Điều kiện hồ sơ pháp lý của một cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP bao gồm:
Chứng chỉ hành nghề của dược sĩ phụ trách chuyên môn, Giấy đăng ký kinh
doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc -GPP”. Qua khảo sát 100 % cơ sở bán lẻ
thuốc đều có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
Sổ sách và tài liệu tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP gần như được trang bị tuyệt
đối nhưng việc quản lý ADR còn chưa được chú trọng, số cơ sở có sổ theo dõi
ADR chỉ có 9 cơ sở chiếm 21,4 %.
100 % cơ sở kinh doanh thuốc GPP có trang bị tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
chủ yếu như Dược thư quốc gia Việt Nam, Vidal, Internet,
100 %các cơ sở bán lẻ thuốc trang bị sổ sách theo dõi, ghi chép các hoạt động
chuyên môn.
100 % cơ sở kinh doanh thuốc trang bị đầy đủ các văn bản pháp quy về dược.
Việc lưu giữ hồ sơ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng cũng chưa được
quan tâm. Số lượng cơ sở có lưu trữ là 32 cơ sở chiếm 76,2 %
104 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (gpp) trên địa bàn huyện Hòn đất tỉnh Kiên giang năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh cấp giấy chứng
nhận thì cơ bản đạt yêu cầu. Nhưng trong thực tế khi khảo sát thì không có cơ sở nào
ghi nhãn thuốc đối với thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp đa phần chỉ thực hiện
việc hướng dẫn qua lời nói so với nghiên cứu của Hà Văn Thúy (2015) thì kết quả
hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời vừa ghi nhãn theo quy định là 4,5 %Trần Thị
Phương (2016) thì thấp hơn rất nhiều.Tuy nhiên việc ghi nhãn thuốc là việc cần thiết
giúp cho bệnh nhân có thể sử dụng thuốc đúng với điều trị bệnh vì một số thuốc nếu
không ghi nhãn sẽ dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí
tính mạng của bệnh nhân đặc biệt đối với bệnh nhân lớn tuổi có trí nhớ kém.
Đối với các thuốc không có bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc thì sử dụng túi
giấy để gói và sau đó gấp mép túi lại hoặc sử dụng túi nilon trắng đựng và dùng dây
thun cột hoặc bấm gim bấm cho kín miệng bao. Những cách làm này không đảm bảo
chất lượng thuốc. Chứng tỏ việc ghi nhãn thuốc và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
chưa thực hiện tốt ở các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP.
Nơi rửa tay cho người bán lẻ thuốc và người mua thuốc, khu vực tư vấn riêng
cho bệnh nhân cũng được bố trí đầy đủ theo quy định nhưng thực tế ít sử dụng.
Do các quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất rất
chặt chẽ do đó các cơ sở thường không kinh doanh thuốc này.
Việc nhân viên bán thuốc phải mặc áo blouse và đeo biển tên để người mua biết
được trình độ chuyên môn của người bán cũng như tạo cảm giác tin cậy cho người
mua.Nhưng việc chấp hành quy định mặc áo blouse và đeo biển tên chưa được chú ý
60
đúng mức. Chỉ có 40,5 % người bán thuốc mặc áo blouse và 23,8 % người bán thuốc
đeo biển tên. Đa phần họ chỉ thực hiện đúng quy định khi có đoàn thanh kiểm tra so
với kết quả khảo sát của Võ Hùng Cường (2012), “Khảo sát tình hình duy trì thực hiện
GPP tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, luận văn chuyên khoa
cấp I, Đại học YDược Cần Thơ là 60 % cho thấy việc thực hiện quy định mặc áo
blouse và đeo biển tên ở các quầy thuốc GPP ở vùng huyện thấp hơn so với thành phố
Cần Thơ(Võ Hùng Cường, 2012).
5.2.9 Tiêu chuẩn giải quyết thuốc bị khiếu nại, thu hồi
Kết quả khảo sát cho thấy 100 % cơ sở kinh doanh thuốc có tiếp nhận thông tin
đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi. 95,2 % cơ sở có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi. Tuy
nhiên chỉ có 78,6 % cơ sở trả lại nơi mua hoặc hủy. 35,7 % cơ sơ có thông báo về việc
thu hồi cho khách hàng.
Có lẽ do việc thông báo cho khách hàng gặp nhiều khó khăn đồng thời do ít gặp
phải những trường hợp thuốc bị khiếu nại thu hồi nên người quản lý chuyên môn chưa
nhớ rõ quy định việc giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi.
5.2.10 Về kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc
Nhiệm vụ của ngành dược trong vai trò cung ứng thuốc cho cộng đồng là đảm
bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng,sự hiệu quả, tính an toàn khi sử dụng thuốc, tính
kinh tế của thuốc phù hợp với từng đối tượng người bệnh để đảm bảo tính hợp lý trong
khi sử dụng thuốc (Bộ Y tế, 2008b).
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh
kiến thức chuyên môn để thực hiện tốt vai trò của người dược sĩ bán lẻ thuốc(Trần
Minh Luân và ctv, 2017).
Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình bán hàng. Kỹ năng
hỏi bao gồm: Cách đặt câu hỏi như thế nào, cần hỏi những gì để thu thập được đầy đủ
thông tin từ khách hàng, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn cũng như khả năng thanh
toán, để người bán thuốc đưa ra các quyết định phù hợp.
Nếu kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và quan trọng, khuyên sẽ là kỹ năng tiếp
theo trong suốt quá trình tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh một cách an toàn, hiệu
quả và lý. Kỹ năng này đòi hỏi người bán thuốc phải có kiến thức chuyên sâu về bệnh
và nắm chắc các thông tin liên quan đến thuốc để có thể đưa ra những quyết định
mang tính khách quan trong việc lựa chọn thuốc một cách đúng nhất và đưa lại hiệu
quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc đòi hỏi nhân viên nhà thuốc phải hết sức tận
tình chu đáo với khách hàng, vừa hướng dẫn bằng lời nói để khách hàng nhớ và tuân
thủ điều trị, đồng thời phải hướng dẫn bằng cách ghi vào bao bì đựng thuốc.
61
Tuy nhiên qua kết quả khảo sát 14,3 % số quầy thuốc đã không đưa ra bất cứ câu
hỏi nào cho khách hàng đến mua thuốc đây là một vấn đề hết sức nguy hiểm cho người
bệnh khi mua thuốc về nhà tự điều trị. Còn lại 85,7 % số quầy thuốc đã đưa ra những
câu hỏi cho khách hàng về: Triệu chứng bệnh của bệnh nhân, về đối tượng dùng
thuốc.So với kết quả nghiên cứu của Võ Hùng Cường (2012) việc hỏi thông tin bệnh
nhân chiếm78 %thì việc hỏi ở huyện Hòn Đất cao hơn.Các câu hỏi về triệu chứng
bệnh chiếm tỷ lệ 33,3 %. Hỏi về lý do mua thuốc chiếm tỷ lệ 45,2 %. Hỏi về đối tượng
dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao 83,5 %. Tuy nhiên các câu hỏi ở đây được đặt ra chỉ nhằm
mục đích về kinh tế chứ chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Việc hỏi,
khuyên ở đây nhằm mục đích giữ khách hàng, bán được nhiều thuốc hơn, không nhằm
mục đích thu thập thông tin để hướng dẫn điều trị bệnh.
Để đảm bảo “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” thì nhân viên phải rèn luyện nhiều
hơn nữa kỹ năng hỏi để sử dụng những câu hỏi tối thiểu vẫn có thể thu thập đủ các
thông tin cần thiết. Những thông tin quan trọng mà nhân viên cần khai thác một cách
triệt để là đối tượng dùng thuốc, lứa tuổi, giới tính, bệnh sử. Những thông tin này
quyết định việc lựa chọn đúng thuốc.
Tỷ lệ đưa ra lời khuyên không nên tự ý dùng thuốc trong tình huống kịch bản này
chiếm tỷ lệ thấp 19 %. Một số khuyên bệnh nhân có chế độ vận động nghỉ ngơi, ăn
uống hợp lý chiếm 28,6 %. Việc khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc nào chiếm tỷ lệ 31
%. Còn lại các lời khuyên về việc nên tới cơ sở khám chữa bệnh, không nên tự sử
dụng thuốc ít được đưa ra. Tuy nhiên vẫn có đến 54,8 % quầy thuốc không có bất kỳ
lời khuyên nào cho khách hàng đến mua thuốc tại cơ sở kinh doanh của mình.Nhìn
chung, nhân viên bán thuốc chưa chú trọng vào việc đưa ra những lời khuyên cho
khách hàng. So với nghiên cứu của Võ Hùng Cường (2012) việc tư vấn đưa ra lời
khuyên cho bệnh nhân đạt 79 % cao hơn nhiều so với huyện Hòn Đất.
Kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc là kỹ năng rất quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp tới việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân. Kỹ năng này đòi hỏi nhân
viên bán thuốc phải hiểu biết tận tình, chu đáo đối với khách hàng.
Qua khảo sát có 14,3 % số quầy thuốc không đưa ra bất cứ lời hướng dẫn sử
dụng thuốc cho khách hàng. Như vậy các quầy thuốc chỉ quan tâm đến việc bán được
nhiều thuốc, chạy theo doanh số, lợi nhuận mà không chú trọng đến việc đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Đa số các quầy thuốc chỉ cung cấp cho khách hàng những
thông tin về liều dùng, số lần dùng trong ngày chiếm tỷ lệ 59,5 %. Có 83,3 % hướng
dẫn khách hàng thời điểm dùng thuốc.
Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 23,8 % số quầy thuốc quan tâm, lưu ý với khách
hàng về tác dụng phụ của thuốc. Có rất ít khách hàng mua thuốc được tư vấn về tác
dụng không mong muốn của thuốc và xử lý phản ứng có hại của thuốc xảy ra.
62
Tư vấn sử dụng thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế phù
hợp với kinh tế của khách hàng có tác dụng giảm gánh nặng về tài chính của người
bệnh mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nhưng qua khảo sát chỉ có 26,2 % số
quầy thuốc có đưa ra lời đề nghị đối với khách hàng về sử dụng thuốc có cùng hoạt
chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế mà giá thành thấp. Điều đó chứng tỏ rằng các
cơ sở kinh doanh thuốc chỉ quan tâm đến việc bán thuốc theo nhu cầu của khách hàng
chứ chưa chú trọng vào việc tư vấn cho khách hàng lựa chọn thuốc phù hợp với kinh
tế. Để hạn chế các phản ứng có hại của thuốc, nhân viên nhà thuốc cần tăng cường tư
vấn về tác dụng không mong muốn của thuốc.
Như vậy kỹ năng thực hành của nhân viên nhà thuốc còn nhiều hạn chế nhất
định. Qua khảo sát có 14,3 % người mua thuốc không được nhân viên đưa ra bất cứ
câu hỏi nào, 54,8 % không nhận được lời khuyên và 14,3 % không được hướng dẫn sử
dụng thuốc.
Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
Các quầy thuốc chưa thực sự hiểu hết về khái niệm “Thực hành tốt nhà thuốc
- GPP”. Quầy thuốc GPP không chỉ đơn thuần đầu tư về cơ sở vật chất và
trang thiết bị mà còn cần có kỹ năng thực hành hợp lý, khoa học, ý thức trách
nhiệm, chuyên môn và ý thức đối với cộng đồng.
Ở thời điểm đông khách hàng, nhân viên tập trung bán thuốc cho nhiều người
nên ít thời gian thực hiện hỏi, khuyên và hướng dẫn tận tình cho khách hàng.
Các cơ sở kinh doanh thuốc chưa nhìn thấy lợi ích của việc “Thực hành tốt
nhà thuốc -GPP” đối với họ. Do đó họ có tâm lý đối phó với cơ quan chức
năng.
Việc tư vấn ở cơ sở đạt GPP có vai trò hết sức quan trọng trong việc người dân
lựa chọn thuốc, mua thuốc để chăm sóc sức khỏe do đa phần việc lựa chọn thuốc của
người dân đối với thuốc không kê đơn phần lớn do sự tư vấn của dược sĩ mà tâm lý
chung của người dân khi mua thuốc là mong uống thuốc nhanh hết bệnh chứ không
quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc và tương tác thuốc khi tự ý sử dụng thuốc.Vì thế
các cơ sở cần thực hiện một cách nghiêm túc yêu cầu tư vấn sử dụng thuốc cho người
dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi thói quen tự ý dùng thuốc, đảm
bảo cung ứng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
5.3 Hạn chế của đề tài
Số lần thanh tra, kiểm tra còn quá ít, do vậy không tránh khỏi những sai lệch nhất
định, không phản ánh đúng thực tế tình hình duy trì GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất.
Vì thời gian nghiên cứu có giới hạn mà nội dung nghiên cứu của đề tài vẫn còn
chưa đầy đủ, chưa nghiên cứu được tình hình của các đại lý bán thuốc về việc chấp
hành quy định kinh doanh của cơ quan chức năng để xem xét có nên đề xuất việc triển
63
khai GPP áp dụng cho các đại lý bán thuốc nhằm đồng bộ hóa hệ thống bán lẻ thuốc
nhằm mang lại thuốc có chất lượng tốt nhất, đảm bảo chất lượng đến tay người bệnh.
Vì vậy, tác giả hi vọng trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung những
khiếm khuyết, nhằm hoàn thiện hơn nữa những vấn đề đã được đề cập trong đề tài này.
Việc thực hiện GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất triển khai chậm do đó chưa thực
hiện việc khảo sát số liệu thanh tra theo chuyên đề về thực hiện GPP nên số liệu thu
thập được còn khô khan.
Thông tin thu thập qua phiếu khảo sát có thể sai lệch không phản ánh đúng thực
tế.
64
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6.1 Kết luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực
hành tốt nhà thuốc (GPP) trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017”
rút ra kết luận như sau:
6.1.1 Thực trạng hoạt động và kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc năm
2016
Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc
Nhà thuốc trong huyện không có.
Số lượng quầy thuốc đạt GPP là 43/59 cơ sở chiếm tỷ lệ 72,88%.
Số lượng đại lý thuốc trong huyện là 67 cơ sở chiếm tỷ lệ 48,55 %.
Số lượng và tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP trong quá trình thẩm định
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 1 và 2 là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 3 là 33, chiếm tỷ lệ 76,74 %.
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 4 là 10, chiếm tỷ lệ 23,26 %.
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 5 phải tiến hành thẩm định lại do có
một điểm không chấp thuận là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016
Số lượt thanh kiểm tra là 32 trong đó số lượt vi phạm là 11. Tỷ lệ vi phạm
chiếm 34,38 %.
6.1.2 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP
Về diện tích cơ sở
100 % các cơ sở bán lẻ thuốc có diện tích lớn hơn hoặc bằng 10 m2.
Về việc bố trí các khu vực trong cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP
100 % các cơ sở đạt GPP đều thực hiện đầy đủ việc trang bị và bố trí, sắp xếp
các khu vực trong cơ sở theo đúng quy định.
Tuy nhiên số cơ sở chưa bố trí ghế ngồi đợi cho khách hàng chiếm 4,8 %.
Về trang thiết bị và những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện
100 % các cơ sở kinh doanh có trang bị điều hòa nhiệt độ và quạt thông gió để
đảm bảo lưu thông không khí.
100 % cơ sở có trang bị nhiệt kế, ẩm kế nhưng nhiệt - ẩm kế không được hiệu
chuẩn.
Có 11,9 % cơ sở trang bị máy hút ẩm.
100 % cơ sở kinh doanh có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy.
65
100 % các cơ sở đều bố trí dụng cụ, bao bì ra lẻ thuốc
100 % các cơ sở không đựng thuốc trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc chứa
nội dung quảng cáo thuốc khác.
Việc tránh cho thuốc không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có 100 %
cơ sở kinh doanh có biện pháp thực hiện.
Tại thời điểm khảo sát có 50 % cơ sở kinh doanh thuốc có máy tính để quản lý
việc kinh doanh thuốc.
Về hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn và những thuận lợi, khó khăn trong việc thực
hiện
Qua khảo sát 100 % cơ sở bán lẻ thuốc đều có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
Số cơ sở có sổ theo dõi ADR chỉ có 9 cơ sở chiếm 21,4 %.
100 % cơ sở kinh doanh thuốc có trang bị tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc.
100 % các cơ sở bán lẻ thuốc trang bị sổ sách theo dõi, ghi chép các hoạt động
chuyên môn.
100 % cơ sở kinh doanh thuốc trang bị đầy đủ các văn bản pháp quy về dược
tuy
Việc lưu giữ hồ sơ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng là 32 cơ sở chiếm
76,2 %
Về xây dựng các SOP tại các cơ sở đạt GPP
Việc xây dựng các quy trình thao tác chuẩn (SOP) đạt tỷ lệ 100 %.
Các cơ sở bán lẻ thuốc không có quy trình pha chế thuốc theo đơn do cơ sở
không có thực hiện pha chế thuốc theo đơn.
Về việc sắp xếp thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm tại các cơ sở đạt GPP
100 % các cơ sở bán lẻ đều có kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật
tư y tế và được sắp xếp vào các khu vực riêng với thuốc.
Về việc bán thuốc theo đơn tại các cơ sở đạt GPP
Hầu hết các cơ sở đều bán dù người mua không có đơn thuốc.
Nguồn thuốc
100 % cơ sở có bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của nhà
cung ứng, danh mục mặt hàng ung ứng, có hóa đơn hơp pháp, thuốc trong cơ sở
là thuốc được phép lưu hành hợp pháp.
Thực hiện các quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp
Khi có đơn thuốc không hợp lệ chỉ có 31 % hỏi lại người kê đơn.Vẫn còn 7,1 %
cơ sở vẫn bán thuốc dù đơn thuốc không hợp lệ.
61,9 % cơ sở kinh doanh thuốc thông báo cho người mua biết đơn thuốc không
hợp lệ.
66
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp qua khảo sát phỏng vấn các cơ sở đạt tỷ lệ 100
%.
100% cơ sở không kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất.
Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc
100% các cơ sở tiến hành kiểm tra chất lượng thuốc từ khi nhập về và suốt
trong quá trình bảo quản.
Tìm hiểu động lực thúc đẩy các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện GPP
Chỉ có 16,7 % số chủ quầy thuốc hướng tới áp dụng GPP vì nhu cầu phục vụ
người bệnh được tốt hơn, còn lại 83,3 % trong số họ hướng tới áp dụng GPP là
vì các quy định bắt buộc của cơ quan quản lý nhà nước để tiếp tục tồn tại
Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi
Kết quả khảo sát cho thấy 100 % cơ sở kinh doanh thuốc có tiếp nhận thông tin
đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi.
95,2 % cơ sở có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi. Tuy nhiên chỉ có 78,6 % cơ sở trả
lại nơi mua hoặc hủy.
35,7 % cơ sơ có thông báo về việc thu hồi cho khách hàng.
6.1.3 Kết quả khảo sát dựa vào bảng tự quan sát
Nhân sự
Sự có mặt của chủ cơ sở bán lẻ thuốc khi cơ sở đang hoạt động chiếm tỷ lệ cao
92,9 %.
Chỉ có 40,5 % người bán thuốc mặc áo blouse và 23,8 % người bán thuốc đeo
biển tên.
92,9 % trong đóng vai mua thuốc là người bán thuốc có chuyên môn dược.
Cá biệt có 3 trường hợp chiếm 7,1 % khi người đóng vai mua thuốc gặp người
nhà của người bán thuốc bán.
Thái độ hòa nhã lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng chỉ có 73,8 %. Còn lại 26,2
% người bán thuốc giao tiếp với người mua với thái độ khó chịu.
Biển hiệu của cơ sở bán lẻ thuốc
100 % cơ sở đáp ứng nội dung cơ bản là tên cơ sở, địa chỉ, họ tên, và trình độ
chuyên môn của người đứng đầu cơ sở và phạm vi kinh doanh.
Tuy nhiên nội dung số GCNĐĐKKDT chỉ có 23,8 % cơ sở thực hiện còn lại là
bỏ trống. Nội dung thời gian bán thuốc chỉ có 61,9 % cơ sở kinh doanh có ghi.
Niêm yết giá thuốc
Việc niêm yết giá thuốc đúng quy định tại các cơ sở bán lẻ đạt tỷ lệ còn thấp
chiếm 38,1 %.
67
6.1.4 Đánh giá một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán thuốc
Kỹ năng hỏi khách hàng của nhân viên bán thuốc
Qua khảo sát 14,3% số quầy thuốc đã không đưa ra bất cứ câu hỏi nào cho
khách hàng đến mua thuốc. Còn lại 85,7 % số quầy thuốc đã đưa ra những câu
hỏi cho khách hàng
Các câu hỏi về triệu chứng bệnh chiếm tỷ lệ 33,3 %.
Hỏi về lý do mua thuốc chiếm tỷ lệ 45,2 %.
Hỏi về đối tượng dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao 83,5 %.
Kỹ năng khuyên khách hàng của nhân viên bán thuốc
Tỷ lệ đưa ra lời khuyên không nên tự ý dùng thuốc trong tình huống kịch bản
này chiếm tỷ lệ thấp 19 %.
Một số khuyên bệnh nhân có chế độ vận động nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý chiếm
28,6 %.
Việc khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc nào chiếm tỷ lệ 31 %.
Còn lại các lời khuyên về việc nên tới cơ sở khám chữa bệnh, không nên tự sử
dụng thuốc ít được đưa ra.
Tuy nhiên vẫn có đến 54,8 % quầy thuốc không có bất kỳ lời khuyên nào cho
khách hàng đến mua thuốc tại cơ sở kinh doanh của mình.
Kỹ năng tư vấn dùng thuốc của nhân viên bán thuốc
Đa số các quầy thuốc chỉ cung cấp cho khách hàng những thông tin về liều
dùng, số lần dùng trong ngày chiếm tỷ lệ 59,5 %.
Có 83,3 % hướng dẫn khách hàng thời điểm dùng thuốc.
Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 23,8 % số quầy thuốc quan tâm, lưu ý với
khách hàng về tác dụng phụ của thuốc.
Qua khảo sát chỉ có 26,2 % số quầy thuốc có đưa ra lời đề nghị đối với khách
hàng về sử dụng thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế
mà giá thành thấp.
6.1.5 Kết luận chung
Có sự khác biệt rất xa giữa kết quả thẩm định các cơ sở kinh doanh thuốc đạt
GPP và kết quả khảo sát thực địa tại cơ sở bán lẻ thuốc.Khi cơ quan chức năng thẩm
định GPP các cơ sở kinh doanh vì muốn đạt GPP nên cố gắng đáp ứng tất cả các tiêu
chuẩn trong checklist. Thực tế sau khi đạt GPP tinh thần duy trì GPP của các cơ sở
kinh doanh là rất thấp.Một số vi phạm thường gặp là:
Thực hiện việc mặc áo blouse vào đeo biển tên.
Niêm yết giá thuốc.
Bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc.
68
Không có dược sĩ vẫn bán thuốc theo đơn.
Hóa đơn chứng từ khi mua thuốc.
Không tư vấn đầy đủ thông tin cho người mua thuốc.
Duy trì nhiệt độ, độ ẩm.
Việc ghi chép hồ sơ, sổ sách.
Việc duy trì thực hiện GPP chỉ được thực hiện khi có các đợt thanh kiểm tra của
cơ quan chức năng trên tinh thần đối phó, cơ sở kinh doanh chưa ý thức được việc
thực hiện GPP mang lại những lợi ích gì cho cơ sở kinh doanh.
6.2 Đề nghị
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích và bàn luận trên có đề xuất một số kiến
nghị cụ thể như sau:
Đối với cơ quan quản lý
Khuyến khích người bán thuốc tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút nguồn năng lực dược, đặc
biệt là các dược sĩ đại học tham gia hoạt động trong mạng lưới bán lẻ thuốc.
Tăng cường đào tạo dược sĩ đại học để tiến tới các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc -GPP” thực sự là nhà thuốc của dược sỹ đại học - chủ
cơ sở.
Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các cơ sở
bán lẻ thuốc đã áp dụng tiêu chuẩn GPP.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và tiến hành các biện pháp cứng rắn hơn giúp
các cơ sở thực hiện tốt các quy chế chuyên môn dược. Kịp thời động viên, khen
thưởng các nhà thuốc thực hiện tốt và có biện pháp xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm.
Có giải pháp trong việc bán thuốc theo đơn để tạo thuận lợi cho các cơ sở hoạt
động nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về y tế,
lực lượng khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở bán lẻ thuốc.
Cần có phần mềm quản lý nhà thuốc để dễ theo dõi việc ghi chép sổ sách, xuất
nhập thuốc dễ dàng, chính xác đồng thời thuận tiện cho việc quản lý.
Thực hiện GPP không phân biệt loại hình hoạt động nhằm tạo sự thống nhất để
người dân được chăm sóc dược tốt hơn.
Tuyên truyền cho người dân về vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nhà thuốc GPP để người dân hiểu được
lợi ích và sẵn sàng tiếp cận với nhà thuốc GPP.
69
Kêu gọi các dược sĩ đã được đào tạo trở về phục vụ quê hương một thời gian
kèm theo các chính sách ưu đãi.
Khuyến khích động viên các cơ sở kinh doanh thực hiện quản lý ADR đồng
thời cung cấp thông tin để các cơ sở kinh doanh có thể liên hệ với cơ quan chức
năng để việc thông báo ADR thuận tiện hơn.Thông báo nơi nhận thông tin tại
Sở Y tế địa phương.
Đưa ra biện pháp thanh kiểm tra kỹ năng thực hành nghề nghiệp người bán
thuốc để đảm bảo thuốc đến tay người bệnh được sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu
quả.
Có chính sách hợp lý về việc quản lý hóa đơn chứng từ và nguồn cung ứng
thuốc của cơ sở kinh doanh đảm bảo lợi ích của cơ sở kinh doanh đồng thời
thúc đẩy các quầy thuốc chưa đạt GPP tiến tới xây dựng quầy thuốc GPP.
Với các cơ sở bán lẻ thuốc
Tích cực tham gia các chương trình huấn luyện, đào tạo GPP.
Nên có biện pháp lưu giữ và theo dõi thời hạn hết hạn của những hồ sơ pháp lý.
Nên lưu giữ hồ sơ pháp lý nơi mọi người có thể nhìn thấy được, có thể ép nhựa
treo trên tường gần khu vực tư vấn.
Thường xuyên ghi chép, theo dõi hoạt động mua, bán thuốc bằng sổ hoặc bằng
máy tính.
Có ý thức tự giác chấp hành các quy định trong “Thực thành tốt nhà thuốc”
GPP.
Cập nhật thường xuyên trang web của Sở Y tế để biết các quy định, thông tin
mới về thuốc cấm lưu hành, thuốc bị đình chỉ lưu hành.
Cần nghiêm túc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo
quản, các khu vực bố trí trong cơ sở bán lẻ thuốc trước và sau khi thẩm định cơ
sở.
Cần có thái độ tích cực và cách nhìn đúng đắn trong việc tuân thủ chấp hành
các quy chế, quy định về hành nghề dược.
Cần nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp trong việc bán thuốc và tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho
khách hàng nhằm hướng tới một nhà thuốc GPP hoàn thiện, hoạt động có chất
lượng và hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “Thực hành tốt nhà thuốc”.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp của người bán thuốc tạo thiện cảm với khách hàng.
Duy trì việc hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói vừa ghi nhãn.
Hoàn thiện hơn cơ sở vật chất.
Niêm yết giá cả hợp lý.
70
Với người dân
Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.
Thay đổi thói quen tự ý sử dụng thuốc.
Chủ động đến cơ sở bán lẻ thuốc để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công thương (2011). Thông tư liên tịch số
50/2011/TTLT/BYT-BTC-BCT ngày 30/12/2011. Hướng dẫn thực hiện quản
lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.
2. Bộ Y tế (2007). Thông tư 02/2007/TT-BYT.Hướng dẫn thi hành một số điều
và điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược.
3. Bộ Y tế (2008). Quyết định 04/2008/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành
Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
4. Bộ Y tế (2008). Thông tư 04/2008/TT-BYT ngày 12/5/2008. Hướng dẫn ghi
nhãn thuốc.
5. Bộ Y tế (2010). Cẩm nang Thực hành tốt nhà thuốc. Nhà xuất bản Y học.
Trang 3, trang 44.
6. Bộ Y tế (2010). Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010. Thông tư Quy
định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
GPP, địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc.
7. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011. Ban hành
nguyên tắc. tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
8. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng quan Ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y
học.Trang 65-69.
9. Bộ Y tế (2016). Thông tư 06/2016/TT-BYT ngày 08/3/2016. Thông tư quy
định ghi nhãn thuốc.
10. Chi cục thống kê Hòn Đất (2016). Niên giám thống kê 2015. Trang 17, trang
183.
11. Đinh Thu Trang (2015).Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
"Thực hành tốt nhà thuốc" GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương năm 2014. Luận văn chuyên khoa I. Trường Đại học Dược Hà
Nội.
12. Hà Văn Thúy (2015).Phân tích khả năng duy trì thực hiện Tiêu chuẩn thực
hành nhà thuốc tốt - GPP của các cơ sở bán lẻ thuốc tại thành phố Hải Phòng.
Tạp chí Dược học tháng 08/2015. Số 472. Trang 2-7.
13. Hoàng Thị Kim Huyền (2010). Chăm sóc dược. Sách đào tạo Dược sĩ và học
viên sau đại học. Nhà xuất bản Y học. Trang 16-30.
14. Kha Vĩnh Xuyên (2016). Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành
tốt “GPP” tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Khóa luận tốt
nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I. Trường Đại học Dược Hà Nội.
72
15. Phạm Đình Luyến, Đỗ Quang Dương (2010). Khảo sát sự hiểu biết về thực
phẩm chức năng của người bán, người tiêu dùng và định hướng việc quản lý
thông tin quảng cáo. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 14 số 4 năm 2010.
Trang 207.
16. Phòng Y tế huyện Hòn Đất (2016). Báo cáo tổng kết công tácY tế năm 2016.
17. Quốc Hội (2016). Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
18. Thủ tướng chính phủ (2014). Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/1/2014.
Quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
19. Trần Minh Luân, Nguyễn Thanh Vy, Nguyễn Thị Thu Thủy (2017). Đánh
giá kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc
đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Tạp
chí Dược họctháng 4/2017.Số 492. Trang 2-5.
20. Trần Thị Kim Niên (2015). Khảo sát hoạt động một số nhà thuốc đạt chuẩn
GPP tại thị trấn Lấp Vò huyện Lấp Vò Đồng Tháp. Khóa luận tốt nghiệp
dược sĩ cao đẳng. Trường Đại học Tây Đô.
21. Trần Thị Phương (2016). Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số
cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2016. Khóa
luận tốt nghiệp dược sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội. Trang 1.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang(2014). Quyết định 1085/QĐ-UBND ngày
20/5/2014. Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội huyện Hòn Đất đến năm 2020.
23. Võ Hùng Cường (2012). Khảo sát tình hình duy trì thực hiện GPP tại các nhà
thuốc tư nhân trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Luận văn
chuyên khoa cấp I. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Trang 38, trang 46.
Website
24. Cổng thông tin điện tử huyện Hòn Đất. Giới thiệu Hòn Đất.
https://hondat.kiengiang.gov.vn/Trang/trangchu.aspx.Truycậpngày 10 tháng
3 năm 2017, 10h20p.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH QUẦY THUỐC ĐẠT GPP KHẢO SÁT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT
STT TÊN QUẦY THUỐC GPP ĐỊA CHỈ
1 TUẤN HÀO 358, KP Thành Công, TT Sóc Sơn
2 TRẦN LANH 687 tổ 12, KP Thị Tứ, TT Sóc Sơn
3 QUỲNH NHƯ KP Thị Tứ, TT Sóc Sơn
4 TRÚC MAI 160, tổ 32,KP Thị Tứ, TT Sóc Sơn
5 THANH LÂM 787, KP Thị Tứ, thị trấn Sóc Sơn
6 THÚY KIỀU 965, KP Sơn Tiến, TT Sóc Sơn
7 TÚ ANH 291tổ 12, ấp Sơn tiến, TT Sóc Sơn
8 PHƯƠNG TRÚC KP Thị Tứ, TT Sóc Sơn
9 QUỐC HƯNG 1074 tổ 1, KP Sơn Tiến, TT Sóc Sơn
10 THANH MỸ Ấp Mỹ Phú, TT Sóc Sơn
11 PHƯƠNG CHI Lô 21-22, TTTM, TT Sóc Sơn
12 THANH MAI KP Thành Công, TT Sóc Sơn
13 TRÚC MAI 2 KP Thị Tứ, TT Sóc Sơn
14 HỒNG MAI 57, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm
15 ÁNH NGUYỆT Số 21, Hưng Giang, Mỹ Lâm
16 SOA Tổ 10, Tân Điền, Mỹ Lâm
17 MINH SANG 15, Hưng Giang, Mỹ Lâm
18 CẨM HỒNG Ấp Tân Điền, Mỹ Lâm
19 THÚY HỒNG 374, ấp Mỹ Hưng, Mỹ Lâm
20 GIA HƯNG Tổ 1, Mỹ Bình, Mỹ Lâm
21 HỒNG ÂN 2 57, tổ 4, Hưng Giang, Mỹ Lâm
22 NAM ANH 463 Mỹ Hưng, Mỹ Lâm
23 VŨ ĐÌNH HUY Tổ 1, ấp Thuận Hòa, Nam Thái Sơn
24 NGÔ THỊ TÚ 67, tổ 1,Thuận Hòa, Bình Sơn
25 KIM NGÔI Tổ 2, ấp Thuận Tiến, Bình Sơn
26 PHƯƠNG NGA Thuận Hòa, Bình Sơn
27 KIM NGÂN Số 3, ấp Thuận Hòa, Bình Sơn
28 THANH THỦY Số 1122, tổ 2, Thuận Hòa, Bình Sơn
29 TUẤN KHANG Bình Thuận, Bình Sơn
30 MỸ XUYÊN Tổ 8, ấp Mương Kinh A, xã Sơn Bình
31 PHƯƠNG KHÁNH Số 4, Vàm Răng, Sơn Kiên
32 MỸ HOÀNG Vàm Răng, Sơn Kiên
33 HOA NGA KP Sư Nam, thị trấn Hòn Đất
34 LẠC LINH KP Tri Tôn, TT Hòn Đất
35 PHƯƠNG LONG 27, lô 1,KP Tri Tôn, TT Hòn Đất
36 HỒNG PHÚC KP Chòm Sao, TT Hòn Đất
37 NGỌC YẾN Tổ 5, KP Sư Nam, TT Hòn Đất
38 HOA NGUYỆT KP Chòm Sao, TT Hòn Đất
39 PHÚC LOAN Tổ 3, KP Tri Tôn, Thị trấn Hòn Đất
40 ĐƯỢC 20 lô 01, TTTM, TT Hòn Đất
41 YẾN NHƯ Tổ 9, KP Tri Tôn, thị trấn Hòn Đất
42 VIỆT THẮNG 218 tổ 10, KP Sư Nam, TT Hòn Đất
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT
Hòn Đất, ngày..tháng..năm.
Kính gửi: Chủ cơ sở bán lẻ thuốc.
Xin quý ông (bà) / anh (chị) vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi bằng cách
ghi lại hoặc đánh dấu X vào ô hoặc điền vào chỗ trống.theo từng nội dung cụ
thể dưới đây
(Các câu hỏi này chỉ nhằm phục vụ cho việc khảo sát để hoàn thành đề tài tốt
nghiệp Dược sĩ đại học rất mong được sự hợp tác giúp đỡ của các cơ sở)
Cơ sở kinh doanh đạt GPP
Có Không
Thời gian đạt GPP:
1 THÔNG TIN CHUNG
1.1 Chủ cơ sở (hoặc người phụ trách chuyên môn)
Họ và tên: ...................................................... Tuổi...........................Giới tính: Nam/Nữ
Trình độ chuyên môn:
Dược sĩ sau Đại Học Dược sĩ Đại học
Dược sĩ Trung học Dược tá
Công việc chính:
Cán bộ Nhà nước Hành nghề tự do
Số điện thoại, Email: ........................................................................................................
1.1.1 Có mặt khi cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc thực hiện ủy quyền theo quy định?
Có Không
1.1.2 Có trực tiếp tham gia bán thuốc phải kê đơn?
Có Không
1.1.3 Có trực tiếp kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản
tại nhà thuốc?
Có Không
1.1.4 Có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn (tham gia các lớp tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn)?
Có Không
1.1.5 Có đào tạo, hướng dẫn nhân viên?
Có Không
1.1.6 Có theo dõi các tác dụng không mong muốn và thông báo với cơ quan y tế?
Có Không
1.1.7 Có cộng tác với y tế cơ sở?
Có Không
1.2 Người bán lẻ
Có đủ nhân viên phục vụ cho hoạt động của cơ sở kinh doanh?
Có Không
Số lượng nhân viên:
Số lượng Dược sỹ đại học:.........
Số lượng Dược sỹ trung học:.........
Số lượng Dược tá:........
Số lượng các bằng cấp khác:
Họ và tên: ...................................................Tuổi....................Giới tính: Nam /Nữ
Trình độ chuyên môn:
Dược sĩ Đại học Dược sĩ Trung học
Dược tá Chuyên môn khác
Họ và tên:....................................................Tuổi ...................Giới tính: Nam /Nữ
Trình độ chuyên môn:
Dược sĩ Đại học Dược sĩ Trung học
Dược tá Chuyên môn khác
Họ và tên: ................................................... Tuổi ..................Giới tính: Nam /Nữ
Trình độ chuyên môn:
Dược sĩ Đại học Dược sĩ Trung học
Dược tá Chuyên môn khác
1.2.1 Bằng cấp chuyên môn và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc
được giao?
Có Không
1.2.2 Nhân viên có khám sức khoẻ theo quy định?
Có Không
1.2.3 Nhân viên có đủ hợp đồng lao động theo quy định?
Có Không
1.2.4 Có mặc áo Blu và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh?
Có Không
1.2.5 Có được tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế?
Có Không
1.2.6 Có được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc GPP?
Có Không
1.2.7 Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng?
Có Không
1.2.8 Có giữ bí mật thông tin về người bệnh?
Có Không
2 CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
2.1 Về cơ sở hành nghề
Tên cơ sở: .........................................................................................................................
Loại hình:
Nhà thuốc Quầy thuốc
Đại lý bán thuốc Tủ thuốc TYT
Hình thức sở hữu cơ sở:
Trực thuộc doanh nghiệp Trực thuộc bệnh viện Kinh doanh độc lập
Sự ổn định của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm của chủ cơ sở Địa điểm phải thuê
Địa chỉ: .
...
Hoạt động mua bán tại cơ sở kinh doanh được theo dõi bằng:
Máy tính Sổ sách
Máy tính và sổ sách Tự theo dõi, không ghi chép
2.2 Xây dựng và thiết kế
2.2.1 Địa điểm có cố định, riêng biệt?
Có Không
2.2.2 Bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm?
Có Không
2.2.3 Nơi bán thuốc có được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn?
Có Không
2.2.4 Trần nhà có chống bụi?
Có Không
2.2.5 Tường và nền nhà có phẳng, nhẵn, dễ vệ sinh, lau rửa?
Có Không
2.3 Diện tích và bố trí của cơ sở
2.3.1 Tổng diện tích cơ sở: . m2?
<10m2 10 – 19m2
20 – 29m2 > 30m2
2.3.2 Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh (tối thiểu 10m2)?
Có Không
2.3.3 Có khu vực trưng bày thuốc?
Có Không
2.3.4 Có khu vực bảo quản thuốc?
Có Không
2.3.5 Có khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin?
Có Không
2.3.6 Có nơi rửa tay?
Có Không
2.3.7 Cơ sở có biển hiệu?
Có Không
2.3.8 Biển hiệu có nội dung đúng quy định?
Có Không
2.3.9 Ghế ngồi đợi cho người mua?
Có Không
2.3.10 Khu vực tư vấn cho bệnh nhân?
Có Không
2.4 Các hoạt động khác
2.4.1 Có tổ chức pha chế theo đơn hay không?
Có Không
Nếu có, có phòng riêng để pha chế thuốc?
Có Không
Có nơi rửa dụng cụ pha chế?
Có Không
2.4.2 Có khu vực riêng, tủ ra lẻ để ra lẻ?
Có Không
Khu vực ra lẻ cách ly với khu vực bảo quản trưng bày?
Có Không
2.4.3 Nếu có kho bảo quản thì có đạt yêu cầu bảo quản thuốc?
Có Không
2.4.4 Có phòng hoặc khu vực tư vấn và ghế cho khách hàng trong thời gian chờ đợi?
Có Không
2.4.8 Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có được để khu vực riêng, không
ảnh hưởng đến thuốc?
Có Không
3 TRANG THIẾT BỊ BẢO QUẢN, BAO BÌ
3.1 Thiết bị bảo quản thuốc
3.1.1 Tủ quầy:
Có Không
3.1.2 Tủ, quầy, giá kệ có dễ vệ sinh và đảm bảo thẩm mỹ?
Có Không
3.1.3 Nhiệt ẩm kế, sổ ghi chép:
Có Không
3.1.4 Có quạt thông gió, đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và
không nhầm lẫn?
Có Không
3.1.5 Ánh sáng mặt trời có chiếu trực tiếp vào nơi trưng bày, bảo quản thuốc?
Có Không
3.1.6 Máy hút ẩm?
Có Không
3.1.7 Tủ lạnh?
Có Không
3.1.8 Máy điều hoà nhiệt độ?
Có Không
3.1.9 Nơi bán thuốc có được duy trì ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ dưới 30oC, độ ẩm bằng
hoặc dưới 75 %)?
Có Không
3.1.10 Cơ sở có thiết bị phòng cháy cháy nổ theo quy định?
Có Không
3.2 Dụng cụ, bao bì ra lẻ và pha chế theo đơn
3.2.1 Dụng cụ, bao bì ra lẻ?
Có Không
3.2.2 Trường hợp thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp thì bao bì có kín khí?
Có Không
3.2.3 Thuốc dùng ngoài và thuốc quản lý đặc biệt có được để trong bao bì dễ phân
biệt, có khu vực riêng?
Có Không
3.2.4 Thuốc bán lẻ có đựng trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc chứa nội dung
quảng cáo của một thuốc khác?
Có Không
Cơ sơ có pha chế theo đơn thì trả lời còn không thì bỏ qua.
3.2.5 Thuốc pha chế theo đơn đựng trong bao bì dược dụng?
Có Không
3.2.6 Dụng cụ ra lẻ và pha chế theo đơn có phù hợp và dễ lau rửa, làm vệ sinh?
Có Không
3.2.7 Có thiết bị tiệt trùng các dụng cụ pha chế thuốc theo đơn?
Có Không
4 HỒ SƠ SỔ SÁCH – TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN
4.1 Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc
4.1.1 Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc?
Có Không
4.1.2 Có các quy chế chuyên môn dược hiện hành?
Có Không
4.1.3 Có Internet để tra cứu thông tin?
Có Không
4.2 Hồ sơ sổ sách liên quan hoạt động kinh doanh thuốc
4.2.1 Sổ xuất nhập thuốc thường?
Có Không
4.2.2 Cơ sở có theo dõi số lô, hạn dùng thuốc và các vấn đề có liên quan?
Có Không
4.2.3 Lưu giữ hồ sơ sổ sách ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng?
Có Không
4.2.4 Sổ theo dõi ADR?
Có Không
Theo dõi việc pha chế theo đơn (nếu có pha chế trả lời câu 4.2.5 và 4.2.6)
4.2.5 Có sổ pha chế?
Có Không
4.2.6 Có lưu giữ đơn thuốc pha chế (nếu có pha chế) theo quy định?
Có Không
4.2.7 Có theo dõi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân không, ví dụ đơn thuốc hoặc bệnh
nhân cần lưu ý?
Có Không
4.2.8 Hồ sơ, sổ sách có thể tra cứu kịp thời khi cần thiết?
Có Không
4.2.9 Cơ sở có bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?
Có Không
Nếu có:
Có sổ theo dõi xuất, nhập (ghi riêng từng loại thuốc)?
Có Không
Việc theo dõi được thực hiện bằng gì?
Máy tính Sổ sách
Máy tính và sổ sách Tự theo dõi, không ghi chép
4.3 Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn
4.3.1 Các hoạt động chuyên môn tại cơ sở có được mô tả và quy định dưới dạng văn
bản để mọi người trong cơ sở bán lẻ có thể đọc và áp dụng?
Có Không
Có đủ các quy trình cơ bản theo yêu cầu
Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng?
Có Không
Quy trình bán thuốc theo đơn?
Có Không
Quy trình bán thuốc không kê đơn?
Có Không
Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng?
Có Không
Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi?
Có Không
4.3.2 Các quy trình thao tác chuẩn liên quan đến các hoạt động chuyên môn của cơ sở
có do người phụ trách chuyên môn phê duyệt và ký ban hành không?
Có Không
4.3.3 Nhân viên bán thuốc có áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình?
Có Không
5 THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KINH DOANH – KIỂM SOÁT NGUỒN THUỐC
Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc gồm
5.1 Bản sao GCN đủ điều kiện kinh doanh?
Có Không
5.2 Có danh mục các mặt hàng cung ứng?
Có Không
5.3 Hoá đơn hợp pháp?
Có Không
5.4 Tất cả thuốc mua vào có phải là thuốc được phép lưu hành hợp pháp (có SĐK,
hoặc có số giấy phép nhập khẩu)?
Có Không
5.5 Cơ sở có kinh doanh thuốc phi mậu dịch?
Có Không
5.6 Nhà thuốc có đầy đủ các loại thuốc dùng cho tuyến C trong Danh mục thuốc thiết
yếu Việt Nam (do SYT quy định)?
Có Không
5.7 Có thực hiện việc niêm yết giá thuốc?
Có Không
Niêm yết giá thuốc?
Niêm yết trên bao bì thuốc
Niêm yết đủ 100 %
5.8 Có thực hiện việc bán theo giá niêm yết?
Có Không
Nếu cơ sở có bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:
5.9 Đối với thuốc gây nghiện, thuốc HTT và tiền chất, cơ sở có dự trù và duyệt theo
đúng quy định?
Có Không
5.10 Đối với thuốc gây nghiện, thuốc HTT và tiền chất, có hoá đơn, chứng từ mua bán
theo quy định?
Có Không
6 THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN – THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
6.1 Thuốc gây nghiện, thuốc HTT và tiền chất (Nếu có kinh doanh thì trả lời,
không thì bỏ qua)
6.1.1 Bảo quản thuốc (khu vực riêng hoặc tủ riêng)?
Có Không
6.1.2 Có lưu đơn bán thuốc gây nghiện?
Có Không
6.1.3 Có ghi chép sổ mua, bán đầy đủ?
Có Không
6.1.4 Kiểm kê định kỳ thuốc gây nghiện, thuốc HTT và tiền chất theo quy định?
Có Không
6.1.5 Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc gây nghiện, thuốc HTT và tiền chất trên sổ
sách và thực tế có khớp?
Có Không
6.2 Người bán lẻ
6.2.1 Khi bán thuốc, người bán lẻ có hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh,
về tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc?
Có Không
6.2.2 Có kiểm tra đơn thuốc trước khi bán?
Có Không
Nếu đơn thuốc không hợp lệ, người bán thuốc:
6.2.3 Hỏi lại người kê đơn?
Có Không
6.2.4 Thông báo cho người mua?
Có Không
6.2.5 Từ chối bán?
Có Không
6.2.6 Người bán lẻ là dược sỹ đại học có thay thế thuốc trong đơn thuốc bằng thuốc có
cùng hoạt chất, dạng bào chế, liều lượng?
Có Không
Khi bán thuốc, người bán lẻ có tư vấn và thông báo cho người mua:
6.2.7 Lựa chọn thuốc phù hợp nhu cầu điều trị và khả năng tài chính?
Có Không
6.2.8 Cách dùng thuốc?
Có Không
6.2.9 Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc, các cảnh báo?
Có Không
6.2.10 Những trường hợp cần sự chẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc?
Có Không
6.2.11 Những trường hợp không cần sử dụng thuốc?
Có Không
6.2.12 Hướng dẫn sử dụng thuốc có vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định?
Có Không
Khi giao thuốc cho người mua, người bán lẻ thuốc có kiểm tra đối chiếu các thông tin
sau:
6.2.13 Nhãn thuốc?
Có Không
6.2.14 Chất lượng thuốc bằng cảm quan?
Có Không
6.2.15 Chủng loại thuốc? Số lượng?
Có Không
6.2.16 Người bán lẻ, cơ sở bán lẻ có tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo
thuốc trái với quy định về thông tin, quảng cáo?
Có Không
Người bán lẻ thuốc có khuyến khích người mua mua nhiều thuốc hơn cần thiết không?
Có Không
6.3 Thuốc
6.3.1 Thuốc có đủ nhãn?
Có Không
6.3.2 Nhãn thuốc và thuốc bên trong đúng và khớp với nhau?
Có Không
6.3.3 Luôn bảo quản thuốc theo chế độ ghi trên nhãn?
Có Không
Sắp xếp thuốc:
6.3.4 Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn?
Có Không
6.3.5 Sắp xếp theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn?
Có Không
6.3.6 Có khu vực riêng cho “Thuốc kê đơn”?
Có Không
6.3.7 Xếp thuốc trên giá kệ, tủ quầy để bảo quản?
Có Không
6.3.8 Sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng dược lý?
Có Không
7 THỰC HIỆN GHI NHÃN THUỐC
Thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc có kèm theo các thông tin sau:
7.1 Tên thuốc, dạng bào chế?
Có Không
7.2 Nồng độ, hàm lượng?
Có Không
Nếu không có đơn thuốc kèm theo, phải có thêm thông tin:
7.3 Cách dùng?
Có Không
7.4 Liều dùng?
Có Không
7.5 Số lần dùng?
Có Không
Thuốc pha chế theo đơn, ngoài quy định như phần trên, có các thông tin sau: (Nếu có)
7.6 Ngày pha chế?
Có Không
7.7 Ngày hết hạn sử dụng?
Có Không
7.8 Tên bệnh nhân?
Có Không
7.9 Tên, địa chỉ nơi pha chế?
Có Không
7.10 Cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có)?
Có Không
8 KIỂM TRA, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC
8.1 Khi nhập thuốc về có kiểm tra, kiểm soát không?
Có Không
8.2 Kiểm soát chất lượng thuốc định kì và đột xuất
Có Không
9 GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI THUỐC BỊ KHIẾU NẠI HOẶC THUỐC PHẢI THU
HỒI
9.1 Có tiếp nhận thông tin hoặc lưu các thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc không
được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi?
Có Không
9.2 Có kiểm kê đối với thuốc khiếu nại, thuốc phải thu hồi?
Có Không
9.3 Có thông báo thu hồi cho khách hàng?
Có Không
9.4 Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định?
Có Không
9.5 Có trả lại nơi mua hoặc huỷ theo quy định?
Có Không
9.6 Có báo cáo các cấp theo quy định?
Có Không
9.7 Có sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc do khách hàng phản ánh?
Có Không
Hoàn cảnh hiện nay của ông (bà) / anh (chị) có những thuận lợi và khó khăn gì trong
việc hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP?
Thuận lợi: .............................................................................................................
...........................................................................................................................................
Khó khăn: .........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ông (bà) /anh (chị) có ý kiến nào khác về việc thực hiện tiêu chuẩn GPP trong thực tế?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Lý do chủ yếu nhất khiến ông (bà) / anh (chị) hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP cho
cơ sở bán thuốc là gì?
Để phục vụ người bệnh được tốt hơn
Để tiếp tục được bán thuốc
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của quý ông (bà) / anh (chị)!
Ngày. tháng..năm
Người điều tra
(Chữ ký, họ tên)
PHỤ LỤC 3
Phiếu điều tra thực địa tại cơ sở bán lẻ thuốc
Tên cơ sở:..........................................................................................................................
Địa chỉ hành nghề:...........................................................................................................
Hướng dẫn: Đánh chữ C nếu cơ sở đáp ứng chỉ tiêu, chữ K nếu cơ sở không đáp ứng
chỉ tiêu
STT CHỈ TIÊU KẾT QUẢ
1 Biển hiệu Tên cơ sở
Địa chỉ
Họ tên, trình độ dược sĩ đứng tên
Phạm vi kinh doanh
Số GCNĐĐKKD
Thời gian bán thuốc
2 Bố trí các khu vực
trong cơ sở
Khu vực rửa tay
Ghế ngồi đợi cho khách hàng
Khu vực tư vấn sử dụng thuốc
Khu vực ra lẻ
3 Nhân sự bán thuốc Có mặt chủ cơ sở
Người bán thuốc luôn hoà nhã, lịch sự
Người bán thuốc không có chuyên
môn dược
Mặc áo Blouse và đeo biển hiệu ghi
rõ chức danh
4 Tồn trữ bảo quản,
bày bán, sắp xếp
thuốc
Chỉ sắp xếp thuốc trên kệ, giá tủ quầy
Sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng
dược lý
Sắp xếp thuốc bán theo đơn ở khu
vực riêng
Duy trì nhiệt độ và độ ẩm tại nơi bán
thuốc
Chỉ bày bán thuốc được phép lưu
hành
5 Niêm yết giá thuốc Niêm yết trên bao bì thuốc
Niêm yết đủ 100 %
Lưu ý (nếu
có):.....................................................................................................................................
........................................................................................................................
Ngày thángnăm..
Người thực hiện
(ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC 4
PHIẾU THU THẬP KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN BÁN THUỐC
Kỹ năng khuyên khách hàng của nhân viên bán thuốc
Tình huống khách hàng mua thuốc hạ huyết áp
Đóng vai khách hàng mua thuốc cho người nhà lớn tuổi bị tăng huyết áp.
Hướng dẫn: Đánh chữ C nếu cơ sở đáp ứng chỉ tiêu, chữ K nếu cơ sở không đáp ứng
chỉ tiêu
Những câu hỏi của nhân viên nhà thuốc đưa ra đối với khách hàng:
STT CÂU HỎI KẾT QUẢ
1 Bệnh nhân mua thuốc cho ai? (mua cho bản thân hay mua hộ)
2 Hỏi về đơn thuốc
3 Hỏi đã đi khám chưa
4 Hỏi về triệu chứng bệnh
5 Hỏi về lý do mua thuốc
6 Hỏi liên quan đến thuốc đã từng sử dụng?
7 Hỏi có biết cách tự đo huyết áp không?
8 Không hỏi gì
Khác (nếu có):...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Những lời khuyên của nhân viên nhà thuốc đối với khách hàng
STT LỜI KHUYÊN KẾT QUẢ
1 Nên đi khám bệnh
2 Nên dùng thuốc nào?
3 Khuyên không nên tự ý dùng thuốc
4 Khuyên có chế độ vận động, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
5 Không nên sử dụng thuốc này dài ngày
6 Nên đi khám bệnh nếu uống thuốc này không thấy đỡ
7 Không khuyên gì
Khác (nếu có):...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.
Kỹ năng tư vấn dùng thuốc của nhân viên bán thuốc:
STT NỘI DUNG KẾT QUẢ
1 Liều dùng một lần /ngày
2 Số lần dùng trong ngày
3 Thời điểm dùng thuốc
4 Tác dụng phụ của thuốc
5 Tư vấn thay thế thuốc khác có cùng nồng độ, hoạt chất,
hàm lượng, dạng bào chế nhưng phù hợp với kinh tế của
khách hàng
6 Không hướng dẫn
Khác (nếu có):...................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày thángnăm..
Người thực hiện
(ký, ghi họ tên)
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ĐẠT GPP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý
KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Khánh Lam
Lớp: Đại học dược 7B
MSSV: 12D720401121
Tên đề tài: “Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt GPP của các nhà
thuốc, quầy thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2016”.
Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thúy Lan
Khóa luận được bảo vệ vào ngày 06 tháng 07 năm 2017 tại Trường Đại học Tây Đô.
Sau khi thảo luận với giảng viên hướng dẫn tôi đã nghiêm túc tiếp thu, tiến hành chỉnh
sửa khóa luận theo góp ý của Hội đồng và xin giải bày như sau:
I. Hình thức
TT Trang Góp ý của Hội đồng Nội dung sau khi chỉnh sửa
1 24 Lỗi chính tả chữ “thuôc” Thuốc
2 15 Trùng lặp trích dẫn nguồn
tài liệu tham khảo
Bỏ bớt những trích dẫn
nguồn tài liệu tham khảo
3 viii Đánh số trang phụ lục Bỏ đánh số trang phụ lục
4 viii Thiếu mục 5.3 và 6.2 trong
phụ lục
Bổ sung thêm mục 5.3 và
6.2 trong phụ lục
5 Từ trang 4
đến trang 21
Không cần trích dẫn mỗi
dòng, khi cùng nguồn tài
liệu tham khảo chỉ cần ghi
ở đề mục
Tài liệu trích dẫn cùng
nguồn tài liệu tham khảo
được ghi ở đề mục
II. Nội dung
TT Trang Góp ý của Hội đồng Nội dung sau khi chỉnh sửa
1 Bìa Thay đổi tên đề tài “Phân tích
việc thực hiện các tiêu chuẩn thực
hành tốt GPP của các nhà thuốc,
quầy thuốc trên địa bàn huyện
Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm
2016”
Tên đề tài được thay đổi
thành “Phân tích việc thực
hiện tiêu chuẩn thực hành tốt
nhà thuốc (GPP) trên địa bàn
huyện Hòn Đất tỉnh Kiên
Giang năm 2017”
2 iii Nội dung tóm tắt gom gọn trong 1
trang giấy A4
Nội dung tóm tắt đã được
thu gọn trong 1 trang giấy
A4
3 2 Gom gọn mục tiêu của đề tài từ 4
mục tiêu thành 2 mục tiêu chính
Mục tiêu đề tài đã được gom
gọn thành 2 mục tiêu
4 18 Khó khăn, hạn chế theo luật dược
nào?
Đã bổ sung theo luật dược
2005
5 Phụ lục Bổ sung thêm hình ảnh quầy
thuốc đạt GPP
Đã bổ sung thêm hình ảnh
vào phụ lục 5
6 Kết luận
trang 64
Lược bỏ bàn luận Đã lược bỏ bàn luận
TP. Cần Thơ, ngày tháng 7 năm 2017
Giảng viên hướng dẫn Họ tên sinh viên
Ths. Nguyễn Thị Thúy Lan Huỳnh Khánh Lam
Thư ký hội đồng Chủ tịch Hội đồng
Ths. Đỗ Văn Mãi PGS.TS Trần Công Luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huynh_khanh_lam_1602_2083109.pdf