Khóa luận Quản lý di tích chùa đào xuyên xã đa tốn, huyện Gia lâm, Hà Nội

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Quản lý di tích chùa Đào Xuyên. - Khách thể nghiên cứu: chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2010 đến năm 2015)

pdf11 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Quản lý di tích chùa đào xuyên xã đa tốn, huyện Gia lâm, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA ĐÀO XUYÊN XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Cần Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phú Hoàng Nam Lớp: QLVH13C Khóa học: 2012 - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài nỗ lực từ sinh viên còn có sự góp ý từ các Giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật. Trong đó, tôi đặc biệt mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Cần đã tận tình chỉ bảo. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Văn hóa Thông tin huyện Gia Lâm và Ban Văn hóa xã Đa Tốn đã tạo điều kiện giúp đỡ . Trong quá trình thực hiện nếu còn thiếu sót rất mong nhận được ý kiến bổ sung từ thầy cô và các bạn sinh viên. Sinh viên thực hiện Nguyễn Phú Hoàng Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀXÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM .............................................................................................................. 7 1.1. Khái quát về quản lý di tích ............................................................... 7 1.1.1. Khái niệm di tích .......................................................................... 7 1.1.2. Nội dung quản lý di tích ............................................................... 9 1.2. Tổng quan về xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội............................15 1.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................15 1.2.2. Lịch sử, xã hội, dân cư ................................................................16 Chương 2:LỊCH SỬ, GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝDI TÍCH CHÙA ĐÀO XUYÊN XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM .......................................20 2.1. Đặc điểm chùa Đào Xuyên ................................................................20 2.1.1. Lịch sử hình thành chùa Đào Xuyên ...........................................20 2.1.2. Giá trị của di tích .........................................................................24 2.2. Quản lý hành chính ...........................................................................27 2.2.1. Bộ máy tổ chức ...........................................................................27 2.2.2. Nguồn lực ...................................................................................29 2.3. Quản lý chuyên môn .........................................................................31 2.3.1. Trưng bày hiện vật và tôn tạo di tích ...........................................31 2.3.2. Hoạt động phục vụ khách tham quan...........................................33 Chương 3:NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA ĐÀO XUYÊN, XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI .......................................................................................................... 38 3.1. Nhận xét về công tác quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm ....................................................................................................38 3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................38 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................39 3.1.3. Nguyên nhân ...............................................................................40 3.2. Giải pháp để nâng cao công tác quản lí di tích tại chùa Đào Xuyên ..42 3.2.1. Công tác tuyên truyền chính sách cho người dân .........................42 3.2.2. Công tác quản lý nhân lực và tài chính ........................................45 3.2.3. Công tác thanh tra .......................................................................47 KẾT LUẬN ..................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................51 PHỤ LỤC .....................................................................................................53 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Di tích, di sản văn hóa là những tài sản vô giá mà thế hệ đi trước trao truyền lại cho những thế hệ sau. Dù tồn tại dưới dạng vật thể hay phi vật thể thì những giá trị ấy cũng đóng góp hết sức to lớn cho diện mạo văn hóa của dân tộc, góp phần định hình được những nét đặc trưng nhất trong bản sắc văn hóa của một quốc gia. Chúng ta tự hào khi lưu giữ thứ vốn văn hóa nội sinh đáng quý ấy trong thời buổi hội nhập với những làn sóng văn hóa ngoại sinh từ đa phương. Trong số đó không thể không nhắc đến kiến trúc ngôi chùa người Việt. Ngôi chùa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là khu vực đồng bằng châu thổ Bắc bộ. Quá trình nuôi dưỡng tâm thức ấy có lẽ là những đặc điểm cơ bản nhất để nhận định về văn hóa tâm linh của cư dân nơi đây. Trong thời bình thì chùa là nơi tu dưỡng đạo đức, gửi gắm ước nguyện thông qua hành động lễ bái, khi binh biến thì chùa trở thành nơi nuôi dưỡng ý chí cách mạng, phật tử không vì việc đạo mà xa việc đời, hăng hái tham gia giữ vững chủ quyền độc lập. Văn hóa chùa, đi chùa lễ Phật là nét đẹp trong tâm thức. Trong những năm trở lại đây, nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành mà công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa ngày càng được coi trọng. Văn hóa thực sự được coi trọng trở thành nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển như trong tinh thần của Nghị quyết TW 5 khóa VIII quán triệt. Phát huy chủ trương ấy trong lĩnh vực quản lý về di sản, công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã có những di sản văn hóa thế giới do tổ chức UNESCO công nhận với tầm ảnh hưởng không chỉ trong khu vực mà còn với nhân loại. Công tác bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được thực hiện nghiêm túc từ cấp Trung ương cho đến địa phương. Các công trình nghiên cứu về các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể cũng như khai thác tiềm năng di sản trong phát triển du lịch đã có đóng góp hết sức đáng kể cả về mặt lý luận và thực tiễn. Là một huyện liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội, Gia Lâm với truyền thống lịch sử lâu đời hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc đình chùa sáng giá (244 di tích trong đó 110 di tích đã xếp hạng). Những di tích này không những có giá trị về kiến trúc tạo hình và lịch sử văn hóa mà còn thể hiện niềm tin khoan hòa, phong phú của người dân. Thông quan nghiên cứu hoạt động quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm cá nhân đã được trải nghiệm thực tế nội dung của công tác quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khóa luận có sự tham khảo, đối chiếu các công trình nghiên cứu đi trước như: “Văn hóa chùa- đi chùa lễ Phật” của tác giả Gia Lộc. Đây là một công trình sẽ giúp cho những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, tăng ni, Phật tử và những người quan tâm đến đạo Phật tham khảo những kiến thức căn bản về công trình kiến trúc, văn hóa Phật giáo. Ngoài ra còn bài viết: “Chùa Đào Xuyên, Phái Lâm Tế - một vài suy ngẫm” trích trong tạp chí Di sản văn hóa số 4 (41) - 2012. Đây là bài viết khái quát các giá trị tiêu biểu không chỉ về mặt vật thể mà còn phi vật thể của chùa. Bên cạnh đó còn các giáo trình như “Quản lý nhà nước về Văn hóa” của Ths. Trần Thị Diên, giáo trình “Quản lý di sản Văn hóa với phát triển du lịch” do PGS. TS Lê Hồng Lý chủ biên và “Luật di sản Văn hóa” ban hành năm 2001. Đây là văn bản quy phạm phạm luật quan trọng để làm cơ sở pháp lí cho việc đánh giá công tác quản lý cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể cho công tác quản lí di tích chùa Đào Xuyên. Các khái niệm trong văn bản cũng hỗ trợ trong việc diễn đạt nội dung của khóa luận. Bên cạnh đó có kết hợp sử dụng thêm các thông tin sưu tầm từ website chính thức của cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn tài liệu có ghi chú rõ ràng kết hợp thực tế trao đổi với người dân địa phương và cán bộ tại di tích. Mặc dù các công trình kể trên đã cung cấp cơ sở lý luận hết sức rõ ràng song chưa áp dụng vào công tác quản lý di tích tại một hạng mục cụ thể, nên bài khóa luận căn cứ vào cơ sở lý luận ấy để ứng dụng vào quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí tại di tích. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý di tích chùa Đào Xuyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chùa Đào Xuyên. Nhiệm vụ: - Trình bày cơ sở lý luận quản lý di tích và lịch sử, giá trị chùa Đào Xuyên. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chùa Đào Xuyên. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích chùa Đào Xuyên. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Quản lý di tích chùa Đào Xuyên. - Khách thể nghiên cứu: chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Trong vòng 5 năm trở lại đây (từ năm 2010 đến năm 2015). 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tra cứu, đối chiếu tư liệu xưa và nay. Phương pháp được ứng dụng trong việc thu thập, xử lý các thông tin từ cả nguồn tài liệu ấn phẩm, sách vở, giáo trình, mạng internet rồi hệ thống hóa theo các hoạt động liên quan đến di tích cũng như các bài báo đề cập đến giá trị cũng như hoạt động quản lý di tích chùa Đào Xuyên. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thực địa, điền dã dân tộc học, phương pháp nghiên cứu tham dự của nhân học, phỏng vấn, để phân tích kết hợp với phương pháp lịch sử. Phương pháp đã được ứng dụng trong chuyến thực địa khi làm việc, trao đổi với người dân và chính quyền tại địa phương để ghi nhận thái độ của người dân với di tích và công tác quản lý di tích. Đồng thời để đánh giá mức độ hiệu quả trong công tác tuyên truyền bảo vệ di sản văn hóa của chính quyền địa phương. 6. Bố cục Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về quản lý di tích và xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chương 2: Lịch sử, giá trị và thực trạng quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chương 3: Nhận xét và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích chùa Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, (2013), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích- số 73/CT- BVHTTDL. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Công văn về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam- số 2662/BVHTTDL - MTANTL. 4. Jean Chevelier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng- Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 5. Lý Khắc Cung, (2004), Hà Nội: văn hóa và phong tục, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 6. Th.s Trần Thị Diên (2013), Chương trình môn học: Quản lý nhà nước về Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội. 7. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Dược, Trung Hải (2005), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội. 10. Gia Lộc (2009), Văn hóa chùa đi chùa lễ phật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 11. Nguyễn Thanh Lợi (2014), Tín ngưỡng dân gian những góc nhìn, Nxb Thời Đại, Hà Nội. 12. PGS.TS. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Quản lí di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 13. Bùi Xuân Mỹ, (2002), Tục thờ cúng của người Việt, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội. 14. Vũ Dương Ninh (2012), Lịchsử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 15. Bùi Thế Quân (2012), Chùa Đào Xuyên, phái Lâm Tế - một vài suy ngẫm, Tạp chí di sản Văn hóa số 4 (41). 16. Quốc hội (2001), Luật di sản văn hóa - số 28/2001/QH10, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Đại đức, TS. Thích Đức Thiện - TS. Nguyễn Quốc Tuấn (2011), Phật giáo thời Lý với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Trương Thìn, (2007), 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 20. Hà Văn Thư-Trần Hồng Đức (1998) , Tóm tắt niên biểu lịch sử ViệtNam, Nxb Văn hóa-thông tin, Hà Nội. 21. GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (2012), Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích Lịch sử - Văn hóa, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 (40). 22. Viện Ngôn ngữ học, (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà Nội. 23. Trần Quốc Vượng (chủ biên), (2008), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. * Website 1. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch: www.cinet.gov.vn 2. Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm: www.gialam.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_tom_tat_2_6896_2064411.pdf