Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, tuy không quyết định trực tiếp
tới kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp tới lợi ích vốn chủ sở hữu. Xác
định cơ cấu vốn tối ưu cho phép Công ty tối đa hoá được lợi ích vốn chủ sở hữu thông
qua cơ chế đòn bẩy tài chính, trong điều kiện rủi ro có thể chấp nhận được, xét cho
cùng đây là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Trong khuôn khổ của bài khóa luận tốt nghiệp, bước đầu em chỉ phân tích cấu
trúc tài chính Công ty đã xây dựng và đề ra một số giải pháp chủ quan, tuy nhiên để
các giải pháp đó có hiệu quả trong thực tiễn cần những nghiên cứu sâu hơn. Mặc dù là
bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu một cách tổng quan nhất nhưng em đã phần nào nắm
bắt được nguyên tắc hoạt động của một doanh nghiệp trong ngành bát động sản, từ đó,
em đã học thêm được rất nhiều kiến thức thực tế, và nó sẽ giúp ích em rất nhiều khi
bắt đầu một công việc thực sự.
111 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trưởng cùng chiều, tỷ suất sinh lời tài sản tăng thì ROE
cũng tăng và ngược lại. Trong năm 2009-2010, do Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho
tài sản, nên khi RE tăng lên 14,12% trong năm 2010 thì ROE cũng tăng lên 27,31%.
Tuy nhiên, khi sang năm 2011, do chính sách nguồn vốn của Công ty có thay đổi, thay
vì dùng nợ nhiều thì Công ty chuyển sang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này
Thang Long University Library
80
làm cho RE có sự tăng trưởng nhưng ROE lại bị giảm nhẹ do không còn được hưởng
lợi ích từ tấm chắn thuế nhiều nữa.
2.4.5. Phân tích điểm bàng quan EBIT-EPS
Qua việc phân tích tác động của cấu trúc vốn tới thu nhập và rủi ro của chủ sở
hữu thông qua phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS cho chúng ta biết những tác
động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập ròng của chủ sở hữu, nhưng ta không biết
được với mức EBIT nào mà Công ty đạt được cấu trúc vốn hay mức đòn bẩy nào sẽ
mang lại giá trị tối đa hóa nhất cho Công ty. Chính vì thế, chúng ta sẽ đi vào phân tích
điểm EBIT hòa vốn để trả lời câu hỏi trên.
Năm 2009:
Với phương thức tài trợ bằng 100% vốn cổ phần ta có:
𝐸𝑃𝑆2009 =
𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 ∗ (1 − 0,25)
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡 + 𝐶ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚
=
𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔𝑞𝑢𝑎𝑛 ∗ (1 − 0,25)
179.814.501 + 189.364.358
Với phương thức tài trợ bằng nợ và vốn cổ phần, ta có:
𝐸𝑃𝑆2009 =
(𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 − 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦) ∗ (1 − 0,25)
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡
=
(𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 − 88.500.954) ∗ (1 − 0,25)
179.814.501
Khi đó, ta có:
𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔𝑞𝑢𝑎𝑛 ∗ (1 − 0,25)
179.814.501 + 189.364.358
=
(𝐸𝐵𝐼𝑇𝑏à𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 − 88.500.954) ∗ (1 − 0,25)
179.814.501
EBITbàng quan= 172.538.705,61 (ngàn đồng) & EPSbàng quan= 350,52(đồng).
Tương tự cho các năm còn lại, ta có bảng sau:
Bảng 2.32. EBIT-EPS bàng quan của Công ty từ năm 2009-2011
Đơn vị tính: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lãi vay 88.500.954 207.443.514 204.970.691
Số lượng cổ phần (Cổ phần) 179.814.501 270.465.458 311.520.679
Nợ vay dài hạn 1.893.643.583 2.248.707.163 2.782.059.650
Số cổ phần ước tính (Cổ phần) 189.364.358 224.870.716 278.205.965
EBIT bàng quan 172.538.705,48 456.948.233,63 434.486.290,48
EPS bàng quan 0,35 0,69 0,55
EBIT 1.032.472.151 1.721.773.327 3.014.320.209
EPS tài trợ nợ 3,94 4,20 6,76
81
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ thể hiện điểm bàng quan EBIT-EPS năm 2009
(Nguồn: Bảng 2.2)
Từ điểm hòa vốn EBIT, cũng như qua đồ thị ta thấy rằng:
Trong cả 3 năm 2009-2010, EBIT của Công ty đạt được vượt quá điểm EBIT
bàng quan, do vậy Công ty nên tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng giá trị
của Công ty. Thêm vào đó, ta thấy đường biểu diễn của phương án sử dụng nợ và
VCSH có độ dốc lớn hơn phương án chỉ có VCSH, do đó, phương án có sử dụng nợ có
mức độ nhạy cảm của EPS khi EBIT thay đổi lớn hơn. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng
rủi ro tài chính do việc sử dụng nhiều nợ của Công ty lớn hơn mức độ rủi ro tài chính
của việc sử dụng ít nợ hơn hoặc không sử dụng một đồng nợ nào
Trong năm 2010, ta nhận thấy rằng, EPSbàng quan lớn hơn EPSbàng quan của năm
2009. Có được điều này là do trong năm 2010, Công ty sử dụng đòn cân nợ để khuếch
đại giá trị nhiều hơn so với năm 2009. Cụ thể, số lãi vay mà Công ty phải trả trong
năm 2010 đã tăng tới hơn 135% so với năm 2009.
Trong năm 2011, EPSbàng quan có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2010, khi đạt mức
0,55 ngàn đồng. Sự sụt giảm trên là do Công ty trong năm đã tài trợ tài sản bằng nguồn
vốn nợ ít hơn so với năm 2010. Nhận thấy rằng, Công ty trong năm 2010 đang có bước
phát triển vượt bậc, khả năng kinh doanh tốt, nên nếu trong năm 2011, Công ty tiếp tục
duy trì tỷ lệ vốn nợ lớn thì mức EPSbàng quan sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với quyết
định tăng nợ sẽ là rủi ro thanh toán gia tăng trong tương lai của Công ty.
2.5. Cấu trúc vốn ảnh hưởng tới chính sách thuế
Như chúng ta đã biết khi chúng ta sử dụng và gia tăng nợ thì Công ty sẽ xuất
hiện và gia tăng rủi ro thanh toán trong tương lai. Vậy tại sao Công ty vẫn sử dụng nợ?
Bởi vì một trong những lợi ích tử nợ chính là tấm lá chắn từ thuế. Nhờ việc không tính
thuế thu nhập doanh nghiệp trên khoản tiền lãi vay mà Công ty đã tận dụng được một
nguồn vốn không mất chi phí (Khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay= lãi vay*
EPS
0,35
0
172.538.705,48
EBIT
Điểm bàng quan EBIT-EPS
Nợ
CP
thường
1.032.472.151
3,94
2,10
Thang Long University Library
82
thuế suất thu nhập doanh nghiệp). Khoản sinh lợi này cũng chính là khoản lãi vay mà
Nhà nước trả cho chủ doanh nghiệp (Khoản khấu trừ thuế).
Bàng 2.33. Lợi ích từ vay nợ Công ty CP HAGL
Đơn vị: Ngàn đồng.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn vay nợ 8.871.560.333 12.196.211.274 18.771.716.726
Nợ vay 4.672.353.582 7.068.556.748 8.679.179.449
Tỷ trọng nợ vay 52,67% 57,96% 46,24%
Lãi vay 88.500.954 207.443.514 204.970.691
Tấm chắn thuế 22.125.238,5 51.860.878,5 51.242.672,75
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP HAGL)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng năm 2010 là năm có giá trị lãi vay cao nhất
trong 3 năm, chiếm tỷ trọng lên tới 57,96% trong tổng nguồn vốn. Do đó, tấm lá chắn
từ lãi vay mà Công ty tiết kiệm được trong năm 2010 cũng là lớn nhất với mức tiết
kiệm lên tới 51,860 tỷ đồng. Chứng tỏ Công ty đã sử dụng khá tốt đồng vốn nợ để gia
tăng giá trị cho Công ty và lợi ích của cổ động.
Có thể nói rằng việc sử dụng nợ không những đáp ứng cho nhu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp mà đối với quản trị tài chính doanh nghiệp thì
đây còn là một vấn đề mang tính “nghệ thuật” trong việc sử dụng cấu trúc vốn nhằm
đạt tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp với những phân tích để hưởng lợi từ
tấm lá chắn thuế. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn M&M, một doanh nghiệp nên tăng nợ
cho đến khi giá trị từ hiện giá của tấm chắn thuế vừa đủ để bù trừ bằng gia tăng trong
hiện giá của chi phí kiệt quệ.
2.6. Đánh giá về cấu trúc vốn tại Công ty CP HAGL
2.6.1. Ưu điểm
Về cấu trúc tài sản của Công ty
Tỷ trọng tài sản cố định: chiếm tỷ trọng tương đối” khá” và đóng vai trò quan
trọng trong đặc thù của ngành nghề xây dựng buôn bán BĐS, sản xuất gỗ, đá granite
và trồng cây cao su. Tỷ trọng này có xu hướng tăng do Công ty mở rộng quy mô sản
xuất, mở thêm nhiều nhà xưởng và nhà máy nhắm tăng tỷ trọng doanh thu của các
ngành truyền thống là sản xuất gỗ, đá granite, giảm sự phụ thuộc vào doanh thu BĐS.
Bên cạnh đó, tài sản vô hình tăng khá mạnh do Công ty ngày càng khẳng định vị trí
của một doanh nghiệp hàng đầu về BĐS nói riêng và Công ty đa ngành nói chung khi
thương hiệu của Công ty xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực
và dặc biệt là trong bóng đá, một môn thể thao vua của người Việt Nam. Chẳng vì thế
mà năm 2011, lợi thế thương mại của Công ty tăng tới hơn 78 tỷ đồng. Điều này thể
hiện rằng thương hiệu của Công ty đã lên một vị trí mới.
83
Tỷ trọng đầu tư tài chính: Ở mức vừa phải, và dường như không có sự biến
động lớn khi tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn/ tổng tài sản chỉ có 0,6%, chủ yếu là
khoản tiền thanh lý khu nghỉ dưỡng Đà Lạt cho bên thứ 3, còn tỷ trọng các khoản đầu
tư dài hạn/ Tổng tài sản chiếm 19%, chủ yếu đầu tư và hợp tác kinh doanh với các
Công ty khác. Với nhiều biến động của nền kinh tế như hiện nay, việc đầu tư có chiều
sâu và không dàn trải là một định hướng đúng đắn của Công ty, giúp Công ty giảm
thiểu rủi ro.
Tỷ trọng hàng tồn kho:ở mức khá hợp lý, phù hợp với đặc thù kinh doanh của
Công ty là sản xuất và cung cấp dịch vụ, sản phẩm từ gỗ và dá granite. Vì hàng hóa có
khả năng sử dụng lâu và không chịu rủi ro “lạc hậu” nên có thể tăng dữ trữ để phục vụ
nhu cầu của thị trường trong thời gian dài. Vì thế mà tỷ trọng hàng tồn kho chiếm hơn
18% so với tổng tài sản. Tuy tỷ trọng của hàng tồn kho/ tổng tài sản giảm dần do tỷ lệ
tăng trưởng của Tổng tài sản và hàng tồn kho là không như nhau nhưng nếu nhìn vào
giá trị tuyệt đối của hàng tốn kho, ta thấy rằng giá trị hàng tồn kho tăng trưởng qua
từng năm. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, phân phối được thêm các
đại lý bán buôn bán lẻ
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền: ta thấy rằng tỷ trọng tiền (Tài sản
có tính thanh khoản cao nhất) có xu hướng tăng qua từng năm, cụ thể, năm 2009 tỷ
trọng là 5,99%, năm 2010 là 15,94% và năm 2011 là 19,12%. Điều này thể hiện rằng
khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đã được cải thiện, giúp bổ sung nguồn tiền
cho hoạt động sản xuất hàng ngày của Công ty cũng như tránh rủi ro khí phải thanh
toán các khoản lãi vay ngắn hạn.
Tỷ trọng phải thu khách hàng: chiếm tỷ trọng khá trong tổng tài sản với mức
trung bình là 23%. Con số này khá hợp lý thể hiện Công ty chú trọng vào việc quản lý
các khoản cho vay, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tỷ trọng này có
sự giảm nhẹ từ 24,24% trong năm 2010 xuống 23,24% trong năm 2011 thể hiện sự
thận trọng của Công ty khi cho khách hàng hưởng tín dụng.
Về cấu trúc nguồn vốn của Công ty
Tỷ suất nợ: Trong năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống từ 57,96% trong
năm 2010 xuống còn có 46,24% trong năm 2011. Có thể nói Công ty đã thay đổi chính
sách huy động vốn của mình từ sử dụng vốn nợ sang sử dụng vốn tự có. Tuy vốn nợ
vẫn chiếm tới 46% trong tổng nguồn vốn năm 2011 nhưng nhìn chung có xu hướng
giảm, thể hiện chính sách đánh đổi lợi nhuận để giảm bớt rủi ro thanh toán, áp lực của
Công ty trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay có thể thấy đây là
một chính sách đúng đắn và sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Công ty trong tương lai.
Tỷ suất tự tài trợ: Trong năm 2010, tỷ suất tự tài trợ có xu hướng giảm xuống
từ 42,24% trong năm 2009 xuống còn 38,63% trong năm 2011, chứng tỏ Công ty phụ
Thang Long University Library
84
thuộc quá lớn vào nguồn vốn tài trợ nợ và khả năng tài chính của Công ty là không
mạnh. Tuy nhiên, trong năm 2011, tỷ suất này đã tăng lên tới 48,79%, một mức tăng
đầy ấn tượng, thể hiện sức mạnh tài chính của Công ty được củng cố ngày một vững
chắc hơn, giúp Công ty nâng cao được vị thế trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu:Tỷ suất này trong 2 năm 2009-2010 đều lớn hơn
1 tức là Công ty sử dụng nợ để tài trợ tài sản lơn hơn nhiều so với khả năng tài chính
của họ. Điều này thực sự nguy hiểm nếu như tình hình tài chính của Công ty không tốt
để chi trả lãi vay. Tuy nhiên, sang năm 2011, tỷ trọng này đã xuống tới mức 94,07%,
mặc dù còn thực sự rất cao nhưng dù sao Công ty cũng đã bắt đầu thay đổi chính sách
nguồn vốn của mình để hướng tới một cấu trúc vốn vững chắc hơn trong tương lai.
Về chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn của Công ty có xu hướng tăng với chi phí trung bình 14%,
ở mức chi phí hợp lý. Với chi phí sử dụng vốn như vậy, có thể thấy rằng Công ty sử
dụng nhiều vốn của chủ sở hữu hơn để tài trợ cho tài sản, đặc biệt là trong 2 năm
2010-2011, giúp cho tình hình độc lập về tài chính của Công ty có sự cải thiện, hướng
tới một sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.
2.6.2. Nhược điểm
Về cấu trúc tài sản
Khoản phải thu khách hàng: Khoản phải thu của khách hàng còn chiếm tỷ trọng
khá cao so với tổng tài sản ở mức trung bình 23%, chứng tỏ lượng vốn của Công ty bị
khách hàng chiếm dụng khá lớn. Chính vì vậy, Công ty nên siết chặt hơn nữa chính
sách tín dụng của mình để nâng cao khả năng kiểm soát, tránh rủi ro trong tương lai.
Về cấu trúc nguồn vốn
Tỷ trọng nợ: Tỷ trọng nợ ngắn hạn của Công ty còn khá lớn và chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn
trong tương lai gần do gặp áp lực lớn thanh toán. Bên cạnh đó, Công ty sẽ không tận
dụng được tối đa lợi ích từ tấm chắn thuế vì chi phí sử dụng của của nợ ngắn hạn thấp
hơn nợ dài hạn.
Tỷ suất tự tài trợ: tỷ suất này trong 3 năm liên tiếp đều nhỏ hơn 50%, tức là
nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được không quá một nửa nhu cầu tài trợ của Công
ty. Công ty sử dụng chủ yếu nợ để tài trợ phần lớn cho nhu cầu đầu tư và phát triển của
mình. Tuy nhiên, điều đó là khá liều lĩnh trong giai đoạn thị trường còn gặp nhiều khó
khăn, nguy cơ và rủi ro mất thanh toán là không hề nhỏ. Chính vi thế, Công ty nên lựa
chọn đánh đổi giữa lơi nhuận và rủi ro sao cho đạt được lợi ích nhất.
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất này trong 3 năm trung bình ở mức
123%, cũng thể hiện chính sách sử dụng vốn của Công ty phụ thuộc phần lớn vào nợ.
Cơ cấu vốn nợ quá lớn do việc tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính đã đem lại áp lực và
85
rủi ro cấp số nhân cho Công ty trong tương lai. Giá trị nợ lớn gấp 1,2 lần giá trị vốn
chủ sở hữu thể hiện sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn bên ngoài của Công ty, điều
này dẫn đến rủi ro tài chính có xu hướng tăng lên.
Kết luận: Chương 2 khóa luận tập trung làm rõ thực trạng cơ cấu vốn của Công
ty CP HAGL, những tác động của cơ cấu vốn tới rủi ro, chi phí sử dụng vốn và khả
năng sinh lời của Công ty, qua đó đánh giá kết quả đạt được, cũng như nguyên nhân
tồn tại. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng giải pháp cho Công ty ở chương III.
Thang Long University Library
86
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
HOÀNG ANH GIA LAI
3.1.Định hướng đổi mới cơ cấu vốn của Công ty trong thời gian tới.
3.1.1. Định hướng chung của công ty
Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội
và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong một xu thế hội nhập và phát triển trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân
phải cố gắng không ngừng nếu không sẽ bị chậm hoặc xa hơn là bị loại bỏ trước
những thành tựu của công nghệ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cũng như
những ý tưởng, chiến lược kinh doanh mới mẻ đang nảy sinh từng giờ. Để thích ứng
với “cuộc chơi” mỗi doanh nghiệp cần hoạch định cho mình một chiến lược phát triển
trong ngắn hạn, trung và dài hạn, nhằm tận dụng được những điểm mạnh, tranh thủ
được những thời cơ vận hội mới để tự khẳng định mình và bảo vệ sự tồn tại và phát
triển của chính doanh nghiệp.
Không ngừng củng cố và đa dạng hoá sản phẩm và loại hình kinh doanh, Công
ty đã không chỉ ổn định các phương thức kinh doanh, cải tiến công tác quản lý và tổ
chức sản xuất đồng thời tập trung tìm kiếm phương thức kinh doanh mới nhằm đạt
hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Với năng lực hiện có của Công ty bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực Bất
động sản, Công ty còn đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất gỗ, đá granite, khai
khoáng, thủy điện và, cung cấp các dịch vụ khác liên quan. Tiến tới hoàn thiện và phát
triển trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty để đưa Công ty trở thành một công
ty đa doanh có uy tín trên thị trường.
3.1.2. Định hướng đổi mới cơ cấu vốn của công ty
Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty là một trong những nội dung quan trọng trong
đổi mới chính sách quản lý tài chính của Công ty. Mục đích đổi mới cơ cấu vốn của
Công ty nhằm tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu cũng như nâng cao năng lực kinh
doanh của Công ty trong môi trường cạnh tranh. Để làm được điều đó, Công ty cần
đưa ra định hướng rõ ràng, mà trước hết định hướng đó được thể hiện ở chính sách tài
trợ của Công ty, việc kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau sao cho chi phí vốn là thấp
nhất, thị giá thị trường của cổ phiếu Công ty là cao nhất với rủi ro có thể chấp nhận
được. Vì vậy, khi ra các quyết định tài trợ cho các tài sản của Công ty, Ban lãnh đạo
không thể quyết định một cách cảm tính, chủ quan, mà phải dựa trên các cơ sở lý luận
về cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính đúng đắn cho các quyết định tài trợ
Ban lãnh đạo Công ty cần dựa trên các nguyên tắc sau:
Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường:
87
Một trong những căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu của Công ty là xác định
chính xác chi phí vốn. Vì thế khi đổi mới cơ cấu vốn của Công ty cần thống nhất xác
định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường. Có như vậy, việc đổi mới cơ cấu vốn sẽ
có cơ sở lý luận vững chắc để có thể ứng dụng trong thực tiễn quản lý tài chính của
Công ty. Hơn nữa, vì là Công ty cổ phần hoá có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và
quyền quản lý, căn cứ thiết lập cơ cấu vốn là chi phí vốn cũng phải được xác định theo
nguyên tắc thị trường.
Vậy xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường nghĩa là chi phí vốn của
Công ty phải được xác định trên cơ sở phản ảnh mức độ rủi ro của Công ty, mức độ rủi
ro của Công ty cao chi phí vốn sẽ cao và ngược lại mức độ rủi ro của Công ty thấp chi
phí vốn sẽ thấp.
Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận:
Công ty có thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau tài trợ cho các tài sản của
mình, mỗi phương án sẽ đặc trưng cho một chính sách tài trợ. Công ty có thể chọn cho
mình chính sách tài trợ mạo hiểm hoặc cũng có thể chọn cho mình chính sách tài trợ
vững chắc.
Về cơ bản có thể hiểu chính sách tài trợ mạo hiểm là Công ty sử dụng nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho các loại tài sản dài hạn, khi khả năng sinh lời sẽ tăng vì
nguồn ngắn hạn có chi phí thấp hơn nguồn dài hạn, nhưng khả năng thanh toán lại
giảm, vì thế Công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính cao, rủi ro cao ở mức độ nào phụ
thuộc vào mức độ sử dụng nguồn ngắn hạn nhiều hay ít để tài trợ cho tài sản dài hạn.
Như vậy, Công ty phải đánh đổi giữa việc chấp nhận rủi ro cao để kì vọng nhận được
lợi nhuận lớn hơn khi sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm. Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây
là lợi nhuận kỳ vọng là lợi nhuận có thể thu được trong tương lai, do vậy chỉ có những
giám đốc mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro mới có khả năng thu được lợi nhuận lớn.
Còn những giám đốc không muốn đương đầu với mạo hiểm sẽ sử dụng toàn bộ nguồn
dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, khi đó khả năng thanh toán cao nhưng khả năng
sinh lời lại thấp do dùng nguồn dài hạn chi phí vốn cao hơn nguồn ngắn hạn.
Việc xác định tỷ lệ tài trợ cho dự án bao nhiêu là vốn chủ sở hữu, bao nhiêu là
vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu cũng được xác định dựa trên sự đánh đổi
giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày này đòi hỏi các doanh
nghiệp cần phải quán triệt tốt nguyên tắc này mới có thể tồn tại và phát triển được
trong tương lai.
Thang Long University Library
88
3.2. Xây dựng cơ cấu vốn tại công ty CP HAGL
3.2.1. Chú trọng hơn nữa việc tạo lập cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc xác định cơ
cấu vốn tối ưu.
Để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, nhà quản trị tài chính cần có một nguồn cơ sở
dữ liệu đầy đủ, đó chính là nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Bên cạnh việc thu
thập số liệu từ các phòng ban trong công ty, còn rất nhiều các dữ liệu từ bên ngoài.
Đặc biệt phải gắn được các chỉ tiêu với sự biến động của các yếu tố trên thị trường.
Đối với chi phí sử dụng VCSH, căn cứ duy nhất hiện nay là tỷ suất sinh lời kỳ
vọng của các cổ đông. Đây chưa phải là con số chính xác nó chưa hoàn toàn gắn với
mức độ rủi ro của công ty, chúng ta cần đánh giá mức độ rủi ro của công ty so với rủi
ro chung của thị trường thông qua hệ số Beta.
Với công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty có thể đánh giá
thông qua sự biến động của ROE đối với tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Để có
một con số phù hợp thì công ty phải làm tốt trong công tác hạch toán kế toán để có số
liệu chính xác bên cạnh đó cần thu thập các số liệu của ngành cũng như số liệu của
toàn thị trường.
Đối với chi phí lãi vay, công ty phải dự báo chính xác xu thế lãi suất trên thị
trường để từ đó xác định chi phí lãi vay cũng như chủ động trong việc thay đổi các
nguồn tài trợ để có biện pháp huy động vốn phù hợp. Có thể nói đây là công việc
không hề đơn giản, dự báo lãi suất liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, các chính
sách của chính phủ. Do đó nhà quản trị tài chính cần phải có chuyên môn vững vàng
khả năng tiếp cận nguồn thông tin mới cũng như các dữ liệu từ quá khứ.
3.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu tại Công ty CP HAGL
Việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, được dựa trên kế hoạch tài chính của công ty
trong những năm tiếp theo để đánh giá, tìm ra cơ cấu vốn phù hợp nhất. Quá trình
đánh giá được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu tài chính năm 2012
HAGL vừa ra Nghị quyết đặt chỉ tiêu doanh thu thuần cho năm 2012 là tăng
15% mức thực hiện trong 2011. Hoạt động đầu tư chủ yếu chuyển hướng sang trồng
cao su, thủy điện và khai thác mỏ, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Cơ sở để dự báo:
Do ảnh hưởng của lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ và kinh doanh bất động
sản là một trong những lĩnh vực của phi sản xuất nên bị hạn chế cho vay tín dụng, nên
ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản tăng trưởng thấp. Dự kiến trong 6 tháng
2012, tăng trưởng của ngành xây dựng đạt khoảng 4,26%, trong khi đó 6 tháng 2011 là
10,86%, chưa bằng một nửa năm ngoái.
89
Trong khi đó, nhu cầu khai khoáng, các sản phẩm từ gỗ và nhu cầu thủy điện là
rất lớn. Với dự báo giá điện còn tăng trong tương lai nên HAGL đã chuyển hướng sản
xuất kinh doanh từ mũi nhọn bất động sản sang các ngành dịch vụ tiềm năng. Năm
2012, Công ty Hoàng Anh Gia Lai sẽ có nhu cầu vốn rất lớn để tài trợ cho các dự án
thủy điện cũng như xây dựng phân xưởng phục vụ cho các ngành gỗ và đá granite.
Dựa vào tình hình kinh doanh như trên, phòng TC-KT dự báo :
Bảng 3.1. Dự báo kết quả kinh doanh cho năm kế tiếp của Công ty CP HAGL
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần 4.525 5.230
Giá vốn hàng bán (2.233) (2.540)
Lợi nhuận gộp 2.292 2.690
Doanh thu tài chính 1.262 1.227
Chi phí tài chính (217) (537)
Trong đó: Lãi vay (205) (465)
Chi phí bán hàng (133) (164)
Chi phí quản lý (190) (231)
EBIT 3.014 2.985
Thu khác 22 44
Chi khác (21) (61)
Thu nhập trước thuế 3.017 2.968
Thu nhập sau thuế 2.222 2.226
Tổng nguồn vốn đầu tư 7.827 14.989
Tổng tài sản 18.722 25.577
Nợ phải trả 8.679 15.493
Nợ dài hạn 3.551 8.715
VCSH 9.227 9.399
(Nguồn: Báo cáo trình cuộc họp cổ đông đầu năm 2012)
Bước 2: Lựa chọn cơ cấu vốn để đánh giá
Cơ sở để tác giả lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu:
Thứ nhất: Việc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu được xác định dựa trên kế hoạch
tài chính năm 2012 và áp dụng cho các năm tiếp theo.
Thứ hai: Cơ cấu vốn được lựa chọn phải đáp ứng được nhu cầu vốn cho năm
kế hoạch.
Thứ ba: Cơ cấu vốn được lựa chọn phải có chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Thứ tư : Căn cứ vào hệ số nợ bình quân của các công ty Bất động sản trong
ngành tại Việt Nam vào khoảng 54-60%.
Thang Long University Library
90
Thứ năm: Như chúng ta xác định thì cơ cấu vốn của các doanh nghiệp luôn ở
trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh, do đó chúng ta chỉ có thể xác định
được khoảng mà cơ cấu biến động chứ không phải là một cơ cấu bất biến. Theo đánh
giá của các nhà kinh tế học tỷ lệ nợ phải trả và VCSH là 50:50 thường cân bằng được
rủi ro và lợi nhuận của công ty. Nếu công ty sử dụng quá ít nợ thì sẽ làm giảm quy mô
của mình, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, do đó cơ cấu vốn tối thiểu mà
công ty nên duy trì là 50:50. Hơn nữa khi xem xét hệ số nợ bình quân/ tổng tài sản là
52,29% (thấp hơn trung bình ngành), tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn đầu tư là
35% và hệ số nợ dài hạn là 18,92% trên tổng tài sản trong năm 2011 là còn hơi thấp so
với một quy mô lớn như Công ty. Mặt khác, các chỉ số về khả năng thanh toán của
Công ty là khá tốt và chắc chắn nên không có lý do gì Công ty lại không tận dụng
nguồn vay nợ dài hạn để khuếch đại giá trị và chịu chi phí sử dụng vốn ít, do đó Công
ty nên tăng hệ số nợ. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn 5 phương án cơ cấu vốn để
đánh giá bao gồm:
- Sử dụng nợ dài hạn với tỷ trọng nợ dài hạn/tổng vốn đầu tư 36%
- Sử dụng nợ dài hạn với tỷ trọng nợ dài hạn/tổng vốn đầu tư 37%
- Sử dụng nợ dài hạn với tỷ trọng nợ dài hạn/tổng vốn đầu tư 38%
- Sử dụng nợ dài hạn với tỷ trọng nợ dài hạn/tổng vốn đầu tư 39%
- Sử dụng nợ dài hạn với tỷ trọng nợ dài hạn/tổng vốn đầu tư 40%
Bước 3: Dự báo chi phí sử dụng vốn.
Năm 2012 được dự báo sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp, việc sử dụng
nguồn vốn vay ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn nguyên nhân do ngân hàng nhà
nước sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, và không khuyến khích cho vay đầu tư Bất
động sản nữa. Do vậy trong năm 2012, Công ty xác định chi phí lãi vay sẽ rất cao.
Nhận thấy rằng chi phí lãi vay của Công ty có xu hướng tăng đáng kể vào các năm gần
đây, thêm vào đó với chính sách mở rộng ngành nghề, quy mô nên Công ty dự báo lãi
vay sẽ lên khoảng 465 tỷ, tăng 127% so với năm 2011 với mức nợ vay tương ứng là
8.715 tỷ đồng chiếm 58% trong tổng nguồn vốn đầu tư của năm tiếp theo. Cũng theo
báo cáo của đại hội đồng cổ đông đầu năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ tăng khoảng 91,5% so với năm 2011, nâng mức tổng nguồn
vốn đầu tư lên 14.989 tỷ đồng vào năm tới. Lãi suất cho vay vốn tại thời điểm tháng 6
năm 2011 trung bình là 22%./năm, tuy nhiên, được sự hỗ trợ của Nhà nước với chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp nên ta có thể giả định rằng tất cả các khoản chi phí mà Ngân
hàng áp dụng cho Doanh nghiệp trung bình là 15%/năm.
Khi đó, ta có bảng sau:
91
Bảng 3.2. Dự báo chi phí sử dụng nợ trong năm tiếp theo
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Hiện tại PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
Tỷ trong nợ/tổng nguồn đầu tư 35% 36% 37% 38% 39% 40%
Chi phí lãi vay 205 809,41 831,89 854,37 876,86 899,34
Nợ vay 2.782 5.396 5.546 5.696 5.846 5.996
Chi phí sử dụng nợ trước thuế 7,37% 15% 15% 15% 15% 15%
Chi phí sử dụng nợ sau thuế 5,53% 11,25% 11,25% 11,25% 11,25% 11,25%
(Nguồn: Tính toán của sinh viên thực hiện)
Bước 4: Đánh giá các phương án
Bảng 3.3. Dự báo kết quả kinh doanh năm tới của Công ty CP HAGL
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
Doanh thu thuần 5.230 5.230 5.230 5.230 5.230
Giá vốn hàng bán 2.540 2.540 2.540 2.540 2.540
Lợi nhuận gộp 2.690 2.690 2.690 2.690 2.690
Doanh thu tài chính 1.227 1.227 1.227 1.227 1.227
Chi phí tài chính 821,41 843,89 866,37 888,86 911,34
Trong đó: Lãi vay 809,41 831,89 854,37 876,86 899,34
Chi phí bán hàng 164 164 164 164 164
CP QLDN 231 231 231 231 231
EBIT 2700,59 2678,11 2655,63 2633,14 2610,66
Lợi nhuận khác 44 44 44 44 44
Chi khác 61 61 61 61 61
Lợi nhuận trước thuế 2683,59 2661,11 2638,63 2616,14 2593,66
Lợi nhuận sau thuế 2012,69 1995,83 1978,97 1962,11 1945,25
ROE 21,41% 21,23% 21,06% 20,88% 20,70%
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Dự định trong năm tới, Công ty phát hành thêm số lượng cổ phiếu mới với số
lượng N=155.759.893 cổ phần, khi đó số lượng vốn cổ phần của cả năm 2012 sẽ là
467.280.590 cổ phần. Cùng với đó, ta có dự báo tỷ lệ chi trả cổ tức của Công ty là 15%
trong năm 2012. Cùng với các trường hợp ROE trên, ta tính lại tốc độ tăng trưởng:
Thang Long University Library
92
Bảng 3.4. Dự báo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Công ty CP HAGL
Chỉ tiêu PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
Tỷ lệ chi trả cổ tức dự báo 15% 15% 15% 15% 15%
ROE 21,41% 21,23% 21,06% 20,88% 20,70%
Tốc độ tăng trưởng dự báo 18,20% 18,05% 17,90% 17,75% 17,60%
Lợi nhuận sau thuế 2.012,69 1.995,83 1.978,97 1.962,11 1.945,25
Dự đoán giá thị trường CP 20.000 đ 20.000 đ 20.000 đ 20.000 đ 20.000 đ
Số lượng cổ phiếu dự báo 467.280.590 467.280.590 467.280.590 467.280.590 467.280.590
D0 646,09 640,67 635,26 629,85 624,44
KE 18,71% 18,68% 18,65% 18,62% 18,59%
(Nguồn: Tính toán của sinh viên thực hiện)
Rõ ràng, ta thấy khi doanh nghiệp có kế hoạch gia tăng số lượng vốn cổ phần
nhằm mục đích kinh doanh thì lợi nhuận sau thuế sẽ thay đổi và khi đó chi phí để sử
dụng vốn cổ phần sẽ tăng lên khi Công ty hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, trong
tương lai công ty CP HAGL cần có chính sách đúng đắn, hợp lý, phân tích và nghiên
cứu rõ ràng bước phát triển của mình trong tương lai để có thể đưa doanh nghiệp của
mình phát triển và giữ vững trong thời kỳ hội nhập.
Giả định rằng, giá trị lợi nhuận để lại của Công ty được tính qua tỷ suất chia cổ
tức dự báo= 15%, đồng thời chi phí sử dụng lợi nhuận để lại bằng với chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu.
Ta có bảng dự báo chi phí sử dụng vốn bình quân của năm tới như sau:
Bảng 3.5.Dự báo chi phí sử dụng vốn bình quân Công ty CP HAGL
Chỉ tiêu PA1 PA2 PA3 PA4 PA5
Tỷ trọng nợ 36% 37% 38% 39% 40%
Chi phí nợ sau thuế 11,25% 11,25 % 11,25 % 11,25% 11,25%
Tỷ trọng vốn cổ phần 52,59% 51,68% 50,78% 49,87% 48,97%
Chi phí sử dụng vốn cổ phần 18,71% 18,68% 18,65% 18,62% 18,59%
Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại 11,41% 11,32% 11,22% 11,13% 11,03%
WACC 15,17% 15,09% 15,01% 14,93% 14,84%
(Nguồn tính toán của tác giả)
Bước 5:Lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu
Qua phân tích, ta thấy rằng với các phương án đưa ra, tỷ suất sinh lời VCSH
của Công ty có sự biến động nhưng không nhiều dao động trong khoảng 20,7-21,5%,
trong đó, cơ cấu nợ 36% cho tỷ suất sinh lời ROE cao nhất là 21,41% so với các
phương án còn lại.
Bên cạnh đó, với dự báo thì cơ cấu nợ lớn nhất 40% cho ROE thấp nhất là
20,69%, sự chênh lệch giữa lớn nhất và nhỏ nhất này là tương đối ít. Trong khi chi phí
93
sử dụng vốn bình quân thì có cơ cấu vốn WACC thấp nhất là 14,84% do Công ty
hưởng lợi từ khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay.
Xét ở thời điểm hiện tại với những phương án được đưa ra xem xét, Công ty
nên chọn cơ cấu nợ 40% là cơ cấu vốn mục tiêu cho năm tới. Đây là cơ cấu vốn mang
lại giá trị lớn nhất cho Công ty, bởi cơ cấu này cho chi phí sử dụng vốn bình quân
WACC là nhỏ nhất =14,84%. Mặc dù, ROE là thấp nhất so với các phương án còn lại,
tuy nhiên không có sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
Thêm vào đó, việc lựa chọn cơ cấu này không có nghĩa là Công ty sẽ duy trì cơ cấu
này trong dài hạn, và bắt buộc phải là các tỷ trọng trên, mà Công ty sẽ có sự điều chỉnh
linh hoạt căn cứ vào tình hình biến động của các yếu tố của thị trường, có thể trong
thời kỳ mà nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, kinh doanh bấp bênh Công ty hoàn toàn
có thể lựa chọn cơ cấu vốn của ngành để áp dụng cho Công ty mình. Tuy chi phí sử
dụng vốn bình quân có cao, nhưng Công ty có thể hạn chế tốt các rủi ro có thể gặp
phải.
Ta sẽ tính toán lại sự thay đổi của đòn bẩy tài chính và đo lường mức độ rủi ro
của Công ty khi áp dụng cơ cấu vốn này.
Đòn bẩy tài chính
Bảng 3.6.Tác động của đòn cân nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
EBIT 2.985
I 465
DFL 1,18
Ta nhận thấy rằng chỉ tiêu DFL dự kiến trong năm 2012 khi Công ty áp dụng cơ
cấu vốn 40% nợ dài hạn sẽ đem lại mức độ đòn bẩy tài chính là 1,18, cao hơn so với
DFl của năm 2011 là 1,07. Chứng tỏ, cơ cấu vốn này có hiệu quả và sẽ giúp Công ty
gia tăng lợi ích trong tương lai.
Đo lường mức độ rủi ro:
Thang Long University Library
94
Bảng 3.7. Tác động của rủi ro tài chính tới cấu trúc vốn
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
EBIT 1.721.773.327 3.014.320.209 2.985.000.000
Tổng tài sản 12.196.211.274 18.771.716.726 25.577.000.000
REi 14,12% 16,06% 11,67%
Pi (xác xuất xảy ra) 0,33 0,33 0,33
Pi*REi 4,66% 5,30% 3,85%
E(REi) 4,60%
Pi*[REi-E(REi]2 0,0066 0,0085 0,0045
VAR(REi) 0,05%
𝝏(RE) 2,20%
D-nợ phải trả 7.068.556.748 8.679.179.449 15.493.000.000
D trung bình 10.413.578.732,33
E(VCSH) 4.711.500.209 9.226.578.235 9.399.000.000
E trung bình 7.779.026.148
T 25% 25% 25%
T trung bình 25%
VAR(ROE) 0,15%
𝝏(ROE) 3,86%
EBIT trung bình 2.573.697.845
I 207.443.514 204.970.691 465.000.000
I trung bình 292.471.401,67
DFL trung bình 1,13
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Qua bảng số liệu này ta thấy rằng độ lệch chuẩn của ROE là 3,86% tức là mức
độ biến thiên của khả năng sinh lời VCSH được tạo thành bởi độ biến thiên của khả
năng sinh lời kinh tế của tài sản RE và của đòn bẩy tài chính. Nhận thấy rằng
∂(ROE)=3,86% thể hiện sự phụ thuộc của ROE vào đòn bẩy tài chính là lớn, một sự
thay đổi của đòn bẩy tài chính có tác động khuếch đại đáng kể lên ROE. Chính vì thế,
sự gia tăng của ROE sẽ đồng nghĩa với sự gia tăng rủi ro trong tương lai của Công ty
với mức độ gia tăng rủi ro là lớn.
3.3.Giải pháp hỗ trợ
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP HAGL nhìn chung là
đạt hiệu quả. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty có lợi nhuận ngày
càng tăng, Công ty cần cố gắng giữ vững những thành quả đạt được và không ngừng
95
cải tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt để nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả ngày
càng nhiều.
Nâng cao nhận thức về một cơ trúc vốn hợp lý tại công ty CP HAGL
Trong thực tế, việc quản lý cấu trúc tài chính tại công ty luôn nảy sinh nhu cầu
về vốn đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn tài trợ cho công ty một
cách hợp lý, sự ước tính nhu cầu này có trong kế hoạch tài chính của công ty. Từ đó,
đưa ra một cấu trúc tài chính phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Khi mà khủng hoảng tài chính đang là mối đe dọa hàng đầu của hầu hết các
doanh nghiệp thì việc xây dưng cấu trúc vốn phù hợp được xem là giải pháp hữu hiệu
để tồn tại và phát triển bền vững. Việc thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu không chỉ đảm
bảo khả năng thanh toán, đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao, mà còn giúp doanh
nghiệp có cơ hội huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào lĩnh
vực mới
Nhiều doanh nhân vẫn quan niệm rất đơn giản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp,
chỉ khi nào cần đầu tư mới đi vay vốn hoặc phát hành cổ phiếu. Chính. "tâm lý" này đã
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và tính an toàn của cấu trúc
vốn. Thực tế, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều quá phụ thuộc vào nguồn vốn
vay. Sự chạy theo doanh thu dẫn tới việc doanh nghiệp không kiểm soát được chặt chẽ
dòng tiền thu về. Còn sự mất cân đối nguồn vốn là hệ quả của việc dùng vốn ngắn hạn
để đầu tư vào trung hạn. Tỷ lệ vốn tự có quá lớn dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan,
không có chiến lược. Những tồn tại này đã ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tài chính
của doanh nghiệp, làm mất khả năng thanh toán, mất cơ hội kinh doanh (do không chủ
động được về nguồn vốn) và gặp nhiều trở ngại trong việc huy động vốn...
Một cơ cấu vốn tối ưu phải hội đủ 4 yếu tố: đảm bảo khả năng thanh toán, đảm
bảo chi phí vốn tối ưu thấp nhất, tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển của
doanh nghiệp, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu. Hay nói cách khác, cơ cấu
vốn tối ưu chính là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Có một thực tế là
trong khi một loạt doanh nghiệp đang khát vốn, phải tìm đủ mọi cách để tiếp cận các
nguồn vốn từ bên ngoài thì vẫn có không ít doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có, rất
ngại đi vay. Việc không dùng đòn bẩy nợ sẽ khiến các doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ
phải đối diện với 4 hậu quả: không có quy mô vốn lớn, ngại hay không đủ tự tin để
tiếp cận các dự án lớn, khó có cơ hội tăng tốc, không thu hút được nguồn vốn bên
ngoài.
Vì vậy, xây dựng một cấu trúc vốn cần chú ý đến các điểm sau: điều chỉnh cơ
cấu nợ/vốn chủ sở hữu hợp lý (lập lại dự báo tài chính tối thiểu là 1 năm), hoàn thiện
các hệ số tài chính thông qua việc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu
vực và tại Việt Nam, đưa ra phương thức quản trị tài chính hiệu quả (yếu tô quan trọng
Thang Long University Library
96
nhất để duy trì cơ cấu vốn tối ưu), tái cấu trúc lại doanh nghiệp và các khoản đầu tư
(bằng cách chia tách, sát nhập hoặc bán bớt cổ phần...). Còn để thực hiện việc tái cấu
trúc vốn, doanh nghiệp phải trải qua 5 bước: Phân tích và rà soát (đặc biệt là về hoạt
động tài chính), dự báo tài chính cho các năm tới, xác định cơ cấu vốn tối ưu, lựa chọn
giải pháp thực hiện để đạt cơ cấu vốn tối ưu, tổ chức thực hiện và đánh giá giải pháp.
Bên cạnh đó, để thực hiện thành công việc tái cấu trúc vốn, doanh nghiệp còn phải lập
dự báo tài chính trong khoảng 3 năm, bao gồm: Dự báo bảng cân đối kế toán, dự báo
kết quả kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn dài hạn, dự báo biến động dòng tiền. Điều
doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là phải căn cứ tình
hình thực tế của thị trường và từng giai đoạn phát triển cụ thể của doanh nghiệp để đưa
ra giải pháp phù hợp. Vì việc kinh doanh thành công không có công thức chung cho tất
cả các doanh nghiệp, và việc tái câu trúc vốn hiệu quả cũng vậy.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp
thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực
của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị
thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính
cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt
được tình hình biến động vốn của Công ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với
loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố
định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu
động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố
định theo quy định. Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình
thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng,
đầu tư mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu
quả mang lại không cao.
Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung
lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư
mới.
Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như khi thiếu nguyên
liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động. Do đó, công tác chuẩn bị nguồn
nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ động
được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục
sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.
97
Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư
mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay
nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý
và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử
dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không
hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả
những tài sản sử dụng không hiệu quả.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Một số biện pháp quản lý vốn lưu động
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các
khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách
để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng
như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ.
Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu
động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính
ngân hàng. Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn
hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả
thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư
chiều sâu và phát triển lâu dài.
Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu Công ty cho
công nhân viên.
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không cao quá,
không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh
doanh, tăng vòng quay vốn, Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng
chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ
Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ
đôn đốc nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu.
Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng
tốc độ luân chuyến vốn lưu động.
Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an toàn, tránh tình trạng khách hàng
từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.
Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi hoa hồng, giảm
giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn, ... Trong chừng mực nhất
Thang Long University Library
98
định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản
phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi
phí.
Tính toán nhu cầu tiêu dùng để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý tránh được tình
trạng hàng tồn kho quá cao.
Những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù
hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây
quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch
thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Để tăng doanh thu trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh các hoạt động
marketing như:
- Chiến lược đặt giá tranh thầu thấp nhất.
- Chiến lược tập trung vào trọng điểm.
- Chiến lược liên kết để tăng cường sức cạnh tranh.
Trong thời gian tới, công ty nên tập trung lực lượng thi công, áp dụng phương
pháp thi công tiên tiến, nâng cao mức độ cơ giới hóa để rút ngắn thời gian làm việc
cảu mỗi giai đoạn thi công đồng thời tổ chức thi công hợp lý, nhanh gọn, dứt điểm, giữ
vững tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất, góp phần giảm bớt gián đoạn
giữa các bước thi công.
Kiến nghị với nhà nước
Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển
Thị trường chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trường tài chính.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trường tài chính
phát triển. Để đa dạng hoá các kênh huy động vốn của Công ty đặc biệt là vốn dài hạn
bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì điều kiện không thể thiếu được là một thị
trường chứng khoán phát triển. Nhưng để phát huy chức năng là kênh huy động vốn
của doanh nghiệp thì cần phải thu hút nhà đầu tư bằng một thị trường minh bạch và có
tính thanh khoản cao.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, thị trường chứng khoán sẽ trở thành kênh
huy động vốn vô cùng hiệu quả đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty nói
riêng. Để từng bước xây dựng được một thị trường như vây, nhà nước cần phải cải
thiện một số vấn đề như sau:
Thực hiện tái cấu trúc TTCK
Tái cấu trúc các Sở giao dịch chứng khoán theo hướng hợp nhất; tái cấu trúc
các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ
thống tài chính ngân hàng; tái cấu trúc hàng hóa thị trường chứng khoán và tái cấu trúc
cơ sở nhà đầu tư.
99
Để phát triển hệ thống các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, cần từng
bước triển khai việc thành lập, hoạt động công ty đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư
chứng khoán dạng mở theo quy định của pháp luật; chỉ đạo thực hiện kiểm soát việc
tham gia đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp bảo hiểm,
các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư có tổ
chức, đảm bảo tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp niêm yết
Cần thực hiện nâng tiêu chuẩn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trên Sở
giao dịch chứng khoán theo quy định; đánh giá hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu tài
chính, tình hình thực hiện quản trị công ty và công bố thông tin của các doanh nghiệp
niêm yết.
Đồng thời, phát triển một số sản phẩm mới của thị trường chứng khoán trên
nguyên tắc thận trọng, đảm bảo hiệu quả và khả năng quản lý, giám sát. Cụ thể, nghiên
cứu thực hiện thí điểm sản phẩm chứng chỉ lưu ký toàn cầu; nghiên cứu xây dựng thị
trường chứng khoán phái sinh
Xây dựng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ qua NH Nhà nước
Thực hiện tái cấu trúc danh mục trái phiếu Chính phủ theo hướng hoán đổi các
loại trái phiếu đang lưu hành nhằm giảm số loại trái phiếu và tăng số lượng trái phiếu.
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc phát triển hệ thống các
nhà tạo lập thị trường, các nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp, xây dựng cơ chế gắn
kết giữa các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp và thứ cấp; thực hiện việc đánh giá lại hệ
thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt, đề xuất và thực thi giải pháp hoàn
thiện thị trường giao dịch trái phiếu trong quý II-2012...
Đồng thời, nên thực hiện thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ (ngắn
hạn và dài hạn) qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện trong năm 2012, quản
lý tập trung tài khoản tiền giao dịch chứng khoán và tài khoản chứng khoán của người
đầu tư để giám sát hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán của các công ty chứng
khoán.
Xử lý kịp thời các công ty chứng khoán yếu kém
Thường xuyên việc tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trong
đó cần có biện pháp xử lý kịp thời các công ty chứng khoán yếu kém trên cơ sở đảm
bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.
Nên duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa
giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề
ra; điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý
phù hợp với xu hướng giảm của lạm phát và diễn biến kinh tế vĩ mô theo hướng tích
cực; hỗ trợ TTCK phát triển bền vững.
Thang Long University Library
100
Tạo điều kiện cho sự phát triển của các công ty tư vấn tài chính
Bước đầu đã hình thành hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty này,
tuy nhiên, việc giám sát và kiểm tra thực hiện cũng như cơ chế xử phạt còn lỏng lẻo,
và kém tính hiệu lực. Hơn nữa, lĩnh vực hoạt động tư vấn ở đây chủ yếu tập trung vào
tư vấn kế toán, tư vấn thuế và dịch vụ kiểm toán còn các dịch vụ về quản lý tài chính
chuyên sâu như xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp thì hầu như hạn chế. Mặt khác,
việc thiếu hụt các Công ty nghiên cứu thị trường một cách tổng quát để đưa ra các hệ
số như hệ số rủi ro của từng công ty, hệ số rủi ro ngành, hay các nhận định mang về thị
trường mang tính chuyên môn sâu,..đã gây những khó khăn nhất định cho hoạt động
quản trị tài chính trong Công ty. Vấn đề đặt ra nhà nước cần khuyến khích các loại
hình doanh nghiệp này phát triển bằng việc ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hay
đưa ra những tiêu chuẩn nhất định cho đội ngũ chuyên gia tư vấn, cũng như có chính
sách đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thông qua các chương trình đào tạo
của các trường đại học.
Kết luận chương 3
Việc xác định được cơ cấu vốn tối ưu để công ty hướng tới mới chỉ là bước đầu
tiên trong qúa trình xây dựng cơ cấu vốn. Quan trọng hơn là chúng ta làm thế nào để
thực hiện cơ cấu vốn này trong thực tế. Việc này cần có thời gian nhất định, không
phải ngay một ngày hai là có thể áp dụng được ngay. Cần có sự chuẩn bị chu đáo về
mọi mặt, luôn luôn theo dõi sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh để
điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp. Hơn nữa để có thể áp dụng thành công cần có sự
thống nhất trong toàn bộ công ty, bên cạnh đó không thể không nhắc tới vai trò của
nhà nước. Nếu công ty làm tốt được các công tác này việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu
sẽ sớm trở thành hiện thực.
101
KẾT LUẬN
Cơ cấu vốn là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, tuy không quyết định trực tiếp
tới kết quả kinh doanh nhưng lại quyết định trực tiếp tới lợi ích vốn chủ sở hữu. Xác
định cơ cấu vốn tối ưu cho phép Công ty tối đa hoá được lợi ích vốn chủ sở hữu thông
qua cơ chế đòn bẩy tài chính, trong điều kiện rủi ro có thể chấp nhận được, xét cho
cùng đây là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Trong khuôn khổ của bài khóa luận tốt nghiệp, bước đầu em chỉ phân tích cấu
trúc tài chính Công ty đã xây dựng và đề ra một số giải pháp chủ quan, tuy nhiên để
các giải pháp đó có hiệu quả trong thực tiễn cần những nghiên cứu sâu hơn. Mặc dù là
bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu một cách tổng quan nhất nhưng em đã phần nào nắm
bắt được nguyên tắc hoạt động của một doanh nghiệp trong ngành bát động sản, từ đó,
em đã học thêm được rất nhiều kiến thức thực tế, và nó sẽ giúp ích em rất nhiều khi
bắt đầu một công việc thực sự.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi kiến thức và
sự nghiên cứu sâu rộng, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ còn nhiều hạn
chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
của các Thầy, Cô thành viên Hội đồng và Quý đọc giả để luận văn được hoàn thiện và
có ý nghĩa thực tiễn hơn. Một lần nữa, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn- Thạc sĩ
Ngô Thị Quyên đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Phú Minh
Thang Long University Library
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Túc (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính,
Hà Nội.
2. Nguyễn Hải Sản (2000), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà
Nội.
3. TS.Lê Thị Xuân (2010), Phân tích và sử dụng Báo cáo tài chính, Học Viên
Ngân Hàng. Hà Nội.
4. Website, www.saga.com.vn, “Cơ cấu vốn và những tác động của nó”
5. Website, www.saga.com.vn, “Cơ cấu vốn tối ưu của một doanh nghiệp”
6. Và các Website:
chinh/ct-343402
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a15728_nh_4276_2587.pdf