Khóa luận Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích tài chính NHTM. Đề tài thực hiện tổng hợp các chỉ số tài chính trong phân tích tài chính NHTM. Bên cạnh đó, các quy định trong yêu cầu thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn và trích lập dự phòng rủi ro trong các văn bản về Hiệp ước BASEL cũng được xem xét và tổng hợp. Các chỉ tiêu được chọn lọc và tổng hợp dựa trên hệ thống phân tích CAMELS nhằm đảm bảo kế thừa được tính khoa học của hệ thống này. Các chỉ tiêu định lượng được dùng để xem xét đánh giá bao gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng; (ii) Chất lượng tín dụng; (iii) Cơ cấu vốn và an toàn tài chính; (iv) Tính thanh khoản; (v) Hiệu suất sinh lời; (vi) Hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ số tài chính trong đề tài đã được tiến hành so sánh sự phù hợp với các yếu tố định lượng ở các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Tổ chức Moody’s, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch. Từ đó ứng dụng hệ thống các chỉ số tài chính này vào phân tích tài chính NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2009-2013. Đề tài tiến hành thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích. Tình hình tài chính của Eximbank được thể hiện qua các chỉ tiêu từ năm 2009 đến năm 2013. Để thấy rõ

pdf65 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 25 2.3.1.5. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng Biểu đồ 2.9. Tăng trưởng Tiền gửi khách hàng từ năm 2009 - 2013 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của Eximbank biến động qua các năm và bình quân từ năm 2009 đến năm 2013 đạt 22%. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của Eximbank bị âm do ảnh hưởng của các chính sách của NHNN như ngừng huy động vốn bằng vàng, quy định trần lãi suất huy động. Trong năm 2012, dù NHNN đã điều chỉnh giảm 5 lần trần lãi suất tiền gửi từ 14%/năm còn 8%/năm, nhưng Eximbank đã linh hoạt đưa ra nhiều sản phẩm huy động phù hợp với tình hình thị trường, nhờ vậy tiền gửi khách hàng của Eximbank vẫn tăng trưởng khá ấn tượng. Tổng tiền gửi khách hàng đến cuối năm 2012 đạt 70 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2011. Năm 2013, huy động từ Thị trường 1 vẫn được duy trì khá tốt. Tiền gửi khách hàng của Eximbank vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá ở mức 13% so với năm 2012 và có số dư 79 nghìn tỷ đồng. Biểu đồ 2.10. So sánh Tiền gửi khách hàng các NH năm 2013 38 58 54 70 79 24% 52% -8% 31% 13% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% - 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2009 2010 2011 2012 2013 Tiền gửi khách hàng Tăng trưởng tiền gửi khách hàng 339 364 332 138 132 79 136 91 18 0 50 100 150 200 250 300 350 400 BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB N gh ìn tỷ đồ ng N gh ìn tỷ đồ ng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 26 So sánh với các NH trong cùng hệ thống, thị phần huy động trên thị trường 1 của Eximbank đứng thứ 7/9. 2.3.2. Chất lượng tín dụng 2.3.2.1. Cơ cấu cho vay a) Cơ cấu cho vay theo ngành nghề Biểu đồ 2.11. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề từ năm 2009 - 2013 Qua đánh giá, cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Eximbank giai đoạn 2012-2013 không có nhiều thay đổi. Cơ cấu cho vay của Eximbank trải rộng ở khắp các ngành nghề cho thấy chính sách phân tán rủi ro theo ngành của NH. Tỷ trọng cho vay phục vụ cá nhân và công cộng cao (chiếm 29% năm 2013), thể hiện chính sách phát triển mô hình NH bán lẻ của Eximbank trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay của Eximbank còn tập trung vào các lĩnh vực có khả năng xuất khẩu cao như thương nghiệp, công nghiệp chế biến. Đây là thế mạnh truyền thống của Eximbank trong nhiều năm. Tỷ lệ cho vay bất động sản của Eximbank chiếm tỷ lệ rất nhỏ hơn 1% do NH đã ý thức được những nguy cơ từ khu vực bất động sản và đã sớm giảm tỷ trọng cho vay của khu vực này từ năm 2009. Điều này cho thấy mối lo từ nợ xấu bất động sản của NH rất ít. Cơ cấu cho vay hiện tại hoàn toàn phù hợp với chiến lược cho vay của NH là tập trung vào lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, hạn chế vốn tín dụng đối với một số lĩnh vực phi sản xuất như đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản. 30% 23%11% 10% 8% 9% 3%2% 29% 24%12% 9% 8% 8% 4%2% Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng Thương nghiệp Công nghiệp chế biến Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Xây dựng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Tài chính tín dụng Khách sạn và nhà hàng Công nghiệp khai thác mỏ Vòng trong: 2012 Vòng ngoài: 2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 27 b) Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng Biểu đồ 2.12. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng từ năm 2009 - 2013 Từ năm 2011 đến năm 2013, cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của Eximbank đã có sự thay đổi. NH đang chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay cá nhân (từ 25% lên 35%), giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp (từ 75% xuống 65%). Ðây là định hướng phát triển mô hình NH bán lẻ của Eximbank trong những năm gần đây. Mặc dù lâu nay, Eximbank có lợi thế trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện tại việc phát triển cho vay khách hàng nhỏ lẻ, trong đó tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân để phân tán rủi ro là hoàn toàn hợp lý. Trong cơ cấu cho vay của khối doanh nghiệp, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước đang có xu hướng tăng (từ 5,5% trong năm 2011 lên mức 9,3% trong năm 2013). Ðây là nhóm khách hàng được hỗ trợ từ Nhà nước nên được xem có mức độ an toàn cao khi cho vay. Tuy nhiên, sự chuyển hướng hoạt động theo mô hình NH bán lẻ của Eximbank diễn ra khá chậm so với các đối thủ trên thị trường. Những thay đổi của Eximbank mới bắt đầu từ năm 2012, trong khi các đối thủ đã có thời gian dài triển khai và xây dựng được thị trường khá tốt. Do đó, Eximbank đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh giành thị trường với đối thủ. 34% 27% 28% 21% 18% 19% 25% 35% 35% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Công ty TNHH tư nhân Công ty cổ phần khác Doanh nghiệp Nhà nước Công ty TNHH Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 28 c) Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn Biểu đồ 2.13. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn từ năm 2009 - 2013 Cũng giống như các NH khác, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Eximbank tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn (chiếm 66% tổng dư nợ cho vay vào năm 2013). Trong đó, kỳ hạn dưới 3 tháng chiếm 26,5%; từ 3-12 tháng chiếm 41,5%; từ 1 năm trở lên chiếm 32%. Đánh giá giai đoạn 2011 - 2013, Eximbank đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn (từ 32% năm 2011 lên 34% năm 2013). Việc phát triển tín dụng trung dài hạn giúp giảm áp lực giải ngân và thu hồi nợ cho khách hàng. 2.3.2.2. Nợ xấu Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2009 - 2013 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 68% 68% 66% 9% 11% 12% 23% 21% 22% Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn 1,83% 1,42% 1,61% 1,32% 1,98% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 2009 2010 2011 2012 2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 29 Từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank liên tục biến động. Tuy nhiên Eximbank luôn kiểm soát mức nợ xấu ở mức dưới 2%. Tỷ lệ nợ xấu bình quân trong 05 năm vừa qua là 1,63%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 1,98% vào năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mặt khác, tại một số chi nhánh, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng còn khá yếu kém dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và mất khả năng trả nợ khi đến hạn (thường xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn). Trong năm này, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Eximbank là 11%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng nợ xấu lên đến 67%. Đánh giá cơ cấu nhóm nợ của Eximbank vào năm 2013, nợ nhóm 2 giảm 37% trong khi nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 tăng lần lượt là 440%, 113% và 35% cho thấy nợ xấu của NH đang có hiện tượng chuyển nhóm. Điều này càng thể hiện rõ những tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong thời gian tới có thể sẽ tăng cao. Biểu đồ 2.15. So sánh Tỷ lệ nợ xấu các NH năm 2013 Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn ngành, tỉ lệ nợ xấu của Eximbank vẫn ở mức thấp, dưới 2%, chỉ cao hơn CTG và STB. 1,01% 2,79% 1,47% 1,98% 5,95% 2,30% 3,07% 2,46% 3,90% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% CTG VCB STB EIB SHB BID ACB MBB NVBTrư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 30 2.3.2.3. Chi phí dự phòng Biểu đồ 2.16. CP dự phòng/Thu nhập, CP dự phòng/Dư nợ BQ từ năm 2009-2013 Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank có sự biến động qua các năm đánh giá. Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 giảm so với năm 2009. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank tăng so với 2010 (từ 1,42% lên 1,61%), tuy nhiên Chi phí dự phòng/Thu nhập, Chi phí dự phòng/Dư nợ bình quân đều giảm. Điều này thể hiện chất lượng tài sản đảm bảo của các khoản vay của Eximbank đang ngày càng được cải thiện, hoặc khả năng thu nợ khó đòi của Eximbank đã có những bước tiến mới. Năm 2013, Chi phí dự phòng/Thu nhập, Chi phí dự phòng/Dư nợ bình quân đều tăng. Nguyên nhân là do trong năm này, một số khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay, Eximbank đã tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thêm 61 tỷ đồng, tương đương tăng 26% so với năm trước. Eximbank là NH thường xuyên có mức trích lập dự phòng thấp hơn so với các NH khác trong khoảng 5 năm gần đây. 2.3.3. Cơ cấu và an toàn tài chính 2.3.3.1. Hệ số an toàn vốn CAR Bảng 2.2. Nợ phải trả/VCSH, VCSH/Tổng tài sản, CAR của Eximbank qua các năm 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ phải trả/VCSH 3,90 8,70 10,26 9,76 10,57 VCSH/Tổng tài sản 20,40% 10,30% 8,88% 9,29% 8,64% Hệ số an toàn vốn CAR 26,87% 17,79% 12,94% 16,38% 14,47% (Nguồn: BCTC và BCTN của Eximbank) 1,0% 1,0% 0,8% 0,8% 0,9% 13,0% 11,6% 5,9% 6,5% 8,5% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 2009 2010 2011 2012 2013 CF dự phòng/Thu nhập CF dự phòng/Dư nợ BQ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 31 Nhờ quy mô vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của Eximbank luôn cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN (9%) và mức tiêu chuẩn của Basel II (12%). Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn CAR có xu hướng giảm từ năm 2009 nhưng so với các NH trong cùng ngành vẫn ở mức cao. Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ an toàn vốn CAR của Eximbank đạt mức khá cao 26,87% nhờ vào việc phát hành cho cổ đông chiến lược với giá cao, qua đó làm thặng dư vốn cổ phần tăng đáng kể. Điều này phản ánh khả năng của Eximbank trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác là rất cao so với các NH khác. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu vẫn chưa theo kịp đà tăng trưởng của tổng tài sản khi tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có xu hướng giảm qua các năm, từ 20,40% năm 2009 xuống 8,64% năm 2013. Trái ngược với tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của Eximbank lại có xu hướng tăng qua các năm, từ 3,90 lần năm 2009 lên 10,57 lần năm 2013, nhưng so với trung bình các NH đang niêm yết (11,8 lần), tỷ lệ này của Eximbank vẫn thấp hơn. Với tỷ lệ thấp như vậy, rủi ro mất khả năng thanh toán các hợp đồng tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, NH vẫn phải có các chính sách quản lý nhằm kiểm soát tốt rủi ro tín dụng. 2.3.3.2. Tài sản thanh khoản Biểu đồ 2.17. TS thanh khoản/TTS, Tỷ lệ khả năng chi trả từ năm 2009-2013 Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của Eximbank ngày càng được cải thiện, tăng từ 24,34% năm 2010 lên 38,69% vào năm 2013 và ở mức khá cao so với các NH niêm yết cho thấy khả năng gặp rủi ro thanh khoản của NH không cao. Trong 36,0% 24,3% 30,6% 40,3% 38,7% 49,1% 30,6% 34,1% 44,2% 42,1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 1 2 3 4 5 Tỷ lệ khả năng chi trả TS thanh khoản/Tổng TS Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 32 những tài sản thanh khoản có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác chiếm đến hơn 80%. Trong điều kiện thanh khoản của một số NH nhỏ gặp khó khăn như hiện nay thì việc tỷ lệ tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác cao có thể ảnh hưởng phần nào đến khả năng thanh khoản của NH. Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) của Eximbank có xu hướng tăng và luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN. Biểu đồ 2.18. So sánh TS thanh khoản/TTS các NH năm 2013 Biểu đồ 2.19. So sánh Tỷ lệ khả năng chi trả các NH năm 2013 So sánh với các NH khác, tỷ lệ TS thanh khoản/Tổng TS và tỷ lệ khả năng chi trả của Eximbank ở mức cao nhất. 11% 9% 32% 27% 21% 39% 30% 39% 13% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB 12% 9% 36% 28% 23% 42% 33% 42% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVBTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 33 2.3.4. Thanh khoản 2.3.4.1. Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) Biểu đồ 2.20. Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản từ năm 2009-2013 Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản của Eximbank biến động qua các năm và trung bình từ năm 2009 đến năm 2013 đạt 48%. Giai đoạn 2009-2011 và giai đoạn 2012-2013, LAR thể hiện 02 xu hướng khác nhau. Từ năm 2009 đến năm 2011, LAR có xu hướng giảm do tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng tài sản trong giai đoạn này (59%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân (54%). Một nguyên nhân nữa là do giai đoạn 2009-2011, Eximbank có xu hướng đẩy mạnh hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Từ năm 2012-2013, LAR có xu hướng tăng trở lại. Trong giai đoạn này, Eximbank lại có xu hướng giảm hoạt động cho vay liên NH. Điều này là do: (i) Rủi ro tín dụng liên NH cao; (ii) Áp lực từ các quy định mới của NHNN; (iii) Eximbank chủ động thu hẹp cho vay liên NH để đẩy mạnh tín dụng ở thị trường 1 (cho vay khách hàng năm 2013 tăng 5% so với năm 2012, năm 2012 tăng 4% so với năm 2011). Mặt khác, đầu năm 2013 NHNN đã ban hành thông tư 01/2013/TT-NHNN nhằm quản lý chặt hoạt động cho vay liên NH. Theo đó, quy định về trích lập dự phòng cho các khoản vay liên NH đã khiến chi phí dự phòng tăng lên. Vì vậy Eximbank đã giảm hoạt động cho vay ở thị trường liên ngân hàng và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. 58% 47% 40% 44% 49% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2009 2010 2011 2012 2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 34 Biểu đồ 2.21. So sánh Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản các NH năm 2013 So sánh với các NH, tỷ lệ LAR của Eximbank ở mức thấp, đứng thứ 7/9 NH so sánh, cho thấy thanh khoản của NH tốt so với các NH. 2.3.4.2. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) Biểu đồ 2.22. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi từ năm 2009-2013 Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của Eximbank có xu hướng khác nhau trong 02 thời kỳ 2009-2011 và 2012-2013. Giai đoạn 2009-2011, LDR có xu hướng tăng nhanh, từ mức 100% năm 2009 lên mức 139% trong năm 2011. Từ năm 2012, tình hình đã được cải thiện khi LDR giảm xuống còn 106% trước khi hạ xuống còn 105% vào năm 2013. Việc siết chặt tăng trưởng tín dụng của NHNN nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng là nguyên nhân khiến LDR giảm trong năm 2012 và năm 2013. Tuy nhiên, so sánh với các NH khác, LDR của Eximbank vẫn ở mức khá cao (đứng thứ hai sau BIDV). Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH trong điều kiện hệ thống NH vẫn còn khó khăn như hiện nay. 70% 65% 57% 63% 68% 49% 48% 52% 46% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB 100% 107% 139% 106% 105% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 2009 2010 2011 2012 2013 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 35 Biểu đồ 2.23. So sánh Tỷ lệ cho vay/tiền gửi các NH năm 2013 2.3.5. Hiệu suất sinh lời 2.3.5.1. Cơ cấu thu nhập Qua đánh giá biểu đồ phân tích, cơ cấu thu nhập của Eximbank thay đổi qua các năm. Trong đó, đáng chú ý là thu nhập từ lãi thuần, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, lãi thuần từ hoạt động khác (chủ yếu là từ các hoạt động bán, thanh lý tài sản). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Eximbank vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập lãi thuần (chiếm 84% trong năm 2013). Điều này cho thấy cho vay vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của NH và ảnh hưởng từ rủi ro của hoạt động này là cao nhất. Biểu đồ 2.24. Cơ cấu thu nhập từ năm 2009-2013 114% 102% 81% 76% 83% 105% 63% 83% 72% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB 77% 79% 85% 91% 84% 8% 13% 9% 5% 8% 1% 12% 7% 16% 10% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 2012 2013 TN lãi thuần TN từ HĐ dịch vụ TN từ HĐKD ngoại hối TN từ CK kinh doanh TN từ CK đầu tư TN từ HĐ khác TN từ góp vốn, mua cổ phần Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 36 Giai đoạn 2009 - 2011 là một giai đoạn thuận lợi khi phần lớn các hoạt động của NH đều có lãi. Thu nhập lãi thuần liên tục tăng từ gần 02 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên hơn 5,3 nghìn tỷ đồng năm 2011 tương đương mức tăng 169%. Tỷ trọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động cũng ngày càng tăng, từ 77% trong năm 2009 lên 85% trong năm 2012. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2010, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt mức tăng trưởng lên đến 125% so với năm 2009, từ mức hơn 211 tỷ đồng lên mức 474 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu từ lãi hoạt động bán, thanh lý tài sản cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ bên cạnh việc quan tâm phát triển hoạt động cho vay, dịch vụ, NH rất quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu. Sau khi đạt được mức tăng trưởng khá tốt vào năm 2011, năm 2012 thu nhập của NH bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Đây là thời điểm đánh dấu bắt đầu giai đoạn khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Eximbank. Thu nhập lãi thuần năm 2012 giảm 8% so với năm 2011, trong khi mức giảm của lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là 57%. Đáng chú ý trong năm 2012 là hoạt động kinh doanh ngoại hối có kết quả lỗ đến hơn 300 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm này, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ và NHNN có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt chẽ hơn. Với định hướng nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa nền kinh tế, khơi thông nguồn vốn vàng trong dân để chuyển hóa thành đồng Việt Nam phục vụ sản xuất - kinh doanh, hạn chế việc xuất nhập khẩu vàng, hoạt động kinh doanh vàng miếng bắt buộc phải có giấy phép của NHNN (Nghị định 24/2012/NĐ-CP), ngưng kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Trước tình hình trên, mặc dù Eximbank không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường và chính sách quản lý của Nhà nước, thực hiện cơ chế cạnh tranh, linh hoạt nhưng doanh số mua bán vàng trong năm 2012 giảm gần 50% so với năm 2011 theo xu hướng chung của thị trường. Năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank tiếp tục giảm sâu. Thu nhập lãi thuần năm này giảm đến 44% so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm này NH gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng giảm trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NH là một trong những nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NH. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay liên NH và lợi suất trái phiếu giảm cũng là nguyên nhân khiến thu nhập Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 37 lãi thuần năm 2013 giảm. Tính đến hết năm 2013, tổng thu nhập hoạt động của Eximbank đạt 3.249 tỷ đồng, giảm gần 40% so với năm 2012. Hoạt động bán, thanh lý tài sản trong giai đoạn này tiếp tục đem lại lợi nhuận cho NH. Năm 2012, hoạt động này chiếm đến 10% tổng thu nhập hoạt động của Eximbank, tương đương 558 tỷ đồng. Bảng 2.3. Cơ cấu thu nhập của Eximbank qua các năm (Đvt: tỷ đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 4.344 7.545 17.550 16.932 10.902 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (2.369) (4.662) (12.246) (12.030) (8.166) Thu nhập lãi thuần 1.975 2.883 5.304 4.902 2.736 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 268 560 693 411 459 Chi phí hoạt động dịch vụ (57) (86) (127) (168) (184) Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 211 474 566 243 275 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 135 16 (88) (297) (114) Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (40) (2) (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 186 (29) (2) (3) (3) Thu nhập từ hoạt động khác 31 435 438 856 320 Chi phí hoạt động khác (34) (143) (39) (297) (116) Lãi thuần từ hoạt động khác 30 291 398 559 204 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 78 36 60 (16) 150 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 2.577 3.670 6.237 5.387 3.249 (Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank) 2.3.5.2. Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Biểu đồ 2.25. ROA, ROE, NIM từ năm 2009-2013 2,0% 1,9% 1,9% 1,2% 0,4% 4,1% 3,4% 3,8% 3,1% 1,8%8,7% 13,5% 20,4% 13,3% 4,3% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 0,0% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 2,5% 3,0% 3,5% 4,0% 4,5% 5,0% 2009 2010 2011 2012 2013 ROA NIM ROETrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 38 Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu biến động qua các năm và thể hiện 02 xu hướng khác nhau ở giai đoạn 2009-2011 và 2012-2013. Giai đoạn 2009-2011, ROE có xu hướng tăng do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (bình quân 60%) chênh lệch quá lớn với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu (bình quân 32%) mặc dù vốn điều lệ của NH liên tục được bổ sung qua các năm. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn 2012-2013, ROE tuột dốc khá mạnh. Trong năm 2012, tỷ lệ ROE lại giảm xuống mức 13,32%, nhưng trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu này của Eximbank vẫn hấp dẫn. Sang năm 2013, hưởng ứng chủ trương của NHNN, Eximbank giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với khách hàng vay vốn dẫn đến thu nhập lãi thuần của NH giảm, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Eximbank. Vì thế tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) giảm, chỉ đạt mức 4,32%. Biểu đồ 2.26. So sánh ROE các NH năm 2013 So sánh với các NH khác, tỷ lệ ROE của Eximbank đứng ở mức rất thấp. Chỉ cao hơn NVB. 2.3.5.3. Hiệu suất sinh lời của tài sản (ROA) Hiệu suất sinh lời của tài sản (ROA) có sự biến động qua các năm. ROA giảm từ mức 1,99% năm 2009 xuống mức 1,85% vào năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (từ 36% năm 2009 lên 100% năm 2010) lớn hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (từ 59% lên 60%). Năm 2011, ROA lại có xu hướng tăng từ 14% 13% 10% 7% 14% 4% 16% 9% 1% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 39 mức 1,85% lên mức 1,93% do tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh (từ 100% năm 2010 xuống 40% năm 2011) trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng tăng (từ 60% lên 67%). Giai đoạn 2012-2013, ROA có xu hướng giảm mạnh. ROA giảm từ mức 1,93% năm 2011 xuống mức 1,21% vào năm 2012. Đặc biệt, năm 2013 ROA tuột dốc khá mạnh, giảm chỉ còn 0,39%. Trong năm này, với chủ trương chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, dẫn đến giảm thu nhập lãi thuần, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 26% kế hoạch. Lợi nhuận giảm trong khi tổng tài sản không có nhiều thay đổi so với năm trước khiến cho ROA sụt giảm mạnh trong năm này. Biểu đồ 2.27. So sánh ROA các NH năm 2013 So sánh với các NH khác, tỷ lệ ROA của Eximbank đứng ở mức rất thấp. Chỉ cao hơn NVB. 2.3.5.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Eximbank biến động liên tục qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM của Eximbank ở mức rất cao 4,1% do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất, thị trường chứng khoán phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng khiến thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, tỷ lệ NIM của Eximbank giảm xuống mức 3,4% do lạm phát tăng lên 2 con số, cạnh tranh huy động vốn giữa các NH căng thẳng, lãi suất biến động mạnh, tăng trưởng tín 0,8% 1,1% 1,0% 0,5% 1,4% 0,4% 1,3% 0,7% 0,1% 0,0% 0,2% 0,4% 0,6% 0,8% 1,0% 1,2% 1,4% 1,6% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 40 dụng không còn cao như năm 2009. Năm 2011, tỷ lệ NIM lại tăng lên mức 3,8% do Eximbank vốn là NH hoạt động mạnh trên thị trường liên ngân hàng mà năm 2011 hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho Eximbank khiến cho tỷ lệ lãi cận biên ròng tăng lên. NIM giảm từ mức 3,8% ở năm 2011 xuống mức 3,1% vào năm 2012 mặc dù tổng tài sản sinh lãi bình quân vẫn tăng 10,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ NIM giảm do lãi suất cho vay bình quân giảm nhanh hơn lãi suất huy động bình quân trong khi đó tài sản sinh lãi bình quân tăng do Eximbank tiếp tục tăng cho vay trên thị trường liên NH. Sang năm 2013, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ đạt 1,80%. Việc chỉ số NIM của Eximbank giảm mạnh trong năm 2013 xuất phát từ mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi. Đây là điều có thể hiểu được khi Eximbank đang cố gắng lấy lại đà tăng trưởng tín dụng, trước thực tế tốc độ tăng trưởng năm 2012 của NH này là không đáng kể. Một nguyên nhân chính của mức NIM thấp nữa là do tỷ trọng của các khoản cho vay cá nhân với lãi suất thấp (7,5%-8% được cầm cố bằng sổ tiết kiệm) chiếm tới 1/3 tổng dư nợ tín dụng thể nhân. Biểu đồ 2.28. So sánh NIM các NH năm 2013 Ngoài việc đang bị suy giảm đáng kể, tỷ lệ NIM của Eximbank đạt được là khá thấp so với những NH có cùng quy mô. 2,9% 3,6% 2,6% 2,9% 5,0% 1,8% 3,8% 1,9% 3,0% 0,0% 1,0% 2,0% 3,0% 4,0% 5,0% 6,0% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVBTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 41 2.3.6. Hiệu quả quản lý Biểu đồ 2.29. Chi phí/Tổng TS, Chi phí/Thu nhập từ năm 2009-2013 2.3.6.1. Tỷ lệ chi phí/Tổng tài sản Tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản của Eximbank bình quân từ năm 2009 đến năm 2013 đạt 1,28%, trong đó cao nhất năm 2009 đạt 1,6% và thấp nhất năm 2010 đạt 1,04%. Biểu đồ 2.30. So sánh Chi phí/Tổng tài sản các NH năm 2013 So với các NH niêm yết, tỷ lệ Chi phí/Tổng tài sản của Eximbank thấp nhất trong các NH. Điều này thể hiện Eximbank không chịu ảnh hưởng của tính kinh tế theo quy mô và NH có khả năng tiết giảm để chi phí ở mức thấp nhất. 1,6% 1,0% 1,2% 1,3% 1,3% 35,2% 28,0% 30,6% 42,6% 65,3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 0,0% 0,2% 0,4% 0,6% 0,8% 1,0% 1,2% 1,4% 1,6% 1,8% 2009 2010 2011 2012 2013 Chi phí/Tổng tài sản Chi phí/Thu nhập 1% 2% 1% 2% 3% 1% 2% 1% 2% 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVBTrư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 42 2.3.6.2. Tỷ lệ chi phí/Thu nhập(CIR) Nhìn chung, tỷ lệ Chi phí/Thu nhập (CIR) có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2013. Nguyên nhân là do giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng chi phí hoạt động (32%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập hoạt động bình quân (19%). Mặt khác, trong giai đoạn này, NH đang đẩy mạnh phát triển hệ thống mạng lưới hoạt động nhằm nâng cao thị phần và hiệu quả hoạt động của NH. Biểu đồ 2.31. So sánh Chi phí/Thu nhập các NH năm 2013 So sánh với các NH khác, tỷ lệ Chi phí/Thu nhập của Eximbank ở mức trung bình, đứng thứ 4/9 NH. 2.3.6.3. Chi tiết cơ cấu chi phí hoạt động Bảng 2.4. Cơ cấu chi phí hoạt động của Eximbank qua các năm (Đvt: triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 Chi phí cho nhân viên 458.506 544.314 1.050.942 1.119.370 944.166 Chi về tài sản 103.180 133.620 235.497 286.409 313.222 Khấu hao về TSCĐ 71.295 97.334 145.052 191.188 183.951 Bảo hiểm tiền gửi 21.842 26.489 37.339 45.301 63.199 Chi phí hoạt động khác 252.273 225.073 441.105 654.689 616.187 Tổng 907.096 1.026.830 1.909.935 2.296.957 2.120.725 (Nguồn: BCTC của Eximbank) 39% 45% 40% 67% 55% 65% 36% 79% 93% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% BID CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 43 Chi phí hoạt động của Eximbank trong năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2010, trong đó chi phí cho nhân viên tăng 93%. Mức lương trung bình của nhân viên tăng từ 10,5 triệu đồng/người/tháng năm 2010 lên 17,8 triệu đồng/người/tháng năm 2011. Chi cho tài sản của Eximbank cũng tăng mạnh từ năm 2009 đến 2011 (Chi về tài sản tăng 76%, Khấu hao TS cố định tăng 49%). Điều này cho thấy những nỗ lực của Eximbank trong việc bắt kịp với những NH khác trong việc trả lương cho nhân viên và đầu tư tài sản cố định để tương xứng với tăng trưởng tổng tài sản. Trong năm 2012, chi phí hoạt động của Eximbank tăng 48% so với năm 2011, trong đó chi phí lương cho nhân viên tăng 7%, chi phí tài sản tăng 22%. Nguyên nhân các khoản chi phí của Eximbank vẫn có xu hướng tăng trong điều kiện NHNN đang thực hiện chính sách thắt chặt chi phí là do NH đang thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới nhằm nâng cao thị phần và vị thế trong ngành. Tuy nhiên, bước sang năm 2013 chi phí hoạt động của Eximbank giảm do chi phí nhân viên giảm. So với năm 2012, quỹ lương tại Eximbank chỉ đạt 298,81 tỷ đồng, giảm 143,63 tỷ đồng, tương ứng 32,5%. Đây là tỷ lệ cắt giảm rất lớn. Năm 2013, mức lương trung bình của nhân viên giảm từ 17,4 triệu đồng/người/tháng xuống còn gần 14 triệu đồng/người/tháng. 2.3.6.4. Lợi nhuận trước thuế do một nhân viên tạo ra Biểu đồ 2.32. LNTT/1 nhân viên, Chi phí lương bình quân NV/1 tháng từ năm 2009-2013 414 532 747 492 154 10,1 11,1 18,7 17,4 14 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2009 2010 2011 2012 2013 LNTT/1 nhân viên Chi phí lương bình quân NV/1 tháng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 44 Lợi nhuận trước thuế do một nhân viên tạo ra và chi phí lương bình quân cho 1 nhân viên tạo ra trong một tháng thể hiện 02 xu hướng khác nhau ở giai đoạn 2009- 2011 và 2012-2013. Giai đoạn 2009-2011, lợi nhuận trước thuế do một nhân viên tạo ra của Eximbank tăng vọt qua các năm, từ 414 triệu đồng năm 2009 lên 747 triệu đồng năm 2011. Chi phí lương bình quân cho 1 nhân viên tạo ra trong một tháng cũng tăng vọt qua các năm, đặc biệt năm 2011 đã tăng 68% so với năm 2010, bắt kịp với xu hướng tăng lương cho nhân viên NH và đi kèm với tăng lượng công việc, trách nhiệm cho từng nhân viên. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận của Eximbank. Đây là giai đoạn đánh dấu mức tăng trưởng tín dụng cao, lợi nhuận vượt chỉ tiêu của Eximbank. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi lợi nhuận trước thuế do một nhân viên tạo ra của Eximbank bắt đầu có sự sụt giảm mạnh. Năm 2012 giảm 34% so với năm 2011, sang năm 2013 giảm gần 69% so với năm 2012. Chi phí lương bình quân cho 1 nhân viên tạo ra trong một tháng cũng giảm theo. Nguyên nhân là do trong bối cảnh kinh tế vĩ mô suy giảm như hiện nay, Eximbank đã có những chiến lược đối phó kịp thời bằng việc cắt giảm chi phí trong đó có chi phí nhân sự. 2.4. Đánh giá kết quả đạt được và mặt hạn chế về tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam Trong bối cảnh tình hình hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, Eximbank vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu trọng yếu như: Quy mô tổng tài sản tăng trưởng qua các năm. Mặc dù 02 năm trở lại đây có sự sụt giảm nhẹ do Eximbank đã giảm toàn bộ nguồn vốn huy động vàng theo quy định của NHNN. Nhưng sự thu hẹp quy mô tổng tài sản này cũng là xu hướng chung của nhóm NH TMCP. Eximbank đã luôn chủ động, kịp thời, linh hoạt trong các chính sách huy động vốn, chủ động theo sát, bắt kịp thị trường, nhanh chóng đưa ra các giải pháp chăm sóc khách hàng tốt hơn, đa dạng hoá kết hợp công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy mà vốn huy động từ khách hàng vẫn tăng trưởng trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 45 Eximbank đã phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, chính thức thành lập Trung tâm bán lẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, Eximbank triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, kết hợp giảm lãi suất cho vay góp phần chia sẻ khó khăn với khách hàng. Kết quả là dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm. Eximbank đã triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá lại danh mục đầu tư tín dụng, không tập trung tín dụng quá mức cho một ngành nghề, lĩnh vực nào. Danh mục đầu tư tín dụng dựa trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành nghề, sâu sát diễn biến thị trường; tăng cường công tác quản lý hàng hóa cầm cố, thế chấp. Các chỉ số an toàn hoạt động của Eximbank đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Hệ số an toàn vốn của Eximbank giai đoạn 2009-2013 luôn duy trì ở mức an toàn cao hơn quy định 9% của NHNN. Eximbank luôn chú trọng công tác xử lý nợ xấu, quản lý chất lượng tín dụng, Eximbank đã áp dụng các giải pháp cần thiết để thu hồi, xử lý nợ xấu. Do đó, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp dưới 2%. Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tài chính của Eximbank vẫn còn những mặt hạn chế như: Eximbank phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Hoạt động dịch vụ chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động được cho là thế mạnh như: hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại hối thì trong 02 năm gần nhất lại sụt giảm thậm chí bị lỗ. Sự sụt giảm này đã ảnh hướng đến kết quả lợi nhuận của Eximbank. Kéo theo sự sụt giảm của các chỉ tiêu sinh lợi như: ROE, ROA, NIM. Từ những kết quả hoạt động sụt giảm trong 02 năm vừa qua, Eximbank đã buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm chi phí cho nhân viên và cắt giảm nhân sự. Đây mặc dù là chính sách phù hợp trong giai đoạn này để đảm bảo hoạt động cho cả bộ máy nhưng còn có thể tạo ra tâm lý hoang mang và làm giảm sự trung thành của người lao động vào NH. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 46 Bảng 2.5. Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2009-2013 và xu hướng trong tương lai gần Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tốt Xấu Tốc độ tăng trưởng TTS 36% 100% 40% -7% 0% X Tốc độ tăng trưởng VCSH 4% 1% 21% -3% -7% X Tốc độ tăng trưởng TN hoạt động 36% 42% 70% -14% -40% X Tốc độ tăng trưởng LNTT 58% 55% 71% -30% -71% X Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay 79% 62% 20% 0% 11% X Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng 24% 52% -8% 31% 13% X Tỷ lệ nợ xấu 1,83% 1,42% 1,61% 1,32% 1,98% X Chi phí dự phòng/Thu nhập 13,0% 11,6% 5,9% 6,5% 8,5% X Chi phí dự phòng/Dư nợ BQ 1,0% 1,0% 0,8% 0,8% 0,9% X Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 26,87% 17,79% 12,94% 16,38% 14,47% X Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 36,0% 24,3% 30,6% 40,3% 38,7% X Tỷ lệ khả năng chi trả 49,1% 30,6% 34,1% 44,2% 42,1% X Tỷ lệ Nợ/VCSH 3,90 8,70 10,26 9,76 10,57 X Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản 20,40% 10,30% 8,88% 9,29% 8,64% X Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) 58% 47% 40% 44% 49% X Tỷ lệ cho vay/Tổng tiền gửi (LDR) 100% 107% 139% 106% 105% X Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 8,7% 13,5% 20,4% 13,3% 4,3% X Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 2,0% 1,9% 1,9% 1,2% 0,4% X Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 4,1% 3,4% 3,8% 3,1% 1,8% X Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 76,7% 78,6% 85,0% 91,0% 84,2% X Chi phí/thu nhập (Cost to income) 35,2% 28,0% 30,6% 42,6% 65,3% X Chi phí/tổng tài sản (Cost to asset) 1,6% 1,0% 1,2% 1,3% 1,3% X LNTT/1 nhân viên 414 532 747 492 154 X Chi phí lương bình quân NV/1 tháng 10,1 11,1 18,7 17,4 14 X (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 47 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Từ những kết quả phân tích tài chính của Eximbank trong 5 năm qua, trên cơ sở đánh giá năng lực hoạt động cũng như những lợi thế của NH, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính như sau: 3.1. Phát triển tín dụng gắn chặt với quản lý rủi ro Trong điều kiện hiện nay, tín dụng vẫn là nguồn thu chính, đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập của NH. Do đó việc tiếp tục chú trọng phát triển hoạt động tín dụng gắn chặt với quản lý rủi ro là một trong những hướng đi đúng đắn trong giai đoạn này. Tình hình kinh tế hiện nay vẫn còn nhiều bất ổn và ẩn chứa nhiều rủi ro không lường trước được. Vì vậy, hoạt động tín dụng cần được thường xuyên rà soát, theo dõi, định hướng phát triển để có thể tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Trong những năm vừa qua nhiều ngân hàng đã rất thành công trong hoạt động tín dụng bán lẻ với đối tượng hướng đến là những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một chiến lược đúng đắn khi các doanh nghiệp lớn thường nhạy cảm hơn trước những biến động của thị trường cũng như nền kinh tế. Trong 02 năm trở lại đây, Eximbank đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn hạn chế, không phản ánh được tiềm năng hoạt động của NH. Do đó, trong thời gian tới hoạt động bán lẻ của NH cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua việc rà soát lại các sản phẩm tín dụng, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng để đưa ra những sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Eximbank so với đối thủ. 3.2. Phát huy thế mạnh trong việc kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng Trong nhiều năm, hoạt động kinh doanh ngoại hối là thế mạnh của Eximbank. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH thực sự không hiệu quả. Đặc biệt, năm 2013, mảng hoạt động này của Eximbank có kết quả lỗ Tr ờ g Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 48 gần 114 tỷ đồng. Trong thời gian tới, NH có thể cải thiện tình hình hoạt động cũng như phát huy thế mạnh truyền thống này thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngoại hối, không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu nhằm tăng các tiện ích cho khách hàng. Với lợi thế được NHNN cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, năm 2013, Eximbank là một trong những NH dẫn đầu về hoạt động kinh doanh vàng miếng tại Việt Nam. Vì vậy, để phát huy thế mạnh trong mảng hoạt động này, chiến lược kinh doanh hợp lý là tăng cường mạng lưới bán lẻ để tận dụng tối đa các nhu cầu mua bán vàng trên các địa bàn. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng thường ẩn chứa nhiều rủi ro do chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Để hạn chế những rủi ro này, công tác của bộ phận quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng cần được đảm bảo thường xuyên và chặt chẽ, kịp thời đưa ra những phản ứng trước những biến động có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. 3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chính sách cán bộ Năm 2013, với tình hình khó khăn của nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã buộc phải cắt giảm nhân sự để đảm bảo cân bằng giữa chi phí và hiệu quả kinh doanh. Xu hướng này cũng diễn ra trong hệ thống các ngân hàng. Tại Eximbank và nhiều TCTD, đã xảy ra nhiều thay đổi trong chính sách nhân sự. Xu hướng chủ yếu của các TCTD là cắt giảm nhân sự tại những bộ phận kinh doanh yếu kém hoặc những bộ phận không tạo ra lợi nhuận trực tiếp để tạo ra bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mặt trái của chính sách này là có thể tạo ra tâm lý hoang mang trong bộ phận người lao động và làm giảm lòng trung thành của họ đối với NH. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống. Eximbank có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực này thông qua việc thực hiện chặt chẽ hơn nữa công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào, đẩy mạnh nhiều hơn công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng kết hợp với các chính sách khen thưởng đối với những đơn vị hoạt động hiệu quả, nhân viên xuất sắc, thường xuyên động viên nâng cao tinh thần, trách nhiệm, thái độ làm việc của mỗi cán bộ Eximbank. Trư ờng Đạ i ọ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 49 3.4. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các TCTD, đặc biệt trong giai đoạn tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ hiện nay, công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu là hết sức quan trọng. Việc tạo được hình ảnh, thương hiệu tốt đẹp trong cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho NH triển khai các sản phẩm, mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn. Tiếp thị, quảng cáo Trong thời gian vừa qua, NH đã tạo dựng hình ảnh thành công thông qua việc tài trợ giải bóng đá Eximbank V League và nhiều hoạt động thể thao khác. Hình ảnh của Eximbank đã trở nên gần gũi trong cộng đồng. Trong thời gian tới, công tác tiếp thị, quảng cáo cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn. Bên cạnh các phương tiện, kênh thông tin truyền thống như tivi, đài, báo, tạp chí, website tin tức, Eximbank có thể triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị trên internet thông qua mạng xã hội như Facebook, Zing.me Đây là xu hướng mới trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị bởi vì mạng xã hội là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh chóng và đang trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Khuyến mãi và tặng quà cho khách hàng Bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, khuyến mãi và tặng quà giúp cho khách hàng luôn cảm nhận được mình thực sự được quan tâm, chăm sóc. Điều này giúp nâng cao hình ảnh của Eximbank trong lòng khách hàng. Đây là một trong những yếu tố tạo ra lượng khách hàng trung thành của NH. Bên cạnh đó, công tác tài trợ cho các hoạt động từ thiện, xã hội nên tiếp tục được đầu tư, góp phần tạo nên hình ảnh một Eximbank ngày càng thân thiện, gắn bó với cộng đồng. Trư ờ g Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 50 PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được Sau quá trình nghiên cứu, đề tài về cơ bản đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Đề tài khái quát cơ sở khoa học về phân tích tài chính NHTM. Đề tài thực hiện tổng hợp các chỉ số tài chính trong phân tích tài chính NHTM. Bên cạnh đó, các quy định trong yêu cầu thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn và trích lập dự phòng rủi ro trong các văn bản về Hiệp ước BASEL cũng được xem xét và tổng hợp. Các chỉ tiêu được chọn lọc và tổng hợp dựa trên hệ thống phân tích CAMELS nhằm đảm bảo kế thừa được tính khoa học của hệ thống này. Các chỉ tiêu định lượng được dùng để xem xét đánh giá bao gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng; (ii) Chất lượng tín dụng; (iii) Cơ cấu vốn và an toàn tài chính; (iv) Tính thanh khoản; (v) Hiệu suất sinh lời; (vi) Hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ số tài chính trong đề tài đã được tiến hành so sánh sự phù hợp với các yếu tố định lượng ở các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Tổ chức Moody’s, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch. Từ đó ứng dụng hệ thống các chỉ số tài chính này vào phân tích tài chính NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2009-2013. Đề tài tiến hành thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho việc phân tích. Tình hình tài chính của Eximbank được thể hiện qua các chỉ tiêu từ năm 2009 đến năm 2013. Để thấy rõ hơn vị trí của Eximbank, đề tài còn so sánh Eximbank với các NH khác. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá nền tảng nội lực cũng như những lợi thế của Eximbank, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính cho Eximbank, tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế của Eximbank trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 2. Hạn chế của đề tài Đề tài chỉ mới tiến hành phân tích tài chính Eximbank chứ chưa đi vào dự báo tình hình tài chính Eximbank để từ đó đưa ra một số giải pháp tốt hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính của Eximbank trong thời gian tới. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 51 Các chỉ tiêu được chọn lọc và tổng hợp dựa trên mô hình CAMELS cũng cần phải chú ý một số nội dung sau. Thứ nhất, đề tài chỉ mới đưa vào một số chỉ tiêu cần thiết, chưa tập hợp được các chỉ tiêu của mô hình phù hợp với tình hình hệ thống NH Việt Nam. Thứ hai, do hạn chế về nguồn thông tin và mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin nên ảnh hưởng đến việc đưa ra nhận xét. 3. Hướng phát triển đề tài trong tương lai Để giúp cho nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn, tôi có một số hướng phát triển đề tài như sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính trong phân tích tình hình tài chính của NHTM Việt Nam. Sau khi phân tích tài chính NH, tiến hành dự báo tình hình tài chính NH để đưa ra một số giải pháp tốt hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính cho NH trong thời gian sắp tới. Áp dụng nhiều mô hình vào phân tích tài chính NHTM như mô hình Dupont, mô hình PEARLS,... Nên kết hợp nhiều mô hình để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tài chính hoàn thiện hơn trong phân tích tài chính NH. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Văn Nam,Vương Trọng Nghĩa, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển và Phạm Long (2004), Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Tài chính. [2] Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê. [3] Ngân hàng Nhà nước (2010), “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, Thông tư 13/2010/TT-NHNN. [4] Ngân hàng Nhà nước (2013), “Qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN. [5] Eugene F. Brigham và F. Houston (2009), Quản trị tài chính, Khoa Kinh tế – Đại học Quốc Gia, T.P Hồ Chí Minh phiên dịch. [6] Luật các Tổ chức tín dụng, ban hành ngày 16/06/2010, Quốc hội ban hành. [7] Nguyễn Thị Tâm Đan (2013), “Ứng dụng mô hình CAMELS vào phân tích hoạt động và rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. [8] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xem ngày 05/03/2014. [9] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, bank.com.vn, xem ngày 01/03/2014. [10] Phạm Đan Khánh, Bức tranh lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm 2014: Thế nào?, xem ngày 20/04/2014, hang/buc-tranh-loi-nhuan-cua-he-thong-ngan-hang-nam-2014-the-nao-2224.html. [11] Nhuệ Mẫn, Ngân hàng lỗ trong kinh doanh vàng, ngoại hối: có thực không?, xem ngày 21/02/2014, doanh-vang-ngoai-hoi-co-thuc-khong-89603.html. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Việt Đức SVTH: Trần Hoàng Quỳnh Thi 53 Tiếng Anh [12] Lee, J., Y., Gandy, B., Longsdon, J., Young, M. and Santarelli, F. (2012), “Global Financial Institutions Rating Criteria”. Fitch Ratings Ltd. [13] Bank for International Settlements-BIS (2011).“Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems”. [14] Moody’s (2012), “Moody’s Consolidated Global Bank Rating Methodology”. Moody’s Investor Service. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Huế, ngày .. tháng 05 năm 2014 GIÁM ĐỐC COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM Ñoäc laäp – Töï do – Haïnh PhuùcCHI NHÁNH HUẾ Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_hoang_quynh_thi_2886.pdf
Luận văn liên quan