- Cấp giấy CNQSD đất đối với các trường hợp có nhu cầu đã tổ chức tốt kế
hoạch sản xuất và xây dựng được trang trại đạt tiêu chí trang trại theo quy định.
- Tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất, việc tổ chức sản xuất của các hộ đã
được giao đất, hướng dẫn giúp các hộ tổ chức sản xuất đúng hướng, đạt tiêu chí
trang trại. Đồng thời rà soát thu hồi đất đối với các trường hợp không có kế hoạch tổ
chức sản xuất hoặc có kế hoạch nhưng không thực hiện tốt kế hoạch tổ chức sản
xuất phát triển trang trại.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân có điều
kiện về vốn, về kiến thức quản lý và tổ chức sản xuất đầu tư lập trang trại sản xuất
- Mở lớp đào tạo, dạy nghề để đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức
sản xuất cho các chủ trang trại. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ
thuật ở các HTXNN, đội ngũ thú y ở cơ sở để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn
nuôi, trồng trọt cho nông dân
NH TẾ HUẾ
108 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rau được phân phối đi cho thị trường.
Qua nghiên cứu 3 chuỗi cung của 3 sản phẩm trên ta thấy, được vai trò của
từng tác nhân trong chuỗi từ người sản xuất đến thu gom và người tiêu dùng. Người
sản xuất tác nhân chính của việc tạo ra hàng hóa cung ứng cho thị trường, tác nhân
thu gom làm khâu trung gian cho việc tiêu thụ sản phẩm đây là tác nhân hưởng lợi
nhiều nhất trong một quá trình sản xuất, tác nhân người tiêu dùng đóng góp quan
trong việc tái sản xuất hàng hóa chính tác nhân tiêu thụ lượng hàng hóa làm ra của
các trang trại để các trang trại tiếp tục quay vòng qui trình sản xuất mới. Tuy nhiên
về giá cả thị trường thì người sản xuất chưa nắm rõ và đây cũng chính là khó khăn
trong quá trình sản xuất của các trang trại.
Trang trại
Bán lẻ, siêu thị
Người bán buôn Người thu gom
Người tiêu dùngKhách sạn, nhà hàng
18%
45%
37%
75%
25%
20%
80%
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
85
2.2.5. Kết luận rút ra từ nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Điền
a. Phân tích SWOT
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Quảng Điền, ta thấy được các yếu tố thuộc môi trường nội bộ các trang trại
(các mặt mạnh và mặt yếu) và các yếu tố môi trường bên ngoài mà các trang trại
phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) như sau:
* Điểm mạnh
- Các trang trại có nguồn vốn đầu tư tương đối lớn (283,6 triệu đồng/ trang
trại), có diện tích đất đáp ứng đủ phục vụ cho sản xuất bình quân 4,4ha.
- Các thành viên trong trang trại cần cù, chịu khó trong công việc, đoàn kết
cùng nhau phát triển. Chủ trang trại là người có đầu óc tính toán, dám chịu mạo
hiểm để đầu tư phát triển trang trại. Nhiều trang trại có kinh nghiệm về phát triển
kinh tế đã giúp các trang trại khác đến học tập.
* Điểm yếu
- Chưa tiếp cận nhiều về nguồn vốn vay của nhà nước để phục vụ cho việc
mở rộng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó nguồn vốn vay lại có chu kỳ
ngắn nên rất khó trong việc sử dụng nguồn vốn này.
- Thiếu thông tin về giá cả thị trường. Chủ trang trại thiếu kiến thức về
chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế.
- Khó khăn về giống cây, con.
- Chất lượng lao động thấp, lao động chưa có trình độ kỹ thuật, trình độ văn
hóa còn thấp, chủ yếu thích hợp với công việc chân tay.
* Cơ hội
- Có các chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện về phát triển kinh tế trang
trại (Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000, thông tư liên tịch số 69 ngày
23/6/2000 và số 62 ngày 20/5/2003, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại của ủy ban
nhân dân huyện tại kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 23/01/2008).
- Với điều kiện về địa hình thì phát triển sản xuất trong nông nghiệp đối với
huyện Quảng Điền nói chung và đối với kinh tế trang trại nói riêng là rất thuận lợi,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
86
mùa hạn không thiếu nước, sau mùa lũ những cánh đồng của huyện được bồi đắp
một lượng phù sa lớn.
* Nguy cơ
- Giá đầu ra của các mặt hàng nông sản bấp bênh, thị trường tiêu thụ không
ổn định. Giá cả các yếu tố đầu vào tăng.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư đến tận thôn xóm việc đi lại đã
thuận tiện nhưng còn thấp kém.
- Trong những năm gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều trên vật nuôi cũng như
cây trồng, khiến cho việc đầu tư trong nông nghiệp gặp khó khăn.
b. Nhận xét về phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Điền
* Những kết quả đạt được:
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn
trong nông nghiệp và khu vực nông thôn
Từ kết quả điều tra có thể khẳng định chủ trương phát triển kinh tế trang trại
là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẻ kinh tế trang trại hơn hẳn kinh tế hộ nông dân về khai
thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, lao động và nguồn vốn trong
dân vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Hầu hết các trang trại sản xuất kinh doanh trên diện tích đất đai và mặt nước
có quy mô lớn hơn nhiều so với các hộ nông dân khác ở cùng địa phương. Quỹ đất
đai các trang trại ở Quảng Điền đang sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau. Trong đó chỉ có một phần nhỏ là đã được Nhà nước giao quyền sử dụng lâu
dài, còn phần lớn các chủ trang trại chuyển đổi, nhận chuyển nhượng của các hộ
khác và đấu thầu tập thể. Tuy nhiên nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, của tập thể và
đầu tư của gia đình, các trang trại đã góp phần tích cực trong việc khai thác, sử dụng
triệt để và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, mỗi trang trại còn thu
hút thêm một số lao động của các hộ gia đình khác, giúp một phần tỷ lệ thất nghiệp
ở nông thôn. Có thể nói kinh tế trang trại đã góp phần vào việc giải quyết việc làm,
nâng tỷ lệ sử thời gian trong nông thôn.
Các trang trại ở Quảng Điền đã huy động được 13.329 triệu đồng vào việc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
87
sản xuất kinh doanh, với qui mô chỉ có 47 trang trại thì đây là con số không nhỏ và
chiếm đến 1,98% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện trong năm 2009. Tuy nhiên
nguồn vốn đây chủ yếu là của hộ còn nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chưa
được chú trọng.
- Đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất
Với qui mô sản xuất lớn hơn hẳn các nông hộ khác, kinh tế trang trại có ưu
thế hơn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với đầu tư của Nhà nước, nhiều trang trại
đã quan tâm qui hoạch sắp xếp, thiết kế và đầu tư xậy dựng các khu vực sản xuất
hợp lý trong khuôn viên đất đai của trang trại: chuồng trại, ao hồ nuôi trồng thủy
sản, hệ thống cấp thoát nước, đường xá, được xây dựng và đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật sản xuất, vừa có tính hỗ trợ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Các trang trại đã tiếp nhận các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất
lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường vào sản xuất như: lợn siêu nạc, vịt siêu
thịt, gà công nghiệp, những giống cây thực phẩm cho năng suất chất lượng cao, các
loại cá, tôm,
Nhiều trang trại coi trọng ứng dụng qui trình sản xuất tiên tiến, làm tốt công
tác phòng trừ dịch bệnh và tăng đầu tư thâm canh năng suất cây trồng, vật nuôi. Các
trang trại trồng trọt có quy mô khá đã áp dụng các phương pháp bón phân có hiệu
quả, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp. Các trang trại chăn nuôi đều thực hiện nghiêm
ngặt quy trình phòng bệnh, phát hiện và chữa bệnh kịp thời cho gia súc, gia cầm.
Đồng thời các trang trại đều sử dụng thức ăn tổng hợp để tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Nhờ qui mô tương đối lớn lại tổ chức sản xuất tập trung, chuyên môn hóa
cao, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên sản phẩm tạo ra
của kinh tế trang trại hầu hết là hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng hơn hẳn so
với sản phẩm của kinh tế nông hộ. Mô hình kinh tế trang trại là tấm gương điển
hình làm kinh tế giỏi để các hộ nông dân khác học tập và làm theo.
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
88
Với sự phát triển về số lượng và quy mô, kinh tế trang trại đã góp phần tích
cực từng bước khắc phục tình trạng sản xuất mạnh mún, tự cung tự cấp, góp phần
tạo ra một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Kinh tế trang trại ở Quảng Điền
hàng năm tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn phục vụ cho địa phương mà còn bán ra
các huyện lân cận như lợn, gia cầm, tôm cá, mà còn góp phần tạo ra sản phẩm phục
vụ xuất khẩu như tôm sú.
- Bảo vệ tài nguyên môi trường
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, phát triển kinh tế trang trại còn thu được lợi ích
về bảo vệ tài nguyên và môi trường sống. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, các chủ
trang trại đã quan tâm đến việc cải tạo, nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý đất đai,
thực hiện quy trình luân canh, xen canh, từng bước chuyển đất canh tác một vụ
thành vùng đất đai quanh năm cây cối xanh tốt. Nhờ vậy kinh tế trang trại đã biến
nhiều vùng đất nghèo nàn và lạc hậu thành những vùng kinh tế trù phú.
* Hạn chế
Trang trại ở Quảng Điền nhìn chung về qui mô so với toàn tỉnh thì tương đối
lớn về vốn đầu tư, tuy đạt những mặt tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn
chế và đang gặp một số khó khăn cần được từng bước tháo gỡ:
- Trình độ quản lý của chủ trang trại, cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lao động trang trại nhìn chung còn thấp, nên gặp khó khăn nhất định trong tiếp
thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh. Theo điều tra thì có đến
76,6% chủ trang trại không có trình độ chuyên môn, lao động thuê thời vụ chủ yếu
xuất thân từ nông dân trình độ dân trí thấp chỉ dừng lại ở biết đọc biết viết.
- Sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại chủ yếu ở dạng thô, chưa được
chế biến, nên sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu. Mặt khác, do giá cả bấp bênh,
nhiều khi tiêu thụ khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập của chủ trang trại.
- Phần lớn các chủ trang trại xuất thân là nông dân nên vốn phục vụ cho sản
xuất kinh doanh phần lớn là từ tích lũy do đó rất thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh, nhưng việc tiếp cận vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng từ đầu tư của
Nhà nước còn gặp khó khăn. Mức vốn vay, lãi suất, thời hạn vay còn nhiều bất cập
không phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, chưa tạo điều kiện khuyến khích chủ
trang trại đầu tư sản xuất lâu dài.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
89
- Một số địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với
kế hoạch tổng thể kinh tế- xã hội trên địa bàn, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế trang trại còn chưa đúng mức. Dù quỹ đất
cho trang trại sử dụng bình quân lớn nhưng phần lớn đó là đất đai từ sự chuyển
nhượng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng nên chủ trang trại không yên tâm
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Những khó khăn và nguyện vọng:
Bảng 2.26: Dự định, khó khăn và nguyện vọng của các trang trại
ĐVT: % ý kiến
Chỉ tiêu Tỷ lệchung
Phân theo loại hình TT
Chăn
nuôi
Nuôi
trồng
thủy sản
SXKD
tổng
hợp
1. Dự định mở rộng quy mô SXKD
+ Ngành Nông nghiệp 74,5 100,0 - 64,7
+ Ngành Lâm nghiệp 8,5 - - 23,5
+ Ngành Thủy sản 17,0 - 100,0 11,8
2. Những khó khăn chủ yếu
+ Do thiếu đất 23,4 33,3 - 17,6
+ Thiếu vốn 78,7 66,7 100,0 88,2
+ Khó tiêu thụ sản phẩm 66,0 54,2 50,0 88,2
+ Thiếu hiểu biết KHKT 68,1 45,8 83,3 94,1
+ Thiếu thông tin thị trường 68,1 50,0 66,7 94,1
+ Thiếu DV hỗ trợ sản xuất 76,6 58,3 83,3 100,0
3. Nguyện vọng về c.sách của NN
+ Được cấp GCN quyền sd đất 53,2 37,5 33,3 82,4
+ Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 74,5 54,2 83,3 100,0
+ Được vay vốn ngân hàng 89,4 79,2 100,0 100,0
+ Đượcc hỗ trợ dv giống cây, con 80,9 66,7 83,3 100,0
+ Được hỗ trợ đào tạo kiến thức 78,7 62,5 100,0 94,1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
ĐA
̣I
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
90
Nghiên cứu về xu hướng mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh cho thấy
74,5% chủ trang trại đã trả lời mong muốn mở rộng sản xuất nông nghiệp, 8,5%
muốn sản xuất lâm nghiệp, 17% muốn mở rộng sản xuất thủy sản. Tuy nhiên các
trang trại có ý định mở rộng sản xuất sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại đều
gặp những khó khăn nhất định:
Khảo sát ý kiến của các chủ trang trại, ta thấy có đến 78,7% các chủ trang
trại bày tỏ khó khăn về vốn, trong đó bức xúc nhất là những khó khăn trong việc
tiếp cận và vay vốn từ nguồn ngân hàng; 68,1% các ý kiến bày tỏ sự thiếu hiểu biết
về khoa học kỹ thuật và có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; 66% các ý kiến bày tỏ sự khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm, 68,1% cho rằng thiếu thông tin về thị trường, 76,6% cho
rằng cần phải có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và chỉ có 23,4% có nhu cầu về mở
rộng diện tích đất cho sản xuất kinh doanh.
Về tâm tư nguyện vọng của các chủ trang trại từ chính sách hỗ trợ từ Nhà
nước, qua điều tra thì có tới 89,4% các ý kiến mong mỏi việc tháo gỡ khó khăn để
được vay vốn ngân hàng; 74,5% các ý kiến mong muốn được Nhà nước can thiệp
và hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm; 78,7% ý kiến đề đạt được đào tạo và hỗ trợ
đào tạo kiến thức; 80,9% ý kiến cho rằng cần có sự hỗ trợ dịch vụ về giống cây, con
và 53,2% ý kiến đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để
yên tâm đầu tư, phát triển trang trại.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
91
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI Ở QUẢNG ĐIỀN
3.1.1. Quan điểm
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, phát triển kinh tế trang trại là bước
đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản
xuất hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường. Xác định đúng đắn định
hướng phát triển kinh tế trang trại cho phù hợp với điều kiện chung của cả nước,
của từng vùng, từng địa phương qua mỗi giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho kinh tế trang trại phát triển.
Phát triển đa dạng hóa các loại hình trang trại nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá
đói giảm nghèo, phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục
phát triển kinh tế trang trại ở những vùng đất còn hoang hoá bằng cách tăng cường
đầu tư vốn và kỹ thuật, gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ để làm ra nông sản
có giá trị kinh tế.
Phát triển kinh tế trang trại phải tôn trọng nguyên tắc phát triển nông nghiệp
bền vững, quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản của trang trại không vì
lợi nhuận trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi các tài nguyên mà không chú
trọng cải tạo, để chục năm sau đất đai bạc màu, ô nhiễm hoá học khiến cho đất
không thể tái sản xuất được nữa. Không những thế, phát triển kinh tế trang trại phải
tạo nên một vùng sinh thái hợp lý góp phần cần bằng môi trường sống của dân cư.
Phát triển kinh tế trang trại phải có sự quản lý của nhà nước, điều đó thể hiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
92
qua những chính sách và giải pháp đồng bộ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang
tính chất xã hội nhằm đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển, vì hiện nay sự phát
triển của kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, phân tán nên các trang trại đang
gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Định hướng
Để góp phần đưa sản xuất nông nghiệp huyện Quảng Điền theo hướng sản
xuất hàng hóa phù hợp với yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông
thôn, kinh tế trang trại cần được phát triển theo định hướng sau:
- Tận dụng mọi điều kiện về đất đai, nguồn lực vốn, lao động, thị trường để
mở rộng và phát triển kinh tế trang trại, coi kinh tế trang trại là một trong những
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hết sức quan trọng trong nông nghiệp và kinh
tế nông thôn.
- Trong điều kiện đất đai có hạn, ưu tiên phát triển kinh tế trang trại theo
hướng thâm canh để nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
- Phát triển đa dạng các loại hình kinh tế trang trại ở tất cả các vùng, các địa
phương trong huyện, trong đó khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp theo mô hình VAC.
- Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý thống nhất từ huyện đến các cơ
sở, nhằm khắc phục tình trạng phát triển tự phát và phân tán. Tăng cường sự hướng
dẫn, giúp đỡ của Nhà nước thông qua các chính sách đất đai, tài chính, khoa học
công nghệ, đào tạo bồi dưỡng,
3.1.3. Mục tiêu
Với những quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại như trên thì
việc phát triển kinh tế trang trại cần đảm bảo các mục tiêu sau:
- Phải khuyến khích giúp đỡ các gia đình làm và mong muốn làm kinh tế
trang trại để tăng quy mô trang trại trên địa bàn.
- Xây dựng một số trang trại điển hình mẫu cho các trang trại khác học tập,
lấy đó làm công cụ truyền đạt khoa học mới.
- Tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất làm ra, cũng như thu nhập
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
93
bình quân đầu người trong một trang trại, trên cơ sở phát huy tất cả các thế mạnh
của vùng, cũng như đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp trong trang trại.
- Tăng cường, nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý và
trình độ lãnh đạo của các trang trại.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
3.2.1. Giái pháp đào tạo trình độ cho chủ trang trại và người lao động
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại thì nguồn
nhân lực có vai trò rất to lớn. Hiện tại, nguồn lao động đáp ứng cho sự phát triển
của các trang trại tương đối đảm bảo, tuy nhiên chất lượng của lực lượng lao động
trong trang trại chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của sản xuất theo cơ chế thị trường.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại trên phương diện
phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ
thuật cho các chủ trang trại. Với thực tế là có đến hơn 76,6% chủ trang trại chưa
được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật thì đây là giải pháp cần thiết. Mặc
dù, huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và quản lý cho hầu hết các chủ
trang trại nhưng không hiệu quả do các lớp tập huấn quá ngắn ngày. Do đó, khi
được hỏi về khả năng chuyên môn kỹ thuật và quản lý kinh tế các chủ trang trại đều
có nguyện vọng được trang bị về chuyên môn về kỹ thuật và quản lý. Vì vậy, đào
tạo chuyên môn về kỹ thuật và quản lý phải đi trước một bước nhằm giúp cho chủ
trang trại có những kiến thức cần thiết để quản lý trang trại có hiệu quả và nâng cao
được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mình.
- Phát triển chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại, đồng thời cần có
chương trình và tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động
làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật. Lực lượng lao động của trang trại bao
gồm hai loại:
+ Đối với lao động gia đình: những thành viên trong độ tuổi lao động hầu
như chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn, chất lượng lao động lại
thấp. Trong điều kiện hiện nay, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật cho họ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
94
là cần thiết. Việc đào tạo nâng cao trình độ sản xuất cho lao động của trang trại chủ
yếu dựa vào các tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ
nữ, và các tổ chức khuyến nông cơ sở.
+ Đối với lao động làm thuê: phần lớn trang trại đều sử dụng lao động làm
thuê, tuy nhiên số lao động làm thuê của các trang trại chưa nhiều. Lao động trong
các trang trại không chỉ là lao động giản đơn, lao động phổ thông mà ngày càng đòi
hỏi người lao động phải có tay nghề và kỹ thuật. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng tay nghề
cho lực lượng lao động để họ có khả năng làm việc trong các trang trại là hết sức
cần thiết. Đào tạo nghề cho lao động làm thuê trong trang trại chính là đào tạo về
chuyên môn kỹ thuật mà các lao động sử dụng, chẳng hạn như kỹ thuật chăn nuôi,
kỹ thuật trồng trọt,
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là mối
quan tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại trên địa bàn. Vì vậy, chính
sách đất đai cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển. Hoàn thành qui
hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất:
- Cần sớm có quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch đất đai
ở cấp huyện. Huyện là cấp hành chính trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan
đến phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở các định hướng phát triển đã được xác
định, đất đai của huyện được chia thành các tiểu vùng kinh tế- sinh thái- xã hội, từ
đó bố trí sản xuất trên toàn bộ địa bàn của huyện.
- Khuyến khích tập trung đất đai và những người có nguyện vọng nhận đất ở
các vùng đất trống, vùng đất hoang hoá để hình thành các trang trại có quy mô hợp
lý. Để trở thành trang trại các nông hộ phải tập trung ruộng đất đến quy mô nhất
định. Trên thực tế, quá trình tập trung ruộng đất diễn ra chậm, cần tiếp tục khuyến
khích quá trình tập trung ruộng đất theo hướng hình thành trang trại, là yêu cầu
khách quan của phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, việc tập trung ruộng đất phải
được tiến hành một cách thận trọng. Đặc biệt, ở các vùng đồng bằng nơi diện tích
đất nông nghiệp bình quân thấp, khả năng để lao động nông nghiệp chuyển sang phi
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
95
nông nghiệp rất hạn chế nên việc tập trung đất đai có thể làm cho một bộ phận nhỏ
nông dân vì hoàn cảnh khó khăn buộc phải bán đất dẫn đến mất tư liệu sản xuất. Do
vậy, việc tập trung đất đai không thể diễn ra tự phát mà phải có sự quản lý, kiểm
soát chặt chẽ của Nhà nước, nhất là ở chính quyền địa phương.
- Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún: Việc khắc phục tình trạng đất
manh mún của các nông hộ là sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung, đồng thời
là tiền đề để chuyển từ nông hộ lên trang trại một cách thuận lợi. Tuy nhiên giải
quyết tình trạng đất đai manh mún là vấn đề phức tạp liên quan đến lợi ích, tập quán
sản xuất của hàng triệu hộ, hàng ngàn trang trại. Vì vậy, không thể dựa vào mệnh
lệnh áp đặt từ trên xuống, mà phải thuyết phục nông dân tự nguyện, đồng thời phải
có phương pháp đúng đắn và thích hợp. Trước hết, phải có quy hoạch lâu dài đất đai
của huyện, xã phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ở từng nơi. Dựa vào
quy hoạch, các địa phương cần có kế hoạch chuyển đổi đất đai thích hợp khắc phục
tình trạng manh mún. Sau đó, cần khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng
đất trước khi đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thừa nhận về pháp lý đất đai là một hàng hoá đặc biệt để quản lý và sử
dụng đất đai có hiệu quả. Thị trường đất đai ở nước ta đang trong quá trình hình
thành. Trong năm qua thị trường này đã và đang bộc lộ những yếu kém, những hiện
tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai cần thiết phải
được khắc phục. Nhà nước cần thừa nhận đất đai là một hàng hoá đặc biệt và có
chính sách phù hợp để đảm bảo hàng hoá này vận động trong cơ chế thị trường. Từ
đó nông dân có thể yên tâm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện
thuận lợi cho Nhà nước quản lý tốt đất đai.
3.2.3. Giải pháp về vốn
Nhu cầu về vốn là một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế trang
trại, điều đó đòi hỏi phải có chính sách vay vốn, tín dụng phù hợp đối với loại hình
kinh tế này. Sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn
hiện nay còn có nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung giải quyết nhu cầu cho vay gắn với
chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư. Vì vậy, việc làm cấp thiết nhất
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
96
hiện nay là cần xác định tư cách pháp nhân của trang trại, để các trang trại có cơ sở
pháp lý trong quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng. Nhiều chủ
trang trại muốn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn vẫn đang là
khó khăn phổ biến. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn
đầu tư cho vay trung và dài hạn với mức cho vay lớn hơn mới đáp ứng được nhu
cầu về vốn cho phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đơn
giản hoá các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các chủ trang trại lập dự
án vay vốn theo hướng thiết thực, khả thi để thực hiện cho vay không cần thế chấp,
qua đó hỗ trợ, giúp đỡ các chủ trang trại quản lý thực hiện dự án đầu tư đảm bảo
được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn.
Xây dựng mô hình quan hệ tay ba giữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương
nghiệp, chế biến và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân
bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối
quan hệ kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tư
và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.
- Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, ngân
hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các
trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký.
- Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho
doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang
trại với giá cả phù hợp.
Dành một phần vốn từ chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước như nguồn
vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình trồng rừng, vốn quỹ quốc gia giải quyết việc
làm vốn tài trợ, viện trợ quốc tế, cho các trang trại vay để đầu tư sản xuất.
Khuyến khích các chủ trang trại tự huy động các nguồn vốn trong gia đình,
bạn bè, người thân để đầu tư phát triển từ nguồn nội lực. Thực tế cho thấy vốn tự có
của các trang trại luôn là nguồn chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu
tư của trang trại. Vì vậy bản thân các chủ trang trại trước hết cần có những định
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
97
hướng riêng để giải quyết vấn đề vốn của mình theo phương thức lấy ngắn nuôi dài
để từ đó thực hiện tích luỹ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
Nhà nước cần ban hành các quy định cụ thể nhằm khẳng định tư cách pháp
nhân và địa vị pháp lý của chủ trang trại trong các quan hệ huy động vốn đầu tư
phát triển sản xuất của chủ trang trại. Hiện nay, cơ cấu vốn vay trong các trang trại
chiếm tỷ trọng rất thấp trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức ngân hàng, tín
dụng, vốn nhàn rỗi trong dân cư lại rất dồi dào tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn là
còn khó khăn. Để tháo gỡ phần nào tình trạng này chúng tôi cho rằng cần thực hiện
tốt chính sách về đất đai, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài
để chủ trang trại được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế
chấp trong mối quan hệ tích tụ ruộng đất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của chính phủ theo quyết định số
67/1999 ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng
ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, quyết định 148/1999 ngày
7/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điểm trong quyết
định 67, nghị định 178/1999 ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay
của các tổ chức tín dụng, quyết định 423/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.
3.2.4. Giái pháp về chuyển giao công nghệ
Công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn huyện trong những năm qua
đã có nhiều đóng góp giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu thực trạng hoạt động của các trang trại thì hiện nay họ đang gặp rất
nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, quyết định những giống cây con cho năng suất
cao, phẩm chất tốt để thay thế các loại giống cũ, năng suất, chất lượng thấp không
đủ tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó là những khó khăn về quy trình kỹ thuật canh tác, về chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng, về phòng chống bệnh dịch,. do vậy cần chú trọng thực hiện tốt các
giải pháp cụ thể sau:
- Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
98
nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế, tập
trung đầu tư vào khoa học và công nghệ nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu.
- Ngoài chính sách chung về khoa học và công nghệ nông nghiệp, cần có
chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ khoa học và công nghệ đối với
kinh tế trang trại là lực lượng, là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều nhu cầu và khả
năng nhất trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp vào sản xuất.
- Nâng cao hướng dẫn cho các trang trại áp dụng các mô hình canh tác tổng
hợp có hiệu quả, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiến
bộ, nhất là sử dụng các loại giống mới, có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất,
khuyến khích hỗ trợ các trang trại có điều kiện về đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật tham gia sản xuất và cung ứng giống. Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp
trong hoạt động khuyến nông của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và phương
châm tất cả mọi hoạt động khuyến nông đều tác động đến người lao động, đem lại
hiệu quả cao nhất.
- Cần có chính sách sử dụng các cán bộ khuyến nông có chuyên môn giỏi,
đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao nhưng phù hợp với ngân sách
của địa phương. Nhiệm vụ của số cán bộ này là tuyên truyền và phổ biến, hướng
dẫn tập huấn các chủ trang trại và người lao động có đủ khả năng ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến
nông, lâm, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ, sử dụng các trang trại thiết bị cơ giới
phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước,... Bên cạnh ngân sách của Nhà
nước đầu tư cho khuyến nông, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn của các
ngành hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, và nguồn tài trợ quốc tế tham
gia công tác này.
- Chính sách khoa học công nghệ của Nhà nước phải kết hợp những kinh
nghiệm, tinh hoa cổ truyền với hiện đại hoá theo hướng cơ giới hoá, tin học hoá,
thuỷ lợi hoá, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học
trong nước và quốc tế.
- Nhà nước cũng nên tiếp tục tăng cường quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
99
lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp theo pháp lệnh giống cây trồng,
vật nuôi, tăng cường kiểm tra, đặc biệt là giống nhập từ các nước, xử lý kịp thời
những trường hợp buôn bán hàng giả, giống chất lượng kém thậm chí có nguy cơ
gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và cho toàn
ngành nông nghiệp.
- Phát huy vai trò của các phòng ban, trạm, trại của địa phương. Các cơ quan
này cần nắm bắt được nhu cầu của các trang trại, liên kết với các trang trại để xác
định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân trong vùng. Đầu tư xây
dựng các vườn ươm nhân giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn phát triển trang trại,
khuyến khích loại hình trang trại kinh doanh hình thức này để đảm bảo cung cấp đủ
giống tốt tại chỗ cho các trang trại.
- Tổ chức đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp
bằng nhiều hình thức đa dạng. Khuyến khích cá nhân, tập thể mở rộng trao đổi, hợp
tác với nước ngoài, có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những sáng tạo công nghệ
và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất.
- Đối với công nghiệp chế biến, trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu
tập trung, các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế
biến công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến với các trình độ sản
xuất khác nhau để tăng lượng nông sản qua chế biến, phục vụ nhu cầu đa dạng
không chỉ cho trong vùng mà còn cho các vùng khác. Đối với các loại nông sản xuất
khẩu thì phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Xây dựng mối liên kết, hợp đồng giữa các trang trại với nhà khoa học. Nhà
khoa học nghiên cứu, chế tạo máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu,
lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác làm tăng năng suất,
tăng hàm lượng chất sám trong các sản phẩm sản xuất của trang trại. Ngược lại, các
trang trại tạo môi trường cho các nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm. Mối
liên kết này được thực hiện thông qua các hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công
nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
100
3.2.5. Giải pháp về qui hoạch cơ sở hạ tầng
Tiến hành thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nhằm đưa kinh tế
trang trại phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp- nông thôn của
huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến
khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang
trại, thực hiện khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn nước, lao động, vốn
và các tiềm năng kinh tế khác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên cơ sở qui hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ở nông
thôn nhằm giúp cho các trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại.
- Hệ thống giao thông đường bộ: Hệ thống này thuận tiện sẽ giúp cho việc
giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền trở nên thuận tiện, nhờ đó làm giảm
chi phí sản xuất tối đa, ngoài ra nó còn góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa.
Chính điều này là sự lo lắng đối với nhiều chủ trang trại, vì thực tế các chủ trang
trại không thể tự mình gánh vác việc này mà phải có sự can thiệp của Nhà nước.
- Hệ thống điện: Đến nay toàn huyện đã có 100% số xã có điện nhưng thực
tế chất lượng điện ra sao? Thì đó là vấn đề cần phải bàn. Có rất nhiều xã có điện
nhưng điện áp thì sao? Dòng điện như thế nào? Thực tế trong thời gian đi điều tra
trang trại thì hầu hết các trang trại nằm ở xa trung tâm thành phố, huyện, thị xã, thị
trấn có chất lượng điện không đạt yêu cầu như: Điện áp giờ cao điểm chỉ đạt
khoảng 60- 70% điện áp định mức, tại sao vậy? Vì hầu hết đường dây hạ áp nhỏ,
đường dây tải điện lại xa trạm biến áp do mật độ trạm biến áp quá thưa, nên tổn thất
điện áp trên đường dây là quá lớn. Đây cũng chính là vấn đề mà ngành điện lực và
các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa nhằm phát triển nông thôn ngày càng
vững chắc.
- Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế trang trại phát
triển đồng nghĩa với việc mức độ tiếp cận thị trường ngày càng cao, chính vì vậy
các cấp chính quyền cần có các giải pháp thúc đẩy nhanh việc phủ sóng truyền
thanh, truyền hình đến những xã chưa có để được tiếp cận với nền khoa học hiện đại
của nhân loại. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để tất cả các trang trại đều có thể
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
101
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nắm bắt mọi thông tin về thị trường, cũng
như các biến động về giá đầu vào cho sản xuất.
3.2.6. Giải pháp về thuế
Thực hiện về chính sách thuế cho các trang trại theo nghị định số
51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật
khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các
hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại tại các vùng đồi núi trọc, đất
hoang hoá để trồng rừng sản xuất và trồng cây lâu năm với thời gian miễn giảm
thuế từ 5 - 10 năm. Có chính sách miễn giảm thuế thu nhập cho các trang trại.
3.2.7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa
phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang
trại đã ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang
trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ
phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến
lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Trước hết: cần khẩn trương định hình quy hoạch phát triển các vùng chuyên
môn hoá sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến để giải
quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu cho kinh tế trang trại, tập trung vào
quy hoạch vùng nguyên liệu thịt bò, gà sạch, lợn nạc, tôm, cá, Nhà nước cần đẩy
mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghiệp chế biến, xây
dựng các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm,
- Thứ hai: cần mở rộng và phát triển mạnh hệ thống thu mua, chế biến và tiêu
thụ với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc kinh doanh các dịch vụ
đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho kinh tế trang trại nói riêng.
Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ cho sản xuất.
- Thứ ba: Nhà nước cần có cơ chế và hình thức cụ thể để tăng cường dự báo
thị trường và cung cấp thông tin cho các trang trại, hỗ trợ, giúp đỡ các trang trại
từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
102
- Thứ tư: mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao hiểu
biết cho các chủ trang trại về thị trường và cách thức làm ăn trong cơ chế thị trường.
Hướng dẫn các trang trại trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp
thu thập và xử lý các thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thị trường các yếu tố đầu vào
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vào thị
trường này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và cung cấp máy móc,
thiết bị, công cụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ sở nghiên
cứu trong sản xuất và cung cấp giống cây trồng vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất
của các trang trại.
- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp- nông thôn giúp
các trang trại tiếp cận với các yếu tố của thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước, địa phương cần tăng cường vai trò
kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động mua bán, trao
đổi vật tư, nguyên liệu hàng hoá có nguồn gốc, chất lượng và giá cả phù hợp.
Đối với thị trường các yếu tố đầu ra
- Nhà nước cần có cơ chế và hệ thống cung cấp thông tin thị trường chuyên
ngành đến các cấp chính quyền địa phương và nông dân về thị trường và dự báo thị
trường làm công cụ định hướng cho kế hoạch sản xuất trong các trang trại.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh các dịch vụ thu
mua, chế biến và bảo quản hàng hoá nông sản, từng bước hình thành các cơ sở, nhà
máy chế biến nông sản một cách ổn định.
- Củng cố và xây dựng thêm các chợ nông thôn, chợ đầu mối, các trung tâm
thương mại để mở rộng thị thường tiêu thụ cho các trang trại.
3.2.8. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình
a. Đối với các trang trại chăn nuôi
Đây là loại hình trang trại phổ biến nhất hiện nay ở Quảng Điền, là loại hình
trong những năm gần đây đang phát triển mạnh cả về số lượng và cơ cấu đàn vật
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
103
nuôi với mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm là chủ yếu, ngoài ra
còn một số mô hình chăn nuôi Bò. Dó đó cần có những gải pháp sau:
- Các trang trại cần mạnh dạn vay vốn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi
tương xứng với điều kiện cho phép.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi (tìm kiếm giống tốt, kỹ thuật chăm
sóc, nuôi dưỡng...), thú y (phòng trừ dịch bệnh) cho các chủ trang trại.
- Thực hiện hình thức chăn nuôi bán chăn thả đối với đại gia súc. Nên kết
hợp chăn nuôi với trồng trọt để tương trợ về thức ăn cũng như sử dụng nguồn phân
bón từ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
Đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
- Xác định cơ cấu đàn gia cầm, đảm bảo vừa kinh doanh thịt vừa kinh doanh
giống và trứng.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn để
đầu tư tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng con giống.
b. Đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua phát triển ồ ạt không theo đúng
qui hoạch và qui trình kỹ thuật dẫn đến dịch bệnh xảy, gây tổn thất nặng khiến
nhiều người nuôi phải bỏ trống ao, đối với loại hình trang trại thì cũng không nằm
ngoài số đó, số lượng trang trại loại hình này ngày càng giảm nhanh, mặc dù nuôi
trồng thủy sản là một thế mạnh ở Quảng Điền vì vậy để loại hình này phát triển trở
lại cần phải có giải pháp cụ thể sau:
- Quy hoạch các vùng nuôi tôm kết hợp với canh tác nông nghiệp: Quy
hoạch tổng thể gắn liền bảo vệ môi trường, quy hoạch các tiểu vùng nuôi tôm bán
thâm canh– thâm canh (BTC-TC), quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát, quy hoạch
chuyển đổi các vùng lúa nhiễm mặn sang nuôi tôm một cách hợp lý. Đa dạng hóa
đối tượng nuôi trồng, cân bằng hệ sinh thái: xác định các đối tượng nuôi mới như:
cá rô phi, cua, nhuyễn thể, ốc hương, hàu, vẹm vỏ xanh. Khuyến cáo ngư dân nuôi
xen vụ, nuôi ghép.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
104
- Giải pháp về con giống: Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm dịch và
thúc đẩy phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản sạch bệnh.
- Giải pháp về môi trường- bảo tồn các hệ sinh thái đầm phá: Tiếp tục nâng
cao chất lượng công tác quan trắc và dự báo môi trường NTTS. Phục hồi, phát triển
nguồn lợi và bảo tồn hệ sinh thái khu vực đầm phá Tam Giang.
- Giải pháp về kỹ thuật: Tổ chức tập huấn, thông tin đến người nuôi các biện
pháp kỹ thuật mới một cách thường xuyên. Đối với các vùng nuôi tôm tập trung cần
thực hiện tốt kỹ thuật:
+ Cải tạo ao trước mùa mưa lũ, chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau, chất lượng
giống phải qua kiểm dịch, Mùa vụ thả nuôi, mật độ thả nuôi, chất lượng nước, quản
lý đáy ao, quản lý môi trường, phòng bệnh tôm nuôi, quản lý cộng đồng vùng tôm.
+ Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật. Xác định mùa vụ nuôi, cụ thể
nuôi tôm 01 vụ/năm (trừ một số diện tích có điều kiện nuôi 2 vụ), vụ còn lại nuôi
các đối tượng khác xen vụ.
- Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản đặc biệt là hệ
thống thủy lợi cho các vùng nuôi tôm cũ để đáp ứng nhu cầu phát triển thủy sản,
hạn chế dịch bệnh, bảo đảm an toàn VSTP và hiệu quả. Kiên cố hóa hệ thống cấp
thoát nước cho khu nuôi tôm.
- Tăng cường công tác thông tin về thị trường, xây dựng mối quan hệ chặt
chẽ giữa ngừơi thu mua, chế biến thủy sản và người nuôi.
c. Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp
Loại hình trang trại này có quy mô diện tích khá, đa dạng về cơ cấu sản xuất,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm.
Vì vậy, các chủ trang trại cần chú trọng trong việc xác định hướng kinh doanh
chuyên môn hoá, xác định một vài ngành kinh doanh mũi nhọn.
- Các trang trại cần mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu
sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, trước hết ưu tiên các loại cây
trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thu hẹp quy mô sản xuất các sản phẩm cho hiệu
quả kinh tế thấp để tập trung được nguồn vốn đầu tư cho các sản phẩm chủ lực.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
105
- Các loại hình trang trại tổng hợp ở đây chủ yếu là các mô hình nông lâm
kết hợp và chăn nuôi, do vậy cần chú ý kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày
theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, kết hợp phát triển trồng trọt với chăn nuôi để
khai thác triệt để lợi thế phát triển của mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Nguồn gốc các trang trại tổng hợp trên địa bàn chủ yếu được hình thành và
phát triển từ các mô hình kinh tế VAC. Vì vậy, việc phổ biến và nhân rộng các mô
hình kinh tế này là giải pháp khá thiết thực để phát triển kinh tế trang trại tổng hợp.
Trong đó, trọng tâm là việc cải tạo vườn tạp, trồng cây lâu năm gắn với phát triển
chăn nuôi. Đối với những diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả cần mạnh
dạn chuyển đổi sang làm vườn, trồng cây ăn quả, cây dược liệu kết hợp nuôi trồng
thuỷ hải sản. Đẩy nhanh cuộc vận động dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng
ruộng đất quá manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay.
Tóm lại: để kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển nhanh, vững chắc
cần rất nhiều những giải pháp cụ thể, thiết thực và phải được sự quan tâm tiến hành
triển khai từ rất nhiều phía. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này tác giả chủ
yếu tập trung đề cập đến các giải pháp kinh tế và các giải pháp thực thi cụ thể. Ở
tầm vĩ mô, đó là các giải pháp về quy hoạch gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng, chính
sách đầu tư tín dụng, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chính sách thị trường, ...
Tập trung đi sâu vào các giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại tập trung gắn sản xuất với
chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xác định địa vị pháp lý cho kinh tế trang trại, giao
quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các trang trại. Các giải pháp thực thi cụ thể
được thực hiện chung cho các loại hình kinh tế trang trại mà trước hết là việc nâng
cao trình độ cho các chủ trang trại và tạo ra các mô hình liên kết để sản xuất kinh
doanh các trang trại có hiệu quả. Bên cạnh đó là các giải pháp riêng áp dụng cho
từng loại hình kinh tế trang trại hiện có trên địa bàn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
106
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
a. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã có lịch sử
hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, đã và đang trở thành hình thức tổ chức
sản xuất có hiệu quả trong nông nghiệp và ngày càng phổ biến trên thế giới. Ở Việt
Nam, quá trình sản xuất hàng hoá là xu hướng phát triển tất yếu của mô hình kinh tế
trang trại và ngày càng được hoàn thiện về quy mô, hình thức và phương thức hoạt
động, phù hợp với xu thế phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội.
b. Mặc dù mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng kinh tế trang trại ở
Quảng Điền đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng. Hiện nay, ở huyện Quảng
Điền, loại hình trang trại phát triển mạnh là loại hình trang trại chăn nuôi, trang trại
sản xuất kinh doanh tổng hợp, phát triển chủ yếu các loại vật nuôi như các cây trồng
hàng (rau màu), bò, lợn, gà.
c. Các yếu tố đầu vào được coi là nguồn lực của trang trại Quảng Điền còn
khiêm tốn về số lượng và chất lượng: Diện tích đất sản xuất bình quân trên một
trang trại thấp chỉ 4,4 ha/trang trại, lượng vốn của chủ trang trại bình quân đạt khá
nhưng phần lớn là nguồn vốn tự có, các trang trại chưa tiếp cận nhiều các nguồn
vốn vay nên cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng mỡ rộng qui mô của trang trại, lao
động thường xuyên ít, chủ yếu là tận dụng lao động gia đình, trình độ chuyên môn
của chủ trang trại còn thấp, có đến 76,6% số chủ trang trại chưa có trình độ chuyên
môn. Các trang trại sản xuất kinh doanh vẫn dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản
thân chủ trang trại là chính, chưa có nhiều sự tham quan học hỏi các mô hình trang
trại lớn, phát triển ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
d. Hầu hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại kết quả
kinh tế cao hơn so với các nông hộ sản xuất ở cùng điều kiện. Nhiều trang trại cho
tổng giá trị sản xuất mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng, tổng giá trị sản xuất bình
quân hiện nay cũng đã lên tới trên 240 triệu đồng so với mặt bằng chung cả nước thì
thuộc vào diện khá cao. Tuy nhiên có nhiều sự khác biệt giữa các loại hình trang
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ U
Ế
107
trại, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và trang trại chăn nuôi có kết quả sản
xuất tính trên một năm cao hơn các loại hình khác.
e. Từ khảo sát thực tế và phân tích số liệu cho thấy, số lao động làm việc
thường xuyên, diện tích đất, vốn và trình độ chuyên môn của chủ trang trại có ảnh
hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Cụ thể,
qua hồi qui hàm sản xuất đối với hai loại hình trang trại chăn nuôi và sản xuất kinh
doanh tổng hợp thì những nhân tố trên có ảnh hưởng lần lượt 84,9% và 67,5% đến
kết quả sản xuất của các trang trại.
f. Qua nghiên cứu tình hình tiệu thụ sản phẩm của các trang trại ở Quảng
Điền, ta thấy trong quá trình tiêu thụ sản phẩm các trang trại còn gặp khó khăn
trong việc nắm bắt thông tin giá cả thị trường, việc mua bán tuy diễn ra thông suốt
từ sản xuất đến tiêu dùng nhưng các chủ trang vẫn bị ép giá trong lúc mua bán, đây
là vấn đề ảnh hưởng lớn đến sản xuất của trang trại.
g. Để kinh tế trang trại Quảng Điền phát triển cần thực hiện tốt các giải pháp.
Nhưng tóm lại đó là việc giải quyết các vấn đề mấu chốt sau: nâng cao trình độ về
kiến thức quản lý kinh tế, kinh doanh, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho trang trại,
tạo niềm tin cho chủ trang trại trong quá trình đầu tư lâu dài trong chính sách quy
hoạch đất đai, giải quyết vốn, đầu ra cho các trang trại.
2. KIẾN NGHỊ
a. Kiến nghị đối với Nhà nước
- Cần có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, có định hướng cho các trang
trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm, nông sản có khả năng chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên
lạc, điện, thuỷ lợi, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.
- Nhà nước cần xem xét việc vay vốn đối với các trang trại, do hoạt động sản
xuất trong ngành nông nghiệp nên tỷ suất lợi nhuận là rất nên phải có lãi suất ưu
đãi, việc cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đơn giản hóa các thủ tục cho vay
và thời hạn cho vay nên dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất của từng
loại hình trang trại, để các chủ trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
108
b. Kiến nghị đối với địa phương
- Cấp giấy CNQSD đất đối với các trường hợp có nhu cầu đã tổ chức tốt kế
hoạch sản xuất và xây dựng được trang trại đạt tiêu chí trang trại theo quy định.
- Tiến hành rà soát tình hình sử dụng đất, việc tổ chức sản xuất của các hộ đã
được giao đất, hướng dẫn giúp các hộ tổ chức sản xuất đúng hướng, đạt tiêu chí
trang trại. Đồng thời rà soát thu hồi đất đối với các trường hợp không có kế hoạch tổ
chức sản xuất hoặc có kế hoạch nhưng không thực hiện tốt kế hoạch tổ chức sản
xuất phát triển trang trại.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân có điều
kiện về vốn, về kiến thức quản lý và tổ chức sản xuất đầu tư lập trang trại sản xuất
- Mở lớp đào tạo, dạy nghề để đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức
sản xuất cho các chủ trang trại. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ
thuật ở các HTXNN, đội ngũ thú y ở cơ sở để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn
nuôi, trồng trọt cho nông dân.
c. Kiến nghị đối với các chủ trang trại
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh./.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_chinhthuc_8519.pdf