Khóa luận Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị

Có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư chế biến thủy sản nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh. Có chương trình nghiên cứu toàn diện và nuôi trồng thủy sản cho từng đối tượng củ thể như tôm . - Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt động sản xuất như tiêu thụ các sản phẩm của các dự án được phê duyệt của Trung ương trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng những chính sách cụ thể đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp đem lại sự thống nhất và đáp ứng những nguyện vọng một cách kịp thời, hiệu quả. - Thường xuyên điều động cán bộ kỹ thuật về địa bàn nuôi tôm để kịp thời nắm bắt tình hình, tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy”. - Đặc biệt tỉnh cũng nên tạo thương hiệu, củng cố thương hiệu cho tôm nuôi trong tỉnh để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Cán bộ xã nên thường xuyên tiếp cận giúp đỡ bà con hơn, mở các lớp tập huấn vào đầu vụ và tổng kết kinh nghiệm vào cuối vụ. Trung tâm Khuyến nông, ngư tỉnh và Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện hỗ trợ hướng dẫn kỷ thuật, qui trình nuôi, hướng dẫn chọn giống đảm bảo. Định kỳ hàng tuần cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc tôm. - Bên cạnh đó, tỉnh cần đầu tư kinh phí để xây dựng đường điện để giúp người dân giảm chi phí trong quá trình nuôi. - Quy hoạch và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại các vùng nuôi, đặc biệt là các hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải để ngăn chặn tình trạng thải trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. - Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường kiểm tra chất lượng giống, nắm chắc tình hình nuôi để kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh, tránh lây lan. Đại học Kin

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng/kg, thì nay đã tăng thêm gần 10-20% (một mức giá khá cao). Ngoài Đại học Kin h tế Huế 42 nguyên nhân giảm diện tích nuôi và dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi tôm, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến giá tôm cao, đó là giá thức ăn nuôi tôm tăng đáng kể trong thời gian qua khiến các hộ nuôi tôm phải thu hoạch sớm, nhiều hộ nuôi tôm truyền thống có xu hướng chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác nhằm đạt được giá trị kinh tế cao hơn. Kể từ đầu tháng 10 đến cuối năm 2010, giá tôm thẻ chân trắng vẫn tăng liên tục, có thời điểm tăng đột biến, bất thường. Đến thời điểm cuối tháng 12/2010, giá tôm thẻ chân trắng dao động ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg đối với tôm cỡ 90-100 con/kg, (tăng từ 20 - 25% so với cùng kỳ năm 2009) - đây được xem là mức giá chưa từng có từ trước đến nay. Trong khi nguồn cung tôm tăng lên khá nhiều vào giai đoạn này, cầu thậm chí còn tăng nhanh hơn do cuối năm nguồn hàng cần cho xuất khẩu tăng cao để phục vụ nhu cầu tiêu thụ các nước trong mùa Noel và Tết dương lịch. Nguyên nhân giá tôm thẻ chân trắng tăng chủ yếu là do các nhà máy chế biến tôm sú đang thiếu tôm nguyên liệu nên cần thu mua tôm thẻ chân trắng để chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tìm cách mở rộng thị trường sang các nước châu Mỹ là thị trường rất ưa thích các sản phẩm chế biến từ tôm thẻ chân trắng. Mặc dù giá tăng cao nhưng thương lái vẫn tấp nập đổ xô đi tìm mua tôm nguyên liệu. Tất cả các nhà máy đều tổ chức mạng lưới nhân viên thu mua đi đến tận từng ao đầm và từng người nuôi tôm để thu gom. Không những thế, các nhà máy còn phải cạnh tranh mua tôm với thương nhân Trung Quốc để thu mua nguyên liệu. Đây là vụ tôm đem lại cho người nuôi niềm vui trọn vẹn vì tôm nuôi vừa được mùa vừa được giá. Bước sang năm 2011, giá tôm vẫn tiếp tục tăng cao lập kỷ lục mới. Cụ thể, tại thời điểm 2/3/2011, tôm thẻ có giá là 84.000 đồng/kg tăng 11,9% (tương đương tăng 10.000 đồng/kg) so với tháng 2. Đến ngày 20/03/2011 giá tôm thẻ đã tăng lên 100.000 - 110.000 đồng/kg, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá tôm thẻ cùng cỡ là 58.000 - 60.000 đồng/kg đã tăng khoảng 70-90% (tương đương tăng 50.000 đồng/kg). Giá tôm tăng cao là do thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, nhu cầu của các nước nhập khẩu truyền thống cũng tăng dần, nhiều hợp đồng xuất khẩu mới đã được ký kết tại các thị trường truyền thống như Nhật bản, EU, Mỹ Đại học Kin h t Hu ế 43 2.2.2.2. Xu thế giá tôm thẻ chân trắng trong năm 2011 Ngành tôm năm 2010 có bước tiến bộ vượt bậc tăng trưởng gần 35tôm nguyên liệu vẫn thiếu, các nhà máy chế biến chỉ có thể hoạt động 50% -70% công suất tình trạng này có thể kéo dài đến hết tháng 6/2011, khi các ao tôm chính vụ bắt đầu thu hoạch. Trên thị trường thế giới, năm 2010, nhu cầu tăng tại Trung Quốc, Nga và Braxin, cùng với nhiều yếu tố đột biến như dịch bệnh và các vấn đề sản xuất tại Inđônê Liên Hợp Quốc (FAO), từ nay đến hết quý II/2011, nguồn cung tôm cho thế giới chưa có tín hiệu cải thiện. Các nước sản xuất tôm ở châu Á vẫn gặp tình trạng thiếu tôm nguyên liệu, và nhu cầu tôm trên toàn thế giới sẽ tiếp tục cao do đó dự đoán giá tôm sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay. Tuy nhiên, trong tương lai nguồn cung tôm có thể xia, Mêhicô và Thái Lan và vụ tràn dầu ở Vịnh Mêhicô cũng gây thêm áp lực đối với giá tôm nê đã khiến giá tôm tăng vọt. Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp sẽ nhiều hơn vì các nước như Inđônêxia và Mêhicô sẽ khắc phục được các các vấn đề do virut. Các khu vực sản xuất mới như Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và XK tôm chân trắng. Theo tình hình thị trường hiện nay, có thể dự đoán sẽ không xảy ra tình trạng quá dư thừa nguồn cung khiến giá giảm, trừ thời điểm chính vụ vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, vấn đề cung cầu trên thị trường sẽ cân đối hơn. Các công ty thủy sản lớn trên thế giới cũng cho rằng năm nay giá khó có thể giảm do tiền tệ tăng giá, thiếu nguyên liệu, giá thức ăn và chi phí lao động tăng, sự biến đổi khí hậu. Tăng giá là một xu hướng của thị trường thực phẩm thủy sản thế giới, bởi vì thị trường toàn cầu, chủ yếu ở Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, đang tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản nuôi - nguồn hy vọng duy nhất để giải quyết sự thiếu hụt do sản lượng khai thác giảm và nhu cầu tăng. Thị trường đang chấp nhận mức giá mới và không có tình trạng dư thừa nguồn cung, vì vậy không có lý do nào để giá có thể giảm. Tóm lại, người nuôi tôm vẫn có thể hi vọng được giá, giá tôm sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới đây nhưng sẽ về mức tăng trung bình, khi các yếu tố đột biến không còn. Đại học Kin h tế Huế 44 2.2.3. Phân tích chuổi cung ứng Thuật ngữ chuỗi cung ứng được sử dụng để mô tả các kênh phân phối hoặc kênh thị trường thông qua đó sản phẩm được chuyển đến người tiêu dùng. Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân và công ty tham gia vào việc chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nông dân ít khi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Sau khi ra khỏi trang trại, các sản phẩm thường được chuyển qua rất nhiều đại lý khác nhau (qua các kênh thị trường khác nhau) trước khi tới người tiêu dùng cuối cùng. Là hộ nuôi tôm, bạn cần có hiểu biết về chuổi cung ứng của sản phẩm tôm và có khả năng phân tích diễn giải. Phân tích chuổi cung ứng là một bước quan trọng để phát triển sản xuất và tiếp thị mang lại lợi nhuận. 2.2.3.1. Sơ đồ chuổi cung ứng tôm thẻ chân trắng của thôn Mỹ Thủy Sơ đồ chuổi cung ứng là một công cụ rất hữu ích để tổng hợp và phân tích các thông tin thị trường, cho phép người dân minh họa tình hình đang diễn ra trên thị trường. Theo như điều tra, kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi ở thôn Mỹ Thủy khá đơn giản, các hộ nuôi chỉ bán cho các tư thương về mua tại ao. Dưới đây là tình hình tiêu thụ tôm của các hộ nghiên cứu. Bảng 2.8. Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ nghiên cứu Chỉ tiêu Số hộ Tổng số hộ 50 Địa điểm bán sản phẩm 1. Tại chợ 0 2. Tại nhà 0 3. Tại ao 50 Bán cho ai? 1. Người mua gom nhỏ ở địa phương 4 2. Người mua gom lớn trong tỉnh (đầu mối) 17 3. Người mua gom là công ty chế biến 8 4. Người mua gom lớn ngoài tỉnh 21 (Nguồn số liệu điều tra) Ta thấy rằng các hộ điều tra đều bán sản phẩm của mình cho tư thương, do phụ thuộc vào tư thương nên các hộ thường phải theo xu thế giá thị trường, khả năng tự định giá rất thấp. Sau đây là chuỗi cung sản phẩm tôm ở thôn Mỹ Thủy. Đại học Kin h tế Hu ế 45 (Nguồn số liệu điều tra) Sơ đồ 2.1. Chuỗi cung tôm tại thôn Mỹ Thủy Sản xuất tôm tại thôn Mỹ Thủy được đưa vào thị trường qua 4 kênh chính. Kênh thứ nhất là từ hộ sản xuất đến người thu gom nhỏ ở địa phương sau đó được mang ra chợ Diên Sanh và bán cho người têu dùng. Đây là kênh tiêu thụ ngắn nhất chỉ qua một khâu trung gian là sản phẩm từ hộ sản xuất đã đến tay người tiêu dùng, nhưng lượng tôm tiêu thụ qua kênh nay thấp chiếm 12 % sản lượng. Do người thu gom nhỏ ở địa phương chỉ mua một lần khoảng 50 kg hình thức này phù hợp với các hồ sản lượng ít hoặc đánh tỉa. Kênh thứ hai là từ hộ sản xuất đến nhà máy chế biến, chủ yếu là công ty Trường Sơn, công ty Nam Hà Tỉnh, công ty Đà Nẵng. Sau đó sản phẩm tôm được chế biến và mang đị xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Lượng tôm tiêu thụ qua kênh này chiếm 16%. Người tiêu dùng (gia đình, nhà hàng, khách sạn Xuất khẩu Người mua gom lớn trong tỉnh (đầu mối) Người mua gom nhỏ ở địa phương Người mua gom lớn ngoài tỉnh Công ty chế biến Hộ nuôi tôm Bán lẻ tôm tại chợ Diên Sanh Đại học Kin h tế Hu ế 46 Kênh thứ ba là từ hộ sản xuất đến người thu gom lớn trong tỉnh, chủ yếu là từ huyện Gio Linh và Cữa Việt; ở đây tôm được phân loại sau đó tôm đến tay người tiêu dùng qua 3 hướng sau: Hướng thứ nhất từ người thu gom lớn trong tỉnh đến các nhà hàng, khách sạn sau đó đến tay người tiêu dùng. Hướng thứ hai từ người thu gom lớn trong tỉnh đến các công ty chế biến xuất khẩu. Hướng thứ ba từ người thu gom lớn trong tỉnh đến các bán buôn tỉnh khác. Đây là kênh tiêu thụ chính chiếm 37 % sản lượng tôm của thôn. Kênh thứ tư là từ hộ sản xuất đến người thu gom lớn ngoài tỉnh chủ yếu là ở Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, rồi đi tiêu thụ, kênh này chiếm 35% sản lượng tôm của thôn. Qua sơ đồ cho thấy tôm của Mỹ Thủy chủ yếu được tiêu thụ ở ngoài tỉnh, tai các thành phố lớn lân cận và một phần khá lớn được làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Bảng 2.9. Thông tin về một số tư thương mua tôm trong huyện, tỉnh và các tỉnh khác Tên người mua Địa chỉ và số điện thoại Yêu cầu về số lượng (tấn) Yêu cầu chất lượng Giá (1000đ) Điều kiện thanh toán Dịch vụ hỗ trợ.(vật tư,tín dụng) Đức Thiên Quảng Trị (0982524667) 0 Tôm sống Trung bình Tiền mặt Cho nợ tiền thức ăn tôm Thuấn Hải Phòng (0932246158)  2 Cỡ  100 con/kg Cao Tiền mặt Không Hùng Đà Nẵng (0982449711) 1 Tôm sống Trung bình Tiền mặt Không Môi giới Cữa Việt (0986700191) 0 0 Thấp Tiền mặt Không (Nguồn số liệu điều tra) Khi cần bán, hộ nuôi tôm thường gọi điện tham khảo giá của các hộ đã bán trước và giá của các tư thương, rồi chọn tư thương trả giá cao để bán. Sau khi thỏa Đại học Kin h tế Hu ế 47 thuận giá cả nếu cả hai bên đồng ý sẽ tiến hành thu mua, sau khi cân tôm xong người mua tôm sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho người nuôi tôm. Ngoài ra, trong huyện có hệ thống mô giới mua bán tôm, giúp các hộ nuôi tôm và các tư thương tìm gặp nhau. Qua thu thập thông tin trong chuỗi cung tôm ở thôn Mỹ Thũy, tôi nhận thấy dòng thông tin giữa các thành phần có sự khác nhau rất lớn. Đối với doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu, thông tin mà họ có chủ yếu là giá, chất lượng và kích cỡ tôm thị trường yêu cầu. Đối với người bán buôn lớn thông tin họ nắm được chỉ là giá mua vào và bán ra. Còn những thông tin về người nuôi họ nắm được rất ít, do vậy muốn mua được tôm theo yêu cầu, họ phải thông qua các mô giới tại địa phương mới tiếp cận được người nuôi và khoảng chi phí này họ phải trả. Người nuôi tôm trong chuỗi là thành phần thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng, chất lượng kích cỡ sản phẩm đều phụ thuộc vào người bán buôn, họ hoàn toàn không có khả năng tự định giá mà phải tuân theo xu thế thị trường. Nếu giá thị trường có giá cao thì tốt còn không thị đành phải chấp nhận bán lỗ. Họ hầu như ít biết được sản phẩm của mình tiêu thụ hư thế ào trên thị trường. Những thông tin mà người nuôi biết được chỉ là thông tin về giá, họ không hề biết yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng để điều chỉnh quá trình sản xuất của mình sao cho phù hợp, nâng cao vị thế canh tranh của sản phẩm. Như vậy, người nuôi là người tiếp cận thông tin kém nhất do vậy họ không có khả năng phân tích và dự báo xu thế giá cả, chất lượng thị trường yêu cầuđiều này đã hạn chế việc tiếp cận các cơ hội và vượt qua các khó khăn cản trở của họ. Từ những phân tích ở trên tôi rút ra nhận xét sau: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở thôn Mỹ Thủy khá nhiều đối tượng mua. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian. Các trung gian này chưa thực sự hợp tác với nhau. Người nông dân là người đầu tiên của kênh nhưng không phải là chủ kênh mà người thu gom làm chủ và quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Người nuôi tôm chỉ mới sản xuất ra sản phẩm tôm nhưng không biết sản phẩm đó có được người tiêu dùng chấp nhận không, trong khi đó người chế biến biết được những thông tin này thì lại không truyền lại cho người nuôi, không điều chỉnh được người nuôi. Đại học Kin h tế Hu ế 48 Mức độ cạnh tranh trong chuỗi khá cao do chuỗi cung bao gồm nhiều kênh phân phối Tuy nhiên giữa khâu sản xuất và tiêu thụ không có sự cam kết cụ thể nên mối quan hệ này rất lỏng lẻo. Việc mua bán tôm của người dân và các thu gom chưa có sự ràng buộc chặt chẽ. 2.2.4. Phân tích SWOT hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nghiên cứu Phân tích SWOT được dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động kinh doanh nông nghiệp tại một khu vực cụ thể cũng như các cơ hội và các mối đe doạ mà nông dân có thể gặp phải. Mặc dù phân tích thông tin thị trường là cần thiết, nhưng cũng cần phải xem xét các thông tin liên quan đến điều kiện sản xuất tại địa phương và các đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ. Phân tích SWOT giúp nông dân xây dựng chiến lược sản xuất và marketing dựa trên các điểm mạnh và các cơ hội họ có và thực hiện nhiều hoạt động khác để khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải. Nó cũng giúp cho chính quyền địa phương và nhà nước xác định các lĩnh vực nông dân cần giúp đỡ. 2.2.4.1. Điểm mạnh(Strengths) - Thôn Mỹ Thủy nằm sát biển và cao hơn mặt nước biển nên rất thuận lợi cho viêc cấp thoát nước nuôi tôm và ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, với đặc tính là các bãi cát, cồn cát tự nhiên, có tính ổn định rất cao, chi phí đỡ tốn kém trong việc đền bù, giải toả, di dời; tuổi thọ công trình từ hạ tầng đến sản xuất sẽ không đáng lo ngại, có nguồn nước biển sạch xa khu dân cư, khu công nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp, ít chịu ảnh hưởng từ các chất thải của hoạt động nói trên nên đảm bảo môi trường tốt cho nuôi trồng thuỷ sản. - Con tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu được độ mặn cao và có thể nuôi được trong nước mặn. Ở địa phương, người nuôi chủ yếu sử dụng nước biển, không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước ngọt. - Nuôi tôm trên cát có những lợi thế cơ bản là : ao được giữ nước bằng vật liệu chống thấm nên việc xử lý đáy ao sau thu hoạch và trước khi thả giống dễ dàng, triệt để, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trường nước do phân huỷ các chất thải; Xiphông Đại học Kin h tế Hu ế 49 đáy trong quá trình chăm sóc tránh được sự lắng đọng các chất hữu cơ trong ao nuôi, bảo đảm môi trường nước luôn trong sạch; Thu hoạch tôm nuôi trên cát đơn giản và triệt để hơn ao đất (vì bờ ao không có hang hốc); Có màng chống thấm nên nước không ngấm sâu vào lòng đất nên thực chất dạng nuôi này đã góp phần làm giảm xói mòn ven biển, tăng thêm sự chắc chắn cho đới ven bờ. Nuôi tôm trên cát đã làm thay đổi bộ mặt của một số vùng cát hoang mạc, các ao tôm làm tăng độ ẩm không khí, từ trồng cây muống biển giữ bờ ao, tiến tới trồng cây lâm nghiệp, phát triển mô hình rừng - tôm cùng với phát triển khu vực dân sinh kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. - Thôn gần các đại lý của các công ty thức ăn, vật tư nông nghiệp có uy tín chất lượng. Trong thôn đã có hệ thống điện để phục vụ cho sản xuất. Giá thuê lao động phổ thông ở thôn rẻ hơn ở huyện. - Thời gian nuôi con tôm thẻ ngắn nhưng năng suất cao, chỉ trong vòng 80 đến 90 ngày là có thể cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương phẩm loại 90-100 con/kg, đây là yếu tố quan trọng để người nuôi có điều kiện tăng lên 3-4 vụ/năm. - Giá tôm thẻ rẻ hơn nhiều so với tôm sú nên phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng người tiêu dùng, thị trường tiêu thụ lớn. - Nuôi tôm trên cát được lót bạt cả đáy và xung quanh bờ nên hạn chế được lượng nước thất thoát; trong quá trình nuôi dùng vi sinh, hầu như không thay nước nên hạn chế được lây lan dịch bệnh từ nguồn nước. 2.2.4.2. Điểm yếu (Weaknesses) - Thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt, biên độ nhiệt khá lớn, mùa hè nhiệt độ khá cao khoảng 400C và có gió cát; mùa mưa nhiệt độ lại rất thấp có khi xuống tới 120C, mưa hiều kéo dài, thường có kèm theo bão, gây lũ lụt làm ngập úng, ảnh hưởng đến bố trí thời vụ và bố trí sản xuất tôm. Một số cơ sở do thiếu kinh nghiệm, đặt vị trí ao nuôi tôm tại khu vực nhiều gió cát,không có rừng che chắn nên dẫn đến tình trạng ao nuôi và hệ thống cấp nước bị vùi lấp nhanh. Thời gian sử dụng quá ngắn so với kinh phí đầu tư. - Trong quá trình nuôi, nhiều hộ không chú trọng tuân thủ các quy trình kỹ thuật nuôi tôm nghiêm ngặt mà chỉ nuôi theo kinh nghiệm học được nên tôm chết hàng loạt. Đại ọc Kin h tế Hu ế 50 - Thiếu các kỹ sư thủy sản, cán bộ giỏi kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương. Chưa có các trại giống ở địa phương cung cấp giống cho người dân, chất lượng giống chưa đảm bảo, chi phí vận chuyển giống cao. - Vào mùa khô, thôn hay bị thiếu và mất điện sản xuất. - Chưa có công ty bảo hiểm cho người nuôi tôm đến hoạt động. - Tỷ suất đầu tư cho 1 ha nuôi tôm thẻ trên cát đạt tiêu chuẩn là rất lớn, nhiều hộ khi thấy các hộ khác trên địa bàn nuôi tôm có hiệu quả nên bắt đầu vay vốn đầu tư làm ao hồ nuôi tôm nên rơi vào việc đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ do thiếu vốn. Thậm chí một số hộ dù nuôi tôm thẻ chân trắng gặp rủi ro vẫn cứ tiếp tục nuôi, mà không nuôi tôm thì biết làm nghề gì để cải thiện cuộc sống gia đình trong khi lượng thủy hải sản đánh bắt được từ biển đang giảm dần và nợ ngân hàng, nợ hàng xóm láng giềng, nợ thức ăn nuôi tôm, nợ tiền mua xăng dầu chạy máy sục khí của các đại lý trong vụ tôm trước biết lấy đâu ra tiền mà trả tiền lãi lẫn tiền vốn. Mặc khác khi mình không nuôi thấy nhiều người nuôi cạnh diện tích ao hồ nuôi tôm nhà mình nuôi có lãi là lại vay vốn tiếp tục đầu tư nuôi. Tóm lại các hộ làm nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn cứ nuôi rồi là không dứt ra, ngay cả khi không đủ nguồn lực, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi. - Tính cộng đồng trong các hộ nuôi tôm với nhau chưa cao mà dẫn chứng là khi một hộ nuôi tôm bị dịch bệnh thì họ cứ ”vô tư” xả thải nguồn nước bị nhiễm bệnh ra biển và rồi chính những hộ nuôi tôm khác lại hút nguồn nước đó vào hồ để nuôi tôm nên dịch bệnh lan nhanh. 2.2.4.3. Cơ hội (Opportunities) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi, tôm thẻ chân trắng rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhiều thị trường cần mua tôm giá rẻ. Ngoài ra, nhiều người ít ăn ở bên ngoài hơn để tiết kiệm tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn và tôm là thực phẩm phổ biến để chế biến tại nhà. - Khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tăng, người tiêu dùng có xu thế chuyển sang chọn các sản phẩm thủy sản. - Hiện nay, món ăn chế biến từ tôm rất phong phú và đa dạng nên được nhiều nhà hàng, khách sạn sử dụng vào thực đơn. - Tận dụng nguồn đất chưa khai thác hết tiềm năng. Đại học Kin h tế Huế 51 - Thu hút được nguồn vốn đầu tư bên ngoài và hổ trợ kỹ thuật từ nhà nước cũng như các tổ chức khác. - Các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn quốc, Singapore có triển vọng nhập khẩu tôm tăng mạnh. Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật thời gian tới vẫn được đánh giá là khá lạc quan , đặc biệt với trường hợp của Mỹ. Nguyên nhân chính là do những khó khăn về nguồn cung từ phía Mehico và Inđônêxia – 2 nhà cung cấp tôm lớn truyền thống cho thị trường Mĩ cũng như sản lượng nội địa nước này suy giảm vì sự cố tràn dầu. Sản lượng tôm tại Mêhicô do dịch bệnh đốm trắng có thể giảm ½. 2.2.4.4. Thách thức (Threats) - Nguồn cung tôm trong nước ngày càng tăng, nhiều hộ nuôi tôm sú không thành công trước đây chuyển sang nuôi tôm thẻ. Phát triển tự phát của nuôi tôm thẻ ngoài quy hoạch do chạy theo lợi nhuận. Việc thống kê dự báo nguồn cung kém, mối liên kết trong quá trình sản xuất lỏng lẻo, không có sự hỗ trợ lẫn nhau trong khó khăn. - Người nuôi tôm khó tiếp cận vay vốn sản xuất, đầu tư. - Vấn nạn bơm tạp chất, bơm thạch rau câu vào tôm thương phẩm để tăng lợi nhuận của cơ sở kinh doanh thủy sản và sử dụng hoá chất, kháng sinh ở các công đoạn nuôi trồng và trước chế biến chưa được giải quyết dứt điểm. - Môi trường nuôi tôm xấu đi, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tăng. - Kể từ đầu năm 2011, giá thành sản xuất của hộ nuôi tôm liên tục tăng, giá tôm giống tăng 30-50% (tôm thẻ chân trắng của công ty CP từ 60-70 đồng/con, tăng lên 90 đồng/con), giá thức ăn cho tôm, giá điện tăng lên 50%; giá xăng dầu tăng gần 20%, lãi suất ngân hàng 22-23%, lương lao động tăng từ 10 - 20%, đây là một cản trở đáng kể cho phát triển của nghề nuôi tôm trong trung hạn - Kết quả nuôi tôm lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên rủi ro cao về thiên tai, dịch bệnh. - Rào cản thương mại khi xuất khẩu tôm, luật chống án phá giá và yêu cầu về chất lượng vệ sinh ATTP ngày càng khắt khe, từ vấn đề dư lượng Chloramphenicol, sau đó là Malachite green, giờ đây đến lượt dư lượng Trifluralin mà Nhật Bản vừa phát hiện và công bố sẽ kiểm tra 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam đang gây không ít khó khăn cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và cả người nuôi. Đại ọc Kin h tế Hu ế 52 - Các sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam chưa đa dạng, như của Thái Lan bao phủ các phân khúc thị trường rộng (đã có trên 30 mã tôm Thái Lan được chào bán riêng tại thị trường tôm NewYork trong khi con số này của Việt Nam chỉ là dưới 10 mã ). Các mã tôm Thái Lan khá phong phú từ tôm vỏ bỏ đầu đông lạnh, tôm thịt rút gân, tôm thịt chín, tôm thẻ các loạivới nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi Việt Nam chủ yếu tập trung vào dòng tôm sú cỡ lớn và tôm thịt rút gân, với phân khúc thị trường nhà hàng, khách sạn, phân khúc tiêu dùng cho các hộ gia đình lại chưa được chú ý. Thực tế con tôm này không phải lợi thế của Việt Nam. Tôm thẻ chân trắng chỉ có thể nuôi công nghiệp, năng suất cao nhất ở nước ta mới đạt 25 tấn/ha/vụ, trong lúc ở Thái Lan là 150 tấn/ha/vụ. Đại học Kin h tế Hu ế 53 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng 3.1.1. Định hướng của bộ NN&PTNT Bộ NN&PTNT sẽ tăng cường chỉ đạo và giao trách nhiệm các viện nghiên cứu giống tôm rà soát lại việc sản xuất giống; tăng cường quản lý kiểm soát chặt chẽ khâu nhập giống. Đối với người nuôi tôm thiếu vốn sản xuất, các địa phương cần khảo sát nắm chắc tình hình báo cáo lên cấp trên, Bộ NN&PTNT sẽ đề nghị Chính phủ, Ngân hàng có biện pháp hỗ trợ sản xuất. Cần xem con tôm là mặt hàng công nghiệp để có mức đầu tư tương xứng hơn. Các địa phương cần tranh thủ cả nguồn vốn ODA và nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư cho các công trình thủy lợi để làm thủy lợi cho các vùng nuôi thủy sản. Năm 2011, Bộ sẽ ban hành tiêu chí cho vùng nuôi và phấn đấu đánh số 50% cơ sở nuôi tôm nhằm thực hiện truy xuất nguồn gốc để ngành tôm phát triển bền vững hơn. Do vậy, nuôi tôm phải trên cơ sở qui hoạch. Vùng nuôi TCT sẽ tăng lên nhưng phải đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh. 3.1.2. Định hướng của tỉnh Quảng Trị - Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bỏa vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Phong chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi mà động lực thúc đẩy là nuôi công nghịêp và bán công nghiệp. - Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương, góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân lao động. - Tăng cường sử dụng hợp lí có hiệu quả các loài mặt nước nhờ tận dụng có đồng bộ các chính sách và biện pháp quản lí cơ cấu sử dụng mặt nước, đối tượng nuôi trồng và công nghệ nuôi trông. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác, kinh tế gia đình, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng thủy sản và nâng cao năng suất nuôi trồng tạo ra nhiều vùng cung cấp nguyên liệu lớn. - Phát triển công nghệ sinh học rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh. Đại học Kin h tế H ế 54 3.2. Giải pháp 3.2.1. Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tận dụng các cơ hội - Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của vùng, cần quy hoạch tổng thể diện tích NTTS để nắm cụ thể việc giao đất, xác định quy mô nuôi phù hợp, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, phát triển các loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm. theo hướng đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế lâu dài, duy tu bảo vệ rừng phòng hộ. - Phát triển mở rộng sản xuất tôm, hoàn thiện công nghệ hiện có đồng thời du nhập thêm những công nghệ mới về giống nuôi, thức ăn, xử líCần tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng về công nghệ, giống mới, bảo vệ mội trường và phòng trừ dịch bệnh ở vùng nuôi thâm canh. Giúp người nuôi hiểu rõ các quy luật sinh trưởng và phát triển của tôm, nắm bắt được các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, có kiến thức về cải tạo hồ,chế độ cho ăn, sử dụng hóa chất - Tăng cường vai trò của nhà nước, tận dụng nguồn vốn đầu tư bên ngoài và hổ trợ kỹ thuật từ nhà nước cũng như các tổ chức khác. 3.2.2. Giải pháp vượt qua các điểm yếu để tận dụng cơ hội - Tăng cường nghiên cứu, xây dựng lịch thời vụ nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên ở địa phương, tăng khả năng ứng phó có hiệu quả đối với thời tiết bất lợi xảy ra. - Có chế độ ưu đãi, khuyến khích kỹ sư, cán bộ khuyến ngư giỏi về hướng dẫn cùng nuôi với người dân. - Nâng cao tính cộng đồng giữa các hộ nuôi, khi thải nước ra phải báo để các hồ lân cận không lấy nước vào, phát triển hệ thống thủy lợi. - Hình thành các tổ hợp trang trại hoặc vùng sản xuất tập trung, để cùng tổ chức thu mua giống, thức ăn, thương lượng giá nhằm chi phí vận chuyển và khả năng đàm phán với người mua. - Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. Cần có hệ thống dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân nuôi tôm. Hệ thống này bao gồm các trại giống có chất lượng cao, kiểm soát được dịch bệnh; xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả hợp lý. Đại học Kin h tế Hu ế 55 3.2.3. Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tránh các nguy cơ - Nâng cao trình độ quản lý các nguồn lực đầu vào, như cho ăn phù hợp không thừa không thiếu, sử dụng các chế phẩm sinh học mới thay cho thuốc bảo vệ thực vât nhằm làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. - Khuyến khích xây dựng các vùng nuôi tập trung phục vụ xuất khẩu. - Các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn vệ sinh chất lượng từ khâu nuôi trồng đên thành phẩm. Nghiêm cấm sử dụng các hóa chất phụ gia trong danh sách không được dùng. - Tăng cường công tác thông tin thị trường, người dân cần chủ động tiếp cận thông tin truyền thông đại chúng như chương trình “bạn nhà nông” hay tạp chí nông nghiệpThường xuyên trao đổi thông tin với các người thu mua như số lượng, chất lượng sản phẩm , giá cả sản phẩm. Để từ đó người nông dân có thể điều chỉnh quá trình sản xuất đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng. 3.2.4. Giải pháp vượt qua (hoặc hạn chế) các điểm yếu để tránh các nguy cơ - Cần tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thành lập các hội nghề để mở rộng qui mô, tăng khả năng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó sự gắn kết với người nuôi còn giúp doanh nghiệp luôn cón nguồn nguyên liêu sạch để sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và để giảm chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho người nuôi. - Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, kỹ năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác cho các nông hộ. Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh từ tuyến xã; kiểm soát được giống, nhất là giống nhập từ các địa phương khác đến. In ấn và ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các đợt tham quan, hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm. Hỗ trợ việc cung cấp thức ăn công nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Tạo cơ chế quản lý phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách. - Thực hiện kiểm dịch con giống của nhà sản xuất bằng cảm quan (độ đồng đều cao; màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh; đường thức ăn (đường ruột) đầy và rõ; nguồn gốc giống phải rõ ràng), gây sốc (S‰, Formol) và máy PCR, trước khi thả. Việc kiểm tra Đại học Kin h tế Hu ế 56 bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh virus nguy hiểm mà có thể phát sinh thành dịch. - Điều không kém phần quan trọng là phương pháp vận chuyển đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm giống, khi về đến nơi tôm không bị hao nhiều, không bị yếu và mật độ thả phải tính toán cho phù hợp để tỷ lệ sống đạt 25-30con/m2 ao nuôi công nghiệp - Khuyến khích các công ty bảo hiểm nuôi trồng thủy sản về hoạt động tại địa phương chia sẽ bớt rủi ro với người nuôi. Đại học Kin h tế Hu ế 57 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Phân tích thông tin thị trường đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị”, tôi rút ra một số kết luận sau: - Hiện nay phong trào phát triển nuôi tôm thẻ rất cao, đối tượng này phù hợp với điều kiện tự nhiên của thôn, thời gian nuôi ngắn có thể 3 vụ và cho năng suất cao. - Năm 2010, được đánh giá là năm có thu nhập từ tôm cao nhất trong mấy năm gần đây, tôm vừa được mùa vừa được giá nên nhiều hộ gia đình thu được lãi cao, số hộ thua lỗ giảm đi nhiều so với những năm trước. - Hầu hết các hộ ở thôn nuôi tôm theo hình thức thâm canh, kinh nghiệm nuôi tôm mà các hộ có được chủ yếu qua số năm nuôi và qua các buổi tập huấn kỹ thuật. Các hộ đã áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học máy móc vào trong hoạt động sản xuất. - Nghề nuôi tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro như dịch bệnh, được mùa mất giá. Do vậy người nuôi tôm phải biết sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, phải có trình độ kỹ thuật nhất định và phải thường xuyên nắm bắt các thông tin thị trường. Cần có giải pháp chia sẽ bớt rủi ro của hộ nuôi tôm với các thành phần khác. - Các yếu tố đầu vào còn hạn chế, đặc biệt là nguồn giống phục vụ cho việc nuôi tôm còn thiếu, các hộ phải nhập giống từ tỉnh khác nên khó kiểm soát chất lượng và dich bệnh và thiếu kỹ sư nuôi trồng thủy sản tại địa phương. - Tình hình tiêu thụ tôm ở thôn còn nhiều hạn chế, việc thực hiện tiếp cận thông tin của các hộ nuôi tôm còn ít. - Qua phân tích xu thế giá, giá tôm đang tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nên người nuôi tôm thẻ vẫn thu lợi cao bất chấp chi phí đầu vào liên tục tăng. Tuy nhiên trong dài hạn, giá tôm cá có thể giảm do cân đối cung cầu thị trường. Do đó, để nuôi tôm thẻ có hiệu quả và bền vững, bà con phải chú ý chất lượng tôm giống, làm tốt công tác cải tạo ao nuôi, nuôi thưa theo quy trình sinh học, không sử dụng hoá chất, kháng sinh. Bên cạnh đó, bà con cũng cần phải trang bị kiến thức khoa học, kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Đại học Kin h tế Hu ế 58 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Nhà nước - Để hỗ trợ bà con nông dân, đề nghị Nhà nước đặc biệt quan tâm cơ chế bình ổn giá áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản trong bối cảnh giá mặt hàng này liên tục biến động, giúp người nuôi hạ giá thành sản xuất. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho nông dân; hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam đến bạn bè thế giới.Nhà nước cần có chính sách về thị trường linh hoạt, xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất ngày càng tốt hơn. Đồnng thời phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt để khôi phục các thị trường như thị trường Nhật, Mỹ, EU. Đây là thị trường tiềm năng nhu cầu xuất khẩu lớn và chúng ta xuất thị trường này những sản phẩm thủy sản nhưng đồng thời chúng ta cũng nhập khẩu từ các thị trường này về công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuấtNhà nước cần có quy định giá sàn đối với tôm, để bảo vệ quyền lợi của người nuôi, tránh tình trạng được mùa mất giá, thu hoạch không đủ bù đáp chi phí. - Nhà nước phải tập trung tối đa cho việc sản xuất con tôm giống. Biện pháp cứng rắn trước nhất tập trung vào khâu kiểm tra con giống và kiểm tra dịch bệnh. Nếu tôm không đủ kích cỡ hoặc mang mầm bệnh, phải lập tức bị tịch thu, hủy bỏ, người vi phạm phải bị xử lý theo luật định một cách nghiêm khắc. Đặc biệt là tôm ngoại nhập, không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc, xuất xứ nhưng bị pha trộn, lồng ghép, tôm chưa xòe đuôi, mở mắt phải cấm lưu hành triệt để trên thị trường để ngư dân không bị lừa, giúp cho kết quả nuôi trồng tốt hơn. Cần biểu dương, duy trì và phát triển các trại sản xuất tôm giống chất lượng cao; đồng thời tiến hành kiểm tra và xử lý tận gốc các trại sản xuất tôm chạy theo số lượng (cho tôm đẻ quá nhiều lần). Bộ NN&PTNT nên quy định trong sản xuất giống phải áp dụng những tiêu chuẩn như VietGAP để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và chế tài hoạt động sản xuất giống, khắc phục tình trạng các cơ sở mỗi nơi làm một kiểu như hiện nay - Ngoài ra cần quan tâm công tác di truyền và chọn giống. Các nhà nghiên cứu về di truyền và chọn giống nên tiếp cận vấn đề này và tham gia nghiên cứu phát triển giống tôm. Điều này sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp nuôi Đại học Kin h tế Hu ế 59 tôm. Nhà nước nên dành kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật từ tỉnh đến xã, thôn; xem đây là yếu tố quyết định sự thành bại của nền kinh tế địa phương. 2.2. Đối với tỉnh Quảng Trị - Có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư chế biến thủy sản nhằm phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh. Có chương trình nghiên cứu toàn diện và nuôi trồng thủy sản cho từng đối tượng củ thể như tôm . - Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho hoạt động sản xuất như tiêu thụ các sản phẩm của các dự án được phê duyệt của Trung ương trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng những chính sách cụ thể đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, gắn kết nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp đem lại sự thống nhất và đáp ứng những nguyện vọng một cách kịp thời, hiệu quả. - Thường xuyên điều động cán bộ kỹ thuật về địa bàn nuôi tôm để kịp thời nắm bắt tình hình, tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy”. - Đặc biệt tỉnh cũng nên tạo thương hiệu, củng cố thương hiệu cho tôm nuôi trong tỉnh để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Cán bộ xã nên thường xuyên tiếp cận giúp đỡ bà con hơn, mở các lớp tập huấn vào đầu vụ và tổng kết kinh nghiệm vào cuối vụ. Trung tâm Khuyến nông, ngư tỉnh và Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện hỗ trợ hướng dẫn kỷ thuật, qui trình nuôi, hướng dẫn chọn giống đảm bảo. Định kỳ hàng tuần cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc tôm. - Bên cạnh đó, tỉnh cần đầu tư kinh phí để xây dựng đường điện để giúp người dân giảm chi phí trong quá trình nuôi. - Quy hoạch và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại các vùng nuôi, đặc biệt là các hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải để ngăn chặn tình trạng thải trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm và phát sinh dịch bệnh. - Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường kiểm tra chất lượng giống, nắm chắc tình hình nuôi để kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh, tránh lây lan. Đại học Kin h tế Hu ế 60 2.3. Đối với hộ nuôi tôm - Lựa chọn hình thức nuôi tôm phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình cũng như trình độ hiểu biết kỹ thuật. - Phải nuôi thả đúng kỹ thuật về mật độ tùy theo điều kiện ao nuôi là lót bạt hay không lót bạt để thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với ao nuôi trên cát nuôi có thể thả nuôi với mật độ 120 con/m2, đối với các ao ven sông lót bạt thì mật độ thả nuôi khoảng 50 - 70 con/m2, còn đối với ao đất hoàn toàn từ 30 - 40 con/m2. Khi thả giống, người nuôi cần lưu ý không nên thả vào những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, trời rét vì nước trong ao quá lạnh làm cho cá giống bị chết nhiều, nước trong ao phải đảm bảo có độ sâu 1,8 m trở lên. - Kiểm tra định kỳ tôm nuôi bằng phương pháp PCR. Trong quá trình nuôi tôm, các hộ nuôi tôm nếu quan tâm trong công tác xét nghiệm tôm nuôi bằng phương pháp xét nghiệm PCR thì sẽ thành công. - Thành lập các hội những người nuôi tôm, câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng được tiến hành với hình thức hợp tác, liên kết cùng có lợi giữa các hộ nuôi tôm có diện tích canh tác liền kề nhau. nhằm tăng cường quản lý dịch bệnh, hạ giá thành, để học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong nuôi thả cũng như tìm nơi tiêu thụ để tránh tư thương ép giá. - Thường xuyên học hỏi, tiếp cận khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đồng thời quan tâm công tác tập huấn, hội thảo đầu bờ để người dân có điều kiện tiếp cận, cập nhật kiến thức. - Người nuôi nên áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt GAP, SQF và sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi để đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nhất là an toàn vệ sinh và các “hàng rào kỹ thuật, thương mại”, các chính sách bảo hộ mậu dịch của các thị trường tôm lớn trên Kiểm tra và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản để từ đó có các chương trình đầu tư hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. - Thời vụ nuôi tôm thẻ chân trắng là quanh năm, nhưng nông dân cần chú ý phải có thời gian phơi ao diệt tạp sau khi thu hoạch rồi mới thả nuôi vụ tiếp. Thời điểm tôm thẻ chân trắng có giá cao nhất trong năm là khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nông dân cần điều chỉnh thời vụ và tăng cường đầu tư sao cho vào thời điểm trên có sản lượng thu hoạch nhiều để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đại học Ki h tế Hu ế 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Song An (2001), Quản trị nông trại, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 2. PGS.TS. Hoàn Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, đại học Kinh Tế, Huế. 3. PQS.TS Phùng Thị Hồng Hà (2010), Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, đại học Kinh Tế, Huế. 4. Nguyễn Quang Phục (2009), Giáo trình nguyên lý phát triển nông thôn, đại học Kinh Tế, Huế. 5. ThS. Lê Thị Hồng Phượng (2010), Bài giảng khuyến nông, đại học Nông Lâm, Huế. 6. Mai Lệ Quyên (2009), Giáo trình các phương pháp nghiên cứu nông thôn, đại học Kinh Tế, Huế. 7. Lê Thị Hoa Sen (2009), Bài giảng khuyến nông, đại học Nông Lâm, Huế. 8. Cao Ngọc Tú (2010), Hiệu quả nuôi tôm trên cát ở huyện Bố Trạch, Huế. 9. Lê Xuân Tùng (2010), Tiêu thụ tôm trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh, Huế. 10. TS. Bùi Đức Tín (2009), Bài giảng Kinh tế nông hộ và trang trại, đại học Kinh Tế, Huế. 11. Ngô Thị Kim Yến (2006), Cải thiện tiếp cận thông tin thị trường và nắm bắt các cơ hội thị trường. 12. Ngô Thị Kim Yến (2006), Tài liệu hướng dẫn khuyến nông theo định hướng thị trường. Một số trang thông tin điện tử: www.helvetas.ch www.fistenet.gov.vn www.vasep.com.vn www.agromonitor.vn www.vietlinh.com.vn www.agro.gov.vn Đại học Kin h tế Hu ế 62 PHỤ LỤC Đại học Kin h tế Hu ế IMẪU THU THẬP THÔNG TIN HỘ NUÔI TÔM Người phỏng vấn:Ngày// I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN. 1.1 Tên người được phỏng vấn:.. 1.2 Địa chỉ: ..... 1.3 Năm bắt đầu nuôi tôm:.. II. THÔNG TIN VỀ NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ. 2.1 Số nhân khẩu lao động nuôi tôm trong hộ 1 Nhân khẩu (người) 2, Lao động nuôi tôm (laođộng) 3 Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) 2.2 Diện tích đất đai mặt nước: Trong đó diện tích nuôi tôm: (ha/hộ) Vụ 1 Vụ 2 Ao thuê mướn Ao gia đình xây dựng 2.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và phương tiện dụng cụ nuôi tôm. Loại TLSX Đơn vị Số lượng Giá trị khi mua (1000đ/đơn vị) 1. Bạc nilon cái 2. Máy nổ cái 3. Mô tơ điện 3 pha cái 4. Máy bơm cái 5. Giàn sục khí cái 6. Ống bơm nước ống/4mét 7. Vó cho ăn cái 8. Hệ thống vớt bọt cái 9. Máy đo độ mặn, pH cái 10. TLSX khác Đại học Kin h tế Hu ế II 2.4 Nguồn vốn của hộ. Nguồn vốn Số lượng (1000.đ) Lãi suất Ghi chú Tự có Vay ngân hàng Bà con, bạn bè Tư nhân Vay từ nguồn khác III. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ NGHIÊN CỨU NĂM 2010 Vụ 1. Diện tích nuôi (m2) Thời gian nuôi: từ.đến Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Tổng chi phí sản xuất 2. Chi phí trung gian  Chuẩn bị ao  Giống  Thức ăn  Phòng chữa bệnh  Thuê lao động  Chi phí xăng dầu  Chi phí điện  Chi phí khác 2. Chi phí tài chính 3. Thuế, Phí, Lệ phí 4. Khấu hao TSCĐ 5. Chi Phí công lao động gia đình Đại học Kin h tế Hu ế III Kết quả vụ 1 Tổng sản lượng. Sản lượng (kg) Giá bán (1000đ/kg) Thành tiền (1000) Loai con/kg Loai con/kg Loai con/kg Lợi nhuận gộp:.. Vụ 2. Diện tích nuôi (m2) Thời gian nuôi: từ.đến Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Tổng chi phí sản xuất 3. Chi phí trung gian  Chuẩn bị ao  Giống  Thức ăn  Phòng chữa bệnh  Thuê lao động  Chi phí xăng dầu  Chi phí điện  Chi phí khác 2. Chi phí tài chính 3. Thuế, Phí, Lệ phí 4. Khấu hao TSCĐ 5. Chi Phí công lao động gia đình Đại học Kin h tế Hu ế IV Kết quả vụ 2 Tổng sản lượng. Sản lượng (kg) Giá bán (1000đ/kg) Thành tiền (1000) Loai con/kg Loai con/kg Loai con/kg Lợi nhuận gộp:.. IV. THÔNG TIN VỀ VẬT TƯ ĐẦU VÀO. 1. Người cung Giống Tên người cung cấp Địa chỉ Loại Chấtlượng Giá (1000đ) Điều kiện đi kèm Ghi chú 2. Người cung cấp thức ăn, phân bón, thuốc phòng dịch bệnh và vật tư khác. Người cung cấp Địa chỉ Loại vật tư Chất lượng Giá (1000đ) Điều kiện đi kèm Ghi chúĐại học Kin h tế Hu ế VNhận xét của chủ hộ nuôi tôm về nguồn cung vật tư đầu vào. + Số lượng các nhà cung ứng: ít hay nhiều? ...............ít..nhiều + Vật tư thay thế có sẵn hay không? có.không + Số lượng vật tư hộ mua vào chiếm tỉ trọng lớn hay nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp?lớnnhỏ + Các vật tư của nhà cung ứng có tính khác biệt không? Có ảnh hưởng đến chất lượng hay sản lượng tôm thu được không? + Nếu thay đổi người cung cấp vật tư có phải mất chi phí thay đổi không? Nếu có khoảng bao nhiêu?.......................................................... + Những khó khăn gặp phải khi thu mua vật tư đầu vào? .. V. THÔNG TIN VỀ XU THẾ GIÁ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Cỡcon/kg Đơn vị 1000đ. 2008 2009 2010 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ghi chú Đại học Kin h tế Hu ế VI Lý do thay đổi giá............................................................................................................ Các yếu tố cung và cầu nào dẫn tới xu thế giá như vậy? Những điều kiện này sẽ giữ nguyên hay có thể thay đổi trong những năm tới không? Giá mua vào tại các thị trường khác nhau?.................................. Sự khác biệt về giá giữa các mùa trong năm có lớn không? Những yếu tố cung và cầu nào ảnh hưởng tới sự thay đổi này?.. Quyết định về lịch thời vụ sản xuất? VI. Thông tin về người mua tôm. Tên người mua Địa chỉ Loại tôm Số lượng Giá (1000đ) Điều kiện thanh toán Yêu càu chất lượng Địa điểm mua Dịch vụ hỗ trợ.(v tư,tín dụng)Đại học Kin h tế Hu ế VII Nhận xét của chủ hộ nuôi tôm về người mua tôm: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Số lượng người thu mua tôm là ... ít hay.. nhiều? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Khách hàng mua một khối lượng lớn hay nhỏ? và tập trung hay không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Người mua có đầy đủ thông tin hay không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... VII. NHẬN XÉT CHUNG CỦA HỘ NUÔI TÔM VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM TẠI ĐIẠ PHƯƠNG: 1. Điểm mạnh - Hộ làm tốt được cái gì?.............................................................................. ................................................................................................................................ - Các nguồn lực hộ có là gì?.................. ................................................................................................................................ - Hộ có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?.................... ................................................................................................................................ - Những điểm gì của hộ được người khác coi là điểm mạnh?....................... ................................................................................................................................ 2. Điểm yếu: - Hộ có thể cải thiện được những gì?............................. ................................................................................................................................ - Những điều hộ làm chưa tốt?............................ ................................................................................................................................ - Hộ nên tránh những gì?............................... ................................................................................................................................ Đại học Kin h tế Hu ế VIII 3. Cơ hội: - Những điểm mạnh của hộ có tạo ra cơ hội gì không?.................................. ................................................................................................................................ - Có thể tận dụng các cơ hội mới để khắc phục các khó khăn hiện tại không?.......... ................................................................................................................................ - Có xu thế nào tạo ra các cơ hội tốt không?................... ................................................................................................................................ 4. Thách thức: - Các điểm yếu của hộ có tạo ra mối đe dọa nào không?................ ................................................................................................................................ - Các xu thế công nghệ, cung, cầu và chính sách có đe dọa tới sức canh tranh của hộ ở địa phương không?....... ................................................................................................................................ VIII. Thông tin về môi trường bên ngoài. 1. Sự cạnh tranh với các hộ nuôi tôm khác (vùng khác) + Nguy cơ xâm nhập của các hộ nuôi tôm tiềm ẩn: - Khi nuôi với quy mô lớn chi phí có giảm không? ................................................................................................................................ - Sự khác biệt của tôm nuôi ở địa phương và vùng khác không? ................................................................................................................................ - Người mua tôm có phải tốn chi phí khi thay đổi mua vật tư đầu vào từ người này sang mua người khác không? ................................................................................................................................ - Khả năng tiếp cận với kênh phân phối của hộ nuôi tôm?......... + Các hộ nuôi tôm hiện tại ở địa phương khác: - Lượng cung so với lượng cầu như thế nào? .. Đại học Kin h tế Hu ế IX - Các hộ nuôi tôm khác đặt cược vào sự thành công của việc nuôi tôm cao hay thấp? ................................................................................................................................ - Chi phí rút lui, thanh lý hồ nuôi tôm một lần với chi phí đầu tư ban đầu cao hay thấp ? ................................................................................................................................ 2 Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến việc nuôi tôm Yếu tố kinh tế. ................................................................................................................................ Yếu tố xã hội ................................................................................................................................ Yếu tố môi trường sinh thái. ................................................................................................................................ Yếu tố công nghệ ................................................................................................................................ Yếu tố chính trị và pháp luật.................... ................................................................................................................................ Đại học Kin h tế Hu ế XCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------------------------------ BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM Kính gửi: - Trường Đại Học Kinh Tế Huế. - Ban chủ nhiêm khoa Kinh tế và Phát triển. Tôi tên là: Võ Thị Quốc Mỹ Sinh viên lớp: K41- KDNN. Trong thời gian thực tập tại phòng NN&PTNT xã Hải An, huyện.Hải Lăng, tỉnh quảng Trị. Tôi nhận thấy: - Bản thân đã tuân thủ nghiêm túc những quy định do nhà trường đặt ra đối với sinh viên thực tập cuối khóa cũng như các nội quy tại đơn vị thực tập. - Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện khóa luận tốt nghiệp mà Nhà trường và giáo viên hướng dẫn đã đề ra. - Chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ cho quá trình thực tập cũng như việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. - Tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích về mặt thực tiễn tại địa bàn thực tập nhằm nâng cao hiểu biết. Mặc dù vậy, do thời gian thực tập ngắn, kiến thức thực tiễn cũng như nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế. Nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực tập cũng như tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Huế, tháng 5 năm 2011. Sinh Viên Võ Thị Quốc Mỹ Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_thi_quoc_my_41_kdnn_phan_tich_thong_tin_thi_truong_doi_voi_hoat_dong_san_xuat_tom_the_chan_trang.pdf
Luận văn liên quan