Khóa luận Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank chi nhánh 1 TP HCM

Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứvào việc kiểm tra thực tếhàng hoá. NH chỉkiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từgiảmạo cho NH chỉ định đểthanh toán. Nhưvậy, sẽkhông có sựbảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng nhưhợp đồng vềsốlượng, chủng loại và không bịhưhỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủtiền đã thanh toán cho NH phát hành.

pdf67 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank chi nhánh 1 TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao hàng hoặc giao chứng từ cho khách hàng hoặc chứng từ phù hợp với LC hoặc khi nhận được điện đòi tiền (Trường hợp cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc nhận được chứng từ phù hợp với LC , nếu khách hàng không có đủ tiền thanh toán, bộ phân TTXNK phải thong báo ngay cho các phòng KH biết để yêu cầu khách hàng ký giấy nhận nợ vay bắt buộc. Việc hạch toán và tính lãi vay bắt buộc được theo dõi trong Hệ thống Trade Finance từ thời điểm thanh toán LC. 43 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn - Trường hợp chứng từ phù hợp, chi nhánh phải thanh toán cho NH thương lượng nhưng khách hàng không nhận chứng từ và không ký giấy nhận nợ, chi nhánh có quyền tự động ghi nợ tài khoản tiền vay của khách hàng. - 2.3.3.2.6 Thanh toán /chấp nhận thanh toán LC  Thanh toán LC trả ngay - Khi đến hạn thanh toán CBKH chuyển các chứng từ sau về SGD o Giấy đề nghị thanh toán (của chi nhánh) o Giấy nhận nợ (Trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán) o Lệnh chi/Ủy nhiệm chi/Giấy nộp tiền (Trường hợp khách hàng dùng vốn tự có để thanh toán) hoặc giấu nhận nợ vay bắt buộc (nếu khách hàng không đủ tiền) o Văn bản chấp nhận bộ chứng từ sai sót của KH (Trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ) - Sau khi SGD hoàn thành xử lý, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BIILL để in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn (VAT) giao cho khách hàng và lưu trữ - Trường hợp khách hàng vay vốn thì CBKH vào chức năng của BDS, không thể cho vay để thực hiện việc giải ngân và ghi có vào tài khoản trung gian giữa các tài trợ thương mại và cho vay (TK 511005003) số tiền thanh toán bằng nguồn vốn vay (loại tiền ghi vào tài khoản511005003 là ngoại tệ thanh toán). Việc giải ngân phải thực hiện trong cùng ngày SGD thanh toán bộ chứng từ, tài khoản 5110050003 không được phép dư nợ vào cuối ngày hoạt động. - Trường hợp khách hàng dùng vốn tự có đê thanh toán nhưng đến thời điểm thanh toán không đủ tiền, chi nhánh yêu cần khách hàng ký giấy Giấy nhận nợ vay bắt buộc và gửi về SGD. Việc hạch toán và tính lãi vay bắt buộc được theo dõi trên hệ thống TF từ thời điểm thanh toán LC (Không thực hiện giải ngân trên BDS).  Cháp nhận/ Thanh toán LC trả chậm - Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ nếu chứng từ phù hợp hoặc ngay sau khi KH chấp nhận bộ chứng từ sai sót, CBKH làm thủ tục chấp nhận thanh toán LC, trình kiểm soát viên phê duyệt và Fax/ Scan &image các chứng từ sau về SGD o Giấy chứng nhận thanh toán (của chi nhánh – theo mẫu đính kèm) o Giấy nhận nợ ghi rõ ngày thanh toán sẽ là ngày hạch toán tiền vay và tính lãi (Trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán) o Văn bản chấp nhận bộ chứng từ có sai sót của khách hàng (Trường hợp chứng từ có sai sót) - Sau khi SGD hoàn thành việc xử lý, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BIILL để in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT giao cho khách hàng và lưu trữ 44 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 2.3.3.2.7 Đóng hồ sơ LC nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ LC nhập khẩu  Đóng hồ sơ LC nhập khẩu - được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau: o LC nhập khẩu được các bên liên quan bao gồm ngân hàng phát hành , người yêu cầu phát hành , người hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có) đồng ý hủy bỏ o LC đã thanh toán, số dư còn lại quá nhỏ, người bán không giao hàng trực tiếp o LC đã hết hiệu lực từ 15 ngày trờ lên o NHCTVN và người yêu cầu mở LC từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại NH thương lượng - Những LC không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của LC. Ngoài lí do này , nếu phát sinh yêu cầu đóng hò sơ LC nhập khẩu , chi nhánh scan/fax (có kí hiệu mật) các chứng từ sau về SGD o Giấy đề nghị đóng hồ sơ LC nhập khẩu (của chi nhánh – theo mẫu đính kèm) o Văn bản đề nghị của khách hàng (Trường hợp đóng hồ sơ theo đề nghị của khách hàng) - Đối với các LC chưa hết hạn hiệu lực hoặc hết hiệu lực chưa đến 15 ngày, hồ sơ LC chỉ được phép đóng khi có sự đồng ý bằng văn bản của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có) - Vietinbank không chấp nhận hủy LC trong trường hợp khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Vietinbank hoặc có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưng chưa được sự chấp thuận hủy LC của các NH liên quan.  Kích hoạt LC nhập khẩu: - Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng LC và chi nhánh xem xét chấp nhận đề nghi của khách hàng hoặc trường hợp LC đã đóng nhưng cần kích hoạt lại để thanh toán, sửa đổi , … CBKH fax/scan &Image có tính ký hiệu mật các chứng từ sau về SGD để kích hoạt lại LC o Giấy đề nghị kích hoạt hồ sơ LC nhập khẩu của chi nhánh o Văn bản đề nghị cùa khách hàng (trường hợp kích hoạt theo yêu cầu của khách hàng) - SGD sẽ thực hiện đóng/kích hoạt hồ sơ LC, chi nhánh thực hiện in thông báo đóng / kích hoạt LC và các giấy báo nợ/báo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT trong hệ thống TF, chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BILL (nếu có) để giao cho khách hàng. 45 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 2.3.3.2.8 Lưu trữ hồ sơ LC  Lưu hồ sơ LC - Toàn bộ các hồ sơ đề nghị phát hành LC/ sửa đổi LC, các văn bản khách hàng phải xuất trình quy định tại các bước của Quy trình - Tờ trình phát hành/ sửa đổi LC đã được phê duyệt - Hợp đồng tín dụng/ cam kết sử dụng vốn vay/ Giấy cam kết thanh toán bằng vốn tự có (TH NHCTVN tài trợ) - HĐ mua bán ngoại tệ / giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) - Giấy nhận nợ (trường hợp vay vốn) - Bản file sao; LC, sửa đổi LC , điện thanh toán - Tra soát , trả lời tra soát và các bức điện khác liên quan đến LC - Bản sao hoặc Scan các chứng từ xuất trình theo LC - Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ - Bản sao của Covering letter, bản gốc hối phiếu (nếu có) - Bản sao của các phiếu điều chỉnh bút toán / hạch toán thủ công (nếu có)  Lưu chứng từ kế toán - Bản gốc các chứng từ; điện thanh toán, các giấy báo có , giấy báo nợ, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT, lệnh chi/ ủy nhiệm chi, báo cáo TF2213P - Giấy nhận nợ - Bản gốc các phiếu điều chỉnh bút toán/ hạch toán thủ công (nếu có) - Cán bộ kế toán đối chiếu các bút toán liệt kê trong báo cáo TF2213P với chứng từ hạch toán gốc của phòng nghiệp vụ và của chính phòng mình , đảm bảo tất cả các bút toán, hạch toán phải có đầy đủ chứng từ gốc hợp lệ và hạch toán đúng. 2.2.3.3 LC chuyển nhượng 2.3.3.3.1 Chuyển nhượng LC  CBKH tiếp nhận yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng của khách hàng (người hưởng thứ nhát của LC), các chứng từ xuất trình bao gồm: - Giấy yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng - Thư tín dụng gốc và các bản sửa đồi gốc (nếu có) - Bản gốc thông báo LC/thông báo sửa đổi LC (nếu có)  Trên cơ sở các chứng từ xuất trình, CBKH kiểm tra các nội dung sau: - Thư tín dụng không hủy ngang và quy định rõ là thư tín dụng có thể chuyển nhượng (IrrevocaBLe TransferaBLe Credit) - LC qui định Vietinbank là NH được phép trả tiền, cam kết trả sau, chấp nhận hay chiết khấu (AvailaBLe with Vietinbank by ….) hoặc LC qui định chiết khấu tự do (AvailaBLe with any bank…) thì phải chỉ rõ Vietinbank là NH chuyển nhượng. - LC còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng.  CBKH xác nhận số tiền đã chuyển nhượng vào mặt sau của LC gối đới với chuyển nhượng từng phần và trả lại bản gốc LC cho người hưởng thứ nhất 46 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn nếu được yêu cầu. Đối với chuyển nhượng toàn phần, bản gốc LC được lưu giữ tại chi nhánh  CBKH fax (có ký hiệu mật) hoặc Scan các chứng từ về SGD để thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng  Sau khi CBNV (cán bộ phòng thanh toán chứng từ Nhập khẩu/xuất khẩu- Sở giao dịch) thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY để in thông báo chuyển nhượng, giấy báo nợ, hóa đơn VAT, điện thanh toán (nếu có). Kiểm tra sự trùng khớp giữa Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng và Yêu cầu chuyển nhượng của KH sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ tới KSV cấp 1 và KSV cấp 2 tại chi nhánh ký, đóng dấu theo qui định trên thông báo chuyển nhượng và thông báo cho KH.  Ngay khi thông báo chuyển nhượng LC cho KH, CBKH phải vào sổ theo dõi ghi ngày, giờ giao nhận và có ký xác nhận của các bên. 2.3.3.3.2 Xử lý chứng từ xuất trình Bước 1: Tiếp nhận chứng từ - CBKH nhận bộ CT của người hưởng thứ 2 xuất trình bao gồm: o Bản gốc: Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng bằng thư hoặc MT720 o Phiếu xuất trình chứng từ LC của KH o Bộ chứng từ xuất trình theo MT720 Đối với chuyển nhượng từng phần có thay thế CT: o Ngay khi nhận được bộ chứng từ của người hưởng lợi thứ hai, CBKH yêu cầu Người hưởng lợi thứ nhất xuất trình: hóa đơn và hối phiếu phù hợp với LC gốc, thư tín dụng gốc (MT700) o TH nhận được chứng từ của người hưởng thứ hai khi người hưởng thứ nhất chưa xuất trình hóa đơn và hồi phiếu để thay thế. Tùy thuộc vào thời hạn xuất trình chứng từ và hiệu lực của LC gốc, CBKH thông báo cho người hưởng thứ nhất thời gian muộn nhất xuất trình chứng từ để thay thế nhưng tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Nếu quá thời gian qui định trên, ngưởi hưởng thứ nhất không xuất trình chứng từ, CBKH gửi hoặc scan chứng từ nhận được theo thư chuyển nhượng của người hưởng thứ hai tới SGD để xử lý mà không chịu trách nhiệm đối với người hưởng thứ nhất. Đối với chuyển nhượng toàn phần/ chuyển nhượng không thay thế chứng từ : CBKH kiểm tra số lượng từng loại chứng từ xuất trình theo LC gốc/LC chuyển nhượng và chuyển tới SGD để xử lý. - CBKH đối chiếu đảm bảo khớp đúng các chứng từ về số lượng và từng loại chứng từ với Phiếu xuất trình chứng từ. Bước 2: Gửi chứng từ về SGD: - Gửi chứng từ bằng thư o CBKH đóng gói chứng từ gửi về SGD bao gồm: (1)Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng (MT720), thư tín dụng (MT700); (2) Phiếu xuất trình chứng từ 47 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn LC của người hưởng thứ hai và Phiếu xuất trình chứng từ LC của người hưởng thứ nhất; (3) Bộ chứng từ của người hưởng thứ hai và bộ chứng từ cùa người hưởng thứ nhất (chuyển nhượng có thay thế chứng từ) o Việc gửi chứng từ phải vào sổ và có ký giao nhận giữa CBKH và nhân viên bưu điện. - Gửi chứng từ bằng Fax/Scan o CBKH chịu trách nhiệm số lượng bản gốc và bản sao của từng loại chứng từ yêu cầu xuất trình theo MT720 và MT700. Xác định bản gốc LC và các bản gốc sửa đổi sửa đổi LC. o CBKH Scan/fax (gắn kí hiệu mật) các chứng từ về SGD bao gồm: (1) Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng (MT720), thư tín dụng (MT700); (2) Phiếu xuất trình chứng từ LC của người hưởng thứ hai và Phiếu xuất trình chứng từ LC của người hưởng thứ nhất; (3) Bộ chứng từ của người hưởng thứ hai và bộ chứng từ cùa người hưởng thứ nhất (chuyển nhượng có thay thế chứng từ) Bước 3: Nhận và chuyển giao kết quả xử lý chứng từ Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được Phiếu kiểm tra chứng từ (mẫu số 41) do SGD fax/scan về, CBKH thực hiện: - TH chứng từ có sai sót, có thể sửa chữa, CBKH yêu cầu KH (người hưởng thứ nhất và/hoặc người hưởng thứ hai) bổ sung sửa chữa. CBKH/khách hàng phải gửi tới SGD các chứng từ thay thế hoặc các chứng từ được sửa chữa chậm nhất vào thời hạn đã chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên , chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. - TH chứng từ có sai sót, không thể sửa chữa. CBKH fax (có gắn ký hiệu mật)/ scan phiếu kiểm tra chứng từ có chữ ký của KH về SGD ủy quyền cho SGD gửi chúng từ NHPH để đòi tiền hoặc đề nghị SGD chuyển trả lại chứng từ cho chi nhánh /khách hàng chậm nhất vào thời hạn đã chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên, , chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. - TH chứng từ phù hợp, CBKH lưu phiếu kiểm tra chứng từ vào hồ sơ LC. Bước 4: Thanh toán/Chấp nhận thanh toán bộ chứng từ - CBKH sử dụng chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY để in 3 liên (bản DRAFT, ORIGINAL, FOR CUSTOMER) các chứng từ báo nợ, báo có hoặc điện chấp nhận thanh toán (đối với LC trả chậm) - Sử dụng chương trình CHARGE BILL đã cài đặt tại chi nhánh để in hóa đơn VAT - Ký đầy đủ các chữ ký trên các chứng từ giao bản FOR CUSTOMER cho khách hàng. Bước 5: Lưu trữ chứng từ: - Lưu hồ sơ LC: o Bản sao LC và các sửa đổi LC, Bản thông báo chuyển nhượng thư tín dụng o Phiếu xuất trình chứng từ o Bản sao các chứng từ xuất trình theo LC 48 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn o Bản sao/scan Phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu o Bản sao/scan hóa đơn gửi chứng từ cho bưu điện cấp (nếu có) o Điện chấp nhận và các điện liên quan khác (nếu có) o Bản DRAFT giấy báo nợ, báo có. - Lưu chứng từ kế toán: o Bản ORIGINAL các giấy báo nợ, báo có, điện thanh toán/điện báo có của các ngân hàng nước ngoài o Các báo cáo TF2213P,TF2202P,TF2201P o Đầu ngày làm việc hôm sau, CBKT đối chiếu chứng từ gốc với báo cáo TF2213P và báo cáo đóng cửa chi nhánh cuối ngày, nếu có sai sót phải thông báo ngay với KSV cấp 1 để xử lý kịp thời. 2.3.4 Biểu phí dịch vụ thanh toán LC xuất nhập khẩu tại Vietinbank - CN1-TPHCM và các NH TM khác: 49 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Bảng : Biểu phí thanh toán LC xuất nhập khẩu Vietinbank và một số NH KHOẢN MỤC VIETIN BIDV VIETCOM ACB 1. Tín Dụng Chứng Từ HÀNG XUẤT Thông báo LC trực tiếp 20 USD 20 USD 20 USD 20 USD Thông báo sửa đổi 15 USD 10 USD 10 USD 10 USD Phí thanh toán 1 bộ chứng từ 0.18% trị giá LC (phí >= 20 USD) 0.2% trị giá LC (5USD<= phí<= 200 USD) 0.15 % trị giá LC (20 USD<= phí <= 200 USD) 0.15% trị giá LC (10 USD <= phí <= 150 USD) Chuyển nhượng LC 40-50 USD 50 USD 50-500 USD 30-200 USD 2. Tín Dụng ChứngTừ HÀNG NHẬP Phát hành LC 0.15% trị giá LC (phí >= 50 USD) 0.36% năm trên trị giá LC kể từ ngày phát hành đến ngày hết hạn (10USD<= phí <= 300USD) 0.05 % trị giá LC (50 USD<= phí <= 500 USD) 0.075% trị giá LC (20 USD <= phí <= 10000 USD) Sửa đổi tăng tiền 0.15% trị giá LC tăng thêm 0.36% trị giá LC tăng kể từ ngày sửa đổi đến ngày hết hạn hiệu lực (10USD<= phí <= 300 USD) 0.05% trị giá LC tăng thêm 0.075% trị giá LC tăng (20 USD<= phí<= 10,000 USD) Sửa đổi khác 15 USD / lần 10 USD/ lần 10 USD/ lần 10 USD/ lần Hủy LC 15 USD 10 USD 10 USD 10 USD Thanh toán bộ chứng từ (theo LC trả ngay) 0.2% trị giá LC (30 USD <= phí) 0.2% trị giá LC (5 USD <= phí<= 200 USD) 0.2% trị giá LC (20 USD <= phí<= 500 USD) 0.2% trị giá LC (20 USD <= phí<= 10,000 USD) Nhìn chung phí dịch vụ thanh toán LC của Vietinbank tương đối cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác cùng đẳng cấp khác. 50 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 2.3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT tại NH Vietinbank - CN1- TPHCM 2.3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh TTQT 2.3.5.1.1 Toàn hệ thống Vietinbank Bảng 5: Kết quả hoạt động TTQT từ năm 2008-2010 của Vietinbank toàn hệ thống (Nguồn : Theo báo cáo thường niên của Vietinbank 2008,2009,2010) Hoạt động thanh toán có chiều hướng tăng lên qua các năm 2008, 2009 , 2010 . Năm 2009 , do còn chịu ảnh hưởng hậu khủng hoảng nên mức độ tăng trưởng ở cả 2 kênh thanh toán đều không cao lắm, về thanh toán XK tăng 0.25 tỷ USD(tăng 6%) , thanh toán NK tăng 0.58 tỷ USD(tăng 8%) so với năm 2008. Tuy vậy trong năm 2010 hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010 đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4.726 ngàn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Các kênh thanh toán đều có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2009. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt khoảng 10,29 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2009, doanh số thanh toán xuất khẩu 5,67 tỷ USD, tăng 26% so với 2009. Hiệu quả của hoạt động TTQT cuả NH Vietinbank đã ngày một được nâng cao nhờ các chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, chính sách hỗ trợ các DN XK như cung cấp gói cho vay hỗ trợ xuất khẩu 30.000 tỷ đồng năm 2010 , cùng với việc phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập khẩu theo chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ cũng trong năm 2010 đã tạo ra một bước ngoặc mới đưa hoạt động TTQT của NH ngày một phát triển hơn. 2.3.5.1.2 Vietinbank - CN1-TPHCM 2.3.5.1.2.1 Tổng 3 phương thức 51 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 52 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Nhìn vào bảng giá trị thanh toán XNK 2008-2010 ta thấy: kết quả hoạt động kinh doanh trong mảng thanh toán XNK có chiều hướng tăng trưởng tốt. Năm 2008: Giá trị thanh toán XNK váo năm 2008 đạt khoảng 98.4 triệu USD với 1906 món Phương thức chuyển tiền mậu dịch có doanh số lớn nhất đạt khoảng 60 triệu USD (chiếm tỷ trọng lớn nhất 61%) với 1,563 món, phương thức thanh toán LC giữ vị trí thứ 2 đạt doanh số khoảng 25 triệu USD ( chiếm tỷ trọng 25% ) với 287 món, chiếm tỷ trọng thấp nhất 14% là phương thức DP , đạt doanh số khoảng 13,4 triệu USD với 294 món. Năm 2009: Giá trị thanh toán XNK đạt xấp xỉ 127 triệu USD (tăng khoảng 28 triệu USD so với năm 2008) và đạt 2270 món (tăng 300 món so với năm 2008) Phương thức chuyển tiền mậu dịch có doanh số lớn nhất đạt khoảng 72.8 triệu USD (chiếm tỷ trọng lớn nhất 57%) với 1,325 món, phương thức thanh toán LC giữ vị trí thứ 2 đạt doanh khoảng số 25,6 triệu USD ( chiếm tỷ trọng 26% ) với 351 món, chiếm tỷ trọng thấp nhất 16% là phương thức DP , đạt doanh số khoảng 19.8 triệu USD với 332 món. Năm 2010: Giá trị thanh toán XNK đạt khoăng 151 triệu USD (tăng lên khoảng 25 triệu USD so với năm 2009) và đạt 2813 món (tăng 534 món so với năm 2009) Trong 2010 , cơ cấu tỷ trọng không còn giống như năm trước , vị trí dẫn đầu về doanh số lúc này là phương thức LC đạt 67.4 Triệu USD (chiếm 45% ) chỉ với 420 món , tiếp đến là phương thức chuyển tiền đạt 51,8 Triệu USD (21%) với 1963 món và thấp nhất là phương thức nhờ thu DP đạt 31.9 Triệu USD (21%)với 430 món. Ở cả 3 năm thì phương thức chuyển tiền luôn có số món thanh toán lớn nhất. Do thói quen mà đa số các doanh nghiệp nhỏ luôn ưu ái cho phương thức này hơn , bởi vì đa phần các hợp đồng XNK của các Doanh nghiệp này thuộc loại nhỏ và đối tác cũng là những bạn hàng lâu năm, vốn thân thuộc và có uy tín cao với họ. Mặt khác thực hiện phương thức này không đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao và cũng rất nhanh chóng, thuận tiện với khả năng quay vòng vốn nhanh.Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì , phương thức chuyển tiền mậu dịch lại có chiều hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm , năm 2008 chiếm 61% , năm 2009 chiếm 57%, năm 2010 chỉ còn 34% tỷ trọng trong cả 3 phương thức ,ngược lại phương thức LC có xu hướng tăng dần tỷ trọng năm 2008 là 26%, năm 2009 là 27% và tăng lên 1 cách vượt bậc vào năm 2010 chiếm tỷ trọng 45%. Nguyên nhân là do các DN đã nhận thức được những ưu việt khi sử dụng phương thức thanh toán bằng LC nhất là khi tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động. Việc sử dụng phương thức này đảm bảo an toàn cao cho thanh toán. Cho nên các DN XNK đã chọn phương thức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán cho mình nhiều hơn. Trong giai đoạn 2008-2010 : DP XNK luôn là phương thức chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 phương thức, tuy vậy tỷ trọng của nó vẫn được tăng lên. Cụ thể là tỷ trọng trong năm 2008 là 14%, thì 2009 là 16% và 2010 là 21%.Áp dụng phương thức thanh toán này DN sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng bởi tính an toàn không cao do việc thanh toán chỉ dựa vào thiện chí của người mua , cho nên phương thức 53 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Phương thức thanh toán nhờ thu đươc NHCTVN thực hiện từ năm 1998 như là một biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Nhưng hiệu quả của nó rất đáng khích lệ , nó giúp cho sản phẩm của NH đa dạng, phong phú hơn và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của doanh nghiệp. Nước ta đã gia nhập WTO từ năm 2007, Việc mở cửa thị trường buộc các DN phải mở rộng các mối quan hệ, làm ăn với những đối tác mới thì đến năm 2009, 2010 các mối quan hệ này đã trở nên thân thuộc hơn , do đó thúc đẩy cho phương thức thanh toán này phát triển. Tổng doanh số thanh toán XNK có chiều hướng tăng lên từ năm 2008 đến 2010 về cả giá trị thanh toán lẫn số món đều tăng lên đáng kể. Điều này cũng cho thấy rằng NH đã rất thành công trong việc phát triển hoạt động TTQT trong khi tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn. Sự tăng trưởng này là do Chi nhánh tận dụng tốt vị trí thuận lợi của mình. Số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Quận 1, cũng như nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp ở vùng lân cận và các tỉnh khác như Bình Phước, Vũng Tàu, Bình Dương…là điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh tiếp cận và thu hút khách hàng. 2.3.5.1.2.2 Thư tín dụng : (ĐVT: Triệu USD) Biểu đồ 10: Doanh số thanh toán bằng LC XNK trong giai đoạn 2008-2010 (Nguồn : Người viết dựa số liệu của Vietinbank CN1 cung cấp 2010) Cũng như tình hình chung đối với nền kinh tế và các NH khác , Doanh số thanh toán hàng XK tại CN1 thấp hơn đáng kể so với doanh số thanh toán hàng NK. Hàng XK của các doanh nghiệp tham gia hoạt động TTQT tại CN1 chủ yếu là các mặt hàng XK với số lượng lớn nhưng giá trị lại không cao nên doanh số cũng không cao. 54 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Qua biểu đồ trên, ta thấy Doanh số thanh toán bằng LC XK và NK đều có chiều hướng tăng trưởng tốt qua các năm 2008, 2009 và 2010. Về nhập khẩu: Năm 2008,doanh số thanh toán tại CN1 đạt 21.1 triệu USD .Năm 2009 , doanh số đạt 28.6 triệu USD tương ứng tăng 7.5 triệu USD. Và tăng mạnh vào năm 2010, doanh số đạt 58.4 triệu USD tăng 30.2 triệu USD so với năm 2009. Về xuất khẩu: Năm 2008,doanh số thanh toán tại CN1 đạt 3.9 triệu USD . Năm 2009 , doanh số đạt 5.6 triệu USD tương ứng tăng 1.7 triệu USD. Và tăng 3.5 triệu USD vào năm 2010, doanh số đạt 9.1 triệu USD. Biểu đồ 11: Cơ cấu doanh số thanh toán LC Xuất nhập khẩu của Vietinbank-CN1 (Nguồn:Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM) Qua 3 biểu đồ cơ cấu LC XNK năm 2008 - 2010 , ta thấy rằng tỷ trọng doanh số XK thấp hơn rất nhiều so với NK và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng .Cụ thể, năm 2008 doanh số LC XK chiếm 19% trong tổng doanh số thanh toán LC, trong khi LC NK chiếm tới 81%. Năm 2009 , doanh số LC XK đã giảm đi 3% là chiếm 16% trong tổng doanh số , còn lại 84% là LC NK. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh số LC XK giảm tiếp 3% nữa còn lại 13% và LC NK nâng dần tỷ trọng lên 87%. Năm 2008 đến 2010, tỷ giá giữa đồng USD, đồng EURO và đồng VN không ngừng tăng trong khi giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng giảm mạnh như cà phê, gạo và các mặt hàng nông sản khác làm cho xuất khẩu chậm. Đã làm cho doanh số thanh toán LC XK giảm đi đáng kể. Cũng vì lý do trên mà giá cả hàng hoá NK từ các nước đều tăng lên, cùng với việc nhập siêu ồ ạt của nền kinh tế trong thời gian qua đã làm tăng tỷ trọng LC NK . Hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ đã đạt được những thành tựu đáng kể , đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và cho khách hàng. Tuy nhiên , cũng còn rất nhiều những hạn chế mà CN1 cần khắc phục để đưa hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày một phát triển , có thể sánh ngang với các ngân hàng có uy tín trong khu vực. 55 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Để có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hìnhthanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, ta hãy cùng xem xét số liệu sau: Đvt : USD Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Trả ngay 20,658,643 161 26,166,060 198 55,970,257 241 Trả chậm 1,563,143 25 1,455,036 16 1,271,590 15 Tổng 22,221,786 186 27,621,095 214 57,241,847 256 Bảng 7: Giá trị phát hành LC NK giai đoạn 2008-2010 của Vietinbank-CN1 (Nguồn: Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM) Trong 3 năm 2008, 2009, 2010 hoạt động Thanh toán quốc tế tại CN1 đã có những thay đổi đáng kể. Tổng giá trị và số món LC được mở đều tăng lên qua các năm . Cụ thể, năm 2008 có 186 LC được mở, trị giá 22.2 triệu USD. Năm 2009 tăng 28 món LC được mở tương ứng tăng 5.4 triệu USD về giá trị. Năm 2010với sự cố gắng của đội ngũ CBKH mà số lượng LC được mở là 256 món với tổng trị giá là 57.2 triệu USD tăng gấp đôi năm 2009 ( tăng 29.6 triệu USD với 42 món). Đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ với ngân hàng. Xét theo hình thức thanh toán của LC NK, Năm 2008 số LC nhập khẩu trả ngay được mở là 161 LC với trị giá 20.6triệu USD chiếm 93% trong tổng số LC nhập khẩu được mở, còn lại 7% là giá trị của LC trả chậm được mở với 25 món. Năm 2009, số LC trả ngay được mở và giá trị của chúng cũng tăng lên(tăng 5.5 triệu USD và 37 món) trong khi đó LC trả chậm lại giảm đi so với năm 2009. Giảm đi 9 món và giảm đi 108 ngàn USD về giá trị, làm cho tỷ trọng của LC NK trả chậm chỉ còn 5% trong tổng số LC NK được mở. Năm 2010, LC NK trả ngay lại tăng mạnh mẽ hơn hẳn về giá trị đạt 55.9 triệu USD (tăng 29.8 triệu USD và tăng 43 món), trong khi LC NK trả chậm lại giảm đi 183 ngàn USD, và số LC được mở cũng giảm đi 1 LC. Làm tỷ trọng của LC NK trả chậm chỉ còn 2.2% trong khi LC NK trả ngay chiếm 7.8 % tổng số LC nhập khẩu. Sau khi phân tích bảng 7, ta cũng biết được những thay đổi về số và lượng LC được phát hành trong giai đoạn 2008-2010 , ta hãy cùng xem xét đến phần giá trị thanh toán LC ở biểu đồ sau : Đvt: Triệu USD 56 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn Đồ thị 12: Giá trị thanh toán LC NK giai đoạn 2008-2010 của Vietinbank- CN1 (Nguồn: Theo bảng báo cáo hoạt động TTQT của Vietinbank-CN1-TpHCM) Cũng giống như LC NK được Vietinbank-CN1 phát hành , tổng giá trị và số món LC được thanh toán đều tăng lên qua các năm . Cụ thể, năm 2008 có 188 LC được thanh toán, trị giá 21.1 triệu USD. Năm 2009 tăng 57 món LC được thanh toán tương ứng tăng 7.4 triệu USD về giá trị. Đạt 28.6 triệu với 245 món. Năm 2010,số lượng LC được thanh toán là 288 món với tổng trị giá là 58.3 triệu USD tăng 43 món nhưng đã gấp đôi năm 2009 về giá trị ( tăng 29.8 triệu USD). Và cũng giống với việc phát hành LC, số lượng và giá trị của LC NK phát hành theo hình thức trả ngay cao hơn rất nhiều lần so với hình thức trả chậm, cả 3 năm 2008, 2009, 2010 đều chiếm hơn 90% trong tổng LC NK được thanh toán. LC trả ngay năm 2008 đạt 19.8 triệu USD, năm 2009 tăng lên 26.8triệu USD, năm 2010 đạt 56.8triệu USD tăng hơn gấp 2 lần năm 2009 và gần gấp 3 lần năm 2008. Trong khi LC trả chậm chỉ đạt 1.3 triệu USD năm 2008, năm 2009 chỉ tăng 40 ngàn triệu USD đạt 1.7 triệu USD, năm 2010 lại giảm đi 100 ngàn triệu USD so với 2009, chỉ còn 1.6 triệu USD. Thanh toán bằng phương thức trả chậm có lợi rất nhiều cho người NK, việc thanh toán sẽ diễn ra sau vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành. Người XK cho người NK thêm thời gian để thanh toán.Nhà NK có thể tận dụng khoảng thời gian này để bán sản phẩm, rồi mới thanh toán cho nhà XK. Tuy nhiên không hẳn DN nào cũng có thể áp dụng phương thức thanh toán trả chậm được, chỉ những DN lớn có uy tín trên thị trường hay ít ra cũng là DN có mối quan hệ làm ăn lâu năm với các đối tác nước ngoài. Nếu xét theo 57 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn hướng này thì các DN NK nước ta chưa có được sự nhiều tín nhiệm từ đối tác nước ngoài , nên biện pháp an toàn nhất cho bên XK lúc này là trả ngay. Một điều nữa, sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2008-2010 diễn ra rất phức tạp, nên các DN phải thận trọng hơn với phương thức trả chậm. Mặt khác, trên thực tế, các khách hàng của ngân hàng khi kinh doanh hàng nhập khẩu chỉ có nhu cầu sử dụng các loại LC không huỷ ngang, LC không huỷ ngang có xác nhận, còn các loại hìn LC khác vẫn chưa được sử dụng nhiều. Điều này có thể do đặc điểm kinh doanh chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các hình thức đó. 58 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TTQT TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK 3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hình thành ngày càng nhiều kéo theo các dịch vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng cũng phát triển mạnh. “Xu hướng của các ngân hàng hiện nay đang hướng tới là gia tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động dịch vụ nhằm phát triển an toàn, bền vững và giảm thiểu nhiều rủi ro khi nền kinh tế có biến động” Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Thanh toán quốc tế được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Trong các phương thức thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ là phương thức được được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt nó. Song tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt về vấn đề tài chính cho nhiều nhà nhập khẩu, và thông qua đó họ đã nhận cho mình những bài học đắt giá. 3.2 CÁC KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG 3.2.1 Khó khăn Trong thực tiễn thương mại quốc tế, không ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước gặp khó khăn khi giao dịch bằng LC, mà nguyên nhân chủ yếu xoay quanh các vấn đề như Thời gian thanh toán trong phương thức LC thường dài hơn các phương thức khác, Quy trình thủ tục thường phức tạp hơn, Dễ sai sót trong quá trình thực hiện thanh toán bằng LC, Chi phí dịch vụ cao hơn, việc thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, không được thanh toán hoặc thậm chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho họ ngay cả khi doanh nghiệp nhập khẩu khiếu nại hàng hóa thực tế không đúng như hợp đồng, thậm chí hàng hóa không được giao. Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng LC, hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả. Quá trình soạn thảo LC, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là “sai lầm 3C” bao gồm các lỗi như: lỗi 59 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete);lỗi không nhất quán (not consistant). Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau do đó đã trở thành nguồn gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ. Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đa phần tập trung sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng LC mà xem nhẹ việc tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai phạm sẽ xảy ra. 3.2.2 Thuận lợi Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này, nhất là đối với các mối quan hệ làm ăn lần đầu hoặc chưa hiểu rõ đối tác của mình. Các qui định của LC đều phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế. Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, LC có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. +Các lợi ích đối với người xuất khẩu: - Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là LC trả chậm). - Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu LC để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. + Các lợi ích đối với người nhập khẩu - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong LC để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). - Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ. 3.3 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 3.3.1 Đối với nhà xuất khẩu - Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. 60 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn - Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. - Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. - Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. - Trừ khi LC được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi. 3.3.2 Đối với nhà nhập khẩu Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành. 3.3.3 Đối với ngân hàng 3.3.3.1 Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở LC- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của LC trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành LC, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. 3.3.3.2 Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một LC do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một LC giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. 3.3.3.3 Rủi ro đối với NH được chỉ định: NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu. 61 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 3.3.3.4 Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán LC khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở LC do NH mở LC thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. 3.3.3.5 Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank): NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu LC cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600. 3.3.4 Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác. 3.4 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TTQT BẰNG LC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 1 3.4.1 Đối với LC XK: - Hạn chế việc lập điện sử dụng SWIFTKEY của NH khác. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thì phải theo dõi kết quả của bức điện. - Không nên thông báo thư tín dụng khi không xác thật được tính chân thật bề ngoài của LC. - Cần thận trọng trong các LC XK có liên quan tới các nứơc cấm vận và yêu cầu KH Cam kết chịu mọi rủi ro và bồi thường thiệt hại cho NHCT khi yêu cầu thực hiện các giao dịch. - Trường hợp thất lạc chứng từ cần phối hợp với KH, CN, hãng tàu và NHPH để giải quyết. - Khi xảy ra tranh chấp thanh toán, cần phối hợp với CN, KH để theo dõi sát quá trình chuyển giao hàng hoá, không để mất hàng và tuỳ từng trường hợp cụ thể phải nhanh chóng tìm các biện pháp xử lý thích hợp. 62 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 3.4.2 Đối với LC NK 3.4.2.1 Phát hành LC NK - Tất cả các thư tín dụng do NHCTVN phát hành đều lập thành theo format MT700 (trường hợp có những điều khoản đặc biệt không thể sử dụng được MT700 thì phát hành bằng điện MT799 ), trường hợp không có SWIFTKEY với NHThông Báo thì phát hành bằng các format khác nhưng phải gắn TESTKEY và bắt buộc phải phát hành và quản lý trên chương trình TRADE FINANCE kể cả trường hợp phát hành bằng thư. Hạn chế gửi thư tín dụng đến NHTB bằng đường thư hoặc TELEX. - Trường hợp LC quy định ứng trước một phần tiền cho người hưởng lợi hoặc tiền ứng trước nằm ngoài trị giá của LC nhưng do NHCTVN cho vay thì phải yêu cầu một thư bảo lãnh tiền ứng trước hoặc đặt cọc do một NH có uy tín trên thế giới phát hành bằng điện SWIFT có khoá bảo mật gửi đến NHCTVN để thông báo cho khách hàng.Thư bảo lãnh đặt tiền cọc phải có hiệu lực ngay khi số tiền đặt cọc được chuyển vào tài khoản NHPH bảo lãnh.Thời hạn của thư bảo lãnh này phải dài hơn thời hạn giao hàng cuối cùng của thư tín dụng để đảm bảo quyền truy đòi ứng trước khi người bán không giao hàng. - Nếu số tiền KH ký quỹ mở LC nhỏ hơn 100% trị giá LC, hợp đồng quy định người bán phải phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người mua hưởng và nếu LC được phát hành trước bảo lãnh thực hiện hơp đồng thì quy định LC chỉ có giá trị hiệu lực khi NHCTVN nhận được thư bão lãnh thực hiện hợp đồng. - Các LC do NHCTVN phát hành tuân thủ UCP, bản mới nhất do phòng thương mại quốc tế tại Paris phát hành. - Hạn chế phát hành LC cho phép giao hàng tại các cảng ngoài Việt Nam khi người mua cuối cùng là phía Việt Nam.Nếu phải phát hành LC với điều khoản như vậy, Chi nhánh liên hệ với Giám đốc SGD để giải quyết từng trường hợp cụ thể. - Hạn chế quy định NH khác (không phải NHCTVN ) là người bị ký phát hối phiếu ( Drawee ) hoặc là NH thanh toán (availaBLe with …by payment ). Nếu phải phát hành LC với điều khoản như vậy, CN liên hệ với Giám đốc SGD hoặc người được uỷ quyền để giải quyết từng trường hợp cụ thể. - Phần mô tả hàng hoá ít nhất phải mô tả chung tên hàng hoá. - Trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành LC xác nhận LC chỉ định NH hoàn tiền LC cho phép tự động ghi nợ : Do điều kiện này sẽ mang lại rủi ro lớn hơn cho người mở LC và NHCTVN vì thường phải thanh toán cho NH đòi tiền trước khi nhậ được bộ chứng từ nên các CN cần trao đổi với SGD để xem xét mức đổủi ro của từng LC và chọn NH hoàn tiền trước khi quyết định phát hành đồng thời tư vấn cho KH về các rủi ro có thể xảy ra, trường hợp cần thiết xó thể yêu cầu KH tăng mức ký quỹ. - Để hạn chế việc chứng từ đến NHCTVN sơm hơn hàng hoá dẫn đến tình trạnh KH phải thanh toán rất lâu rồi mơi nhận được hàng,CN cần tính toán khoảng 63 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn thời gian hàng vận chuyển trên đường, thời gian chuẩn bị chứng từ của bên bán và thời gianlàm việc của NH thương lượng, thời gian gửi chứng từ qua bưu điện, tư vấn cho KH về cách quy định thời hạn xuất trình chứng từ. - Đối vơí LC mà người hưởng /cảng giao hàng hoặc các yếu tố khác có liên quan đến các nước tổ chức cá nhân bị cấm vận, để giảm thiểu rủi ro các CN trao đổi với SGD trước khi quyết định phát hành LC, đồng thời yêu cầu KH có văn bản cam kết chịu mọi rủi ro và bồ thường mọi thiệt hại xảy ra đối với NHCTVN khi yêu cầu thanh toán qua các nước cấm vận. 3.4.2.2 Xử lý chứng từ và thanh toán LC NK - CN hết sức thận trọng trong trường hợp LC yêu cầu xuất trình bản gốc chứng từ vận tải nhưng thực tế người hưởng không xuất trình. Nếu phát sinh trường hợp như vậy, CN tư vấn cho KH và liên hệ Giám đốc SGD hoặc người được uỷ quyền để giải quyết từng trường hợp cụ thể. - Đối với vận đơn giao hàng đích danh (vận đơn đường hàng không, đường bộ, đường sắt, giấy gửi hàng qua bưu điện ) CN chỉ lập giấy uỷ quyền cho KH đi lấy hàng mà không ký hậu - Khi chứng từ có sai sót đặc biệt những lô hàng giá trị lớn, CN cần khuyến cáo KH xem xét hàng hoá cẩn thận trước khi ký hậu vận đơn chấp nhận thanh toán và làm thủ tục thông quan hàng hoá. - Khi chứng từ có sai sót điện từ chối thanh toán và thông báo sai sót đã được gửi đến NH được chỉ định, CN chỉ ký hậu vận đơn cho KH đi lấy hàng khi xác nhận hàng hoá thực sự đến địa điểm giao hàng cuối cùng. - Trường hợp mất chứng từ hàng NK, CN thông báo cho SGD biết đẻ cùng phối hợp giải quyết. - Thi xảy ra tranh chấp thanh toán, CN phối hợp với KH theo dõi sát quá trình chuyên chở và chuyển giao hàng hoá, không để mất hàng và tuỳ từng trường hợp cụ thể tìm biện pháp giải quyết thích hợp. 3.5 KIẾN NGHỊ 3.5.1 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước TTQT là nghiệp vụ liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy mọi chính sách tác động đến một lĩnh vực nào đó cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến công tác TTQT. Xuất phát từ đặc điểm trên, các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng TTQT nói chung và thanh toán bằ thư tín dụng nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành liên quan cũng như các cơ quan quản lí vĩ mô, đặc biệt là ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp cụ thể sau: - Xây dựng một chế độ tỷ giá lành mạnh dựa trên phương pháp rổ hàng hoá, đảm bảo khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. - Khẩn trương hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý. - Vận hành tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và đẩy mạnh hoạt động của thị trường ngoại hối. 64 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn - Thực hiện tốt vai trò làm tham mưu tư vấn cho chính phủ để đưa ra chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, từ đó tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp trong hoạt động XNK. 3.5.2 Kiến nghị với ngân hàng - Thường xuyên kiểm tra năng lực của thanh toán viên thông qua các bài kiểm tra định kỳ. - Luôn nâng cấp, củng cố nền tảng công nghệ, phong cách phục vụ KH chuyên nghiệp của nhân viên để theo kịp với các NH lớn trong nước cũng như quốc tế. - Tạo điều kiện cho nhân viên đi học để phát triển bản thân (ví dụ : cử nhân viên có thành tích tốt học thạc sĩ, hoặc tiến sĩ,hay cho nhân viên du học nước ngoài để tiếp thu những công nghệ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn mới hiện nay của các NH trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển của NH trong thời gian tới ) - Huấn luyện nhân viên về các nghiệp vụ TTQT. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm TTQT tại NH. - Xét duyệt những cán bộ có thành tích xuất sắc và chế độ khen thưởng phù hợp. - Mở rộng thêm hệ thống mạng lưới phục vụ chuyên về TTQT tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ơ các tỉnh thành trên toán quốc đặc biệt ở khu vực TPHCM. - Xây dựng thương hiệu vững mạnh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế . - Bên cạnh đó NH cũng cần cải thiện qui trình nghiệp vụ thanh toán LC bằng cách: - Đẩy nhanh tiến độ. - Liên kết chặt chẽ giữa các khâu. - Cung cấp thông tin về qui trình đầy đủ và cập nhật cho KH. - Cung cấp mức chiết khấu, ký quỹ, phí dịch vụ hợp lý cho từng đối tượng KH. - Nâng cao hiệu quả kiểm tra bộ chứng từ: (Chi nhánh đối chiếu lại LC và đơn đề nghị mở LC trước khi đưa LC cho KH). - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên TTQT trong thẩm định năng lực pháp lý và năng lực kinh tế cũng như uy tín của KH nhằm hạn chế rủi ro và trong thao tác nghiệp vụ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, phục vụ KH tốt hơn. - Xem xét lại bảng biểu phí : phí thanh toán LC còn cao so với các NH khác , chưa có tính cạnh tranh cao . - Cắt giảm các khoản phí trùng lấp nhau. - Tăng cường công tác tư vấn cho KH về: - Thông tin đối tác, thị trường xuất nhập khẩu ở nước ngoài - Điều kiện thương mại phù hợp khi ký kết hợp đồng ngoại thương - Loại LC phù hợp và an toàn. - Chọn NH Phát hành LC có uy tín. - Nếu xảy ra TH ngoài dự kiến, NH tư vấn cho khách hàng giải pháp tốt nhất, vd: khi hàng về chậm, NH tư vấn nhà NK làm đơn yêu cầu CN phát hành “ Thư đảm bảo nhận hàng”. 65 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn 3.5.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK - Các doanh nghiệp XNK phải đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và TTQT.Cụ thể: các doanh nghiệp tham gia XNK phải có các cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật thương mại quốc tế, có năng lực công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. - Đối với Nhà XK, Hỗ trợ giải quyết bộ chứng từ có sai sót, tư vấn chuyển sang hình thức thanh toán khác nếu có sai sót nghiêm trọng hoặc tìm nguồn tiêu thụ hàng cho khách hàng nếu bị từ chối thanh toán. - Đối với Nhà NK, tư vấn khi nào nên chấp nhận các sai sót của chứng từ, các thay đổi khi mở hoặc sửa đổi LC. 66 SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn KẾT LUẬN Những giá trị to lớn mà hội nhập quốc tế mang lại cho mỗi quốc gia là không thể nào phủ nhận được. Chính lẽ đó mà con đường xây dựng nền kinh tế mở cửa lại được ưu tiên nhiều đến thế. Việc nhận thức được rằng con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ cô lập với bên ngoài đã hoàn toàn lạc hậu, chính vì thế đã thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng, làm tăng dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Công Thương Việt Nam tại CN1 –TP HCM , em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại chi nhánh cùng một số kiến nghị làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp đó. Mặc dù vậy, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận có sự hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffvxz_6351.pdf
Luận văn liên quan