợ bình quân ngắn hạn cao (243,8 tỷ đồng) trong khi doanh số thu nợ chỉ đạt 276,5 tỷ đồng. Năm 2009, tình hình được cải thiện và số vòng quay vốn tín dụng tăng lên, đến năm 2011 đạt 1,42 vòng nhưng năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1,28 vòng. Biến động theo xu hướng ngược lại, vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn giảm dần qua các năm từ 1,85 vòng (2008) còn 1,14 vòng (2012). Có thể nói sự sụt giảm lớn là điều cần báo động và NH cần có biện pháp để cải thiện thời gian thu hồi vốn đối với các khoản vay trung và dài hạn. RRTD xuất hiện khi số vòng quay tín dụng thấp vì khi điều này cho thấy thời gian thu hồi vốn chậm, khi đó số vốn mà NH đang cho khách hàng vay trở nên không an toàn. Vòng quay vốn tín dụng đang có xu hướng giảm trong những năm qua, NH cần có. 2.2.5. Hệ số rủi ro tín dụng Bảng 13: Hệ số rủi ro tín dụng tại Agribank Đông Hà 2008 - 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ (Triệu đồng) 343.684 401.334 446.824 520.932 595.521 Tổng tài sản Có (Triệu đồng) 548.153 611.884 662.727 743.607 823.969 Hệ số rủi ro tín dụng (%) 62,7 65,6 67,4 70,1 72,3 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Theo bảng 13, hệ số RRTD tăng dần qua các năm. Năm 2008, tổng dư nợ chiếm 62,7% tổng tài sản Có, năm 2009 tăng lên 65,6%, tăng gần 3% so với 2008. Đến 2010, hệ số rủi ro tăng lên đến 67,4%, năm 2011 là 70,1% và 2012 đã đạt đến 72,3%. Qua đó cho thấy tuy tổng dư nợ chiếm một phần không lớn trong tổng tài sản nhưng xu hướng tăng lên không phải là dấu hiệu tốt đối với NH và có thể làm cho rủi ro tín dụng của NH cao lên vì cho vay quá nhiều so với tài sản Có. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 49 2.2.6. Hệ số nợ có khả năng mất vốn Bảng 14: Hệ số nợ có khả năng mất vốn 2008 - 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ có khả năng mất vốn (Triệu đồng) 320 225 200 497 562 Tỷ trọng trong nợ xấu (%) 17 14 11 18 16 Dư nợ bình quân (Triệu đồng) 333.186 372.509 424.079 483.878 558.227 Hệ số nợ có khả năng mất vốn (%) 0,1 0,06 0,05 0,1 0,1 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Nợ có khả năng mất vốn hay còn gọi là nợ nhóm 5, quan sát bảng 14 thấy rằng nhóm nợ này đang có xu hướng tăng lên nhưng không làm cho hệ số nợ có khả năng mất vốn trong vòng 5 năm tăng. Năm 2008, nợ có khả năng mất vốn là 320 triệu đồng, chiếm 17% trong tổng số nợ xấu và chiếm 0,1% dư nợ bình quân, hai năm sau đó là 2009 và 2010 giảm xuống còn 14% và 11% trong tổng nợ xấu, 0,06% và 0,05% dư nợ bình quân. Diễn biến nợ có khả năng mất vốn hai năm tiếp theo thay đổi. Trong năm 2011, tỷ trọng trong nợ xấu tăng lên nhanh chóng và chiếm đến 18% nhưng tình hình đã được cải thiện khi có sự giảm xuống còn 16% vào năm 2012. Đối với hệ số nợ khả năng mất vốn, cũng có chiều hướng tăng lên, gấp đôi năm 2010 chạm mức 0,1%, năm 2012 vẫn duy trì con số này. Xét biến động của hệ số khả năng mất vốn kết hợp với tỷ trọng trong tổng nợ xấu cho thấy khả năng quản lý nhóm nợ này của ban lãnh đạo NH. Hệ số nợ có khả năng mất vốn không vượt quá 0,1% và nhìn chung thì tỷ trọng nhóm nợ này trong nợ xấu từ 2008 đến 2012 giảm. Trong thời gian này, toàn ngành NH đang đối mặt với sự tăng cao của nợ có khả năng mất vốn. Trước tình hình đó, tuy nợ có khả năng mất vốn vẫn tăng nhưng NH đã thực hiện rất tốt công các thu nợ cũng như đốc thúc KH hoàn thành nghĩa vụ trả nợ để kiềm chế hệ số nợ. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với NH, rủi ro mất vốn theo đó cũng giảm xuống. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 50 2.2.7. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Theo quy định mới nhất của NHNN về tỷ lệ trích lập dự phòng được đưa ra tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ra đời ngày 21/3/2012, tỷ lệ trích lập dự phòng được quy định như sau (Xem thêm quy định ở Phụ lục 2): - Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): 0% - Nợ cần chú ý (Nhóm 2): 5% - Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): 20% - Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): 50% - Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): 100% Dựa vào các nhóm nợ thu được từ số liệu cung cấp bởi NH, mức trích lập dự phòng được tính theo quy định thể hiện trong bảng sau: Bảng 15: Mức trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) 0 0 0 0 0 Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 173,9 207,2 218,2 263 247,2 Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) 223,6 215,6 224,8 356,4 448,4 Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 197 176 246,5 263 341,5 Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 320 225 200 497 562 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 914,5 823,8 889,5 1.379,4 1.599,1 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng qua 5 năm của NH: Bảng 16: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank Đông Hà 2008 - 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Quỹ dự phòng rủi ro (Triệu đồng) 1.180 1.520 1.850 2.290 2.740 Tổng dư nợ (Triệu đồng) 343.684 401.334 446.824 520.932 595.521 Tỷ lệ dự phòng rủi ro 0,34% 0,38% 0,41% 0,44% 0,46% (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 51 Quan sát bảng 16 ta có thể thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng khá thấp, chỉ chiếm 0,34% trên tổng dư nợ vào năm 2008 và tăng dần đến 0,46% vào năm 2012. Sự tăng lên của quỹ dự phòng rủi ro được thể hiện qua đường màu xanh trong biểu đồ 15. Kết hợp với tính toán theo quy định của NHNN được thể hiện qua bảng 15, tuy quỹ dự phòng mà NH lập ra chiếm một phần rất ít so với dư nợ nhưng vẫn lớn hơn tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng quy định. Biểu đồ 15: So sánh mức trích lập rủi ro theo quy định và quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng trong 5 năm 2008 - 2012 Sự tăng lên qua từng năm của quỹ dự phòng rủi ro có thể được giải thích qua sự tăng lên về quy mô kinh doanh của NH. Quy mô lớn, rủi ro cao. Một lý do nữa là do nợ xấu và nợ quá hạn đang có xu hướng tăng cao. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được xem như một khoản tự bảo hiểm để giảm thiểu được tổn thất do rủi ro gây ra. Như vậy, NH trích một lượng ngày càng tăng để tự bảo vệ mình. Như vậy, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vẫn đang ở mức an toàn, có thể bù đắp được những hậu quả xấu do rủi ro gây ra. 2.3. So sánh một số chỉ tiêu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị từ năm 2010 - 2012 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị (Vietinbank Quảng Trị) là ngân hàng có trụ sở chính tại thành phố Đông Hà. Mặc dù ngân hàng có quy mô lớn hơn Agribank Đông Hà nhưng địa bàn giao dịch chủ yếu của Vietinbank Quảng Trị là thành phố Đông Hà nên tương đối tương đồng về mức độ rủi ro. Vì hạn chế về số liệu nên chỉ có thể so sánh 3 năm 2010 - 2012, một số chỉ tiêu thì chỉ có 2 năm 2011 - 2012. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 52 Bảng 17: So sánh một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Agribank Đông Hà và Vietinbank Quảng Trị Chỉ tiêu Tên ngân hàng 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Agribank Đông Hà 1,41 1,53 1,52 Vietinbank Quảng Trị 2,21 2,76 2,27 Tỷ lệ nợ xấu (%) Agribank Đông Hà 0,41 0,54 0,59 Vietinbank Quảng Trị 1,02 0,97 1,14 Hệ số thu nợ (%) Agribank Đông Hà 82 84 80 Vietinbank Quảng Trị 75 75 81 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) Agribank Đông Hà 1,41 1,23 Vietinbank Quảng Trị 0,81 0,74 Hệ số nợ có khả năng mất vốn (%) Agribank Đông Hà 0,1 0,1 Vietinbank Quảng Trị 0,21 0,27 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà và Vietinbank Quảng Trị) Quan sát bảng 17 có thể thấy rằng:  Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank Quảng Trị và Agribank Đông Hà đều có xu hướng tăng nhưng có thể thấy biến động qua 3 năm của Vietinbank Quảng Trị lớn hơn. Hơn nữa, so với Vietinbank Quảng Trị, tỷ lệ nợ quá hạn Agribank Đông Hà thấp hơn và khá ổn định. Cụ thể, năm 2010 Agribank Đông Hà có tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng là 1,41%, năm 2011 tăng 0,12%, năm 2012 chỉ giảm 0,01%. Đối với Vietinbank Quảng Trị, năm 2010 đạt đến 2,21% (lớn hơn Agribank Đông Hà 0,8%), năm 2011 tăng 0,55%, năm 2012 giảm 0,49% xuống còn 2,27%.  Tỷ lệ nợ xấu Tương tự như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Đông Hà cũng thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Quảng Trị (khoảng trên 0,4%) và mang tính ổn định hơn. Tuy nhiên, chiều hướng gia tăng là điều mà cả hai ngân hàng nên quan tâm. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 53  Hệ số thu nợ Hai năm đầu tiên Agribank Đông Hà có hệ số thu nợ cao hơn Vietinbank Quảng Trị nhưng năm 2012 thì thấp hơn và hệ số thu nợ của Vietinbank Quảng Trị cũng tăng rất nhanh với hệ số tương ứng là 80% và 81%. Điều này cho thấy hệ số thu nợ Agribank Đông Hà đang biến động theo chiều hướng không tốt.  Vòng quay vốn tín dụng Trong cả hai năm 2011 và 2012, số vòng quay vốn tín dụng của Agribank Đông Hà luôn lớn hơn nhiều so với Vietinbank Quảng Trị nhưng cả hai đều có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu không tốt. Tuy nhiên, với số vòng quay như vậy, Agribank Đông Hà duy trì thì sẽ đem lại hiệu quả cao và ít rủi ro hơn.  Hệ số nợ có khả năng mất vốn Vietinbank Quảng Trị có hệ số nợ có khả năng mất vốn năm 2011 là 0,21% và năm 2012 là 0,27%. Agribank Đông Hà cả hai năm đều là 0,1%. Như vậy, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Agribank Đông Hà thấp hơn và ổn định hơn. 2.4. Đánh giá chung Bảng 18: Đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Đông Hà từ 2008 đến 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn huy động Triệu đồng 423.869 499.889 565.194 671.054 786.044 Tổng tài sản Có Triệu đồng 548.153 611.884 662.727 743.607 823.969 Lợi nhuận Triệu đồng 11.230 11.934 14.129 14.568 15.172 Doanh số cho vay Triệu đồng 538.416 634.587 746.564 814.848 858.586 Doanh số thu nợ Triệu đồng 451.490 542.302 613.694 682.166 687.028 Hệ số thu nợ % 84 85 82 84 80 Tổng dư nợ Triệu đồng 343.684 401.334 446.824 520.932 595.521 Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,49 1,42 1,41 1,53 1,52 Tỷ lệ nợ xấu % 0,53 0,41 0,41 0,54 0,59 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,36 1,46 1,45 1,41 1,23 Hệ số rủi ro tín dụng % 62,70 65,59 67,42 70,05 72,27 (Nguồn: Phòng tín dụng - Chi nhánh Agribank Đông Hà) Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 54 Qua quá trình phân tích, có thể thấy vốn huy động tiền gửi của NH đang tăng lên chứng tỏ uy tín của NH đang ngày được nâng cao vì bên cạnh giữ chân được những KH truyền thống thì NH cũng đang thu hút thêm được nhiều KH từ đối thủ cạnh tranh. Hoạt động tín dụng của NH cũng ngày càng được nâng cao về số lượng cũng như chất lượng. Doanh số cho vay tăng làm cho tổng dư nợ tăng lên, tổng nợ quá hạn cũng tăng nhưng nhìn chung đa số các năm tỷ lệ tăng nợ quá hạn vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng doanh số cho vay và tổng dư nợ. Quan sát bảng 18 cùng với những phân tích và so sánh, nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tuy đang ở mức thấp nhưng có một điều hạn chế là cả hai tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Mặc dù với mức này, những con số trên chưa đến mức đáng báo động nhưng trong thời gian tới NH cần có những biện pháp phù hợp để kiểm chế tốc độ tăng của nợ quá hạn cũng như nợ xấu để không làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu, từ đó giảm khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng. Hệ số thu nợ, thương số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay, phản ánh tình hình thu nợ của NH. Mặc dù những con số này chưa được cao và có xu hướng giảm (Chỉ có năm 2009 tăng từ 84% lên 85%) nhưng NH đã làm rất tốt khi luôn duy trì tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay cao hơn 80%. Như vậy, trong 5 năm vừa qua NH đã chú trọng đến công tác thu nợ nhưng để có thể cải thiện được chiều hướng biến động thì NH cần có sự quan tâm đặc biệt hơn. Vòng quay vốn tín dụng cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Bên cạnh sự tăng giảm không ổn định thì số vòng quay vốn tín dụng đang giảm, năm 2008 là 1,36 vòng nhưng hai năm gần đây thì giảm liên tục, năm 2012 chỉ còn lại 1,23 vòng. Điều này cho thấy vốn đang luân chuyển chậm dần. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ đang giảm nhanh chóng trong khi đó thì dư nợ tăng với tốc độ ổn định. Nếu doanh số thu nợ tiếp tục biến động theo chiều hướng này sẽ không tốt vì NH sẽ phải đối mặt với sự khó khăn thu hồi nợ làm tăng nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 55 Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh tỷ trọng của dư nợ trong tài sản Có, như có thể thấy trong bảng 18, dư nợ trong tài sản Có năm 2008 là 62,7% và đang tăng dần qua từng năm, năm 2012 đạt 72,27%. Sự tăng lên của hệ số này là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ nhanh hơn tài sản Có. Đó là tín hiệu cho thấy NH đang cho vay ngày càng nhiều nhưng cứ tiếp tục tăng lên thì NH sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Nhìn chung, tình hình hoạt động NH đang phát triển theo chiều hướng tốt và có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Hoạt động cho vay của NH đang ở mức tốt và rủi ro tín dụng cũng đang ở mức thấp nhưng với chiều hướng biến động của tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, công tác thu nợ, thì NH cần đưa ra những chính sách phù hợp để duy trì và kiềm chế được những hạn chế có thể gây ra rủi ro tín dụng sau này. Từ đó, góp phần giúp hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 56 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ Kinh doanh ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro đặc biệt là RRTD. Rủi ro của nền kinh tế có thể dẫn đến rủi ro cho ngành ngân hàng và ngược lại rủi ro ngành ngân hàng là rủi ro hệ thống có tác động vô cùng lớn đến kinh tế toàn cầu. Những biểu hiện của Agribank Đông Hà cho thấy mức rủi ro tín dụng đang ở mức thấp nhưng vẫn chứa đựng nhiều hạn chế, một số chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro đang biến động theo chiều hướng không tốt. Chính vì vậy, đưa ra những giải pháp phù hợp là việc tối quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng như RRTD. 3.1.Tăng cƣờng công tác thu nợ, phân loại và xử lý nợ cũng nhƣ trích lập Nền kinh tế đang biến động không thuận lợi, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, người dân cũng đang phải đối mặt với sự leo thang của giá cả và sự mất giá trị của đồng tiền. Chính vì vậy, nghĩa vụ trả nợ vay cho NH đối với một số DN cũng như CN đang ngày càng chậm trễ, thậm chí không thực hiện được làm cho công tác thu nợ trở thành vấn đề khó, từ đó nợ quá hạn và nợ xấu ngày càng tăng cao. Bên cạnh việc mở rộng quy mô cho vay, ngân hàng cần tập trung hơn nữa đến công tác thu nợ để đảm bảo an toàn. Cụ thể: - Lãnh đạo NH chỉ đạo các CBTD thường xuyên đi thu nợ, gặp KH nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình trả nợ cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất lợi cho NH. Thực hiện cho vay gắn với việc cung ứng sản phẩm dịch vụ khép kín đối với khách hàng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn (mở tài khoản, bảo lãnh, thẻ) nhằm hạn chế rủi ro cũng như tăng thu dịch vụ - Tăng cường chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ xấu và nợ xử lý rủi ro theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐTV ngày 09/02/2012 và văn bản số 2608/NHNo-TDDN ngày 26/04/2012 của NHNo&PTNT Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 57 - Trên cơ sở đánh giá, rà soát lại tất cả các khoản nợ để thực hiện cơ cấu lại nợ hoặc xem xét tiếp tục cho vay đúng theo qui định hiện hành để khách hàng có thời gian khắc phục. - Đánh giá các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro nếu đáp ứng đúng điều kiện theo qui định xem xét miễn giảm lãi hoặc thu gốc trước lãi sau. - Tăng cường quan hệ với cơ quan pháp luật đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ. Thực hiện rà soát nghiêm túc các khoản cho vay để phân loại nợ chính xác, duy trì tăng trích lập theo từng năm nhưng dựa trên những dự đoán về tỷ lệ nợ quá hạn để có được quỹ dự phòng phù hợp và xử lý theo đúng quy định của NHNN. 3.2. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng khách hàng Chất lượng tín dụng tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào KH, khách hàng tốt thì khoản tín dụng tốt và ngược lại. Chính vì vậy, NH cần thực hiện những giải pháp để có thể tăng chất lượng cũng như quản lý tốt KH. - Thẩm định kĩ KH trước khi xét duyệt cho vay: Thẩm định tín dụng là bước đầu tiên và quyết định đến việc xét duyệt cho vay. Trước khi quyết định cho vay phải tìm hiểu kĩ KH cho vay thông qua công tác thẩm định. Bất cứ KH nào, khi đề nghị vay đều mong muốn có thể vay được tiền, ngân hàng có thể sẽ đối mặt với những KH có chất lượng xấu. Để xác định khoản vay có mang rủi ro đến cho ngân hàng hay không, ngân hàng luôn phải đề cao thẩm định: Năng lực pháp lý và năng lực dân sự của KH vay, uy tín và khả năng tài chính của KH, hiệu quả SXKD của dự án đầu tư, tài sản thế chấp, - Thường xuyên kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện chấm điểm khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Việc chấm điểm khách hàng phải kịp thời, đúng thời gian và các tiêu chí chấm điểm phải phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của khách hàng, thực hiện chấm điểm ngay khi có thông tin của khách hàng cung cấp không để tập trung vào ngày cuối quí. - Thực hiện việc phân loại, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư theo định hướng ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thực hiện cho vay khép kín, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao thị phần của NHNo. - Tiếp tục và tăng cường theo dõi và kiểm tra KH sau khi vay. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 58 3.3. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng 3.3.1. Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ tín dụng Đa dạng hoá đầu tư tín dụng là biện pháp chủ động và tốt nhất trong việc phân tán RRTD, ngân hàng nên lập nên những danh mục cho vay phù hợp. Đa dạng hoá quá mức cũng làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro vì việc quản lý sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngân hàng nên đầu tư vào nhiều ngành khác nhau. Một mặt, đầu tư vào một ngành và nếu ngành đó gặp khó khăn thì ngân hàng cũng sẽ không tránh khỏi việc chịu chung khó khăn với ngành đó. Mặt khác, đầu tư vào nhiều ngành khác nhau có thể tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển. Đầu tư vào nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay một số loại sản phẩm. Đa dạng hoá đối tượng KH, cho vay nhiều KH và đảm bảo tỷ lệ an toàn cho vay theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 21/8/2010 của NHNN. Cho vay nhiều loại thời hạn khác nhau để đảm bảo sự bền vững và rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường. Cân bằng giữa tỷ lệ cho vay ngoại tệ và nội tệ. 3.3.2. Thực hiện cho vay đồng tài trợ Đây là hình thức nhiều ngân hàng khác nhau cùng hợp tác trên một khoản vay. Đối với những khoản vay lớn, sẽ rất rủi ro nếu tập trung thực hiện đầu tư nên các ngân hàng chia sẻ cho vay theo tỷ lệ phần trăm và cùng chịu trách nhiệm trên khoản vay đó. Tuy chưa phổ biến vì phức tạp nhưng đồng tài trợ là hình thức mà các ngân hàng nên áp dụng vì có thể giảm được rủi ro. Đối với Agribank Đông Hà, đồng tài trợ vẫn chưa được đưa vào áp dụng. Trong tương lai, khi có điều kiện thuận lợi, thực hiện hình thức này sẽ giúp Agribank Đông Hà san sẻ được rủi ro và tăng uy tín. 3.3.3. Thực hiện bảo hiểm tín dụng Bảo hiểm tín dụng là biện pháp giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được tổn thất do RRTD gây ra. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 59 Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp này bằng cách lập nên quỹ dự phòng rủi ro. Đây là khoản tiền ngân hàng giữ lại, không sinh lời, mang tính chất tự bảo hiểm để bù đắp cho những tổn thất do RRTD gây ra. Để đảm bảo an toàn và không lãng phí vốn, ngân hàng cần tính toán để từ đó có thể đưa ra tỷ lệ dự phòng rủi ro phù hợp. Một biện pháp bảo hiểm nữa là ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng từ các công ty bảo hiểm. Ngoài, tự bảo hiểm cho mình, ngân hàng có thể khuyến khích KH mua bảo hiểm cho công việc kinh doanh của họ. 3.4. Một số giải pháp khác - Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của ngân hàng Agribank Việt Nam đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các DN, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của Agribank Việt Nam. Chính sách tín dụng được đưa ra bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng mang tính khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ chung của quốc tế. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp ngân hàng có được những quyết định cho vay đúng đắn và từ đó có thể giảm thiểu RRTD. - Thực hiện cân đối tỷ trọng hai loại tiền gửi bằng cách tập trung nâng cao huy động tiền gửi từ các TCKT để tăng tỷ trọng của loại tiền gửi này trong tổng vốn huy động tiền gửi. - Tiếp tục thực hiện những biện pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng đặc biệt là các CBTD. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 60 PHẦN III: KẾT LUẬN Tín dụng là hoạt động tạo lợi nhuận chính cho NH, đặc biệt là cho vay. Hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể gây ra hậu quả vô cùng lớn. Vì vậy, nghiên cứu về rủi ro tín dụng, tìm hiểu thực tế từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Về cơ bản đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống được những kiến thức liên quan đến tín dụng và rủi ro tín dụng. - Khái quát được đặc điểm của địa phương, hoạt động cơ bản và tình hình kinh doanh của Chi nhánh. - Mô tả được thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các tiêu chí đánh giá. - Đánh giá được mức độ rủi ro mà NH đang đối mặt. - Nêu ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Tuy đã đạt được kết quả như vậy, nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế sau: - Số liệu xin được từ ngân hàng chỉ mang tính chính xác tương đối. Bên cạnh đó, để so sánh, dù xin được số liệu nhưng hạn chế về số năm. - Chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng vì hạn chế về số liệu, thời gian và trong quá trình thực tập không có điều kiện đi thực tế với NH. - Những đánh giá về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh mang tính chủ quan, không thể đảm bảo được tính chính xác. Cuối cùng là hướng phát triển đề tài: - Bên cạnh phân tích rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu đo lường rủi ro như đã trình bày trong đề tài, thực hiện nghiên cứu tình hình rủi ro qua khảo sát KH để biết được những nhân tố ảnh hưởng tác động đến rủi ro tín dụng như thế nào. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 2. PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh. 3. Peter Rose (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 4. TS. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Nợ xấu ngân hàng Việt Nam một năm nhìn lại, Tạp chí Ngân hàng, Số 6, tr. 20 - 26. 6. PGS. TS. Trương Đông Lộc, ThS. Nguyễn Thị Tuyết (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ, Tạp chí Ngân hàng, Số 5, tr. 38 - 41. 7. ThS. Nguyễn Thuỳ Trang (2012), Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Nhìn từ góc độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng, Số 23, tr. 30 - 33. 8. Nguyễn Văn Hoàng (2004), Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp, Đà Nẵng. 9. Phạm Vĩnh Phúc (2008), Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 10. Nguyễn Thị Kim Chi (2007), Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày, Luận văn tốt nghiệp, Bến Tre. 11. Nguyễn Thị Hải Đường (2008), Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Cần Thơ. 12. Thái Ngọc Nương (2009), Phân tích rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng, Luận văn tốt nghiệp, Cần Thơ. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 62 13. Đào Hồng Hạnh (2005), Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 14. tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Khánh Ly (2007), Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lông Hồ, Luận văn tốt nghiệp, Cần Thơ. 16. Các văn bản - Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 - Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 21/8/2010 - Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 16. Một số trang web - - - - - Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh PHỤ LỤC 1: PHÂN LOẠI NỢ (Theo Thông tư 2/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013) Điều 10. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; (iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; - Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; - Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; - Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; - Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; (viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây: a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; (ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ; (iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn. b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; (ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ; Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh (iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại. 3. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế); b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục; c) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. d) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn. đ) Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 4. Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng: a) Phân loại cam kết ngoại bảng: (i) Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết. (ii) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết. (iii) Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này. b) Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng: (i) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh (ii) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau: - Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày; - Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên. Trường hợp khoản trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm a (ii), điểm a (iii) khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại. Điều 11. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh cao. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 năm; b) Có chính sách dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này; c) Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ; d) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) 01 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phân loại nợ theo khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 2 Thông tư này, gồm các văn bản sau: a) Văn bản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính quy định tại khoản Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh 1 Điều này, trong đó phải chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; b) Bản sao chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; bản sao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. 5. Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. 6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đồng thời thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10 và khoản 1 Điều này khác nhau thì khoản nợ, cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. Thời gian tối thiểu phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đồng thời theo Điều 10 và Điều 11 Thông tư này là 05 (năm) năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh PHỤ LỤC 2: TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG (Theo Thông tư 2/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013) Điều 12. Mức trích lập dự phòng cụ thể Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau: Trong đó: - R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng; - : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n. Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i; Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0. 2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: a) Nhóm 1: 0%; b) Nhóm 2: 5%; c) Nhóm 3: 20%; d) Nhóm 4: 50%; đ) Nhóm 5: 100%. 3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết; b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm; c) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; d) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây: (i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng. (ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản này. Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không. 4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị của tài sản bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều này. 5. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau: a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp giá mua vào không được niêm yết thì giá trị vàng miếng được xác Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh định theo quy định tại điểm d khoản này. b) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể); c) Chứng khoán do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể); Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá. d) Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác: Giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được định giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm thì giá trị tài sản bảo đảm phải coi bằng không; đ) Tài sản cho thuê tài chính (giá trị tài sản cho thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính trừ đi tiền thuê phải trả): số tiền thuê còn lại theo hợp đồng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể hoặc giá trị định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật. 6. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm: a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%; b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%; c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: - Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%; Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%; - Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%. d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%; đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%; e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%; Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%; g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%; Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%; h) Bất động sản: 50%; i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%. Điều 13. Mức trích lập dự phòng chung 1. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây: a) Tiền gửi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 1 Thông tư này; b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. 2. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập dự phòng chung đối với các khoản quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thị Hải Linh này phù hợp với mức độ rủi ro. Điều 14. Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng 1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu. 2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_viet_nam_chi_nhanh_dong.pdf
Luận văn liên quan