Khóa luận Phân tích tình hình hình huy động vốn và cho vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh

- Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp ổn định nền kinh tế, có các quyết định phù hợp tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, mức vay nhiều hơn và thời hạn vay dài hơn. - Cần phối hợp giữa các ngành, các cấp để nhận được ý kiến chỉ đạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm và vay vốn đảm bảo phát triển đúng định hướng chiến lược của Nhà nước nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. - Chính quyền địa phương cần có trách nhiệm kết hợp với CBTD trong công tác kiểm tra thẩm định vốn vay, giúp cán bộ chi nhánh NH xử lý nợ khó đòi hay trốn nợ. - Chính quyền địa phương cũng cần quan tâm chỉ đạo và quản lý sát sao hoạt động của các đơn vị kinh doanh, đồng thời chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đối với các đơn vị chịu sự quản lý của mình

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình hình huy động vốn và cho vay vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng tăng về vốn trong tiêu dùng, trong sản xuất, mở rộng kinh doanh, phát huy tối đa tiềm năng nội lực kinh tế, nhanh chóng đưa đất nước tiến lên CNH- HĐH. Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà đã mở rộng kinh doanh, đưa nguồn vốn tới nhiều đối tượng khác nhau, đó là các DNTN, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình Đại ọc Kin h tế uế 44 Về DSCV, DSTN và dư nợ của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Doanh số cho vay Thạch Hà là huyện mà người dân sống và đi lên chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, qua bảng 7 ta cũng thấy được, KH chủ yếu của chi nhánh NH là các cá nhân, tổ chức. Năm 2008, DSCV đối với KH thuộc nhóm cá nhân, tổ chức là 287.968 trđ chiếm 93,95% tổng DSCV. Năm 2009, DSCV đạt 316.451 trđ chiếm 93,97% tổng DSCV, tăng 28.483 trđ hay 9,98% so với năm 2008. Tới năm 2010, tỷ lệ này lên đến 94,87% tổng DSCV, đạt mức 402.629 trđ, tăng 86.178 trđ hay 27,23% so với năm 2009. Số vốn vay chủ yếu được tầng lớp dân cư sử dụng vào mục đích tiêu dùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ. Trên địa bàn huyện, DNTN cũng chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thể nền kinh tế huyện. DSCV đối với DNTN năm 2008 là 18.560 trđ, chiếm tỷ lệ là 6.05% trong tổng DSCV. Năm 2009, tỷ lệ này là 6,03%, đạt 20.290 trđ, tăng 1.730 trđ hay 9,32% so với năm 2008. Sang năm 2010, DSCV là 21.765 trđ, chiếm 5,13% tổng DSCV, tăng 1.475 trđ hay 7,27% so với năm 2009. Trong 3 năm qua, ta thấy DSCV đối với DNTN cũng có tăng nhưng ở mức độ chậm, và giảm nhẹ qua các năm. Do DNTN sẽ dần khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn huyện nên chi nhánh NH cần phải đẩy mạnh công tác cho vay đến loại hình kinh tế này. Doanh số thu nợ Nhìn vào bảng 7 ta thấy DSTN của chi nhánh tăng lên hằng năm. Trong đó, DSTN của nhóm KH là cá nhân, tổ chức luôn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2008 DSTN của nhóm KH này là 258.835 trđ, chiếm 95,46% trong tổng DSTN. Năm 2009, DSTN đạt 275.558 trđ, chiếm 95,51% tổng DSTN, tăng 16.723 trđ hay 6.46% so với năm 2009. Và sang năm 2010, tỷ lệ này đạt 95,71% tổng DSTN tức 344.592 trđ, tăng 69.034 trđ hay 25,05% so với năm 2009. DSTN của nhóm KH này tăng lên chứng tỏ nguồn vốn được KH sử dụng một cách có hiệu quả, làm tăng khả năng trả nợ cho chi nhánh. Bên cạnh đó còn là sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của các CBTD. Đại học Kin h tế Huế 45 Bảng 7. Tình hình cho vay theo đối tượng của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008- 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % A. DS cho vay 306.528 100 336.741 100 424.394 100 30.213 9,86 87.653 26,03 1. DNTN 18.560 6,05 20.290 6,03 21.765 5,13 1.730 9,32 1.475 7,27 2. CN, TC 287.968 93,95 316.451 93,97 402.629 94,87 28.483 9,89 86.178 27,23 B. DS thu nợ 271.144 100 288.500 100 360.054 100 17.356 6,40 71.554 24,80 1. DNTN 12.309 4,54 12.942 4,49 15.462 4,29 633 5,14 2.520 19,47 2. CN, TC 258.835 95,46 275.558 95,51 344.592 95,71 16.723 6,46 69.034 25,05 C. Số dư nợ 207.690 100 290.497 100 329.418 100 82.807 39,87 38.921 13,40 1. DNTN 16.112 7,76 20.736 7,14 23.658 7,18 4.624 28,70 2.922 14,09 2. CN, TC 191.578 92,24 269.761 92,86 305.760 92,82 78.183 40,81 35.999 13,34 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà)Đại học Kin h tế Hu ế 46 DSTN đối với nhóm KH là DNTN cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2008, DSTN là 12.309 trđ, chiếm 4,54% tổng DSTN của chi nhánh. Giá trị này tăng lên 12.942 trđ chiếm tỷ lệ 4,49% tổng DSTN trong năm 2009, tăng 633 trđ hay 5,14% so với năm 2008. Năm 2010, DSTN tăng 887 trđ hay 6,85% so vơi năm 2009, đạt mức 13.829 trđ. Từ sau năm 2008, nền kinh tế ổn định hơn, các DNTN trên địa bàn huyện đang dần có sự phát triển, tạo ra nhiều lợi nhuận trong SXKD, thuận lợi cho việc thu hồi nợ của chi nhánh. Dư nợ Chi nhánh NH luôn tìm cách đưa nguồn vốn tới các thành phần kinh tế để đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển và mở rộng SXKD, đáp ứng tiêu dùng trong cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc chi nhánh làm cho tổng dư nợ của mình tăng lên hằng năm. Dư nợ thể hiện giá trị KH còn nợ chi nhánh, mặt khác nó cũng thể hiện quy mô nguồn vốn của chi nhánh. Cá nhân, tổ chức là nhóm KH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà. Nó được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh. Trong chỉ tiêu dư nợ cũng vậy, nhóm KH là cá nhân, tổ chức luôn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Trong 3 năm qua, tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh. Dư nợ của nhóm KH cá nhân, tổ chức cũng tăng lên trong từng năm. Năm 2008, dư nợ của thành phần này là 191.578 trđ, chiếm 92,24% trong tổng dư nợ. Bước qua năm 2009, dư nợ của chi nhánh là 269.761 trđ, tăng 78.183 trđ hay 40,81% so với năm 2008, chiếm 92.86% tổng dư nợ của năm. Năm 2010, dư nợ là 305.760 trđ, chiếm 92,82% tổng dư nợ, tăng 35.999 trđ hay 13,34% so với năm 2009. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện nhà có nhiều chuyển biến tích cực, đang vươn mình theo sự phát triển của nền kinh tế mở cửa. Nhiều DNTN được thành lập và rất cần vốn để đầu tư cho SXKD và được chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà tạo mọi điều kiện trong việc cung cấp nguồn vốn kịp thời. Chính vì vậy mà Đại ọc Kin h tế Huế 47 dư nợ của loại hình kinh tế này trong tổng dư nợ qua các năm có sự chuyển biến tích cực và luôn ổn định trên 7% tổng dư nợ.  Về nợ quá hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Nợ quá hạn NQH tại chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của chi nhánh. NQH thấp có nghĩa là KH đã sử dụng vốn vay có hiệu quả trong SX, giúp chi nhánh thực hiện tốt công tác cho vay và thu hồi nợ. Qua bảng 8 ta thấy rõ tình hình về NQH của chi nhánh. Cũng như các chỉ tiêu khác, nhóm KH là cá nhân, tổ chức luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu NQH. Năm 2008, NQH của loại hình này là 3.161 trđ, chiếm 91,7% tổng NQH. Năm 2010, chiếm tỷ trọng là 92,46% tổng NQH, đạt 4.267 trđ, tăng 1.106 trđ hay 35% so với năm 2008. Chỉ tiêu này tăng lên là do trong những năm qua, người dân còn gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh thường xuyên xảy ra, thiên tai bất thường làm ảnh hưởng xấu tới SXKD, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó là nền kinh tế bất ổn, giá cả đầu vào tăng liên tục, giá nông sản thì giảm xuống, khó tiêu thụ. Với những khó khăn trên đã gây trở ngại trong công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Ngoài những khó khăn do nguyên nhân khách quan đó, chi nhánh còn gặp phải một số khó khăn do nguyên nhân chủ quan. Đó là việc KH vay vốn và dùng không đúng mục đích đã đăng ký trong hợp đồng tín dụng, hay do ý thức của KH chưa tốt, chây lỳ trong việc trả nợ, gây khó khăn cho CBTD trong việc thu hồi nợ. Trong tổng NQH của chi nhánh, chiếm tỷ trọng không nhỏ là các DNTN. Năm 2008, NQH của các DNTN chiếm 8,3% tổng NQH của năm, tức 286 trđ. Qua năm 2010, tỷ trọng này là 7,5% đạt 348 trđ, tăng 62 trđ hay 21,6% so với năm 2008. NQH của nhóm KH này có tăng nhưng không đáng kể, tỷ trọng trong tổng NQH còn có xu hướng giảm xuống. Vì bên cạnh những doanh nghiệp làm kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận thì còn có một số các đồng nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ nần dẫn tới phá sản. Đại học Kin h tế Huế 48 Bảng 8. NQH phân theo đối tượng của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008 +/- % I. Nợ quá hạn (trđ) 3.447 3.828 4.615 1.168 33,88 1. DNTN 286 288 348 62 21,68 2.CN, TC 3.161 3.540 4.267 1.106 34,50 II. Tỷ lệ NQH (%) 1,66 1,30 1,40 -0,26 -15,66 1. DNTN 1,78 1,39 1,47 -0,31 -17,40 2. CN, TC 1,65 1,31 1,40 -0,25 -15,15 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà) Trước những kết quả trên cho thấy, chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà còn phải nỗ lực cố gắng hơn nữa trong công tác thẩm định khi quyết định cho vay, công tác thu hồi nợ nhằm giảm bớt NQH, nợ xấu đưa lại hiệu quả trong hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh chỉ tiêu NQH, tỷ lệ NQH cũng phản ánh ảnh hưởng xấu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tỷ lệ này trong chi nhánh thấp, không vượt quá tỷ lệ NQH mà NHNN cho phép. Tuy nhiên, chi nhánh cũng phải có nhiều biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ này, tăng cường công tác thu hồi nợ, đôn đốc KH trả nợ. 2.2.3. Phân tích tình hình cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh NHNN & PTNT Thạch Hà Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng CNH- HĐH. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương. Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà đã chủ trương mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo điều kiện toàn diện nền kinh tế địa phương, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Ta đi vào phân tích các chỉ tiêu DSCV, DSTN, DN, NQH để hiểu rõ về tình hình cho vay của chi nhánh đối với các ngành kinh tế. Đại học Kin h tế u ế 49 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh Qua bảng 9 ta thấy, DSCV của lĩnh vực NLNN năm 2008 là 224.466 trđ, chiếm 73,23% tổng DSCV của chi nhánh. Năm 2009, DSCV của chi nhánh tăng 3.164 trđ hay 1,41% so với năm 2008, đạt mức 227.630 trđ. Tới năm 2010, DSCV đạt mức 286.799 trđ, chiếm 67,58% tổng DSCV trong năm, tăng 59.169 trđ hay 25,99% so với năm 2009. Lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm qua chứng tỏ NLNN vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện nhà. CN- TTCN cũng là một ngành quan trọng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân. DSCV đối với lĩnh vực này cũng tăng lên hằng năm. Năm 2008, DSCV là 45.526 trđ, chiếm 14,85% tổng DSCV của chi nhánh. Đến năm 2010, DSCV của lĩnh vực này là 46.085 trđ, tăng 559 trđ hay 1,23% so với năm 2008. DSCV trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên rõ rệt. Năm 2008 DSCV trong lĩnh vực này là 36.536 trđ, năm 2009 là 71.216 trđ và tới năm 2010 đạt mức 91.510 trđ. Trong đó, DSCV cho tiêu dùng tăng mạnh trong 3 năm qua. Năm 2008, DSCV là 12.430 trđ, chiếm 34.02% DSCV lĩnh vực dịch vụ. Và giá trị này tăng lên 29.591 trđ, chiếm tới 41,55% DSCV ở lĩnh vực này vào năm 2009, tăng tới 138,06% so với năm 2008. Và sang năm 2010, DSCV lên tới 51.890 trđ, tăng 22.299 trđ so với năm 2009. Qua đó ta thấy việc thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cơ bản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện đang có nhu cầu về việc XKLĐ. Năm 2008 DSCV là 9.356 trđ, chiếm 25,61% DSCV. Tới năm 2010, giá trị này là 7.850 trđ, giảm 1.506 trđ so với năm 2008. Do những năm gần đây, nhiều nước đang trong tình trạng bất ổn về chính trị cũng như kinh tế, lao động không có việc làm nên lượng lao động đi XKLĐ có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như cho vay để kinh doanh, phát triển các ngành nghề dịch vụDSCV cũng tăng lên từng năm. Từ 14.750 trđ năm 2008 lên tới 31.770 trđ năm 2010, tăng tới 17.020 trđ hay 115,4% so với năm 2008. Do nhu cầu kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng nên DSCV của các lĩnh vực này tăng lên hằng năm. Được tạo điều kiện thuận lợi về vốn nên các DN có thể duy trì và mở rộng sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế 50 Bảng 9. Biến động doanh số cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008- 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % DSCV 306.528 100 336.741 100 424.394 100 30.213 9,86 87.653 26,03 1. NLNN 224.466 73,23 227.630 67,60 286.799 67,58 3.164 1,41 59.169 25,99 2.CN, TTCN 45.526 14,85 37.895 11,25 46.085 10,86 -7.631 -16,76 8.190 21,61 3. Dịch vụ 36.536 11,92 71.216 21,15 91.510 21,56 34.680 44,92 20.294 28,50 - Tiêu dùng 12.430 34.02 29.591 41,55 51.890 56,70 17.161 138,06 22.299 75,36 - XKLĐ 9.356 25,61 8.626 12,11 7.850 8,58 -730 -7,80 -776 -9,00 - Khác 14.750 40,37 32.999 46,34 31.770 34,72 18.249 123,72 -1.229 -3,72 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà)Đại học Kin h tế Hu ế 51 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh Bằng sự nỗ lực, cố gắng của CBCNV, từ khâu quyết định cho vay tới khâu thu hồi lại nợ, nên DSTN của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể. DSTN trong lĩnh vực NLNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008 DSTN là 195.874 trđ. Sang năm 2009, giá trị này là 209.156 trđ, tăng 13.282 trđ hay 6,78% so với năm 2008. Mức 260.895 trđ là DSTN năm 2010 đạt được, tăng 51.739 trđ hay 24,74% so với năm 2009. Do trong những năm qua trên địa bàn huyện gặp không ít những thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất nông nghiệp nên việc trả nợ cho chi nhánh NH gặp nhiều khó khăn. DSTN của lĩnh vực CN- TTCN cũng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2008, DSTN là 32.700 trđ, và tới năm 2010 giá trị này là 39.606 trđ, tăng 6.906 trđ so với năm 2008. Có được kết quả này là vì người dân trên địa bàn đã phát huy và mở rộng SXKD các ngành nghề truyền thống, buôn bán nhỏ lẻ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. DSTN cũng tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ. Trong tiêu dùng, những món vay này chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu của con người nên ít có khả năng sinh lời. Biết được điều đó, chi nhánh đã làm tốt công tác thẩm định tài sản thế chấp, đôn đốc KH trả nợ. Nhờ vậy nên DSTN trong lĩnh vực này tăng lên đáng kể. Kết quả là: Năm 2008 DSTN là 11.280 trđ, năm 2009 tăng 3.636 trđ hay 32,23% so với năm 2008, đạt 14.915 trđ. Năm 2010, DSTN là 22.366 trđ, tăng 7.451trđ hay 49,96% so với năm 2009. Tuy DSCV của thị trường XKLĐ giảm xuống nhưng DSTN của nó lại tăng lên. Nguyên nhân là các đối tượng XKLĐ được làm việc ở các nước có nền kinh tế và chính trị ổn định, có việc làm thường xuyên nên việc gửi tiền về trả nợ được thực hiện đều đặn và thanh toán nợ trong thời gian ngắn. DSTN là năm 2008, 2009, 2010 có xu hướng tăng nhẹ lần lượt là 16.919 trđ, 17.079 trđ, 18.326 trđ. Đối với các lĩnh vực khác cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, do chi nhánh đã làm tốt công tác thẩm định tính khả thi của các dự án, các kế hoạch kinh doanh của KH. Năm 2008 là 14.371 trđ, năm 2009 DSTN tăng không đáng kể vẫn giữ mức trên 14 trđ. Năm 2010, giá trị này là 18.861 trđ, tăng 4.490 trđ hay 31,24% so với năm 2008. Đại học Kin tế H uế 52 Bảng 10. Biến động DSTN theo ngành kinh tế của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % DSTN 271.144 100 288.500 100 360.054 100 17.356 6,40 71.554 24,80 1. NLNN 195.874 72,24 209.156 72,50 260.895 72,46 13.282 6,78 51.739 24,74 2. TTCN 32.700 12,06 32.774 11,36 39.606 11,00 74 0,23 6.832 20,85 3. Dịch vụ 42.570 15,70 46.570 16,14 59.553 16,54 4000 9,40 12.983 27,88 - TD 11.280 4,16 14.915 5,17 22.366 5,99 3.636 32,23 7.451 49,96 - XKLĐ 16.919 6,24 17.079 5,92 18.326 5,39 160 0,94 1.247 7,30 - Khác 14.371 5,30 14.576 5,05 18.861 5,16 205 1,43 4.285 29,40 (Nguồn: chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà)Đại học Kin h tế Hu ế 53 Dư nợ theo ngành kinh tế của chi nhánh Những năm gần đây, chi nhánh đã áp dụng cơ chế tín dụng thông thoáng, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận các dịch vụ của chi nhánh, tăng khả năng về vốn để đầu tư, phát triển sản xuất. Vậy nên DN của chi nhánh luôn có xu hướng tăng lên theo từng năm và lĩnh vực NLNN vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DN của chi nhánh. Năm 2008 DN trong lĩnh vực này là 136.203 trđ, chiếm 65,58% tổng DN của năm. Năm 2009 DN tăng lên 195.098 trđ, tăng 58.895 trđ hay 43,24% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 67,16% tổng DN. Năm 2010 DN tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng 16,40% hay 32.003 trđ so với năm 2009, đạt 227.101 trđ, chiếm 68,94% tổng DN. Bên cạnh việc áp dụng cơ chế tín dụng thông thoáng, CBTD của chi nhánh còn hướng dẫn cho KH một số kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo lòng tin đối với KH, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa KH và chi nhánh NH Trong lĩnh vực TTCN, chi nhánh đã khuyến khích người dân mở mang thêm một số ngành nghề mới và phát triển những ngành nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy DN trong lĩnh vực này cũng có những chuyển biến tích cực. Năm 2008 DN là 21.641 trđ, chiếm 10,42% tổng DN. Năm 2009 tăng 5.811 trđ hay 26,85% so với năm 2008, đạt 27.452 trđ. Tiếp tục tăng 4.567 trđ lên 32.019 trđ vào năm 2010, chiếm 9,72 % tổng DN trong năm. DN trong lĩnh vực dịch vụ có chuyển biến khá mạnh. Năm 2008, DSCV trong lĩnh vực này là 49.846 trđ, năm 2009 tăng 36,31% so với năm 2008 và đạt 67.947 trđ, năm 2010 tăng nhẹ lên 70.298 trđ. Trong đó, về tiêu dùng DSTN cũng có biến động nhẹ. Nếu năm 2008 DN là 31.797 trđ thì đến năm 2010 DN chỉ tăng lên đạt mức 38.311 trđ, tăng 6.514 trđ so với năm 2008. Nguyên nhân là do DSCV trong hoạt động TD tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên trong cuộc sống. Mặt khác, chi nhánh áp dụng một số biện pháp hạn chế rủi ro của các món vay cho TD nên việc thu hồi nợ được diễn ra khá suôn sẻ. Đại học Ki h tế Hu ế 54 Bảng 11. Biến động dư nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm (2008- 2010) của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch hà Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % DN 207.690 100 290.497 100 329.418 100 82.807 39,87 38.921 13,40 1. NLNN 136.203 65,58 195.098 67,16 227.101 68,94 58.895 43,24 32.003 16,40 2. TTCN 21.641 10,42 27.452 9,45 32.019 9,72 5.811 26,85 4.567 16,64 3. Dịch vụ 49.846 24,00 67.947 23,39 70.298 21,34 18.101 36,31 2.351 3,46 - Tiêu dùng 31.797 63,79 38.898 57,25 38.311 54,50 7.100 22,33 -586 -1,51 - XKLĐ 8.765 17,58 14.757 21,72 15.516 22,07 5.993 68,37 758 5,14 - Khác 9.284 18,63 .14.292 21,03 16.471 23,43 5.009 53,95 2.178 15,24 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà)Đại học Kin h tế Hu ế 55 Với nhu cầu về XKLĐ, Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội cho người dân được làm việc tại các nước bạn trên thế giới. Ở hoạt động này với nhu cầu về khoản tiền lớn của người dân trên địa bàn huyện trong 3 năm qua, cùng với sự gia tăng của chỉ tiêu DSCV là sự gia tăng của chỉ tiêu DN. Năm 2008 DN là 8.765 trđ. Năm 2009, tăng 5.993 trđ hay 68,37% so với năm 2008, đạt 14.757 trđ. Năm 2010, giá trị này vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giảm đi rất nhiều so với năm 2009, đạt giá trị là 15.516 trđ. Chỉ tiêu DN đối với các hoạt động khác cũng có những chuyển biến bất thường. Năm 2008, DN trong các lĩnh vực này là 9.284 trđ, chiếm 18,63% DN trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 2009, tăng hơn 50% so với năm 2008, chỉ tiêu DN đạt 14.292 trđ. Nhưng sang năm 2010, tốc độ tăng lại giảm xuống còn 15,24%, đạt 16.471 trđ, tăng hơn 2.000 trđ. Tóm lại, trong 3 năm qua chỉ tiêu DN của chi nhánh đang có xu hướng dần tăng lên, mang lại hiệu quả, thu nhập cho chi nhánh. Chỉ tiêu này tăng lên cũng phản ánh được quy mô nguồn vốn của chi nhánh và sự phát triển đúng đắn của các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau trong tổng thể nền kinh tế địa phương. Nợ quá hạn Nhìn chung tổng mức NQH của chi nhánh trong 3 năm tương đối ổn định. Ta đi vào phân tích bảng 12 để thấy rõ sự biến động NQH của các lĩnh vực thành phần. NQH chủ yếu thuộc lĩnh vực NLNN do ở lĩnh vực này khả năng gặp rủi ro là rất lớn. Do tính chất mùa vụ, lại phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các thiên tai, các dịch bệnh tràn lan. Những trở ngại đó đã làm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho phía chi nhánh NH, tạo nên khoản NQH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NQH của chi nhánh. Năm 2008, NQH trong lĩnh vực này là 1.973 trđ, chiếm tỷ trọng 57,23% tổng NQH. Tăng 10,65% hay 210 trđ so với năm 2008, năm 2009 NQH là 2.183 trđ. Sang năm 2010, NQH của chi nhánh tăng 387 trđ hay 17,75% đạt mức 2.570 trđ, chiếm 55,69% tổng NQH. Trong lĩnh vực TTCN, tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng loại hình này còn gặp nhiều khó khăn: các ngành nghề thủ công truyền thống còn manh mún, còn mang tính tự phát, TTCN còn gặp nhiều vấn đề bất cập. NQH trong lĩnh vực này tăng lên theo thời gian tương ứng với 3 năm 2008, 2009, 2010 là 434 trđ, 490 trđ, 622 trđ. Đại học Kin h tế Hu ế 56 Bảng 12. Biến động NQH theo ngành kinh tế của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % Tổng NQH 3.447 100 3.828 100 4.615 100 381 11,05 787 20,56 1. NLNN 1.973 57,23 2.183 57,02 2.570 55,69 210 10,65 387 17,75 2. TTCN 434 12,6 490 12,79 622 13,48 55 12,73 133 27,06 3. Dịch vụ 1.040 30,17 1.156 30,119 1.422 30,83 116 11,15 266 23,01 - TD 646 62,12 775 67,04 975 68,57 129 20,00 200 25,80 - XKLĐ 314 30,19 261 22,58 288 20,25 -54 -17,08 28 10,65 - Khác 80 7,69 120 10,38 159 11,18 40 50,47 39 32,88 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà)Đại học Kin h tế Hu ế 57 Lĩnh vực dịch vụ cũng gặp không ít khó khăn trong việc thu hồi nợ nên NQH cũng có xu hướng tăng lên hằng năm. Năm 2008, NQH là 1.040 trđ, năm 2009 là 1.156 trđ và sang năm 2010 giá trị này là 1.422 trđ. Với nhu cầu về món vay lớn trong khi ít có khả năng sinh lời nên NQH của chi nhánh trong hoạt động tiêu dùng là khá cao. NQH là 646 trđ ở năm 2008, chiếm 18,74% tổng NQH trong năm. Năm 2009, tăng thêm 129 trđ hay 20,00% đạt 775 trđ. Chiếm tỷ trọng 21,13% tổng NQH, năm 2010 đạt mức 975 trđ, tăng 200 trđ hay 25,80% so với năm 2009. Do biết nắm bắt thông tin, chọn đúng tổ chức môi giới uy tín, có việc làm và kiếm được thu nhập nên khả năng trả nợ của KH đi XKLĐ tăng lên. NQH vì thế mà có xu hướng giảm xuống. Năm 2008 là 314 trđ, đến năm 2010 còn 288 trđ, chiếm 20,25% NQH trong lĩnh vực dịch vụ. Với các hoạt động khác, tỷ trọng NQH khá thấp trong tổng NQH của lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên NQH lại tăng với tốc độ khá cao. Năm 2008 là 80 trđ, chỉ chiếm 7,69% tổng NQH lĩnh vực dịch vụ. Nhưng sang năm 2009, với tốc độ tăng là 50% hay tăng thêm 40 trđ so với năm 2008, đạt 120 trđ. Năm 2010, đạt 159 trđ, tăng 32,88% so với năm 2009. Tuy chi nhánh NH có tỷ lệ NQH khá thấp nhưng chi nhánh vẫn còn phải quan tâm và chú trọng hơn vào công tác thu hồi nợ trong các lĩnh vực. 2.2.4. Phân tích tình hình cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Do nhu cầu vay vốn của KH thường là dùng trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, thực hiện các dự án và kế hoạch kinh doanh với thời gian ngắn và thường có thời gian thu hồi vốn nhanh. Mặt khác với những dự án, kế hoạch kinh doanh với khoản thời gian nhiều năm đưa lại mức độ rủi ro cao, khả năng quay vòng vốn chậm nên chi nhánh thường chỉ cho vay ngắn và trung hạn, ít cho vay dài hạn. Vậy nên, ta chỉ phân tích các chỉ tiêu theo hai loại kỳ hạn: ngắn hạn và trung hạn. Đại học Kin h tế Hu ế 58 Doanh số cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Nhằm đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng, SXKD nhỏ lẻ, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp đang tăng của KH, đặc biệt với tính chất thời vụ và có chu kỳ sản xuất ngắn nên DSCV ngắn hạn của chi nhánh cũng ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV qua 3 năm 2008- 2010. Qua bảng 13 ta thấy: Năm 2008, DSCV ngắn hạn chiếm 55,26% tổng DSCV, đạt 169.387 trđ. Qua năm 2009, DSCV là 195.882 trđ, tăng 26.495 trđ hay 15,64% so với năm 2008, chiếm 58,17% tổng DSCV. Tăng với tốc độ nhanh hơn ở năm 2010, chi nhánh có DSCV ngắn hạn là 261.087 trđ, chiếm tới 61,52% tổng DSCV, tăng 65.205 trđ hay 33,29%, tốc độ tăng gấp đôi so với năm 2009. DSCV trung hạn cũng chiếm phần quan trọng trong tổng DSCV của chi nhánh và cũng tăng lên theo từng năm. Năm 2008 DSCV trung hạn là 137.141 trđ, chiếm 44,74% tổng DSCV. Năm 2009, DSCV này là 140.859 trđ, tăng 3.718 trđ so với năm 2008. DSCV đạt 163.307 trđ vào năm 2010, tăng 22.448 trđ hay 15,94% so với năm 2009. Nhằm tạo điều kiện tối đa cho KH trong SXKD và thực hiện các dự án, các kế hoạch kinh doanh, giúp họ có thời gian phát huy hiệu quả nguồn vốn nên DSCV trung hạn của chi nhánh tăng lên qua các năm cũng là điều dễ hiểu. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Trong 3 năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc SXKD, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp vì các yếu tố thiên tai, dịch bệnh diễn ra tràn lan trên địa bàn nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ CBTD cùng những cố gắng và ý thức của KH nên DSTN cũng dần tăng lên qua từng năm. DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 52% tổng DSTN của chi nhánh trong 3 năm qua. Năm 2008, DSTN ngắn hạn là 142.920 trđ. Năm 2009, con số này là 153.626 trđ, tăng 10.706 trđ so với năm 2008. Và năm 2010, với tốc độ tăng so với năm 2009 là 24,54%, DSTN này là 191.333 trđ, tăng 37.706 trđ so với năm 2009. Tỷ trọng của DSTN trung hạn trong tổng DSTN trong 3 năm qua có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm 2008, DSTN trung hạn là 128.224 trđ, chiếm trên 47% tổng Đại học Ki h tế Hu ế 59 DSTN. Năm 2009 là 134.874 trđ, tăng 6.650 trđ so với năm 2008 và năm 2010 con số này là 168.721 trđ, tăng 33.848 trđ hay 25,10% so với năm 2009. Với kết quả về DSTN trên, chi nhánh vẫn luôn đảm bảo cho việc thu hồi vốn và thực hiện quay vòng vốn nhánh, liên tục. Tuy nhiên bên cạnh đó, chi nhánh vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong công tác thu hồi vốn. Vì vậy, chi nhánh cần phải có nhiều biện pháp để khắc phục những tồn tại, khó khăn trong công tác thu hồi nợ nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn. Dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Cùng với sự tăng lên của DSCV và DSTN, chỉ tiêu DN của chi nhánh cũng tăng lên trong 3 năm qua. Chiếm tỷ trọng lớn hơn vẫn là DN ngắn hạn. Sở dĩ mức dư DN ngắn hạn tăng lên trong 3 năm qua là do phần lớn KH của chi nhánh là nông dân, các món vay đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời và sản xuất trong thời gian ngắn lại gặp những rủi ro nhất định nên việc trả nợ đúng hạn của KH còn diễn ra khá chậm. Năm 2008, DN ngắn hạn là 124.245 trđ, chiếm tỷ trọng là 59,82% tổng DN của chi nhánh. Sang năm 2009, DN ngắn hạn tăng lên 158.310 trđ và năm 2010 con số này là 205.134 trđ, tăng 46.824 trđ hay 29,58% so với năm 2009. Bên cạnh sự gia tăng của DN ngắn hạn, DN trung hạn cũng có nhiều biến động. Năm 2008, DN trung hạn chỉ là 83.445 trđ, chiếm 40,18% tổng DN trong năm. Nhưng sang năm 2009, với tốc độ tăng là 58,41% so với năm 2008, DN trung hạn đạt mức 132.187 trđ, chiếm tới 45,50% tổng DN. Buớc sang năm 2010, giá trị DN này có xu huớng giảm xuống còn 124.284 trđ, giảm 7.903 trđ so với năm 2009, giảm tỷ trọng xuống còn 37,73% trong tổng DN. Có sự tăng giảm này là do các món vay đuợc sử dụng trong thời gian dài ( từ 1- 5 năm ), KH có đủ thời gian và khả năng để hoàn trả số nợ của mình trước hạn. Mặt khác, một số KH còn thiếu ý thức, thiếu sự hợp tác với chi nhánh, chây lỳ không chịu trả nợ, hoặc gặp nhiều khó khăn do thời gian dài dễ gặp những biến động của thị trường như yếu tố lạm phát dẫn đến tình trạng không trả nợ đúng hạn. Đại học Kin h tế Hu ế 60 Bảng 13. Tình hình cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008- 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % 1. DS cho vay 306.528 100 336.741 100 424.394 100 30.213 9,86 87.653 26,03 -Ngắn hạn 169.387 55,26 195.882 58,17 261.087 61,52 26.495 15,64 65.205 33,29 -Trung hạn 137.141 44,74 140.859 41,83 163.307 38,48 3.718 2,71 22.448 15,94 2. DS thu nợ 271.144 100 288.500 100 360.054 100 17.356 6,40 71.554 24,80 -Ngắn hạn 142.920 52,71 153.626 53,25 191.333 53,14 10.706 7,49 37.706 24,54 -Trung hạn 128.224 47,29 134.874 46,75 168.721 46,86 6.650 5,19 33.848 25,10 3. Dư nợ 207.690 100 290.497 100 329.418 100 82.807 39,87 38.921 13,40 -Ngắn hạn 124.245 59,82 158.310 54,50 205.134 62,27 34.065 27,42 46.824 29,58 -Trung hạn 83.445 40,18 132.187 45,50 124.284 37,73 48.742 58,41 -7.903 -5,98 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà )Đại học Kin h tế Hu ế 61 Nợ quá hạn theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà Trong xã hội này, với các tác động từ nền kinh tế, nền văn hóa hay từ các điều kiện tự nhiên thì bất kỳ một việc SXKD nào cũng có thể gặp rủi to trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc bất kỳ một KH nào đó trả nợ quá thời hạn đã cam kết trong HĐTD cũng có thể xảy ra. Ta xét bảng 14 sau: . Bảng 14. Biến động NQH phân theo kỳ hạn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT (trđ) % GT (trđ) % GT (trđ) % +/- % +/- % NQH 3.447 100 3.828 100 4.615 100 381 11,05 787 20,56 -Ngắn hạn 2.179 63,21 2.441 63,78 3.007 65,16 263 12,05 566 23,17 -Trung hạn 1.268 36,79 1.387 36,22 1.608 34,84 118 9,33 221 15,97 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà) Đối với NQH ngắn hạn, năm 2008 là 2.179 trđ, năm 2009 tăng lên đạt mức 2.441 trđ, và sang năm 2010 là 3.007 trđ, tăng 566 trđ hay 23,17 % so với năm 2009. Những khoản vay ngắn hạn chủ yếu đối tuợng vay là nông dân, ý thức trả nợ chưa cao, chua có kinh nghiệm sử dụng vốn vay có hiệu quả nên NQH ngắn hạn luôn tăng lên trong những năm qua. Bên cạnh đó là sự giám sát chưa chặt chẽ của một số CBTD, còn sơ suất trong quá trình thẩm định cho vay. NQH trung hạn cũng tăng lên theo tổng NQH. Năm 2008 là 1.268 trđ, năm 2009 là 1.387 trđ và năm 2010 là 1.608 trđ. Tuy NQH tăng lên theo từng năm nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi là rất thấp. Mặc dù vậy, chi nhánh vẫn luôn phải cố gắng hoàn thiện công tác thu nợ, phổ biến các biệp pháp nhằm ngăn chặn NQH tăng nhanh trong toàn bộ chi nhánh, hạn chế đến việc quay vòng vốn, ảnh huởng xấu đến hoạt động cho vay của chi nhánh. 2.2.5. Tình hình lãi suất cho vay của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà giai đoạn (2008 - 2010) Như đã nói ở phần lãi suất huy động, lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm, yếu tố điều tiết việc huy động và cho vay, quyết định đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà. Lãi suất cho vay là một vấn đề nhạy cảm chịu tác Đại học Kin h tế Hu ế 62 động của rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ tác động trực tiếp lợi nhuận của NH mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô. Mặt khác lãi suất còn tác động trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và người lao động. Trong 3 năm (2008- 2010), lãi suất cho vay của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà có nhiều biến động. Mức lãi suất cho vay của chi nhánh tăng giảm nhiều mốc khác nhau tùy theo từng thời điểm. Chi nhánh NH luôn thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc áp dụng lãi suất huy động và cho vay theo cơ chế thị trường. Đối với cho vay ngắn hạn, tương ứng với 3 năm 2008, 2009, 2010 lãi suất cho vay bình quân là 1,2; 1,45; 1,35% / tháng. Còn với cho vay trung hạn, lãi suất bình quân là 1.3%/ tháng năm 2008, 1.55% / tháng trong năm 2009 và năm 2010 lãi suất bình quân giảm xuống còn 1,45% / tháng. Vì chi nhánh không cho vay dài hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nên lãi suất cho vay của chi nhánh chỉ áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn của chi nhánh luôn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Việc chi nhánh liên tục chủ động thực hiện điều chỉnh lãi suất thời gian qua là hệ quả tất yếu từ công tác đón nhận các tín hiệu thị trường, lắng nghe ý kiến cũng như nhu cầu của các KH, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, bạn hàng. Đồng thời, công tác phân loại KH để áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, thiết thực luôn được chi nhánh tuân thủ và thực hiện tốt trong thời gian qua, mang lại hiệu quả đặc biệt, được KH ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, việc quyết định đưa ra một mức lãi suất nào đó cần phải được tìm hiểu, đánh giá và nghiên cứu kỹ về tình hình của nền kinh tế và tình hình thực tế trên địa bàn nhằm đưa lại mức lãi suất “thuận mua vừa bán” cho cả KH lẫn chi nhánh mà không làm giảm đi khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Bảng 15. Lãi suất cho vay bình quân qua 3 năm (2008 - 2010) của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà (Đơn vị: %/ tháng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 1. Ngắn hạn 1,2 1,45 1,35 0,25 20,83 -0,11 -7,59 2. Trung hạn 1,3 1,55 1,45 0,25 19,23 -0,1 -6,45 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà) Đại ọc Ki h tế Hu ế 63 2.2.6. Đánh giá tình hình cho vay vốn của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Trong xu thế nền kinh tế phát triển hiện nay, nhu cầu vay vốn của mọi chủ thể kinh kế đang ngày càng lớn lên. Nắm bắt được nhu cầu về vốn đó, chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà đã và đang nỗ lực phát huy toàn bộ thế mạnh của mình nhằm đáp ứng tối đa nguồn vốn cho mọi thành phần kinh tế, phát triển mọi lĩnh vực trên địa bàn huyện Thạch Hà. Chi nhánh đã thực sự có một vị trí, vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế huyện. Chi nhánh đã và đang cố gắng làm tốt công tác cho vay trong những năm qua, tuy nhiên, những khó khăn mà chi nhánh gặp phải cũng không ít. 2.2.6.1. Ưu điểm - Chi nhánh áp dụng những chính sách linh hoạt về tín dụng, lãi suất và những biện pháp nhằm nâng cao chất luợng tín dụng, thu hút phần lớn thị phần trên địa bàn. - Thủ tục cho vay khá đơn giản, không phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp. - CBTD làm tốt công tác thẩm định, điều tra tạo tiền đề tốt cho quyết định cho vay. - Đa dạng hóa hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu của KH. - Luôn cung ứng những thông tin cần thiết về hoạt động cho vay như lãi suất. - Làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu về hình ảnh và uy tín của chi nhánh. Thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà cho KH đến vay. - Quy mô nguồn vốn đáp ứng tối đa nhu cầu vay của KH, tạo uy tín và chất lượng với KH. 2.2.6.2. Nhược điểm - Qua tham khảo ý kiến của phần lớn KH là nông dân, ý kiến của họ cho rằng lãi suất còn khá cao, gây hạn chế trong quá trình vay vốn. - Do yêu cầu của thủ tục vay vốn nên một số bà con không đủ điều kiện để vay vốn: yêu cầu về tài sản ngang giá để thế chấp, sổ đỏ. - CBTD tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế trong công tác thẩm định, quyết định cho vay và giám sát quá trình sử dụng vốn. Đại học Kin h tế Hu ế 64 - Tư duy kinh doanh của một số cán bộ còn chậm được đổi mới, làm việc còn thụ động, rập khuôn máy móc, chưa khai thác hết thị trường để mở rộng cho vay, có lúc còn chờ KH để cho vay bỏ lỡ cơ hội trong việc đầu tư. Quy mô tăng trưởng dư nợ trong năm còn thấp chưa khai thác hết các dự án có hiệu quả để cho vay, một số lĩnh vực đầu tư còn hạn chế như kinh tế trang trại, vườn đồi, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh vẫn là tín dụng, các hoạt động dịch vụ khác như chuyển tiền, ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm còn hạn chế. 2.2.7. Kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Bất kỳ một đơn vị SXKD nào với những lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng đều huớng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà với lĩnh vực kinh doanh khá đặc biệt là kinh doanh mặt hàng tiền tệ cũng huớng tới mục tiêu đó trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của chi nhánh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn huyện, chi nhánh đã đạt đuợc nhiều thành tựu trong quá trình phát triển của mình. Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua đuợc thể hiện ở bảng 16. Bảng 16 cho thấy hoat động kinh doanh của chi nhánh đang xu huớng tăng lên. Trước tiên, ta đi vào phân tích về thu nhập của chi nhánh. Trong 3 năm qua, tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên đáng kể. Tổng thu năm 2008 là 37.738 trđ, năm 2009 là 42.361 trđ và năm 2010 đạt 53.722 trđ, tăng 15.984 trđ hay 42.36% so với năm 2008. Tổng thu của chi nhánh có sự gia tăng liên tục là do sự tăng lên của thu nhập từ HĐTD như: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay; từ phí dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh; hay từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và những khoản thu nhập khác của chi nhánh. Để có được kết quả trên, với sự chỉ huy và giám sát của ban lãnh đạo cùng những nỗ lực không ngừng của toàn thể CBCNV trong công tác tổ chức tín dụng và công tác thu hồi nợ, giảm tỷ lệ NQH và nợ xấu qua mỗi năm. Để có được doanh thu ngày càng tăng lên thì chi nhánh cũng phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ. Đó là các khoản phải chi như chi phí cho HĐTD: chi trả lãi Đại học Kin h tế Hu ế 65 tiền gửi, trả lãi tiền vay; chi cho hoạt động dịch vụ: dịch vụ thanh toán; chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác của chi nhánh. Năm 2008, tổng chi là 34.125 trđ, năm 2009 tăng lên 35.918 trđ và năm 2010 tổng chi phí là 44.039 trđ tăng 9.914 trđ hay 29.05% so với năm 2008. Qua đó ta thấy tốc độ tăng của tổng chi thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tổng thu. Kết quả là lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng lên với tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2008, lợi nhuận là 3.613 trđ, năm 2009 là 6.443 trđ, tăng đến 78,3% so với năm 2008. Sang năm 2010, cũng với tốc độ tăng trên 50%, lợi nhuận của chi nhánh đạt 9.683 trđ, tăng tới 168% so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã và đang hoạt động rất có hiệu quả, đạt đuợc những két quả nhất định, tạo lợi nhuận đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đuợc, chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa trong HĐKD của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huớng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển của toàn huyện. Bảng 16. Kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà qua 3 năm (2008 - 2010) Chỉ tiêu 2008 (trđ) 2009 (trđ) 2010 (trđ) 2010/2008 +/- % 1. Tổng thu 37.738 42.361 53.722 15.984 42.36 2. Tổng chi 34.125 35.918 44.039 9.914 29.05 3. Lợi nhuận 3.613 6.443 9.683 6.070 168.00 (Nguồn: Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà) Đại học Kin h tế Hu ế 66 Chương III. ĐỊNH HƯỚNG & GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng chung Với vai trò là tổ chức tài chính trung gian, tạo mối liên kết giữa người cho vay và ngươi đi vay, ban lãnh đạo và CBCNVchi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà luôn chú trọng và làm tốt công tác huy động vốn và cho vay vốn. Trong những năm qua, chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả cao trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong các hoạt động của chi nhánh. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong những năm tới, chi nhánh đã đưa các định hướng sau: - Triển khai đầy đủ và kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, về chính sách huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn Nghị định 41/ CP của Thủ tướng chính phủ và các văn bản hướng dẫn của ngành về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đến tận người dân. Thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường, công tác dự báo linh hoạt trong việc sử dụng vốn vay, lãi suất, kết hợp đa dạng loại hình huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn từ dân cư, khai thác huy động tối đa nguồn vốn trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế trên địa bàn. - Bám sát chương trình phát triển kinh tế của địa phương để xây dựng kế hoạch đầu tư tín dụng, từng bước củng cố và mở rộng mạng lưới qua các tổ chức hội, chú trọng đầu tư vào các mô hình SXKD có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn để cho vay tăng diện hộ và tăng suất đầu tư. - Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ công nghệ thông tin, tiếp thị, kinh tế ngoại ngành, tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa doanh nghiệp. - Tập trung thống nhất trong chỉ đạo điều hành, thực hiện nghiêm túc nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý của NHNN& PTNT Hà Tĩnh. Tăng Đại học Kin h tế Hu ế 67 cường công tác kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc từ phía KH, giải quyết những ách tắc trong quá trình cho vay và thu nợ. - Phối kết hợp thật tốt với hội Nông dân và Hội Phụ nữ từ huyện đến xã, các phòng NN& PTNT, phòng công thương,trung tâm CGKHCN và các phong ban đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao KHKTCN trong sản xuất từ đó tạo cơ sở để xây dựng các vùng dự án TTCN, chăn nuôi, trang trại, phát triển dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng ngành nghề để tăng quy mô đầu tư tín dụng. Chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà cũng đặt ra cho mình các mục tiêu trong năm 2011: - Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn: 297.681 trđ, tăng 25% so với năm 2010. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 264.598 trđ, tốc độ tăng 28% so với năm 2010. - Nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 810.388 USD, tăng 172.287 USD, tốc độ tăng 27%. - Tổng dư nợ 395.302 trđ, tăng 65.884 trđ, tốc độ tăng 20%. - Nợ quá hạn dưới 2.5% trong đó nự xấu dưới 1%. - Thu dịch vụ chiếm 4% trong tổng thu. - Phát hành thẻ thêm 1.500 thẻ ATM nâng tổng số thẻ lên 5.000 thẻ. - Hệ số tiền lương đạt mức lương quy định của ngành đề ra. 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay vốn tại chi nhánh 3.2.1. Giải pháp về công tác huy động vốn - Mở rộng mạng lưới chi nhánh đảm bảo thuận tiện cho công tác huy động vốn trên địa bàn huyện Thạch Hà. - Có các chính sách về lãi suất cụ thể như: chính sách lãi suất phù hợp với từng nguồn tiền huy động theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao, chính sách thâm nhập thị trường, chính sách định giá mục tiêu trọng điểm. - Hiện đại hóa công nghệ NH và hệ thống thanh toán: để chất lượng dịch vụ huy động vốn của chi nhánh NH có thể đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực quy định, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng cải tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở thành một Đại ọ Kin h tế Hu ế 68 công cụ đắc lực cho các nhân viên NH. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư. Hiện đại hóa công nghệ NH và hệ thống thanh toán gắn liền với đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của NH đối với người gửi tiền. Phát triển các dịch vụ NH điện tử. Phải tạo lòng tin cao độ với khác hàng: đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay. Tạo được sự khác biệt của NH: về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuếch trương- giao tiếp. Và phải đổi mới phong cách giao dịch đối với các cán bộ, nhân viên tạo phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mởtạo lòng tin cho KH gửi tiền. - Trong việc mở rộng mạng lưới ATM, chi nhánh nên nghiên cứu để có thể đầu tư lắp đặt những máy ATM thế hệ mới, cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu với các NH khác. - Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại trong huy động vốn, tạo thông tin minh bạch. - Đa dạng hóa các sản phâm tiền gửi tiết kiệm, hình thức huy động vốn. 3.2.2. Giải pháp về công tác cho vay vốn - Đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho KH. - Tăng cường đào tạo nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ vững về chính trị, mạnh về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn đổi mới. - Tiếp tục cũng cố và đẩy mạnh hoạt động cho vay thông qua mô hình tổ tín chấp hội phụ nữ, hội nông dân. - Xác định mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng vay vốn nhằm giữ chân KH hiện tại, thu hút KH tương lai. Với lãi suất quá cao sẽ gây tâm lý lo sợ cho người dân không dám vay vốn. Nhưng nếu lãi suất thấp sẽ không đủ chi phí trang trải cho hoạt động của chi nhánh. Vì vậy việc xác định mức lãi suất linh hoạt, phù hợp là rất quan trọng và cần thiết. Đại học Kin h tế Huế 69 - Các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng và các chiến lược phát triển của vùng đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. - Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, đảm bảo người dân tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng, thuận tiện hơn. - CBTD nên có chủ trương hướng dẫn KH đặc biệt là nông dân sử dụng vốn vay hợp lý, có hiệu quả, tránh người dân sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro cho chi nhánh. Đại học Kin h tế Hu ế 70 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong xu hướng phát triển nền kinh tế hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước nói chung và của địa bàn huyện Thạch Hà nói riêng, trong những năm qua chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà đã nỗ lực hết mình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn và cho vay vốn, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế huyện tăng trưởng và phát triển. Cụ thể: Về hoạt động huy động vốn của chi nhánh: Qua 3 năm nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng từ trên 142 tỷ đồng lên đến trên 270 tỷ đồng. Trong đó huy động chủ yếu là nguồn vốn nội tệ từ tiền gửi của dân cư với cả hai kỳ hạn. Song huy động vốn có kỳ hạn chiếm địa vị chủ yếu khoảng trên 95% tổng nguồn vốn huy động. Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ không cao và đang có xu hướng giảm dần trong tổng nguồn vốn huy động. Điều đó thể hiện vai trò của VNĐ đang ngày càng được khẳng định trên thị trường. Đạt được kết quả trên là do sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng và nỗ lực hết mình của đội ngũ CBCNV của chi nhánh. Bên cạnh đó là sự phối hợp tốt giữa chi nhánh NH với các hội, phòng, ban từ cấp huyện đến cấp xã để đạt được hiệu quả trong công tác của chi nhánh và thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế của địa bàn huyện Thạch Hà. Về hoạt động cho vay vốn của chi nhánh: Trong 3 năm qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chi nhánh luôn có xu hướng tăng lên. Cụ thể: về DSCV tăng từ trên 300 trđ năm 2008 lên đến trên 420 trđ năm 2010, DSTN tăng từ trên 270 trđ năm 2008 lên trên 360 trđ năm 2010, dư nợ cũng tăng từ trên 200 trđ năm 2008 lên gần 330 trđ năm 2010, và với đối tượng chính của các chỉ tiêu trên là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỷ lệ NQH lại không quá cao và nằm trong mức cho phép của NHNN. Từ những hiệu quả đạt được trong các hoạt động của mình, chi nhánh đã đạt được kết quả là lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm từ 3,6 tỷ năm 2008 lên gần 9,7 tỷ Đại học Kin h tế Hu ế 71 năm 2010. Lợi nhuận năm 2010 tăng với tốc độ 168% so với năm 2008 thể hiện hoạt động SXKD của chi nhánh có sự tiến triển tốt. Tuy nhiên, từ những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục đã nêu ở trên của chi nhánh, để hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của chi nhánh ngày càng tốt hơn, tôi đề xuất một số kiến nghị sau:  Kiến nghị Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương - Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp ổn định nền kinh tế, có các quyết định phù hợp tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, mức vay nhiều hơn và thời hạn vay dài hơn. - Cần phối hợp giữa các ngành, các cấp để nhận được ý kiến chỉ đạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm và vay vốn đảm bảo phát triển đúng định hướng chiến lược của Nhà nước nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. - Chính quyền địa phương cần có trách nhiệm kết hợp với CBTD trong công tác kiểm tra thẩm định vốn vay, giúp cán bộ chi nhánh NH xử lý nợ khó đòi hay trốn nợ. - Chính quyền địa phương cũng cần quan tâm chỉ đạo và quản lý sát sao hoạt động của các đơn vị kinh doanh, đồng thời chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đối với các đơn vị chịu sự quản lý của mình. Đối với NHNN& PTNT Việt Nam - Đưa ra các chính sách, các biện pháp phù hợp với đặc điểm từng vùng trong công tác huy động và cho vay vốn. - Cần quan tâm hơn nữa và có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng đối với các chi nhánh NH cấp tỉnh, cấp huyện. - Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, cung cấp đầy đủ, chính xác các chương trình giao dịch, chương trình đào tạo. - Dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường hoạt động kinh doanh cho chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà nói riêng và hệ thống NH nói chung hoạt động ngày càng có hiệu quả. Đại ọc K n h tế Huế 72 Đối với NHNN& PTNT Thạch Hà - Cần tổ chức tốt công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. - Tạo các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, các đợt quay số trúng thưởng và trao các phần quà hấp dẫn cho KH tới gửi tiết kiệm. - Làm tốt công tác sử dụng vốn, mở rộng phạm vi cho vay, đưa nguồn vốn đến mọi thành phần kinh tế hoạt động trong mọi lĩnh vực. - CBTD cần làm tốt công tác tiếp cận với KH, giúp KH nắm bắt mọi thông tin về hoạt động gửi tiết kiệm cũng như hoạt động vay vốn. - Cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các hội nông dân, hội phụ nữ. Thường xuyên tổ chức các hội nghị KH. - Cần có những chính sách như gia hạn hay đảo nợ cho các KH chấp hành tốt điều kiện vay vốn và xủ lý các KH chây lỳ không chịu trả nợ. - Có nhiều hình thức khen thưởng CBCNV đạt được những kết quả tốt trong năm, trong kỳ. Đối với KH - Cần có ý thức tiết kiệm và hoàn trả vốn đúng thời hạn. - Cần sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, thường xuyên học hỏi và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất. - Mạnh dạn đầu tư vào các loại hình SXKD mang lại lợi nhuận cao. Đại học Kin h tế Hu ế SVTH: Nguyễn Thị Thắm i TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu trên internet, trang google.com.vn 2. Một số khóa luận từ thu viện trường đại học Kinh tế- Đại học Huế 3. Kinh nghiệm của các CBCNV chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà 4. Một số báo cáo hoạt động tài chính của chi nhánh NHNN& PTNT Thạch Hà 5. Một số sách chuyên ngành về NHTM Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_huy_dong_von_va_cho_vay_von_tai_chi_nhanh_nhnn_ptnt_huyen_thach_ha_ha_tinh_qua_3.pdf
Luận văn liên quan