Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Huế

Đề tài đã khái quát được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM và hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay, bao gồm hệ thống chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Các hệ thống chỉ tiêu được đưa ra bởi các chuyên gia và sự tham khảo các đề tài nghiên cứu tương tự từ các khóa trước, cộng thêm các đánh giá chủ quan của người làm khóa luận. Đề việc nghiên cứu được thực hiện toàn diện, đề tài đã phân tích hoạt động cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế trên góc nhìn của NHTM và cố gắng mở rộng thêm góc nhìn của KH vay vốn. Đối với hệ thống các chỉ tiêu định lượng, đề tài chỉ rõ tình hình cho vay tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015. Đối với hệ thống các chỉ tiêu định lượng, đề tài có sự tham khảo ý kiến, phỏng vấn các chuyên gia là chuyên viên phòng Kinh doanh NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đề tài đã chỉ ra được những điều CN đạt được cũng như một số tồn tại của hoạt động cho vay tại NHTMPC Sài Gòn Công Thương CN Huế, để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như mở rộng quy mô hoạt động cho vay. 2. Hạn chế Tuy có sự cố gắng tìm kiếm các chỉ tiêu để hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu định lượng và định tính, phục vụ cho phân tích, nhưng bản thân tôi nhận thấy việc phân tích hoạt động cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương vẫn chưa được thực hiện đủ độ sâu trên tất cả các phương diện. Giả định toàn bộ các thông tin và số liệu có được từ sự cung cấp của NH là hoàn toàn chính xác, phản ánh đúng tình trạng hoạt động cho vay của NH, tuy nhiên có thể bị vi phạm bởi một số nguyên nhân về bảo mật của hệ thống NH. Các giải pháp đề xuất mang tính chủ quan của người làm nghiên cứu cao, trên cơ sở phân tích và vì thế chúng chỉ mang tính tham khảo.

pdf57 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm Trường Đại học Ki tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 20 dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP. 2.1.2. Giới thiệu về NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế được thành lập từ tháng 7 năm 2006. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn lắm, mật độ dân số không cao như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số lượng tổ chức tín dụng lại hoạt động khá nhiều, nên bước đầu gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh rất gay gắt. Người dân Huế vốn ít thích sự thay đổi, nên để tìm kiếm, thu hút và thay đổi địa chỉ giao dịch của khách hàng từ một tổ chức tín dụng khác đền với NHTMCP Sài Gòn Công Thương thật không dễ chút nào. Tuy vậy, tập thể lãnh đạo và nhân viên quyết tâm tập trung khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho. Chi nhánh nhận thức được không còn cách nào khác là phải đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tính năng động, sáng tạo trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chi nhánh chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình cạnh tranh về nguồn vốn để kịp thời điều chỉnh lãi suất, tăng cường các hình thức khuyến mãi phù hợp. Triển khai các lực lượng tiếp cận các đối tượng khách hàng, duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống, chú trọng những khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung tăng cường tín dụng, hiệu quả kinh tế làm khâu đột phá. Mặt khác, chi nhánh quyết tâm huấn luyện nhân viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng phong cách riêng của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế, chăm sóc và phục vụ khách hàng hết lòng. Những tiêu chí thu hút khách hàng chính là thái độ phục vụ của nhân viên, sản phẩm cạnh tranh; từ đó chi nhánh thường xuyên tăng cường công tác tiếp thị giao lưu với các khách hàng mới, tìm hiểu khách hàng cần gì và yêu cầu như thế nào để từng bước đáp ứng, thu hút khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 21 Tất cả những sự cố gắng đó đều giúp cho NH đạt kết quả như đã đề ra. Đối với khách hàng, CN Huế trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy. Chất lượng phục vụ ngày càng tăng, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều,bước đầu thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng khi đến với NH. Tiếp tục khẳng định thương hiệu NHTMCP Sài Gòn Công Thương, CN Huế sẽ mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường tiếp thị một số dự án mở rộng tài chính cho vay cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, phát triển nông thôn theo chủ trương phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức các phòng, ban tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế  Ban giám đốc. Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, phụ trách chung về các hoạt động của NH. Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, có quyền giải quyết mọi việc trong NH.  Phòng kinh doanh Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân và tổ chức kinh tế để huy động vốn, xử lý các giao dịch liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quản lý các hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của NH, phần lớn chi nhánh thu được từ hoạt động cho vay, hình thức cho vay rất đa dạng: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và cho vay khác... Các cán bộ phụ trách từng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 22 ngành, đơn vị, lĩnh vực hướng dẫn khách hàng hàng làm thủ tục vay vốn và thẩm định các dự án trước khi cấp tín dụng, kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ.  Phòng kế toán Phòng này có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tiến hành cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chuyển đi hay điều chỉnh đến và thanh toán thông qua tiền gửi dân cư, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ, luôn luôn đảm bảo an toàn...  Phòng tổ chức hành chính Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của NN và quy định của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn ở CN.  Phòng ngân quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiếm, các điểm giao dịch, thu chi tiền mặt có giá trị giao dịch lớn...  PGD Đông Ba, PGD Bến Ngự là các PGD hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động NH dưới sự quản lý của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 23 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 25 100 30 100 34 100 5 20 4 13.3 1. Phân theo giới tính Nam 15 60 18 60 20 58 3 20 2 11.1 Nữ 10 40 12 40 14 41 2 20 2 16.7 2. Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, trên đại học 20 80 24 80 27 79,4 4 4 3 16,7 Cao đẳng, trung cấp 2 8 3 10 4 11,8 1 50 1 33,3 Lao động phổ thông 3 12 3 10 3 8,8 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Tỷ lệ lao động là nam chiếm đa số trong cơ cấu lao động theo phân theo giới tính. Nếu xét theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ cán bộ tại NHTMCP SGCT CN Huế có đa số là cán bộ công nhân viên trình độ đại học và trên đại học. Dù tỷ lệ 80% năm 2013 có giảm xuống còn 79,4% năm 2015, nhưng đó cũng chỉ là một mức giảm nhẹ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 24 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) % Thu nhập 50.581 100,00 61.002 100,00 83.216 100,00 10.421 20,60 22.214 36,42 Thu từ lãi cho vay 44.446 87,87 54.072 88,64 72.347 86,94 9.626 21,66 18.275 33,80 Thu từ hoạt động dịch vụ 4.365 8,63 5.282 8,66 7.181 8,63 917 21,00 1.899 35,95 Thu nhập bất thường 698 1,38 585 0,96 1.439 1,73 -113 -16,19 854 145,98 Thu khác 1.072 2,12 1.063 1,74 2.249 2,70 -9 -0,84 1.186 111,57 Chi phí 46.024 100,00 53.970 100,00 77.285 100,00 7.946 17,26 23.315 43,20 Chi phí huy động vốn 26.477 57,53 30.422 56,37 41.950 54,28 3.945 14,90 11.528 37,89 Chi cho nhân viên 5.863 12,74 5.418 10,04 7.898 10,22 -445 -7,60 2.480 45,77 Chi cho công tác kho quỹ và thanh toán 2.512 5,46 2.180 4,04 4.227 5,47 -332 -13,22 2.047 93,90 Chi nộp phí và lệ phí 584 1,27 507 0,94 1.313 1,70 -77 -13,18 806 158,97 Chi cho hoạt động quản lý công cụ 2.232 4,85 2.061 3,82 3.153 4,08 -171 -7,66 1.092 52,98 Chi về tài sản 5.265 11,44 4.582 8,49 6.561 8,49 -683 -12,97 1.979 43,19 Chi về dự phòng BHTG 787 1,71 7.404 13,72 10.186 13,18 6.617 840,78 2.782 37,57 Chi phí khác 2.310 5,00 1.396 2,58 1.997 2,58 -914 -39,57 601 43,05 Lợi nhuận 4.557 7.032 5.931 2.475 54,31 -1101 -15,66 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 25 2.2. Phân tích tình hình cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.1. Phân tích tình hình cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 thông qua các chỉ tiêu định tính 2.2.1.1. Về quy trình thủ tục cho vay Quy trình cho vay tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế đưa ra dựa trên các quy định của NHNN, theo các chuyên viên quan hệ KH thì NH đã có thời gian nghiên cứu và đưa ra quy trình cho vay chuẩn, áp dụng trên toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, quy trình này cũng có nhiều điều đáng lưu ý. Về mặt tích cực: quy trình thể hiện khá rõ mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi bộ phận, tăng tính khách quan của công tác thẩm định. Tuy nhiên, nhiều bộ phận cùng tham gia vào có thể khiến cho công tác chồng chéo, thời gian xét duyệt kéo dài hơn gây ra sự bất tiện cho cả KH và NH. Thủ tục vay vốn được các chuyên viên hướng dẫn cho KH khá nhiệt tình, chu đáo. Các thủ tục về giấy tờ luôn tránh gây phiền hà cho KH. 2.2.1.2. Về thời gian xét duyệt Thời gian xét duyệt: từ lúc KH nộp hồ sơ cho đến khi được thông báo về việc có được NH giải ngân không. Thời gian xét duyệt tại CN phụ thuộc vào tính chât từng món vay, khó có thể xác định được. Tuy nhiên, với tinh thần làm việc nghiêm túc và luôn mong muốn có lợi cho KH, các cán bộ TD sẽ làm nhanh nhất có thể. 2.2.1.3. Về cơ sở vật chất và khoa học công nghệ Cơ sở vật chất tại CN tối thiểu đáp ứng được các dịch vụ truyền thống, nhưng chưa được gọi là hiện đại và tiện ích cho việc giao dịch với KH 2.2.1.4. Về đội ngũ cán bộ TD Chủ trương NH đào tạo các cán bộ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn khá tốt, đáp ứng được nhu cầu giao dịch của KH. Mọi nhân viên luôn được Ban lãnh đạo khuyến khích trau dồi kĩ năng và trình độ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 26 2.2.2. Phân tích tình hình cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 thông qua các chỉ tiêu định lượng 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 . Bảng 2.2: Doanh số huy động vốn NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Doanh số huy động 249.824 100 270.327 100 406.398 100 Không kì hạn đến 12 tháng 178.124 71,3 195.716 72,4 295.451 72,7 Từ 12 tháng đến 60 tháng 71.000 28,7 74.611 27,6 110.947 27,3 Trên 60 tháng 0 0.00 0 0,00 0 0,00 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Doanh số huy động của CN tăng trong năm 2013 và tiếp tục tăng các năm 2014,2015. Tuy nhiên mức tăng giảm các năm không quá lớn. Theo kì hạn huy động, số tiền huy động không thời hạn hoặc có kì hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ này là 71,3% ở năm 2013, 72,4% năm 2014 và 72,7% năm 2015. Số tiền huy động có kì hạn từ 12 đến 60 tháng chiếm tỷ trọng 28,7% năm 2013, sau đó giảm nhẹ còn 27,6% năm 2014, 27,3% năm 2015. Số tiền huy động có thời hạn trên 60 tháng tại chi nhánh bằng 0. Như vậy, xét về kì hạn, CN luôn duy trì tỷ lệ trên 70% số tiền huy động ngắn hạn và dưới 30% huy động trung hạn, không huy động tiền gửi dài hạn. Chi phí thấp và tình trạng KT với những biến động khó lường trước là những nguyên nhân khiến huy động ngắn hạn được yêu thích từ cả 2 phía NH và KH. Chi phí huy động cao cộng với thời gian huy động dài khiến huy động trung dài hạn không được ưa chuộng. Bên cạnh đó, Nh còn tận dụng tối đa 30% phần huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn làm tiết kiệm chi phí cũng là một nguyên nhân khiến huy động ngắn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 27 hạn được yêu thích hơn. Có thể thấy rằng, xét trên mọi mặt, huy động ngắn hạn với tỷ lệ cao có lợi cho NH. Tỷ lệ huy động theo thời gian khá ổn định qua các năm cho thấy CN có hướng phát triển trong dài hạn cho hoạt động KD của mình. Việc phân tích chỉ tiêu doanh số cho vay và so sánh giữa huy động và cho vay xét về thời hạn ở phần dưới đây sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay, sự phù hợp giữa huy động và cho vay xét về thời gian. 2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh số cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Doanh số cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 2.3: Doanh số cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) % Doanh số 265.050 100 349.300 100 506.197 100 84.250 31,79 156.897 44,92 Theo đối tƣợng KHCN 181.082 68,32 243.462 69,72 330.445 65,28 62.380 34,45 86.983 26,32 KHDN 83.968 31,68 105.838 30,28 175.752 34,72 21.870 20,66 69.914 66,06 Theo thời hạn Ngắn hạn 193.471 72,99 302.891 86,71 468.161 92,49 109.420 56,56 165.270 54,56 Trung-dài hạn 71.579 27,01 46.409 13,29 38.036 7,51 -25.170 -35,16 -8.373 -18,04 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Xu hướng doanh số cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương Huế giai đoạn 2013-2015: Nhìn chung, DSCV của CN cho thấy xu hướng biến động rõ ràng trong giai đoạn 2013-2015 khi DSCV tăng từ 265.050 triệu đồng năm 2013 lên thành 349.300 triệu đồng năm 2014 và tiếp tục tăng năm 2015 lên đến 506.197 triệu đồng. Năm Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 28 2014, DSCV tăng 31,7% so với năm 2013, tương ứng với mức tăng 84.250 triệu đồng. Năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng có vượt trội hơn, khi DSCV tăng 44,9% so với năm 2014 tương ứng mức tăng 156.897 triệu đồng. Năm 2013 là năm mà Chính phủ tiếp tục “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của toàn quân và toàn dân ta“. Giai đoạn này cũng là thời kì hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008, thế giới đã được khắc phục phần lớn và trở lại tăng trưởng, do đo có sự tăng trong DSCV theo thời gian trong giai đoạn 2013- 2015 tại CN. Hơn nữa, vào thời gian này, tình hình cạnh tranh trong ngành NH đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, việc huy động vốn và cho vay của các NH là không minh bạch, tồn tại nhiều sự cạnh tranh ngầm và vi phạm các quy tắc của NHNN về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các NH có quy mô nhỏ. Tuy vậy, DSCV của CN vẫn tăng trưởng đáng kể, cho thấy khả năng cạnh tranh tốt trong ngành. Bước sang năm 2015, sự phục hồi của nền Kinh tế đã khá hoàn tất và chuyển sang giai đoạn tăng trưởng trở lại, cộng với các thay đổi trong hội nhập và các yêu cầu khi nước ta tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như TPP, nhu cầu về vốn TD tiếp tục tăng, dẫn đến sự tăng trưởng trong DSCV của CN.  Các thành phần giải thích sự tăng/giảm DSCV giai đoạn 2013-2015: DSCV năm 2014 tăng chủ yếu ở nhóm KHCN và cho vay ngắn hạn; DSCV năm 2015 tương tự năm 2014. Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 29 ĐVT: triệu đồng 181.082 243.462 330.445 83.968 105.838 175.752 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2013 2014 2015 KHCN KHDN 193.471 302.891 468.16171.579 46.409 38.036 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2013 2014 2015 Ngắn hạn Trung-dài hạn Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo đối tƣợng và thời hạn của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.2.3. Chỉ tiêu doanh số thu nợ NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Doanh số thu nợ là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà NH được hoàn trả trong một thời kỳ, nó phản ánh tình hình thu hồi vốn của NH và là cơ sở để xác định vòng luân chuyển của vốn vay. Một chu kì quay vòng vốn được xem là có hiệu quả và kết Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 30 thúc khi bảo toàn được đầy đủ vốn và có LN cao, do đó đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của NH. Tình hình thu nợ của CN giai đoạn 2013-2015 được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.4: DSTN NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) (%) Doanh số thu nợ 461.481 100 220.681 100 91.441 100 -240.800 -52,19% -192.240 -58,56% Theo đối tƣợng KHCN 302.270 65,50 157.500 71,37 61.212 72,41 -144.770 -47,89% -96.288 -61,14% KHDN 159.211 34,5 61.181 28,63 25.228 27,59 -98.030 -61,57% -35.953 -58,76% Theo thời hạn Ngắn hạn 347.172 75,23 181.752 82,36 82.406 90,12 -165.420 -47,65% -99.346 -54,66% Trung-dài hạ 114.309 24,77 38.929 17,64 9.035 9,88 -75.380 -65,94% -29.894 -76,79% (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)  Sự biến động doanh số thu nợ NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015: DSTN liên tục giảm trong giai đoạn 2013-2015 tại NHTMCP SGCT CN Huế. Cụ thể, chỉ tiêu này giảm từ 461.481 triệu đồng năm 2013 xuống còn 220.681 triệu đồng năm 2014 và còn 91.441 triệu đồng năm 2015. Sự tuột dốc trong việc thu nợ giai đoạn vừa qua báo hiệu một điều đáng lo ngại đối với hoạt động tín dụng tại CN. Có thể nó xuất phát từ các lý do khách quan từ KH, DN là người đi vay, nhưng cũng có thể là do chính CBTD tại NH làm việc chưa thực sự đạt hiệu quả cao. 2.2.2.4. Chỉ tiêu về dư nợ cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình TD tại một thời điểm nhất định của NH. Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh các NH với nhau hoặc dùng để đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra của nhân viên TD. Lãnh đạo NH thường xem xét mức độ sinh lợi dựa trên cơ sở dư nợ thực tế của NH chứ không phải DSCV. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 31 Theo lý thuyết, số liệu về DNCV phản ánh một cách chính xác nhất thực trạng hoạt động TD của NH là số liệu về dư nợ cho vay bình quân theo ngày, theo tháng. Việc chỉ tiêu này được tính theo một giai đoạn sẽ phản ánh mức trung bình dư nợ theo một thời kì. Nhưng do khó khăn trong việc tính toán và một số điều kiện khách quan khác mà số liệu về DNCV được cung cấp là số liệu ngày 31/12 mỗi năm. Đây là con số thời điểm, nên nó không phản ánh đúng hoàn toàn thực trạng hoạt động cho vay của cả một năm tài chính. Đây là điểm đáng lưu ý khi phân tích DNCV và các tiêu chí khác trong các phần phân tích tiếp theo. DNCV NHTMCP SGCT CN Huế giai đoạn 2013-2015 được thể hiện theo bảng sau: Bảng 2.5: Dư nợ NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) (%) Dư nợ 100 478.540 100 635.437 100 83.619 21,17 156.897 32,79 Theo đối tƣợng KHCN 258.397 65,43 326.413 68,21 451.606 71,07 66.216 25,63 125.193 38,35 KHDN 136.524 34,57 152.127 31,79 183.831 28,93 15.603 11,43 31.704 20,84 Theo thời hạn Ngắn hạn 253.719 75,64 392.930 82,11 552.831 87,00 139.211 54,87 159.901 40,70 Trung-dài hạn 96.202 24,36 85.610 17,89 82.606 13,00 -10.592 -11,01 -3.004 -3,51 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)  Xu hƣớng biến động dƣ nợ cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015: Dư nợ cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế tăng từ 394.921 triệu đồng năm 2013 lên thành 478.540 triệu đồng năm 2014, tương ứng mức tăng 83.619 triệu đồng. Sau đó DNCV tiếp tục tăng vào năm 2015 lên thành 635.437 triệu đồng. DNCV tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2015 cho thấy được mức tăng trưởng tốt về TD tại CN. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 32 2.2.2.5. Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của NH, tỷ lệ VHĐ được sử dụng để cho vay. Chỉ tiêu này có thể dùng để trả lời cho câu hỏi liệu nguồn vốn huy động được của CN có đáp ứng được nhu cầu vay vốn của KH hay không. Chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.6: Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Dư nợ cho vay 394.921 478.540 635.437 Dư nợ cho vay KHCN 258.397 326.413 451.606 Dư nợ cho vay KHDN 136.524 152.127 183.831 Tổng huy động vốn 249.824 270.327 406.398 Dư nợ cho vay/ Vốn huy động (%) 158,08 177,02 156,36 Dư nợ cho vay KHCN/Vốn huy động (%) 103,43 120,75 111,12 Dư nợ cho vay KHDN/Vốn huy động (%) 54,65 56,28 45,23 (Nguồn:Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động trong 3 năm 2013,2014,2015 lần lượt xấp xỉ 158,08%,177,02% và 156,36%. Ở cả 3 năm chỉ số này đến lớn hơn 100%, chứng tỏ CN chưa thực hiện tốt công tác huy động vốn và số lượng vốn huy động tham gia vào cho vay khá thấp. Sự tăng lên của chỉ số này cho thấy dấu hiệu không tốt ở lĩnh vực huy động vốn đáng chú ý, tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống còn 156,36% mặc dù vẫn lớn hơn 100% nhưng cũng là điều đáng khích lệ khi giảm thấp nhất trong giai đoạn này, điều này chứng tỏ cho đến năm 2015, NH thực sự chú trọng hơn vào công tác huy động vốn. Tuy nhiên, những điều vừa phân tích trên chỉ đúng khi xét theo phạm vi của cả NHTM, khi NH tự điều tiết mọi hoạt động của mình. Trên thực tế toàn bộ hệ thống NHTMCP SGCT, tất cả nguồn thu và chi của các CN trên toàn quốc được chuyển về hội sở và từ đó sẽ được cân đối và phân bổ các nguồn lực một cách hợp Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 33 lý. Như vậy, việc cho vay bao nhiêu không phụ thuộc vào doanh số huy động được. Chỉ tiêu dư nợ cho vay trên tổng VHĐ chính vì thế không thể hiện rõ sự mất cân đối trong mối tương quan huy động – cho vay của CN. Với những đặc điểm dân số đông, bản chất chăm làm việc và sở thích tích lũy tài sản bằng vàng và bất động sản lâu năm khó thay đổi được cũng góp phần gây ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và CN SGCT tại Huế nói riêng. Dư nợ cho vay KHCN trên VHĐ có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm cũng khá tương tự với trường hợp dư nợ cho vay KHDN trên VHĐ. So với năm 2013 thì năm 2014 và năm 2015 dư nợ cho vay tại NHTMCP SGCT CN Huế tăng lên đáng kể, việc DSTN giảm liên tục trong thời kì vừa qua dẫn đến điều này là khá hợp lý. 2.2.2.6. Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu và khả năng thu hồi nợ của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.2.6.1. Nợ quá hạn của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 NQH là các khoản nợ mà KH không thể trả nợ cho NH theo đúng thời hạn bởi vì một số lý do nào đó. Chất lượng TD của NHTM càng thấp nếu tỷ lệ NQH so với tổng dư nợ TD càng cao. Tại CN NHTMCP SGCT Huế, nợ được chia thành 5 nhóm như đã trình bày tại phần cơ sở lý thuyết với mục tiêu phục vụ việc quản lý nợ dễ dàng và hạn chế các rủi ro do hoạt động cho vay mang lại. Theo đó, nợ được chia thành 5 nhóm như sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Đây là NQH có khả năng mất vốn, nên cần đặc biệt chú ý. Tình hình NQH tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế được thể hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 34 Bảng 2.7: NQH NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) % NQH 1.325 100 2.480 100 5.669 100 1.155 87,17 3.189 128,59 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 960 72,45 1.950 78,63 4.780 84,32 990 103,13 2.830 145,13 Trung-dài hạn 365 27,55 530 21,37 889 15,68 165 45,21 359 67,74 2. Theo TSĐB Có TSĐB 1.272 96,00 2.306 92,98 4.951 87,33 1.034 81,29 2.645 114,70 Không có TSĐB 53 4,00 174 7,02 718 12,67 121 228,30 544 75,77 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)  Xu hƣớng biến động nợ quá hạn tại NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015: Số liệu từ bảng trên cho thấy một sự tăng mạnh về NQH tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế từ 1.325 triệu đồng năm 2013 lên thành 2.480 triệu đồng vào năm 2014, tăng 1.155 triệu đồng - tương ứng với mức tăng 87,17%. Qua năm 2015, NQH tiếp tục tăng đột biến hơn tiếp theo chiều tăng của năm trước, mức tăng lên đến 128,59% - tương ứng với giá trị tăng là 2.830 triệu đồng. Sự gia tăng nhanh chóng các khoản NQH là tín hiệu đáng ngại đối với NH trong hoạt động cho vay, trong đó nổi bật là sự gia tăng của các khoản NQH ngắn hạn. Từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về cho vay ngắn hạn là cần thiết. Điều này có thể giải thích bởi việc trong giai đoạn này, khách hàng đến giao dịch tại hệ thống NHTM đã có sự thay đổi nhất định trong hành vi tiêu dùng, đó là chuyển đổi từ gửi tiền hay vay tiền từ trung – dài hạn sang ngắn hạn, với mục đích tránh rủi ro về lãi suất khi thị trường giá của các khoản vay có sự biến đổi khó nắm bắt được. Đây cũng chính là tình hình chung diễn ra tại các NHTM hiện nay. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 35 Tuy vậy, khi xét đến tỷ lệ NQH mỗi năm (Công thức: NQH trên tổng dư nợ) thì có thể thấy rằng, tỷ lệ này khá nhỏ trong giai đoạn 2013-2015: Bảng 2.8: NQH trên dư nợ NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 NQH 1.325 2.480 5.669 Tổng dư nợ 265.050 349.300 506.297 NQH/ Tổng dư nợ 0,49% 0,71% 1,12% (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Tỷ lệ NQH là 0,49% vào năm 2013, 0,71% năm 2014 và 1,12% vào năm 2015, tuy NQH có mức tăng lớn nhưng cũng chỉ chiếm đến 1,12% tổng dư nợ cho vay của năm 2015. Như vậy, việc để mức NQH tăng mạnh vào năm 2015 là tín hiệu không tốt nhưng xét đồng thời với tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ khá thấp thì đây chưa được xem là dấu hiệu đáng báo động của NH. NQH của NH có thể rơi vào các trường hợp sau: - NQH do định kì trả nợ ngắn hơn chu kì SXKD của NH hoặc vì một lý do nào đó mà KH chưa thu được tiền bán hàng nên đến kỳ trả nợ mà KH vẫn chưa có tiền để trả. - NQH do KH vay vốn không còn khả năng trả nợ dho NH (KH phá sản, KD thua lỗ, bị lừa đảo, gặp rủi ro thiên tai,). Việc NQH của NH trong giai đoạn 2013-2015 rơi vào trường hợp nào trên đây cũng là không tốt cho NH. So với năm 2013 và năm 2014 thì năm 2015 có thể nói là có sự thay đổi lớn trong chỉ tiêu NQH trên Tổng dư nợ TD tại NHTMCP SGCT CN Huế. Cụ thể, NQH tăng từ 1.325 triệu đồng năm 2014 lên thành 2.480 triệu đồng năm 2014 và 5.669 triệu đồng năm 2015. Tuy NQH tăng cao như vậy, nhưng nguyên nhân chính có thể đến từ việc tăng tốc độ tăng DSCV. Tốc độ tăng NQH lại nhỏ hơn tốc độ tăng Tổng dư nợ nên chỉ tiêu NQH trên Tổng dư nợ năm 2015 mới tăng lên đến 1.12%. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 36 1.325 2.480 5.669 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2013 2014 2015 NQH Biểu đồ 2.3: NQH NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Tỷ trọng các bộ phận thuộc NQH NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015: 960 1.950 4.780 365 530 889 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2013 2014 2015 Ngắn hạn Trung-dài hạn Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng NH Huế theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 37 1.272 2.306 4.951 53 174 718 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2013 2014 2015 Có TSĐB Không có TSĐB Biểu đồ 2.5: NQH NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng theo TSĐB ĐVT: Triệu đồng Do cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trung và dài hạn nên tỷ lệ NQH ngắn hạn chiếm đại đa số là điều khá hợp lý. Nên có thể nói rằng cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế, nghiên cứu về hoạt động này cho thấy sự tăng lên đáng kể của các khoản cho vay ngắn hạn. Đặc biệt tỷ lệ đó tăng lên đến 145,13% vào năm 2015, xu hướng này có thể còn tiếp diễn đối với các năm tiếp theo đây. Các khoản vay không có TSĐB tăng lên đáng kể theo từng năm có thể giải thích bởi sự nới lỏng của điều kiện vay trong công tác thẩm định hoặc là sự tín nhiệm của NH với KH lớn hơn, dựa trên mức độ thân thiết trong mối quan hệ giữa NH và KH như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết. Tuy vậy, tỷ lệ cho vay không có TSĐB so với có TSĐB vẫn còn thấp. 2.2.2.6.2. Nợ xấu NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Nợ xấu của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 38 Bảng 2.9: Nợ xấu NHTMCM Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Nợ xấu 609 1.571 1.873 Tổng dư nợ 265.050 349.300 506.297 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,23% 0,45% 0,37% (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Xét trên dư nợ cho vay, nợ xấu chiểm tỉ trọng khá nhỏ, 0,23% năm 2013, sau đó tăng lên đến 0,45% năm 2014, tương đương 1.571 triệu đồng, tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm xuống còn 0,37% năm 2015. Các NHTM khác nhau có tỷ lệ nợ xấu không giống nhau và đối với mỗi giai đoạn vừa qua thường thì mức nợ xấu trung bình năm trong khoảng trên dưới 5%, so với mức trung bình như vậy thì tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay ở mức này của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế là một điều đáng khích lệ. 2.2.2.6.3. Khả năng thu hồi nợ của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 So sánh giữa nợ xấu và nợ quá hạn ta có bảng dưới đây: Bảng 2.10: Khả năng thu hồi nợ NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Nợ xấu 609 1.571 1.873 NQH 1.325 2.480 5.669 Nợ xấu/NQH (%) 45,96 63,34 33,04 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Tỷ lệ nợ xấu trên NQH tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế là 45,96% năm 2013, sau đó tăng cao đến 63,34% năm 2014, chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao, khó thu hồi. Tuy nhiên tỷ lệ này giảm thấp còn 33,04% năm 2015. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 39 609 1.571 1.873 1.325 2.480 5.669 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2013 2014 2015 Nợ xấu NQH Biểu đồ 2.6: NQH và nợ xấu NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Nợ xấu được gây ra bởi hai nguyên nhân như đã phân tích, tuy nhiên ở trường hợp này, tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục và tăng cao. Đây là điều gây ra bởi yếu tố như KH phá sản, KD thua lỗ, bị lừa đảo, gặp rủi ro về thiên tai Điều này đòi hỏi NH phải có biện pháp xử lý hoặc gia hạn nợ cho KH, tạo cơ hội cho KH tái sản xuất để có nguồn trả nợ. Đồng thời, việc tỷ lệ này tăng cao do KH gặp các điều kiện bất lợi như trên nên có thể nói rằng việc thu hồi nợ của chuyên viên TD không phải là nguyên nhân chính. 2.2.2.6.4. Khả năng bù đắp nợ xấu của NHTMCP SGCT CN Huế giai đoạn 2013-2015 Đây là tiêu chí phản ánh khả năng bù đắp các khoản nợ xấu của NH qua trích lập dự phòng rủi ro tổn thất nợ. Tỷ lệ này lớn hơn 100% thì khả năng bù đắp được toàn bộ nợ xấu của NH tốt, rủi ro hoạt động cho vay được dự báo và quản lý tốt (theo mô hình CAMELS). Tuy nhiên, nếu dự phòng vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình huống lãng phí nguồn vốn, làm mất đi một cơ hội KD của NH. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 40 Bảng 2.11 : Khả năng bù đắp nợ xấu NHTMCP SGCCT CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Dự phòng rủi ro 3.611 6.708 6.143 Nợ xấu 609 1.571 1.873 Khả năng bù đắp nợ xấu (lần) 5,93 4,27 3,28 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Như vậy, trong giai đoạn 2013-2015, CN luôn chứng tỏ khả năng bù đắp nợ xấu rất tốt. Đồng thời dự báo ngày càng sát với thực tế về khả năng bù đắp nợ xấu, bằng chứng là số liệu về khả năng bù đắp nợ xấu ngày càng tiến tới 100% (1 lần), vừa có thể bù đắp tốt tổn thất nợ và tránh lãng phí cơ hội KD. 2.2.2.7. Chỉ tiêu vòng quay vốn TD tín dụng của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu vòng quay vốn TD dùng để xét xem NH có sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thì hoạt động NH càng hiệu quả, thể hiện công tác thu hồi nợ của NH được thực hiện tốt, đồng vốn đầu tư quay vòng, không bị ứ đọng. Bảng 2.12: Vòng quay vốn TD NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh số thu nợ 446.596 785.249 1.164.716 Dư nợ 265.050 349.300 506.297 Vòng quay vốn TD (vòng) 1,68 2,25 2,3 (Nguồn: Phòng Kế toàn NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Chỉ tiêu vòng quay vốn TD tăng qua các năm cho thấy CN thực hiện khá tốt công tác thu hồi nợ, dù tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Đặc biệt tỉ lệ này tăng mạnh năm 2014 cho thấy NH đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện công tác này. DSTN tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ TD cho thấy hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 41 2.2.2.8. Các chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.2.8.1. Lợi nhuận hoạt động cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Mục tiêu cuối cùng của một NHTMCP, cũng giống với một DN, chính là tìm kiếm và tối đa hóa LN của mình. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính yếu của một NHTM. Do đó việc phân tích tình hình cho vay của một NHTM không thể không kể đến yếu tố LN do hoạt động cho vay mang lại. LN hoạt động cho vay cùng các chỉ tiêu liên quan được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.13: Lợi nhuận cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (+/-) % (+/-) % LN cho vay 4.101 100 6.328 100 5.871 100 2.227 54,30 -457 -7,22 LN cho vay KHCN 2.884 70,32 4.136 65,36 3.818 65,03 1.252 43,41 -318 -7,69 LN cho vay KHDN 1.217 29,68 2.192 34,64 2.053 34,97 975 80,12 -139 -6,34 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế)  Xu hƣớng lợi nhuận cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015: LN hoạt động cho vay tăng từ 4.101 triệu đồng năm 2013 lên thành 6.328 triệu đồng năm 2014 tương ứng tỷ lệ 54,30%. Tuy nhiên sau đó LN cho vay giảm còn 5.871 triệu đồng năm 2015. Mặc dù tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức giảm nhẹ.  Tỷ trọng LN cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng CN Huế giai đoạn 2013-2015: Trong đó, LN cho vay KHCN luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn LN cho vay KHDN trong cả 3 năm. Theo số liệu từ bảng trên, tỷ trọng LN cho vay KHCN luôn chiếm từ 65% đến 70%, còn lại là LN cho vay KHDN. Có thể trong những năm tới Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 42 tỷ lệ này vẫn giữ nguyên xu hướng, CN có thể tích cực hơn trong mảng cho vay KHDN để thay đổi tỷ lệ LN cho vay theo đối tượng. 2.2.2.8.2. Chỉ tiêu về suất sinh lời hoạt động cho vay (Lợi nhuận cho vay/Dư nợ cho vay) của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 Bảng 2.14: Tỷ suất sinh lời hoạt động cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 LN hoạt động cho vay 4.101 6.328 5.871 LN hoạt động cho vay KHCN 2.884 4.136 3.818 LN hoạt động cho vay KHDN 1.217 2.192 2.053 Dư nợ 394.921 478.540 635.437 LN cho vay/Dư nợ (%) 1,04 1,32 0,92 LN hoạt động cho vay KHCN/Dư nợ (%) 0,73 0,86 0,60 LN hoạt động cho vay KHDN/Dư nợ (%) 0,31 0,46 0,32 (Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản vay, cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng LN. Tỷ lệ này cao tức là LN mà hoạt động cho vay mang lại lớn. Từ các số liệu trên, có thể thấy rằng tỷ lệ này giảm qua cả giai đoạn, từ 1,04% năm 2013 tăng lên thành 1,32% năm 2014 và cuối cùng giảm còn 0,82% năm 2015. Mặc dù mức độ tăng giảm là không lớn tuy nhiên xu hướng giảm của chỉ số báo hiệu một điều đáng chú ý. LN cho vay tăng trong năm 2014 trong khi dư nợ cho vay tăng với tốc độ nhẹ hơn chính là nguyên nhân khiến chỉ số LN cho vay/ Dư nợ tăng trong năm này. 2.2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.3.1. Những kết quả đạt được Nguồn VHĐ không ngừng tăng qua các năm, đây là một điều kiện thuận lợi đối với NH và công tác cho vay tại CN. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 43 NH đã từng bước chuyển dịch theo xu hướng tốt, DSCV và DSTN tăng lên đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu và NQH nói chung đều ở ngưỡng tỷ lệ thấp và trong tầm kiểm soát được. Sở dĩ có kết quả như trên là nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát trong hoạt động tín dụng của Ban lãnh đạo NH, từ việc ban hành các văn bản về lãi suất, quyền phán quyết cho tới việc triển khai và thường xuyên chấn chỉnh việc thực hiện các quy định đó 2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Mặc dù có tín hiệu khả quan như vậy, nhưng NH vẫn còn mắc phải không ít những thiếu sót, hạn chế: Chưa có chiến lược nguồn vốn hợp lý, tỷ lệ vốn huy động tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của KH. Hình thức huy động vốn chưa đa dạng phong phú, phần lớn còn theo lối truyền thống, chưa thực hiện được các dịch vụ trọn gói, liên kết để bắt kịp với sự cạnh trang trong tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng hiện đại như: hệ thống thanh toán, rút tiền tự động, dịch vụ NH tại nhà đã không còn quá xa lạ đối với người dân nữa. Chất lượng tín dụng cũng có những tín hiệu xấu, mặc dù trong tầm kiểm soát nhưng các chỉ số về nợ quá hạn, nợ xấu vẫn tăng lên. Đặc biệt lại rơi chủ yếu vào NQH, là nguồn vốn chủ yếu và có chi phí thấp của NH. Công tác marketing còn nhiều hạn chế, chưa chủ động tìm đến khách hàng. Các nguyên nhân:  Về mặt các doanh nghiệp: Hạn chế về vốn: DN Việt Nam có một đặc thù là nguồn vốn chủ sở hữu thấp, phần lớn vốn KD là vốn đi vay từ các NH, chính điều này đã làm cho NH luôn đối đầu với các rủi ro cao khi cho DN vay vốn. Có thể nói kết quả KD của NH phụ thuộc phần lớn vào kết quả KD của DN, nếu DN gặp rủi ro trong KD hay có nguy cơ phá sản thì điều đó có nghĩa là NH có khả năng mất vốn cao. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 44 Hạn chế về năng lực quản lý: Việt Nam là một nước từ phong kiến đi lên, tuy đã nhiều năm đổi mới nhưng tư tưởng lạc hậu trong quản lý vẫn in sâu trong tâm thức của con người. Điều đó khiến cho các DN, đặc biệt là DNNN gặp nhiều khó khăn trong quản lý. Hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO và TPP, sự cạnh tranh của các DN nội với làn sóng cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài thì yếu kém trong quản lý càng dễ gây ra rủi ro đối với các NH. Số liệu tài chính của DN không trung thực: Một thực tế diễn ra nhiều năm nay là tình trạng các DN vay vốn luôn đối phó với các NH thông qua việc cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được qua kiểm duyệt. Các chuẩn mực kế toán được ban hành nhưng phần lớn DN chưa thực hiện nghiêm túc. Điều này gây ra khó khăn cho NH trong việc nắm bắt tình hình hoạt động SXKD, dẫn đến ra quyết định cho vay không đúng đắn.  Từ phía chi nhánh: Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa nắm bắt, dự đoán kịp thời thông tin về thị trường, về doanh nghiệp vay vốn. Hơn nữa sự chuyên môn hóa chưa cao, mỗi cán bộ TD phải làm nhiều việc với rất nhiều loại hình KH khác nhau với đủ ngành nghề, điều này gây khó khăn cho cán bộ TD. Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định chỉ đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu và rất khó để so sánh với đơn vị khác. Việc quản lý, đốc thúc thu hồi nợ còn mang tính tư tưởng cho vay càng nhiều càng tốt nên sau cho vay không được chú ý. Các công cụ marketing là công cụ lý tưởng để phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của NHTM, tuy nhiên CN chưa thực sự coi trọng và cũng chưa có nhiều nỗ lực để nghiên cứu và phát triển.  Các nhân tố khách quan khác: Sự cạnh tranh gay gắt chính là yếu tố không thể bỏ qua khi nói về ngành NH, ở nước ta hiện nay có rất nhiều NH với quy mô khác nhau. Hệ thống NHTM không ngừng nỗ lực để đưa ra các chiến lược thu hút khách. Điều này đòi hỏi CN cần nỗ lực nhiều hơn nữa để bắt kịp xu hướng phát triển chung của ngành. Môi trường pháp lý không thuận lợi và có nhiều thay đổi. Trường Đại học Ki tế Đại học uế Khóa luận tốt nghiệp 45 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY Để có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển hoạt động cho vay tại CN NHTMCP Sài Gòn Công Thương Huế nói riêng và toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung thì trước tiên chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ về xu hướng của thời đại mới, nói cách khác đó chính là xu hướng hội nhập và những quy luật của nó đã tác động đến hệ thống NH Việt Nam như thế nào. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải biết những nhân tố nào có khả năng gây ảnh hưởng đối với chất lượng tín dụng của các NH nói chung và chất lượng hoạt động cho vay nói riêng. Hiểu rõ được tất cả những điều đó chúng ta sẽ đưa ra được các biện pháp cần thiết, hiệu quả và phù hợp để thúc đẩy hoạt động TD. 3.1. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động cho vay trong thời kì hội nhập quốc tế 3.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế về NH Hội nhập quốc tế là quá tình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với nền kinh tế khu vực và thẻ giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập quốc tế về NH của một nền KT là mức độ mở cửa về hoạt động NH giữa nền KT đó với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Mức độ mở cửa hội nhập về hoạt động NH là mức độ giao dịch về các nghiệp vụ TD, tiền tệ, thanh toán của một nền KT với thế giới bên ngoài. Bản chất của việc này là giao lưu về hoạt động của hệ thống NH nội địa với bên ngoài. 3.1.2. Tính cạnh tranh quốc tế Cũng với dòng chảy hội nhập đó, cạnh tranh NH bây giờ không còn là cạnh tranh giữa các NH nội nữa, mà đó là làn sóng cạnh tranh lớn hơn từ bên ngoài. Việc này theo chiều hướng tích cực đòi hỏi các NH trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, công nghệ Tuy nhiên nếu không bắt kịp, nó sẽ khiến NH rơi vào khủng hoảng, bởi các biến động KT có mức độ lan rộng ra phạm vi toàn cầu, những rủi ro như biến động Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 46 chính trị, thiên tai, không còn là trong phạm vi quốc gia nữa. Ví dụ điển hình như cuộc khủng hoảng năm 2007 và hậu quả sau đó của nó trên toàn cầu. 3.1.3. Cơ hội và thách thức cho NH Các NH Việt Nam nắm giữ số lượng lớn thị phần tài chính trong nước, làm cho các đối thủ ngoại tham gia sau có vài phần khó khăn. Từ lợi thế này, NH trong nước có cơ hội nâng cao vị thế của mình. Hơn nữa sự tham gia của hệ thống ngân hàng nước ngoài đòi hỏi luật pháp phải được hoàn thiện hơn, tạo tính minh bạch. Tuy nhiên, năng lực của khối NH nội vẫn còn yếu kém, thứ hai là vấn đề đổi mới công nghệ, cộng với trình độ quản lý chưa cao sẽ gây nhiều bất lợi. 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay 3.2.1. Giải pháp mở rộng quy mô cho vay 3.2.1.1. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận này sẽ thực hiện các công tác như marketing NH và nghiên cứu mảng thị trường tiềm năng mà NH có thể tiến hành cho vay. Đây là hình thức quảng bá và mang các dịch vụ NH đến gần hơn nữa với KH. Các hình thức khuyến mãi nên được áp dụng thường xuyên hơn. Bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ xác định nhu cầu vốn vay trên thị trường, khả năng cung ứng vốn và năng lực thị phần hiện có của NH, đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý. Ngoài ra, NH cũng phải chú trọng đến nhu cầu về sản phẩm của KH vì thị trường này ngày càng đa dạng và các đối thủ luôn nghiên cứu để lấp đầy. 3.2.1.2. Đa dạng hóa phương thức huy động Nền KT càng phát triển, lượng cho vay của các NHTM càng tăng mạnh và các loại hình càng phong phú hơn. Nguồn vốn huy động như đã phân tích trong khóa luận này, là nguồn cung ứng chủ yếu cho hoạt động cho vay, muốn mở rộng hoạt động cho vay thì trước tiên cần phải tăng mức huy động vốn. Đặc biệt tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho vay. Các hình thức đa dạng hóa huy động vốn có thể kể đến như sau: mở thẻ ATM miễn phí, thẻ đồng liên kết đồng thương hiệu, lãi suất huy động tốt Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 47 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng cho vay Tỷ lệ NQH, nợ xấu tăng cần được quản lý chặt chẽ hơn, để nó luôn nằm trong tầm kiểm soát. Điều cần làm lúc này chính là nâng cao chất lượng thu thập thông tin, công tác thẩm định đạt hiệu quả đòi hỏi thông tin đầy đủ về KH và dự án SXKD, đầu tư Nguồn thông tin do KH cung cấp đôi lúc không trung thực, do đó phải tìm hiểu thông qua các đối tác, chủ nợ khác của KH, hay từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, NH còn phải nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Phải xem xét tính xác thực và độ tin cậy của thông tin đưa vào xử lý. Chỉ tiêu định lượng là thước đo khá dễ dàng nắm bắt, còn chỉ tiêu định lượng lại rất khó nhưng không kém phần quan trọng. Đánh giá tư cách của người vay, khả năng quản lý hoặc các biến động khác cần được lưu ý. Tóm lại trong đời sống hiện đại và hoạt động NH diễn ra khá sôi động như hiện nay, việc phát triển internet cho KH nhiều lựa chọn hơn trong quyết định giao dịch. Ngoài các giải pháp về cơ sở vật chất thì trình độ nghiệp vụ của các bộ TD cũng là yếu tố quan trọng. Cán bộ TD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, còn phải giỏi về công nghệ là điều hết sức cần thiết trong phát triển NH. Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 48 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt đƣợc Đề tài đã khái quát được cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM và hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động cho vay, bao gồm hệ thống chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Các hệ thống chỉ tiêu được đưa ra bởi các chuyên gia và sự tham khảo các đề tài nghiên cứu tương tự từ các khóa trước, cộng thêm các đánh giá chủ quan của người làm khóa luận. Đề việc nghiên cứu được thực hiện toàn diện, đề tài đã phân tích hoạt động cho vay của NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế trên góc nhìn của NHTM và cố gắng mở rộng thêm góc nhìn của KH vay vốn. Đối với hệ thống các chỉ tiêu định lượng, đề tài chỉ rõ tình hình cho vay tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế giai đoạn 2013-2015. Đối với hệ thống các chỉ tiêu định lượng, đề tài có sự tham khảo ý kiến, phỏng vấn các chuyên gia là chuyên viên phòng Kinh doanh NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đề tài đã chỉ ra được những điều CN đạt được cũng như một số tồn tại của hoạt động cho vay tại NHTMPC Sài Gòn Công Thương CN Huế, để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như mở rộng quy mô hoạt động cho vay. 2. Hạn chế Tuy có sự cố gắng tìm kiếm các chỉ tiêu để hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu định lượng và định tính, phục vụ cho phân tích, nhưng bản thân tôi nhận thấy việc phân tích hoạt động cho vay NHTMCP Sài Gòn Công Thương vẫn chưa được thực hiện đủ độ sâu trên tất cả các phương diện. Giả định toàn bộ các thông tin và số liệu có được từ sự cung cấp của NH là hoàn toàn chính xác, phản ánh đúng tình trạng hoạt động cho vay của NH, tuy nhiên có thể bị vi phạm bởi một số nguyên nhân về bảo mật của hệ thống NH. Các giải pháp đề xuất mang tính chủ quan của người làm nghiên cứu cao, trên cơ sở phân tích và vì thế chúng chỉ mang tính tham khảo. Trường Đại học Kinh tế Đại học uế Khóa luận tốt nghiệp 49 3. Hƣớng phát triển của đề tài Hướng nghiên cứu 1: Nghiên cứu hoạt động cho vay tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế trong giai đoạn dài hơn để tìm ra hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra quy luật biến động của các chỉ tiêu này (nếu có) Hướng nghiên cứu 2: Phân tích tình hình cho vay tại các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Hướng nghiên cứu 3: Phân tích tình hình cho vay theo tiêu chí cụ thể: Cho vay KHCN, cho vay KHDN, cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay không có tài sản bảo đảm tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương CN Huế. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Nguyễn Minh Kiều (Nhà xuất bản Thống kê, năm 2009) 2. Giáo trình Quản trị Ngân hàng – Trần Huy Hoàng và cộng sự (Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2010) 3. Giáo trình Quản trị tại chính – Eugene F.Brighham, Joel F.Houston (Bản dịch của Nguyễn Thị Cành và cộng sự; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2009). 4. Giáo trình Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Miskin (Bản dịch của Nguyễn Quang Cư và Nguyễn Đức Dỵ; Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, năm 1999). 5. Website: Saigonbank.com.vn Wikipedia.com Cafef.vn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_phan_anh_thy_3839.pdf
Luận văn liên quan