Khóa luận Phương thức mưu sinh của người mường ở xã Đông xuân, huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội

Phương pháp luận chung là dựa trên Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp cụ thể được đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra, điền dã dân tộc học, quan sát, phỏng vấn, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát,. 6. Đóng góp của đề tài * Về lí luận - Đề tài phác họa phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường tại xã Đông Xuân. - Làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi trong phương thức mưu sinh của người Mường trong điều kiện hội nhập như hiện nay

pdf12 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Phương thức mưu sinh của người mường ở xã Đông xuân, huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hµ Néi Khoa v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè ------------------------- PHƯƠNG THỨC MƯU SINH CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở Xà ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Kho¸ luËn tèt nghiÖp cö nh©n ngμnh v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè Sinh viªn thùc hiÖn : GIANG THỊ BÌNH Gi¶ng viªn h−íng dÉn : TRIỆU THỊ NHẤT Hμ Néi - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Triệu Thị Nhất đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nhân dân xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho em. Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại địa phương chưa nhiều, người viết còn nhiều thiếu sót trong bài khóa luận này. Kính mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để công trình đầu tay này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2014. Sinh viên thực hiện Giang Thị Bình 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 Chương 1 ........................................................................................................ 11 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG ........................................................... 11 Ở Xà ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... 11 1.1. Nguồn gốc, tộc danh ......................................................................... 11 1.2. Đặc điểm vùng cư trú ....................................................................... 13 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................... 13 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 16 1.3. Đặc điểm văn hóa .............................................................................. 17 1.3.1. Văn hóa vật chất .......................................................................... 17 1.3.2. Văn hóa tinh thần ....................................................................... 24 1.3.3. Văn hóa xã hội. ........................................................................... 27 Chương 2 ........................................................................................................ 31 PHƯƠNG THỨC MƯU SINH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở Xà ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................. 31 2.1. Các phương thức mưu sinh của người Mường ............................... 31 2.1.1. Trồng trọt ...................................................................................... 31 2.1.2. Chăn nuôi ..................................................................................... 40 2.1.3. Nghề thủ công .............................................................................. 42 2.1.4. Chiếm đoạt tự nhiên ..................................................................... 44 2.1.5. Trao đổi buôn bán ........................................................................ 49 2.2. Năng suất và mức sống ...................................................................... 50 2.3. Một số nghi lễ và kiêng kỵ liên quan. ............................................... 51 Chương 3 ........................................................................................................ 57 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở Xà ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................. 57 3.1. Những biến đổi của phương thức mưu sinh .................................... 57 3.1.1. Biến đổi về các phương thức mưu sinh ...................................... 57 3.1.1.1. Trồng trọt ............................................................................... 57 3.1.1.2. Chăn nuôi ............................................................................... 60 3.1.1.3. Thủ công nghiệp ..................................................................... 61 3.1.1.4. Chiếm đoạt tự nhiên ............................................................... 61 3.1.1.5. Trao đổi buôn bán hàng hóa .................................................. 62 3.1.2. Biến đổi về năng suất và mức sống ............................................... 63 3.1.3. Biến đổi về các nghi lễ và kiêng kỵ liên quan ............................... 65 3.2. Nguyên nhân biến đổi ........................................................................ 66 3.3. Phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững của người Mường 68 3.4. Giải pháp và khuyến nghị ................................................................. 72 3.4.1. Giải pháp ...................................................................................... 72 3.4.2. Khuyến nghị ................................................................................. 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 82 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa của dân tộc Mường là một kho tàng có giá trị nổi bật trong kho tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Các giá trị văn hóa đó đã được khẳng định, hun đúc, tích tụ từ hàng ngàn năm lịch sử phát triển của tộc người. Nhưng cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ đời sống của người Mường Việt Nam nói chung và người Mường ở xã Đông Xuân nói riêng. Sự biến đổi về mọi mặt của đời sống từ văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội. Những biến đổi của đó của văn hóa đã làm mất đi nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường như những ngôi nhà sàn nay chỉ còn trong quá khứ, những bộ trang phục không còn hiện diện thường xuyên trong đời sống mà chỉ còn thấp thoáng trong những ngày hội văn hóa, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... Bên cạnh đó còn là sự có mặt của các giá trị văn hóa mới, những ngôi nhà xây, những bộ trang phục Âu hóa,... Điều đó cũng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các cấp các ngành phải đầu tư, quan tâm. Đó là làm sao cho người Mường nhanh chóng bắt kịp, hòa chung với sự phát triển của nhân dân thủ đô nhưng vẫn giữ được các nét văn hóa riêng của mình. Trong xu hướng biến đổi chung của văn hóa, phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường cũng đã có thay đổi, những thay đổi đó một mặt đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho người dân, trình độ dân trí được nâng cao, đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần,... Nhưng mặt khác nó cũng gây ra một số hạn chế, nó đã làm mất đi không ít các giá trị văn hóa truyền thống, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao,... Từ đó cần tìm ra những giải pháp khắc phục để kinh tế của đồng bào có thể phát triển và hòa nhập với xu thế phát triển chung của đất nước. Vì vậy, người viết chọn đề tài tìm hiểu “Phương thức mưu sinh của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm 6 đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa, chuyên ngành văn hóa dân tộc thiểu số của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích của đề tài - Tìm hiểu phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, nêu ra những đặc điểm canh tác trong mưu sinh truyền thống và xu hướng biến đổi. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Mường trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khái quát về người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Những phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Những biến đổi của phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường trong giai đoạn hiện nay. - Một số giải pháp và khuyến nghị bước đầu nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức mưu sinh của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong xã hội truyền thống và những biến đổi trong giai đoạn hiện nay. * 7 * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Mường ở Việt Nam nói chung và người Mường ở Hòa Bình nói riêng. Trong đó ta cần nói đến một số công trình như: Nhóm đề tài tìm hiểu về văn hóa Mường ở Việt Nam được các tác giả, nhà nghiên cứu thực hiện từ rất sớm. Ngay từ năm 1948, bà Jeanne Cuisiner đã viết cuốn “Người Mường - địa lý nhân văn và xã hội học” (Viện Dân tộc học Pari, 1948). Đây là một trong những bộ sưu tập dân tộc học công phu và lớn nhất về người Mường cho đến nay. Tiếp nối những khám phá của Jeanne Cuisiner, các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng có những nỗ lực và đóng góp rất lớn để tạo nên những công trình công phu về người Mường. Đầu tiên ta phải nói đến cố giáo sư Từ Chi, với hai cuốn sách “Cạp váy Mường” và “Vũ trụ luận người Mường”, được viết bằng hai thứ tiếng: Việt và Pháp. Trong đó cuộc sách “Cạp váy Mường” tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc về các hoa văn trên cạp váy, quá trình tạo ra và ý nghĩa của các hoa văn đó. Còn trong tác phẩm “Vũ trụ luận người Mường” tác giả đã dẫn dắt người đọc đến với 12 ngày đêm trong lễ tang truyền thống của người Mường. Năm 1978, Hội Khoa học xã hội Việt Nam cũng đã cho ra đời công trình nghiên cứu “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” (Các tỉnh phía Bắc), trong cuốn sách này diện mạo đời sống của các dân tộc ít người Việt Nam đã được trình bày một cách khái quát, trong đó đời sống của người Mường cũng được tìm hiểu và giới thiệu. Cho đến năm 1997, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia đã cho ra đời cuốn sách “Người Mường ở Việt Nam”. Đây là kết quả của nhiều dự án nghiên cứu khoa học của các viện thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia Việt Nam - Viện dân tộc học, Viện ngôn ngữ học. Cuốn 8 sách đã tìm hiểu và giới thiệu được mọi mặt của đời sống văn hóa người Mường từ nguồn gốc, lịch sử cư trú tới các biểu hiện của văn hóa vật chất, tinh thần, xã hội người Mường. Bên cạnh các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa người Mường ở Việt Nam, hiện nay đã có những công trình riêng nghiên cứu về người Mường ở Hòa Bình. Trước tiên chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trần Từ, với cuốn “Người Mường ở Hòa Bình”, năm 1996 (Nxb Hội Khoa học lịch sử Việt Nam). Công trình nghiên cứu đã khái quát diện mạo xã hội truyền thống: chế độ Lang cun, ruộng Lang, hoa văn trên cạp váy Mường,và cả thế giới quan của người Mường ở Hòa Bình. Ngoài các công trình nghiên cứu lớn trên, nhiều đề tài Khóa luận tốt nghiệp của nhiều sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng quan tâm và nghiên cứu, tìm hiểu Văn hóa truyền thống của người Mường. Ta có thể kể đến các đề tài như “Bước đầu tìm hiểu tang lễ cổ truyền Mường Bi”, Bùi Kim Phúc, khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, 1997; “Bước đầu tìm hiểu về khai thác giá trị văn hóa các dân tộc Hòa Bình vào hoạt động du lịch”, Nguyễn Hồng Thắng, khoa Văn hóa du lịch, 2001. Ta có thể nói các công trình nghiên cứu trên có đóng góp rất to lớn trong việc cung cấp thông tin và đưa cái nhìn tổng quan, sâu sắc về diện mạo văn hóa người Mường ở Việt Nam nói chung và về người Mường ở Hòa Bình nói riêng cho bạn đọc. Ngoài ra, thông qua các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều thông tin quý giá cho người viết tham khảo và là nguồn tư liệu quý báu, giúp người viết có cơ sở tin cậy khi phác họa về văn hóa truyền thống của người Mường ở xã Đông Xuân. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về phương thức mưu sinh truyền thống và sự biến đổi phương thức mưu sinh của người Mường tại xã Đông Xuân nhìn chung vẫn chưa được chú ý, quan tâm đúng mức. 9 5. Phương pháp thực hiện đề tài - Phương pháp luận chung là dựa trên Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp cụ thể được đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra, điền dã dân tộc học, quan sát, phỏng vấn, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát,... 6. Đóng góp của đề tài * Về lí luận - Đề tài phác họa phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường tại xã Đông Xuân. - Làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi trong phương thức mưu sinh của người Mường trong điều kiện hội nhập như hiện nay. * Về giá trị thực tiễn - Đề tài cung cấp tư liệu về phương thức mưu sinh của người Mường tại xã Đông Xuân nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống thúc đẩy hoạt động quảng bá thúc đẩy du lịch phát triển. - Đề tài khảo sát về phương thức mưu sinh truyền thống và những biến đổi của phương thức mưu sinh của người Mường tại xã Đông Xuân trong giai đoạn hiện nay. - Từ đó giúp các nhà nghiên cứu văn hóa và các nhà quản lý của thủ đô có cơ sở thực tế để xây dựng, hoạch định chính sách, giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa việc giúp người Mường phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một mặt vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa Mường. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 10 Chương 2: Phương thức mưu sinh truyền thống của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với đời sống của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chỉ đạo đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Viêt Nam (2010), Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt. 2. Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tôc. 3. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Trần Văn Hà (cb) (2007), Phát triển nông thôn miền núi và dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia. 6. Bùi Kim Phúc (1997), Bước đầu tìm hiểu tang lễ cổ truyền Mường Bi, Khoa văn hóa Dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 7. Trần Từ ( 1996), Người Mường ở Hòa Bình, Hội khoa học lịch sử Việt Nam. 8. Nguyễn Hồng Thắng (2001), Bước đầu tìm hiểu về khai thác giá trị văn hóa các dân tộc Hòa Bình vào hoạt động du lịch, Khoa văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 9. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh. 10. Ngô Đức Thịnh (1993), Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc, Tạp chí dân tộc học, Hà Nội. 11. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia Việt Nam (1999), Người Mường ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 12. Ủy ban nhân dân xã Đông Xuân (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội đảm bảo an ninh, quân sự địa phương năm 2008. 82 13. Ủy ban nhân dân xã Đông Xuân (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội đảm bảo an ninh, quân sự địa phương năm 2013. 14. Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 15. Viện dân tộc học (2004), Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiang_thi_binh_tom_tat_6391_2065229.pdf
Luận văn liên quan