Tổng doanh thu qua các năm của FPT Telecom có xu hướng tăng lên, cụ thể là
năm 2014 của công ty tăng 12,13% so với năm 2013, năm 2015 tăng 15,4% so với năm
2014. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Nhưng
để đánh giá chính xác nguyên nhân và lợi ích từ sự biến động đó ta phải phân tích sự
biến động của những khoản mục có tác động đến tổng doanh thu nhiều nhất.
Giá vồn hàng bán: Năm 2014 tăng 19% (414,72 tỷ) so với năm 2013, năm 2015
tăng 12,41% (322,31 tỷ) so với năm 2014. Việc tăng giá vốn hàng bán có thể kết luận
là tốt hay xấu, nếu giá trị GVHB tăng lên do giá thành đơn vị tăng lên và sự tăng lên
của chất lượng tương ứng với sự tăng lên của giá thành điều này giúp DN có nguồn
hàng ra chất lượng cao phục vụ thị trường thì là tốt, còn nếu GVHB tăng do khâu thu
mua NVL đầu vào tăng mà chất lượng không thay đổi thì là dấu hiệu xấu.
Các loại chi phí: Các khoản mục này của công ty có xu hướng tăng cao, đặc
biệt là chi phí lãi vay. Năm 2014 tăng 1.249,11% (13,99 tỷ) so với năm 2013 và
năm 2015 tăng 341,34% (51,61 tỷ) so với năm 2014, điều này cho thấy công ty
đang rất phụ thuộc vào các khoản nợ vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng
tăng qua các năm, công ty cần xây dựng hệ thống phân phối riêng để tiết kiệm chi
phí và hoàn thiện bộ máy quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lợi nhuận sau thuế TNDN: Năm 2014 nếu so sánh tốc độ tăng của doanh thu
với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế TNDN ta sẽ nhận thấy công tác quản lý tài
sản của doanh nghiệp không được hiệu quả, cụ thể trong khi doanh thu tăng 12,13%
thì lợi nhuận sau thuế TNDN giảm 0,83%. Đến năm 2015, công tác quản lý tài sản
đã có phần tốt hơn, tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế tương
ứng lần lượt là 15,4% và 15,6%.
2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.2.1. Tỷ số thanh khoản
a) Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR)
CR = Tài sản lƣu động/ Nợ ngắn hạn
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần viễn thông FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị khác và sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của công ty.
Nợ dài hạn:
Khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, cụ thể là năm
2013 chiếm 0,01%, năm 2014 có thể coi là không có nợ dài hạn, đến năm 2015 tỷ
trọng này vẫn là 0,01%.
Vốn chủ sở hữu:
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2014,
nguồn vốn chủ sỡ hữu của công ty tăng lên 674,05 tỷ (40,55%) và năm 2015 tiếp tục
tăng 419,79 tỷ (17,97%), điều này cho thấy sức mạnh tài chính và khả năng chủ động
tài chính của công ty được nâng lên, công ty có điều kiện mở rộng quy mô hạ tầng.
2.2.3.2. Sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
51
Bảng 2.18: Sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,17 12,13 744,71 15,40
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 10,63 10,61 12,66 (0,02) (0,19) 2,05 19,32
3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 4.301,89 4.825,08 5.567,74 523,19 12,16 742,66 15,39
4. Giá vốn hàng bán 2.182,44 2.597,16 2.919,47 414,72 19,00 322,31 12,41
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 2.119,45 2.227,92 2.648,27 108,47 5,12 420,35 18,87
6. Doanh thu hoạt động tài chính 24,00 57,45 65,55 33,45 139,38 8,10 14,10
7. Chi phí tài chính 5,65 18,86 84,87 13,20 233,63 66,02 350,05
Trong đó: Chi phí lãi vay 1,12 15,12 66,73 13,99 1.249,11 51,61 341,34
8. Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết 0,00 (3,29) 0,00 (3,29) 0,00 3,29 (100,00)
9. Chi phí bán hàng 302,26 364,04 530,33 61,78 20,44 166,29 45,68
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 867,13 983,05 1.063,83 115,92 13,37 80,78 8,22
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 968,41 919,42 1.034,79 (48,99) (5,06) 118,66 12,91
12. Thu nhập khác 17,78 23,11 8,68 5,33 29,98 (14,42) (62,40)
13. Chi phí khác 17,58 8,84 3,12 (8,73) (49,66) (5,72) (64,71)
14. Lợi nhuận khác 0,20 14,26 5,56 14,06 7.030,00 (8,70) (61,01)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 968,61 930,39 1.040,35 (38,22) (3,95) 109,95 11,82
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 228,28 188,95 235,04 (39,33) (17,23) 46,09 24,39
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (29,11) (21,59) (76,76) 7,52 (25,83) (55,17) 255,53
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 769,44 763,03 882,07 (6,40) (0,83) 119,04 15,60
- Lợi ích của cổ đông thiểu số 44,53 26,60 54,37 (17,93) (40,26) 27,77 104,40
- Lợi nhuận sau thế của cổ đông công ty mẹ 724,91 736,44 827,70 11,52 1,59 91,26 12,39
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7.273,00 5.911,00 5.956,00 (1,36) (0,02) 0,05 0,00
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
52
Nhận xét:
Tổng doanh thu qua các năm của FPT Telecom có xu hướng tăng lên, cụ thể là
năm 2014 của công ty tăng 12,13% so với năm 2013, năm 2015 tăng 15,4% so với năm
2014. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Nhưng
để đánh giá chính xác nguyên nhân và lợi ích từ sự biến động đó ta phải phân tích sự
biến động của những khoản mục có tác động đến tổng doanh thu nhiều nhất.
Giá vồn hàng bán: Năm 2014 tăng 19% (414,72 tỷ) so với năm 2013, năm 2015
tăng 12,41% (322,31 tỷ) so với năm 2014. Việc tăng giá vốn hàng bán có thể kết luận
là tốt hay xấu, nếu giá trị GVHB tăng lên do giá thành đơn vị tăng lên và sự tăng lên
của chất lượng tương ứng với sự tăng lên của giá thành điều này giúp DN có nguồn
hàng ra chất lượng cao phục vụ thị trường thì là tốt, còn nếu GVHB tăng do khâu thu
mua NVL đầu vào tăng mà chất lượng không thay đổi thì là dấu hiệu xấu.
Các loại chi phí: Các khoản mục này của công ty có xu hướng tăng cao, đặc
biệt là chi phí lãi vay. Năm 2014 tăng 1.249,11% (13,99 tỷ) so với năm 2013 và
năm 2015 tăng 341,34% (51,61 tỷ) so với năm 2014, điều này cho thấy công ty
đang rất phụ thuộc vào các khoản nợ vay. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng
tăng qua các năm, công ty cần xây dựng hệ thống phân phối riêng để tiết kiệm chi
phí và hoàn thiện bộ máy quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động.
Lợi nhuận sau thuế TNDN: Năm 2014 nếu so sánh tốc độ tăng của doanh thu
với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế TNDN ta sẽ nhận thấy công tác quản lý tài
sản của doanh nghiệp không được hiệu quả, cụ thể trong khi doanh thu tăng 12,13%
thì lợi nhuận sau thuế TNDN giảm 0,83%. Đến năm 2015, công tác quản lý tài sản
đã có phần tốt hơn, tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế tương
ứng lần lượt là 15,4% và 15,6%.
2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.2.1. Tỷ số thanh khoản
a) Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR)
CR = Tài sản lƣu động/ Nợ ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
53
Bảng 2.2: Khả năng thanh toán hiện thời
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Tài sản lƣu động 1.100,10 2.519,43 4.069,83 1.419,32 129,02 1.550,40 61,54
Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,56 4.703,43 1.193,25 75,41 1.927,88 69,46
CR 0,70 0,91 0,87 0,21 30,56 (0,04) (4,67)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.1: Khả năng thanh toán hiện thời
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty cổ phần viễn thông
FPT Telecom là 0,70 có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty chỉ được đảm
bảo bằng 0,70 đồng tài sản lưu động. Hay là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể
sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn.
0.70
0.91
0.87
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
1.00
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
3,500.00
4,000.00
4,500.00
5,000.00
2013 2014 2015
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
CR
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
54
Năm 2014: Khả năng thanh toán hiện thời tăng so với năm 2013 0,21 lần,
tương đương với 30,56% lên mức 0,91 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho mỗi
đồng nợ ngắn hạn. Nhưng tỷ số này vẫn nhỏ thua 1 nên khả năng thanh toán hiện
thời của công ty vẫn chưa tốt.
Năm 2015: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm 0,04 lần so với
năm 2014, tương đương với 4,67%.
Khả năng thanh toán hiện thời qua 3 năm của công ty có phần cải thiện
nhưng khá nhỏ, mặc dù tăng nhiều hơn giảm nhưng tỷ số này vẫn còn ở mức thấp
so với mức trung bình ngành 1,39 (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của
ngành công nghệ viễn thông), tài sản lưu động vẫn không thể đảm bảo để thanh toán
khoản nợ ngắn hạn. Qua đây ta thấy công ty đang tận dụng nợ để sản xuất kinh
doanh.
b) Khả năng thanh toán nhanh (QR)
QR = (Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Bảng 2.3: Khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
± % ± %
TSLĐ-HTK 981,52 2.254,85 3.564,24 1.273,33 129,73 1.309,39 58,07
Nợ ngắn hạn 1.582,31 2.775,56 4.703,43 1.193,25 75,41 1.927,88 69,46
QR 0,62 0,81 0,76 0,19 30,97 (0,05) (6,72)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
55
Biểu đồ 2.2: Khả năng thanh toán nhanh
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Khả năng thanh khoản nhanh của công ty chỉ bằng 0,62. Tức là
mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty chỉ có 0,62 đồng tài sản lưu động có khả
năng huy động ngay để thanh toán.
Năm 2014: Khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,19 lần (30,97%)
lên mức 0,81 nhưng không đáng kể. Tỷ số này vẫn còn thấp.
Năm 2015: Khả năng thanh toán nhanh lại giảm xuống còn 0,76, tương ứng
giảm 0,05 lần (6,72%).
Khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm đều nhỏ hơn 1 và cả
bình quân ngành hiện là 1 (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của ngành công
nghệ viễn thông). Tỷ số này đang ở mức khá thấp, vì vậy công ty cần có những biện
pháp khắc phục và cải thiện tình hình thanh toán của mình.
2.2.2.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động
a) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Bình quân giá trị tồn kho
0.62
0.81
0.76
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
3,500.00
4,000.00
4,500.00
5,000.00
2013 2014 2015
TSLĐ-HTK
Nợ ngắn hạn
QR
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
56
Số ngày tồn kho = 360/ Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.4: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Gía vốn hàng bán 2.182,44 2.597,16 2.919,47 414,72 19,00 322,31 12,41
Bình quân giá trị tồn kho 100,76 191,58 385,08 90,82 90,13 193,50 101,00
Vòng quay hàng tồn kho
(vòng)
21,66 13,56 7,58 (8,10) (37,41) (5,98) (44,08)
Số ngày tồn kho (ngày) 17 27 47 10 59,77 20 78,81
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.3: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 21,66 vòng có nghĩa là
21.66
13.56
7.58 17
27
47
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
2013 2014 2015
Vòng quay hàng tồn
kho (vòng)
Số ngày tồn
kho(ngày)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
57
hàng tồn kho luân chuyển 21,66 lần 1 năm, tương đương mất 17 ngày 1 lần.
Năm 2014: Vòng quay hàng tồn kho năm 2014 là 13,56 vòng, giảm đến 8,1
vòng (37,41%) so với năm 2013, tương ứng với số ngày tồn kho là 27 ngày. Điều
này là do giá vốn hàng bán năm 2014 chỉ tăng 414,72 tỷ (19%) trong khi bình quân
giá trị hàng tồn kho của công ty tăng 90,82 tỷ (90,13%) so với năm 2013.
Năm 2015: Vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm 5,98 vòng xuống 7,58
vòng, tương ứng số ngày tồn kho tăng 20 ngày lên 47 ngày so với năm 2014.
Liên hệ với tỷ số khả năng thanh khoản nhanh, ta có thể thấy do công ty giữ
khá nhiều hàng tồn kho nên khả năng thanh toán nhanh xuống thấp. Công ty cần có
biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, tỷ số này vẫn
cao hơn mức bình quân ngành hiện là 5,87 vòng (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng
trưởng của ngành công nghệ viễn thông).
b) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu/ Bình quân khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = 360/ Vòng quay khoản phải thu
Bảng 2.5: Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Bình quân khoản phải thu 444,28 557,25 811,85 112,97 25,43 254,60 45,69
Vòng quay khoản phải
thu
9,71 8,68 6,87 (1,03) (10,60) (1,80) (20,79)
Kỳ thu tiền bình quân 37 41 52 4 11,86 11 26,25
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
58
Biểu đồ 2.4: Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay khoản phải thu là 9,71 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 37
có nghĩa là công ty mất bình quân 37 ngày để có thể thu được một khoản phải thu.
Năm 2014: Vòng quay khoản phải thu là 8,68, giảm 1,03 vòng (10,60%) so
với năm 2013 và số ngày công ty cần cho một khoản phải thu tăng 4 ngày là 44
ngày. Nguyên nhân tăng lên này là do tốc độ tăng trưởng của doanh thu chậm hơn
tốc độ tăng trưởng của các khoản phải thu. Cụ thể là năm trong năm 2014 doanh thu
tăng 523,18 tỷ tương đương 12,13% trong khi các khoản phải thu lại tăng 112,97
triệu tương ứng với 25,43%.
Năm 2015: Vòng quay khoản phải thu giảm 1,8 vòng (20,79%) xuống còn
6,87 vòng, kỳ thu tiền bình quân tăng 11 ngày (26,25%), có nghĩa là các khoản phải
thu luân chuyển 6,87 lần để tạo ra doanh thu và công ty mất 52 ngày để thu được
một khoản phải thu. Nguyên nhân là năm 2015 doanh thu công ty tăng 15,4% tương
đương 744,71 tỷ đồng trong khi bình quân các khoản phải thu tăng đến 45,69%
tương đương 254,6 tỷ đồng.
9.71
8.68
6.87
37
41
52
0
10
20
30
40
50
60
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
2013 2014 2015
Vòng quay khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình
quân
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
59
Tỷ số vòng quay khoản phải thu của công ty giảm liên tục qua 3 năm, điều
này cho thấy xu hướng bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp đang tăng. Công ty cần
có biện pháp quản lý khoản phải thu hợp lý để nguồn vốn không bị chiếm dụng.
c) Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Bình quân giá trị tổng tài sản
Bảng 2.6: Vòng quay tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 4.301,89 4.825,08 5.567,74 523,19 12,16 742,66 15,39
Bình quân tổng tài sản 2.891,74 4.193,23 6.552,82 1.301,49 45,01 2.359,59 56,27
Vòng quay tổng tài sản 1,49 1,15 0,85 (0,34) (22,65) (0,30) (26,16)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.5: Vòng quay tổng tài sản
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
1.49
1.15
0.85
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
2013 2014 2015
Doanh thu thuần
Bình quân tổng tài
sản
Vòng quay tổng tài
sản
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
60
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay tổng tài sản của công ty là 1,49, có nghĩa là với mỗi
đồng tài sản thì công ty có thể tạo ra được 1,49 đồng doanh thu.
Năm 2014: Vòng quay tổng tài sản của công ty giảm 0,34 vòng tương đương
với 22,65% so với năm 2013 xuống còn 1,15 vòng. Điều này là do tổng doanh thu
năm 2014 chỉ tăng 523,19 tỷ đồng (12,16%) trong khi bình quân tổng tài sản tăng
1,301,49 tỷ đồng (45,01%). Chứng tỏ khả năng quản lý và sử dụng tài sản của công
ty chưa tốt.
Năm 2015: Vòng quay tổng tài sản của công ty tiếp tục giảm 0,3 vòng
(26,16%) so với năm 2014 còn 0,85 vòng.
Qua phân tích ta thấy tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty đang có xu
hướng giảm qua các năm và thấp hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành (theo
nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông) hiện là 1,37
vòng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa tốt, cần phải
thay đổi cách quản lý và sử dụng tài sản.
d) Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu/ Bình quân tài sản cố định ròng
Bảng 2.7: Vòng quay tài sản cố định
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 4.301,89 4.825,08 5.567,74 523,19 12,16 742,66 15,39
Bình quân tài sản cố định 1.623,57 2.097,92 2.626,08 474,35 29,22 528,16 25,18
Vòng quay tài sản cố định
(vòng)
2,65 2,30 2,12 (0,35) (13,20) (0,18) (7,82)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
61
Biểu đồ 2.6: Vòng quay tài sản cố định
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay tài sản cố định của công ty cổ phần viễn thông FPT là 2,65
vòng, có nghĩa là với mỗi đồng tài sản cố định thì công ty tạo ra 2,65 đồng doanh thu.
Năm 2014: Tỷ số này là 2,30 vòng, giảm 0,35 vòng (13,20%) so với năm 2013.
Mặc dù doanh thu và bình quân tài sản cố định đều tăng nhưng tỷ số giảm là do tốc độ
tăng của bình quân tài sản cố định (29,22%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (12,16%).
Năm 2015: Tỷ số vòng quay tài sản cố định tiếp tục giảm xuống còn 2,12
vòng, giảm 0,18 vòng (7,82%) so với năm 2014.
Sở dĩ tốc độ tăng trưởng chậm lại như vậy là do năm 2015 công ty đầu tư
một số vốn rất lớn vào giá trị tài sản cố định và hầu hết đều chưa hoàn thành nên
chưa thể tạo ra doanh thu tương ứng.
e) Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay tài sản lƣu động = Doanh thu thuần/ Bình quân tài sản lƣu
động
2.65
2.30
2.12
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
2013 2014 2015
Doanh thu thuần
Bình quân tài sản
cố định
Vòng quay tài sản
cố định (vòng)
Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế
62
Bảng 2.8: Vòng quay tài sản lƣu động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 4.301,89 4.825,08 5.567,74 523,19 12,16 742,66 15,39
Bình quân tài sản lƣu
động
1.025,49 1.809,76 3.294,63 784,27 76,48 1.484,87 82,05
Vòng quay tài sản lƣu
động (vòng)
4,19 2,67 1,69 (1,53) (36,44) (0,98) (36,61)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.7: Vòng quay tài sản lƣu động
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Vòng quay tài sản lưu động của công ty là 4,19, có nghĩa là với
mỗi đồng tài sản lưu động công ty tạo ra 4,19 đồng doanh thu.
Năm 2014: Vòng quay tài sản lưu động giảm 1,53 vòng, xuống mức 2,67
vòng tương đương với giảm 36,44%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu
nhỏ hơn tốc độ tăng của bình quân tài sản cố định. Cụ thể, doanh thu năm 2014 chỉ
4.19
2.67
1.69
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
2013 2014 2015
Doanh thu thuần
Bình quân tài sản
lưu động
Vòng quay tài sản
lưu động (vòng)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
63
tăng 523,19 tỷ đồng (12,16%), trong khi bình quân tổng tài sản tăng đến 76,48%
tương đương với 784,27 tỷ đồng dẫn đến vòng quay tài sản lưu động giảm.
Năm 2015: Vòng quay tài sản lưu động tiếp tục giảm 0,98 vòng (36,61%) so
với năm 2014 xuống mức 1,69 vòng, tương ứng với mỗi đồng tài sản lưu động công
ty chỉ tạo ra 1,69 đồng doanh thu.
So với vòng quay tài sản lưu động bình quân ngành năm 2015 là 1,96 vòng
(theo nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông) cho thấy
chỉ tiêu này của công ty hiện không tốt. Điều này phản ánh công tác quản lý và sử
dụng tài sản lưu động của công ty chưa hiệu quả, cần chú trọng hơn đến việc sử
dụng tài sản lưu động.
2.2.2.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản
Bảng 2.9: Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng nợ 1.582,49 2.775,65 5.207,85 1.193,16 75,40 2.432,20 87,63
Tổng tài sản 3.244,62 5.141,84 7.963,81 1.897,22 58,47 2.821,97 54,88
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%) 48,77 53,98 65,39 5,21 10,68 11,41 21,14
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
64
Biểu đồ 2.8: Tỷ số nợ trên tổng tài sản
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty FPT Telecom là 48,77%,
có nghĩa là 47,88% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ và nợ chiếm
48,77% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2014: Tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng 5,21% so với năm 2013 và ở mức
53,98%. Tổng nợ năm 2013 tăng 1.193,16 tỷ đồng và tổng tài sản tăng 1.897,22 tỷ đồng.
Năm 2015: Tỷ số nợ trên tổng tài sản tiếp tục tăng lên mức 65,39%. Trong
đó, tổng nợ tăng mạnh so với tổng tài sản, cụ thể là nợ tăng 2.432,20 tỷ đồng
(87,63%) và tài sản tăng 2.821,97 tỷ đồng (54,88%).
Nếu so sánh với bình quân ngành là 57% (theo nguồn số liệu về chỉ số tăng
trưởng của ngành công nghệ viễn thông) thì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của FPT
Telecom khá lớn, và ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng. Nhưng cũng không có
nghĩa doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động vì tỷ số này thường ở mức
50-70%. Qua phân tích ta thấy lượng tài sản đầu tư để mở rộng sản xuất của công ty
chủ yếu được huy động bằng nguồn vốn vay, chứng tỏ công ty đang tận dụng hiệu
quả lợi thế từ đòn bẩy tài chính để tiết kiệm thuế từ sử dụng nợ.
48.77
53.98
65.39
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
8,000.00
9,000.00
2013 2014 2015
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng
tài sản(%)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
65
b) Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu (D/E)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sỡ hữu
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng nợ 1.582,49 2.775,65 5.207,85 1.193,16 75,40 2.432,20 87,63
Vốn chủ sỡ hữu 1.536,49 2.207,71 2.755,97 671,22 43,69 548,26 24,83
Tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sỡ hữu (lần)
1,03 1,26 1,89 0,23 22,07 0,63 50,30
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là 1,03 có nghĩa là công
ty đang sử dụng lượng nợ gấp 1,03 lần vốn chủ sở hữu, hay nói khác đi là tương
1.03
1.26
1.89
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
1.80
2.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
2013 2014 2015
Tổng nợ
Vốn chủ sỡ hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sỡ hữu (lần)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
66
ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sử dụng 1,03 đồng nợ.
Năm 2014: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu tăng 0,23 lần (22,07%) so với năm
2013 lên mức 1,26 lần. Điều này là do nợ tăng 75,40% cao hơn so với vốn chủ sỡ
hữu chỉ tăng 43,69% dẫn đến tỷ lệ này tăng lên.
Năm 2015: Tỷ lệ này của công ty là 1,89 lần, tăng 0,63 lần (50,30%) so với
năm 2014. Tổng nợ của công ty tăng 2.432,20 tỷ (87,63%) trong khi nguồn vốn chủ
sở hữu tăng 548,26 tỷ (24,83%) cho thấy công ty đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn
vốn đi vay.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty cho thấy tình hình nợ của công ty
không được tốt vì đều lớn hơn 1 và lớn hơn mức bình quân ngành hiện là 1,35 (theo
nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông). Công ty cần
có những biện pháp gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm bớt vay nợ, vì tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 sẽ làm cho công ty bị phụ thuộc vào nợ vay, khả
năng tự chủ về tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của công ty thấp.
c) Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi / Chi phí lãi vay
Bảng 2.11: Tỷ số khả năng trả lãi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Lợi nhuận trƣớc
thuế và lãi vay
968,61 930,39 1.040,35 (38,22) (3,95) 109,96 11,82
Chi phí lãi vay 1,12 15,12 66,73 14,00 1.250,00 51,61 341,34
Khả năng trả lãi
(lần)
864,83 61,53 15,59 (803,30) (92,88) (45,94) (74,66)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
67
Biểu đồ 2.10: Khả năng trả lãi
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Khả năng trả lãi của công ty là 864,83 lần, có nghĩa là công ty tạo ra
được lợi nhuận trước thuế gấp 864,83 lần lãi vay và công ty đủ khả năng thanh toán lãi.
Trong năm này công ty chỉ vay một phần rất nhỏ nên chi phí lãi vay không đáng kể.
Năm 2014: Khả năng trả lãi của công ty là 61,53 lần, giảm 803,30 lần
(92,88%) so với năm 2013. Ta có thể thấy nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
chi phí lãi vay của công ty năm 2014 tăng quá lớn, cụ thể là 14 tỷ (1.250,00%) so
với năm 2013 trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty lại giảm 38,22 tỷ
(3,95%).
Năm 2015: Khả năng trả lãi của công ty tiếp tục giảm 45,94 lần (74,66%) so
với năm 2014 xuống còn 15,59 lần. Tỷ số này giảm là do tốc độ tăng trưởng của chi
phí lãi vay (341,34%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và
lãi vay (11,82%).
Qua phân tích ta thấy, khả năng trả lãi đang có xu hướng giảm mạnh qua các
năm. Điều này là do công ty vay nợ để đầu tư mở rộng quy mô hạ tầng và chưa thể
thu lợi nhuận ngay được nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng chậm trong khi chi
phí lãi vay tăng mạnh làm cho khả năng trả lãi giảm.
864.83
61.53
15.59 0.00
100.00
200.00
300.00
400.00
500.00
600.00
700.00
800.00
900.00
1,000.00
0
200
400
600
800
1000
1200
2013 2014 2015
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay
Khả năng trả lãi
(lần)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
68
d) Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ = (Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT) / (Nợ
gốc + Chi phí lãi vay)
Bảng 2.12: Khả năng trả nợ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Giá vốn hàng bán+khấu
hao+ EBIT
3.152,17 3.542,67 4.026,55 390,50 12,39 483,88 13,66
Nợ gốc và chi phí lãi 1.583,61 2.790,77 5.274,58 1.207,16 76,23 2.483,81 89,00
Tỷ số khả năng trả nợ (lần) 1,99 1,27 0,76 (0,72) (36,23) (0,51) (39,86)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.11: Khả năng trả nợ
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
1.99
1.27
0.76
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
2013 2014 2015
Giá vốn hàng
bán+khấu hao+
EBIT
Nợ gốc và chi phí
lãi
Tỷ số khả năng trả
nợ (lần)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
69
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ số khả năng trả nợ của công ty là 1,99 lần, nghĩa là với mối
đồng nợ doanh nghiệp có 1,99 đồng có thể dùng để trả nợ, tỷ số này lớn hơn 1 cho
thấy doanh nghiệp đủ khả năng trả những khoản nợ vay.
Năm 2014: Tỷ số khả năng trả nợ là 1,27 lần, giảm 0,72 lần (36,23%) so với
năm 2013. Mặc dù tỷ số này vẫn lớn hơn 1 nhưng đây là một dấu hiệu không tốt đối
với khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Năm 2015: Tỷ số này tiếp tục giảm còn 0,76 lần. Nguyên nhân là do giá trị
các khoản nợ và chi phí lãi vay của công ty tăng quá nhiều so với tốc độ tăng trưởng
của giá vốn hàng bán, khấu hao, lợi nhuận trước thuế và lãi; cụ thể là nợ và chi phí
lãi tăng 89% tương ứng với 2.483,81 tỷ trong khi giá vốn, khấu hao và EBIT chỉ
tăng 13,66% tương ứng với 483,88 tỷ.
Qua phân tích cho thấy, tỷ số khả năng trả nợ của công ty có xu hướng giảm
mạnh qua 3 năm. Điều này là do những năm gần đây công ty vay nợ quá nhiều.
Công ty cần điều chỉnh khoản nợ của mình ở mức hợp lý để có đủ khả năng trả nợ.
2.2.2.4. Khả năng sinh lời
a) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
ROA = (Thu nhập ròng / Bình quân tổng tài sản) * 100
Bảng 2.13: Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Bình quân
tổng tài sản
2.891,74 4.193,23 6.552,82 1.301,49 45,01 2.359,59 56,27
Thu nhập
ròng
769,44 763,03 882,07 (6,41) (0,83) 119,04 15,60
ROA (%) 26,61 18,20 13,46 (8,41) (31,61) (4,74) (26,03)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
70
Biểu đồ 2.12: Tỷ suất sinh lời trên tài sản
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Suất sinh lời trên tài sản của công ty là 26,61%, có nghĩa là mỗi
100 đồng tài sản công ty tạo ra được 26,61 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2014: Suất sinh lời trên tài sản giảm 8,41% (tương ứng 31,61% so với
năm 2013) xuống còn 18,2%. Nguyên nhận sự sụt giảm này là do bình quân tổng tài
sản tăng 1.301,49 tỷ đồng (45,01%) trong khi thu nhập ròng giảm 6,41 tỷ (0,83%).
Năm 2015: ROA của công ty tiếp tục giảm 4,74% so với năm 2014 xuống
còn 13,46 %, có nghĩa là mỗi 100 đồng tài sản của công ty chỉ tạo ra 13,46 đồng lợi
nhuận sau thuế và lãi. Tổng tài sản của công ty tăng 2.359,59 tỷ (56,27%) trong khi
thu nhập ròng chỉ tăng 119,04 tỷ (15,6%) đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh của ROA.
Qua bảng phân tích và biểu đồ ta thấy suất sinh lời trên tài sản của công ty
đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên so với mức bình quân ngành chỉ 8% (theo
nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông) thì ROA của
công ty vẫn cao hơn.
b) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE)
ROE = (Thu nhập ròng/ Bình quân vốn chủ sỡ hữu)*100
26.61
18.20
13.46
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
2013 2014 2015
Bình quân tổng tài
sản
Thu nhập ròng
ROA (%)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
71
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Thu nhập
ròng
769,44 763,03 882,07 (6,41) (0,83) 119,04 15,60
Bình quân
vốn chủ sở
hữu
1.436,08 1.872,10 2.561,07 436,02 30,36 688,97 36,80
ROE (%) 53,58 40,76 34,44 (12,82) (23,93) (6,32) (15,50)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty là 53,58%, có
nghĩa là cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sỡ hữu thì công ty tạo ra 53,58 đồng lợi nhuận
cho cổ đông.
Năm 2014: Tỷ số này giảm mạnh xuống còn 40,76% (tương ứng giảm
12,82% so với năm 2013). Nguyên nhân chính là do bình quân vốn chủ sỡ hữu tăng
53.58
40.76
34.44
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
2013 2014 2015
Thu nhập ròng
Bình quân vốn
chủ sở hữu
ROE (%)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
72
đến 436,02 tỷ (30,36%) trong khi thu nhập ròng lại giảm 6,41 tỷ (0,83%).
Năm 2015: ROE tiếp tục giảm xuống còn 34,44% Điều này là do tốc độ tăng
của thu nhập ròng (15,6%) thấp hơn nhiều so với bình quân vốn chủ sỡ hữu
(36,8%).
Qua phân tích, tỷ lệ ROE của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Tuy
nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn tỷ lệ bình quân ngành là 18% (theo nguồn số liệu về chỉ
số tăng trưởng của ngành công nghệ viễn thông). Điều này cho thấy, công ty đang
quản lý và sử dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu khá tốt, cần duy trì và nâng cao tỷ số này
trong tương lai.
c) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS = (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * 100
Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Doanh thu 4.312,51 4.835,69 5.580,40 523,18 12,13 744,71 15,40
Lợi nhuận
ròng
769,44 763,03 882,07 (6,41) (0,83) 119,04 15,60
ROS (%) 17,84 15,78 15,81 (2,06) (11,56) 0,03 0,17
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
73
Biểu đồ 2.14: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 17,84% có nghĩa là
cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 17,84 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
Năm 2014: Tỷ số ROS giảm 2,06% (tương ứng với 15,56% so với năm
2013) xuống còn 15,78%. Sự sụt giảm này cho thấy công ty hoạt động kém hiệu
quả so với năm 2013, vì mặc dù doanh thu tăng 523,18 tỷ (12,13%) nhưng lợi
nhuận lại giảm 6,41 tỷ (0,83%).
Năm 2015: ROS không có gì thay đổi nhiều so với năm 2014. Điều này là do
tốc độ tăng của doanh thu (15,40%) gần bằng với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng
(15,60%).
d) Tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP)
BEP = (EBIT / Bình quân tổng tài sản)*100
17.84
15.78 15.81
14.50
15.00
15.50
16.00
16.50
17.00
17.50
18.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
2013 2014 2015
Doanh thu
Lợi nhuận ròng
ROS (%)
Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế
74
Bảng 2.16: Tỷ suất sinh lợi căn bản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
EBIT 969,73 945,51 1.107,07 (24,22) (2,50) 161,56 17,09
Bình quân
tổng tài
sản
2.891,74 4.193,23 6.552,82 1.301,49 45,01 2.359,59 56,27
BEP (%) 33,53 22,55 16,89 (10,99) (32,76) (5,65) (25,07)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.15: Tỷ suất sinh lợi căn bản
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Năm 2013: Sức sinh lời căn bản của công ty là 33,53% có nghĩa là với mỗi
100 đồng tài sản bỏ ra công ty thu về 33,53 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi.
Năm 2014: Tỷ số này giảm 10,99% (tương ứng giảm 32,76% so với năm
2013) xuống còn 22,55%. Nguyên nhân là do bình quân tổng tài sản tăng 1.301,49
33.53
22.55
16.89
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
2013 2014 2015
EBIT
Bình quân tổng tài
sản
BEP (%)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
75
tỷ (45,01%) trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm 24,22 tỷ (2,50%).
Năm 2015: Tỷ số BEP tiếp tục giảm xuống còn 16,89%. Nguyên nhân là do
tốc dộ tăng của bình quân tổng tài sản (56,27%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng
của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (17,09%).
Qua phân tích ta thấy, tỷ số BEP có xu hướng giảm là do phần tăng thêm của
tổng tài sản chủ yếu là công ty đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng hạ tầng và đều
chưa thể tạo ra lợi nhuận dẫn đến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lớn hơn tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận.
Kết quả phân tích các tỷ số tài chính cho thấy, có một số tỷ số của công ty đang ở
mức khá tốt, tuy nhiên còn một số tỷ số cần phải điều chỉnh để cải thiện tình hình tài
chính của công ty. Cụ thể, các tỷ số chưa tốt là tỷ số khả năng thanh toán, vòng quay
khoản phải thu, vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tài sản lưu
động, tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu và tỷ số khả năng trả nợ.
2.2.3. Phân tích Dupont
ROA = Lãi gộp * Vòng quay tổng tài sản
= (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản)
Bảng 2.19: ROA theo phƣơng trình Dupont
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Lãi gộp 17,89 15,81 15,84 (2,08) (11,63) 0,03 0,19
Vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,49 1,15 0,85 (0,34) (22,82) (0,30) (26,09)
ROA 26,66 18,18 13,46 (8,47) (31,79) (4,72) (25,95)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
76
ROE = Lãi gộp * Vòng quay tổng tài sản * Hệ số sử dụng vốn cổ phần
= (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản)
* (Bình quân tổng tài sản/ Bình quân vốn cổ phần thƣờng)
Bảng 2.20: ROE theo phƣơng trình Dupont
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Lãi gộp 17,89 15,81 15,84 (2,08) (11,63) 0,03 0,19
Vòng quay tông tài sản 1,49 1,15 0,85 (0,34) (22,82) (0,30) (26,09)
Bình quân tổng tài sản / Bình
quân vốn cổ phần thƣờng
2,01 2,24 2,56 0,23 11,23 0,32 14,23
ROE 53,68 40,72 34,45 (12,95) (24,13) (6,27) (15,41)
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
Nhân
nhân
Chia Chia
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân tích dupont.
(Nguồn: Số liệu công ty năm 2013-2015 và tính toán của tác giả)
ROE = 34,45%
ROA = 13,46% BQ TTS/ Bq VCSH = 2,56
Tỷ lệ lãi gộp = 15.,84% Vòng quay TTS = 0,85
LN ròng = 882,07 tỷ Doanh thu = 5.567,74 tỷ BQ TTS = 6.552,82 tỷ
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
77
Nhận xét:
Qua phân tích ta thấy năm 2014 ROE của công ty giảm 24,13% so với năm
2013 vì bình quân TTS trên bình quân VCSH tăng 11,23% không thể bù đắp được
phần sụt giảm của ROA là 31,79%. Năm 2015 ROE tiếp tục giảm 15,41%, nguyên
nhân vẫn là do ROA giảm mạnh đến 25,95%. Điều này cho thấy ROE của công ty chịu
tác động giảm của ROA. Trong đó, ROA giảm là do vòng quay tổng tài sản giảm
26,09%.
Do đó, để nâng cao suất sinh lời căn bản ROE công ty có thể tác động đến
các yếu tố là tỷ số bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và ROA. Cụ thể:
- Tăng Bình quân tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Tăng tỷ suất nợ trên tổng tài
sản. Nhưng tỷ số này tăng cũng có tác động xấu đến công ty, làm công ty mất khả năng
tự chủ về tài chính, khả năng vay nợ của công ty giảm và tăng rủi ro đối với nhà đầu tư.
- Tăng ROA: công ty có thể tăng ROA khi tăng lãi gộp hoặc vòng quay tổng
tài sản. Tuy nhiên, cạnh tranh hạn chế khả năng thực hiện đồng thời cả 2 hướng
trên. Do vậy, công ty phải đánh đổi lãi gộp và vòng quay tổng tài sản.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
78
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
Như phần đánh giá thực trạng trong chương II đã phân tích, còn một số tỷ số
tài chính của công ty chưa được tốt. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
để cải thiện tình hình tài chính của công ty như sau:
3.1. Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý
Mục tiêu, chính sách hoạt động của công ty trong từng giai đoạn nhất định
khác nhau, song đều có mục tiêu chung là tối đa lợi ích của vốn chủ sở hữu- tức là
tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép.
Chính vì thế, xây dựng được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ hạn chế tối đa rủi ro có
thể có đối với công ty.
Với cơ cấu vốn của công ty như đã phân tích, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu
của công ty đang có xu hướng tăng và tăng mạnh qua các năm. Trong đó, nợ ngắn
hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với nợ dài hạn cho thấy công ty đang sử dụng chính
sách tài trợ thuộc dạng chính sách tài trợ mạo hiểm. Tức là nguồn vốn ngắn hạn
tham gia tài trợ cho các khoản mục tài sản lưu động thường xuyên, thậm chí cho cả
tài sản dài hạn như tài sản cố định. Chính sách này rất dễ khiến công ty rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Công ty
cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn để hạn chế các khoản nợ ngắn hạn
để từ đó cân đối lại cơ cấu vốn của mình.
Theo phân tích, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của công ty tăng khá lớn qua
các năm, cụ thể năm 2014 tăng 58.47% và năm 2015 tăng 54.88% nhưng tỷ suất lợi
nhuận lại giảm mà nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay tăng quá cao. Vì vậy,
công ty có thể áp dụng các chính sách huy động vốn sau:
Chính sách huy động tập trung nguồn: Tập trung vay vào một hoặc một số
ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó cũng
có nhược điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.
Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế
79
Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào chủ nợ khi áp dụng chính sách này thì
trước hết, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Sử dụng linh hoạt nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng
chưa sử dụng đến.
- Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của
công ty sau mỗi năm có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty
làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này, còn khi thua lỗ thì không
những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này.
Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã rất phổ
biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công
ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới
đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời
hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu, công ty thanh toán vào ngày cuối của
thời hạn chiết khấu. Còn nếu không đủ khả năng thì để đến hết hạn hóa đơn mới
thanh toán là lợi nhất. Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản
tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể ảnh hưởng đến
uy tín, vị thế và các mối quan hệ của công ty. Hơn thế nữa công ty còn phải gánh
chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí cao hơn cả lãi vay ngắn hạn.
Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng
trong việc bổ sung vốn kịp thời cho doanh nghiệp. Thực tế, trong 3 năm qua công ty
đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít huy
động các nguồn vốn trung, dài hạn để sử dụng. Các khoản vay ngắn hạn có thời
gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến việc các khoản nợ
đến hạn chồng chất trong tương lai gần. Trong khi đó công ty đang cần những
nguồn tài trợ dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Vì vậy công ty nên giảm nợ
ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí cao
hơn nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
80
Để huy động được nguồn tài trợ này, biện pháp quan trọng nhất là phải tính
toán, lựa chọn, thiết lập được các phương án đầu tư có tính khả thi cao.
Nếu công ty áp dụng và thực hiện tốt biện pháp trên thì chắc chắn nợ ngắn
hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện vay thêm vốn
trung và dài hạn. Đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn
nhằm đem lại lợi ích thiết thực, quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Từ đó đảm bảo
vốn luân chuyển đều đặn giúp bảo toàn và phát triển vốn.
Tuy nhiên, đòi hỏi đặt ra ở đây là:
- Công ty phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ
chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn.
- Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn
tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
- Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư tài sản cố
định cần thiết và dự án đầu tư khả thi.
- Chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn sẽ không quá lớn so với vốn ngắn
hạn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty.
3.2. Giải pháp tăng doanh thu
Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng doanh thu của công ty có xu hướng tăng
nhưng không cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp để tăng doanh thu nhằm tăng lợi
nhuận của mình.
Thu nhập của công ty cổ phần viễn thông FPT gồm 2 bộ phận:
- Thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Thu nhập từ hoạt động tài chính
Trong đó thu nhập từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng
chủ yếu và đóng vai trò quyết định tới lợi nhuận của công ty. Thu nhập từ hoạt động
tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chính vì vậy, những giải pháp thúc đẩy tăng
trưởng của thu nhập sẽ chủ yếu tập trung vào thu nhập từ hoạt động bán hàng và
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
81
cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần).
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu
Như vậy, về mặt lý luận chung muốn tăng doanh thu thuần cần phải tăng
doanh thu bán hàng và giảm các khoản giảm trừ doanh thu. Về mặt công thức,
doanh thu tiêu thụ sẽ tăng khi khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên và tăng giá
bán. Gía bán tăng sẽ lập tức làm giảm sức mua do đó làm giảm doanh thu tiêu thụ.
Trong điều kiện ổn định hiện nay thì việc tăng giá bán sẽ đi ngược xu thế thị trường
và tất yếu doanh thu của công ty sẽ bị giảm nhanh chóng.
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán
và doanh thu hàng bị trả lại. Trong đó doanh thu hàng bán bị trả lại cần giảm thiểu,
còn hai khoản giảm trừ kia có thể duy trì ở một mức ổn định hợp lý nhằm thúc đẩy
việc tiêu thụ sản phẩm và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Như vậy cách tốt nhất để thu được doanh thu cao và tăng trưởng hàng năm là
tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Để đạt được điều đó, công ty cần thực hiện
những giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, hình
thành thương hiệu cho sản phẩm công ty.
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay thị trường rất đa dạng và phong
phú. Trong điều kiện các nhân tố khác đều ổn định thì việc tăng lượng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố
và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân đối nhịp
nhàng và liên tục khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động.
Trong điều kiện hiện nay, đối với công ty viễn thông FPT thì mục tiêu nâng
cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng tiêu
thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng. Bởi trên thị trường
hiện nay, công ty chịu sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ mà đặc biệt là hai nhà
mạng lớn VNPT và Viettel.
Trường Đại học Kinh tế Đại ọc Huế
82
Bên cạnh đó, công ty phải không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra
chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp
Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp. Xây dựng được phương án kinh doanh đúng đắn sẽ
giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh ngược lại sẽ dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản.
Do vậy phải xây dựng phương án kinh doanh một cách thận trọng, chính xác.
Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là phương
án phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác được mọi tiềm năng, thế
mạnh của công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho
công ty. Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải
xuất phát từ chiến lược của công ty nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, xuất phát từ
tiềm năng của công ty chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để. Công ty cổ
phần viễn thông FPT cần khắc phục những khó khăn và trở ngại trong quá trình
hoạt động kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
83
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và
phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần có những nguồn lực nhất định. Tài chính là
một nguồn lực không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Song để nguồn lực
đó trở thành vũ khí sắc bén - thế mạnh riêng của doanh nghiệp mình thì không phải
là đơn giản. Phân tích tài chính là một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo
cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thông
tin. Thực hiện tốt công tác trên sẽ giúp các nhà quản trị có được lợi thế trong cạnh
tranh. Qua phân tích tài chính giúp ta có được những thông tin hữu hiệu cho hoạt
động quản trị, giúp cho nhà quản trị thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và nguy cơ, giúp các nhà đầu tư có những thông tin cơ sở cho cho các quyết định
đầu tư của mình... Phân tích tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc
hoạch định các chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, sau một thời gian thực tập và nghiên
cứu tình hình tài chính tại công ty, cùng sự hướng dẫn của giáo viên Phan Anh Thi
và các cô chú, anh chị trong công ty, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề
tài: “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần viễn thông FPT”.
2. Kiến nghị
2.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty
Tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên lao động và cán bộ quản lý, nội
dung đào tạo đi sâu vào thực tế công ty.
Cần tổ chức đào tạo cho người lao động với đội ngũ giảng viên là cán bộ của
đơn vị có trình độ, có kinh nghiệm thực tế.
Cần xây dựng chiến lược dài hạn về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực để có thể chủ động trong công tác đào tạo và phát triển rộng rãi cho CBCNV để
họ có sự chuẩn bị.
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
84
Xây dựng chương trình đào tạo hợp lý cung cấp đầy đủ các kiến thức theo
yêu cầu của công việc.
Tăng cường khâu bán hàng, tiếp thị: xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp
sản phẩm, tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Phương hướng nâng cao năng lực tài chính công ty
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh
nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những
hướng giải quyết hợp lý tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh
nghiệp nào nắm bắt và áp dụng đúng một cách linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao.
Với mỗi một doanh nghiệp thì khả năng tài chính là khác nhau, vấn đề đặt ra
là đi sâu phát huy khả năng tài chính nào sẽ có tác dụng cụ thể và đem lại hiệu quả
sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện vốn có của doanh nghiệp. Từ đó có
những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với việc tìm hiểu
thực tế, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành viễn thông nói chung và
tình hình tài chính của FPT Tlecom nói riêng, với vốn kiến thức và thời gian còn
hạn chế, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại FPT.
Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng đến việc quản lý nhằm cải thiện và nâng cao
tình hình tài chính của công ty.
Trường Đại học K nh tế Đại học Huế
85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao
Động và Xã Hội, Hà Nội, Việt Nam.
2. Phan Đức Dũng (2012), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao Động và
Xã Hội, Việt Nam.
3. Engene F. Brigham, Joel F. Houston (2009), Quản trị tài chính, NXB
Cengage Learning.
4. Ngô Thế Chi - Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
5. Nguyễn Minh Kiều (2012), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Tài chính.
6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, NXB ĐH Kinh tế
Quốc dân.
7. Các trang web:
www.Saga.vn;
www.Tailieu.vn;
www.Cafef.vn;
www.cophieu68.vn;
www.tapchitaichinh.vn;
www.chungta.vn;
www.fpt.com.vn.
Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
s6
)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhuy_5327.pdf