Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế

Diễn biến kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tốt hơn so với các nước kinh tế khác, thu nhập của người dân cũng ngày một được cải thiện. Thu nhập tăng kéo theo nhu cầu về chi tiêu tăng mạnh. Do đó, cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên tiềm năng và hấp dẫn đối với cả NH và KH. Trong thời gian tới, NHNN sẽ thực hiện nới lỏng tín dụng nhằm đưa tín dụng về mức hợp lý mà không làm gia tăng lạm phát. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường cho vay tiêu dùng vốn xưa nay còn bị hạn chế bởi các rào cản từ phía NHNN. Song song với tiềm năng lợi nhuận, vay tiêu dùng có chứa đựng nhiều rủi ro do đối tượng vay phần lớn là KHCN, khó xác minh được mục đích sử dụng vốn, thu nhập cũng như lịch sử tín dụng. ACB Huế cần lưu ý để có thể có chính sách giám sát, thẩm định KH hiệu quả. Qua phân tích tình hình vay tiêu dùng giai đoạn 2007-2011 của ACB Huế có thể nhận thấy, cho vay tiêu dùng ở chi nhánh còn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn tuy nhiên có dấu hiệu tăng trưởng khá qua các năm. Đề tài đã cơ bản giải quyết được những mục tiêu đề ra:  Hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan đến ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng.  Nghiên cứu tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay, thời hạn vay, hình thức đảm bảo, đối tượng vay, sản phẩm vay giai đoạn 2007-2011. Đại học Kinh tế Huế

pdf66 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng ở chi nhánh ngày càng được cải thiện, tạo tiền đề để NH mở rộng hoạt động cấp tín dụng tiêu dùng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 37 2.2.3 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay 2.2.3.1 Doanh số cho vay Bảng 2.7 – Doanh số cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo mức vốn vay ĐvT: triệu Đồng (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Tổng doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm nhưng mức tăng giảm đối với mỗi mức vốn vay là khác nhau. Trong khi mức vay từ 200 triệu đến 500 triệu - chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh số - tăng trưởng khá ổn định thì mức vay dưới 200 triệu biến động tăng giảm khá lớn, mức vay trên 500 triệu trong 1 năm trở lại có xu hướng tăng chậm. Cụ thể doanh số cho vay đối với mức vốn vay dưới 200 triệu giảm mạnh vào năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011, phù hợp với việc doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn tăng cao vào năm ngoái, do nhu cầu vốn để tiêu dùng nhỏ tạm thời trong người dân khá cao. KH sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng phần lớn là KH có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, tiêu dùng mua sắm nên mức vốn vay từ 200-500 triệu là khá phổ biến thích hợp với yêu cầu của KH. Thời hạn các khoản vay này thường là trung hạn. Đáng chú ý là doanh số cho vay của các khoản vay trên 500 triệu, thường có thời hạn vay dài đang có xu hướng tăng, mặc dù năm vừa rồi doanh số chỉ tăng nhẹ. Các sản phẩm vay tiêu dùng với mức vốn vay trên thường phục vụ cho mục đích sửa chữa nhà cửa lớn, mua xe ôtô, du học... thể hiện mức sống của người dân trên địa bàn ngày càng nâng cao, nhu cầu tiêu dùng lớn vì thế cũng gia tăng. Các khoản vay với mức vốn vay lớn sẽ mang lại cho NH nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về khả năng trả nợ dài hạn của KH. Vì thế NH cần phải chú trọng đến vấn 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Dưới 200 triệu 4,013 4,870 6,073 4,131 5,012 21.4% 24.7% -32.0% 21.3% Từ 200 triệu đến dưới 500 triệu 43,052 45,370 47,913 49,981 53,491 5.4% 5.6% 4.3% 7.0% Trên 500 triệu 10,653 9,886 11,238 13,244 13,904 -7.2% 13.7% 17.9% 5.0% Tổng 57,718 60,126 65,224 67,356 72,407 4.2% 8.5% 3.3% 7.5% Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 38 đề thẩm định hồ sơ cũng như quan tâm hơn đến tình hình tài chính và việc sử dụng vốn trong thời gian vay vốn. 2.2.3.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.8 – Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo mức vốn vay ĐvT: triệu Đồng (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Từ bảng 2.8 có thể thấy mức độ tăng giảm của doanh số thu nợ luôn bám sát với doanh số cho vay. Tuy nhiên doanh số thu nợ với mỗi mức vốn khác nhau có sự biến động khác nhau. Đáng chú ý là các khoản vay từ 200 triệu đến 500 triệu có doanh số thu nợ tăng trưởng khá ổn định, trái lại các khoản vay trên 500 triệu có doanh số thu nợ có nhiều biến động, thể hiện khả năng trả nợ trong dài hạn của một số đối tượng KH là không cao, NH cần rà soát và giám sát KH để đảm bảo công tác thu nợ cho NH. Doanh số thu nợ với các khoản vay dưới 200 triệu giảm trong năm 2009 và 2010 nhưng tăng trưởng cao trở lại vào năm 2011, một lần nữa thể hiện năng lực thu hồi nợ của NH cũng như ý thức trả nợ của KH đối với các khoản vay nhỏ đã có xu hướng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó còn thể hiện chất lượng các khoản vay, nhất là các khoản vay nhỏ cũng được chi nhánh quan tâm và nâng cao hơn. 2.2.3.3 Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Dưới 200 triệu 4,312 5,413 5,019 3,277 4,531 25.5% -7.3% -34.7% 38.3% Từ 200 triệu đến dưới 500 triệu 40,179 42,173 45,132 48,137 50,163 5.0% 7.0% 6.7% 4.2% Trên 500 triệu 11,238 10,530 14,006 14,532 12,665 -6.3% 33.0% 3.8% -12.8% Tổng 55,729 58,116 64,157 65,946 67,359 4.3% 10.4% 2.8% 2.1% Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 39 Bảng 2.10 – Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo mức vốn vay ĐvT: triệu đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Dư nợ Giátrị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Dưới 200 triệu 940 3.4% 397 1.3% 1,451 4.8% 2,305 7.2% 2,786 7.5% -57.8% 265.5% 58.9% 20.9% Từ 200 triệu đến dưới 500 triệu 21,173 77.1% 24,370 82.7% 27,151 88.9% 28,995 90.8% 32,323 87.4% 15.1% 11.4% 6.8% 11.5% Trên 500 triệu 5,344 19.5% 4,700 16% 1,932 6.3% 644 2% 1,883 5.1% -12.1% -58.9% -66.7% 192.4% Tổng 27,457 100% 29,467 100% 30,534 100% 31,944 100% 36,992 100% 7.3% 3.6% 4.6% 15.8% Nợ quá hạn Dưới 200 triệu 197 34.9% 142 34.5% 94 30.9% 89 39.4% 92 53.5% -27.9% -33.8% -5.3% 3.4% Từ 200 triệu đến dưới 500 triệu 252 44.7% 222 53.9% 182 59.9% 123 54.4% 68 39.5% -11.9% -18.0% -32.4% -44.7% Trên 500 triệu 115 20.4% 48 11.6% 28 9.2% 14 6.2% 12 7.0% -58.7% -41.2% -50.0% -14.3% Tổng 564 100% 412 100% 304 100% 226 100% 172 100% -27.1% -26.1% -25.7% -23.9% Nợ quá hạn/Dư nợ 2.06% 1.4% 1% 0.71% 0.46% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 40 Qua bảng số liệu 2.10, có thể thấy dư nợ đối với các khoản tín dụng tiêu dùng có mức vốn vay từ 200 triệu đến 500 triệu luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Như đã nói ở trên, mức vốn vay này là mức vốn vay phổ biến nhất ở chi nhánh. Dư nợ đối với mức vốn vay dưới 200 triệu và từ 500 triệu trở lên có biến động nhưng không thể hiện xu hướng rõ rệt, có mức tăng giảm chưa ổn định. Tuy nhiên có thể nhận thấy dư nợ của khoản vay từ 500 triệu tăng mạnh vào năm 2011. Nợ quá hạn đối với mức vốn vay từ 200 triệu đến 500 triệu qua các năm có xu hướng giảm mạnh, thể hiện chất lượng thẩm định, công tác quản lý nợ của NH và ý thức trả nợ của KH được cải thiện khá tốt. Mặc dù có doanh số thu nợ cao nhưng nợ quá hạn đối với các khoản vay dưới 200 triệu vẫn còn tăng cao, chứng tỏ vẫn còn một bộ phận KH nhỏ có ý thức trả nợ kém, NH cần quan tâm xử lý. Các khoản vay lớn từ 500 triệu trở lên luôn được NH chú trọng ở công tác thẩm định và thời gian thẩm định dài hơn, các khoản vay từ 1 tỷ trở lên phải trình Hội sở phê duyệt. Do đó đối với mức vay này qua các năm mặc dù có doanh số thu nợ còn biến động nhưng nợ quá hạn nhìn chung là giảm. 2.2.4 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 2.2.4.1 Doanh số cho vay Bảng 2.10 – Doanh số cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo hình thức đảm bảo ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Có TSĐB 49,730 56,492 60,471 64,752 70,207 13.6% 7% 7.1% 8.4% Không có TSĐB 7,988 3,634 4,753 2,604 2,200 -54.5% 30.8% -45.2% -15.5% Tổng 57,718 60,126 65,224 67,356 72,407 4.2% 8.5% 3.3% 7.5% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Với số liệu bảng 2.10, có thể nhận thấy thấy doanh số cho vay có TSĐB tăng trưởng đều đặn qua các năm trong khi hình thức cho vay tín chấp (không có TSĐB) lại giảm mạnh. Tại chi nhánh, TSĐB chủ yếu là bất động sản đối với phần lớn các khoản vay trung dài hạn, đảm đảo bằng giấy tờ có giá đối với các khoản vay ngắn và trung hạn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 41 Tuy nhiên, đảm bảo bằng bất động sản vẫn là phổ biến hơn cả. Giấy tờ có giá chủ yếu là hình thức cầm cố sổ tiết kiệm phục vụ cho mục đích tiêu dùng ngắn và trung hạn của KH, chờ đến lúc sổ tiết kiệm đáo hạn KH sẽ sử dụng khoản tiền này để tất toán khoản vay. Hình thức vay tín chấp lại bị hạn chế trong những năm gần đây do NH nhận thấy rủi ro của hình thức này khá cao trong giai đoạn diễn biến kinh tế còn nhiều bất ổn. Các khoản vay tín chấp chỉ được NH áp dụng cho nhóm KH có thu nhập ổn định chủ yếu từ lương và công tác thẩm định cũng được NH thực hiện khắt khe hơn. 2.2.4.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.11 – Doanh số thu nợ vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại ACB Huế ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Có TSĐB 47,531 54,132 60,137 60,945 65,017 13.9% 11.1% 1.3% 6.7% Không có TSĐB 8,198 3,984 4,020 5,001 2,342 -51.4% 0.9% 24.4% -53.2% Tổng 55,729 58,116 64,157 65,946 67,359 4.3% 10.4% 2.8% 2.1% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Thông thường có thể nhận thấy doanh số thu nợ biến động cùng với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ đối với các khoản vay có TSĐB năm 2009 tăng trưởng chậm hơn so với năm 2008 và năm 2010 chỉ tăng trưởng nhẹ. Công tác thu hồi nợ năm 2010 có nhiều khó khăn nhưng nó đã được cải thiện nhiều vào năm 2011. Doanh số thu nợ năm 2011 tăng 6.7% so với năm 2010 trong khi chỉ tiêu này năm 2010 chỉ tăng 1.3%, thể hiện nỗ lực của NH trong công tác quản lý nợ và rà soát các khoản vay. Tuy nhiên, doanh số thu hồi nợ đối với các khoản vay tín chấp giảm khá mạnh đặc biệt là vào năm 2011, giảm hơn 53% so với năm 2010, do năm 2010 và 2011, NH có chủ trương hạn chế cho vay tín chấp và chủ yếu tập trung thu hồi các khoản nợ đến hạn. Vì vậy, doanh số thu nợ đối với các khoản vay tín chấp giảm phần lớn là do nguyên nhân khách quan. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 42 2.2.4.3 Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.12 – Dư nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại ACB Huế ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Dư nợ Có TSĐB 24,350 26,710 27,044 30,851 36,041 9.69% 1.25% 14.08% 16.82% Không có TSĐB 3,107 2,757 3,490 1,093 951 -11.26% 26.59% -68.68% -12.99% Tổng 27,457 29,467 30,534 31,944 36,992 7.32% 3.62% 4.62% 15.8% Nợ quá hạn Có TSĐB 476 364 286 202 132 -23.53% -21.43% -29.37% -34.65% Không có TSĐB 88 48 18 24 40 -46.09% -62.2% 33.33% 66.67% Tổng 564 412 304 226 172 -27.06% -26.14% -25.66% -23.89% Nợ quá hạn/Dư nợ 2.06% 1.4% 1% 0.71% 0.46% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Song song với hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của NH đối với các khoản vay tiêu dùng theo từng loại hình TSĐB cũng có nhiều biến động. Cụ thể, dư nợ với các khoản vay có TSĐB tăng trưởng ổn định và mức tăng năm sau thường cao hơn năm trước. Như vậy ACB Huế đang chú trọng phát triển cung cấp các sản phẩm vay có tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ sau này. Trái lại, dư nợ đối với hình thức vay tín chấp tiếp tục giảm mạnh. Tuy hình thức này mang lại nhiều rủi ro, nhưng NH cũng nên quan tâm phát triển đối với các KH chuẩn nhằm tạo mối quan hệ gắn bó giữa NH với KH. Hình thức vay có TSĐB đem lại rủi ro thấp hơn, thể hiện ở chỉ tiêu nợ quá hạn qua các năm giảm liên tục. Trong khi nợ quá hạn còn tăng đối với hình thức vay tín chấp. NH cần chú trọng hơn đến việc thẩm định đối tượng KH vay tín chấp để đảm bảo chất lượng khoản vay. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 43 2.2.5 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay 2.2.5.1 Doanh số cho vay ĐvT: triệu Đồng Biểu đồ 2.4 – Doanh số cho vay tiêu dùng ACB Huế theo đối tượng vay Hai ngành nghề đối tượng KH chủ yếu mà ACB Huế cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng là cán bộ công nhân viên (những người có thu nhập ổn định từ lương) và tự doanh (tự kinh doanh, có thể là chủ hộ kinh doanh hoặc DNTN..). Từ biểu đồ 2.4 có thể nhận thấy doanh số cho vay đối với cán bộ công nhân viên và tự doanh chiếm tỷ trọng xấp xỉ bằng nhau trong tổng doanh số. Mặc dù vậy, 2 năm trở lại đây, doanh số cho vay đối với cán bộ công nhân viên có mức tăng trưởng cao hơn so với tự doanh, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của bộ phận nhân viên có thu nhập từ lương. Đây cũng là đối tượng tiềm năng mà chi nhánh cần quan tâm trong thời gian tới bởi cán bộ công nhân viên là đối tượng có thu nhập ổn định nên có ít rủi ro vỡ nợ. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2007 2008 2009 2010 2011 Cán bộ công nhân viên Tự doanh Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 44 2.2.5.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.13 – Doanh số thu nợ vay tiêu dùng tại ACB Huế theo đối tượng vay ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Tự doanh 32,148 34,012 35,109 34,079 33,703 5.8% 3.2% -2.9% -1.1% Cán bộ công nhân viên 23,581 24,104 29,048 31,867 33,656 2.2% 20.5% 9.7% 5.6% Tổng 55,729 58,116 64,157 65,946 67,359 4.3% 10.4% 2.8% 2.1% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Doanh số thu nợ vay thể từ năm 2007 đến năm 2009 tăng đối với cả hai đối tượng vay, cao nhất vào khoảng 20.5%. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, mức tăng này có xu hướng chững lại và thậm chí doanh số thu nợ đối với đối tượng tự doanh còn giảm, cho thấy ý thức trả nợ của đối tượng cán bộ nhân viên nhìn chung là cao hơn so với đối tượng tự doanh. 2.2.5.3 Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.14 – Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo đối tượng vay ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Dư nợ Tự doanh 14,010 12,810 11,832 12,862 16,258 -8.6% -7.6% 8.7% 26.4% Cán bộ công nhân viên 13,447 16,657 18,702 19,082 20,734 23.9% 12.3% 2.0% 8.7% Tổng 27,457 29,467 30,534 31,944 36,992 7.3% 3.6% 4.6% 15.8% Nợ quá hạn Tự doanh 302 262 217 186 154 -13.2% -17.2% -14.3% -17.2% Cán bộ công nhân viên 262 150 87 40 18 -43.0% -41.9% -54.0% -55.0% Tổng 564 412 304 226 172 -27.1% -26.1% -25.7% -23.9% Nợ quá hạn/Dư nợ 2.1% 1.4% 1% 0.7% 0.5% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 45 Từ bảng 2.14 có thể nhận thấy tỷ trọng của 2 đối tượng KH so với tổng dư nợ và nợ quá hạn không có xu hướng rõ rệt. Dư nợ đối với đối tượng tự doanh giảm mạnh vào năm 2008 và năm 2009 nhưng tăng trở lại vào 2 năm sau đó, trong khi đối tượng cán bộ công nhân viên duy trì được mức tăng trưởng khá, chứng tỏ NH đã chú trọng đến việc đa dạng hóa đối tượng KH nhằm giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ. Nợ quá hạn ở cả hai đối tượng đều giảm qua các năm. Trong đó nợ quá hạn của đối tượng cán bộ công nhân viên giảm mạnh hơn, một lần nữa chứng tỏ ý thức trả nợ của đối tượng này là khá tốt. 2.2.6 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 2.2.6.1 Doanh số cho vay Bảng 2.15 – Doanh số cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo sản phẩm vay ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Vay tiêu dùng có TSĐB 38,609 43,249 45,455 48,578 51,603 12% 5.1% 6.9% 6.2% Vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 4,379 5,013 6,089 6,312 7,013 14.5% 21.5% 3.7% 11.1% Vay thanh toán chi phí du học thế chấp bằng BĐS 3,317 4,417 4,910 5,311 7,003 33.2% 11.2% 8.2% 31.9% Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch thế chấp bằng BĐS 3,425 3,813 4,017 4,551 4,588 11.3% 5.4% 13.3% 0.8% Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty 4,971 1,120 2,742 1,590 1,222 -77.5% 144.8% -42% -23.1% Thấu chi tài khoản thẻ tín dụng 3,017 2,514 2,011 1,014 978 -16.7% -20% -49.6% -3.6% Tổng 57,718 60,126 65,224 67,356 72,407 4.2% 8.5% 3.3% 7.5% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 46 Dựa vào bảng 2.15 có thể nhận thấy sản phẩm vay tiêu dùng có TSĐB là sản phẩm cho vay tiêu dùng phổ biến ở chi nhánh. Sản phẩm này thỏa mãn nhu cầu vốn tiêu dùng nói chung của KH như mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhà cửa, chi phí học tập... với TSĐB chủ yếu là BĐS và hoặc cầm cố sổ tiết kiệm. Sản phẩm này có mức tăng trưởng về doanh số cho vay đều đặn vào khoảng 6% mỗi năm. Ngoài ra, kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng mua ôtô, du học hoặc du lịch nước ngoài ngày càng tăng. Các sản phẩm vay phục vụ các mục đích trên cũng được NH cung cấp đầy đủ. Doanh số cho vay mua ôtô, thanh toán chi phí du học hoặc xác minh năng lực tài chính du học/du lịch có mức tăng trưởng cao. Đặc biệt là sản phẩm thanh toán chi phí du học thế chấp BĐS tăng mạnh trong năm 2011. Đây là các gói sản phẩm tiềm năng, phù hợp với nhu cầu chi tiêu của người dân địa phương bên cạnh sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS truyền thống. Doanh số của các sản phẩm vay tín chấp là hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty và thấu chi thẻ tín dụng không được NH chú trọng mở rộng. Do đây là loại hình chứa đựng khá nhiều rủi ro nên chi nhánh rất khắt khe trong việc thẩm định và cấp tín dụng nhằm đảm bảo năng lực trả nợ của KH. 2.2.6.2 Doanh số thu nợ Bảng 2.16 – Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo sản phẩm vay (ĐvT: triệu Đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009 /2008 2010 /2009 2011 /2010 Vay tiêu dùng có TSĐB 36,866 41,931 45,627 45,793 48,194 13.7% 8.8% 0.4% 5.2% Vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 4,152 4,871 5,813 5,918 6,799 17.3% 19.3% 1.8% 14.9% Vay thanh toán chi phí du học thế chấp bằng BĐS 3,142 3,913 4,698 5,001 6,213 24.5% 20.1% 6.4% 24.2% Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch thế chấp 3,371 3,417 3,999 4,233 3,811 1.4% 17% 5.9% -10% Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 47 bằng BĐS Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty 5,227 1,585 2,329 2,316 1,321 -69.7% 46.9% -0.6% -43% Thấu chi tài khoản thẻ tín dụng 2,971 2,399 1,691 2,685 1,021 -19.3% -29.5% 58.8% -62% Tổng 55,729 58,116 64,157 65,946 67,359 4.3% 10.4% 2.8% 2.1% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Từ bảng 2.16 một lần nữa có thể thấy doanh số thu nợ thường biến động cùng chiều với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ đối với các sản phẩm tín chấp giảm mạnh, nguyên nhân đã được lý giải ở trên. Doanh số thu nợ của sản phẩm xác minh năng lực tài chính tăng qua các năm từ năm 2007 đến 2010 nhưng giảm 10% vào năm 2011 do KH gần đây ưa chuộng sử dụng sản phẩm vay thanh toán chi phí du học thế chấp bằng BĐS hơn. Doanh số thu nợ đối với sản phẩm vay mua xe ôtô và thanh toán chi phí du học tăng đều từ năm 2007 nhưng chậm lại vào năm 2010 và mức tăng trưởng này được phục hồi mạnh vào năm 2011. Sản phẩm vay tiêu dùng có TSĐB có thể nói vẫn có doanh số thu nợ tăng trưởng khá ổn định qua các năm. 2.2.6.3 Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Từ bảng số liệu 2.17 có thể thấy dư nợ của sản phẩm cho vay tiêu dùng có TSĐB vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng ổn định. Các sản phẩm vay mua xe, thanh toán chi phí du học và xác minh năng lực tài chính có dư nợ tăng nhanh nhưng doanh số cho vay vẫn còn ở mức khiêm tốn. Đây là các sản phẩm tiềm năng mà NH cần phải chú trọng phát triển. Dư nợ của hai sản phẩm vay tín chấp giảm mạnh, và giảm nhanh đối với sản phẩm thấu chi bằng thẻ tín dụng, sản phẩm này chứa đựng khá nhiều tiềm năng, NH cần chú ý khai thác. Các sản phẩm cho vay có TSĐB có nợ quá hạn giảm mạnh trong khi nợ quá hạn của các sản phẩm cho vay tín chấp lại tăng nhanh, thể hiện sự hợp lý của chi nhánh trong việc hạn chế cho vay tín chấp, nhằm giảm thiểu rủi ro và tập trung thu hồi nợ quá hạn. Đặc biệt, sản phẩm cho vay thấu chi thẻ tín dụng có nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm. Như vậy, ngoài việc chú trọng mở rộng các sản phẩm tín dụng trên thẻ, NH cũng cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thẩm định KH, nhằm hạn chế những thiệt hại về tài chính. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 48 Bảng 2.17 – Dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn cho vay tiêu dùng tại ACB Huế theo sản phẩm vay (ĐvT: triệu Đồng) 2007 2008 2009 2010 2011 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Dư nợ Vay tiêu dùng có TSĐB 18,596 19,914 19,742 22,527 25,936 7.1% -0.9% 14.1% 15.1% Vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 2,154 2,296 2,572 2,966 3,180 6.6% 12.0% 15.3% 7.2% Vay thanh toán chi phí du học thế chấp bằng BĐS 1,783 2,287 2,499 2,809 3,599 28.3% 9.3% 12.4% 28.1% Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch thế chấp bằng BĐS 1,817 2,213 2,231 2,549 3,326 21.8% 0.8% 14.3% 30.5% Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty 1,753 1,288 1,701 975 876 -26.5% 32.1% -42.7% -10.2% Thấu chi tài khoản thẻ tín dụng 1,354 1,469 1,789 118 75 8.5% 21.8% -93.4% -36.4% Tổng 27,457 29,467 30,534 31,944 36,992 7.3% 3.6% 4.6% 15.8% Nợ quá hạn Vay tiêu dùng có TSĐB 323 236 169 101 59 -26.9% -28.4% -40.2% -41.6% Vay mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 74 56 50 46 33 -24.3% -10.7% -8% -28.3% Vay thanh toán chi phí du học thế chấp bằng BĐS 34 32 29 26 22 -5.9% -9.4% -10.3% -15.4% Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch thế chấp bằng BĐS 45 40 38 29 18 -11.1% -5% -23.7% -37.9% Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty 51 21 10 10 17 -59.8% -51.5% 0% 70% Thấu chi tài khoản thẻ tín dụng 37 27 8 14 23 -27% -70.4% 75% 64.3% Tổng 564 412 304 226 172 -27.1% -26.1% -25.7% -23.9% Nợ quá hạn/Dư nợ 2.1% 1.4% 1% 0.7% 0.5% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 49 2.2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tăng trưởng dư nợ và nợ quá hạn thì các chỉ số về hiệu quả tín dụng cũng là các nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng của ACB Huế, ta so sánh các chỉ số về hoạt động cho vay tiêu dùng với hoạt động tín dụng chung của chi nhánh. 2.2.7.1 Chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung nguồn vốn Bảng 2.18 – Chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung nguồn vốn tại ACB Huế ĐvT: triệu Đồng 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ vay tiêu dùng 27,457 29,467 30,534 31,944 36,992 Dư nợ tín dụng 138,410 153,240 236,900 288,222 391,233 Tổng nguồn vốn 518,258 615,699 762,442 1,123,232 1,305,621 Vốn huy động 456,000 592,800 711,360 1067,040 1,173,744 Dư nợ tín dụng/Tổng nguồn vốn 26.7% 24.9% 31.1% 25.7% 30% Dư nợ vay tiêu dùng/Tổng nguồn vốn 5.3% 4.8% 4% 2.8% 2.8% Dư nợ tín dụng/Vốn huy động 30.4% 25.9% 33.3% 27% 33.3% Dư nợ vay tiêu dùng/Vốn huy động 6% 5% 4.3% 3% 3.2% (Nguồn: Phòng tín dụng ACB Huế) Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ NH hoạt động ổn định và có hiệu quả. Từ bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao, mặc dù trong giai đoạn 2008-2010 có sự biến động nhưng đã phục hồi và có dấu hiệu ổn định vào năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ này đối với hoạt động vay tiêu dùng còn ở mức khá khiêm tốn và có xu hướng giảm dần từ năm 2007-2010, năm 2011 chỉ tăng nhẹ. Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động tăng trong khi tỷ lệ này đối với cho vay tiêu dùng lại giảm nhẹ, thể hiện tình hình cho vay tiêu dùng ở chi nhánh còn nhiều hạn chế và chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng nguồn vốn hiện có. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động của chi nhánh Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 50 tăng một phần thể hiện hoạt động huy động của chi nhánh còn có phần hạn chế do càng ngày mức độ cạnh tranh ở các NH trong địa bàn là khá cao. 2.2.7.2 Tỷ lệ thu nợ Biểu đồ 2.5 - Tỷ lệ thu nợ tại ACB Huế Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả công tác thu hồi nợ của NH. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH càng chặt chẽ và hiệu quả. Tỷ lệ thu nợ tín dụng tại ACB Huế trong giai đoạn 2008 đến 2010 có xu hướng giảm mạnh trong khi chỉ tiêu này đối với cho vay tiêu dùng lại ở mức khá ổn định. Nguyên nhân là do phần lớn các món vay tiêu dùng đều có TSĐB và nguồn trả nợ ổn định, ngoài ra trong giai đoạn này chi nhánh cũng đang tập trung thu hồi nợ đối với các khoản vay tín chấp nên doanh số thu nợ vì thế cũng tăng. Giai đoạn 2010-2011, tỷ lệ này đối với hoạt động tín dụng nói chung đã có dấu hiệu ổn định, tuy nhiên đối với vay tiêu dùng lại giảm mạnh. Nguyên nhân do NH đang dần mở rộng công tác cho vay tiêu dùng dẫn đến doanh số cho vay tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ. NH cần tập trung hơn nữa công tác thu hồi nợ đối với các khoản vay tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 82.0% 84.0% 86.0% 88.0% 90.0% 92.0% 94.0% 96.0% 98.0% 100.0% 102.0% 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ thu nợ vay tiêu dùng Tỷ lệ thu nợ vay tín dụng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 51 2.2.7.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Biểu đồ 2.6 - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại ACB Huế Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Từ đồ thị có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ này đối với hoạt động tín dụng nói chung biến động mạnh trong giai đoạn 2007-2009 và có xu hướng giảm trong những năm sau đó trong khi chỉ tiêu này đối với hoạt động vay tiêu dùng luôn có xu hướng giảm mặc dù tỷ lệ thu nợ đang giảm, thể hiện chất lượng tín dụng tiêu dùng ngày càng được cải thiện rõ rệt và vay tiêu dùng chứa đựng khá nhiều tiềm năng. Mặc dù vậy, trong giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng mặc dù có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng nói chung chứng tỏ hoạt động vay tiêu dùng vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng. Như vậy, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng vẫn cần phải được chú trọng nâng cao hơn nhằm làm giảm nợ quá hạn nhưng dư nợ và doanh số thu nợ vẫn tăng. 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 52 2.2.7.4 Vòng quay vốn tín dụng Biểu đồ 2.7 - Vòng quay vốn tín dụng tại ACB Huế Vòng quay vốn tín dụng năm 2008 tăng đột biến do doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm này tăng cao. Tuy nhiên vào các năm tiếp theo chỉ tiêu này ổn định mặc dù vẫn còn ở mức chưa cao. Trong khi đó vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng giai đoạn 2008-2011 không có nhiều biến động và thường ở mức thấp hơn so với vòng quay vốn tín dụng. Do chủ yếu các khoản vay tiêu dùng phần lớn là các khoản vay trung dài hạn, thời gian thu hồi vốn dài nên tốc độ luân chuyển vốn chậm.Vì vậy, so với vòng quay vốn tín dụng chung của chi nhánh thì chỉ tiêu này đối với cho vay tiêu dùng là có thể chấp nhận được. 2.2.8 Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB Huế Để có cái nhìn tổng quan về tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, tác giả tiến hành tổng kết các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả vay tiêu dùng ở ACB Huế cùng với một số khuyến cáo đề xuất nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng. 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 2007 2008 2009 2010 2011 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng Vòng quay vốn tín dụng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 53 Chỉ tiêu Xu hướng biến động Khuyến cáo đề xuất 1. Doanh số cho vay tiêu dùng Biến động tăng, tương đối ổn định qua các năm. Đáng chú ý là doanh số các khoản vay ngắn hạn phổ biến ở mức vốn vay dưới 200 triệu đang có xu hướng tăng bên cạnh các khoản vay trung dài hạn vốn chiếm tỷ trọng cao. Hình thức có TSĐB luôn được NH ưu tiên phát triển hơn so với hình thức tín chấp chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tượng KH là cán bộ công nhân viên có nhu cầu vay vốn tiêu dùng ngày càng tăng so với đối tượng tự doanh chủ yếu tập trung vào các sản phẩm vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Sản phẩm vay tiêu dùng thế chấp bằng BĐS là khá phổ biến và được NH triển khai mở rộng. Các sản phẩm vay mua xe và vay thanh toán chi phí du học đang có xu hướng tăng nhưng còn chiếm tỷ Tín dụng tiêu dùng cần được chi nhánh quan tâm và mở rộng hơn nữa. Các khoản vay ngắn hạn với giá trị hợp đồng nhỏ cần được chi nhánh phát triển một cách hợp lý, chủ yếu áp dụng đối với đối tượng KH mới nhằm mở rộng thị phần. Sản phẩm vay tín chấp nên áp dụng cho các KH có lịch sử tín dụng tốt và quan hệ lâu dài với chi nhánh để giảm thiểu rủi ro cũng như giữ chân được KH. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần chú ý nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB nhằm hạn chế rủi ro giảm giá. ACB Huế cần chú trọng tiếp thị nhiều hơn đối với đối tượng KH là cán bộ công nhân viên vì đây là đối tượng có thu nhập ổn định và rủi ro trả nợ thấp. Du học và mua xe đang là xu Bảng 2.19 – Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB Huế giai đoạn 2007-2011 Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 54 trọng thấp. hướng trong xã hội hiện nay, cần chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng liên quan nhằm mang lại lợi nhuận cho NH. 2. Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng Biến động tăng, ít ổn định qua các năm. Doanh số thu nợ có tăng nhưng mức tăng trưởng trong 2 năm trở lại đây vẫn còn ở mức khiêm tốn. Chi nhánh cần chú trọng và nâng cao hơn nữa việc thẩm định tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng vì tính chất phức tạp và khó xác minh của các khoản vay này. Chi nhánh cần tăng cường giám sát các khoản vay đặc biệt là sau khi giải ngân để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. 3. Dư nợ cho vay tiêu dùng Biến động tăng và tương đối ổn định. Cho vay tiêu dùng ở chi nhánh đang được chú trọng phát triển. NH cần tập trung duy trì mức tăng dư nợ vừa phải và ổn định thể hiện mức tăng trưởng tín dụng không quá nóng và chất lượng các khoản vay được đảm bảo. 4. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng Biến động giảm và khá ổn định. Nợ quá hạn chỉ rơi vào các khoản vay trung dài hạn trong khi các khoản vay ngắn hạn không có nợ quá hạn. Nợ quá hạn ở chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chi nhánh cần tiếp tục làm giảm nợ quá hạn thông qua các biện pháp nâng cao chất Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 55 Các khoản vay tín chấp có tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. lượng tín dụng. Đặc biệt tập trung thu hồi nợ đối với các khoản vay tín chấp quá hạn. 5. Tỷ lệ nợ quá hạn Biến động giảm và khá ổn định Chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh ngày càng được cải thiện, NH cần tiếp tục đảm bảo chất lượng tín dụng song song với mở rộng hoạt động vay tiêu dùng. 6. Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn Biến động tăng và có xu hướng dần ổn định, tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng dư nợ tín dụng trên nguồn vốn. Cần duy trì và đảm bảo tỷ lệ này có mức tăng bền vững. 7. Dư nợ vay tiêu dùng trên vốn huy động Biến động giảm. Cho vay tiêu dùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nguồn vốn hiện có. Cần tập trung khai thác hoạt động nhiều tiềm năng này. 8. Tỷ lệ thu nợ vay tiêu dùng Biến động giảm Song song với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cần chú trọng hơn đến vấn đề thu hồi nợ. 9. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ Biến động giảm, khá ổn định. Mặc dù có giảm nhưng tỷ lệ này so với tình hình chung của cả NH còn ở mức cao, cần tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định và giám Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 56 2.3. Tóm tắt chương 2 Chương 2 tập trung khái quát các lý luận liên quan đến cho vay tiêu dùng, quy trình vay tiêu dùng và các sản phẩm vay tiêu dùng ở ACB Huế, tình hình cho vay tiêu dùng ở ACB Huế theo thời hạn vay, mức vốn vay, hình thức đảm bảo, đối tượng vay, sản phẩm vay và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. Theo đó có thể nhận thấy thời hạn vay tiêu dùng chủ yếu là trung dài hạn với mức vốn vay phổ biến khoản từ 200 triệu đến 500 triệu. Đối tượng KHCN có nhu cầu sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của NH là các KH có thu nhập từ lương hoặc từ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra có thể thấy sản phẩm vay tiêu dùng sử dụng nhiều nhất ở ACB Huế là “cho vay tiêu dùng có TSĐB” và hình thức vay tín chấp đang bị hạn chế. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng có thể kết luận so với hoạt động tín dụng chung, quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh còn khá khiêm tốn và cần được mở rộng hơn. Qua việc tổng hợp các chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng ở trên, chương 3 sẽ đề cập một số giải pháp giúp NH mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. sát khoản vay. 10. Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng Ít biến động, khá ổn định. Tỷ lệ này đối với cho vay tiêu dùng là có thể chấp nhận được tuy nhiên trong thời giann tới cần được quan tâm cải thiện. NH nên tăng cường hơn nữa việc thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn để đảm bảo công tác thu nợ được tiến hạn thuận lợi, đem lại doanh số tăng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 57 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế 3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 xác định chú trọng thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, nâng thu nhập quốc dân tính trên đầu người ở nước ta lên đến 3000USD vào năm 2020, GDP hằng năm tăng khoảng 7-8%, mang lại những cơ hội lớn cũng như thách thức đối với ngành Ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu. Cùng với đó, trong suốt 7 năm hoạt động, chi nhánh ACB Huế đang dần khẳng định vị thế của mình ở địa phương so với các NHTM khác. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu và đa dạng hơn vào thị trường, ACB Huế tiếp tục duy trì ưu tiên các phân đoạn KH truyền thống là KHCN, DN vừa và nhỏ đồng thời nâng cao năng lực hoạt động với các phân đoạn khách hàng lớn hơn. Để thực hiện chiến lược này, NH tập trung mở rộng thị phần, tăng cường phát triển hoạt động huy động và tín dụng bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng. Cụ thể: - Tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay tập trung vào đối tượng KHCN, các DN vừa và nhỏ. - Tăng cường công tác thẩm định, giám sát các khoản vay trước trong và sau khi giải ngân. - Bám sát các quy định của NHNN và ACB Hội sở để có chính sách phù hợp với tình hình chung của địa phương (các quy định về tăng trưởng tín dụng, lãi suất...) - Chăm sóc KH cũ, KH có quan hệ mật thiết với NH song song phát triển KH mới. - Tăng cường công tác xử lý nợ, đảm bảo công tác thu hồi nợ và giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn. Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 58 - Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên NH. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB Huế 3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách KH cụ thể Qua phân tích có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ở ACB Huế vẫn còn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Do cho vay tiêu dùng đối với người dân ở Huế còn ít phổ biến, do đó NH cần xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đối với từng đối tượng KH nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất. 3.2.1.1 Mục tiêu - Xây dựng chiến lược chăm sóc KH chung, KH ưu đãi cùng với chiến lược kinh doanh cụ thể áp dụng cho KH có giao dịch thường xuyên và giao dịch lần đầu. - Xây dựng chính sách lãi suất và phương án trả nợ phù hợp nhằm thu hút KH và tạo ra lợi nhuận cho NH. 3.2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giải pháp - Hệ thống ACB đã có các cách phân loại KH dựa trên mối quan hệ và lịch sử tín dụng giữa NH với KH. Tuy nhiên chính sách cần được áp dụng linh hoạt với mỗi địa phương khác nhau. - Chính sách lãi suất cho vay của ACB Hội sở, lãi suất huy động tối đa và quy định về mức tăng trưởng tín dụng của NHNN ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay ở chi nhánh. 3.2.1.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp - NH cần duy trì mối quan hệ với các KH chuẩn của mình đồng thời nắm bắt kịp thời thị hiếu của KH để có các chính sách ưu đãi nhất định nhằm giữ chân KH lâu dài. - Đối với các KH mới giao dịch, tỏ thái độ thân thiện quan tâm, hỏi han nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của KH để tiếp thị các khoản vay phù hợp. - Khi KH có nhu cầu vay tiêu dùng, NH nên kịp thời xử lý hồ sơ ngay tại lúc đó đồng thời yêu cầu KH bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay để Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 59 quá trình thẩm định, giải ngân được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho cả KH và NH. - Hệ thống chấm điểm KH là một công cụ giúp NH sàn lọc KH chuẩn nhằm có các chính sách về lãi suất phù hợp cho từng đối tượng. - Với các khoản vay tiêu dùng mà KH có thu nhập ổn định, TSĐB tốt thì nên được hưởng lãi suất ưu đãi. - NH phải luôn định hướng việc rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng đang cần vay gấp, hạn mức vay cao cùng thời gian vay linh hoạt, ngoài ra còn có thể gia tăng năng lực cạnh tranh so với các NHTM khác. - Đối với một số KH vay tiêu dùng, điều họ quan tâm không phải là lãi suất mà là số tiền họ phải trả hàng tháng. Vì vậy nhân viên tín dụng nên linh hoạt tư vấn cho KH thời hạn vay và cách thức trả nợ phù hợp cho khoản vay. - Đối tượng KH là cán bộ công nhân viên, những người làm nghề tự doanh có thu nhập ổn định, quá trình sản xuất kinh doanh lâu đời là những đối tượng tiềm năng để NH tiếp thị các sản phẩm cho vay tiêu dùng. 3.2.1.4 Đánh giá tính khả thi của giải pháp Giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách KH cụ thể hứa hẹn là một giải pháp khả thi, phù hợp với năng lực hoạt động của NH. Tuy nhiên để thực hiện giải pháp trên đòi hỏi nhân viên tín dụng và thẩm định phải nắm vững quy trình, thực hiện chuẩn xác, nhanh chóng nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho KH cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng cho KH. Ngoài ra, sự linh hoạt, nhạy bén với thị hiếu của KH cũng như kinh nghiệm làm việc là những yêu cầu không thể thiếu đối với nhân viên NH. Việc phát triển KH mới gặp phải sự cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn nhất là trong tình hình hiện nay, cán bộ nhân viên thường vay tiền ở NH được giao nhiệm vụ trả lương cho họ. 3.2.2 Đẩy mạnh Marketing NH ACB hiện có đa dạng các khoản vay tiêu dùng, ACB Huế cần đẩy mạnh hoạt động Marketing sản phẩm để khai thác lĩnh vực cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng này. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 60 3.2.2.1 Mục tiêu - Nhằm làm cho mọi người biết đến một cách rõ ràng và có thiện cảm đối với các sản phẩm vay tiêu dùng của NH. - Phát triển và mở rộng thị phần vay tiêu dùng trên địa bàn Thừa Thiên Huế. - Nâng cao vị thế của ACB Huế so với các NHTM khác trong cùng địa bàn. 3.2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp - Phải xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp không chỉ ở quảng cáo, khuếch trương mà còn ở việc nghiên cứu KH, định vị hình ảnh NH sao cho phù hợp với thị hiếu của KH. Đây là công việc không dễ thực hiện. - Chi phí cho hoạt động Marketing là khá cao. Tuy nhiên trong dài hạn sẽ được bù đắp bởi lợi ích mà nó mang lại về lợi nhuận, vị thế và hình ảnh của ACB Huế trên địa bàn. 3.2.2.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp - Nhân viên tín dụng cần nghiên cứu thói quen tiêu dùng của KH có nhu cầu hoặc đối tượng KH nhắm đến. Từ đó cung ứng dịch vụ tiêu dùng phù hợp cho KH có nhu cầu, đồng thời còn có thể xây dựng thiện cảm trong lòng KH. - Đẩy mạnh việc tiếp thị các sản phẩm cho vay tiêu dùng phổ biến như “cho vay tiêu dùng có TSĐB” và đặc biệt là các sản phẩm vay đang có xu hướng được ưa chuộng như “vay mua xe oto” hoặc “vay thanh toán chi phí du học” với mức vốn vay phổ biến từ 500 triệu trở lên. - Tăng cường hoạt động Marketing ở các bệnh viện, trường học, cơ quan... bởi đây có một lực lượng cán bộ nhân viên có thu nhập ổn định từ lương và có nhu cầu chi tiêu tương đối cao nhưng còn e ngại việc đi vay NH. - Xây dựng lực lượng KH trung thành bằng việc luôn cám ơn, nhiệt tình tiếp đón và làm vui lòng KH khi KH giao dịch tại NH. - Tặng quà KH nhân dịp sinh nhật, ngày lễ... thể hiện việc khẳng định chính sách xem KH là ưu tiên số một của NH. Đặc biệt vào dịp Tết, tặng lịch có in logo NH cho KH, cho KH đổi tiền mới... sẽ khiến KH gắn bó mật thiết hơn với NH. 3.2.2.4 Đánh giá tính khả thi của giải pháp Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 61 - Chi phí cho hoạt động Marketing là không nhỏ và đòi hỏi phải có kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên là cần thiết để thực hiện vì lợi ích lâu dài của chi nhánh. - KHCN là đối tượng KH mục tiêu mà ACB hướng đến, vì vậy chính sách chăm sóc KH là hoạt động mà ACB đã có kinh nghiệm triển khai. 3.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro Công tác thu hồi nợ và quản lý nợ xấu nợ quá hạn đối với các khoản vay tiêu dùng cần được chú trọng hơn nữa. Vì công tác thẩm định tư cách người cho vay là KHCN khá khó khăn, khó có thể chính xác được đặc biệt là năng lực trả nợ của KH nên việc thu hồi nợ đối với các khoản vay có thời hạn trung dài hạn gặp không ít trở ngại. 3.2.3.1 Mục tiêu - Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ, quản lý nợ xấu, nợ quá hạn đối với các khoản vay tiêu dùng. - Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng. 3.2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giải pháp - Hệ thống và chương trình đào tạo của NH ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý rủi ro của nhân viên tín dụng. - Kinh nghiệm trong quá trình làm việc của nhân viên tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn thẩm định KH, giám sát khoản vay và nhân viên xử lý nợ trong giai đoạn thu hồi nợ. 3.2.3.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp - NH cần thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi giải ngân. - Đối với hồ sơ vay mà chủ thể có nguồn thu nhập từ lương, NH cần tiến hành xác minh cụ thể về tính chất ổn định của nguồn thu này. - NH cần thường xuyên giám sát tình hình trả nợ của KH cũng như hỏi thăm công việc của KH để đảm bảo đủ khả năng trả nợ cho NH. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 62 - Các khoản vay trung dài hạn cần được chú ý trong việc giám sát sau giải ngân nhằm đảm bảo khả năng trả nợ lâu dài của KH. - Đối với các khoản vay tín chấp cần thẩm định một cách kĩ lưỡng trước khi quyết định cho vay. Ngoài ra, NH cần chú ý đến thái độ trả nợ của KH qua từng kì để có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. 3.2.3.4 Đánh giá tính khả thi của giải pháp Giải pháp trên là quy trình nghiệp vụ được ACB đào tạo cho nhân viên khá tốt nên tính tính khả thi để có được hiệu quả là rất cao. 3.2.4 Phát triển và mở rộng dịch vụ cho vay thấu chi qua thẻ Cho vay tiêu dùng tín chấp ở NH trong đó có thấu chi qua thẻ chiếm tỷ trọng khá nhỏ và còn bị hạn chế trong khi đây lại là hình thức khá phổ biến ở các nước phát triển và khá tiềm năng ở Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro và chưa thực sự mang lại nhiều lợi nhuận nhưng lại đòi hỏi khá cao ở năng lực thẩm định tư cách KH, thu nhập và thiện chí trả nợ. Trong thời gian tới, nhiều NH đang tiến hành mở rộng hình thức này với lãi suất ưu đãi hơn so với trước như DongAbank, Sacombank... Ngoài ra, ACB Huế cũng cần triển khai cấp tín dụng tín chấp đối với một số đối tượng KH có ý thức và năng lực trả nợ nhằm gia tăng mối quan hệ với KH và mở rộng thị phần của ACB Huế. 3.2.4.1 Mục tiêu - Xây dựng thói quen tiêu dùng sử dụng thẻ ACB trong người dân ở địa phương. - Mở rộng hoạt động tín dụng thẻ vì đây là hoạt động có chi phí thấp hơn trong quá trình giải ngân, dễ giám sát KH và nắm bắt được nhu cầu chi tiêu của KH. 3.2.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án - Thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân còn khá cao, ít có các địa điểm chấp nhận việc thanh toán qua thẻ. - Lãi suất thấu chi qua thẻ cao hơn lãi suất các sản phẩm vay tiêu dùng thông thường. - Mạng lưới ATM của ACB còn hạn chế so với các NH trên địa bàn như Ngoại thương, Đông Á... Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 63 - Thấu chi qua thẻ ở ACB là hình thức vay tiêu dùng tín chấp nên chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với hình thức vay có TSĐB. 3.2.4.3 Kế hoạch thực hiện giải pháp - Tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nhằm giúp KH hiểu rõ về những tiện ích của việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại. - Mở rộng hệ thống máy ATM của ACB để tạo sự thuận lợi cho KH trong việc thấu chi thẻ tín dụng. - NH cần tiến hành thẩm định kĩ lưỡng hơn đối với các KH sử dụng thẻ tín dụng nhằm ấn định hạn mức thấu chi phù hợp cũng như quản lý các khoản vay hiệu quả. - Xem xét giảm lãi suất và nâng hạn mức thấu chi đối với các KH có thái độ trả nợ và lịch sử tín dụng tốt. - Song song với việc cung cấp sản phẩm thấu chi qua thẻ, NH cũng cần mở rộng việc cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên. 3.2.4.4 Đánh giá tính khả thi của giải pháp Văn hóa không sử dụng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến và tất yếu, do đó dịch vụ sử dụng sản phẩm vay thông qua thẻ tín dụng chứa đựng nhiều tiềm năng đối với các NH. Việc thực hiện giải pháp trên đòi hỏi tốn nhiều chi phí hơn trong thẩm định và quản lý KH, mở rộng hệ thống ATM... nhưng trong dài hạn sẽ mang lại không chỉ lợi nhuận mà còn là thương hiệu trong lòng KH. 3.3. Tóm tắt chương 3 Chương 3 tập trung vào việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB Huế dựa trên cơ sở phân tích số liệu ở chương 2. Cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng ngày càng phổ biến và chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển cho các NH. Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ hàng đầu VN, dịch vụ vay tiêu dùng là một trong các dịch vụ cho vay mà ACB không thể bỏ qua. Tuy nhiên, vay tiêu dùng ở Huế còn khá hạn chế, ACB Huế cần nhìn nhận đúng về thị trường và các sản phẩm hiện có, tiến hành mở rộng song song với việc đảm bảo chất lượng để có thể cung cấp các sản phẩm vay tiêu dùng phù hợp với yêu cầu của KH cũng như mang lại lợi nhuận tương xứng cho NH. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 64 PHẦN III – KẾT LUẬN 1. Kết luận Diễn biến kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tốt hơn so với các nước kinh tế khác, thu nhập của người dân cũng ngày một được cải thiện. Thu nhập tăng kéo theo nhu cầu về chi tiêu tăng mạnh. Do đó, cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên tiềm năng và hấp dẫn đối với cả NH và KH. Trong thời gian tới, NHNN sẽ thực hiện nới lỏng tín dụng nhằm đưa tín dụng về mức hợp lý mà không làm gia tăng lạm phát. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường cho vay tiêu dùng vốn xưa nay còn bị hạn chế bởi các rào cản từ phía NHNN. Song song với tiềm năng lợi nhuận, vay tiêu dùng có chứa đựng nhiều rủi ro do đối tượng vay phần lớn là KHCN, khó xác minh được mục đích sử dụng vốn, thu nhập cũng như lịch sử tín dụng. ACB Huế cần lưu ý để có thể có chính sách giám sát, thẩm định KH hiệu quả. Qua phân tích tình hình vay tiêu dùng giai đoạn 2007-2011 của ACB Huế có thể nhận thấy, cho vay tiêu dùng ở chi nhánh còn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn tuy nhiên có dấu hiệu tăng trưởng khá qua các năm. Đề tài đã cơ bản giải quyết được những mục tiêu đề ra:  Hệ thống hóa lại các khái niệm liên quan đến ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng.  Nghiên cứu tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay, thời hạn vay, hình thức đảm bảo, đối tượng vay, sản phẩm vay giai đoạn 2007-2011.  Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng.  Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 65 2. Hạn chế của đề tài - Đề tài mới chỉ tập trung phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB Huế mà chưa liên hệ so sánh với các NH khác ở địa phương. - Đề tài chỉ phân tích, đánh giá tình hình vay tiêu dùng dựa trên các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu, việc sử dụng chỉ tiêu định tính còn hạn chế. - Đề tài chưa thực sự nghiên cứu tình hình vay tiêu dùng dựa trên góc độ KH. 3. Hướng phát triển đề tài - Tiến hành phân tích sâu hơn về tình hình cho vay tiêu dùng ở các NH khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế nhằm xác định chính xác hơn vị thế của ACB trong lĩnh vự tín dụng tiêu dùng. - Sử dụng nhiều chỉ tiêu phân tích định tính để đánh giá được toàn diện tình hình vay tiêu dùng của ACB Huế. - Thu thập và điều tra những đánh giá của KH đã, đang hoặc chưa sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng ở ACB Huế để có được những đánh giá khách quan về chất lượng tín dụng tiêu dùng, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi và cụ thể hơn nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Nữ Quỳnh Nga 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. [2] Trịnh Văn Sơn (2007), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Huế. [3] Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động. [4] Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [5] Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Sổ tay sản phẩm khách hàng cá nhân. [6] Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Tài liệu đào tạo nghiệp vụ PFC. [7] Nhóm 3 lớp K42TCNH Đại học Kinh tế Huế (2011), Báo cáo chuyên đề thực tập nghề “Ứng dụng mô hình Servqual đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Huế” [8] Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng. [9] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. [10] Website www.sbv.gov.vn [11] Website www.cafef.vn [12] Website www.acb.com.vn [13] Website www.vneconomy.vn [14] Đào Thị Như Nguyện (2011), Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Á Châu chi nhánh Huế”, K41TCNH. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_cho_vay_tieu_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_a_chau_chi_nhanh_hue_4465.pdf
Luận văn liên quan