Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, khoá luận đã
hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và việc
phòng ngừa rủi ro lãi suất qua các CCPS. Tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài
chính phái sinh tại một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý rủi ro lãi suất, và việc ứng dụng các
CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất của các ngân hàng, chỉ ra những hạn chế và nguyên
nhân vì sao việc sử dụng các công cụ này trong phòng ngừa rủi ro lãi suất lại chƣa phát
triển tại các NHTM VN. Theo đó, một hạn chế rõ nét nhất chính là số lƣợng và giá trị
các hợp đồng phái sinh lãi suất còn rất thấp mà nguyên nhân lớn nhất là do sự phát
triển của thị trƣờng tài chính - tiền tệ trong nƣớc, điều kiện cần cho sự phát triển của
thị trƣờng phái sinh, còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, những điều kiện đủ nhƣ: hành lang
pháp lý đồng bộ và hoàn thiện, sự am hiểu của ngân hàng và doanh nghiệp, điều kiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, còn thiếu cũng là nguyên nhân dẫn khiến công tác
phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các CCPS chƣa phát triển.
Thứ ba, đề xuất một giải pháp nhằm tăng cƣờng việc ứng dụng các CCPS nói
chung và đặc biệt là trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM VN.
123 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suất gián tiếp, từ đó sẽ trả lãi suất đúng vai trò của nó là đòn bẩy kích
thích nền kinh tế tăng trƣờng và phát triển.
Quá trình tự do hoá lãi suất ở VN chính là quá trình điều hành cơ chế lãi suất
qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Quá trình đó diễn ra nhƣ sau:
- Từ năm 1989 - 5/1992: chính sách lãi suất cố định. Lãi suất đƣợc Nhà nƣớc
điều chỉnh theo chỉ số giá.
- Từ 6/1992 - 1995: NHNN thi hành chính sách lãi suất “thực dƣơng”, quy
định khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay, các
NHTM và TCTD căn cứ khung lãi suất để đƣa ra các lãi suất thích hợp cho mình.
- Từ 1996 - 7/2000: từ tháng 1/1996, NHNN điều chỉnh một bƣớc chính sách
lãi suất theo hƣớng thị trƣờng bằng việc bỏ quy định “sàn” lãi suất tiền gửi, chỉ quy
định “trần” lãi suất cho vay, khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy
động vốn bình quân của các TCTD là 0.35%/tháng, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu phù hợp với hƣớng “nới lỏng” tiền tệ.
- Từ 8/2000 - 5/2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ. Lãi suất
cơ bản và biên độ đƣợc công bố định kỳ hàng tháng. Mặc dù trong thời gian này,
NHNN vẫn khống chế biên độ dao động trên của lãi suất cơ bản, nhƣng chính sách lãi
suất tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trƣờng hơn khi mức lãi suất cơ bản đƣợc
hình thành căn cứ vào mức lãi suất cho vay của một số các TCTD chiếm đa số thị phần
tín dụng trong nƣớc. Kể từ thời gian này, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM
có xu hƣớng biến động nhiều hơn, đặc biệt đối với lãi suất cho vay ngoại tệ đƣợc quy
định gắn với Sibor nên biến động của nó hoàn toàn phụ thuộc vào những thay đổi lãi
suất của thị trƣờng quốc tế.
87
- Từ 6/2002 - nay: cơ chế lãi suất thoả thuận, xoá bỏ quy định biên độ không
chế theo lãi suất cơ bản, chính thức tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, kể từ
giai đoạn này, các NHTM đƣợc tự chủ quyết định mức lãi suất cho các hoạt động tín
dụng trong nƣớc trên cơ sở cung - cầu vốn thị trƣờng. NHNN tiếp tục công bố lãi suất
cơ bản với mục tiêu phát tín hiệu và định hƣớng lãi suất thị trƣờng; áp dụng mô hình
hành lang lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng.
Trong suốt cả quá trình điều chỉnh chính sách lãi suất để phù hợp với xu thế
phát triển của thị trƣờng, tuy chƣa thực sự hoàn thiện nhƣng cơ chế tự do hoá lãi suất
đã đƣợc từng bƣớc thực hiện trong hơn 10 năm (1991 - 2002) đối với các hoạt động
ngân hàng. Ban đầu là tự do hoá lãi suất tiền gửi, tiếp đến là tự do hoá lãi suất cho vay,
tự do hoá trên thị trƣờng tiền tệ sơ cấp, rồi tự do hoá trên thị trƣờng tiền tệ thứ cấp.
Điều này đã tạo cơ hội cho các NHTM VN có thể phát triển các dịch vụ phái sinh đáp
ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ phòng ngừa rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3. Xu hƣớng phát triển hoạt động phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất
tại các NHTM VN
Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM VN đang tăng trƣởng và phát triển với
tốc độ tƣơng đối nhanh, nhƣng song song với sự phát triển ấy là sự gia tăng các rủi ro
trong hoạt động ngân hàng ngày càng rõ nét, mà rủi ro lãi suất là một trong những rủi
ro không thể bỏ qua. Bởi vậy, khi xây dựng định hƣớng cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, nội dung quản lý rủi ro lãi suất và nghiên cứu, phát triển các công cụ để
phòng ngừa đã bắt đầu đƣợc Ban quản trị, Ban giám đốc các ngân hàng chú trọng.
Trƣớc hết, khá nhiều NHTM đã có những phƣơng án hành động cụ thể cho Ban
quản lý rủi ro của ngân hàng nói chung, và Hội đồng quản lý tài sản nợ/có nói riêng để
tạo cơ sở cho việc phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ví dụ nhƣ trong định hƣớng kinh doanh
của ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển đã nêu rõ “ Xây dựng và sớm đưa vào thực tiễn
hoạt động giới hạn an toàn, chênh lệch kỳ hạn thực tế, chênh lệch lãi suất, giới hạn
88
chịu rủi ro,... để nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống, đồng thời kiểm soát được
các rủi ro liên quan”16. ALCO tại BIDV cũng đƣợc yêu cầu phải họp định kỳ tối thiểu
1lần/quý. Trƣờng hợp cần thiết hoặc khi thị trƣờng có những biến động lớn, chủ tịch
ALCO có thể triệu tập các phiên họp đột xuất để có quyết định kịp thời. Hay với
NHTM CP An Bình, trong bản kế hoạch kinh doanh năm 2008, cũng đã quy định rõ
trách nhiệm của ALCO trong việc quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng: “ALCO phải
chịu trách nhiệm định kỳ hàng quý lập chính sách, kế hoạch điều hành lãi suất nội bộ,
điều chỉnh cấu trúc rủi ro lãi suất bằng cách thay đổi các chiến lược đầu tư, cho vay,
huy động vốn và định giá khoản vay cùng với việc quản lý kỳ đáo hạn và định giá lại
các danh mục này để đạt được danh mục rủi ro mong muốn. ALCO bắt đầu lập
phương án xây dựng khối nguồn vốn để từng bước triển khai các nghiệp vụ phái sinh
để điều chỉnh danh mục rủi ro của ngân hàng”17.
Thứ hai, một số NHTM đang xây dựng kế hoạch phát triển CCPS tại ngân hàng
mình, một mặt nhƣ một công cụ phòng chống rủi ro cho ngân hàng, mặt khác để góp
phần thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng. Các NHTM VN, đặc biệt là 5 NHTM Nhà nƣớc, hiện đang có mạng
lƣới chi nhánh rộng khắp cả nƣớc, có một nền tảng khách hàng vững chắc và sự am
hiểu khách hàng cũng nhƣ phong tục tập quán kinh doanh hơn những ngân hàng nƣớc
ngoài. Thị trƣờng các CCPS trong nƣớc còn bỏ ngỏ, các NHTM VN có thể tranh thủ
khai thác trƣớc khi các ngân hàng nƣớc ngoài chiếm thị phần. Hiện nay, do chƣa chịu
sự ràng buộc hoặc quy định chặt chẽ từ các văn bản quy phạm pháp luật cho lĩnh vực
này, các NHTM VN có thể linh hoạt trong việc thiết kế và giới thiệu sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng, để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần các sản phẩm
phái sinh của mình.
16 Theo “ Định hƣớng xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh đến năm 2010 của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam”
17 Theo “Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008” (trình trong Đại hội đồng cổ đông họp ngày 31/03/2008) của
NHTM CP An Bình.
89
Thứ ba, việc tiến hành hiện đại hoá công nghệ tại một số ngân hàng đã tạo cơ sở
bƣớc đầu cho quá trình xây dựng hạ tầng vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về
thanh toán, giao dịch,...khi thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Ví dụ nhƣ tại BIDV,
ngân hàng này đã đầu tƣ nhiều phần mềm tiên tiến, phục vụ cho việc tham gia vào thị
trƣờng phái sinh quốc tế nhƣ Reuters Extra 3000, Reuters Dealing, Reuters Money
2000, Monitor, Moneyline Telerate,... Đây là những điều kiện tốt để BIDV làm quen
với thông lệ kinh doanh trên thế giới và tiếp tục phát triển các hoạt động phái sinh
trong thời gian tới.
II/ Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua
các công cụ phái sinh tại các NHTM VN
Nhƣ đã phân tích ở trên, việc sử dụng các CCPS một mặt rất hiệu quả trong việc
phòng ngừa rủi ro lãi suất, nhƣng cũng có thể mang lại rủi ro lãi suất cho chính ngân
hàng khi lãi suất biến động lãi suất trên thị trƣờng vận động ngƣợc chiều với dự kiến
của ngân hàng. Bởi vậy, khi sử dụng các CCPS, các ngân hàng cũng cần quan tâm xây
dựng và thực hiện đồng bộ chiến lƣợc, chính sách phòng ngừa rủi ro của mình để có
những hành động phù hợp.
1. Giải pháp vĩ mô
Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ theo chiều sâu
Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng
các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất thì thị trƣờng tài chính
tiền tệ ở VN cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn. Điều này giúp ngân hàng thực
hiện các nhiệm vụ một cách linh hoạt và kịp thời hơn trong việc điều tiết vốn và có cấu
lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những thị trƣờng mới có tổ chức nhƣ thị
trƣờng giao dịch tƣơng lai,... giúp các ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ
phái sinh, đa dạng hoá danh mục kinh doanh của mình. Từ đó có thể linh hoạt hơn và
hoàn thiện hơn những biện pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói
riêng.
90
Để hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tài chính tiền tệ theo chiều sâu, trƣớc
tiên Nhà nƣớc cần phải tạo điều kiện để phát triển thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng
trái phiếu bằng việc thực hiện các biện pháp:
- Gia tăng quy mô thị trƣờng chứng khoán bằng việc đẩy mạnh chƣơng
trình cổ phần hoá và phát hành chứng khoán ra công chúng, thu hút các tổ chức niêm
yết tiềm năng bằng những ƣu đãi về thuế, phát triển thị trƣờng trái phiếu. Tạo điều kiện
khuyến khích các doanh nghiệp ra niêm yết và phát hành chứng khoán để huy động
vốn cho kinh doanh.
- Chính phủ phát hành nhiều loại trái phiếu trên thị trƣờng với nhiều kỳ
hạn phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của các nhà đầu tƣ nói
chung và các NHTM nói riêng trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Trên thị trƣờng trái
phiếu, các trái phiếu do chính phủ phát hành chiếm một vị trí rất quan trọng. Các chủ
thể khác nhau tham gia thị trƣờng nhƣ: các NHTM, ngân hàng đầu tƣ, ngƣời quản lý
tài sản và cả các doanh nghiệp,... đều có nhu cầu về trái phiếu chính phủ cho mục đích
phòng ngừa rủi ro lãi suất khi họ ở trong tình trạng không cân xứng về kỳ hạn của tài
sản nợ và tài sản có. Sở dĩ chứng khoán chính phủ đƣợc sử dụng nhiều trong việc
phòng ngừa rủi ro lãi suất là do những chứng khoán này có tính thanh khoản rất cao
trên thị trƣờng.
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Để tạo môi trƣờng pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các nghiệp vụ phái
sinh tại các NHTM, Nhà nƣớc cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt
động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng. Các văn bản pháp luật đƣợc
ban hành phải đảm bảo tạo ra sự cộng tác đồng bộ của các cơ quan quản lý, giám sát
tiền tệ - ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất sự chồng chéo, thiếu nhất quán trong
hoạt động quản lý.
Về phía NHNN VN, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy
chế có liên quan đến thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM.
91
(ii) Xây dựng quy chế văn bản hướng dẫn thống nhất về nghiệp vụ phái
sinh cho các NHTM
NHNN nên nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý cho các công cụ phái
sinh khác nhƣ giao dịch kỳ hạn, quyền chọn,...về lãi suất, bên cạnh quy chế về giao
dịch hoán đổi lãi suất nhƣ hiện nay, tạo điều kiện để các NHTM cung cấp các phƣơng
tiện phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các khách hàng của ngân hàng cũng nhƣ cho chính
bản thân ngân hàng. NHNN cũng nên ban hành những văn bản hƣớng dẫn thực hiện
các nghiệp vụ này đối với các NHTM song song với việc ban hành khuôn khổ pháp
luật cụ thể cho hoạt động phái sinh của ngân hàng, nhƣ:
- Quy định về giới hạn và giá mua nhằm khống chế các nhà đầu tƣ
đƣa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trƣờng bị xáo trộn hay bị bóp
méo.
- Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái
sinh: Khi một công ty có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn
hoạt động rất tốt thì vẫn phải quy định về những khoản thế chấp hay các mức duy trì
đạt cọc cao để chắc chắn công ty đó sẽ tuận thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động
cao trong giá hoặc lãi suất. Trong điều kiện thị trƣờng VN, mức tài khoản ký quỹ và
mức duy trì có thể vào khoảng 15 - 20% giá trị hợp đồng (so với mức bình quân 5%
trên thị trƣờng thế giới). Đối với các nhà môi giới hợp đồng phái sinh, yêu cầu tiên
quyết là phải có đủ vốn cho dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực
tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh.
- Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc
tế: Yêu cầu này nhằm khống chế các NHTM trong nƣớc không đƣợc gánh chịu rủi ro
từ ngƣời mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Quy định này đƣợc áp dụng trong
hầu hết các nƣớc phát triển. Ngoài ra, VN cũng cần xem xét và khẩn trƣonƣg tham gia
vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện để
tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm cho các giao dịch phái sinh.
92
- Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp
đồng phái sinh, đồng thời thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này, tránh
tình trạng bất bình đẳng hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí
điểm.
- Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính: Đây là một chuẩn
mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trƣờng.
- Nâng cao tính thanh khoản của các sản phẩm phái sinh: Hiện nay,
các CCPS chƣa có thị trƣờng giao dịch chính thức trong nƣớc. Các hợp đồng kỳ hạn và
tƣơng lai phải giao dịch trên sàn giao dịch nƣớc ngoài, còn lại là giao dịch qua quầy,
nên có thể ảnh hƣởng đến tính thanh khoản và mức độ rủi ro tín dụng. Do vậy, cần phải
nâng cao tính hợp pháp, tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro của
các CCPS... thông qua hoàn thiện đặc trƣng kỹ thuật của các CCPS, đáp ứng nhu cầu
và mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính.
(iii) Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với sự vận động của nền kinh tế
thị trường.
Nhƣ ở những phần trên đã đề cập, muốn thị trƣờng phái sinh lãi suất
phát triển, tự do hoá lãi suất là một trong những điều kiện quan trọng. Tuy nhiên, trong
bối cảnh thị trƣờng tài chính VN, NHNN cần phải nghiên cứu kỹ lƣỡng để đƣa ra đƣợc
một chính sách lãi suất sao cho vừa đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh trên thị trƣờng, vừa
giám sát đƣợc hoạt động của các TCTD, tránh để xảy ra một cuộc “chạy đua cạnh tranh
lãi suất” gây nguy hiểm cho nền kinh tế.
(iv) Hoàn thiện quy chế về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
TCTD
NHNN cần hình thành căn cứ xác định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các hợp
đồng phái sinh. Theo quy định của BIS, mức rủi ro của một danh mục các hợp đồng
phái sinh đối với ngân hàng bao gồm hai phần: rủi ro hiện tại (current exposure) và rủi
ro tiềm năng (potential exposure). Rủi ro hiện tại đƣợc xác định căn cứ vào các luồng
thanh toán của các bên đối tác. Rủi ro tiền năng của cá hợp đồng phái sinh có tính đến
93
xác suất mất khả năng thanh toán của các đối tác trong tƣơng lai khi dự báo sự biến
động của thị trƣờng (biến động lãi suất và tỷ giá). Điều này lại phụ thuộc vào thời hạn
và thời hạn còn lại của các hợp đồng phái sinh. Việc xác định mức rủi ro của danh mục
các giao dịch phái sinh của ngân hàng là căn cứ để hình thành tỷ lệ quy đổi rủi ro đối
với các giao dịch này cũng nhƣ tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp. Xu hƣớng
sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro về giá, lãi suất và tỷ giá sẽ
ngày càng phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại.
(v) Hoàn thiện quy chế về chế độ kế toán cũng như việc hạch toán đánh
giá
Trong chế độ kế toán cần quy định rõ nguyên tắc hạch toán các giao
dịch phái sinh, hƣớng dẫn cụ thể về giá hạch toán, cách định giá, tính toán thu nhập,
chi phí,... phù hợp với quy ƣớc quốc tế nhằm giúp các NHTM thực hiện tốt việc theo
dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình thực hiện. Mặt khác, NHNN cũng cần
tiếp tục hoàn thiện Hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD đối với các nghiệp vụ tài
chính phái sinh. Hiện tại theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN
ban hàng ngày 29/04/2004 mới chỉ quy định các tài khoản và hƣớng dẫn hạch toán đối
với các nghiệp vụ phái sinh về tiền tệ nhƣ: hoán đổi tiền tệ, kỳ hạn tiền tệ,... nhƣng
chƣa có quy định đối với các nghiệp vụ phái sinh khác nhƣ phái sinh lãi suất, phái sinh
chứng khoán. Trong trƣờng hợp giao dịch hoán đổi lãi suất, mặc dù Quyết định
62/2006/QĐ-NHNN đƣợc ban hành gần 1 năm nay, nhƣng chƣa hề có văn bản hƣớng
dẫn nào liên quan đến cơ chế hạch toán kế toán. Vì vậy để tạo điều kiện cho các
NHTM sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất về phía
NHNN cũng nên sớm hoàn thiện các quy định đối với những nghiệp vụ này.
(vi) Hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát
NHNN cần hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát hoạt động các
TCTD, bổ sung nội dung giám sát các hoạt động ngoại bảng, trong đó cần nêu rõ mục
đích, thủ tục và nội dung giám sát cụ thể. Trên cơ sở đó, thanh tra NHNN cần nghiên
cứu xây dựng sổ tay thanh tra các hoạt động kinh doanh của TCTD bao gồm cả các
94
nghiệp vụ phái sinh, xây dựng các bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ đối với từng nghiệp
vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ. Thanh tra NHNN cũng cần phải quy định các mẫu biểu báo cáo cần thiết về nghiệp
vụ phái sinh mà các NHTM phải thực hiện theo định kỳ.
Hiện đại hoá hạ tầng thanh toán liên ngân hàng
Vì các công nghệ thanh toán và dịch vụ ngân hàng, trong đó có các nghiệp
vụ phái sinh dựa rất nhiều vào hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin. Do vậy,
muốn phát triển một hệ thống ngân hàng hiện đại phải đầu tƣ để có một hạ tầng viễn
thông tốt và chi phí thấp. Theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF -
International Monetary Fund) thì cƣớc phí viễn thông của VN hiện nay cao nhất khu
vực Đông Nam Á. Mức cƣớc phí viễn thông của VN cao gấp 2 lần so với Trung Quốc
và 3 lần so với Singapore. Mức chi phí cao nhƣ vậy không chỉ ảnh hƣởng đến tính cạnh
tranh của sản phẩm hàng hoá VN trong khu vực và trên thế giới mà còn gây bất lợi cho
hoạtn động của rất nhiều các tổ chức khác, trong đó có các NHTM trong tiến trình hội
nhập kinh tế. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần có những chính sách cụ thể nhằm giảm thấp
chi phí viễn thông, tạo điều kiện để các NHTM hiện đại hoá công nghệ thanh toán liên
ngân hàng. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các
NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ nhƣ: cho phép các NHTM đƣợc hƣởng
chính sách ƣu đãi đầu tƣ trong nƣớc trong đầu tƣ hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để
phát triển các dịch vụ quan trọng và thiết yếu, tăng vốn điều lệ cho các NHTM.
Thành lập Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh
NHNN nên phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, lên kế hoạch phƣơng
án thành lập Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh trên thị trƣờng Việt Nam trong
thời gian tới. Đối với các CCPS đƣợc giao dịch tại thị trƣờng phi tập trung thì không
nhất thiết phải có Sở giao dịch mà chỉ cần đáp ứng đƣợc các phƣơng tiện giao dịch phù
hợp với các phƣơng thức giao dịch. Nhƣng đối với các CCPS phải giao dịch trên thị
trƣờng tập trung, thì sự hình thành Sở giao dịch chính là điều kiện cần tiên quyết ban
đầu cho sự phát triển của thị trƣờng này. Mặc dù thị trƣờng phái sinh ở Việt Nam còn ở
95
giai đoạn sơ khai, nhƣng tầm quan trọng của thị trƣờng giao dịch tập trung cũng không
nên xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu, bởi thị trƣờng này sẽ cung cấp cho những
ngƣời tham gia sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao.
2. Giải pháp vi mô
2.1 Các ngân hàng cần có nhận thức rõ ràng về sự cần thiết của việc sử
dụng CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất
Tại VN hiện nay, các nghiệp vụ phái sinh còn hết sức mới mẻ ngay cả đối
với các cán bộ và nhân viên ngân hàng. Nghiệp vụ này tƣơng đối khó về mặt kỹ thuật
nhƣng thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng trong quá trình quản lý rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái
sinh, trƣớc hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo tại các NHTM VN cần có nhận thức và quan
điểm đúng đẵn về việc triển khai nghiệp vụ này trong thức tế. Ngân hàng cần có sự
quan tâm và đầu tƣ đến việc phòng ngừa rủi ro lãi suất trƣớc những biến động của lãi
suất trên thị trƣờng cũng nhƣ hiểu đƣợc tính ƣu việt của các CCPS trong việc phòng
ngừa rủi ro, đặc biệt là đối với chính họ. Bên cạnh đó, các NHTM trong nƣớc cũng cần
phải tiến hành hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài, nhờ các ngân hàng này tƣ vấn
cũng nhƣ tham khảo kinh nghiệm để phát triển dịch vụ phái sinh của mình. Theo xếp
hạng của tạp chí Tài chính toàn cầu (Global Finance), số ra tháng 11/2007, có rất nhiều
ngân hàng đƣợc đánh giá là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh tốt nhất
của năm (xem bảng 9) hiện đã có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại VN. Đây chính
là một điều kiện thuận lợi cho các NHTM VN học hỏi và phát triển.
Bảng 7. Các nhà cung cấp dịch vụ phái sinh tốt nhất thế giới năm 2007
Khu vực Nhà cung cấp dịch vụ
Bắc Mỹ
Nhà cung cấp CCPS hàng hoá
Nhà cung cấp CCPS tín dụng
Morgan Stanley
JP Morgan Chase
96
Khu vực Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp CCPS chứng khoán
Nhà cung cấp CCPS tỷ giá hối đoái
Nhà cung cấp CCPS lãi suất
BNP Paribas
Citibank
Goldman Sachs
Châu Âu
Nhà cung cấp CCPS hàng hoá
Nhà cung cấp CCPS tín dụng
Nhà cung cấp CCPS chứng khoán
Nhà cung cấp CCPS tỷ giá hối đoái
Nhà cung cấp CCPS lãi suất
Morgan Stanley
JP Morgan Chase
SG CIB
Deutsche bank
Goldman Sachs
Châu Á
Nhµ cung cÊp CCPS hµng ho¸
Nhµ cung cÊp CCPS tÝn dông
Nhµ cung cÊp CCPS chøng kho¸n
Nhµ cung cÊp CCPS tû gi¸ hèi ®o¸i
Nhµ cung cÊp CCPS l·i suÊt
SG CIB
BNP Paribas
SG CIB
Deutsche bank
Citibank
Nguồn: Theo tạp chí Tài chính toàn cầu (Global Finance) - 11/2007
2.2 Ký kết thoả thuận khung với các ngân hàng nước ngoài
Trong quá trình giao dịch mua bán các hợp đồng phái sinh giữa các ngân
hàng thƣờng nảy sinh rủi ro tín dụng, vì thế các ngân hàng thƣờng cấp cho nhau những
hạn mức giao dịch nhất định, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các bên. Bên
cạnh đó, các NHTM VN trƣớc khi tham gia giao dịch với các ngân hàng nƣớc ngoài,
nên ký kết thoả thuận khung về giao dịch phái sinh, tuân theo mẫu của ISDA. Thoả
thuận này sẽ giúp chuẩn hoá các hợp đồng phái sinh đƣợc ký kết sau đó, bởi nó quy
định rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia, các hình thức giao dịch,
đồng tiền giao dịch, các ngân hàng đại lý, các quy định về thuế, và cách thức xử lý các
sự cố tranh chấp, mẫu thuẫn phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.
97
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Trong bất kỳ tình huống nào, con ngƣời vẫn là yếu tố quan trọng nhất và
tiến quyết nhất đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Đứng trƣớc sự phát triển nhƣ vũ
bão của khoa học, công nghệ thông tin và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài
chính ngân hàng, phi ngân hàng, để tận dụng đƣợc cơ hội, nắm bắt tri thức mới của
thời đại thì vấn đề có ý nghĩa quyết định chính là đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Việc
phát triển nguồn nhân lực của các NHTM có một tầm quan trọng đặc biệt vì đặc thù
của hoạt động ngân hàng. Để sử dụng một cách có hiệu quả các CCPS trong việc
phòng ngừa rủi ro tài các NHTM đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự quan tâm đến
công tác tuyển dụng và đạo tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu
những kiến thức về kinh tế, tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch
các CCPS.
Thực chất, tại nhiều NHTM VN lớn hiện nay, đội ngũ những ngƣời giao
dịch (dealer) đƣợc đào tạo rất bài bản và chuyên nghiệp tại các cơ sở giáo dục hàng
đầu cả trong và ngoài nƣớc. Họ chính là những viên gạch nền móng để phát triển các
dịch vụ phái sinh tại các ngân hàng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó, để bổ sung nguồn lực
cho đội ngũ này, ngân hàng vẫn cần tổ chức các chƣơng trình đào tạo nhằm trang bị
những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về các nghiệp vụ phái sinh cho nhân viên, mời
những chuyên gia trong và ngoài nƣớc giỏi về nghiệp vụ này tham gia giảng dạy. Ngân
hàng nên tập trung vào đào tạo nghề hơn là đào tạo dàn trải, không mang lại nhiều hiệu
quả. Nếu có điều kiện có thể cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nƣớc
ngoài để có điều kiện không chỉ học hỏi về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các
nghiệp vụ phái sinh này tại các ngân hàng. Sau nữa, các ngân hàng cần có chính sách
tuyển dụng đúng đắn nhằm thu hút những sinh viên giỏi về làm việc.
2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong vấn đề quản lý rủi ro lãi suất và phát
triển các CCPS
Để các nghiệp vụ phái sinh lãi suất đƣợc thực hiện phù hợp với thông lệ
quốc tế, các NHTM VN cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro (lãi suất,
98
tỷ giá,...), ngoài ra, các bộ phận chức năng khác cũng cần đƣợc thiết kế để phù hợp với
mô hình quản lý rủi ro hiện đại. Các NHTM cũng cần phải thành lập Hội đồng quản lý
tài sản nợ - có (ALCO - Assets and Liabilities Committee), có trách nhiệm thƣờng
xuyên báo cáo với ban điều hành tình trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng để quyết định
phƣơng thức quản lý. ALCO phải nắm bắt rõ đƣợc mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng
đang gánh chịu có phù hợp với đặc thù cấu trúc của ngân hàng không, phải cụ thể hoá
các hạn mức, kế hoạch cân đối thanh khoản, cân đối lãi suất, cân đối kỳ hạn, đảm bảo
cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo danh mục tài sản của ngân
hàng đạt đƣợc danh mục rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Đối với những NHTM đã thành
lập ALCO, cần có kế hoạch hỗ trợ ALCO trong việc cung cấp các thông tin, báo cáo có
liên quan đến tình hình huy động, cho vay cũng nhƣ sự biến động trong danh mục tài
sản của ngân hàng,... để giúp hội đồng này thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý rủi
ro lãi suất của mình.
2.5 Đẩy mạnh việc tuyên truyền, marketing về sản phẩm tới khách hàng
Để hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, thì điều cần thiết là các
doanh nghiệp vừa là khách hàng, vừa là đối tác của các ngân hàng phải đƣợc trang bị
kiến thức nhất định về thị trƣờng các CCPS, định giá các CCPS, sử dụng các công cụ
đó để phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng. Vì vậy, các NHTM cần
phải tuyên truyền, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan
trọng của các nghiệp vụ này, cũng nhƣ các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Trên thực tế,
nhiều NHTM trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên các trang web
của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm
này. Trogn điều kiện của VN, do những hạn chế nhất định về công nghệ nên ngoài
phƣơng pháp giới thiệu sản phẩm trên mạng, cách ngân hàng có thể sử dụng các hình
thức khác nhƣ xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng,...
nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của các
ngân hàng cũng có thể mở những lớp tập huấn ngắn ngày cho các khách hàng để họ
hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhất về CCPS. Nhƣ cách đây 2 năm, ngân hàng
99
HSBC đã thị tổ chức một hội thảo hƣớng dẫn các công cụ phòng chống rủi ro cho các
doanh nghiệp phía Bắc. Trong số đó, có khoảng 20 doanh nghiệp là những công ty
quốc doanh lớn trong ngành xi măng, hàng không, điện lực... Đây là những doanh
nghiệp thƣờng xuyên có các dự án tính bằng vài trăm triệu USD và chỉ với những biến
động, dù nhỏ, của thị trƣờng tiền tệ nhƣ việc tăng lãi suất lên một vài điểm phần trăm,
họ sẽ phải chịu những tổn thất không nhỏ về vốn. Nhƣ vậy việc marketing sản phẩm
tới các doanh nghiệp là rất cần thiết để giúp họ “quen” với việc sử dụng các CCPS
trong phòng ngừa rủi ro, xoá bỏ dần nếp suy nghĩ cũ và còn thiếu mạnh dạn của đa
phần các doanh nghiệp VN hiện nay.
2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ ảnh hƣởng quyết định tới
việc phát triển sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm và phƣơng thức phân phối sản phẩm
cũng nhƣ khả năng quản lý hoạt động kinh donah ngân hàng. Đặc biệt trong quá trình
thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, công nghệ có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả tính
toán và quá trình thanh toán, cũng nhƣ quá trình kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, để hình
thành và phát triển nghiệp vụ này, đòi hỏi các NHTM cần có những đầu tƣ nhất định về
vốn và nhân lực để hiện đại hoá công nghệ.
Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, quá trình tin học hoá đang đƣợc
nhanh chóng triển khai, các hoạt động ngân hàng đƣợc nối mạng với nhau, cung cấp
dịch vụ 24/24 giờ, đồng thời nâng cao đƣợc hiệu quả phục vụ khách hàng và quản lý
vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các nƣớc trong khu vực thi công nghệ của các
NHTM VN vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém. Các NHTM chƣa đủ trình độ thiết kế tổng
thể, còn nhiều hệ thống ứng dụng tự phát triển và mang tính tạm thời để phục vụ yêu
cầu kinh doanh trƣớc mắt, đặc biệt là các NHTM CP. Do đó, việc kiểm soát gặp nhiều
khó khăn, hệ thống cơ sở dữ liệu chồng chéo và hệ thống có nhiều rủi ro. Đặc biệt là
không có nền tảng để phát triển hoặc mở rộng các ứng dụng mới. Công nghệ lác hậu
không những hạn chế khả năng cung ứng các dịch vụ mới của các NHTM VN mà còn
làm giảm đi hiệu quả của các nhà lãnh đạo ngân hàng. Chính vì vậy, hiện đại hoá công
100
nghệ ngân hàng là mục tiêu hết sức cấp thiết đối với các NHTM VN trong thời gian
tới.
Riêng với nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, một trong những nghiệp vụ phái sinh
đƣợc thực hiện tƣơng đối nhiều so với những nghiệp vụ phái sinh khác tại VN, bên
cạnh những yêu cầu về nhân lực, nghiệp vụ này đòi hỏi ngân hàng cũng nhƣ doanh
nghiệp phải có một hệ thống thông tin dự báo lãi suất quốc tế nhanh, chính xác, cập
nhật liên tục. Tại các NHTM VN hiện nay, việc triển khai và đẩy mạnh hoạt động này
là tƣơng đối thuận lợi khi nhiều ngân hàng đã trang bị hệ thống thông tin do Reuter và
Bloomberg - hai hãng thông tin chuyên nghiệp hàng đầu về kinh tế tài chính của Anh
và Mỹ - cung cấp. Do đó, nếu xây dựng đƣợc hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại,
việc phát triển hoạt động phái sinh tại các NHTM VN không phải là không thể làm
đƣợc.
2.7 Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ
Môi trƣờng cạnh tranh cao cộng với tốc độ cải tiến công nghệ đặt ra những
vấn đề về các hệ thống kiểm soát và các ngân hàng không nên tham gia vào các giao
dịch hiện đại trƣớc khi thiết lập đƣợc các giới hạn về hệ thông kiểm soát phù hợp. Mặc
dù khả năng ra quyết định nhanh chóng là một nhân tố chủ chốt quyết định sự thành
công trong kinh doanh nhƣng để đảm bảo an toàn, các ngân hàng cần xem xét lại cấu
trúc đánh giá rủi ro và hệ thống kế toán cũng nhƣ cơ chế quản lý của mình nhằm đảm
bảo các quyết định đƣợc đƣa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin về rủi ro.
III/ Một số kiến nghị
Hiện tại, ngành ngân hàng đang có vai trò tiên phong trong việc ứng dụng các
CCPS. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã đƣa ra ở trên từ đó xây dựng
một thị trƣờng tài chính phái sinh phát triển, cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành
101
liên quan, trong đó vai trò dẫn đầu là của NHNN VN. Từ quan điểm đó, khoá luận xin
đề xuất một số kiến nghị sau:
Đối với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, trong tƣơng lai, trên cơ sở kinh
nghiệm thực tiễn và yêu cầu của thị trƣờng, Nhà nƣớc cần xem xét đề xuất ban hành
Luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh, điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động
của thị trƣờng tài chính phái sinh và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái
sinh nhƣ thông lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Ví dụ nhƣ: theo kinh
nghiệm của một số nƣớc, các hoạt động phái sinh có thể chia làm hai loại để quản lý và
kiểm soát, một là những giao dịch phái sinh của các tổ chức tài chính thực hiện với
mục đích lợi nhuận hoặc dự phòng rủi ro, tổ chức tài chính đƣợc xem là ngƣời dùng
cuối cùng các CCPS (end-user); hai là những dịch vụ phái sinh cho khách hàng, lúc
này các tổ chức tài chính lại đƣợc xem là nhà kinh doanh dịch vụ phái sinh, họ phải
cung cấp các bảng yết giá CCPS, phí dịch vụ cho khách hàng, và họ đóng vai trò là
những ngƣời tạo thị trƣờng.
NHNN cũng nên là đầu mối đề xuất với Chính phủ về việc giao các Bộ ngành
liên quan có công tác chuẩn bị lâu dài cho sự phát triển của thị trƣờng sau này nhƣ
thành lập các Sở giao dịch phái sinh, Trung tâm thanh toán bù trừ phục vụ các giao
dịch phái sinh, cũng nhƣ Quy định về thành viên tham gia Sở giao dịch,...
Đối với việc tham gia Sở giao dịch, cần phải có quy định rõ ràng về điều kiện
đối với các thành viên muốn tham gia nhƣ:
Phải có quy trình và chính sách hoàn thiện, phù hợp cho quản trị rủi ro và
kiểm soát nội bộ các hoạt động phái sinh;
Phải có hệ thống xử lý các giao dịch phái sinh hợp lý, tự động kết nối đến
các bộ phận giao dịch (front-offices), bộ phận trung kiểm (middle-offices) và hậu kiểm
(back-offices);
Phải có hệ thống quản lý rủi ro theo thời gian thực;
102
Cán bộ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động phái sinh phải có trên 5 năm
kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến các hoạt động phái sinh và quản trị rủi ro và có lý
lịch trong sạch (chƣa từng vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng);
Phải có ít nhất: (a) hai giao dịch viên chuyên nghiệp có ít nhất 2 năm kinh
nghiệm liên quan đến các giao dịch phái sinh hoặc giao dịch có liên quan và đƣợc đào
tạo chuyên nghiệp về các kỹ năng kinh doanh dịch vụ phái sinh, (b) một ngƣời chịu
trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mô hình rủi ro hoặc đánh giá rủi ro liên quan đến
hoạt động tài chính phái sinh, (c) một ngƣời chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển
mô hình rủi ro hoặc đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động phái sinh. Tất cả các nhân
sự nói trên phải làm việc chuyên trách và không kiêm nhiệm công việc khác;
Có trụ sở kinh doanh và các phƣơng tiện phù hợp cho hoạt động phái sinh;
Đối với chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài muốn tham gia, thì quốc gia chính
hoặc khu vực của ngân hàng đó phải có khung pháp lý quy định và giám sát hoạt động
phái sinh và cơ quan giám sát ở quốc gia chính phải có đủ năng lực giám sát hoạt động
này.
Hiện nay, chúng ta đã có dự thảo số 6 về Nghị định Quy định chi tiết Luật
Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá, điều kiện
thành lập, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hoá và việc phê chuẩn điều lệ
của Sở giao dịch hàng hoá. Đây chính là bƣớc khởi đầu cho việc thành lập và phát triển
các Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh có tài sản cơ sở là hàng hoá, và tiến tới là
thành lập Sở giao dịch cho các loại hợp đồng phái sinh khác có tài sản cơ sở là các tài
sản tài chính nhƣ lãi suất, trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tê,... sau này.
NHNN nên đứng ra làm đầu mối chuyển tải những kinh nghiệm, kiến thức
cũng nhƣ những quy định, thông lệ kinh doanh của thế giới về các công cụ tài chính
phái sinh cho các NHTM trong nƣớc, thông qua các khoá học, hội thảo,…giúp các
NHTM và các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về việc phòng ngừa rủi ro, đồng
thời am hiểu vững vàng về các CCPS.
103
NHNN cần có chính sách hỗ trợ nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá ở các
NHTM. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong những giải pháp đƣợc đề ra để
tạo thuận lợi cho việc khai thác và ứng dụng các CCPS. Hiện nay, NHNN đang làm
chủ đầu tƣ dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 với giá trị
112 triệu USD. Mục tiêu tổng quát của dự án là thiết lập đƣợc các hệ thống và quy
trình nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại với công nghệ tiên tiến, đáp
ứng nhu cầu hiện tại và tƣơng lai, góp phần giảm chi phí, cải thiện hiệu suất và tăng
khả năng sinh lời của ngân hàng. Với vai trò là chủ đầu tƣ của dự án, NHNN nên tích
cực hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các tiểu dự án tại các NHTM.
NHNN cũng cần có một số điều chỉnh để giảm các biện pháp quản lý mang
tính hành chính để đảm bảo cho sự phát triển khách quan của thị trƣờng, đặc biệt là
trong việc quản lý và điều hành tỷ giá và lãi suất, tạo điều kiện cho các NHTM kinh
doanh theo cơ chế thị trƣờng và quen dần với việc sử dụng các công cụ phòng chống
rủi ro để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các CCPS là một nghiệp vụ tƣơng đối mới
mẻ tại các NHTM VN. Tuy nhiên, việc đầu tƣ thời gian, công sức và tiền bạc để
nghiên cứu và hoàn thiện nghiệp vụ này tại các NHTM lại có ý nghĩa rất quan trọng.
Nó giúp nâng cao tính hiệu quả trong quá trình ứng dụng các CCPS, đảm bảo an toàn
và hạn chế rủi ro lãi suất cũng nhƣ cải thiện cung cấp chất lƣợng dịch vụ cho khách
hàng. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn khi thị trƣờng tài chính đƣợc mở cửa và tự do
hoá hoàn toàn, các lĩnh vực nhạy cảm nhƣ ngân hàng sẽ phải đƣơng đầu với nhiều rủi
ro cũng nhƣ áp lực cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nƣớc ngoài có nguồn vốn
khổng lồ và bề dày kinh nghiệm.
104
Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, khoá luận đã
hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và việc
phòng ngừa rủi ro lãi suất qua các CCPS. Tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài
chính phái sinh tại một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý rủi ro lãi suất, và việc ứng dụng các
CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất của các ngân hàng, chỉ ra những hạn chế và nguyên
nhân vì sao việc sử dụng các công cụ này trong phòng ngừa rủi ro lãi suất lại chƣa phát
triển tại các NHTM VN. Theo đó, một hạn chế rõ nét nhất chính là số lƣợng và giá trị
các hợp đồng phái sinh lãi suất còn rất thấp mà nguyên nhân lớn nhất là do sự phát
triển của thị trƣờng tài chính - tiền tệ trong nƣớc, điều kiện cần cho sự phát triển của
thị trƣờng phái sinh, còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, những điều kiện đủ nhƣ: hành lang
pháp lý đồng bộ và hoàn thiện, sự am hiểu của ngân hàng và doanh nghiệp, điều kiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ,…còn thiếu cũng là nguyên nhân dẫn khiến công tác
phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các CCPS chƣa phát triển.
Thứ ba, đề xuất một giải pháp nhằm tăng cƣờng việc ứng dụng các CCPS nói
chung và đặc biệt là trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM VN.
Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết đƣợc, khoá luận vẫn còn một số hạn chế,
mà hạn chế lớn nhất chính là việc đánh giá thực trạng về công tác phòng ngừa rủi ro lãi
suất thông qua các CCPS ở các NHTM VN. Khoá luận chƣa chỉ ra đƣợc, so với các
NHTM chƣa sử dụng CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh
của mình, thì các ngân hàng đã sử dụng CCPS có lợi ích gì hơn về việc hạn chế rủi ro,
về lợi nhuận, hay về thị phần, khách hàng. Ngoài ra, các NHTM sử dụng CCPS phải
đối mặt với những rủi ro gì trong điều kiện ứng dụng cụ thể. Nguyên nhân là do những
khó khăn trong việc tiếp cận và tìm hiểu về những thông tin này từ các NHTM VN. Hy
vọng rằng, trong thời gian tới, khi có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về phòng
ngừa rủi ro lãi suất qua các CCPS trong kinh doanh ngân hàng, cũng nhƣ những kinh
105
nghiệm thực tế về vấn đề này, em sẽ có thể phát triển và hoàn thiện khoá luận của
mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. NHNN VN - Thông tin tín dụng (CIC), số 10 (1/2008), số 11 (2/2008), số 12
(3/2008), số 13 (4/2008), số 14 (5/2008).
2. NHNN VN - Quản lý rủi ro vận hành và khả năng áp dụng Basel 2 tại Việt Nam
(21/01/2008).
3. Học viện ngân hàng - Đề tài nghiên cứu khoa học “Thị trường tài chính và các
định chế tài chính” (Nguyễn Phạm Thi Nhân, 2007).
4. Học viện ngân hàng - Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng tự do hoá lãi
suất từ khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận” (Đỗ Lƣơng Trƣờng, 11/2007).
5. Luận án Tiến sĩ - Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
(Nguyễn Ngọc Bảo 11/2005).
106
6. Báo Đầu tƣ chứng khoán - Bảo hiểm tỷ giá và lãi suất - tại sao không?
(13/03/2008).
7. Báo Đầu tƣ chứng khoán - Thị trường phái sinh, hạn chế nhưng tiềm năng
(19/11/2007).
8. Thời báo tài chính - Nhìn lại quá trình tự do hoá lãi suất ở nước ta (01/2006).
9. Thời báo tài chính - Ảnh hưởng của tự do hoá tài chính đến hệ thống ngân hàng
Việt Nam (02/06/2006).
10. Thời báo tài chính - Quản lý rủi ro lãi suất ở các Ngân hàng thương mại Việt
Nam (ThS. Đỗ Thị Kim Hảo, 31/10/2005).
11. Vnexpress - Tự do hoá tài chính ở Việt Nam - con đường và bước đi (08/2007).
12. Vnexpress - Được gì khi tự do hoá tài chính (Nguyễn Hoài, 06/2007).
13. Vnexpress - Công cụ phái sinh - cơ hội và rủi ro (Nguyễn Hoài, 11/2007).
14. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ - Báo cáo diễn biến kinh tế - tài chính - ngân
hàng năm 2007.
15. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ - Phòng Phát triển kinh tế và dự báo - Vì sao
FED tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm (Tăng Hiền, 13/12/2007).
16. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ, Tham luận Hội thảo khoa học “Sử dụng
công cụ hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các tổ chức tín dụng Việt
Nam” (ThS. Nguyễn Quang Minh, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, 2007).
17. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ, Tham luận Hội thảo khoa học “Hợp đồng
lãi suất kỳ hạn - Công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất” (ThS. Bùi Đức Minh, Ngân hàng
Ngoại Thƣơng Việt Nam, 2007).
18. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ, Tham luận Hội thảo khoa học “Sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam” (TS. Đỗ Thị Kim Hảo, Học viện ngân hàng, 2007).
19. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ, Tham luận Hội thảo khoa học “Nghiệp vụ
tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam” (ThS. Nguyễn Thị Thanh,
NHNN VN, 2007).
107
20. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ, Tham luận Hội thảo khoa học “Giao dịch
hoán đổi lãi suất, giao dịch hàng hoá tương lai - Công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro
hiệu quả tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam” (Phòng Kinh doanh tiền tệ,
Ban Nguồn vốn & Kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng đầu tƣ và Phát triển Việt Nam).
21. NHNN VN - Vụ chính sách tiền tệ - Phòng Chính sách tín dụng và lãi suất - Báo
cáo thống kê hoạt động các công cụ phái sinh (T4/2008).
22. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ - Cuộc đua tăng lãi suất và những yếu tố
tác động (Nguyễn Thị Kim Anh, số 3+4/2008).
23. Quản trị rủi ro tài chính - NXB Thống Kê (TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang).
24. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - NXB Thống Kê (PGS. TS.
Nguyễn Văn Tiến).
25. Quản trị Ngân hàng thương mại - NXB Tài chính (Peter S.Rose 2001).
26. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ - Diễn biến thị trường tài chính thế giới và
một số đồng tiền chủ chốt - Dự báo xu hướng năm 2008 (ThS. Lê Huyền Diệu, số
3+4/2008).
27. Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia - Chuyên đề “Chất
lượng tăng trưởng của Việt Nam và một số nước Đông Á” (10/2006).
28. NHNN VN - Nhận dạng và bình luận về xu hướng phát triển thị trường các
công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam (TS. Nguyễn Đại Lai, 11/2007).
29. Học viện ngân hàng - Tham luận “Phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh tại
các Ngân hàng thương mại Việt Nam” (TS. Nguyễn Kim Anh 10/2007).
30. Vietnam Net - Chứng khoán phái sinh (11/2007).
31. Vietnam Net - Lần đầu tiên hoán đổi lãi suất giữa USD và VNĐ (Hồng Phúc,
12/2004).
32. VnMedia - Giao dịch liên ngân hàng đầu tiên về hoán đổi lãi suất VNĐ
(5/2007).
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
108
1. Basel Committee on Banking Supervision (2001) - Principles for Management
and Supervision of Interest Rate Risk, Bank for International Settlements.
2. Stern School of Business - New York University - Money, Banking and
Financial markets (Professor A. Sinan Cebenoyan).
3. Columbia University - The Economics of Money, Banking and Financial
markets (Frederic S. Mishkin - 7
th
edition).
4. University of Toronto - Options, Futures, and other Derivatives (John C.Hull -
5
th
edition).
5. Bank Management (Timothy W. Koch and S. Scott MacDonald - 6th edition),
Chapter 6: Managing interest rate risk – Duration gap and economic value of equities.
6. Ohio State University, Department of Economics – “Duration” (a subpage of
The U.S real term structure by Huston McCulloch).
7. Duration measures: Historical perspective (Mark Taranto, 10/1995).
8. Bank for International Settlements – Triennial Central Bank Survey: Foreign
exchange and Derivatives activity in 2007 (12/2007).
9. Financial Institutions Management: A risk management approach (K.R.Stanton,
2006) – Chapter 8: Interest rate risk I.
10. Interest rate model risk: what are we talking about (R.Gibson, F.S.Lhabitant,
N.Pistre, D.Talay – 5/1998).
109
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Doanh số hoạt động phái sinh lãi suất theo loại tiền tệ
(Đơn vị tính: Tỷ USD)
Loại tiền tệ 2001 2004 2007
I. Kỳ hạn 129 233 258
Đôla Mỹ - USD 39 59 98
Euro - EUR 48 116 66
Yên Nhật - JPY 9 0 4
Bảng Anh - GBP 12 25 42
Các loại tiền khác 21 33 49
II. Hoán đổi 331 621 1210
Đôla Mỹ - USD 100 195 322
Euro - EUR 173 288 528
Yên Nhật - JPY 16 35 110
Bảng Anh - GBP 23 59 124
Các loại tiền khác 19 43 127
110
Loại tiền tệ 2001 2004 2007
III. Quyền chọn 29 171 215
Đôla Mỹ - USD 12 93 113
Euro - EUR 11 57 62
Yên Nhật - JPY 2 10 23
Bảng Anh - GBP 2 6 6
Các loại tiền khác 2 4 11
IV. Tổng số 489 1025 1686
Đôla Mỹ - USD 152 347 532
Euro - EUR 231 461 656
Yên Nhật - JPY 27 46 137
Bảng Anh - GBP 37 90 172
Các loại tiền khác 42 81 188
Phụ lục 2:
Biểu mẫu 03
Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ-NVKD3 ngày / /2007
của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Hợp đồng giao dịch cụ thể
hoán đổi lãi suất một đồng tiền...
Số: .. .. .. ..
Căn cứ quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ban hành kèm theo quyết định số
62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam;
Căn cứ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về quản lý ngoại hối;
111
Căn cứ hợp đồng khung ….
Hôm nay, ngày….tháng….năm….tại……………………………………………………
Chúng tôi gồm:
1. Bên A: Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
hoặc Chi nhánh NHĐT & PT ......................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Số điện thoại: ................................................................................................................
Ngƣời đại diện: ..............................................................................................................
Chức vụ: .......................................................................................................................
Theo uỷ quyền số:……ngày………của………………………………………………….
2. Bên B: .......................................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Số điện thoại: ................................................................................................................
Ngƣời đại diện: ..............................................................................................................
Chức vụ: .......................................................................................................................
Theo uỷ quyền số:…….ngày………của…………………………………………………
Thoả thuận ký hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền cụ thể này với những
điều kiện, điều khoản sau đây:
Điều 1: Các nội dung liên quan đến giao dịch
1. Ngày giao dịch:
2. Ngày giá trị:
3. Ngày đến hạn:
4. Đồng tiền giao dịch:
5. Số tiền gốc danh nghĩa:
6. Các điều khoản về lãi suất trao đổi:
a) Bên A:
112
- Trả lãi suất: Trả lãi suất cố định/lãi suất thả nổi/lãi suất cộng dồn chỉ số tham
chiếu, điều kiện tham chiếu
(Tuỳ thuộc vào thoả thuận cụ thể trong từng trường hợp, lãi suất áp dụng trong số các
hình thức lãi trên sẽ được quy định trong hợp đồng).
- Nguồn thông tin định kỳ xác định lãi suất (trƣờng hợp lãi suất thả nổi/lãi suất
cộng dồn hàng ngày).
- Các ngày xác định lãi suất (trƣờng hợp lãi suất thả nổi/lãi suất cộng dồn hàng
ngày).
- Các ngày định kỳ thanh toán lãi:
- Phƣơng thức tính lãi:
b) Bên B:
- Trả lãi suất: Trả lãi suất cố định/lãi suất thả nổi/lãi suất cộng dồn chỉ số tham
chiếu, điều kiện tham chiếu
(Tuỳ thuộc vào thoả thuận cụ thể trong từng trường hợp, lãi suất áp dụng trong số các
hình thức lãi trên sẽ được quy định trong hợp đồng).
- Nguồn thông tin định kỳ xác định lãi suất (trƣờng hợp lãi suất thả nổi/lãi suất
cộng dồn hàng ngày).
- Các ngày xác định lãi suất (trƣờng hợp lãi suất thả nổi/lãi suất cộng dồn hàng
ngày).
- Các ngày định kỳ thanh toán lãi:
- Phƣơng thức tính lãi:
7. Thanh toán lãi ròng: Vào ngày xác định lãi suất (trƣờng hợp lãi suất thả
nổi/lãi suất cộng dồn hàng ngày).
a) Nếu lãi suất bên A phải trả lớn hơn bên B, thì vào ngày thanh toán lãi định
kỳ, bên A phải trả cho bên B
Số tiền chênh lệch lãi suất (lãi ròng) = (lãi suất bên A phải trả - lãi suất bên B phải
trả) * Số tiền * Số ngày tính lãi trong kỳ trả lãi
113
b) Trƣờng hợp ngƣợc lại, vào ngày thanh toán định kỳ, bên B phải trả cho bên
A:
Số tiền chênh lệch lãi suất (lãi ròng) = (lãi suất bên A phải trả - lãi suất bên B phải
trả) * Số tiền * Số ngày tính lãi trong kỳ trả lãi
8. Điều kiện ký quỹ (nếu có) của bên B:
- Loaị tiền:
- Số tiền:
- Ngày bên B chuyển tiền ký quỹ:
- Lãi suất bên A trả cho bên B:
- Ngày thanh toán lãi:
- Điều kiện, số tiền, các ngày thanh toán ký quỹ bổ sung:
9. Đơn vị tính toán: Bên A. Mọi số liệu xác định giá trị thanh toán, trao đổi tiền
lãi và các khoản thanh toán khác do đơn vị tính toán thực hiện và thông báo cho bên
kia.
10. Thông lệ ngày làm việc:
11. Chỉ dẫn thanh toán:
- Chỉ dẫn thanh toán của bên A:
- Chỉ dẫn thanh toán của bên B:
Tuỳ theo điều kiện thị trường tại từng thời điểm giao dịch, các chi tiết giao dịch tại
điều 1 này có thể thay đổi.
Điều 2: Thực hiện hợp đồng
- Hợp đồng này là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng khung về thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất số.. …đã đƣợc bên A và bên B ký ngày……………………..
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ liên quan tại Hợp đồng
này.
- Hợp đồng đƣợc lập thành 04 bản có giá trị ngang nhau, có hiệu lực từ ngày ký, mỗi
bên giữ 02 bản.
114
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4054_6879.pdf