Khóa luận Phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã và đang ngày càng lớn mạnh hơn. Hiện nay Công ty AAC không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ để nâng cao hình ảnh của mình, xứng đáng là thành viên của hãng kiểm toán PrimeGlobal. Bên cạnh đó, Công ty AAC còn mở thêm các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Các dịch vụ do AAC cung cấp luôn được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía khách hàng cả trong và ngoài nước. Chính niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng trở thành động lực lớn để công ty ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam. Khoá luận đã tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, khoá luận đã đi sâu vào đánh giá những điểm ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán tại Công ty AAC. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán tại Công ty AAC. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên các đề xuất được trình bày ở trên chắc chắn còn nhiều điểm bất hợp lý và mang tính thực tiễn chưa cao. Mặt khác, do phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại hai khách hàng nên không có đầy đủ cơ sở để có thể so sánh và đánh giá được chính xác chất lượng của các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán được áp dụng tại Công ty AAC. Em hy vọng sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn vấn đề này và mong rằng trong tương lại kiểm toán các ước tính kế toán sẽ hoàn thiện quy trình chung giúp cho kiểm toán viên đánh giá đúng đắn và tăng độ tin cậy của các thông tin ước tính trên Báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính không ngừng nâng cao và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng cũng như những người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính.

pdf108 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua bảng dự phòng giảm giá HTK đã ước tính, KTV nhận thấy rằng chỉ có duy nhất thành phẩm Gạch 6 lỗ lớn có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc. Do đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ phải lập cho thành phẩm này. KTV tính toán được mức trích lập dự phòng hàng tồn kho là: 118.128.933 đồng. Kết luận của KTV: Tại thời điểm cuối năm, giá trị thuần có thể thực hiện được của thành phẩm tồn kho cuối kỳ thấp hơn giá vốn nhưng công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng theo TT228/2009/TT-BTC. Theo đó, số cần trích lập dự phòng: 118.128.933 đồng.  Lưu ý đơn vị hạch toán bổ sung. Nhận xét: Việc xác lập mục tiêu kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho là phù hợp, các thủ tục kiểm toán được thiết kế hợp lý, đảm bảo đạt được mục tiêu. Kiểm toán viên đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, làm cơ sở cho việc trich lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, KTV do thường được bổ nhiệm vào thời điểm sau khi kết thúc niên độ nên không thể tham gia kiểm kê HTK của công ty tại thời điểm cuối kỳ. KTV chỉ dựa vào biên bản kiểm kê của công ty và chấp nhận số liệu của đơn vị làm căn cứ để ước tính. Điều này có thể ảnh hưởng mục tiêu hiện hữu, đánh giá và đầy đủ của khoản mục. 2.2.2.7. Tổng hợp lại kết quả kiểm toán Các ước tính kế toán được thực hiện kiểm toán bởi các KTV khác nhau. Trong quá trình kiểm toán các KTV có sự trao đổi và trợ giúp nhau để giảm bớt công việc cũng như rủi ro gặp phải. Sau khi tiến hành kiểm toán, trưởng nhóm sẽ tiến hành tổng hợp các sai sót liên quan đến ước tính kế toán phát hiện được và đưa ra các bút toán điều chỉnh tương ứng. SVTH: Lê Quang Phúc 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Tổng hợp các bút toán điều chỉnh tại Công ty CP ABC: Đối với các khoản dự phòng: Trong kỳ công ty hoàn nhập dự phòng giảm giá tổn thất tài chính thiếu số tiền: 82.678.636 đồng. Nợ TK 229 82.678.636 Có TK 635 82.678.636 Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Công ty trích thiếu chi phí khấu hao trong kỳ, số tiền: 2.361.110 đồng. Nợ TK 642 2.361.110 Có TK 214 2.361.110 Đối với chi phí lãi vay dự trả: Công ty chưa hạch toán lãi vay dự trả tại thời điểm cuối kỳ, số tiền: 19.689.917 đồng. Nợ TK 635 19.689.917 Có TK 335 19.689.917 Đối với chi phí trả trước: Đơn vị phân bổ chi phí tổ chức bản thảo vượt số tiền: 27.771.520 đồng và phân bổ giá trị còn lại của TSCĐ chuyển thành CCDC vào chi phí thiếu số tiền: 5.200.917 đồng. Nợ TK 2428 27.771.520 Có TK 335 27.771.520 Nợ TK 642 5.200.917 Có TK 2428 5.200.917 Sau khi đưa ra bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty ABC, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán. Công ty ABC đã đồng ý điều chỉnh theo các bút toán điều chỉnh của KTV, do vậy KTV phát hành Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần (Phụ lục 9). SVTH: Lê Quang Phúc 71 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Đánh giá việc sử dụng phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.1. Đánh giá về công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Trong những năm gần đây, AAC luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị phần nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng bằng cách mở thêm nhiều hoạt động dịch vụ khác. Sự thành công của công ty trong thời gian gần đây phải kể đến những yếu tố sau:  Tổ chức bộ máy quản lý Công ty có một Ban lãnh đạo điều hành tốt, có đầy đủ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, có tầm nhìn chiến lược về khả năng hoạt động để từ đó đề ra kế hoạch và những định hướng cụ thể cho sự phát triển. Nhờ duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng nên hiện tại AAC là công ty kiểm toán lớn nhất khu vực miền Trung với số lượng hơn 1000 khách hàng. Bên cạnh những khách hàng thường xuyên trong nước, Công ty hiện nay đang mở rộng đối tượng khách hàng là các công ty nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Đều này chứng tỏ hoạt động của Công ty ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và các đối tác nước ngoài. Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức khoa học và phù hợp. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chuyên môn hoá cho các nhân viên, đem lại hiệu quả cao cho công việc. Ban Giám đốc điều hành còn thể hiện vai trò của mình trong việc bố trí những nhân viên đã từng kiểm toán khách hàng năm trước tiếp tục kiểm toán tiếp năm nay nhưng không phân công nhân viên kiểm toán cùng một khách hàng quá nhiều năm. Điều này giúp cho kiểm toán viên có thể tìm hiểu kỹ công ty khách hàng trên cơ sở những thông tin năm trước đã tìm hiểu. Đồng thời tạo ra không khí thân thiện khi làm SVTH: Lê Quang Phúc 72 Đạ i h ọc K i h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy việc cũng như đảm bảo kiểm toán viên không quá chủ quan vào các cuộc kiểm toán năm trước dẫn đến sai sót.  Đội ngũ nhân lực kiểm toán AAC có nguồn nhân lực trẻ tích cực, năng động, đầy sáng tạo, được trang bị những phương tiện làm việc như máy tính, phần mềm kiểm toán và có tinh thần đoàn kết để xây dựng Công ty phát triển đi lên. Có thể nói đội ngũ nhân viên là tiềm lực lớn tại AAC vì thế Công ty luôn chú trọng đầu tư vào con người, coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng của toàn bộ nhân viên, đào tạo về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Đội ngũ kiểm toán viên được đào tạo bài bản, có hệ thống, có kiến thức chuyên môn vững vàng, luôn cập nhật nhanh chóng và đầy đủ về mọi thông tin liên quan đến những thay đổi về chính sách tài chính Tại AAC, những thông tin mới về chính sách, chuẩn mực, pháp luật liên quan đến công việc kế toán và kiểm toán luôn được bổi dưỡng, cập nhật cho các nhân viên để kịp thời nắm bắt cũng như hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng trong quá trình làm việc. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kiểm toán viên cập nhật các chính sách và thông tin có liên quan đến công tác kiểm toán.  Quy trình thực hiện kiểm toán Quá trình thực hiện kiểm toán tại Công ty diễn ra một cách có hệ thống kết hợp với kinh nghiệm, khả năng phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên chính giàu năng lực. Khi tiến hành cuộc kiểm toán luôn có sự phân công rõ ràng, hợp lý và khoa học. Các khoản mục quan trọng luôn được kiểm toán bởi các kiểm toán viên chính và các khoản mục có liên quan tới nhau thường được kết hợp để kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Chính sự phân công, phân nhiệm trong một đoàn kiểm toán như vậy là một yếu tố hết sức quan trọng đem lại kết quả cho cuộc kiểm toán. Tại Công ty, thường người đứng đầu trong mỗi đoàn kiểm toán là nhóm trưởng. Nhóm trưởng luôn là người nắm rõ tình hình nhân sự của nhóm mình để đưa ra những sự phân công hợp lý, phù hợp với năng lực của thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng cũng có nhiệm vụ theo dõi, quan sát trong quá trình thực hiện kiểm toán của các thành viên cấp dưới, để có thể điều chỉnh nếu có sai phạm, kiểm tra quá trình thực hiện của kiểm toán viên cấp dưới và các trợ lý kiểm toán viên thông qua việc soát xét giấy làm việc của họ. SVTH: Lê Quang Phúc 73 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Trong quá trình làm việc, luôn có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đoàn. Đồng thời, cũng trong quá trình kiểm toán, mọi thắc mắc của khách hàng về cách hạch toán, xử lý nghiệp vụ hay nhu cầu cập nhật các thông tin mới đều được kiểm toán viên giải đáp từ đó gia tăng thêm phần uy tín cho công ty kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của Công ty được tổ chức rõ ràng, khoa học và tiện lợi. Bên cạnh đó việc lưu trữ hồ sơ luôn được chú trọng bởi tính bảo mật của khách hàng cũng như tầm quan trọng của hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán của khách hàng được lưu trữ rõ ràng sẽ góp phần trong việc tiết kiệm thời gian, công sức khi cần tham chiếu thông tin liên quan đến khách hàng.  Soát xét chất lượng kiểm toán Công ty thiết lập bộ máy kiểm soát theo 3 cấp xét duyệt. Đầu tiên và trực tiếp nhất là trưởng đoàn kiểm toán, người tham gia và thực hiện kiểm toán cùng với các thành viên trợ lý kiểm toán, chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán theo chương trình và mục tiêu đã đề ra. Kế đến là Ban kiểm soát chất lượng, người chịu trách nhiệm soát xét chất lượng, nội dung công việc của đoàn kiểm toán. Và sau cùng, là sự kiểm tra của Ban Giám Đốc, đảm bảo công việc kiểm toán đã được hoàn thành, báo cáo kiểm toán có chất lượng được phát hành. Việc kiểm soát chặt chẽ này đã mang lại niềm tin cũng như sự hài lòng cho khách hàng của công ty. Tuy nhiên, thực tế Kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế sau đây:  Sức ép về thời gian Đoàn kiểm toán thường bị sức ép về thời gian lớn do các doanh nghiệp phải nộp BCTC đã được kiểm toán trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. Ngoài ra, công việc kiểm toán thường diễn ra cao điểm vào thời điểm cuối năm và vào đầu của năm sau nên đoàn kiểm toán thường không tham gia chứng kiến kiểm kê với đơn vị. Mặt khác, do số lượng nhân viên kiểm toán có hạn nên số thành viên tham gia kiểm toán ở các đơn vị thường ít, điều này dễ dẫn đến tồn tại một số rủi ro mà đoàn kiểm toán không thể kiểm soát hết được. SVTH: Lê Quang Phúc 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Công ty đã đưa ra một quy chế cụ thể nhưng lại ít được thực hiện một cách đầy đủ. Do hạn hẹp về mặt thời gian nên kiểm toán viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình, qua điều tra phỏng vấn, kết hợp thu thập tài liệu rồi thực hiện tóm tắt trên giấy tờ làm việc chứ không quan sát thực tế việc áp dụng các thủ tục kiểm soát tại khách hàng.  Áp dụng kỹ thuật phân tích Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kỹ thuật phân tích được kiểm toán viên áp dụng còn khá hạn chế, chủ yếu dựa vào sự xét đoán của kiểm toán viên và không được trình bày ra giấy làm việc. Điều này dẫn đến các kiểm toán viên thường sử dụng khá nhiều việc kiểm tra chi tiết mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng đôi khi không đem lại hiệu quả cao. 3.1.2. Đánh giá về việc sử dụng phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 3.1.2.1. Ưu điểm Thứ nhất, tại AAC các thủ tục kiểm toán ước tính kế toán được công ty thiết kế đầy đủ và bám sát theo các phương pháp được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 540 “Kiểm toán các ước tính kế toán”. Trong quá trình thực hiện, KTV đã luôn theo dõi và thực hiện đầy đủ các thủ tục này. Kiểm toán viên đã phỏng vấn đơn vị về cách thức lập các ước tính kế toán; những dữ liệu đầu vào nào (giá thị trường chứng khoán, giá trị thuần có thể thực hiện được) được đơn vị sử dụng; đánh giá tính hợp lý của các mô hình mà đơn vị sử dụng (công thức đơn vị tính khấu hao, thời gian phân bổ chi phí trả trước) nếu hợp lý thì áp dụng mô hình đó cùng các dữ liệu làm cơ sở tính toán. Kiểm toán viên cũng đã tiến hành kiểm tra tính chính xác số học bảng tính của đơn vị hoặc tính toán lại rồi so sánh với số liệu đơn vị. Việc xem xét các thủ tục phê duyệt của Ban Giám đốc cũng được kiểm toán viên thực hiện đầy đủ qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc và những người có liên quan. Thứ hai, trong quá trình thực hiện KTV cũng đã quan tâm đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ. SVTH: Lê Quang Phúc 75 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Trên thực tế, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán sau ngày kết thúc niên độ khi kiểm tra việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc kiểm tra đơn giá bán trên Hoá đơn GTGT bán hàng sau ngày kết thúc năm tài chính để xác định giá trị thuần của HTK từ đó xác định nhu cầu lập dự phòng cho HTK, Việc soát xét các nghiệp vụ và sự kiện này sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của các ước tính mà đơn vị đã thực hiện hiện cũng như giảm bớt khối lượng công việc thực hiên nếu như kiểm toán viên thực hiện lại các ước tính độc lập so với đơn vị. Thứ ba, các thủ tục kiểm toán ước tính kế toán thường được thực hiện kiểm tra kết hợp với các khoản mục mà các ước tính này điều chỉnh. Khi kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đối với các khoản nợ phải thu thì sẽ tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán liên quan đến khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc kiểm tra dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ được thực hiện khi kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, Trong thực tế, một kiểm toán viên được giao kiểm tra khoản mục như hàng tồn kho, nợ phải thu, tài sản cố định, đầu tư tài chính thì kiểm toán viên đó sẽ tiến hành kiểm tra các khoản mục ước tính liên quan; hoặc nếu khoản mục ước tính liên quan được giao cho một kiểm toán viên hoặc trợ lý kiểm toán viên khác kiểm tra thì những người ngày sẽ cùng kết hợp với những người kiểm tra khoản mục chính. Với việc kết hợp chặt chẽ này sẽ giúp kiểm toán viên hiểu rõ về bản chất của các tài khoản có liên quan đến các ước tính kế toán này, thực hiện đầy đủ những mục tiêu cần đạt được, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. 3.1.2.2. Một số hạn chế Thứ nhất, mặc dù Công ty đã ban hành các quy định về thực hiện các thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhưng trong quá trình thực hiện kiểm toán viên ít khi thực hiện theo đúng quy trình. Dẫn đến, việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với các khoản mục ước tính kế toán cũng không được thực hiện một cách đầy đủ. Từ đó, việc đánh giá rủi ro, xác lập ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho khoản mục đối với từng cơ sở dẫn liệu không được chú ý thực hiện. Vì vậy, các thủ tục kiểm toán đối với các ước tính kế toán thường chỉ hướng tới việc kiểm tra chi tiết. Điều này dẫn đến việc mất nhiều thời gian kiểm tra chi tiết hơn nhưng SVTH: Lê Quang Phúc 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy không hiệu quả vì đối với các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì việc áp dụng các thử nghiệm kiểm soát sẽ hiệu quả hơn nhiều. Thứ hai, hạn chế chung đối với đa phần các cuộc Kiểm toán Báo cáo tài chính là Công ty vẫn chưa tiến hành thủ tục chứng kiến kiểm kê thời điểm kết thúc niên độ. Trên thực tế, công việc kiểm toán thường thực hiện sau ngày kết thúc niên độ, chính vì thế mà kiểm toán viên không có điều kiện để tham gia kiểm kê với khách hàng, các kiểm toán viên thường chấp nhận số liệu trong biên bản kiểm kê của khách hàng để kiểm tra các ước tính kế toán có liên quan. Do vậy, cơ sở dẫn liệu hiện hữu, đầy đủ và đánh giá có khả năng bị vi phạm. Thứ ba, theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 540 “Kiểm toán các ước tính kế toán” thì kiểm toán viên có thể lập một ước tính độc lập và so sánh với kết quả ước tính kế toán đơn vị đã lập trong kỳ. Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên hầu như chỉ thực hiện kiểm tra và ước tính độc lập dựa trên những cơ sở, dữ liệu mà khách hàng cung cấp. Thông thường những cơ sở, dữ liệu này có mức độ tin cậy thấp hơn so với những dữ liệu có nguồn gốc khác. Bên cạnh đó, trong trường hợp khách hàng không cung cấp được bảng tổng hợp ước tính hay những cơ sở, dữ liệu phục vụ cho việc ước tính thì kiểm toán viên cũng khó có thể đánh giá được mức độ hợp lý và chính xác của các ước tính khách hàng đã thực hiện trong kỳ. Do đó, việc so sánh ước tính độc lập của kiểm toán viên với ước tính của đơn vị sẽ không mang nhiều ý nghĩa.  Hạn chế cụ thể đối với từng khoản mục ước tính khi kiểm toán tại Công ty ABC: Dự phòng phải thu khó đòi: Tại Công ty ABC, kiểm toán viên chỉ kiểm tra ước tính dựa trên bảng phân loại tuổi nợ do Công ty lập. Với việc thực hiện ước tính lại dựa vào bảng phân loại tuổi nợ này kiểm toán viên có thể bỏ sót một vài đối tượng công nợ tồn động quá lâu mà đơn vị không công bố hoặc cố tình che dấu. Chi phí trả trước: Tại Công ty ABC, đơn vị không có bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn đối với việc phân bổ CCDC và thuế GTGT không được khấu trừ của HTK. Trong quá trình kiểm toán các khoản mục này, kiểm toán viên chỉ đánh giá việc đơn vị phân bổ các khoản chi phí này thông qua lập bảng biến động tăng giảm trong kỳ (Bảng số 2.6 và 2.7) chứ không lập nên các ước tính độc lập để kiểm tra. Điều này SVTH: Lê Quang Phúc 77 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy dẫn đến kiểm toán viên không đánh giá được mức độ hợp lý của việc phân bổ các khoản chi phí này trong kỳ của đơn vị. Chi phí khấu hao TSCĐ: Tại Công ty ABC, số lượng TSCĐ không nhiều và phương pháp khấu hao đường thẳng khá đơn giản nên kiểm toán viên có thể dựa trên những thông tin, dữ liệu trên bảng tính khấu hao hàng tháng để thực hiện kiểm tra chi tiết từng TSCĐ trong từng tháng. Tuy nhiên với những khách hàng mà số lượng TSCĐ gồm nhiều loại khác nhau, thời gian sử dụng khác nhau và phương pháp khấu hao phức tạp hơn thì việc kiểm tra chi tiết như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian và không đạt được hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Sau đây là một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện một số hạn chế trong kiểm toán các ước tính kế toán của Công ty mà em đã trình bày ở trên: Thứ nhất, đối với tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Trong quá trình thực hiện kiểm toán viên nên dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Kiểm toán viên nên kết hợp thực hiện tìm hiểu thêm về kiểm soát nội bộ đối với các ước tính kế toán trong quy trình tìm hiểu chung hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi với các câu hỏi được soạn sẵn sẽ giúp cho kiểm toán viên trong việc tìm hiểu một cách nhanh chóng, hiệu quả về kiểm soát nội bộ đối với việc lập, kế toán cũng như trình bày các ước tính kế toán. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng với các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ban đầu là tốt và Ban Giám đốc được tin tưởng là không sử dụng các ước tính kế toán nhằm mục đích gian lận trong việc trình bày Báo cáo tài chính. SVTH: Lê Quang Phúc 78 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Bảng 3.1 – Tìm hiểu HTKSNB đối với các ước tính kế toán CÂU HỎI Trả lời Yes No N/A 1. Có chính sách riêng về trích lập các khoản ước tính không?  2. Các chính sách về lập các ước tính kế toán có sử dụng nhất quán không?  3. Có thành lập Hội đồng thẩm định trước khi trích lập các khoản dự phòng không?  4. Các thủ tục phê chuẩn có được thực hiện đúng cấp không?  5. Lập các ước tính kế toán có dựa trên những cơ sở xác thực không?  6. Lập các ước tính kế toán có được thực hiện bởi những nhân viên kế toán có kinh nghiệm hay không?  7. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ có được xem xét không?  8. Có sự rà soát độc lập lại các ước tính đã lập không?  9. Có tiến hành đối chiếu số liệu ước tính đã lập trong kỳ với số của năm trước hay không? Có tìm hiểu nguyên nhân của những biến động bất thường hay không?  10. Có thường xuyên cập nhật các văn bản mới liên quan đến các ước tính kế toán không?  Việc áp dụng bảng câu hỏi khi trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng và các cá nhân liên quan sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với các ước tính kế toán. Từ đó kiểm toán viên sẽ đề ra phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp hơn đối với các ước tính kế toán. Thứ hai, đối với thủ tục chứng kiến kiểm kê. Để không bị giới hạn về phạm vi kiểm toán Công ty nên ký hợp đồng kiểm toán trước thời điểm kết thúc năm tài chính. Bởi vì thủ tục kiểm tra vật chất này sẽ là cơ sở và bằng chứng đáng tin cậy cho việc kiểm tra các ước tính kế toán nói riêng và tổng thể quy trình kiểm toán các khoản mục nói chung. SVTH: Lê Quang Phúc 79 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Đối với các loại hàng tồn kho đặc thù, hoặc tính chất phức tạp kiểm toán viên không thể đánh giá được giá trị, phẩm chất thì cần phải kết hợp với những đánh giá từ phía chuyên gia. Nếu không thực hiện được thủ tục chứng kiến kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ thì kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán thay thế khác để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy cho việc kiểm tra ước tính kế toán. Ví dụ: Kiểm toán viên thực hiện thủ tục thay thế trong trường hợp không tham gia chứng kiên kiểm kê bằng cách yêu cầu đơn vị phối hợp thực hiện chọn mẫu kiểm kê bổ sung hàng tồn kho tại thời điểm sau ngày kết thúc niên độ. Sau đó kiểm tra các nghiệp vụ nhập – xuất phát sinh sau ngày kết thúc niên độ rồi thực hiện cộng (trừ) ngược lại với số liệu kiểm kê bổ sung đó để tính toán ra được số lượng hàng tồn kho tại thời điểm cuối kỳ theo công thức sau: HTK cuối kỳ = HTK tại thời điểm kiểm kê - HTK nhập trong kỳ + HTK xuất trong kỳ Thứ ba, đối với những ước tính độc lập của kiểm toán viên. Trong quá trình thực hiện ước tính độc lập, kiểm toán viên nên dành nhiều thời gian hơn để thu thập những cơ sở, dữ liệu cần thiết cho việc ước tính của mình. Cơ sở, dữ liệu này có thể thu thập thông qua các bằng chứng lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: Số liệu từ những hợp đồng, Hoá đơn GTGT bán hàng của khách hàng, dữ liệu về giá chứng khoán từ những nguồn chính thống trên mạng Internet; giá bán hàng tồn kho của các đối thủ cạnh tranh, Mặt khác, việc sử dụng những mô hình ước tính khác so với mô hình ước tính của đơn vị cũng giúp kiểm toán viên đánh giá được mức độ chính xác các ước tính của đơn vị.  Giải pháp cụ thể đối với các khoản mục ước tính khi kiểm toán Công ty ABC: Dự phòng phải thu khó đòi: Kiểm toán viên thay vì sử dụng bảng phân loại tuổi nợ do khách hàng lập để ước tính dự phòng phải trích lập thì có thể yêu cầu đơn vị cung cấp bảng cân đối phát sinh công nợ trong khoảng thời gian từ 3 năm trở lại so với thời điểm kiểm toán. Mẫu bảng cân đối phát sinh công nợ như sau: SVTH: Lê Quang Phúc 80 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Bảng 3.2 – Bảng cân đối phát sinh công nợ Mã KH Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ Dư nợ đầu kỳ Dư có đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ KH029 99.112.913 99.112.913 KH027 330.888.188 819.506.050 751.891.588 398.502.650 KH041 5.400.000 5.400.000 KH002 34.320.000 34.320.000 KH020 5.400.000 5.400.000 KH068 30.000.000 30.000.000 KH025 349.673.683 79.217.380 347.112.464 81.778.599 KH032 372.112.400 372.112.400 KH047 178.607.000 178.607.000 KH001 825.010 50.910.000 26.350.000 25.385.010 KH050 268.746.400 1.885.994.904 1.503.614.908 651.126.396 KH062 412.801.673 9.450.000 304.050.000 118.201.673 KH031 37.787.063 37.787.063 KH005 3.195.000 3.195.000 KH042 5.400.000 5.400.000 KH030 48.200.175 48.200.175 KH021 120.847.650 120.847.650 KH049 73.148.443 1.668.305.611 1.205.505.500 389.651.668 KH083 682.178 682.178 KH038 1.350.000 1.350.000 KH019 80.848.130 35.974.950 116.823.080 KH011 378.034.632 2.499.863.750 2.632.641.299 245.257.083 KH007 1.054.327.072 3.243.654.975 3.354.327.072 943.654.975 KH026 80.948.500 80.948.500 KH067 22.110.000 66.330.000 88.440.000 KH058 6.888.397 6.888.397 KH039 232.932.587 977.941.200 463.000.887 747.872.900 KH015 4.479.528 4.479.528 KH085 8.408.000 8.408.000 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế trong quá trình thực tập tại AAC) SVTH: Lê Quang Phúc 81 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Trên bảng cân đối phát sinh công nợ, kiểm toán viên sẽ lọc ra những công nợ không có phát sinh biến động tăng (giảm) trong kỳ và tập trung vào tìm hiểu những công nợ đó để lập dự phòng. Để lọc ra đối tượng công nợ này sẽ sử dụng trợ giúp phần mềm Microsoft Excel 2010 với công cụ là “Data Filter”. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần lọc. Click chuột vào dòng số 4 để chọn các vùng dữ liệu cần lọc SVTH: Lê Quang Phúc 82 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Bước 2: Sử dụng chức năng lọc dữ liệu của công cụ “Data Filer” trên phần mềm để chọn ra các đối tượng công nợ không có phát sinh tăng (giảm) trong kỳ. Bước 3: Chọn điều kiện để lọc ra các đối tượng mong muốn. Chọn Tab “Data” Chọn “Filter” Chọn vào dấu để lựa chọn điều kiện lọc ở dòng “Phát sinh nợ” SVTH: Lê Quang Phúc 83 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Trên phần mềm Excel quy định, “(Blanks)” sẽ được gán cho giá trị bằng 0 nghĩa là những đối tượng công nợ có “Phát sinh nợ” bằng 0 sẽ được chọn. Tương tự, thực hiện thao tác như trên để lọc ra các đối tượng công nợ có “Phát sinh có” bằng 0. Sau khi thực hiện các bước trên, giao diện phần mềm sẽ hiển thị ra được các đối tượng công nợ trong kỳ không có phát sinh tăng (giảm) theo đúng nhu cầu lọc dữ liệu ban đầu. Những đối tượng công nợ được lọc ra dưới đây sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thực hiện kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi. Tích chọn vào ô vuông “(Blanks)” và nhấn OK SVTH: Lê Quang Phúc 84 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy Bên cạnh đó, kiểm toán viên việc thu thập bảng cân đối phát sinh công nợ trong khoảng thời gian từ 3 năm trở lại so với thời điểm kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên kiểm soát được và tránh bỏ sót đối với những công nợ tồn đọng lâu dài để xác định nhu cầu lập dự phòng. Chi phí trả trước: Nếu trường hợp khách hàng không có bảng tổng hợp phân bổ như tại Công ty ABC thì kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá được mức độ hợp lý của việc phân bổ các khoản chi phí trả trước này vào chi phí trong kỳ. Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích theo công thức sau: Tỷ lệ (%) phân bổ chi phí trả trước = Chi phí trả trước phân bổ vào chi phí kỳ nay (i) x 100% Chi phí trả trước phân bổ vào chi phí kỳ trước (i-1) Bên cạnh so sánh số liệu khách hàng đã phân bổ kỳ này với kỳ trước thì kiểm toán viên có thể kết hợp phân tích thêm với những biến động tăng (giảm) chi phí trả SVTH: Lê Quang Phúc 85 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy trước trong kỳ. Điều này sẽ giúp đánh giá được mức độ hợp lý của việc phân bổ các khoản chi phí trả trước này vào chi phí của khách hàng trong kỳ. Chi phí khấu hao TSCĐ: Để tiết kiệm được thời gian và tăng tính hiệu quả khi kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định, kiểm toán viên có thể sử dụng mô hình ước tính khấu hao dựa trên chi phí khấu hao kỳ trước và mức khấu hao tăng (giảm) trong kỳ. Việc sử dụng ước tính này sẽ giúp kiểm toán viên có những phán đoán nhanh chóng và hợp lý hơn. Mô hình ước tính khấu hao được thực hiện ở bảng sau: Bảng 3.3 – Ước tính chi phí khấu hao trong kỳ Diễn giải Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý Tài sản cố định khác Tổng cộng Chi phí khấu hao kỳ trước (a) (a) (a) (a) (a) (A) Chi phí khấu hao tăng trong kỳ (x) (x) (x) (x) (x) (X) Chi phí khấu hao giảm trong kỳ (y) (y) (y) (y) (y) (Y) Chi phí khấu hao kỳ này (ước tính) (b)=(a)+(x)-(y) (b) (b) (b) (b) (B)=(A)+(X)-(Y) Chi phí khấu hao theo sổ sách (c) (c) (c) (c) (c) (C) Chênh lệch (d) (d) (d) (d) (d) (D)=(B)-(C) SVTH: Lê Quang Phúc 86 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã và đang ngày càng lớn mạnh hơn. Hiện nay Công ty AAC không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ để nâng cao hình ảnh của mình, xứng đáng là thành viên của hãng kiểm toán PrimeGlobal. Bên cạnh đó, Công ty AAC còn mở thêm các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Các dịch vụ do AAC cung cấp luôn được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía khách hàng cả trong và ngoài nước. Chính niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng trở thành động lực lớn để công ty ngày càng phát triển, khẳng định vị thế của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất tại Việt Nam. Khoá luận đã tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất về kiểm toán các ước tính kế toán trong quy trình Kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, khoá luận đã đi sâu vào đánh giá những điểm ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán tại Công ty AAC. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán tại Công ty AAC. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên các đề xuất được trình bày ở trên chắc chắn còn nhiều điểm bất hợp lý và mang tính thực tiễn chưa cao. Mặt khác, do phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại hai khách hàng nên không có đầy đủ cơ sở để có thể so sánh và đánh giá được chính xác chất lượng của các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán được áp dụng tại Công ty AAC. Em hy vọng sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn vấn đề này và mong rằng trong tương lại kiểm toán các ước tính kế toán sẽ hoàn thiện quy trình chung giúp cho kiểm toán viên đánh giá đúng đắn và tăng độ tin cậy của các thông tin ước tính trên Báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính không ngừng nâng cao và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng cũng như những người sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. SVTH: Lê Quang Phúc 87 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy 2. KIẾN NGHỊ Để cho việc đánh giá việc sử dụng phương pháp kiểm toán các ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC được chính xác và hoàn thiện, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, em có một số kiến nghị sau:  Mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách thu thập số liệu kiểm toán thực tế của nhiều loại hình khách hàng như: Công ty sản xuất, công ty thương mại & dịch vụ, để thấy rõ hơn bản chất của các ước tính kế toán cũng như nghiên cứu sâu hơn việc áp dụng các phương pháp kiểm toán ước tính kế toán đối với mỗi loại hình khách hàng của Công ty AAC.  Nghiên cứu, thiết kế thêm các mô hình mới cho các ước tính kế toán. Mô hình mới này sẽ sát thực hơn với thực tế và trợ giúp kiểm toán viên trong việc đưa ra các đánh giá về mức độ hợp lý các ước tính kế toán khách hàng đã lập.  Hoàn thiện quy trình nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với việc lập các ước tính kế toán. SVTH: Lê Quang Phúc 88 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A. A. Arens & J.K. Locbbecke (1997), Auditing: An Integrated A pproach, Prentice Hall 2. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 540 “Kiểm toán các ước tính kế toán” 3. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán Báo cáo tài chính” 4. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán” 5. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Viêt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” 6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư 228/2009/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp” 7. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” 8. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 123/2012/TT-BTC “Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp” 9. Một số website: + www.acc.com.vn + www.kiemtoan.com.vn + www.vacpa.org.vn + www.s.cafef.vn SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy  PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG THỐNG NHẤT TRÊN GIẤY LÀM VIỆC Ký hiệu Ý nghĩa  Đã đối chiếu với số dư năm trước  Đã đối chiếu với số sổ cái và sổ chi tiết  Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan  Đã thực hiện cộng dồn  Đã kiểm tra lại các phép tính số học ∅ Đã gửi thư xác nhận ⊗ Đã được bên thư 3 xác nhận, đã nhận được thư phúc đáp. Số liệu khớp đúng, đồng ý với thư xác nhận W Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng từ hoặc các tài liệu khác có liên quan (To watch out). W Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung chứng từ gốc. OK Các bút toán điều chỉnh đã được Kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm đồng ý Trưởng nhóm đồng ý với nhận xét, kết luận của KTV cấp dưới/trợ lý KTV Thành viên Ban kiểm soát đồng ý với kết luận của KTV trên giấy làm việc Cấp duyệt cao nhất (thành viên Ban Tổng Giám đốc) đồng ý với kết luận của KTV trên sự điều chỉnh của Ban kiểm soát X Ký hiệu này điền trong ô vuông (□) để thể hiện có tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc thể hiện dữ kiện nêu ra là đúng NA Không áp dụng / None applicable BS Khớp với số liệu trên Bảng CĐKT/ Agreed to balance sheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐKT PL Khớp với số liệu trên BC KQHĐKD/ Agreed to profit and loss statement: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BC KQHĐKD PY Khớp với số liệu trên BCKT năm trước/ Agreed to Previous year ‘s report: Ký SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy  Ký hiệu Ý nghĩa hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm trước TB Khớp với số liệu trên Bảng CĐPS/ Agreed to trial balance: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng CĐPS LS Khớp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp/ Agreed to leadsheet: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp GL Khớp với số liệu trên Sổ Cái/ Agreed to general ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên Sổ Cái tài khoản SL Khớp với số liệu trên sổ chi tiết/ Agreed to sub- ledger: Ký hiệu này đặt sau số liệu để thể hiện KTV đã đối chiếu số liệu đó phù hợp với số liệu trên sổ chi tiết tài khoản SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 2. BẢNG PHÂN LOẠI TUỔI NỢ Đơn vị Tổng số nợ Phân tích theo thời gian như sau Mã Tên 6 tháng -> 12 tháng 1 năm -> 2 năm 2 năm -> 3 năm Trên 3 năm 3DANTK Phòng GD&ĐT Quận Thanh Khê 138.780 138.780 PGDBP Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Đồng Phú - Bình Phước 306.000 306.000 3DANSD Nhà sách Điền Tiến 700.200 700.200 CTBHAT Công ty CP Sách-TBTH Hà Tĩnh 746.000 746.000 CTNBIT Công ty CP Sách TB Bình Thuận 990.000 990.000 CTIDAL Công ty TNHH MTV IN DAKLAK 1.020.000 1.020.000 3KHHNT Nhà sách Nhã Trang 1.111.596 1.111.596 3QUMGL CN CTY CP Gia Lai C.T.C tại Quảng Nam 1.445.400 1.445.400 3HCMDN CN C.ti CP Sách - TBTH Đà Nẵng tại TP HCM 1.474.390 1.474.390 SOTQUN Sở GD và ĐT Quảng Ngãi 1.636.080 1.636.080 3QUNGL CN CTY CP Gia Lai C.T.C tại Quảng Ngãi 5.618.000 5.618.000 3GILCN Công ty CP Thiết bị Giáo dục Cao Nguyên 5.866.000 5.866.000 CTBNGA Công ty Cp Sách - TBTH Nghệ An 6.636.800 6.636.800 3PHYGL CN CTY CP Gia Lai C.T.C tại Phú Yên 11.744.100 11.744.100 3QUNDT Công ty TNHH Đức Trí 14.255.000 14.255.000 3NGADT Cửa hàng sách TBGD Đức Trí 17.572.960 17.572.960 3DANKN Công ty TNHH 1TV VH&DV Khoa Nhân 18.449.220 18.449.220 3QUMVC Siêu thị sách Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam 25.582.026 25.582.026 CTBLAC Công ty CP Sách TBTH Lào Cai 26.346.370 26.346.370 3BIDGL CN CTY CP Gia Lai C.T.C tại Bình Định 29.197.400 29.197.400 3QUNST Siêu Thị Quảng Ngãi 49.646.290 49.646.290 3NADNB Công ti TNHH Văn Hóa Ngọc Bình 66.242.310 66.242.310 TỔNG 286.724.922 52.585.396 3.110.470 78.963.350 152.065.706 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 3. BẢNG KÊ LẬP DỰ PHÒNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 31/12/2013 STT Mã CK Giá trị sổ sách Hoàn nhập Giá trị tại thời điểm 30/06/2013 Số tiền dự phòng Tại thời điểm 31/12/2013 Ghi chú Số lượng Giá trị Đơn giá Giá trị 30/06/2013 Mức tăng (giảm) giá Giá trị tăng (giảm) 1 STC 20.000 544.723.636 - 52.000.000 10.700 214.000.000 330.723.636 -4.600 -69.000.000 Hoàn nhập 2 BDB 291.950 2.919.500.000 - 6.800 1.985.260.000 934.240.000 1000 291.950.000 Bổ sung Tổng 311.950 3.464.223.636 - 52.000.000 2.199.260.000 1.264.963.636 222.950.000 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 4. BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ CẢ NĂM 2013 MÃ TÀI SẢN TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ TSCĐ LŨY KẾ KHẤU HAO ĐẾN 31/12/2013 GIÁ TRỊ CÒN LẠI ĐẾN 31/12/2013 THỜI GIAN KHẤU HAO (NĂM) KHẤU HAO THÁNG LŨY KẾ KHẤU HAO ĐẾN CUỐI THÁNG GIÁ TRỊ CÒN LẠI ĐẾN CUỐI THÁNG NGÀY ĐƯA VÀO SỬ DỤNG I.PHUƠNG TIỆN VẬN TẢI TRUYỀN DẪN 1.470. 960.000 828.694.727 642.265.273 14.984.293 1.040.817.438 430.142.562 2110170 Xe ôtô INNOVA 392.090.909 359.779.714 32.311.195 6 0 392.090.909 0 30/09/2007 2110176 Xe nâng bán tự động HU LIFT(641) 38.720.000 30.599.556 8.120.444 6 537.778 37.052.889 1.667.111 03/042008 2110182 Xe ôtô Camry 2.4G 1.007.980.909 430.258.518 577.722.391 6 13.999.735 598.255.336 409.725.573 08/06/2010 2110189 HT dẫn điện vào Nhà Xưởng (641) 32.168.182 8.056.939 24.111.243 6 446.780 13.418.303 18.749.879 30/06/2011 II.THIẾT BỊ DỤNG CỤ QUẢN LÝ 419.445.909 170.846.974 150.789.844 9.764.306 280.915.820 138.530.089 2110171 Máy photocopy TOSHIBA E203 36.112.727 36.112.727 0 3 0 36.112.727 0 12/07/2007 2110169 Máy điều hoà đứng LG 31.818.182 31.818.182 0 3 0 31.818.182 0 30/09/2007 2110190 Hệ thống PCCC kho HC (641) 193.715.000 81.252.681 112.462.319 3 5.380.972 145.824.348 47.890.652 27/09/2011 2110193 Máy tính xách tay SONY VAIO Z227 59.990.909 21.663.384 38.327.525 3 1.666.414 41.660.354 18.330.555 01/12/2011 SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy 2110202 Máy chủ 50.900.000 0 0 3 1.413.889 13.903.241 36.996.759 06/03/2013 2110203 Máy điều hoà Daikin (4c) 46.909.091 0 0 3 1.303.030 11.596.970 35.312.121 04/04/2013 III.NHÀ CỬA VẬT KIẾN TRÚC 9.355.288.793 575.679.098 7.182.539.366 35.872.712 1.162.343.501 8.192.945.292 2110188 Nhà xưởng SGD Hoà Cầm(641) 4.441.934.837 444.342.415 3.997.592.422 20 18.508.062 666.439.159 3.775.495.678 20/12/2010 2110192 HT máI che tôn cửa NX HC(641) 115.078.000 12.701.153 59.876.847 6 1.598.306 25.505.823 89.572.177 12/12/2011 2110197 Nhà 145-147 Lê Lợi - ĐN 4.727.545.536 118.635.530 3.125.070.097 25 15.758.485 470.390.660 4.257.154.876 12/10/2012 2110197 Nhà 145-147 Lê Lợi - ĐN 70.730.420 25 7.859 7.859 70.722.561 31/12/2013 IV.QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 7.799.999.000 0 7.799.999.000 0 0 7.799.999.000 2110199 Đất 145-147 Lê Lợi TPĐN 7.799.999.000 0 7.799.999.000 0 0 0 7.799.999.000 12/10/2012 V. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 85.000.000 0 0 566.667 566.667 84.433.333 2110199 Website thương mại điện tử 85.000.000 0 0 5 566.668 566.668 84.433.332 20/12/2013 TỔNG CỘNG 19.130.693.702 1.575.220.799 15.775.593.483 61.187.977 2.484.643.425 16.646.050.277 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 5. BẢNG KÊ TSCĐ CHUYỂN SANG CCDC THEO TT45/2013/TT-BTC MÃ TÀI SẢN TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ TSCĐ ĐƠN VỊ QUẢN LÝ LŨY KẾ KHẤU HAO ĐẾN 31/05/2013 GIÁ TRỊ CÒN LẠI ĐẾN 31/05/2013 PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2013 PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2014 NGÀY ĐƯA VÀO SỬ DỤNG I.PHUƠNG TIỆN VẬN TẢI TRUYỀN DẪN 40.568.000 30.847.454 9.720.546 3.240.182 6.480.364 2110175 Xe máy HONDA FUTURE NEO(641) 22.668.000 TC-HC 22.038.333 629.667 209.889 419.778 30/09/2007 2110181 Máy phát điện 17.900.000 TC-HC 8.809.121 9.090.879 3.030.293 6.060.586 17/06/2010 II.THIẾT BỊ DỤNG CỤ QUẢN LÝ 252.976.144 169.080.190 83.895.954 27.965.319 55.930.638 2110172 Máy vi tính sách tay TOSHIBA M100 16.563.143 TC-HC 16.563.143 0 0 0 30/07/2007 2110174 Máy chiếu 22.857.573 TC-HC 22.857.573 0 0 0 30/09/2007 2110167 Máy vi tính sách tay SONY VAIO 26.600.000 GĐ 26.600.000 0 0 0 30/09/2007 2110173 Máy vi tính 14.055.429 KT-BT 14.055.429 0 0 0 14/11/2007 2110179 Máy điều hoà TOSHIBA RASS 18 S 11.863.636 GĐ 11.863.636 0 0 0 01/09/2009 2110183 Máy vi tính xách tay SONY VAIO 15.445.454 KHPH 14.887.702 557.752 185.917 371.835 09/07/2010 2110184 Máy vi tính xách tay VAIO EA16 22.718.181 KTTC 20.677.752 2.040.429 680.143 1.360.286 07/09/2010 2110185 Máy vt xách tay SONY VAIO VPC 22.718.182 KTBT 20.362.221 2.355.961 785.320 1.570.641 22/09/2010 2110191 Máy lạnh PANASONIC KC18MKH 10.727.272 KHPH 5.284.155 5.443.117 1.814.372 3.628.745 08/12/2011 2110196 Máy tính xách tay DELL 12.536.364 KHPH 2.669.782 9.866.582 3.288.861 6.577.722 11/10/2012 2110196 Máy tính xách tay DELL 12.536.364 KHPH 2.669.782 9.866.582 3.288.861 6.577.722 11/10/2012 2110198 Máy in HP LJ 5200 23.727.273 KTBT 4.723.485 19.003.788 6.334.596 12.669.192 26/10/2012 2110200 Máy tính xách tay DELL 14.727.273 KHPH 2.700.000 12.027.273 4.009.091 8.018.182 12/11/2012 2110201 Máy tính xách tay DELL 14.727.273 SXKV 2.700.000 12.027.273 4.009.091 8.018.182 12/11/2012 2110205 Máy vi tính xách tay DELL 3521 11.172.727 KHPH 465.530 10.707.197 3.569.066 7.138.131 16/04/2013 TỔNG CỘNG 293.544.144 0 199.927.644 93.616.500 31.205.501 62.411.002 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 6. BIÊN BẢN KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO Tên khách hàng: Công ty Gạch XYZ Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2013 PHIẾU KIỂM KÊ HTK _________________________________________________________________________________ Tên kho hàng: Kho thành phẩm Địa điểm: Thời điểm kiểm kê: 31/12/2013 Chủng loại vật tư, hàng hóa: (nguyên vật liệu, thành phẩm, sp dở dang, ...) Mô tả cách chọn mẫu kiểm kê: (chọn mẫu khoản mục trên phiếu kiểm kê của khách hàng đối chiếu với số lượng thực tế/chọn mẫu khoản mục trên thực tế đối chiếu với phiếu kiểm kê của khách hàng; cơ sở chọn mẫu) . STT Tên hàng hóa, vật tư Mã số Đơn vị tính Số liệu đếm thực tế Số liệu theo sổ sách, thẻ kho (1) Chênh lệch (2) Ghi chú 1. Gạch 2 lỗ Viên 65.658 62.538 3.120 2. Gạch 6 lỗ nhỏ Viên 588.212 588.212 0 3. Gạch 6 lỗ nhỏ ½ Viên 5.838 3.738 2.100 4. Gạch đặc lớn Viên 593 593 0 Xác nhận của DN Kiểm toán viên (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 7. BẢNG TỔNG HỢP N-X-T KHO THÀNH PHẨM NĂM 2013 TÊN MẶT HÀNG ĐVT SL ĐẦU KỲ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN SL NHẬP ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN SL XUẤT ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN SL CUỐI KỲ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN Thành phẩm 0 0 4.865.726.874 0 0 13.006.348.105 0 0 13.577.355.406 0 0 4.294.719.573 Gạch 2 lỗ Viên 7.117 804,94 5.728.723 197.707 993,2 196.362.074 139.166 920,06 128.041.113 65.658 1.127,81 74.049.684 Gạch đặc 200 Viên 1.244.567 1.066,99 1.327.942.953 3.137.568 1.086,64 3.409.406.824 3.285.673 1.060,88 3.485.713.744 1.096.462 1.141,52 1.251.636.033 Gạch đặc 220 Viên 35.200 1.257,01 44.246.678 98.563 1.261,32 124.319.218 133.170 1.257,85 167.508.549 593 1.783,05 1.057.347 Gạch 6 lỗ lớn Viên 1.050.528 1.838,94 1.931.854.513 2.198.913 1.850,95 4.070.087.776 2.196.833 1.819,63 3.997.420.045 1.052.608 1.904,34 2.004.522.244 Gạch 6 lỗ lớn 1/2 Viên 68.901 907,87 62.553.310 162.750 905,61 147.388.825 228.146 905,21 206.519.011 3.505 976,64 3.423.124 Gạch 6 lỗ nhỏ Viên 953.642 1.507,95 1.438.044.604 3.276.181 1.493,70 4.893.626.708 3.641.611 1.476,36 5.376.311.660 588.212 1.624,18 955.359.652 Gạch 6 lỗ nhỏ 1/2 Viên 75.609 732,14 55.356.093 225.439 732,6 165.156.680 295.210 731,14 215.841.284 5.838 800,19 4.671.489 (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 8. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG BÁN HÀNG HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT3/001 Ký hiệu: AA/13P Liên 3: Nội bộ Số: 000097x Ngày...13..tháng..01...năm 2014. Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH XYZ Mã số thuế: 3300xxxxxx Địa chỉ: TT.Huế Điện thoại:.................................................Số tài khoản.................................................................................. Họ tên người mua hàng................................................................ ...... ....... ................................................... Tên đơn vị: DNTN TM & DV BCD Mã số thuế: Địa chỉ: TT Huế Hình thức thanh toán: TM/CK.. Số tài khoản.. STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4x5 1 Gạch 6 lỗ lớn Viên 7.500.000 1.818,18 13.636.364 2 Gạch 6 lỗ lớn 1/2 Viên 200.000 1.136,37 227.273 Cộng tiền hàng: 13.863.637 Thuế suất GTGT: .10 % , Tiền thuế GTGT: 1.386.363 Tổng cộng tiền thanh toán 15.250.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười lăm triệu, hai trăm năm năm mươi ngàn đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Người bán hàng (Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên) (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Quang Huy PHỤ LỤC 9. BÁO CÁO KIỂM TOÁN CÔNG TY CP ABC BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Kính gửi: Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các Cổ đông Công ty Cổ phần ABC Chúng tôi đã kiểm toán các Báo cáo tài chính năm 2013, gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2013, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, được lập ngày 02/03/2014 của Công ty Cổ phần ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty”) đính kèm từ trang 5 đến trang 28. Trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính; chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Tổng Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của Kiểm toán viên là đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu Báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không. Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và Thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Tổng Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi. Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, các Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2013 và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/2013, phù hợp với Chuẩn mực, Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan về lập và trình bày Báo cáo tài chính. (Nguồn: Số liệu kiểm toán thực tế Công ty CP ABC) SVTH: Lê Quang Phúc Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_quang_phuc_153.pdf
Luận văn liên quan