Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Huế

Hiện nay NH Hàng Hải chỉ áp dụng sản phẩm cho vay thấu chi đối với các CBCNV thuộc khối HCSN có trả lương qua đơn vị hoặc là CBCNV của chính NH Hàng Hải, chính điều này đã làm cho NH bỏ sót một lượng lớn KH có nhu cầu sản phẩm thấu chi nhưng không được trả lương qua đơn vị. Do đó, NH cần phải đẩy mạnh liên kết với các đơn vị là công ty hoặc doanh nghiệp thuộc khối HCSN để khai thác khối lượng KH ở các đơn vị đó. Ngoài ra, NH cũng nên mở rộng cho vay tín chấp đối với các đối tượng thuộc các DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh làm ăn có lãi trong nhiều năm liên tục. Từ đó, góp phần nâng cao số lượng KH chi lương qua thẻ tại NH, cũng như tăng số lượng KH biết đến sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ của NH hơn. - Đa số các DN hiện nay đều ký hợp đồng lao động có thời hạn, hoặc thời gian bổ nhiệm cán bộ quản lý của khối HCSN cũng như của các công ty cổ phần đều từ 03 đến 05 năm là khá dài, gây khó khăn cho NH trong việc tìm kiếm những KH mới. Mặt khác, xác suất để các cán bộ quản lý tìm kiếm một chỗ làm khác tương tự nếu họ thực sự có năng lực là không nhỏ. Do đó, có thể thay thế điều kiện về thời gian công tác tại đơn vị bằng cách tìm kiếm những thông tin về năng lực lao động của KH vay và cho vay với thời gian lao động còn lại của KH vay theo Luật Lao động kể từ thời điểm vay (không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ) 3.2.1.2. Về thời hạn vay vốn Sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải có thời hạn là 03 năm. Sau thời hạn đó, nếu KH muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thấu chi của NH thì KH phải đến NH làm lại hồ sơ thấu chi khác. Điều này gây ra nhiều rườm rà cho KH, đặc biệt là nếu KH vẫn đang làm việc tại đơn vị, việc chi lương vẫn diễn ra bình thường thì KH sẽ vẫn mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thấu chi của NH. Do đó, NH nên tiếp tục tái hợp đồng và gửi thông báo cho KH biết, trong trường hợp có thay đổi về thông tin thì mới yêu cầu KH đến bổ sung hồ sơ. 3.2.1.3. Về hạn mức cho vay thấu chi

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn trả nợ từ lương; - Hướng dẫn mã số HDTD 080 ngày 20/08/2015 của Tổng giảm đốc về việc thẩm định cho vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo tại Ngân hàng bán lẻ; - Các văn bản định chế có liên quan khác. 2.2.2. Quy định về sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ của NH Hàng Hải 2.2.2.1. Mô tả sản phẩm Sản phẩm thấu chi tài khoản thẻ đã giúp cho KH giải quyết được những khó khăn tài chính cho KH khi có các nhu cầu đột xuất. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 32 2.2.2.2. Các loại hình thấu chi: - Thấu chi có tài sản đảm bảo - Thấu chi không có tài sản đảm bảo 2.2.2.3. Loại tiền thấu chi: Việt Nam Đồng 2.2.2.4. Đối tượng và điều kiện vay vốn: 2.2.2.4.1. Đối tượng vay vốn: - Với KH là CBNV của đơn vị trả lương: HMTC được cấp trên tài khoản trả lương của KH mở tại Maritime Bank - Đối với KH khác không phải là CB - CNV của đơn vị trả lương, HMTC được cấp trên TK TGTT có chức năng thấu chi của KH 2.2.2.4.2. Điều kiện vay vốn: - Là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và sinh sống/ làm việc tại Việt Nam - Từ đủ 20 tuổi tại thời điểm vay vốn và không quá 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam tính đến thời điểm kết thúc khoản vay. - Cư trú hoặc làm việc tại cùng địa bàn, thành phố hoặc trong phạm vị tỉnh, thành phố giáp ranh với ĐVKD tiếp nhận hồ sơ tín dụng - Không nằm trong danh sách đen của Maritime Bank - Không thuộc đối tượng cấm hoặc hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và/hoặc của Maritime Bank 2.2.2.5. Hạn mức thấu chi: tùy thu nhập của từng KH cụ thể mà có HMTC khác nhau, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng. 2.2.2.6. Thời hạn thấu chi: - Là thời hạn tối đa chủ thẻ được duy trì nợ thấu chi bắt đầu từ ngày HMTC được NH cấp. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 33 - Thời hạn thấu chi tại Maritime Bank tối thiểu là 06 tháng và tối đa là 36 tháng. 2.2.2.7. Lãi suất 2.2.2.7.1. Lãi suất thấu chi: - Lãi thấu chi được tính trên căn cứ số dư thấu chi tại thời điểm chốt số dư ngày và số ngày thực tế sử dụng thấu chi của KH, trên cơ sở 01 tháng là 30 ngày và 01 năm là 360 ngày. - Lãi thấu chi do Tổng giám đốc quy định theo từng thời kỳ. 2.2.2.7.2. Lãi thấu chi quá hạn: - Nguyên tắc ghi nhận nợ quá hạn: Maritime Bank sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trong các trường hợp sau: o Hết thời hạn thấu chi mà KH chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ bao gồm nhưng không giới hạn gốc, lãi và phí phát sinh trong thời gian duy trì HMTC hoặc số dư trên TKTC<0 o HMTC bị chấm dứt trước hạn mà KH chưa trả đủ gốc và/ hoặc lãi, số dư trên TKTC<0 - Lãi thấu chi quá hạn được tính trên số dư thấu chi quá hạn tại thời điểm chốt số dư và số ngày quá hạn thực tế của KH, trên cơ sở 01 tháng có 30 ngày, 01 năm là 360 ngày - Lãi suất thấu chi quá hạn do Maritime Bank ban hành theo từng thời kỳ và tuân thủ các Quy định của Pháp luật về lãi suất quá hạn. 2.2.2.7.3. Lãi suất thấu chi vượt hạn mức: - Maritime Bank ghi nhận KH sử dụng vượt HMTC trong những trường hợp sau: o Số dư thấu chi vượt quá hạn mức được cấp trong thời gian sử dụng HMTC Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 34 o HMTC bị giảm mà KH chưa trả đủ gốc và/ hoặc lãi, số dư còn lại vượt hạn mức sau khi giảm, số dư trên TKTC<0, còn số dư khả dụng <0. - Lãi thấu chi vượt hạn mức được tính trên số tiền vượt hạn mức tại thời điểm chốt số dư và ngày vượt hạn mức thực tế của KH, trên cơ sở 01 tháng có 30 ngày và 01 năm có 360 ngày - Lãi suất thấu chi vượt hạn mức bằng lãi suất quá hạn và do Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền quy định theo từng thời kỳ. 2.2.2.8. Phương thức trả tiền thấu chi và lãi thấu chi: 2.2.2.8.1. Trả nợ gốc: Khi phát sinh có vào TKTC, hệ thống sẽ tự động thu toàn bộ/ một phần nợ gốc đã thấu chi của KH 2.2.2.8.2. Trả lãi: Căn cứ trên số dư TKTC hằng ngày, hệ thống sẽ thực hiện tính và thu lãi vào ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp số dư trên TKTC tại ngày cuối tháng không đủ để thanh toán số tiền lãi phát sinh, hệ thống tự động thực hiện nhập một phần/ toàn bộ lãi vào số tiền gốc đã thấu chi. 2.2.2.9. Thủ tục vay vốn: - Giấy CMND/hộ chiếu - Hồ sơ chứng minh địa chỉ thường trú/ tạm trú - Hồ sơ vay vốn: Đơn đề nghị cấp HMTC không TSBĐ (MB01/QĐ.TD.114) - Hồ sơ tài chính: o Hợp đồng lao động/ Xác nhận của đơn vị công tác o Giấy tờ chứng minh thu nhập 2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay thấu chi lương Quy trình cho vay là một tập hợp các khâu, các bước theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo tính nguyên tắc của NH trong việc cho vay. Dưới đây là quy Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 35 trình cho vay thấu chi lương được quy định theo QĐ.TD.114 (Quy định ví thấu chi không tài sản đảm bảo) của Maritime Bank ban hành ngày 01/10/2015. Quy trình gồm 10 bước: Bước 1: Tư vấn và giới thiệu KH về sản phẩm thấu chi lương Bước 2: Phát hồ sơ đăng kí sản phẩm thấu chi lương cho KH Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của KH Bước 4: Thẩm định hồ sơ của KH Bước 5: Trình lãnh đạo xét duyệt hồ sơ của KH Nhân viên tín dụng lập tờ trình cùng với kết quả thẩm định trình lãnh đạo xét duyệt Bước 6: Xét duyệt hồ sơ thấu chi và thông báo với KH 6.a: Nếu HMTC đề nghị từ KH vượt quá thẩm quyền xét duyệt của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo đơn vị lập tờ trình để trình hồ sơ lên Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền phê duyệt 6.b: Khi hồ sơ đã được duyệt bởi lãnh đạo đơn vị hoặc Tổng giám đốc, tiến hành thông báo cho KH. 6.c: Trường hợp HMTC không được phê duyệt thì tiến hành thông báo cho KH và nêu lí do cho KH biết. Bước 7: Chuyển hồ sơ thấu chi đã được phê duyệt của KH sang trung tâm thẻ. Bước 8: Quản lý hồ sơ, theo dõi, thu nợ, thu lãi với KH Bước 9: Tất toán hồ sơ thấu chi hoặc chuyển nợ quá hạn. - Khi hồ sơ thấu chi đến hạn hoặc KH yêu cầu tất toán trước hạn: tiến hành thu nợ và thu lãi để thực hiện thanh lý hồ sơ. - Khi hồ sơ chưa đến hạn, KHTC chưa trả đầy đủ nợ và lãi: chuyển hồ sơ sang nợ quá hạn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 36 Bước 10: Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ và xử lý nợ 2.2.4. Đánh giá hoạt động cho vay thấu chi tại NH Hàng Hải - CN Huế. 2.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của NH Hàng Hải - CN Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Dư nợ CVTD 35,135 51,134 55,142 15,999 45.54 4,008 7.84 Dư nợ cho vay thấu chi 2,086 5,612 8,175 3,526 169.03 2,563 45.67 Tỷ trọng dư nợ cho vay thấu chi/ CVTD 5.93% 10.76% 14.83% - - - - (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank Huế) NH đang tích cực triển khai hoạt động CVTD. Qua bảng trên, ta thấy doanh số CVTD và cho vay thấu chi đều tăng qua các năm cho thấy quy mô của hoạt động CVTD nói chung và cho vay thấu chi đang dần được mở rộng trên địa bàn. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh số cho vay thấu chi tăng chậm hơn so với tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng của NH nên tỷ trọng dư nợ thấu chi/ tổng doanh số cho vay tiêu dùng có tăng nhưng tốc độ tăng không lớn lắm. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng phát triển loại hình cho vay này hơn nữa trong thời gian tới. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 37 Bảng 2.7: Tình hình hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % HMTC 4,325 9,255 10,762 4,930 113.99 1,507 16.28 Dư nợ thấu chi 2,086 5,612 8,175 3,526 169.03 2,563 45.67 Nợ quá hạn 208.6 336.72 408.75 128.12 61.42 72.03 21.39 Lãi thấu chi 236 332 587 96 40.68 255 76.81 Tỷ lệ NQH/ Dư nợ thấu chi 10% 6% 5% - - - - (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank Huế) Qua phân tích số liệu ta thấy kết quả hoạt động cho vay thấu chi của chi nhánh thời gian qua khá khả quan: - Nhờ áp dụng nhiều chính sách mở rộng KH, tăng số hợp đồng thấu chi và hạn mức thấu chi mà chi nhánh đã tăng hạn mức thấu chi từ 4,325 triệu đồng (năm 2013) lên mức 10,762 triệu đồng (năm 2015). Dư nợ thấu chi tăng mạnh từ 2,086 triệu đồng (năm 2013) lên đến 8,175 triệu đồng (năm 2015). Qua đó cho thấy đây là hoạt động đang được phát triển đúng hướng, do đó NH cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH. - Lãi thu được từ hoạt động cho vay thấu chi ngày càng tăng, từ 236 triệu đồng (năm 2013) lên 587 triệu đồng (năm 2015), cho thấy hiệu quả của hoạt động này mang lại - Nợ quá hạn cho vay thấu chi/ dư nợ cho vay thấu chi của năm 2013 ở mức cao 208.6 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ là 10%). Nguyên nhân là do năm 2013 nước ta vừa mới trải qua một năm kinh tế đầy khó khăn, thu nhập của người dân Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 38 chưa ổn định gây khó khăn cho việc trả nợ. Năm 2014 và 2015 tỷ lệ này có giảm, tương ứng là 6% và 5%; mặc dù tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Do đó, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn để đảm bảo an toản tín dụng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay thấu chi trong thời gian tới. 2.2.4.2. Hạn mức thấu chi theo đối tượng khách hàng Bảng 2.8: Hạn mức cho vay thấu chi theo đối tượng khách hàng của NH Hàng Hải - CN Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 GT % GT % GT % +/- % +/- % Hạn mức thấu chi 4,325 100 9,255 100 10,762 100 4,930 113.99 1,507 16.28 Theo đối tượng 1. CBCNV khối HCSN trả lương qua NH 1,817 42.01 6,237 67.39 6,783 63.03 4,420 243.26 546 8.75 2. CBCNV của NH Hàng Hải 2,508 57.99 3,018 32.61 3,979 36.97 510 20.33 961 31.84 (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank Huế) Trong hạn mức cho vay thấu chi theo đối tượng thì có trên 60% HMTC cấp cho đối tượng là KH chi lương qua tài khoản thẻ với chi nhánh. Cụ thể: năm 2013, tỷ trọng của KH chi lương là 42.01% và tăng đến 67.39% vào năm 2014, và 63.03% vào năm 2015. Tỷ trọng còn lại là của CBCNV của NH Hàng Hải. Như vậy, hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của chi nhánh chủ yếu liên quan đến KH chi lương - nhóm KH có mức thu nhập tương đối cao và ổn định và có quan hệ tín dụng với chi nhánh, điều đó giúp hạn chế rủi ro trong cho vay thấu chi của NH. Để mở rộng thị trường cho vay thấu chi tín chấp chi nhánh cần đẩy mạnh liên kết với các Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 39 đơn vị tiến hành chi lương qua NH, từ đó tăng lượng KH thấu chi lương với chi nhánh, thông qua đó triển khai sản phẩm thấu chi đến nhiều đối tượng KH khác. 2.2.4.3. Tình hình KH đăng kí thấu chi tài khoản thẻ Bảng 2.9: Tình hình KH đăng kí dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ tại NH Hàng Hải - CN Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Số KH chi lương qua thẻ 896 1,275 1,589 379 42.30 314 24.63 Số KH đăng kí dịch vụ thấu chi 42 61 79 19 45.23 18 29.51 Trong đó: 1. CBCNV khối HCSN được trả lương qua NH Hàng Hải 20 38 55 18 90.00 17 44.74 2. CBCNV của NH Hàng Hải 22 23 24 1 4.55 1 4.35 Tỷ lệ KH đăng kí thấu chi/ KH chi lương (%) 4.69 4.78 4.97 - - - - (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank Huế) Qua bảng trên, ta thấy số KH đăng kí dịch vụ thấu chi tăng lên qua từng năm: năm 2014 là 61 KH, tăng 19 KH (tương ứng tăng 45.23%) so với năm 2013. Năm 2015 là 79 KH, tăng 18 KH (tương ứng tăng 29.51%) so với năm 2014. Trong đó:  Sự gia tăng số lượng KH sử dụng dịch vụ thấu chi của KH là CBCNV của khối HCSN được trả lương qua NH Hàng Hải tăng qua các năm: từ 20 KH (năm 2013) lên đến 38 KH (năm 2014) và 55 KH (năm 2015). Nhờ cung cấp gói sản phẩm thích hợp, vừa chi lương vừa thấu chi tài khoản mà số lượng KH có chi lương tại NH biết đến và đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi ngày cảng tăng. Trường Đại học Kinh tế Đại học uế 40  Số lượng CBCNV của NH Hàng Hải sử dụng dịch vụ thấu chi qua tài khoản thẻ tương đối cao. Năm 2014, NH Hàng Hải có 25 CBCNV thì có đến 23 CBCNV sử dụng dịch vụ thấu chi (chiếm tỷ lệ 92%). Qua năm 2015, NH Hàng Hải có 24 CBCNV thì có 24 CBCNV sử dụng dịch vụ thấu chi lương (đạt tỷ lệ 100%). Có được tỷ lệ này là do NH Hàng Hải đã tích cực triển khai các chương trình về dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ cho CBCNV của NH: lãi suất linh động, thủ tục đăng kí thấu chi nhanh chóng vì không mất nhiều thời gian trong việc yêu cầu giấy xác nhận làm việc của cơ quan Tóm lại, sự gia tăng của số lượng KH đăng kí thấu chi NH hiểu là do sự tiện lợi và lợi ích của hình thức này mang lại. KH được cấp một hạn mức tín dụng để có thể chi tiêu trước trả tiền sau, đồng thời KH không cần phải mang quá nhiều tiền mặt trong người nhưng vẫn có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ. Hơn nữa, chính sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ đang được đầu tư và cải thiện là một trong những yếu tố để thúc đẩy số lượng KH sử dụng thẻ NH tại NH Hàng Hải. Tuy nhiên, tỷ lệ KH đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi/ KH chi lương của NH còn rất khiêm tốn, cả 3 năm đều dưới 5%. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do NH vẫn chưa xây dựng một bộ phận chuyên phát triển về dịch vụ thấu chi, do đó KH chưa biết đến nhiều về sản phẩm này, cũng như là khai thác các tính năng sản phẩm này của NH. Do đó có thể nói NH vẫn chưa thực sự quan tâm đến phát triển hoạt động cho vay này. 2.3. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ và sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp tại NH Hàng Hải 2.3.1. Các tiêu chí so sánh hai sản phẩm Cho vay thấu chi và cho vay tiêu dùng trả góp là 2 hình thức cho vay tiêu dùng của NHTM, chúng có nhiều lợi ích tương tự nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của KH. Tuy nhiên, mỗi hình thức cho vay lại có những đặc điểm riêng, những ưu, nhược điểm riêng, do đó mà mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với từng đối tượng KH khác nhau. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 41 Bảng 2.10: So sánh sản phẩm cho vay thấu chi và cho vay tiêu dùng trả góp của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế Loại hình Cho vay thấu chi tài khoản thẻ Cho vay tiêu dùng trả góp Đối tượng vay - KH chi lương qua thẻ của NH Hàng Hải - CBCNV của NH Hàng Hải CBCNV các đơn vị nằm trong khối HCSN, hoặc các đơn vị được trả lương qua NSNN, không cần trả lương qua MSB Mức vay  KH thuộc nhóm GE: tối đa là 300 triệu đồng 1. KH là lãnh đạo cấp cao: 05 lần thu nhập 2. KH là lãnh đạo cấp trung: 04 lần thu nhập 3. KH không có chức danh lãnh đạo: 03 lần thu nhập  KH thuộc nhóm A, B, C+ là: tối đa là 300 triệu đồng - Hạn mức tối thiểu: 10 triệu đồng - Hạn mức tối đa: 24 lần lương và không vượt quá 500 triệu đồng Thời hạn vay Tối đa là 36 tháng Tối đa là 60 tháng Cách tính lãi Lãi được tính dựa trên khoản vay thấu chi tính theo ngày thực tế sử dụng Lãi được tính kể từ thời điểm khoản vay được giải ngân, và được tính theo số vốn gốc giảm dần Phương thức Hệ thống tự động trích tiền để trả nợ và lãi vay của KH Hệ thống tự động trích từ tài khoản của KH hàng tháng Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 42 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) trả nợ khi tài khoản có tiền hoặc KH có thể nộp/ chuyển khoản để trả nợ hoặc MSB chủ động thu nợ của KH Lãi suất Theo quy định hiện hành của Maritime Bank (1,3%/tháng) Theo quy định hiện hành của Maritime Bank (1,25% tháng) Thủ tục vay 1. Giấy đề nghị đăng ký thấu chi thẻ 2. Giấy xác nhận công tác, hợp đồng lao động, xác nhận mức lương 3. Chứng từ liên quan đến TSBĐ 1. Giấy CMND 2. Sổ hộ khẩu/ giấy xác nhận tạm trú 3. Hợp đồng lao động 4. Giấy xác nhận lương Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 43 2.3.2. Nhận xét sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ và sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp tại NH Hàng Hải  Đối tượng vay của sản phẩm CVTD trả góp rộng hơn so với cho vay thấu chi tài khoản thẻ. Sản phẩm CVTD trả góp có thể được áp dụng với những KH không trả lương qua thẻ của NH Hàng Hải, do đó sản phẩm này có nhiều cơ hội và có tiềm năng để phát triển hơn so với sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ.  Hạn mức vay của sản phẩm CVTD trả góp cao hơn nhiều so với sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ (hạn mức lên đến 24 lần lương, tối đa là 500 triệu đồng), đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ngày cao của KH, đặc biệt là trong trường hợp KH đang cần một số tiền lớn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết như: mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô  Thời hạn vay của sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ (36 tháng), ngắn hơn so với thời hạn CVTD trả góp (60 tháng). Do đó, để tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm này thì NH cần nghiên cứu và đưa ra thời hạn thấu chi dài hơn cho KH.  Đối với CVTD trả góp, KH phải trả tiền hàng tháng, giúp NH hạn chế rủi ro mất vốn. Còn phương thức thu nợ của cho vay thấu chi là thông qua tài khoản thẻ, NH chỉ thu được tiền khi tài khoản có tiền. Phương thức thu nợ của cho vay thấu chi linh hoạt và thuận tiện cho KH nhưng lại khó quản lý cho NH.  KH chỉ cần làm một bộ hồ sơ xin cấp HMTC và được sử dụng hạn mức trong khoảng thời gian thấu chi. Trong khi đối với CVTD thì mỗi lần có nhu cầu, KH sẽ phải làm một bộ hồ sơ khác nhau.  Thủ tục đăng kí thấu chi thường đơn giản hơn so với CVTD, do đó sẽ thuận lợi và tiết kiệm được thời gian cho cả KH và NH  KH chỉ phải trả lãi cho khoản vay thấu chi tính theo số ngày thực tế sử dụng, trong khi đối với CVTD thì KH sẽ phải trả lãi cho toàn bộ số tiền mà KH vay tính từ thời điểm mà khoản vay được giải ngân. Do đó, trên thực tế thì số lãi mà KH phải trả của cho vay thấu chi là nhỏ hơn so với CVTD.  Xét về phương thức trả nợ, cho vay thấu chi có phương thức trả nợ linh hoạt và giúp KH chủ động hơn. Còn với CVTD, KH phải trả từng tháng theo kế Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 44 hoạch trả nợ đã được ấn định từ trước, và trong một vài trường hợp, nếu KH trả trước hạn thì còn bị phạt.  Hình thức tiêu dùng thông qua thấu chi tài khoản thẻ còn mang lại những lợi ích khác cho KH như: KH sẽ được hưởng khoản chiết khấu khi mua hàng hóa mà thanh toán hóa đơn qua các điểm chấp nhận thẻ tại các đơn vị kinh doanh có liên kết với NH. 2.3.3. So sánh hoạt động cho vay thấu chi và CVTD trả góp tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế Bảng 2.11: Dư nợ cho vay thấu chi và CVTD trả góp tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Dư nợ cho vay thấu chi 2,086 5,612 8,175 169.03% 45.67% Dư nợ CVTD trả góp 33,049 45,522 51,616 37.74% 13.39% (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank Huế) Bảng trên cho thấy, dư nợ CVTD trả góp tại chi nhánh lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay thấu chi tài khoản thẻ, từ 33,049 triệu đồng (năm 2013) lên đến 51,616 triệu đồng (năm 2015). Qua đó cho thấy hoạt động CVTD trả góp tại chi nhánh có quy mô lớn và phát triển mạnh hơn so với hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là do đây là hình thức vay truyền thống mà KH thường sử dụng khi có nhu cầu chi tiêu; đồng thời hình thức vay này KH cũng dễ tiếp cận hơn so với hình thức cho vay thấu chi tài khoản thẻ. Mặt khác, tuy thấu chi tài khoản thẻ là một sản phẩm đầy tiện ích nhưng NH còn dè dặt khi cung cấp sản phẩm này vì yêu cầu cho vay thấu chi là KH phải đáp ứng độ Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 45 tin cậy với NH, mà đối tượng phù hợp với yêu cầu này là những người có thu nhập cao, ổn định, đang công tác tại cơ quan Nhà nước, các DN uy tín 2.4. So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải với các NHTM khác trên cùng địa bàn Thừa Thiên Huế. Hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên có nhiều NH khác nhau cùng kinh doanh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản. Những NH có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh này có thể kể đến đó chính là: NH Đông Á (DongA Bank), NH Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Với mục đích đánh giá được sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải so với các NH khác trên cùng địa bàn; để có được cái nhìn tổng quan hơn trên cơ sở đó kiến nghị đề ra các giải pháp để phát triển sản phẩm cho vay này trong tương lai, ta tiến hành so sánh các đặc điểm sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải với các NHTM nói trên. 2.4.1. Lãi suất cho vay thấu chi Bảng 2.12: So sánh lãi suất cho vay thấu chi của Maritime Bank với DongA Bank, VP Bank, BIDV NH Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV Tên sản phẩm Thấu chi- giải pháp tiển mặt linh hoạt Thấu chi tài khoản thẻ Thấu chi cá nhân tiêu dùng Thấu chi tín chấp Lãi suất 1,3%/ tháng 1,1%/ tháng 1,25%/ tháng 1,2%/ tháng (Nguồn: Website của các NH trên) So với các NH khác trên cùng địa bàn thì lãi suất cho vay thấu chi của NH Hàng Hải còn khá cao. Đây sẽ là một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển hoạt động cho vay thấu chi của NH so với các NH khác trên cùng địa bàn. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 46 2.4.2. Một số phí, lệ phí liên quan đến cho vay thấu chi Bảng 2.13. So sánh một số phí, lệ phí của Maritime Bank với DongA Bank, VP Bank, BIDV (Nguồn: Website của các NH trên) Nhìn chung, tất cả các hoạt động liên quan đến sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ của NH Hàng Hải đều mất phí. Trong khi, NH Đông Á là miễn phí hoàn toàn. Đây là một trong những điểm hạn chế và làm giảm sự thu hút của KH đối với sản phẩm cho vay thấu chi của NH. Do đó, để tăng cường sức cạnh tranh với các NH khác cũng như thu hút được nhiều KH hơn sử dụng dịch vụ này thì NH nên giảm phí hoặc có thể là miễn phí một vài hoạt động liên quan đến sản phẩm cho vay thấu chi của mình. 2.4.3. Điều kiện cho vay thấu chi Một số phí Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV Phí đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi 35.000 đồng/ lần Miễn phí - KH chi lương qua VP Bank: miễn phí - KH khác: 100.000đ/ lần Có phí Phí quản lý tài khoản có gắn với HMTC - Đối với CBCNV của MSB: miễn phí - Đối với CBCNV trả lương qua MSB: 50.000 đồng/ tháng Miễn phí 30.000 –50.000 đồng/ tháng 20.000-50.000 đồng/ tháng Phí gia hạn HMTC Có phí (tùy thuộc vào chính sách và quy định của NH trong từng thời kỳ) Miễn phí 75.000 đồng/ lần Có phí Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 47 Bảng 2.14: So sánh điều kiện cho vay thấu chi của Maritime Bank, DongA Bank, VP Bank, BIDV NH Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV Đối tượng vay  Là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và sinh sống/ làm việc tại Việt Nam  Có độ tuổi trong thời gian vay vốn ( từ 18 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam)  CBCNV công tác tại đơn vị thuộc phân nhóm GE:  Trả lương qua MSB tối thiểu là 01 tháng  Thu nhập tối thiểu: 2 triệu đồng/ tháng  Thời gian công tác:  KH là lãnh đạo cấp cao: từ 01 tháng trở lên Chủ thẻ Đông Á: có địa bàn cư trú cùng địa bàn hoạt động của DongA Bank, thuộc các đối tượng sau: 1. KH chi lương qua thẻ đa năng Đông Á 2. CB-CNV khối hành chính sự nghiệp 3. Chủ thẻ vàng của DongA Bank KH có các yêu cầu sau: 1. Thời gian công tác chính chức: từ 12 tháng trở lên 2. Mức lương tối thiểu: 5 triệu/ tháng 3. Không có nợ xấu tại các TCTD trong 12 tháng tính KH có các yêu cầu sau: 1. Có độ tuổi trong thời gian vay vốn ( từ 18 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam) 2. Có thu nhập thường xuyên và ổn định được chi trả qua TK TGTT mở tại BIDV 3. Có hộ khẩu thường trú/ tạm Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 48 (Nguồn: Website của các NH trên)  KH là lãnh đạo cấp trung: từ 03 tháng trở lên  KH không có chức danh lãnh đạo: từ 06 tháng trở lên  CBCNV công tác tại đơn vị thuộc phân nhóm A, B, C+  Trả lương qua MSB tối thiểu là 01 tháng  Thu nhập tối thiểu: 5 triệu đồng/ tháng ( đối với các khu vự Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng), hoặc 4 triêu đồng/ tháng (đối với các khu vực khác)  Kinh nghiệm làm việc: từ 06 tháng trở lên 4. KH có tài sản thế chấp là bất động sản 5. Cổ đông của DongA Bank đến thời điểm đề nghị vay vốn 4. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn 5. Đạt điểm tín nhiệm theo quy định của VP Bank trú dài hạn hoặc làm việc trên cùng tỉnh/ thành phố với chi nhánh cho vay Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 49 Qua bảng so sánh trên, ta thấy điều kiện cho vay của mỗi NH theo từng đối tượng có sự khách nhau:  NH Đông Á phân loại KH không theo một tiêu chí cụ thể nào, mà chỉ phân theo từng nhóm KH riêng biệt là chủ thẻ Đông Á: KH chi lương qua tài khoản, KH là CB- CNV khối HCSN, chủ thẻ vàng và cổ đông NH Đông Á.  VP Bank và BIDV có đưa ra những điều kiện chặt chẽ hơn so với NH Đông Á  NH Hàng Hải là NH đưa ra các điều kiện cho từng đối tượng KH, từ đó đáp ứng được nhu cầu khác nhau, phù hợp với từng đối tượng KH. Nhìn chung, các điều kiện mà NH Hàng Hải đưa ra là khá hợp lí và linh hoạt cho từng đối tượng KH muốn vay vốn 2.4.4. Hạn mức cho vay thấu chi Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 50 Bảng 2.15: So sánh hạn mức cho vay thấu chi của Maritime Bank, DongA Bank, VP Bank, BIDV NH Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV Hạn mức cho vay  KH thuộc nhóm GE: tối đa là 300 triệu đồng 1. KH là lãnh đạo cấp cao: 05 lần thu nhập 2. KH là lãnh đạo cấp trung: 04 lần thu nhập 3. KH không có chức danh lãnh đạo: 03 lần thu nhập  KH thuộc nhóm A, B, C+ là: tối đa là 300 triệu đồng 1. Với KH chi lương qua thẻ đa năng Đông Á: 03 tháng lương nhưng không quá 50 triệu đồng 2. CB-CNV khối hành chính sự nghiệp: 05 tháng lương nhưng không quá 50 triệu đồng 3. Chủ thẻ vàng của DongA Bank: tối đa 50 triệu đồng 4. KH có tài sản thế chấp là bất động sản: 70% giá trị tài sản thế chấp, không quá 50 triệu đồng 5. Cổ đông của DongA Bank: tối đa 1 tỷ đồng 1. Thấu chi không có tài sản đảm bảo: 06 tháng lương nhưng không quá 200 triệu đồng 2. Thấu chi có TSĐB: tối đa 06 tháng lương, không quá 300 triệu đồng Hạn mức thấu chi là 05 tháng thu nhập bình quân của KH, tối đa là 100 triệu đồng (Nguồn: Website của các NH trên) Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 51 Qua bảng trên ta thấy HMTC mà NH Hàng Hải đưa ra là khá cụ thể, rõ ràng và chi tiết. So với các NH thì NH Hàng Hải có HMTC cao, đây là một trong những lợi thế của NH so với các NH khác trên địa bàn. Bởi vì hạn mức cao thường hấp dẫn KH vì nó đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của KH. 2.4.5. Thời hạn cho vay thấu chi Bảng 2.16: So sánh thời hạn cho vay thấu chi của Maritime Bank, DongA Bank, VP Bank, BIDV NH Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV Thời hạn cho vay Tối đa là 36 tháng Tối đa là 12 tháng Tối đa là 12 tháng - Tối đa là 12 tháng đối với KH được cấp hạn mức lần đầu - Tối đa là 36 tháng: đối với KH đủ điều kiện được NH gia hạn (Nguồn: Website của các NH trên) Bảng trên cho ta thấy được một điểm vượt trội của NH Hàng Hải so với các NH khác trong cùng địa bàn, khi mà thời gian cho vay thấu chi lên đến 36 tháng trong khi các NH khác chỉ là 12 tháng. Đây thực sự là một trong những điểm hấp dẫn và thu hút được KH vì nó cho phép KH sử dụng tài khoản thấu chi trong khoản thời gian khá dài, mà không cần phải phải làm lại thủ tục để xin cấp thấu chi nhiều lần. 2.4.6. Thủ tục cho vay thấu chi Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 52 Bảng 2.17: So sánh thủ tục cho vay thấu chi của Maritime Bank, DongA Bank, VP Bank, BIDV (Nguồn: Website của các NH trên) Qua bảng trên ta thấy thủ tục đăng kí vay thấu chi của các NH về cơ bản là tương tự nhau; đây là những thủ tục cần thiết mà NHTM căn cứ trên các văn bản quy phạm do NHNN ban hành để đưa ra các yêu cầu về thủ tục vay. Tuy nhiên, NH Đông Á có sự đơn giản hóa trong thủ tục khi không cần yêu cầu là phải có bản sao kê lương hay là với BIDV thì không yêu cầu phải có đơn đề nghị cấp HMTC không TSBĐ. Với NH Hàng Hải thì yêu cầu KH phải có đầy đủ hoặc bản sao hoặc bản gốc các hồ sơ, gây rườm rà và mất thời gian cho KH, là một trong những trở ngại cho sự phát triển dịch vụ này của NH. Các thủ tục đăng kí thấu chi Maritime Bank DongA Bank VP Bank BIDV 1. Giấy đăng kí thấu chi theo mẫu NH X X X X 2. Giấy tờ xác minh đối tượng vay và địa chỉ thường trú/ tạm trú - Bản sao CMND/ Hộ chiếu - Bản sao sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú/ KT3 tại nơi ở hiện tại X X X X 3. Hồ sơ vay vốn: Đơn đề nghị cấp HMTC không TSBĐ X X X 4. Hồ sơ tài chính - Bản sao hợp đồng lao động/ xác nhận của đơn vị công tác X X X X - Sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất tại NH nơi mở TK X X X Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 53 2.5. Đánh giá chung hoạt động cho vay thấu chi của chi nhánh 2.5.1. Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, NH Hàng Hải- chi nhánh Huế ngày càng được củng cố và phát triển, các hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng, trong đó hoạt động cho vay thấu chi cũng được mở rộng và đạt được những kết quả sau: - Dư nợ cho vay thấu chi tăng dần qua các năm, thể hiện xu hướng NH có thể mở rộng hoạt động này trong tương lai. - Dư nợ cho vay thấu chi tăng đi đều với nợ quá hạn cho của cho vay thấu chi giảm. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay giảm qua các năm. - Lãi thu được từ hoạt động cho vay thấu chi tăng qua các năm. Qua đó ta thấy hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ của NH đã có kết quả tốt và đang dần được nâng cao. - Tăng trưởng của hoạt động cho vay thấu chi góp phần nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Cho vay thấu chi kết hợp giữa tín dụng và hoạt động dịch vụ, do đó việc đẩy mạnh hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ giúp tăng cường hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, tăng thu nhập và tăng khả năng cạnh tranh của NH. - Cho vay thấu chi giúp tiết kiệm được thời gian cho KH và cả NH, mang lại nhiều sự tiện ích trong hoạt động thanh toán cho KH. Có được những kết quả như trên là do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau: kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao đã tạo ra nhu cầu chi tiêu nhiều hơn của người dân. Thói quen mua hàng đang dần thay đổi, trong đó bao gồm cả nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó thúc đẩy các hoạt động dịch vụ của NH ngày càng phát triển. Sự hoàn thiện trong thủ tục, hồ sơ và quy trình cho vay thấu chi của NH 2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân: Mặc dù sở hữu nhiều điểm mạnh về cho vay thấu chi tài khoản thẻ hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn: thời hạn thấu chi lên đến 36 tháng, trong khi Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 54 của các NHTM khác là 12 tháng; hạn mức cho vay thấu chi cao (tối đa 300 triệu), trong khi các NHTM khác là 100 triệu đồng Nhưng trên thực tế hoạt động cho vay này của NH chưa thực sự phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. 2.5.2.1. Những hạn chế còn tồn tại: - Dư nợ cho vay thấu chi còn nhỏ, tỷ trọng cho vay thấu chi tài khoản thẻ trong tổng dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ và tốc độ tăng trưởng còn chậm so với mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Trong 3 năm 2013, 2014, 2015 tỷ trọng dư nợ thấu chi trong dư nợ CVTD là 5.93%, 10.76%, 14.83% trong khi NH có nhiều điểm mạnh hơn so với các NHTM khác trong hoạt động cho vay thấu chi, và tiềm năng của NH là rất lớn. - Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ thấu chi có giảm qua từng năm nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao, do đó NH cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và quản lý nợ - Số lượng KH đăng kí sử dụng thấu chi/ số lượng KH chi lương qua thẻ của NH còn rất hạn chế (cả 3 năm đạt dưới 5%) 2.5.2.2. Nguyên nhân 2.5.2.2.1. Nguyên nhân khách quan: - Nền kinh tế còn nhiều biến động nên đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay thấu chi của chi nhánh. - Khó mở rộng KH do đây là một hình thức của cho vay tiêu dùng tín chấp đòi hỏi KH phải có uy tín, mức thu nhập cao, ổn định - Hiểu biết về hoạt động cho vay thấu chi tài khoản của NH mà người dân còn hạn chế, còn khá xa lạ. Người dân Huế có thói quen tiết kiệm, còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay của NH. Vì vậy, việc mở rộng hoạt động quy mô cho vay còn khó khăn với NH - Môi trường cạnh tranh giữa các NH khá gay gắt, các NHTM lớn khác như: Vietinbank, BIDV, DongA Bank đang chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là cho vay tiêu dùng tín chấp nên chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn. 2.5.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 55 Đặc điểm của sản phẩm cho vay thấu chi chưa đáp ứngtfyg được nhu cầu của KH - Lãi suất cho vay thấu chi của NH còn khá cao so với các NH khác trên địa bàn - Yêu cầu về thời gian làm việc tại các đơn vị còn dài, nên không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của một số KH mới chỉ làm việc tại đơn vị trong một thời gian ngắn - Chưa xây dựng bộ phận chuyên trách về các sản phẩm thẻ; đồng thời cho vay thấu chi chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên cán bộ thực hiện thấu chi chưa được đào tạo chuyên sâu, mà công việc này là do các nhân viên tín dụng của NH kiêm nhiệm. Do đó, chưa đẩy mạnh được công tác giới thiệu sản phẩm này cho KH - Chưa đẩy mạnh các chính sách quảng cáo về dịch vụ thấu chi ra bên ngoài cho KH. - Sản phẩm cho vay thấu chi chỉ được áp dụng với các đối tượng được trả lương qua NH Hàng Hải hoặc đang là CBCNV của NH Hàng Hải, có sự hạn chế nhất định. Do đó, vẫn chưa có nhiều KH biết được sản phẩm này của NH, do đó mà số lượng KH tiếp cận với sản phẩm này của NH còn thấp. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 56 CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THẤU CHI TÀI KHOẢN THẺ TẠI NH TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế trong thời gian tới NH luôn chú trọng nâng cao giá trị cốt lõi: Chú trọng KH bằng chất lượng dịch vụ; hiệu quả là mục tiêu của công việc; học hỏi sáng tại để vươn tới sự hoàn thiện; hợp tác tin cậy là động lực của thành công - NH luôn chú trọng thiết lập, phát triển quan hệ bền vững, tin cậy với KH là DN vừa và nhỏ - Hướng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH linh hoạt với chất lượng cao; đảm bảo tuyệt đối sự an toàn và bảo mật cho mọi đối tượng KH. - Mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh trong đó bao gồm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và phát triển hoạt động tín dụng cho NH - Phát triển các dịch vụ thanh toán qua NH, hướng đến định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực của NH, bao gồm: Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; phát triển hiệu quả tương xứng với quyền lợi; tạo cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong NH. 3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế 3.2.1. Hoàn thiện sản phẩm Mặc dù sản phẩm cho vay thấu chi đã xuất hiện khá lâu nhưng với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cần phải có sự cải tiến sản phẩm để có sực cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cũng như là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KH với định hướng mang lại sự thuận tiện, sự hài lòng để thu hút và giữ chân KH. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 57 3.2.1.1. Về đối tượng vay vốn - Hiện nay NH Hàng Hải chỉ áp dụng sản phẩm cho vay thấu chi đối với các CBCNV thuộc khối HCSN có trả lương qua đơn vị hoặc là CBCNV của chính NH Hàng Hải, chính điều này đã làm cho NH bỏ sót một lượng lớn KH có nhu cầu sản phẩm thấu chi nhưng không được trả lương qua đơn vị. Do đó, NH cần phải đẩy mạnh liên kết với các đơn vị là công ty hoặc doanh nghiệp thuộc khối HCSN để khai thác khối lượng KH ở các đơn vị đó. Ngoài ra, NH cũng nên mở rộng cho vay tín chấp đối với các đối tượng thuộc các DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh làm ăn có lãi trong nhiều năm liên tục. Từ đó, góp phần nâng cao số lượng KH chi lương qua thẻ tại NH, cũng như tăng số lượng KH biết đến sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ của NH hơn. - Đa số các DN hiện nay đều ký hợp đồng lao động có thời hạn, hoặc thời gian bổ nhiệm cán bộ quản lý của khối HCSN cũng như của các công ty cổ phần đều từ 03 đến 05 năm là khá dài, gây khó khăn cho NH trong việc tìm kiếm những KH mới. Mặt khác, xác suất để các cán bộ quản lý tìm kiếm một chỗ làm khác tương tự nếu họ thực sự có năng lực là không nhỏ. Do đó, có thể thay thế điều kiện về thời gian công tác tại đơn vị bằng cách tìm kiếm những thông tin về năng lực lao động của KH vay và cho vay với thời gian lao động còn lại của KH vay theo Luật Lao động kể từ thời điểm vay (không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ) 3.2.1.2. Về thời hạn vay vốn Sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải có thời hạn là 03 năm. Sau thời hạn đó, nếu KH muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thấu chi của NH thì KH phải đến NH làm lại hồ sơ thấu chi khác. Điều này gây ra nhiều rườm rà cho KH, đặc biệt là nếu KH vẫn đang làm việc tại đơn vị, việc chi lương vẫn diễn ra bình thường thì KH sẽ vẫn mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thấu chi của NH. Do đó, NH nên tiếp tục tái hợp đồng và gửi thông báo cho KH biết, trong trường hợp có thay đổi về thông tin thì mới yêu cầu KH đến bổ sung hồ sơ. 3.2.1.3. Về hạn mức cho vay thấu chi Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 58 Trên thực tế nhiều lãnh đạo cấp trung và cấp cao, có thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu và thấu chi với hạn mức cao. Do đó, NH nên tăng HMTC nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng đối tượng KH để tạo ra sự hấp dẫn và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm 3.2.1.4. Về các loại phí liên quan đến thấu chi Hiện nay, các mức phí của NH Hàng Hải còn khá cao so với các NH khác trên cùng địa bàn. Do đó, để nâng cao tính hấp dẫn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH khác trên cùng địa bàn thì NH Hàng Hải nên nghiên cứu về chính sách giảm phí hoặc miễn phí cho một vài hoạt động liên quan đến hoạt động cho vay thấu chi: miễn phí đối với hoạt động đăng kí sử dụng dịch vụ thấu chi 3.2.2. Phát triển chính sách quảng bá Thực tế cho thấy ngày nay nhu cầu sử dụng sản phẩm thấu chi qua tài khoản thẻ là rất lớn nhưng thực trạng cho vay lại rất hạn chế. Lí do có thể kể đến là có thể do KH chưa biết tới sản phẩm của NH, KH còn e dè vì chưa biết thủ tục thấu chi hoặc KH đang còn phân vân trong việc chọn NH bởi thực tế có rất nhiều NH khác nhau cùng cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, NH Hàng Hải cần phải có chính sách tiếp thị, công tác quảng bá, marketing đủ mạnh để xóa bỏ những phân vân trên của KH. Một trong những công cụ marketing rất hiệu quả phải kể đến đó chính là hiệu ứng truyền miệng. Thói quen của người dân Việt Nam nói chung và người dân Huế nói riêng là thường hỏi những người quen của mình về các loại hình sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực NH. Do đó, những KH đang sử dụng dịch vụ thấu chi của NH cũng chính là phương tiện quảng cáo hiệu quả. Công việc tiếp thị không chỉ dừng lại ở khâu tìm kiếm, mở rộng KH mà nó cần phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiệp vụ, phục vụ KH. - Tăng cường các chính sách chăm sóc KH: Các KH truyền thống, KH tiềm năng mang lại nguồn lợi lớn cho NH cần được NH cung cấp các ưu đãi về lãi suất, quà tặng nhằm củng cố sự trung thành, Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 59 tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại, làm tiền đề cho công tác quảng bá hình ảnh, tiếng tăm của NH. - Không ngừng nâng cao chất lượng trên cơ sở an toàn, bí mật và nhanh chóng  NH nên đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, phát triển hệ thống anywhere banking với mạng lưới giao dịch rộng khắp, cung cấp các dịch vụ kèm theo, quà tặng để thu hút KH.  Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại để cung ứng những tiện ích dành cho KH. - Chủ động giữ liên lạc và trao đổi thường xuyên với KH để tạo sự an tâm, an toàn trong kinh doanh của NH. 3.2.3. Tổ chức hoạt động một cách chuyên môn hóa Hiện nay cán bộ tín dụng của NH đang kiêm nhiệm quá nhiều công việc, áp lực công việc cực kì lớn: chạy chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, thẻ Áp lực khối lượng công việc nhiều ảnh hưởng tới chất lượng công việc, sai sót trong nghiệp vụ. Do đó, đòi hỏi cần phải có sự chuyên môn hóa trong nghiệp vụ, phải xây dựng một bộ phận chuyên về từng mảng hoạt động: bộ phận phát triển KH, bộ phận hỗ trợ, thẩm định, quản lí rủi ro,Việc chuyên môn hóa không chỉ nâng cao hiệu quả công việc, tạo sự chuyên nghiệp trong nghiệp vụ mà còn giúp cán bộ tín dụng có thời gian để đánh giá và thẩm định chính xác, tránh những sai lầm, đồng thời còn tận dụng được những sở trường riêng, qua đó phát huy được tính chủ động cao. - Xây dựng một bộ phận chuyên về dịch vụ thẻ, dịch vụ thấu chi để từ đó dễ dàng trong việc quản lý, xây dựng các chương trình, cũng như giải đáp các thắc mắc và nhận các thông tin phản hồi, kịp thời đáp ứng những nhu cầu của KH. - Phân quyền hạn cho từng nhân viên, từng bộ phận nhưng vẫn giữ được sự kết hợp hài hòa để xử lý công việc sao cho hiệu quả nhất; rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ của KH. Trường Đại học Ki h tế Đại học Huế 60 3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: Yếu tố con người là rất quan trọng, đó là bộ mặt, là cơ sở để làm nên uy tín cho NH. Cán bộ tín dụng phải là những người có đạo đức, có kiến thức, kỹ năng và biết đặt lợi ích tập thể lên trên hết. NHTM suy cho cùng cũng là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận và là một tổ chức bán các sản phẩm dịch vụ của mình. Do đó, để duy trì và gia tăng lợi nhuận đòi hỏi những nhân viên NH phải trang bị thêm những kỹ năng bán hàng, marketing thu hút KH, nắm vững nghiệp vụ để tư vấn cho KH khi cần thiết. Các kỹ năng mà cán bộ tín dụng cần phải được nâng cao là: - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng phân tích - Kỹ năng đàm phán 3.2.5. Các chính sách khác Ngoài những chính sách trên, NH Hàng Hải có thể thực hiện các hoạt động sau: - Tăng cường liên kết với các đơn vị thanh toán, các đơn vị chấp nhận thẻ để khuyến khích KH sử dụng dịch vụ thấu chi của NH - Cung cấp thêm nhiều tiện ích, nhiều chương trình khuyến mãi cho KH khi sử dụng dịch vụ thấu chi của NH trong việc thanh toán tại địa điểm chấp nhận thẻ mà NH có liên kết - Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng vào thực tế để hạn chế rủi ro đạo đức trong công tác thẩm định cho vay. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 61 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cho thấy phát triển cho vay thấu chi trong giai đoạn hiện nay là một yếu tố khách quan vì nó phù hợp với xu hướng của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương của NHNN và đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Từ khi xuất hiện đến nay hoạt động cho vay thấu chi của các NHTM ở Việt Nam nói chung và ở NH Hàng Hải nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục và hoàn thiện. - Đề tài cơ bản đã giải quyết được những mục tiêu đề ra: o Trình bày và khái quát hóa những kiến thức liên quan đến hoạt động cho vay, cho vay tiêu dùng trả góp và cho vay thấu chi của NHTM. o So sánh sản phẩm cho vay thấu chi tài khoản thẻ và cho vay tiêu dùng trả góp tại NH Hàng Hải- chi nhánh Huế o So sánh sản phẩm cho vay thấu chi của NH Hàng Hải với 3 NHTM khác cùng kinh doanh sản phẩm cho vay thấu chi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế o Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay thấu chi của NH Hàng Hải nói chung, và NH Hàng Hải- chi nhánh Huế nói riêng. Điều này có ý nghĩa không chỉ với NH Hàng Hải mà còn cho các NHTM khác trên địa bàn - Tuy nhiên, đề tài vẫn còn nhiểu hạn chế như o Kiến thức của bản thân còn hạn chế nên có nhiều nội dung chưa đề cập hoặc có đề cập nhưng chưa rõ ràng và cụ thể o Thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chưa tập trung khai thác các dữ liệu một cách sâu sắc nhất o Số liệu của đề tài: do nghiệp vụ cho vay thấu chi của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên NH không tổng hợp chi tiết được các số liệu, do đó số liệu không chính xác tuyệt đối. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 62 o Đề tài mới chỉ nghiên cứu về hoạt động cho vay thấu chi trên khía cạnh NH mà chưa xét đến khía cạnh KH nên chưa có những đánh giá tổng quát hơn về vấn đề còn đang hiện hữu của hoạt động cho vay này của NH. - Hướng phát triển của đề tài: o Nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cũng như tình hình của hoạt động cho vay thấu chi của các NH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó thúc đẩy hoạt động cho vay thấu chi tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế o Thu thập những đánh giá của KH đã sử dụng dịch vụ thấu chi của NH. Trên cơ sở đó từng bước hoàn thiện sản phẩm cho vay thấu chi, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay này tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế. 2. NHỮNG KIẾN NGHỊ - Đối với Nhà nước o Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp NH thuận lợi hơn trong quá trình cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lượng kiểm soát, nhanh hơn, ít tốn kém thời gian và tiết kiệm chi phí cho NH o Nâng cao chất lượng CIC đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, cập nhật thường xuyên. Đồng thời phải đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình thu thập và xử lý thông tin tạo điều kiện cho NH có được các thông tin hữu ích nhất. o Có các chính sách để điều tiết nền kinh tế tốt hơn, chú trọng vào hệ thống NH để xây dựng được một hệ thống NH vững mạnh. - Đối với các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Thừa Thiên Huế o Rút ngắn thời gian hoàn thiện, xử lý linh hoạt về thủ tục, công chứng nhằm rút ngắn quá trình hoàn thiện hồ sơ tín dụng giúp KH tiếp cận được nguồn vốn nhanh hơn. o Nhiệt tình giúp đỡ về mặt thông tin khi cán bộ tín dụng cần để phục vụ cho việc chứng minh, xác nhận trong hồ sơ tín dụng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Tố Như (2011), Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Huế”, K41 TCNH, Đại học Kinh Tế Huế 2. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê 3. Nguyễn Thị Thu Ny (2013), Khóa luận tốt nghiệp “Phát triển hoạt động cho vay thấu chi tài khoản thẻ tại NH TMCP Đông Á - chi nhánh Huế”, K43 TCNH, Đại học Kinh Tế Huế 4. Nguyễn Văn Khoa (2012), Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của KHCN tại NH TMCP Đông Á - chi nhánh Huế”, K42 QTKD, Đại học Kinh Tế Huế 5. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Tài chính - Tiền Tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 6. Phạm Mai Thu Thủy (2012), Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP Ngoại Thương - chi nhánh Huế”, K42 TCNH, Đại học Kinh Tế Huế. Các tài liệu tham khảo trên các website: www.bidv.com www.dongabank.com.vn www.luanvan.net www.sbv.gov.vn www.tailieu.vn Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 64 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Tình hình nguồn vốn của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 III. Tài sản 81,334 134,208 182,504 1. Tiền mặt tại quỹ 5,778 6,003 10,767 2. Tiền gửi tại NHNN và TCTD khác 5,012 8,552 11,304 3. Cho vay tổ chức kinh tế cá nhân 40,662 69,112 91,267 4. Dự phòng RRTD -1,116 -1,706 -2,079 5. Tài sản cố định 2,323 3,976 5,936 6. Tài sản có khác 27,675 48,271 65,309 IV. Nguồn vốn 81,334 134,208 182,504 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế cá nhân 76,442 123,786 172,526 2. Phát hành GTCG 2,128 6,134 5,442 3. Vốn và các quỹ 2,764 4,288 4,536 (Nguồn: Phòng hành chính- kế toán Maritime Bank Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Tình hình hoạt động huy động vốn của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng vốn huy động 76,442 123,786 172,526 I. Theo loại tiền 1. VNĐ 51,233 89,205 136,230 2. Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 19,021 27,633 31,266 3. Vàng (quy đổi VNĐ) 6,188 6,948 5,030 II. Theo tính chất nguồn vốn 1. Tiền gửi cá nhân 65,077 100,189 133,259 2. Tiền gửi của DN và các TCKT khác 11,365 23,597 39,267 III. Theo kì hạn 1. Không kì hạn 4,634 7,659 8,508 2. Ngắn hạn 70,103 112,706 159,345 3. Trung và dài hạn 1,705 3,421 4,673 (Nguồn: Phòng Kế toán- hành chính Maritime Bank Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Bảng kết quả kinh doanh của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế trong giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thu nhập 13,519 41,148 49,856 Thu từ lãi vay 8,113 31,339 39,352 Thu từ các hoạt động dịch vụ 205 315 410 Các khoản thu nhập khác 5,201 9,494 10,094 Chi phí 9,880 32,572 39,504 Chi trả lãi 6,078 25,806 31,220 Chi phí hoạt động dịch vụ 302 347 353 Chi phí khác 3,500 6,419 7,931 Lợi nhuận 3,639 8,576 10,352 (Nguồn: phòng kế toán Maritime Bank Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Tình hình lao động tại NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL % SL % SL % Nam 11 40.7 11 44 10 41,67 Nữ 16 59.2 14 56 14 58,33 Tổng 27 100 25 100 24 100 (Nguồn: Phòng Nhân sự Maritime Bannk Huế) Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Tình hình hoạt động cho vay của NH Hàng Hải - chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Phòng KHCN Maritime Bank ) CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh số cho vay 78,223 123,786 174,965 Doanh số thu nợ 61,205 107,335 156,796 Dư nợ cho vay 40,662 69,112 91,267 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_4557.pdf
Luận văn liên quan