Khóa luận Phân tích tình hình cho vay đối với ngành Du lịch tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Huế

Tham mưu cho Chính phủ về các chủ trương chính sách nhằm phát triển hoạt động tín dụng trong đó có CVDL một cách có hiệu quả nhất. Nghiên cứu, hoàn thiện qui định, thể lệ về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng theo hướng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng. Theo đó, NHNN cần có giải pháp nâng cao chât lượng hoạt động của hệ thống Thông tin tín dụng làm sao để Trung tâm này có thể cung cấp cho ngân hàng lượng thông tin cần thiết về khách hàng, đặc biệt những khách hàng là DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Với tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cho Du lịch (đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn) của tỉnh Thừa Thiên Huế cao như hiện nay, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn để Chi nhánh có khả năng tăng trưởng cao, mở rộng thị phần và tăng lợi thế cạnh tranh với các NHTM khác. Bên cạnh đó, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cần đưa ra hánh Huế nói riêng có thể xây dựng định hướng hoạt động cho riêng mình nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn.

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay đối với ngành Du lịch tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng cao, tuy vật về mặt chất lượng tăng trưởng kinh tế còn nhiều hạn chế. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng như trong từng ngành, từng sản phẩm, từng doanh nghiệp còn thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành Du lịch nói riêng.  Thị trường tài chính tiền tệ nước ta có nhiều biến động thăng trầm, giá cả liên tục tăng cao, lãi suất huy động và cho vay liên tục tăng. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho khách hàng vay vốn và làm giảm đáng kể nhu cầu vay vốn phát triển Du lịch. Ngoài ra, thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, các công cụ nợ, giấy tờ có giá chưa nhiều, mặt khác người dân lại không muốn gửi tiền với kỳ hạn dài do tình trạng lạm phát cao nên công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển Du lịch của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Môi trường pháp lý của nước ta còn chưa hoàn thiện, các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT Việt Nam thay đổi qua từng thời kỳ, khiến các ngân hàng lúng túng, mất phương hướng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh, mà đây là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 50  Chất lượng một số dự án quy hoạch phát triển Du lịch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa xem xét đến yếu tố văn hóa lịch sửVí dụ, quy hoạch về độ cao trong xây dựng của các khu vực nhạy cảm mà điển hình là trường hợp của khách sạn Hoàng Đế đã tạm ngưng xây dựng một thời gian vì vi phạm độ cao mà tỉnh quy định  Sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn cũng gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh NHNT Huế. Thừa Thiên Huế là một thị trường nhỏ, nhưng có nhiều NHTM tham gia. Sự xuất hiện hàng loạt ngân hàng cổ phần thương mại với mạng lưới chi nhánh giao dịch rộng khắp đã làm giảm đáng kể thị phần CVDL của Chi nhánh. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn Các đơn vị vay vốn nhất là các DNNN có nguồn vốn tự có thấp, không đảm bảo được điều kiện vay ngân hàng, nhưng được sự bảo lãnh của cơ quan nhà nước nên vẫn được vay. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động do năng lực điều hành, quản lý của khách hàng yếu kém, gây ra tình trạng thua lỗ kéo dài dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra có trường hợp khách hàng mặc dù có trả nợ nhưng vẫn chây ì nhằm kéo dài thời gian sử dụng vốn, làm gia tăng tình trạng nợ quá hạn cho ngân hàng,. b. Nguyên nhân chủ quan Hoạt động marketing của ngân hàng chưa được chú trọng. Chi nhánh chưa xây dựng được danh mục đầu tư Du lịch mang tính định hướng, việc cấp tín dụng hoàn toàn bị động trên cơ sở đề nghị của khách hàng; chưa chủ động tìm kiếm, liên hệ với những khách hàng hoạt động có hiệu quả và đầy tiềm năng trong ngành Du lịch. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chiến lược phát triển CVDL của ngân hàng Nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động CVDL còn thiếu. Số vốn huy động được phần lớn là vốn ngắn hạn, tính ổn định thấp, chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn, đôi khi ngân hàng phải sử dụng vốn ngắn hạn để CVDL mà đa số các khoản vay của ngành này đều rất lớn và dài hạn, làm hạn chế khả năng cho vay và gây mất an toàn.  Công tác đảm bảo tiền vay trong CVDL còn hạn chế. Hiện nay, hầu hết các món vay có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh đều hình thành từ vốn vay, trong đó trên 80% là những dự án đang được giải ngân hoặc chưa quyết toán được. Chỉ khi có biên bản hoàn công, biên bản quyết toán hoặc khi công trình dự án bắt đầu đi vào hoạt động Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 51 thì mới xác định được giá trị tài sản hình thành từ vốn vay và ký hợp đồng thế chấp bổ sung. Điều này làm cho ngân hàng khó khăn trong việc quản lý, giám sát và thu hồi nợ. Ngoài ra, Chi nhánh chưa có nhiều hình thức đảm bảo mới, công tác kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay chưa chặt chẽ, rủi ro cho ngân hàng là rất lớn, ảnh hưởng đáng kể việc phát triển CVDL một cách có hiệu quả.  Thông tin không đầy đủ và thiếu độ tin cậy. Trong hoạt động cho vay nói chung và CVDL nói riêng thông tin là rất quan trọng. Thời gian qua, thông tin phục vụ cho hoạt động CVDL cảu ngân hàng chủ yếu là thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp mà nguồn thông tin này nhiều khi không đầy đủ và phụ thuộc vào tính trung thực của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn thông tin nội bộ để phục vụ cho công tác CVDL còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 52 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VAY ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ 3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế 3.1.1 Định hướng phát triển chung Chi nhánh Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế đã đề ra lộ trình phát triển cụ thể trong từng giai đoạn. Theo đó, vừa bám sát theo chiến lược, mục tiêu chung của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa gắn chặt với tình hình thực tế của địa phương để xây dựng và phát triển chi nhánh ngày một tốt và hoàn thiện hươn. Với kế hoạch được giao trên, Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế đã đề ra các nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, về công tác huy động vốn: tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn mới do Trung Ương chỉ đạo, đặc biệt chú trọng công tác quảng cáo và các chương trình khuyến mãi cũng như gia tăng các tiện ích của sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công tác huy động vốn tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện trên 2 thị trường Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Thứ hai, về công tác tín dụng: đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá xếp hạng khách hàng và xây dựng, quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi rotheo đúng chuẩn mực quy định. Bám sát định hướng hoạt động của Trung Ương: cần thay đổi một cách cơ bản cơ cấu đối tượng khách hàng theo hướng đa dạng hóa và hướng tới khách hàng mục tiêu: phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ động tiếp cận để thẩm định và đầu tư các dự án khả thi. Tập trung thu các khoản nợ xấu, để đạt tỷ lệ nợ xấu <3%. Thứ ba, cần phải đưa vào thực hiện mạnh mẽ hơn các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngoại tệ, tạo sản phẩm đặc thù và rõ nét hơn để nâng cao vị thế của NHNT trên thị trường Thừa Thiên Huế. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 53 Thứ tư, đổi mới công tác khách hàng theo hướng: hoàn thiện quy trình giao dịch nội bộ; xây dựng văn hóa hợp tác và làm việc giữa các phòng ban; thực hiện tốt công tác quản lý khách hàng; áp dụng chính sách ưu đãi khuyến khích trong giao dịch. Thứ năm, việc trang bị cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới phải chú trọng đến việc nâng cao hình ảnh của NHNT trước công chúng. Cuối cùng là tiếp tục kiện toàn công tác quản trị nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp, đảm bảo thích ứng với các chuẩn mực quản lý hiện đại. 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay đối với ngành Du lịch của Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế Việc đầu tư tín dụng vào lĩnh vực Du lịch tại Chi nhánh NHNT Huế phù hợp với định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của Ban Lãnh Đạo NHNT Việt Nam, phù hợp với chính sách của địa phương cũng như định hướng đầu tư tín dụng trên địa bàn của Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế . Dưới đây là một số định hướng cụ thể của Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế trong hoạt động cho vay phát triển Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn tới: Một số dự án sẽ tham gia cho vay: Tiếp tục cho vay đối với các công ty Du lịch, công ty lữ hành có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo phục vụ Festival 2012 Cho vay cải tạo các khu vui chơi, giải trí, phục hồi các làng nghề truyền thống như làng nghề thêu, đúc đồng, giấy mã, đan nón lá Phối hợp cùng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến Du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong dịp Festival 2012 sắp tới. Các nguồn cho vay: Tích cực thu hút các nguồn vốn trung dài hạn thông qua phát hành trái phiếu ngân hàng, khuyến khích người dân gửi tiền với kỳ hạn dài thông qua các chính sách về lãi suất và tiết kiệm dự thưởng. Đại họ Kin h tế u ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 54 Đối với các dự án mà Chi nhánh thẩm định là rất hiệu quả thì tiến hành đầu tư thông qua hình thức Hợp vốn ( đồng tài trợ) nếu dư nợ tín dụng vượt quá giới hạn quy định của NHNH Việt Nam. 3.2 Giải pháp phát triển cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng  Xây dựng nhóm khách hàng mục tiêu Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành ngân hàng. Hiện nay, có hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoàiDo đó, các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài thì trong hoạt động cho vay nói chung và CVDL nói riêng, Chi nhánh NHNT Huế cần phải chủ động đánh giá và lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu, hay nói cách khác là tìm kiếm hay lựa chọn cho mình loại khách hàng chiến lược để phục vụ. Theo em, Chi nhánh có thể phân thành hai nhóm khách hàng mục tiêu, đó là nhóm khách hàng truyền thống và nhóm khách hàng lâu dài.  Nhóm khách hàng truyền thống: Nhóm khách hàng truyền thống là nhóm khách hàng mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, là nhóm chủ lực mà ngân hàng phải đầu tư nhiều để giữ chân khách hàng. Đoạn thị trường mục tiêu này được xác định là: các doanh nghiệp Du lịch hiện đang vay vốn ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan; trình độ quản lý, điều hành tốt, cơ cấu tổ chức ổn định; có triển vọng mở rộng, phát triển trong tương lai và có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, thường xuyên với ngân hàng. Để giữ chân nhóm khách hàng này, Chi nhánh có thể áp dụng một số chính sách như: chính sách lãi suất phân biệt đối với từng khách hàng để giữ chân khách hàng. Theo đó, đối với nhóm khách hàng truyền thống, Chi nhánh có thể áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay thông thường, mặc dù điều này có thể làm giảm thu nhập của Chi nhánh nhưng có thể giữ chân được nhóm khách hàng tốt, giảm được rủi ro cho ngân hàng. Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 55 Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể ưu đãi cho những doanh nghiệp có uy tín, vay trả sòng phẳng, kinh doanh có hiệu quả, có quan hệ thương xuyên với Chi nhánh bằng việc cho vay hạn mức hoặc cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo Ngoài ra, để giữ chân nhóm khách hàng này ngân hàng có thể tham gia tài trợ cho các cuộc liên hoan văn nghệ, hội thao của doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng còn có thể quảng bá được thương hiệu của mình.  Nhóm khách hàng lâu dài Ngoài việc tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu truyền thống, để phát triển CVDL ngân hàng cần quan tâm đến việc phát triển nhóm khách hàng mục tiêu lâu dài. Đó là đoạn thị trường được cấu thành bởi các doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng với điều kiện là có tình hình tài chính tốt, năng lực quản trị tốt, ổn định về tổ chức, có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai và các công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để thu hút nhóm khách hàng này, Chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng. Việc chủ động tìm đến khách hàng tạo điều kiện cho ngân hàng có được đầy đủ thông tin chính xác nhất về khách hàng vì ngân hàng đã thẩm định trước khách hàng để lựa chọn. Từ đó, ngân hàng có thể rút ngắn được thời gian xem xét hồ sơ, thẩm định tạo thuận lợi cho khách hàng đi vay. Chính vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh NHNT Huế cần tăng cường các hình thức tiếp cận khách hàng. Hàng năm, Chi nhánh nên mở các cuộc họp báo nhằm báo cáo chính sách và định hướng của NHNT Việt Nam, của Chi nhánh NHNT Huế, gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực Du Lịch để cung tìm cách tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về phương thức vay vốn, thủ tục vay; chưa biết rõ về ngân hàng và đang phân vân lựa chọn ngân hàng vay vốn. Ngoài ra, Chi nhánh có thể tìm đến khách hàng thông qua Trung tâm tín dụng (CIC) của NHNN, phòng thông tin tín dụng của NHNT Việt Nam. Đồng thời, Chi nhánh có thể tìm cơ hội đầu tư vốn thông qua Sở Du lịch, Ban ngành, các ban quản lý dự án.  Tăng cường hoạt động giao tiếp- khuếch trương Trước sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đòi hỏi Chi nhánh NHNT Huế phải xây dựng riêng cho mình một chính sách khuếch trương, quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Chính sách này không nhất thiết phải Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 56 triển khai rầm rộ trên ti vi, báo đàimà tùy vào thực tế, tâm lý khách hàng mà lựa chọn cách thức cho phù hợp. Đa số khách hàng vay vốn trong lĩnh vực Du lịch là các doanh nghiệp, vì vậy việc quảng bá trên đài, ti vi chưa chắc đã có hiệu quả bằng một số bài báo nhỏ trên tờ Thời báo kinh tếHiện nay, hầu hết các khách sạn trên địa bàn đều hòa mạng Internet nên trong thời gian đến Chi nhánh cần thiết kế một Website để giới thiệu về Chi nhánh và đây được xem là kênh truyền dẫn thông tin hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần xây dựng phong cách giao dịch văn minh lịch sự, tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng. Một hình ảnh đẹp, một cử chỉ nhẹ nhàng, một lá thư cảm ơn, một lẵng hoa sinh nhật khách sạnlà những món quà thể hiện sự tôn trọng khách hàng, làm ngân hàng và khách hàng hiểu nhau hơn. 3.2.2 Tăng cường hình thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ) CVDL thường là cho vay những dự án có quy mô đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài. Trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn huy động trung dài hạn thì hình thức cho vay hợp vốn tỏ ra khá hiệu quả. Xét về phía ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn vốn vừa có lợi nhuận, về phía khách hàng vay thì có vốn đầy để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chi nhánh NHNT Huế rất ít khi thực hiện cho vay hình thức này, đặc biệt đối với các dự án Du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay, tính liên kết giữa các chi nhánh NHTM trong cho vay hợp vốn rất thấp. Điều này thể hiện qua việc số dự án cho vay hợp vốn rất ít, đặc biệt là trong cho vay Du lịch mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do chưa có Chi nhánh nào nổi trội hơn cả và dám đứng ra làm ngân hàng đầu mối. Mặt khác, do công tác tiếp thị và quảng bá hình ảnh của Chi nhánh về thế mạnh của mình trong cho vay Du lịch vẫn chưa đạt hiệu quả nên chưa thu hút được các dự án đầu tư Du lịch lớn. Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế ra sức đẩy mạnh đầu tư phát triển Du lịch, do đó chắc chắn số lượng công trình Du lịch nằm trong định hướng phát triển Du lịch mà tỉnh đề ra sẽ tăng lên. Chi nhánh NHNT Huế xuất phát từ thế mạnh của mình không nên bỏ lỡ cơ hội đầu tư này, trong đó hình thức cho vay hợp vốn nên được tính đến xuất phát từ những lợi ích mà hình thức này đem lại như đã đề cập ở trên. Chi nhánh NHNT Huế cần chủ động đứng ra đóng vai trò là ngân hàng đầu mối và kêu gọi các ngân hàng khác (cùng hoặc khác hệ thống) cùng tham gia cho vay và Đại ọc Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 57 phân bổ hạn mức cho từng ngân hàng thành viên. Chi nhánh trực tiếp giải ngân, lập phương án thu nợ, thu lãi cũng như phân bổ mức thu nợ gốc, lãi cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ vốn của từng ngân hàng tham gia. Muốn thực hiện có hệu quả hình thức cho vay này, Chi nhánh cần phải hoàn thiện chính sách Marketing trong việc thu hút vốn trung dài hạn để làm cơ sở cho việc đầu tư vào những công trình lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nhanh chóng liên hệ với các ngân hàng khác trên địa bàn để cung nhau thực hiện hình thức này trong CVDL như: thông qua Chi nhánh NHNN tỉnh để tìm hiểu khả năng của mỗi bên, tiếp tục quảng bá hình ảnh của mình như là một ngân hàng có thế mạnh đầu tư phát triển Du lịch. 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đặc biệt là nguồn trung dài hạn Ngoài các yếu tố cần thiết khác thì một yếu tố cũng rất quan trọng là phải có một lượng vốn ổn định và không ngừng được cải thiện thì hoạt động tín dụng mới an toàn và vững chắc. CVDL thường đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài. Tại Chi nhánh NHNT Huế, tỷ trọng nguồn huy động trung dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ thấp Trong khi đó, dư nợ cho vay trung dài hạn, đặc biệt là CVDL đang có sức ép tăng lên trong thời gian tới cùng với sự phát triển Du lịch thành ngành mũi nhọn của tỉnh nhà. Do đó, chắc chắn sẽ có một lượng vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung dài hạn. Điều này có thể dẫn đến khả năng mất thanh toán cho ngân hàng khi có biến động xảy ra. Vì vậy, Chi nhánh cần có các biện pháp huy động vốn để khắc phục sự không tương xứng giữa cơ cấu huy động và cho vay. Để làm được như vậy, Chi nhánh phải: Tăng cường thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp bằng cách mở nhiều loại tài khoản như: tài khoản séc, tài khoản tiền gửi báo hiểm hưu trívà thực hiện đa dạng háo các hình thức thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng cần phải tổ chức ngay các dịch vụ thanh toán với tốc độ nhanh, hiện đại và chi phí thấp để có thể thu hút một lượng tiền gửi lớn trong dân cư, đồng thời tạo thói quen cho người dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt đẩy mạnh thu hút vốn thông qua dịch vụ thanh toán thẻ. Mở rộng nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm với nhiều mức lãi suất, nhiều thời hạn, nhiều phương thức gửi và thanh toán khác nhau. Ví dụ như tiết kiệm dài hạn có mục đích, phát hành trái phiếu NHTM cùng với các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 58 Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ, ủy thác của các Chính phủ, các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước Ngoải ra, Chi nhánh cần có chính sách lãi suất khuyến khích huy động vốn trung và dài hạn, thu hút khách hàng thông qua phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên để luôn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng khi đến giao dịch. 3.2.4 Tích cực thiết lập các mối quan hệ với chính quyền cơ quan của tỉnh, đặc biệt là Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNT Huế đã đầu tư khá nhiều cho ngành Du Lịch tỉnh nhà đặc biệt là cho vay các dự án xây dựng khách sạn, biệt thự Du lịch có qui mô lớn và chất lượng cao, đó là các Khách sạn Hoàng Cung, khách sạn Kinh Thành, Pirlgrime Village, Sun Spa Resort Với thế mạnh là một ngân hàng chiếm thị phần lớn trong cho vay Du lịch, Chi nhánh NHNT Huế nên nắm bắt và quán triệt sâu sắc các chủ trương của tỉnh trong lĩnh vực đầu tư phát triển Du lịch, qua đó đề xuất các ý kiến xác đáng tham mưu về các chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển Du lịch vủa tỉnh. Điều này sẽ tạo được mối quan hệ tốt và thường xuyên với chính quyền cơ quan của tỉnh, đặc biệt là Sở Du lịch Huế, giúp cho việc tiếp cận các dự án đầu tư Du lịch thuận lợi hơn. Việc thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan chính quyền của tỉnh, đặc biệt là Sở Du lịch sẽ giúp cho ngân hàng trong việc nắm bắt nhanh các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển Du lịch của tỉnh, qua đó có thể đề ra được các định hướng đầu tư hợp lý và có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể tiếp cận được với một số Công ty kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch, vừa thu hút được nguồn tiền gửi vừa có thể mở rộng quy mô tín dụng đối với một doanh nghiệp có uy tín và làm ăn hiệu quả. 3.2.5 Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng Hoạt động Du lịch của tỉnh trong những năm qua có sự tiển triển rất tốt, số lượng khách Du lịch đến Huế ngày càng một tăng. Trong thời gian tới, với mục tiêu đưa ngành Du lịch trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, các công trình dự án đầu tư Du lịch sẽ tiếp tục gia tăng. Vì vậy, để thuận lợi hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời nhằm phát triển hơn nữa hoạt động CVDL trên địa bàn thì Chi Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 59 nhánh cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động của mình. Như đã phân tích ở trên, mạng lưới giao dịch của Chi nhánh chủ yếu là ở thành phố Huế. Trong khi các dự án Du lịch lại nằm rải rác, cách xa thành phố. Việc phát triển cụm Du lịch Lăng Cô- Bạch Mã- Cảnh Dương thành cụm Du lịch sinh thái trọng điểm, cùng với giao thông thuận lợi hơn do có hầm Hải Vân, cầu cảng Chân Mây cho thấy trong thời gian tới địa phận huyện Phú Lộc sẽ tiếp tục đón tiếp một lượng khách Du lịch ngày càng tăng. Do đó Chi nhánh nên mở thêm một phòng giao dịch ở đó. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 60 PHẦN III: KẾT LUẬN Hoạt động cho vay đối với ngành Du lịch của Chi nhánh NHNT Huế là một lĩnh vực đầu tư phù hợp với định hướng, kế hoạch của Sở Du Lịch Huế. Có thể nói, xây dựng và phát triển Du lịch chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Du lịch phát triển sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao phúc lợi của người dân tỉnh nhà. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư đối với ngành Du lịch vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân sách nhà nước, thì nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng được xem như là nguồn vốn quan trọng thứ hai, đóng góp đắc lực cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên thực tế, hoạt động CVDL tại Chi nhánh NHNT Huế trong thời qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Hoạt động cho vay luôn tăng trưởng, đồng thời nợ quá hạn cũng giảm xuống và chính điều này cho thấy chất lượng đầu tư ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động CVDL cũng gặp nhiều khó khăn thách thức cả về chủ quan và khách quan. Việc phát triển CVDL là một vấn đề không đơn giản. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động CVDL tại chi nhánh NHNT Huế, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động CVDL tại Chi nhánh NHNT Huế. Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ, các ban ngành liên quan và Ngân hàng nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động CVDL phát triển. Một số kiến nghị. Kiến nghị với Chính Phủ và các Bộ, Ngành có liên quan Chính phủ nên tạo dựng một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành Du lịch cũng vì thế mà phát triển. Về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành Du lịch: Chính phủ cần có những cơ chế đầu tư hỗ trợ thích hợp về kinh phí để tạo điều kiện giúp tỉnh Thừa Thiên Huế có nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình Du lịch trọng điểm. Hoạt động tín dụng nói chung và CVDL nói riêng hiện nay còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng. Do đó, Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 61 cần phải rà soát lại các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Tham mưu cho Chính phủ về các chủ trương chính sách nhằm phát triển hoạt động tín dụng trong đó có CVDL một cách có hiệu quả nhất. Nghiên cứu, hoàn thiện qui định, thể lệ về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng theo hướng ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng. Theo đó, NHNN cần có giải pháp nâng cao chât lượng hoạt động của hệ thống Thông tin tín dụng làm sao để Trung tâm này có thể cung cấp cho ngân hàng lượng thông tin cần thiết về khách hàng, đặc biệt những khách hàng là DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Với tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cho Du lịch (đặc biệt là nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn) của tỉnh Thừa Thiên Huế cao như hiện nay, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn để Chi nhánh có khả năng tăng trưởng cao, mở rộng thị phần và tăng lợi thế cạnh tranh với các NHTM khác. Bên cạnh đó, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cần đưa ra định hướng ổn định trong một giai đoạn cụ thể để các Chi nhánh nói chung, Chi nhánh Huế nói riêng có thể xây dựng định hướng hoạt động cho riêng mình nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh hoạt động có hiệu quả hơn. Ngoài ra, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cần tăng cường công tác đào tạo, cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ, chuyên môn, tổ chức các hội thảo để cán bộ nâng cao năng lực về chuyên môn đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của cán bộ tín dụng; cần phải thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng nước ngoài mở các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trường phát triển, tăng cường kỹ năng cho cán bộ quản trị và cán bộ tín dụng. Đồng thời, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, sử dụng bố trí cán bộ phù hợp vói năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 62 Kiến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển Du lịch một cách chi tiết, cụ thể và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để Chi nhánh có thể tiếp cận, từ đó đưa ra định hướng đầu tư đúng đắn. Đồng thời, Tỉnh nên có các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các công trình, dự án Du lịch trọng điểm. Ngoài ra, Tỉnh cần có các biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích việc thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng để giúp cho các NHTM trên địa bà Tỉnh mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay. Các ngân hàng có thể dùng vốn điều lệ hoặc vốn huy động dài hạn để góp vốn vào các tổ chức này. Hạn chế của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay đối với ngành du lịch của NHTMCP Ngoại Thương Chi nhánh Huế. Số liệu thu thập được từ các báo cáo và tài liệu tổng hợp từ phía Ngân hàng cung cấp, và từ một số khóa luận tốt nghiệp các năm trước. Mặt khác do thời gian nghiên cứu và điều kiện thực hiện đề tài có một số hạn chế nên sự đề tài chưa nghiên cứu từ phía của các doanh nghiệp du lịch, chưa tìm hiểu sâu sắc về các vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp, do đó một số giải pháp đưa ra còn thiếu thực tế. Hướng phát triển của đề tài Từ hạn chế nêu trên, đề tài xin được phát triển theo hướng: Điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp Du lịch trên địa bàn Tỉnh, tìm hiểu kĩ hơn các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành Du lịch của tỉnh nhà, vừa tăng doanh thu và lợi nhuận cho NHTMCP Ngoại Thương Chi Nhánh Huế.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.PGS.TS Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải,2008. 2. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế, báo cáo kết quả kinh doanh 2009- 2011. 3. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản Tài chính 2006 4. Ts. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2009. 5. Khóa luận tốt nghiệp các khóa trước: - Đề tài: “Giải pháp phát triển cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế”- Tác giả: Trần Thị Khánh Trâm, Lớp K38 TCNH. - Đề tài: “Đánh giá tình hinh nợ quá hạn trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phân Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế”. 6.Quy trình tín dụng của Vietcombank, quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank. 7. Một số báo và tạp chí - Tạp chí Vietcombank -Tạp chí thông tin kinh tế 8. Một số website: - Vietcombank.com.vn - Thuathienhue.gov.vn - Vneconomy.vn 9. Một số văn bản, quy phạm pháp luật khác. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 64 PHỤ LỤC Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % Doanh số Cho vay Theo ngành kinh tế Nông lâm, thủy sản 238.566 15,11 267.323 13,07 284.070 10,51 28.757 12,05 16.747 6,26 Công nghiệp, xây dựng 864.269 54,74 1.295.301 63,33 1.828.483 67,65 431.032 49,87 533.182 41,16 Du Lịch 387.611 24,55 327.456 16,01 407.321 15,07 -60.155 -15,52 79.865 24,39 Thương mại 88.416 5,60 155.239 7,59 182.984 6,77 66.823 75,58 27.745 17,87 Tổng 1.578.862 100 2.045.319 100 2.702.858 100 466.457 29,54 657.539 32,15 Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng NHNT – CN Huế Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH Thừa Thiên Huế: 10 dự án du lịch trọng điểm chú trọng kêu gọi đầu tư 1. Những khu định cư (KĐC) “nông-thị” kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch. Đó là những ngôi làng kết hợp nông nghiệp và du lịch sẽ được thiết kế theo phong cách truyền thống của Huế, với một ngôi đình ở trung tâm mỗi làng. Bên cạnh việc cung cấp các nông phẩm và phục vụ cho các công ty nhỏ được thiết lập ở đây, có khoảng 2.000 căn nhà kiểu truyền thống để cung cấp cho người Việt có thu nhập cao từ khắp nơi đến, nhằm thỏa mãn mong ước được trở lại làng quê, cùng với những đứa con của họ. Tổng dân số của KĐC này khoảng 4.000 người, với những trường học, cơ sở y tế, cùng trang bị hạ tầng tốt. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 200.000m2, bố cục theo kiểu khối chặt chẽ. 2. Những KĐC “nông-thị” kết hợp với du lịch sinh thái. Các KĐC nông-thị sẽ có các khu nhà nghỉ dưỡng cho đối tượng trung lưu người Việt ở đô thị muốn có một hương vị của cuộc sống đồng quê, đan xen trong văn hóa truyền thống Huế. Thiết kế chắc chắn phải là phong cách Huế truyền thống, với thực phẩm sạch và các dịch vụ spa truyền thống xây dựng xung quanh ngôi đình. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 200.000m2. 3. Sân bay Phú Bài. Phong cách thiết kế theo kiểu truyền thống Huế (một phát minh mới). Sân bay này sẽ là cổng vào đầu tiên đến TP Huế cho khách du lịch nước ngoài. Đường băng cần cung cấp đủ chỗ cho các máy bay jet-A300. Sân bay cũng nên phục vụ như là một trung tâm vận chuyển hàng hóa, cho các chuyến hàng dừng một trạm hướng Bắc-Nam hoặc Đông-Tây. Hướng nối kết hàng hóa Đông-Tây nhằm phục vụ cho khu vực trung tâm của bán đảo Đông Dương (cũ). 4. Làng sinh thái ở đầm Lập An. 12 khách sạn (KS) nhỏ kiểu truyền thống Huế sẽ được xây dựng trên bán đảo đối diện với mặt nước, nối kết bởi một con đường vành đai dịch vụ, tạo thành một cái đập bao quanh những trang trại thủy sản. Trên phần đồi phía sau ngôi làng hiện hữu sẽ là 500 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH villa 3 sao, với một lõi dịch vụ ăn uống-giải khát và quản lý. Các villa sẽ được thiết kế theo phong cách truyền thống Huế. 5. KS nổi Vinh Thanh. Một KS nổi 50 phòng, với các dịch vụ ăn uống-giải khát cao cấp được thiết kế ở cầu Trường Hà. KS này sẽ được bảo vệ khỏi gió mùa và thiết kế theo phong cách truyền thống Huế nhưng bằng vật liệu tre và gỗ. Việc xử lý chất thải sẽ mang tính chất tự xoay vòng và tái sử dụng, nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm ra hệ thống đầm phá. 6. KS nổi Thuận An. Đây sẽ là một Khách sạn nổi 3 sao, với 50 phòng, cùng các tiện ích trên bờ, cũng sẽ được xây dựng vật liệu tre và gỗ, với các hệ thống xử lý, xoay vòng chất thải không gây ô nhiễm. Phong cách thiết kế sẽ là phong cách truyền thống Huế. 7. “Venice trên những cánh đồng lúa” ở đầm Cầu Hai. Đây là một đề án mang tính chất đột phá với tổng diện tích 165.000m2 đất cải tạo, nhằm không phá vỡ mô hình sử dụng đất hiện tại. Một KS nằm ở phần lõi trung tâm với dịch vụ ăn uống-giải khát sẽ định hình phong thái thiết kế cho các phát triển khác ở xung quanh. Những phát triển ở xung quanh kể trên với 2.000 căn hộ và dịch vụ ăn uống-giải khát sẽ được đem cho đấu thầu với những nhà thầu nhỏ, với những thiết kế định trước và những chỉ dẫn về chất lượng rõ ràng. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 200.000m2. 8. Khu nghỉ mát trên đồi Bạch Mã. Tất cả villa hiện hữu nên được bảo tồn lại theo đúng phong cách thiết kế ban đầu của Pháp và cho các chủ nhân giàu có thuê-những người muốn thưởng thức khí hậu và những tầm nhìn đẹp ở đây. Những tiện ích này sẽ dành cung cấp cho một khu nghỉ mát 5 sao (200 phòng) ở trên đỉnh của Đồi Trực Thăng. Ở một vị trí được chọn ở những con dốc thấp hơn đối diện với đầm Cầu Hai, sẽ là một KS 5 sao với 500 phòng, phong cách truyền thống Huế, và một ngôi làng văn hóa và nghề thủ công, nhằm làm nơi thể hiện những tác phẩm tốt nhất về nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống của Huế. Gần đó sẽ là 500 villa tiêu chuẩn siêu sang trọng. Một hệ thống xe địa hình chạy điện đặc biệt sẽ nối kết người sử dụng đến các villa này. Ở đâu đó sẽ là một trung tâm dịch vụ và thương mại mới cho đề án phát triển của ngọn đồi. Đại học Kin h tế u ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 9. Làng mưa và nghệ sĩ Lương Quán Khu vực đồng bằng cửa sông Lương Quán là một khu đất lý tưởng cho một “ngôi làng của nước và mưa”, xây dựng xung quanh một hồ nước lớn. Ngôi làng này có thể bao gồm 150 villa 4 sao (mỗi căn 150m2) tất cả nối kết nhau bằng các đường đi ở bên trong và nâng cao lên trên mức nước lũ cao nhất. Ngôi làng nghệ sĩ này bao gồm 50 studio cho nghệ sĩ (mỗi căn 100m2) thiết kế trong một khu vườn xây xung quanh hồ nước. Một bảo tàng nghệ thuật kết cấu bằng tre (2.000m2) nên được thiết kế làm trung tâm trưng bày các cuộc triển lãm nghệ thuật kích thước lớn. Khu “làng mưa” này sẽ bao gồm 20 nhà hàng ẩm thực Huế đặc biệt và các dịch vụ giải khát (tổng diện tích khoảng 5.000m2), với các sàn ẩm thực ngoài trời và chỗ trú mưa khắp nơi. 10.“M.I.C.E” – Trung tâm hội nghị và biểu diễn nghệ thuật, truyền thông. Tổng diện tích sàn của trung tâm này cần cung cấp đủ cho các hội thảo từ 100-2.000 người. Tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cần được lắp đặt ở đây. Hai KS cần được xây dựng ở đây: một KS 4 sao với 1.000 phòng, và một KS 1 sao với 500 phòng xây dựng hơi xa một chút để đáp ứng các nhu cầu, giá phải chăng hơn. Trung tâm này cũng cần cung cấp các tiện ích cho nghệ thuật truyền thông. Một trường dạy nghệ thuật truyền thông nên được hình thành ở đây để sử dụng các tiện nghi này trong những khoảng thời gian “chết” (không đông khách) cũng như để cung cấp một môi trường nghệ thuật truyền thông chất lượng cao cho khách du lịch M.I.C.E. Nguồn: festivalhue Hơn 5.000 lượt khách tham quan di tích Cố đô Huế Mở đầu Năm Du lịch quốc gia 2012 với chủ đề Du lịch di sản, Thừa Thiên-Huế đặt mục tiêu đón 2 đến 2,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan Cố đô Huế, trong đó có 40 đến 45% là khách nước ngoài, tạo tăng trưởng du lịch 25% và đóng góp 46 đến 48% GDP toàn tỉnh. Trong 2 ngày đầu năm mới 1-2/1/2012, mặc dù thời tiết mưa phùn và giá lạnh, nhưng các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã đón hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan; trong đó, có hơn 3.200 lượt khách nước ngoài, đây là tín hiệu tốt lành cho ngành du lịch Thừa Thiên-Huế đầu năm mới. Đại ọ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH Khu phố Tây ở Huế (các tuyến đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Võ Thị Sáu...) trong ngày đầu năm nhộn nhịp hẳn khi có tới hàng ngàn du khách nước ngoài đến Huế du lịch đã tập trung tại các nhà hàng, quán bar để cùng chào đón năm mới. Phong cảnh tuyệt đẹp, con người luôn thân thiện, mến khách là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến Huế. Trong Năm Du lịch quốc gia 2012, Thừa Thiên-Huế triển khai 20 sự kiện lớn xuyên suốt cả năm, với 11 sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, 9 sự kiện do tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức, tập trung chủ yếu vào thời điểm đầu năm, mùa du lịch hè và các tháng cuối năm. Năm du lịch di sản 2012 được coi là sự tiếp nối chiến lược phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, đẩy mạnh liên kết vùng và tăng cường nguồn thu du lịch. Thừa Thiên-Huế tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao và mới, có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế trong năm 2012. Ðến với Huế trong Năm Du lịch quốc gia 2012, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tà áo dài Việt Nam thướt tha trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam" (24, 25/3), được thưởng thức hương vị riêng cuốn hút của "Liên hoan ẩm thực miền Trung" (30/4 đến 1/5), được say sưa ngân nga theo những giai điệu của "Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" (5/2012), được hòa theo cảm xúc từ những tình huống độc đáo trong "Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc" (7/2012), phiêu diêu tự tại trong cảm xúc linh thiêng của Lễ hội Phật đản và Lễ hội hoa đăng Huế" (4 đến 6/5) hay trải nghiệm "Lễ hội sóng nước Tam Giang" (5/2012),... Trong chuỗi những sự kiện diễn ra từ đầu đến cuối năm, Festival Huế 2012 được coi là điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia Bắc Trung bộ. Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế sẽ chính thức diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 7 đến 15/4, hội tụ nhiều hoạt động độc đáo, đa màu sắc như: Ðêm Hoàng cung, Lễ Tế giao, Lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"... Bên cạnh đó, những sản phẩm đặc thù của các địa phương trong tỉnh được tập trung khai thác tốt như: Hội vật làng Sình, làng Thủ Lễ. Thừa Thiên-Huế còn chú trọng phát triển du lịch tâm linh với hệ thống chùa, thiền viện Trúc Lâm-Bạch Mã, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân công chúa, Ðiện Huệ Nam... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH Tỉnh phát triển hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh tại các khu suối khoáng Thanh Tân, Mỹ An...; khai thác sản phẩm du lịch dựa trên quá trình trình diễn sản xuất, trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng cổ: Phước Tích, Bao La, Thanh Tiên, Thủy Thanh...; khám phá loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số và gắn du lịch với nghệ thuật ẩm thực cung đình, dân gian... Trong đó, tỉnh chú trọng phát huy thế mạnh du lịch biển, đầm phá thành những dòng sản phẩm độc đáo, thu hút, có dấu ấn riêng như: Lễ cầu ngư; du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển ở phá Tam Giang-Cầu Hai-Thủy Tú-An Cư, biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, Túy Vân... Để chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang triển khai, hoàn thành 43 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch, với tổng số vốn đầu tư là 49.000 tỷ đồng... (Nguồn: Vietnam+) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................................................4 1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM ..........................................4 1.1.1 Khái quát về NHTM ...............................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm NHTM...............................................................................................4 1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM .......................................................................4 1.1.2 Quan niệm về hoạt động cho vay của NHTM ........................................................5 1.1.3 Phân loại cho vay của NHTM ................................................................................6 1.1.3.1 Theo thời hạn cho vay .........................................................................................6 1.1.3.3 Theo mục đích sử dụng vốn ................................................................................7 1.2 Hoạt động cho vay đối với ngành Du lịch của NHTM ............................................7 1.2.1. Đặc điểm hoạt động của ngành Du lịch ................................................................7 1.2.2. Sự cần thiết cho vay đối với ngành Du lịch của NHTM .......................................8 1.2.3. Phân loại cho vay đối với ngành Du lịch ..............................................................9 1.2.3.1 Căn cứ thời hạn cho vay ......................................................................................9 1.2.3.2 Căn cứ vào tài sản đảm bảo ...............................................................................10 1.2.3.3 Căn cứ vào đối tượng công trình Du lịch ..........................................................10 1.2.4 Điều kiện cho vay đối với ngành Du Lịch ...........................................................10 1.2.5 Đối tượng cho vay đối với ngành Du lịch ............................................................11 1.2.6 Mức cho vay và thời hạn cho vay.........................................................................11 1.2.6.1 Mức cho vay (hạn mức tín dụng) ......................................................................11 1.2.6.2 Thời hạn cho vay ...............................................................................................12 1.2.7 Quy trình cho vay đối với ngành Du lịch .............................................................12 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 1.2.7.1 Giai đoạn trước cho vay ....................................................................................12 1.2.7.2 Giai đoạn trong cho vay ....................................................................................13 1.2.7.3 Giai đoạn sau cho vay........................................................................................13 1.3 Phân tích cho vay đối với ngành Du lịch của NHTM .............................................13 1.3.1 Các tiêu chí phản ánh phát triển cho vay ngành Du lịch ......................................13 1.3.1.1 Doanh số cho vay và dư nợ, Doanh số thu nợ, Hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng ...............................................................................................................................13 1.3.1.2 Thu nhập từ hoạt động cho vay .........................................................................14 1.3.1.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn, Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ..................................................14 1.3.1.4 Chỉ tiêu thị phần ................................................................................................15 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay ngành Du lịch ....................15 Các nhân tố khách quan.................................................................................................15 1.3.2.1 Các nhân tố chủ quan ........................................................................................17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ ...................................................20 2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế............................20 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ...................................................................................................................20 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ...................................................................................................................24 2.1.3.1 Tình hình tài sản nguồn vốn ..............................................................................24 2.3.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh............................................................27 2.2 Thực trạng cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ...................................................................................................................32 2.2.1 Giới thiệu về ngành Du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế............................................32 2.2.1.1 Vai trò của ngành Du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................32 2.2.1.2 Nhu cầu vốn của ngành Du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế...................................33 2.2.2 Tình hình cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ...................................................................................................................35 2.2.2.1 Ngành Du lịch trong hoạt động cho vay chung phân theo ngành kinh tế .........35 2.2.2.2 Tình hình cho vay du lịch theo một số tiêu thức phân loại ...............................39 2.2.3 Các biện pháp mà Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế đã áp dụng để phát triển cho vay đối với ngành Du lịch trong thời gian qua ..................................46 2.3 Đánh giá tình hình cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ........................................................................................................47 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH 2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................................47 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân......................................................................................48 2.3.2.1 Hạn chế ..............................................................................................................48 2.2.3.2 Nguyên nhân......................................................................................................49 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VAY ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ .......................................................................................................................................52 3.1.1 Định hướng phát triển chung ................................................................................52 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay đối với ngành Du lịch của Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ............................................................................................53 3.2 Giải pháp phát triển cho vay đối với ngành Du lịch tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Huế ............................................................................................54 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng .........................................................54 3.2.2 Tăng cường hình thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ).........................................56 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đặc biệt là nguồn trung dài hạn ...................57 3.2.4 Tích cực thiết lập các mối quan hệ với chính quyền cơ quan của tỉnh, đặc biệt là Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................58 3.2.5 Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng......................................................58 PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63 PHỤ LỤC Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Đặng Sĩ Ái- K42 TCNH DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Trang BẢNG Bảng 2.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của VCB-Huế giai đoạn 2009 – 2011.............25 Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VCB-Huế giai đoạn 2009 – 2011 ...............................................................................................................................28 Bảng 2.3: Hoạt động cho vay du lịch trong hoạt động cho vay chung .........................36 Bảng 2.4: Hoạt động Cho vay Du lịch phân theo loại hình doanh nghiệp. ...................40 Bảng 2.5 Hoạt động CVDL phân theo đối tượng công trình ........................................42 Bảng 2.6: Hoạt động CVDL phân theo Thời hạn..........................................................44 Bảng 2.7: Hoạt động CVDL phân theo Tài Sản Đảm Bảo............................................45 BIỂU Biểu 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh 2009-2011..................................................29 Biểu 2.2: Lợi nhuận sau thuế .........................................................................................29 Biểu 2.3: Phân tích tổng thu nhập .................................................................................30 Biểu 2.4: Phân tích tổng chi phí ....................................................................................31 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng DSCV và Dư nợ cho vay Du lịch so với toàn nền kinh tế .........35 Biểu đồ 2.6: DSCV, Dư nợ và Nợ quá hạn CVDL .......................................................37 Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn CVDL ....................................................................................38 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp qua các năm .................41 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi Nhánh Huế. .....23 Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_cho_vay_doi_voi_nganh_du_lich_tai_ngan_hang_tmcp_ngoai_thuong_chi_nhanh_hue_1878.pdf
Luận văn liên quan