Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại siêu thị co.opmart Huế

Ðể phát triển thị trường bán lẻ trong nước, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại cả nước và các địa phương đồng thời bổ sung, sửa đổi quy chuẩn để hướng dẫn phát triển các loại hình kinh doanh thương mại, làm cơ sở để doanh nghiệp đầu tư, là tiền đề kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý. Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có đất đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch. Ngay từ bây giờ, các Bộ ngành cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa, tiến tới xây dựng những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, nhất là thời điểm mở cửa thị trường cho các hãng bán lẻ lớn trên thế giới vào kinh doanh. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút nhiếu tập đoàn nước ngoài dẫn đến một nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, dù trể còn hơn không, Nhà nước cần phát huy vai trò điều tiết của mình trong quá trình phát triển của thị trường bán lẻ nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh vốn không cân sức giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ non trẻ trong nước. 2.2 Đối với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế  Thường xuyên hỗ trợ siêu thị trong việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động kinh doanh.  Hỗ trợ siêu thị Co.opmart trong công tác quảng bá sản phẩm, nhãn hàng thông qua các hội chợ thương mại, băng rôn, áp phích.  Tạo điều kiện thuận lợi để siêu thị Co.opmart Huế tiếp cận với các phường, xã, các địa phương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến tay người tiêu dùng.

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại siêu thị co.opmart Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế ; Trong phần này chỉ đi sâu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả đó thể hiện cụ thể qua chỉ tiêu lợi nhuận như sau: Nhìn chung tổng lợi nhuận của siêu thị đều tăng qua 3 năm. Năm 2014 so với năm 2013 lợi nhuận tăng 11,53% tương ứng 181,155 nghìn đồng, lợi nhuận tăng là do siêu thị 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2013 2014 2015 Lợi Nhuận Lợi Nhuận Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 45 không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2015 tổng lợi nhuận tăng 14,10% tương ứng với 251,086 nghìn đồng , từ kết quả trên cho thấy nỗ lực của siêu thị trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho siêu thị. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị qua 3 năm khá hiệu quả hàng năm đều có lãi. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt ðộng sản xuất kinh doanh của siêu thị trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể các yếu tố cấu thành nên tổng lợi nhuận siêu thị của siêu thị qua 3 năm 2013-2014-2015. 2.2.3.1 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, cụ thể năm 2014 tăng 12,00 % so với 2013 tương ứng với 16,781,272 nghìn đồng, năm 2015 mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2013-2015 tăng 11,00% so với 2014 tương ứng 17,224,948 nghìn đồng. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của siêu thị đuợc gia tăng để đáp ứng mức độ tiêu thụ ngày càng tăng. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch từ lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Xét về chi phí ta thấy năm 2014 so với 2013 chi phí bán hàng tăng 1,109,798 nghìn đồng tương đương với 9,09% và chi phí quản lý tăng 927,293 nghìn đồng tương đương với 29,98%, trong khi đó lãi gộp tăng 2,147,533 nghìn đồng tương đương 12,00% nên làm cho lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 110,442 nghìn đồng tương đương với 6,70%. Đến năm 2015, chi phí bán hàng tăng 9,09% tương đương với 1,109,798 nghìn đồng và chi phí quản lý tăng 29,98% tương đương 927,293 nghìn đồng trong khi đó lãi gộp tăng 2,475,640 nghìn đồng tương đương 12,35% so với năm 2014 nên làm cho lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,90% tương đương với 279,516 nghìn đồng. Tóm lại lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ là thành phần chủ yếu trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên năm 2015 so với 2014, tốc độ tăng của lợi nhuận đã tăng gần gấp đôi so vơi tốc độ tăng của năm 2014 so với năm 2013 lên đến 15,90. Đó là do siêu thị mở rộng qui mô bán hàng đồng thời tìm kiếm được nhiều khách hàng nên đã làm lợi nhuận tăng đáng kể, bên cạnh đó với những nhãn hiệu riêng có giá ưu đãi 5-25% so với nhãn hiệu khác, giúp người thu nhập thấp có nhiều sự lựa chọn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 46 2.2.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Hoạt động tài chính của siêu thị chủ yếu là hoạt động cho thuê tài sản và thu tiền lãi tiền gửi ngân hàng. Năm 2014 so với năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 521,277nghìn đồng tương đương với 8,34%. Đến năm 2015 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 1,010,783 nghìn đồng, tăng 15,00% so với năm 2014. Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2015 so với 2014 giảm so với tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính là do trong giai đoạn 2013-2014 tốc độ tăng của doanh thu tài chính nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí cụ thể là 8,34% và 6,77%. Ngược lại trong giai đoạn 2014-2015 thì tốc độ tăng doanh thu tài chính chậm hơn so với chi phí. Nguyên nhân chính là do dù nhận được khoản trợ cấp từ tổng siêu thị tuy nhiên thì do mở rộng quy mô bán hàng để đáp ứng thị yếu ngày càng tăng của khách hàng nên chi phí tăng cao đẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận tài chính bị chậm lại. 2.2.3.3 Lợi nhuận khác Lợi nhuận là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của siêu thị chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản. Năm 2014 so với 2013 thu nhập này tăng 2,560 nghìn đồng, tương đương với 3,89%, chi phí khác giảm 2,267 nghìn đồng, tương đương giảm 6,37 %. Nên làm cho lợi nhuận khác tăng 4,827 tương đương 21,03%. Năm 2015 so với năm 2014, thu nhập từ hoạt động khác tăng 2,050 nghìn đồng tương đương với 3,00% và chi phí khác giảm 2,581 nghìn đồng tương ứng với 6,37% đã làm cho lợi nhuận năm 2015 tăng 4,631 nghìn đồng, tương đương 16,67%. Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của siêu thị qua 3 năm đạt hiệu quả cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm. Tuy nhiên sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 47 2.2.4 Khả năng thanh toán của siêu thị qua 3 năm 2013-2015 Bảng 2.7 : Bảng khả năng thanh toán của siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2013- 2015 ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 26,683 29,143 32,017 2,460 2,874 Vốn bằng tiền Triệu đồng 2,167 2,687 3,068 520 381 Hàng tồn kho Triệu đồng 14,143 13,471 12,036 -672 -1,435 Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Triệu đồng 12,540 15,672 19,981 3,132 4,309 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 25,814 28,372 32,490 2,558 4,118 Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn Lần 1,034 1,027 0,985 -0,007 -0,042 Tỷ lệ thanh toán nhanh Lần 0,486 0,552 0,615 0,066 0,063 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt Lần 0,084 0,095 0,094 0,011 -0,001 (Nguồn: xử lý số liệu) 2.2.4.1 Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và đây cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số này cao điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ còn nếu quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào vốn lưu động. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy rõ qua các năm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng, nhưng đáng lưu ý là tỷ lệ thanh toán ngắn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 48 hạn qua 3 năm, chúng đều nhỏ hơn tỷ lệ 2:1 và giảm trong giai đoạn 2013-2015. Căn cứ vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của siêu thị là không tốt. Năm 2013, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn là 1,034 lần, tỷ lệ này chưa đạt yêu cầu, biểu hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của siêu thị chưa cao.Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 2014 giảm còn là 1,027 lần, sang năm 2015 tiếp tục giảm xuống 0,985. Xem xét ta thấy tài sản ngắn hạn của siêu thị tăng nhưng song song với sự tăng của tài sản ngắn hạn là các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng theo rất nhiều và với tốc độ cao hơn ở năm trước nên làm tỷ lệ này giảm đi. Lý do là vì, tuy hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng có tăng lên và tỷ lệ tăng này làm cho tổng tài sản ngắn hạn tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng của tổng nợ ngắn hạn. Siêu thị phải đi vay ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn cho siêu thị hoạt động sản xuất kinh doanh do đó phải chịu lãi suất, đây là khoản chi phí mà trong thời gian qua đã phần nào làm giảm bớt lợi nhuận của siêu thị. Ðây là một biểu hiện chưa tốt về khả năng trả nợ, cần phải được khắc phục. Qua đây cho thấy đơn vị chưa đáp ứng được khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Vì thế siêu thị phải tìm những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết nguồn vốn, nhằm hạn chế những khoản vay. 2.2.4.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh Ngoài tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, người ta còn sử dụng tỷ lệ thanh toán nhanh để đo lường khả năng thanh toán của siêu thị. Qua đó bảng 2.7 ta thấy, tỷ lệ thanh toán nhanh trong 3 năm vẫn không đảm bảo được tỷ lệ 1:1, chúng đều thấp hơn và thấp nhất là trong năm 2013. Với tỷ số thanh toán thấp như vậy thì thật đáng lo ngại cho siêu thị trong việc thanh toán nợ, nếu khách hàng đồng loạt thu hồi vốn thì siêu thị không có đủ khả năng để trả nợ. Ðây là một vấn đề đặt ra cho siêu thị, cần phải có đủ vốn chủ sở hữu để hoạt động kinh doanh mà giảm bớt các khoản phải trả. Tỷ số thanh toán nhanh trong 3 năm gần đây xuống mức nhỏ hơn 1, đây là biểu hiện không khả quan cho tình hình thanh toán nhanh của siêu thị. Do đó siêu thị cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số thanh toán nhanh bằng cách xem xét để có lượng hàng tồn kho thích hợp không để lượng hàng tồn quá nhiều sẽ làm giảm khả năng thanh toán của siêu thị. Như vậy, qua ba năm tỷ lệ thanh toán nhanh của siêu thị là không có khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 49 2.2.4.3 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn bằng tiền mặt. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy vốn bằng tiền qua mỗi năm mỗi giảm, còn nợ ngắn hạn thì mỗi năm lại tăng, vì thế thế làm cho tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của siêu thị trong 3 năm đều giảm và tỷ lệ này rất thấp, chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp so với 0,5:1, đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường ở các doanhnghiệp. Siêu thị cần phải xem lại mức tình hình dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị một cách bình thường và cải thiện vốn bằng tiền để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán các khoản nợ vay đến hạn. Nếu tình hình kinh tế tài chính lúc này ổn định thì có thể chấp nhận được nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ siêu thị không đảm bảo tiền cho thanh toán. 2.2.4.4 Tỷ lệ thanh toán lãi nợ vay Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Lợi nhuận trước thuế Nghìn Đồng 2,129,500 2,375,040 2,709,821 245,540 334,781 Lãi nợ vay Nghìn Đồng 2,087,789 2,198,332 2,376,242 210,543 77,910 LNTT + Lãi nợ vay Nghìn Đồng 4,217,289 4,573,372 5,086,063 456,083 412,691 Tỷ lệ thanh toán lãi nợ vay Lần 2,020 2,080 2,140 0,06 0,06 (Nguồn: xử lý số liệu) Nhìn chung tỷ lệ thanh toán này khả quan hơn các tỷ lệ thanh toán trên. Thông thường, hệ số thanh toán lãi nợ vay lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán lãi vay được thực hiện tốt nhất vào năm 2015 là 2,140 lần và tỷ lệ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 50 này tăng đều qua các năm dù tỷ lệ nhỏ.Cho thấy siêu thị có đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn và có chiều hướng tốt hơn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn so với lãi nợ vay. Ðiều này đánh giá siêu thị hoạt động có hiệu quả và có đầy đủ khả năng chi trả lãi nợ vay. Qua việc phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của siêu thị thể hiện qua các tỷ số tài chính cho ta thấy tình hình và khả năng thanh toán vẫn còn thấp, điều này cho thấy tình hình chi trả các khoản nợ ngắn hạn của siêu thị còn rất hạn chế đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt, việc này siêu thị cần lưu ý hơn trong các năm tới. 2.2.5 Phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động Bảng 2.8 : Bảng phân tích tỷ số về năng lực hoạt động của Siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2013-2015 Chỉ Tiêu ĐVT Năm Chênh Lệch 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 8,62 10,14 12,57 1,52 2,40 Số ngày của một vòng Ngày 41,77 35,52 28,64 -6,25 -6,88 Số vòng quay nợ phải thu Vòng 14,52 12,91 10,88 -1,61 -2,03 Số ngày của một vòng Ngày 24,79 27,89 33,09 3,10 5,20 (Nguồn: xử lý số liệu) 2.2.5.1 Khả năng luân chuyển hàng tồn kho Trong giai đoạn 2013-2015 số vòng quay hàng tồn kho mỗi năm mỗi tăng dần, còn số ngày của một vòng lại giảm xuống. Cụ thể là năm 2014, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của siêu thị đạt 10,14 vòng mỗi vòng với thời gian 35,52 ngày. Tốc độ này nhanh hơn năm trước 1,52 vòng và giảm ngày luân chuyển mỗi vòng là 6,25ngày. Với sự thay đổi tốc độ như vậy cho thấy siêu thị đã giảm vốn đầu tư cho hàng dự trữ. Nguyên nhân số Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 51 ngày luân chuyển hàng tồn kho của siêu thị giảm xuống là do siêu thị nghiên cứu kỹ hành vi tiêu dùng của khách hàng nên dự trữ vừa phải để đủ đáp ứng cho khách hàng trong những năm kế tiếp. Mặc năm 2013 siêu thị kinh doanh tốt tuy nhiên mức dữ trữ 2013 vẫn còn cao vậy nên sang 2014 siêu thị dự trữ ít lại với mức vừa đủ, để hạn chế hàng tồn kho. Sang năm 2015, tình hình tiếp tục diễn biến tốt, tốc độ luân chuyển tăng lên 2,4 vòng, mỗi vòng với thời gian giảm còn 28,64 ngày. Nguyên nhân là do sản phẩm của siêu thị bán được nhanh chóng do việc thay đổi chính sách của siêu thị làm giảm lượng hàng tồn kho. Siêu thị cần phát huy chính sách hiện tại để có vốn để đầu tư vào một số việc khác, nếu để vốn cứ nằm yên thế thì không tốt lắm, sự luân chuyển vốn nhanh hơn sẽ làm cho siêu thị có nhiều vốn dự trữ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 2.2.5.2 Luân chuyển khoản phải thu Qua 3 chu kỳ kinh doanh, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm, còn số ngày của một vòng lại tăng lên, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phảithu chậm dần.Năm 2014, tốc độ luân chuyển nợ phải thu 12,91 vòng và mỗi vòng là 27,89 ngày, so với năm 2013 giảm 1,61 vòng và mỗi vòng tăng 3,1 ngày, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ tiền bán hàng của siêu thị bị chiếm dụng khá lâu. Việc này sẽ gây khó khăn cho siêu thị trong việc sử dụng vốn lưu động. Ðiều này sẽ không tốt cho siêu thị. Năm 2015 so với năm 2014, số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 10,88 vòng, còn số ngày mỗi vòng lại tới 33,09 ngày, giảm 2,03 vòng. Vòng quay các khoản phải thu quá thấp trong 3 năm, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là chậm. Nguyên nhân là các khoản phải thu thì tăng cao do việc siêu thị chấp nhận bán chịu cho khách hàng để khuyến khích họ mua. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp lâu dài, nó sẽ làm tồn đọng vốn trong thanh toán và vốn sẽ bị chiếm dụng, do đó siêu thị cần cố gắng đưa ra biện pháp để tăng nhanh vòng luân chuyển các khoản phải thu vì vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ nhanh hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và siêu thị có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Trườ g Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 52 2.2.5.3 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Bảng 2.9: Bảng phân tích tỷ số về năng lực hoạt động của Siêu thị Co.opmart Huế qua 3 năm 2013-2015 Chỉ Tiêu 2013 2014 2015 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 3,45 3,52 3,49 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 17,40 17,22 17,20 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn 10,10 10,18 9,74 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 5,24 5,37 5,43 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu 9,70 9,91 10,22 (Nguồn: xử lý số liệu) Nhìn vào các tỷ số ta có thể thấy năm 2015 toàn bộ tài sản được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đạt 3,52 trong khi năm 2013 hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản là 3,45 và năm 2014 là 3,49.Ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2014 cao hơn là do tăng được doanh thu vì siêu thị thay đổi chính sách bán hàng. Để tăng tỷ số này siêu thị phải đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu hoặc cũng có thể giảm tổng tài sản xuống bằng cách làm tốt công tác quản lý tiền mặt để giảm lượng tiền tồn quỹ không sinh lợi tránh ứ đọng vốn tiền mặt, làm tốt công tác tín dụng thu hồi nợ tránh bị chiếm dụng vốn, giảm lượng hàng tồn kho...mà trong tình hình hiện tại của doanh nghiệp thì nên giảm lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất có thể. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 53 2.2.5.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết: một đồng tài sản cố định đầu tư vào hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp 17,4 đồng doanh thu năm 2013, mang lại 17,22 đồng doanh thu năm 2014 và 17,20 đồng doanh thu năm 2015. Nhìn vào tỷ số ta thấy trong giai đoạn 2013-2015 siêu thị sử dụng tài sản cố định hiệu quả giảm dần tuy nhiên với mức giảm nhẹ. Trong giai đoạn này thì tài sản cố định được gia tăng thêm tuy nhiên doanh thu tăng chậm hơn so với tài sản cố định, vì vậy làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm. 2.2.5.5 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cho biết: một đồng tài sản dài hạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh mang lại 10,10 đồng doanh thu thuần năm 2013, mang về 10,18 đồng doanh thu thuần năm 2014 và 9,74 đồng năm 2015.Vì là doanh nghiệp thương mại nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn; cụ thể trong doanh nghiệp tài sản cố định chủ yếu là nhà kho và văn phòng làm việc, vì vậy xu hướng biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn phụ thuộc vào xu hướng biến động tăng hay giảm giá trị tài sản cố định. Trong năm 2015 doanh nghiệp đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm một số công trình nhà kho mới, làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp lên, làm cho tỷ số này giảm. 2.2.5.6 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Qua tính toán ta thấy rằng xu hướng biến động của tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tăng trong giai đoạn 2013-2015, cụ thể: Năm 2013 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư vào kinh doanh mang lại 5,24 đồng doanh thu thuần. Năm 2014 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư mang lại 5,37 đồng doanh thu thuần. Năm 2015 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư mang lại tới 5,34 đồng doanh thu thuần. Tài sản ngắn hạn là loại tài khoản có tính thanh khoản cao ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cao nhất vào năm 2015 là do tài sản ngắn hạn của siêu thị tăng chậm hơn so với doanh thu thuần mà chủ yếu là do giảm hàng tồn kho, doanh nghiệp đã bán hết lượng hàng tồn kho từ năm 2014 và chỉ để tồn kho lô hàng nhập cuối năm 2015. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 54 2.2.5.7 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Năm 2013 cứ 1 đồng vốn cổ phần đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ thu về 9,70 đồng doanh thu, tương tự ta có năm 2014 và năm 2015 lần lượt là 9,91 và 10,22. Ngoài sự tăng của doanh thu qua các năm, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cũng là nguyên nhân làm cho tỷ số này biến động. Qua tỷ số này có thể các cổ đông của siêu thị sẽ cảm thấy yên tâm vì vốn của mình được sử dụng hiệu quả, nhưng cần phải xem xét kỹ các chỉ tiêu về lợi nhuận, đấy là chỉ tiêu đánh giá chính xác xem lợi ích mà các cổ đông thu về là nhiều hay ít. 2.2.6 Phân tích khả năng sinh lời Bảng 2.10: Bảng phân tích khả năng sinh lời của siêu thị Co.opmart Huế năm 2013- 2015 Chỉ Tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2013 Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu % 1,14 1,14 1,17 0 0,04 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH % 11,09 11,27 12,00 0,18 0,73 Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản % 3,94 4,00 4,08 0,06 0,08 (Nguồn: xử lý số liệu) 2.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng 2.2.6 ta thấy năm 2014, siêu thị thu được 100 đồng doanh thu thì có được 1,14 đồng lợi nhuận, siêu thị đã duy trì được mức này so với năm 2013. Ðến năm 2015, tỷ suất này tăng lên 0,02%, do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, tuy nhiên mức tăng này còn quá nhỏ nguyên nhân là do các chi phí, đặc biệt là chi phí hoạt động tài chính tăng cao. Trườn Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 55 Vì vậy để hoạt động kinh doanh của siêu thị đạt hiệu quả hơn siêu thị cần phải giảm bớt những chi phí không hợp lý và nhất là chi phí hoạt động tài chính đây khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của siêu thị, bởi vì trong năm siêu thị mở rộng hoạt động kinh doanh nên siêu thị hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, siêu thị phải chịu một khoản lãi vay rất lớn. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhưng không đáng kể. Từ bảng cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận của siêu thị qua 3 năm có biến động, tăng nhưng với tỷ trọng nhỏ, mặc dù vậy nhưng siêu thị vẫn kinh doanh có hiệu quả, vẫn duy trì được lợi nhuận của mình. Tỷ suất lợi nhuận này vẫn còn thấp, siêu thị cần có biện pháp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng của tỷ suất này. Với kết quả như thế, đòi hỏi siêu thị cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau. 2.2.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ðây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư. Qua bảng 2.10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,18%, Theo số liệu trong bảng cân đối ta thấy rõ, lợi nhuận tăng lên với tốc độ tăng của nó lớn hơn tốc độ tăng của vốn sở hữu nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu có xu hướng tăng nhẹ. Sang năm 2015, tỷ suất này lại tiếp tục tăng nhẹ so với năm 2014 tăng 0,73%. Ta thấy vốn chủ sở hữu biến động ít nhưng lợi nhuận thì tăng nhanh hơn. Kết quả trên cho thấy, trong năm gần đây, siêu thị đã đầu tư nhiều nhưng chưa có cơ hội để phát huy hiệu quả, hy vọng rằng trong những năm tới siêu thị sẽ phát huy được hết khả năng của mình để giúp siêu thị phát triển tốt hơn. Siêu thị cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn. Mặc dù với xu hướng chung là tăng tuy nhiên mức tăng quá thấp thì khả năng kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết sẽ thấp. Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư, nhà đầu tư nào cũng muốn mình được lời cao trên số tiền mình đưa ra. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 56 2.2.6.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn siêu thị. Nhìn vào bảng 2.10, ta thấy so với năm 2013, 2014 thì năm 2015, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của siêu thị chỉ tăng nhẹ. Dựa vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2014,2015 tăng cao hơn so với tốc độ gia tăng của tài sản tuy nhiên tỷ suất vẫn ở mức thấp, do có nhiều khoản tăng lên như khoản hàng tồn kho, các khoản phải thu, bên cạnh đó siêu thị đã mua thêm máy móc thiết bị và siêu thị còn đầu tư vào tài chính dài hạn, điều này làm cho tỷ suất tăng lên không đáng kể mặc dù siêu thị kinh doanh có hiệu quả. Như vậy trong giai đoạn 2013 – 2015 thì năm 2015 biểu hiện khả năng sinh lời tốt, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất trong 3 năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Tuy nhiên nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản còn ở mức thấp, biểu hiện khả năng sinh còn thấp. Nguyên nhân là do siêu thị sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng. Trong giai đoạn này, siêu thị đang mở rộng quy mô, tuy nhiên siêu thị vẫn chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng tài sản và chưa tạo nhiều lợi nhuận cho siêu thị. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ CO.OPMART HUẾ 3.1 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới của siêu thị Co.opmart Huế 3.1.1 Phương hướng Trong những năm qua, siêu thị phải đối mặt với những khó khăn thách thức trên thị trường. Để thích ứng với tình hình kinh doanh hiện nay, siêu thị phải đổi mới hoạt động kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh hợp lý, tổ chức tốt các hoạt động nghiệp vụ, tiến hành bố trí và sắp xếp lại lực lượng lao động một cách hợp lý. Thu được nhiều lợi nhuận, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần bình ổn thị trường. Nhằm tiếp tục phát triển những kết quả kinh doanh đạt được, từng bước nâng cao hoạt động kinh doanh, siêu thị đã có phương hướng trong những năm tiếp theo: Đẩy mạnh công tác marketing, đưa hình ảnh của siêu thị đến với người tiêu dùng  Xây dựng đội ngũ nhân viên, cán bộ kinh doanh và quản lý có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển  Đầu tư, đổi mới, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cho khách hàng  Xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, chiến lược giảm thiểu chi phí, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. 3.1.2 Mục tiêu Đối với một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng, siêu thị xác định các định mức và các kế hoạch cụ thể trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường để có thể hoàn thành tốt trong các năm tới. Siêu thị cần thực hiện các mục tiêu như:  Đảm bảo phát triển mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.  Phấn đấu giảm chi phí, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng cho các nhà hàng, khách sạn, trường học.  Trẻ hoá và nâng cao chất lượng lao động.  Nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động.  Tăng lượng khách hàng thành viên của siêu thị lên 20%. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 58 3.1.3 Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu đề ra, siêu thị đặt ra một số nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết như sau : - Trước hết, siêu thị cần sắp xếp lại ngành hàng và nhóm mặt hàng kinh doanh một cách hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Siêu thị cần xác định mặt hàng nào là chính, mang lại lợi nhuận cao để từ đó có định hướng phát triển và kinh doanh phù hợp. Đối với những mặt hàng đem lại lợi nhuận không cao thì siêu thị cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục cải thiện. - Đào tạo đội ngũ nhân viên mới, nâng cao tay nghề cho các nhân viên cũ, bằng hình thức gửi đi học hoặc đào tạo tại chỗ, để họ càng ngày càng nâng cao tay nghề, và hoàn thiện thái độ phục vụ cho khách hàng. - Cải tiến công tác quản lý, tổ chức lại lực lượng lao động, bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động của toàn siêu thị, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. - Đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh số bán hàng, thực hiện khoán doanh thu tới từng tổ nhân viên bán hàng giúp họ chủ động hơn trong kinh doanh, có thể phát huy năng lực của chính mình, từ đó năng suất lao động của nhân viên được nâng cao. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì vậy không ngừng tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh là mục tiêu đeo đuổi, phấn đấu của mọi doanh nghiệp. Thông qua những phân tích trên, có thể có những giải pháp chủ yếu sau đây: 3.2.1 Tăng doanh thu Biết tận dụng tối đa đồng vốn của bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh . Có nghệ thuật trong sử dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của người lao động nhằm tăng năng suất lao động, tăng mối quan hệ khả năng giao tiếp từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 59 thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp. 3.2.2 Giảm chi phí Như đã phân tích ở trên chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó việc thực hiện tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí vận tải, chi phí bốc dỡ hàng hóa... sẽ làm giảm giá vốn hàng bán giúp tăng lợi nhuận cho siêu thị. Nghĩa là giảm chi phí mua hàng bằng cách mua hàng với giá cả hợp lý, giảm các chi phí trong quá trình mua hàng. Hiện nay, giá hàng hóa đang biến động không ổn định, giá tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, siêu thị cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe. Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí chi phí vận chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ bảo quản hàng hóa, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí tiền lương cho người bán hàng và quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác. Siêu thị cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu quả các chi phí khác như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng phẩm ..., xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, siêu thị cần lập ra một biên độ dao động thích hợp. Ngoài ra siêu thị nên xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên. Chi phí quản lý tài chính: chi phí tài chính hàng năm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của siêu thị, chính vì vậy siêu thị cần tiến hành rà soát lại tất cả các khoản chi phí không thực sự cần thiết và các khoản chi phí siêu thị đầu tư vào mà hoạt động của nó không đem lại hiệu quả để có biên pháp cắt giảm nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của siêu thị. Còn đối với chi phí lãi vay vẫn còn rất cao siêu thị nên cố gắng nhiều trong việc giảm chi phí này tức là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 60 tín dụng của siêu thị nên giảm, hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng để giảm chi phí này. Muốn vậy, siêu thị cần tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi và siêu thị cần phải sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn vốn sẵn có, tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi công nợ để khắc phục được tình trạng thiếu vốn kinh doanh, từ đó sẽ giảm được nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng ảnh hưởng không kém đến chi phí tài chính vì thế siêu thị nên giảm khoản này nên xây dựng các phương án đầu tư tài chính có hiệu quả, theo dõi kiểm tra chặt chẽ các phương án này nhằm giảm chi phí hoạt động tài chính tăng lợi nhuận cho hoạt động này. Thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động chi phí, những mặt mạnh yếu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi phí nhằm giảm chí phí chung ở doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, có kinh nghiệm nghệ thuật kinh doanh, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận làm cơ sở cho việc giảm tỷ suất chi phí và nâng cao hiệu quả chi phí nói chung ở doanh nghiệp. 3.2.3 Chính sách huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong bất kì hoạt động kinh doanh của siêu thị nào thì vốn là yếu tố quan trọng nhất, nó là điều kiện rất cần để siêu thị hoạt động bình thường. Nếu một siêu thị rơi vào tình trạng thiếu vốn, họ sẽ huy động vốn từ nhiều cách khác nhau như: từ nội bộ, đầu tư của bên ngoài, vay ngắn hạn, vay dài hạn, một hình thức có được vốn với chi phí thấp là huy động từ nội bộ. Mặc dù lợi nhuận thu được tăng qua 3 năm nhưng siêu thị còn đang thiếu vốn. Vì vậy siêu thị có thể thực hiện các biện pháp tăng cường vốn như sau: + Huy động vốn từ nội bộ siêu thị. + Giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để chọn lựa nơi có lãi suất thấp. Bên cạnh đó siêu thị cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp: + Phân bố lại kết cấu lao động cho hợp lý, giảm chi phí. + Sử dụng hiệu quả vốn vay vì siêu thị phải chịu lãi. Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 61 + Khai thác triệt để máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất tài sản cố định, sửa chữa những tài sản còn dùng được. Sớm thanh lý tài sản cố định không còn dùng được để bổ sung vào vốn. +Thay đổi tài sản cố định phù hợp với qui mô siêu thị. 3.2.4 Công tác thu hồi nợ Siêu thị cần xem xét vốn thiếu hụt là do đâu để thu hồi vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Bởi vì khi khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn sẽ làm cho siêu thị mất khả năng thanh toán và vòng quay vốn chậm. Do đó siêu thị cần có biện pháp cải thiện tình hình công nợ bằng các biện pháp sau: - Đối với khoản phải thu: + Siêu thị cần lập các biên bản để thỏa thuận với khách hàng về thời gian thu hồi nợ. + Cho nhân viên của siêu thị đến chổ khách hàng nợ nhiều hay nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi các khoản nợ. + Nhờ pháp luật thu hồi các khoản nợ mà khách hàng cố tình không trả. - Đối với khoản phải trả: siêu thị cũng cần có sự thỏa thuận với nhà cung cấp về thời gian trả nợ và cần thanh toán đúng hạn để tạo sự bền vững trong quan hệ hợp tác. 3.2.5 Một số giải pháp khác ♦ Đa dạng hóa nguồn hàng, đảm bảo về chất – lượng và an toàn vệsinh thực phẩm Hiện nay, siêu thị Co.opmart đang kinh doanh với khoảng 20.000 tên hàng, trong đó 90% là hàng Việt Nam, 10% là hàng nhập. Co.opmart cần tiếp tục cải tiến và nâng cao tính chuyên nghiệp công tác thu mua và xét duyệt chủng loại hàng hóa đặc biệt đối với thực phẩm tươi sống, đảm bảo hàng chất lượng và hợp vệ sinh. Co.opmart cần nhanh chóng đa dạng hóa nguồn hàng và hóa đảm bảo đạt chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm tươi sống. Quan tâm hơn về thực phẩm chế biến sẵn vì tạo sự tiện lợi cho công việc nội trợ của đại đa số gia đình sinh sống, làm việc tại Thừa Thiên Huế. Co.opmart cần xác định đây là thế mạnh và là xu hướng tiêu dùng hiện đại nên phải đầu tư hơn nữa về cách chế biến, khẩu vị, nguyên liệu, giá cả, vệ sinh... Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 62 Sau khi gia nhập WTO, giá cả hàng hóa từ nước ngoài sẽ tràn vào thị trường Việt Nam, Co.opmart cần tận dụng lợi thế này để đa dạng hóa mặt hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, Co.opmart cần xây dựng lòng tin đối với khách hàng như là một điểm buôn bán thực phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh thông qua việc nhanh chóng thành lập trung tâm kiểm định chất lượng, định kỳ thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa, đảm bảo tới tay người tiêu dùng là hàng hóa tươi, sạch. Nhanh chóng xây dựng nguồn cung cấp hàng ổn định, xây dựng nhiều nhãn hàng mang thương hiệu Co.opmart, có kiểm soát về chất lượng nhất là hàng tươi sống, rau củ quả. Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO và HACCP. ♦ Xây dựng chiến lược giá cạnh tranh Một trong những yếu tố góp phần cho thành công của một nhà bán lẻ là cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh. Ngày nay, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn khi quyết định mua sản phẩm. Họ không ngần ngại bỏ thời gian để đi khảo giá nhiều nơi trước khi quyết định mua hàng, và khi đã chọn được nơi mua hàng vừa ý thì khách hàng thường chung thủy với điểm bán hàng đó. Xây dựng chiến lược giá đủ sức cạnh tranh và có tích lũy để tái đầu tư có ý nghĩa sóng còn đối với Co.opmart trong giai đoạn cạnh tranh sắp tới. Chính sách giá quyết định các chương trình khuyến mãi. Hiện nay hình thức khuyến mãi thường áp dụng tại các siêu thị, điều mà các cửa hàng tạp hóa, chợ khó thực hiện được. Do đó Co.opmart phải xây dựng chính sách giá thật cạnh tranh bên cạnh các chương trình khuyến mãi phải thường xuyên, linh hoạt hơn. Để làm được điều này, Co.opmart phải tìm được nguồn cung cấp có mức giá cạnh tranh nhất. Biện pháp thực hiện là nhanh chóng thành lập các trung tâm thu hàng nông sản với giá tận gốc, liên kết với các nông trường, nông dân, giảm bớt trung gian nhằm mục đích đưa hàng tới tay người tiêu dùng với giá cạnh tranh nhất, cam kết hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp để trở thành nhà phân phối với giá cả cạnh tranh xác định mặt hàng chủ lực đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với giá ổn định để tạo niềm tin cho khách hàng, góp phần với Nhà nước bình ổn thị trường, đảm bảo nguồn hàng ổn định, dồi dào. Ngoài ra cần xem xét xây dựng mức giá linh hoạt đối với khách hàng thành viên và thân Trường Đại học Kinh tế Đ i học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 63 thiết, hay có chính sách giảm giá trực tiếp vào hóa đơn mua hàng theo cách giảm lũy tiến từng phần. ♦ Phát triển dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong siêu thị Hiện nay, việc mua hàng trong siêu thị đã trở nên quen thuộc với người dân thành phố. Siêu thị không còn là nơi mua sắm chỉ dành cho người có thu nhập cao mà dành cho tất cả mọi người với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Là nơi văn minh, hiện đại, rộng rãi, thoáng mát, người dân thường chọn đi siêu thị cả gia đình kết hợp với giải trí vào các buổi tối, dịp cuối tuần. Cho nên cần đầu tư để phát triển siêu thị không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi để vui chơi, giải trí sau một ngày làm việc mệt mỏi. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em, rạp chiếu phim, các khu ăn uống, nhà sách. Do đó phải dành thêm diện tích mặt bằng và tăng cường hàng hóa cho các dịch vụ này. Vì hiện nay, kinh doanh ăn uống và nhà sách cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Để làm được điều này cần phải có mặt bằng kinh doanh rộng cho nên tùy theo vị trí và diện tích của siêu thị mà có thể phát triển thêm một trong các dịch vụ trên. ♦ Cải tiến chương trình khách hàng thành viên, thân thiết và tích lũy điểm Chương trình này được Co.opmart triển khai từ rất sớm và đã phát huy hiệu quả, đóng góp 50% doanh thu và 25% lượng khách hàng của Co.opmart. Chương trình này giúp tạo mối liên hệ thân thiết giữa khách hàng và siêu thị, giúp chia sẽ lợi ích với khách hàng. Tuy nhiên cần phải cải tiến hơn nữa để tạo thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, khách hàng muốn tích điểm phải mang thẻ thành viên theo gây bất tiện cho người mua hàng, ngoài ra hình thức thẻ cũng không bắt mắt. ♦ Phát triển mạng lưới, đầu tư cải tạo nâng cấp siêu thị hiện hữu Việc tìm được mặt bằng kinh doanh tốt coi như thành công 50%, phần còn lại là giá cả và chất lượng phục vụ, đủ cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển mạng lưới phân phối. Siêu thị có diện tích hẹp chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó cần tập trung vào việc củng cố chiều sâu của siêu thị hiện hữu bằng cách làm mới hệ thống siêu thị, tạo môi trường mua sắm tốt hơn cho khách hàng, tạo phong cách phục vụ tốt hơn. Kinh doanh siêu thị cũng giống như bất kỳ hình thức kinh doanh dịch vụ nào khác, cần Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 64 phải làm mới, nâng cấp thườngxuyên để tạo cảm giác mới mẻ, thu hút, tránh nhàm chán. Cần tăng cường hình thức liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để tìm mặt bằng kinh doanh siêu thị cũng như tận dụng thế mạnh của mỗi bên, nhất là hiện nay đang bùng nổ kinh doanh siêu thị, nhà bán lẻ nào cũng tập trung cho khâu tìm kiếm mặt bằng đẹp và rộng. Do đó, thời gian không còn nhiều để có thể thong thả vì đây là năm nước rút trước khi chính thức bước vào cuộc chiến khốc liệt với nhà đầu tư nước ngoài: giành giật người tiêu dùng về "phần sân" của mình. ♦ Phát triển hệ thống hậu cần giao nhận hàng hóa Để cạnh tranh và phát triển bền vững cùng với các đại gia bán lẻ nước ngoài trong thời kỳ tới, các nhà phân phối nội địa phải củng cố hơn nữa hệ thống giao nhận, cung ứng hàng hóa của mình để đảm bảo không bị thiếu hụt hàng hóa. ♦ Phát triển nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển Trong bất kỳ một hình thức kinh doanh nào thì nhân viên bán hàng, thu ngân cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo thiện cảm, thu hút và giữ chân người khách hàng. Do đó, Co.opmart phải chú trọng hơn nữa trong việc tuyển chọn, bố trí nhân viên quầy hàng và thu ngân.Từ nhiều năm nay, Co.opmart đã thực thi chiến lược nguồn nhân lực bao gồm việc đào tạo đội ngũ, cải tiến chính sách tiền lương, thưởng và chế độ đãi ngộ. Tuy nhiên nhu cầu phát triển đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ nhân viên phải được đào tạo chuyên ngành bán lẻ mà Phòng Nhân sự khó có khã năng đáp ứng. Do đó, phải nhanh chóng thành lập Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ nhằm đào tạo huấn luyện chuyên môn sâu trong ngành bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và nghiên cứu chuyên ngành của cán bộ nhân viên. Ngoài ra, cần cử các cán bộ quản lý đi học tập kinh nghiệm kinh doanh siêu thị ở nước ngoài và đem về những kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh tại đơn vị mình. Có kế hoạch và đãi ngộ hợp lý để thu hút lao động tài năng từ bên ngoài hoặc các trường đại học: Đầu tư học bổng, trả lương thưởng xứng đáng, tạo cơ hội thăng tiến. Cần mạnh dạn thực hiện tuyển dụng các chức danh lãnh đạo nhằm thu hút người tài và phát huy sự nhạy bén của đội ngũ nhân viên. Trường Đại học Kinh tế Đại họ Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 65 ♦ Đẩy mạnh hoạt động marketing, xây dựng và quảng bá hình ảnh của Co.opmart Đầu tư mạnh chiều sâu cho các hoạt động quảng bá, khuếch trương thương hiệu Co.opmart dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú như quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, tham gia hội chợ triển lãm, treo băng rôn quảng cáo, tham gia hoạt động xã hội, đóng góp từ thiện, ...Với mục đích tốt đẹp đó và với uy tín của một thương hiệu, khách hàng không chỉ đến với Co.opmart để mua sắm mà còn là một địa chỉ để gửi tấm lòng vàng của mình chia sẽ khó khăn với những người kém may mắn. Nâng cao uy tín thương hiệu Co.opmart trong tâm trí khách hàng. Uy tín chính là hình ảnh của doanh nghiệp. Bởi uy tín đã tôn vinh giá trị của doanh nghiệp lên những tầm cao mới, kéo theo các lợi ích kinh tế vượt trội. Ngược lại, khi doanh nghiệp bị mất uy tín, hoặc đơn thuần chỉ là những dấu hiệu làm méo mó hình ảnh, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khó có thể đo đếm được. Chính vì thế cần chú trọng đào tạo nhân viên tính tiền có tính trung thực, tập trung tuyệt đối khi làm việc để xây dựng niềm tin tuyệt đối của khách hàng khi đến với siêu thị.Tăng cường sự an toàn trong siêu thị bằng cách tăng số lượng nhân viên bảo vệ, lắp đặt thêm các camera để đảm bảo rằng khách hàng có sự an toàn tối đa khi đi mua sắm tại siêu thị. Luôn đảm bảm những gì đã cam kết với khách hàng như chất lượng sản phẩm, thời gian thực hiện các cam kết Để xây dựng một niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng về siêu thị làm cho câu khẩu hiệu rất ý nghĩa “Co.opmart bạn của mọi nhà” đi vào tâm trí khách hàng. Cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình khách hàng thân thiết và thành viên để giữ vững khách hàng hiện có và phát triển thêm khách hàng mới. Đầu tư mạnh cho công tác xúc tiến thương mại nhằm nâng cao khã năng tiếp cận và thâm nhập các thị trường mới, giữ vững và phát triển thị trường hiện có. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm, thực phẩm bẩn, tẩm hóa chất được đưa vào tiêu thụ với số lượng lớn đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn lúc nào hết người tiêu dùng đã nhận thức được vấn đề này. Chính vì thế khi nhu cầu về thực phẩm sạch tăng cao thì nơi mà người tiêu dùng đặt trọn niềm tin chính là các siêu thị, chính vì thế siêu thị cần quan tâm đầu tiên chính là việc chất lượng hàng hóa, hàng hóa được bày bán trong siêu thị cần có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng, bên cạnh đó cần thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, truyền thông để người tiêu dùng hiểu được rõ ràng, cụ thể hơn về những sản phẩm cũng như nguồn gốc của chúng. Bên cạnh đó giá cả là một rào cản lớn, giá cả các mặt hàng trong siêu thị thường có giá cao hơn so với ngoài thị trường tuy nhiên chênh lệch này không quá lớn như những gì mà người tiêu dùng nghĩ. Chính vì thế Co.opmart Huế cần xây dựng chính sách giá hợp lý, đàm phán với nhà cung cấp để đạt được mức thỏa thuận tối ưu nhất, bên cạnh đó cần đẩy mạnh chương trình khách hàng thân thiết, để khách hàng hiểu rõ được lợi ích khi tham gia chương trình này. Cần nhấn mạnh đến tính an toàn của sản phẩm, khi người tiêu dùng nhận thấy được lợi ích khi sử dụng những sản phẩm trong siêu thị thì rào cản giá cả không phải là vấn đề đối với họ, điều đáng quan tâm là bằng những hoạt động truyền thông, quảng cáo của mình, Co.opmart hãy khiến người tiêu dùng tin tưởng và an tâm khi sử dụng những sản phẩm của Co.opmart Huế. Siêu thị Co.opmart Huế là một chi nhánh của Saigon Co-op, là một siêu thị có quy mô tương đối lớn ở Huế với doanh thu hằng năm khá cao. Với thương hiệu đã được xây dựng từ lâu, có uy tín lớn trên thị trường. Người tiêu dùng đã và đang tin cậy vào Co.opmart Huế. Bên cạnh phát triển những khách hàng mới, thì hãy luôn quan tâm chăm sóc tốt cho khách hàng lâu năm. Bởi họ chính là người truyền thông tốt nhất, họ là người đã trải nghiệm, cảm nhận và hài lòng với những gì mà Co.opmart Huế mang lại. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 67 2. Kiến Nghị 2.1 Đối với Nhà nước và các Bộ ngành Ðể phát triển thị trường bán lẻ trong nước, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại cả nước và các địa phương đồng thời bổ sung, sửa đổi quy chuẩn để hướng dẫn phát triển các loại hình kinh doanh thương mại, làm cơ sở để doanh nghiệp đầu tư, là tiền đề kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý. Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có đất đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch. Ngay từ bây giờ, các Bộ ngành cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa, tiến tới xây dựng những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, nhất là thời điểm mở cửa thị trường cho các hãng bán lẻ lớn trên thế giới vào kinh doanh. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút nhiếu tập đoàn nước ngoài dẫn đến một nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, dù trể còn hơn không, Nhà nước cần phát huy vai trò điều tiết của mình trong quá trình phát triển của thị trường bán lẻ nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh vốn không cân sức giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ non trẻ trong nước. 2.2 Đối với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế  Thường xuyên hỗ trợ siêu thị trong việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động kinh doanh.  Hỗ trợ siêu thị Co.opmart trong công tác quảng bá sản phẩm, nhãn hàng thông qua các hội chợ thương mại, băng rôn, áp phích.  Tạo điều kiện thuận lợi để siêu thị Co.opmart Huế tiếp cận với các phường, xã, các địa phương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến tay người tiêu dùng. 2.3 Đối với siêu thị Co.opmart Huế + Cần bổ sung thêm nhiều hàng hóa thiết yếu, mở rộng quy mô hàng hóa đa dạng hơn với nhiều mẫu mã và chủng loại. + Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 68 + Nâng cao công tác đào tạo nhân viên bán hàng, tư vấn cho khách hàng về lợi ích của sản phẩm. + Triễn khai các chương trình khuyến mãi cần có sự thông báo trước đối với khách hàng đề khách hàng có thể tham gia một cách hiệu quả nhất. + Cần xây dựng các chính sách riêng cho khách hàng mới, nhằm tăng lượt khách hàng thân thiết đối với siêu thị. + Bô trí lực lượng giao hàng một cách hợp lý, khoa học hơn, tránh trường hợp giao hàng nhầm và trật tự phục vụ không đúng. Tránh ảnh hưởng đến khách hàng cũng như hình ảnh của siêu thị. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Phương Trung SVTH: Nguyễn Đăng Tùng – Lớp: K46A - QTKDTM 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.S Đỗ Thị Tuyết, Th.S Trường Hòa Bình (2005), “Giáo Trình quản trị doanh nghiệp”, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Tấn Bình ( 2011), “Kế toán tài chính”, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ts.Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2005). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại”, tập 1+2, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. 5. Các khoá luận khác liên quan, Thư viện trường Đại học- Kinh Tế Huế 6. Các thông tin số liệu từ phòng kế toán siêu thị Co.opmart Huế. 7. Một số website tham khảo https://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 doanh-nghiep/5d33458b nghiep/78a58545 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_kinh_doanh_tai_sieu_thi_co_opmart_hue_488.pdf
Luận văn liên quan