Khóa luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông hà tỉnh Quảng Trị

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước, Tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng đã và đang xây dựng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ về xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống GTĐB. Nhưng bên cạnh đó, công tác quản lý các dự án GTĐB bằng nguồn vốn NSNN còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng thất thoát lãng phí, rút ruột công trình dẫn đến tình trạng chất lượng công trình không được đảm bảo, thời gian thi công kéo dài.Nguyên nhân chính là công tác quản lý hoạt động đầu tư còn bị buông lỏng, chuyên môn của nhiều cán bộ còn kém, thiếu kinh nghiệm đã làm cho hệ thống GTĐB không thể bắt kịp đà phát triển của các TP khác, làm kìm hãm quá trình tăng trưởng, phát triển chung về kinh tế - xã hội của TP Đông Hà– bộ mặt của Tỉnh Quảng Trị. Nhưng, với việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình GTĐB với các TP phát triển trong và ngoài nước, là bài học vô cùng quý báu cho TP, để góp phần xây dựng một hệ thống mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại trong tương lai, thúc đẩy nhanh chóng cho sự phát triển bền vững của TP, kéo theo sự giàu đẹp thêm cho Tỉnh nhà về mọi mặt. 2. KIẾN NGHỊ Để Đông Hà đạt được những bước phát triển nhanh, vươn tới tầm vóc mới, xứng đáng với vai trò chức năng của thành phố trung tâm tỉnh lỵ, trở thành một thành phố phát triển theo kịp các đô thị lớn trong khu vực miền Trung, có một số kiến nghị sau: - Ưu tiên nghiên cứu quy hoạch mở rộng hệ thống HTĐB đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài để thành phố Đông Hà xứng tầm là một trung tâm tỉnh lỵ- đầu cầu phát triển trên tuyến Hành lang Đông-Tây, tăng cường đầu tư xây dựng các tuyến trục giao thông đối ngoại quan trọng như đường tránh phía Đông (QL 1A), đường 9D, đường cao tốc Bắc-Nam, hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè và hướng tới các điều kiện nâng cấp lên đô thị loại II trước năm 2020.

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông hà tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội thành được đầu tư đồng bộ, các trục đường chính được xây dựng khang trang. Mặc dù hệ số thực hiện VĐT tương đối cao, nhưng hiệu quả sử dụng VĐT chưa được phát huy tối đa. - Một số vướng mắc chính: + Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn còn chậm. Tỷ lệ tạm ứng vốn trong tổng số vốn giải ngân còn cao. Một số nguồn vốn có khối lượng thực hiện thấp hoặc có nhiều công trình khởi công mới không giải ngân được nhưng không thể điều chuyển để bố trí cho các công trình, dự án khác đang thiếu vốn, do TW không cho phép điều chuyển vốn ra ngoài mục tiêu, chương trình đã bố trí + Tình trạng nợ đọng khối lượng XDCB còn nhiều do thi công khối lượng vượt quá kế hoạch vốn đã bố trí. + Công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện chậm, chất lượng hồ sơ dự án chưa đảm bảo, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần là một điểm yếu trong quy trình đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nhưng chưa được khắc phục triệt để. + Năng lực tư vấn còn yếu, một số đơn vị tư vấn lập dự án chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về định mức chi phí, lập khi thiếu, khi thừa dẫn đến phải chỉnh sửa, làm kéo dài thời gian chuẩn bị dự án. + Trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án của một số chủ đầu tư còn hạn chế, thiếu cán bộ chuyên môn; Chủ đầu tư chưa giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các tư vấn dẫn đến có nhiều sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. + Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khó khăn do không đủ nhân lực để thực hiện, mặt khác chưa huy động được sự tham gia rộng rãi các tổ chức chính trị, xã hội trong việc tổ chức thực hiện. + Công tác lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, có những dự án hoàn thành đã nhiều năm nhưng chủ đầu tư không tiến hành lập và gửi báo cáo quyết toán đến cơ quan thẩm tra quyết toán theo đúng quy định. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê của các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án chưa nghiêm túc, thiếu kịp thời, nhất là chế độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 45 báo cáo giám sát đầu tư định kỳ và các báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan chức năng. + Công tác quản lý sau đầu tư còn nhiều bất cập. Tình trạng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh bị xuống cấp sau khi bàn giao đưa vào sử dụng, nhất là ở vùng núi nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. + Chính sách tiền lương của nhà nước có sự thay đổi, một số loại vật liệu xây dựng có sự biến động tăng nên phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư công trình dẫn đến làm chậm tiến độ thi công một số công trình. Dự án đường Lê Lợi kéo dài đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến QL 9D có quyết định phê duyệt số 3158/QĐ-UB ngày 09/11/2004 và quyết định số 1526/QĐ-UB ngày 18/8/2010 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao để đưa vào sử dụng. Do công tác GPMB chậm trễ: còn vướng 6 hộ chưa di dời được, đoạn qua khu phố 1 và 2 chưa được GPMB, Tổng mức đầu tư của dự án là 52,276 tỷ đồng, nhưng nguồn vốn bố trí đến năm 2014 mới chỉ là 36,732 tỷ đồng. Dự án đường Trần Nguyên Hãn có quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư, nhưng đến nay còn vướng mắc 3 hộ gia đình chưa thống nhất phương án bồi thường, vẫn tiếp tục kiến nghị về phương án bồi thường, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng mức đầu tư của dự án này là: 122,260 tỷ đồng nhưng nguồn vốn bố trí đến năm 2014 mới chỉ 79,548 tỷ đồng. Dự án Xử lý các nút giao thông nguy hiểm tạo cảnh quan đô thị thành phố Đông Hà được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 31/5/2011 với tổng mức đầu tư là 46,014 tỷ đồng nhưng đến hết năm 2013, kế hoạch vốn bố trí toàn bộ cho dự án là 9,5 tỷ đồng. Điều đó cho thấy: do yếu trong công tác quy hoạch, quy hoạch không đồng bộ nên nhiều tuyến đường bị ảnh hưởng GPMB lớn, gây tổn thất, tốn kém cho NSNN, tình trạng đầu tư nhỏ giọt, dàn trải, không ưu tiên trọng điểm đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, gây thâm hụt nguồn vốn, tình trạng nợ đọng cũng như ảnh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 46 hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây, phần nhiều do lỗ hổng kiến thức chuyên môn của các cấp quản lý dự án đầu tư tại địa phương. 2.3.2 Công tác lập và quản lý quy hoạch giao thông đường bộ 2.3.2.1. Mục tiêu, định hướng phát triển quy hoạch GTĐB trên địa bàn đến năm 2020 Giao thông đối ngoại. Bao gồm các tuyến quốc lộ và đường tỉnh chạy qua địa bàn thành phố. QL 1A là tuyến trục xuyên Việt, tương lai nằm trong hệ thống đường ô tô liên á, hướng tuyến QL 1A qua thành phố Đông Hà sẽ không thay đổi so với hiện nay. Mặt cắt ngang dự kiến đoạn qua thành phố là 37m. Xây dựng tuyến tránh QL1A về phía đông TP Đông Hà theo tiêu chuẩn đường cấp I tốc độ thiết kế 80km/h với quy mô mặt cắt ngang giai đoạn 1: là 24m, giai đoạn 2 chuyển thành đường vành đai đô thị,quy mô mặt cắt ngang 45m. QL 9 hiện nay sẽ được chuyển tuyến theo hướng Cửa Việt–Sòng – Cam Lộ - Lao Bảo, không đi qua trung tâm thành phố như hiện nay, mặt cắt ngang dự kiến là 62m. Đường vành đai 9D phía Nam sẽ tạo mạng lưới giao thông đối ngoại hoàn chỉnh cho TP, nối quốc lộ 1A hiện tại với đường 9 tạo thành mạng lưới giao thông đối ngoại hoàn chỉnh cho TP. Quy mô mặt cắt ngang quy hoạch Bm=36m, Bn=53m. Trong tương lai thành phố Đông Hà sẽ là đầu mối giao thông lớn của khu vực miền Trung. Cần phối hợp với Trung ương và tỉnh đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa thành phố với các huyện, thị trong toàn tỉnh. Ưu tiên phát triển các tuyến vành đai, các cửa ngõ ra - vào TP. Năm 2011 đến 2015: Nâng cấp, mở rộng đường 9D theo tiêu chuẩn đường đô thị, xây dựng nút giao thông khác mức giữa đường 9D với đường sắt và quốc lộ 1A. - Xây dựng hệ thống đường gom, cầu chui, cầu qua sông Hiếu, tạo điều kiện cho Đông Hà chuyển đổi cơ cấu, phát triển kinh tế vùng phía Đông thành phố và giảm tải cho quốc lộ 1A đoạn qua nội thành. - Nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A đoạn Đông Hà- Ái Tử- thị xã Quảng Trị; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 47 - Xây dựng kéo dài đường Hùng Vương và xây dựng cầu qua sông Vĩnh Phước nối Đông Hà - thị trấn Ái Tử - thị xã Quảng Trị. - Triển khai xây dựng đường Lê Thánh Tông kéo dài và xây dựng cầu qua sông Hiếu nối vào quốc lộ 9 tránh phía Bắc. Giai đoạn 2016-2020: - Đề xuất chuyển đoạn quốc lộ 9 qua thành phố thành đường đô thị. - Xây dựng đoạn đường QL1 tránh TP Đông Hà về phía Đông (dài 14,2 km) Giao thông đô thị. Phát triển một cách hợp lý, từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại hóa đảm bảo lưu thông, đi lại thuận tiện, đảm bảo mỹ quan đường phố. Phấn đấu đến năm 2015 kiên cố hóa 90- 95% tổng chiều dài đường giao thông. Tiếp tục xây dựng nâng cấp đường đô thị theo tiêu chuẩn giao thông đô thị loại II và quy hoạch cho tương lai. Mạng lưới nội thị quy hoạch xây dựng theo hình nan quạt, các tuyến trục chính được kết nối với nhau theo các đường vòng cung. Hệ thống nan quạt chính dựa vào 3 tuyến chính là quốc lộ 1A có mặt cắt ngang qua đô thị là 37m, đường Hùng Vương và đường Trần Hưng Đạo có quy mô mặt cắt ngang là 26m (14 lòng đường, 12 vỉa hè), đường Hùng Vương được xây dựng với quy mô mặt cắt ngang là 32m, trong đó mặt đường rộng 18m, hè rộng 12m, giải phân cách rộng 2m. Hệ thống đường vòng cung bao gồm 4 tuyến chính: tuyến QL 9 hiện nay, đường Lê Thánh Tông nối dài từ ga Đông Hà đến hồ Khe Mây, đường Lý Thương Kiệt, giữa các vòng cung chính và nan quạt chính có các vòng cung và nan quạt nhỏ để phân chia thành các ô phố . Hệ thống đường vòng cung bao gồm 5 tuyến chính là đường quốc lộ 9 hiện nay, đường Lê Thánh Tông nối dài từ ga Đông Hà đến hồ Khe Mây, đường Lý Thường Kiệt (9C), đường 9D và đường Trần Bình Trọng. Giữa các đường vòng cung và nan quạt chính xây dựng mạng lưới các đường nội đô kết nối các ô phố, tạo sự lưu thông liên hoàn, thuận tiện. Phấn đấu đến năm 2015, ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống đường nội thị thành phố Đông Hà; đầu tư hoàn thành các công trình quan trọng tạo diện mạo đô thị như hai ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 48 bờ sông Hiếu, đường Trần Nguyễn Hãn, đường Hoàng Diệu, đường Bà Triệu, đường Trần Bình Trọng, đường Lê Lợi nối dài, cầu qua sông Hiếu v.v. Nâng cấp nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường nội thị, đường cứu nạn phía Đông và phía Nam thành phố. Gắn đầu tư xây dựng giao thông với hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng v.v. - Xây dựng một số nút giao thông quan trọng làm thay đổi bộ mặt không gian đô thị như nút giao thông đường tránh phía Nam thành phố- QL9 với QL 1A; nút giao thông QL 1A- đường Trần Nguyên Hãn, QL1- Lý Thường Kiệt, QL9- Trần Hưng Đạo và các đảo tròn làm nhiệm vụ phân luồng. Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục hoàn chỉnh và mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị thành phố Đông Hà theo tiêu chuẩn đô thị loại 2. - Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường dọc 2 bờ sông Hiếu. - Xây dựng nối dài các tuyến trục nội thị (Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Lợi v.v) kết nối với vùng ven đô; xây dựng mới một số tuyến đường đến các địa bàn trọng điểm như các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch, vùng nông nghiệp; quy hoạch các tuyến mở rộng phát triển đô thị. - Nâng cấp và xây dựng thêm các tuyến đường liên phường, khối phố đạt tiêu chuẩn đường giao thông đô thị. Tổ chức tốt các nút giao thông quan trọng, các cửa ngõ vào-ra, tránh ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông. Một số biện pháp thực hiện: - Đối với các tuyến đường, công trình Trung ương và Tỉnh quản lý: Cần tranh thủ các nguồn vốn TW, vốn của các Bộ ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, xây dựng các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1A, QL 9, đường tránh thành phố, đường cao tốc Bắc-Nam v.v. Phối hợp cùng với các Bộ ngành Trung ương, Sở Ban ngành trong tỉnh và Ban quản lý dự án thực hiện tốt công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư, tạo điều kiện thực hiện dự án đúng tiến độ. - Đối với các tuyến đường thuộc thành phố quản lý: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông, huy động nhiều nguồn lực để tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản việc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 49 láng nhựa, bê tông nhựa, bê tông xi măng v.v. các tuyến đã có nền mặt đường. Phấn đấu mỗi năm phấn đấu nhựa hoá, cứng hóa 10- 15 km đường. - Đối với các tuyến đường phường quản lý: thực hiện kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm với các hình thức phù hợp (Nhà nước 50%, nhân dân 50%...) tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá giao thông đô thị. Phấn đấu đến năm đến cuối năm 2010, cơ bản hoàn thành nhựa hoá và bê tông hoá các trục đường khu phố, đường trong nội khu dân cư đang hiện có và tiếp tục mở rộng đến các tuyến đường đã được quy hoạch trong những năm tiếp theo. Tổ chức giao thông công cộng. Trong tương lai Đông Hà sẽ phát triển và mở rộng khu vực nội thị, nhu cầu lưu thông đi lại tăng lên, do đó cần chú trọng phát triển giao thông công cộng. Tổ chức mạng lưới xe buýt công cộng nội thị theo các tuyến vòng cung và nan quạt chính, đến các vùng ven đô và các huyện lân cận tạo điều kiện lưu thông, đi lại thuận tiện, dễ dàng. Quy hoạch xây dựng các điểm đỗ xe, đón khách trên địa bàn (ưu tiên trước mắt cho vùng nội thị); các bãi đỗ xe, trú đậu cho các phương tiện vận tải. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tư nhân có diện tích đất rộng đầu tư xây dựng các bến bãi trú đậu để phát triển kinh doanh. Xây dựng cầu cống. Giai đoạn 2011-2015, hoàn thành xây dựng cầu Vĩnh Phước qua sông Vĩnh Phước, cầu sông Hiếu nối với đường Lê Thánh Tông cầu Đại Lộc qua sông Thạch Hãn, tạo sự kết nối liên hoàn giữa thành phố Đông Hà với các địa bàn lân cận. Nâng cấp một số cầu cống trên địa bàn đã xuống cấp. Giai đoạn 2016-2020, dự kiến xây thêm 2 cầu mới bắc qua sông Hiếu: cầu Khóa Bảo, tạo sự lưu thông thuận lợi giữa đôi bờ sông Hiếu, kết nối giữa khu đô thị hiện tại với các khu đô thị mới Bắc sông Hiếu. Về lâu dài xây thêm cầu Cam Hiếu (theo đường Lý Thường Kiệt kéo dài) (phường 4) phục vụ cho cả Đông Hà và huyện Cam Lộ. Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe. Xây dựng mới 01 bến xe phía Bắc tại khu vực gần Ngã Tư Sòng (đạt loại 1), giải quyết tình trạng ách tắc giao thông do tập trung quá đông xe và hành khách trong khu vực nội thị. Ngoài ra cần xây dựng thêm bến xe mới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 50 phía Tây Nam thành phố với diện tích khoảng 2 ha (đạt loại 1), đáp ứng nhu cầu mở rộng lưu thông với các huyện gò đồi, miền núi phía Tây của tỉnh. Giai đoạn đầu xây dựng bến xe qui mô loại III, kết hợp hành khách-hàng hóa, giai đoạn sau tách bến hàng hóa, nâng cấp lên loại II và loại I phù hợp với lộ trình phát triển. - Quy hoạch, đầu tư bến xe tải tại đường 9D để thu hút và đáp ứng nhu cầu phương tiện vận tải sẽ gia tăng trên hai tuyến Bắc-Nam và Đông-Tây. Quy hoạch điểm đỗ xe khách trên các trục giao thông đối ngoại, bãi đỗ taxi, bãi đỗ xe tỉnh với quy mô diện tích khoảng 0,2-0,5 ha phục vụ dân sinh tại các trung tâm thương mại, khu công viên văn hóa tập trung, các công sở, trường học, bệnh viện, nhà ga, khu vực chợ v.v. và bãi đỗ xe vận tải trên các trục đối ngoại (đường 9D, đường tránh phía Bắc, đường tránh Đông, v.v.). Tiến tới quy hoạch mạng lưới xe buýt công cộng trên địa bàn nội thị thành phố và đến các vùng lân cận. 2.3.2.2. Các căn cứ để lập quy hoạch GTĐB - Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. - Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. - Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ – BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 51 2.3.3. Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch GTĐB Việc tổ chức lập quy hoạch: Công tác quy hoạch đã được quan tâm của các cấp, các ngành. UBND Tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành lập quy hoạch phát triển KT-XH Thành phố đến năm 2020, Căn cứ vào Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009, Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, nhìn chung công tác lập, thẩm định, và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng GTĐB đều chấp hành đúng quy định hiện hành của nhà nước. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch: Thủ tục thẩm định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT –XH, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu đều tuân thủ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ và các thông tư, quy định hiện hành. Tuy nhiên, còn một số vướng mắc: - Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao nên thường dẫn đến việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, công tác quản lý,tổ chức thực hiện quy hoạch còn yếu và chưa phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, một số quy hoạch còn chồng chéo, vướng mắc lẫn nhau. Các tồn tại, hạn chế nêu trên là do trước Nghị định 92/2006/NĐ- CP của Chính phủ ban hành thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về công tác quy hoạch để tổ chức thực hiện. Mặt khác về bộ máy tổ chức, cán bộ ở địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý quy hoạch trên địa bàn. Việc xây dựng các đề án Quy hoạch cũng chưa coi trọng đến tính liên kết, liên vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. - Công tác công bố quy hoạch thực hiện chưa được đầy đủ. Nhìn chung, việc công khai thông tin về quy hoạch còn mang tính hình thức - Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên do chưa có đủ cán bộ để thực hiện. Mặt khác, việc giám sát mới dừng lại ở các cơ quan nhà nước quản lý về quy hoạch, chưa có sự tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, của cộng đồng dân cư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 52 - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và triển khai thực hiện quy hoạch; những vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch. 2.3.4. Công tác đấu thầu và những kết quả đạt được trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng GTĐB trên địa bàn 2.3.4.1. Tình hình phổ biến, quán triệt và thực hiện phân cấp đấu thầu. Công tác đấu thầu trong giai đoạn 2011 – 2013, TP đã triển khai và quán triệt theo đúng các quy định về luật đấu thầu do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan ban hành như: Luật đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các điều luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009. Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009. Tiếp tục thực hiện phân cấp trong đấu thầu theo Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 11/9/2009 và số 20/2009/QĐ-UBND ngày 11/9/2009 về việc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lụa chọn nhà thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý. Theo đó, chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và xử lý tình huống trong đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. Việc phân cấp cho các chủ đầu tư trong đấu thầu đã giảm bớt thời gian, thủ tục hành chính trong đấu thầu, tạo điều kiện để chủ đầu tư chủ động trong quá trình lựa chọn nhà thầu và triển khai hợp đồng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số hạn chế: Nhiều chủ đầu tư còn lúng túng, nhất là đối với các chủ đầu tư không có ban quản lý dự án chuyên trách dẫn đến có một số sai phạm như: Chủ đầu tư không phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự án. Việc đăng tải thông tin trên báo đấu thầu về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu chưa được thực hiện nghiêm túc, bên mời thầu không lập báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu; Chủ đầu tư lập báo cáo thẩm định hồ sơ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 53 mời thầu chưa theo mẫu hướng dẫn tại thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Tình trạng một số nhà thầu tham gia bỏ thầu với mức thấp để giành được gói thầu nhưng khi thực hiện lại không thể làm được gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình.Bên cạnh đó do không có kế hoạch rõ ràng nên chủ đầu tư còn tổ chức đầu thầu hạn chế, tính cạnh tranh không cao làm tăng chi phí thi công xây dựng. 2.3.4.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn hầu hết đã được tập huấn Luật đấu thầu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Cán bộ làm công tác đấu thầu cơ bản nắm rõ các trình tự, thủ tục trong đấu thầu, đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu, hạn chế các sai sót xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nội dung cần được khắc phục đó là: - Đa số các cán bộ làm công tác đấu thầu trên địa bàn chỉ mới được đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu thông qua các đợt tập huấn cấp Chứng chỉ đấu thầu kéo dài khoảng 2,5-3 ngày và chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ đấu thầu nên năng lực nghiệp vụ còn hạn chế. - Việc đấu thầu qua mạng đã được triển khai tập huấn cho cán bộ làm công tác đấu thầu. Tuy nhiên, qua khảo sát một số Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trên địa bàn còn chưa đáp ứng về cơ sở hạ tầng phục vụ đấu thầu trên mạng. Mặt khác, cán bộ làm công tác đấu thầu nhìn chung chưa quen với các thao tác, cách thức thực hiện nên áp dụng chưa thành thạo. Trong quá trình thực hiên trên hệ thống thường xảy ra các tình huống kỹ thuật mà các CĐT/ Bên mời thầu mới lần đầu tiếp cận nên xử lý chưa được thông suốt. - Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, kiếm tra và hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu ở cấp tỉnh còn thiếu, nên việc triển khai thực hiện phần nào còn hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 54 2.3.4.3. Tình hình triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra về đấu thầu Công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu tiếp tục được tăng cường. Qua thanh tra, kiểm tra, Tỉnh đã kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định hiện hành của nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2013, Sở Kế Hoạch và Đầu tư đã thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra về đấu thầu. Qua kiểm tra, có một số công trình, dự án thực hiện chưa đầy đủ với nội dung và đúng theo quy định trong đấu thầu như: - CĐT không phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự án. - Kế hoạch đấu thầu được lập, thẩm định và phê duyệt còn thiếu các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. - CĐT không thực hiện đăng tải thông tin về Kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trên báo đấu thầu theo quy định. - Hồ sơ yêu cầu không quy định cụ thể công trình tương tự nên khó khăn cho việc đánh giá hồ sơ đề xuất. - CĐT lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu chưa theo đúng mẫu hướng dẫn. - Bên mời thầu không lập báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu Trong năm 2013, trên địa bàn không có trường hợp nhà thầu nào vi phạm pháp luật về đấu thầu phải xử lý. 2.3.4.4. Kết quả đạt được trong công tác đấu thầu dự án đầu tư xây dựng GTĐB trên địa bàn Thành phố Đông Hà trong năm 2013. Theo số liệu báo cáo tổng hợp từ các CĐT, trong năm 2013, trên địa bàn TP có khoảng 98 gói thầu xây dựng GTĐB với tổng giá trị các gói thầu 251.391 triệu đồng được thực hiện đấu thầu, tổng giá trị trúng thầu 251.391 triệu đồng. Qua đấu thầu, tiết kiệm được 1.020 triệu đồng cho ngân sách, bằng 0,4% tổng giá trị các gói thầu. Hình thức chỉ định thầu được áp dụng chủ yếu: 88 gói thầu, chiếm gần 90% tổng số các gói thầu Hình thức đấu thầu rộng rãi có 7 gói thầu, chiếm 7,1% tổng số các gói thầu. Hình thức đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh rất ít được sử dụng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 55 Một số tồn tại, hạn chế trong quản lý và thực hiện đấu thầu hiện nay: - Hiện tại có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu, gây khó khăn cho các CĐT và cơ quan quản lý, thanh tra trong việc triển khai thực hiện - Trong hợp đồng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đang tồn tại 2 mẫu hợp đồng: i) Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các Thông tư về các mẫu hồ sơ mời thầu trong đó có mẫu hợp đồng xây dựng; ii) Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng theo Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 và hợp đồng thi công xây dựng theo Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011. Do vậy, việc áp dụng vẫn còn chưa có sự thống nhất. - Một số gói thầu đã tổ chức đấu thầu, đã ký kết hợp đồng, triển khai dở dang, do nguồn vốn hạn hẹp nên phải cắt giảm quy mô hoặc tạm dừng thi công hạng mục theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Song việc xử lý chuyển tiếp chưa được Trung ương hướng dẫn giải quyết và đang gặp vướng mắc trong ký kết và điều chỉnh hợp đồng. 2.3.5. Công tác giám sát quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình GTĐB Căn cứ Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá các dự án trong kỳ được thực hiện tương đối nghiêm túc, trong đó công tác theo dõi và thực hiện các báo cáo theo chế độ định kỳ được các chủ dự án quan tâm hơn. Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên có sự phối hợp và hướng dẫn các Ban quản lý dự án cũng như các Chủ đầu tư và Doanh nghiệp nhằm tăng cường hoạt động giám sát dự án và thúc đẩy hiệu quả của quá trình đầu tư. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn nên việc giám sát, đánh giá đầu tư vẫn chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, mà ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 56 chủ yếu là kết hợp với các đợt thanh tra, kiểm tra do khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn. Công tác giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong giai đoạn này gặp những khó khăn chủ yếu như sau: - Kinh phí phân bổ cho công tác giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đặc biệt là đánh giá kết thúc dự án và thực địa kiểm tra dự án quá hạn hẹp nên hiệu quả giám sát, đánh giá chưa cao. - Chưa có chế tài đủ mạnh, thực hiện xử lý chưa nghiêm để buộc các Chủ đầu tư, BQL dự án cũng như các Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án. - Các Cơ quan, đơn vị chưa có sự lồng ghép và phối hợp hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá các dự án. Còn có sự chồng chéo lẫn nhau trong công tác phối hợp giữa các cấp tại địa phương. 2.3.6. Công tác thanh quyết toán và giá xây dựng Công tác thanh quyết toán của CĐT chậm so với quy định, chất lượng lập hồ sơ quyết toán còn thiếu cơ sở. Một số dự án có thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bỏ nhưng vẫn cấp phát. Nhiều công trình đã quyết toán nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn tìm ra những thất thoát, lãng phí. Thủ tục thanh toán, cấp phát và thẩm định quyết toán còn rườm rà, gây phiền hà khi giải quyết. Một số công tác xây dựng chuyên ngành hoặc có công nghệ thi công mới chưa xây dựng được định mức, đơn giá. Nhiều công trình còn duyệt đơn giá vật liệu riêng trong khi các công trình bên cạnh đang áo dụng đơn giá chung cho cùng loại vật liệu. Một số loại vật liệu chưa sát giá thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 57 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ Để phần nào khắc phục những tồn tại trên, đồng thời, nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý tại các dự án xây dựng GTĐB, theo tôi: cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như sau: 3.1. Các giải pháp liên quan đến thủ tục pháp lý Hoàn thiện hành lang pháp lý. Cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; Luật Ngân sách nhà nước, ban hành Luật Ðầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, đầu tư xây dựng công trình đường bộ nói riêng. Kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp; Chuyển đổi hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; Phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm... cần phải được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong Luật Xây dựng cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu về quản lý dự án, ai có sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Với các dự án BOT, BT dù là ngoài ngân sách cũng cần phải được quản lý chặt chẽ, theo đó, Bộ Giao thông vận tải cần xây dựng cơ chế, chính sách, tháo gỡ những bất cập trong quản lý dự án. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần rà soát để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo thống nhất, dễ áp dụng, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 58 Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách và phân cấp quản lý: Ban hành nghị quyết về xây dựng phát triển thành phố Đông Hà và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng phân cấp mạnh cho thành phố. 3.2. Đảm bảo quy hoạch đầu tư Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Quy hoạch cũng cần xác định rõ kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư. Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch Từ thực tế của các dự án đường ở TP như: Khóa Bảo, đường Lê Lợi kéo dài, đường Trần Phú, đường Trần Nguyên Hãn...do thiếu sót trong công tác lập và quản lý quy hoạch nên hiện nay quá trình thi công còn lộn xộn, nhập nhằng giữa các đơn vị thi công. Do đó các cơ quan quản lý cần: - Xây dựng quy hoạch phát triển GTĐB gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch khu dân cư và quy hoạch đất đai của Thành phố - Cần xã hội hóa công tác quản lý dự án, quản lý xây dựng được công khai và có sự góp ý của các ban ngành trong địa phương về các phương án lựa chọn cũng như phân kì đầu tư. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thi công để tránh tình trạng đường làm xong lại phải đào xới để chôn hệ thống điện nước như ở một đoạn đường Trần Nguyên Hãn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 59 3.3. Các giải pháp về vốn Đông Hà là một trong những TP mang tính đặc thù của vùng Bắc Trung Bộ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh Quảng Trị vì vậy vấn đề đầu tư vốn để xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ trong TP là cần thiết nhằm tạo tiền đề phát triển nền kinh tế - xã hội cũng như phát triển các ngành khác và đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng. Do vậy, các ban ngành lãnh đạo cần quan tâm đến: - Tranh thủ sự hỗ trợ từ NSNN, các dự án - Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn - Huy động các nguồn vốn của các đơn vị thi công các tuyến đường - Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các công trình ( áp dụng hình thức BOT) - Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế ODA, NGO... - Đẩy mạnh công tác thu ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn TP bình quân hàng năm đạt 15%. Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, các dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh đầu tư dàn trải, kiên quyết đình chỉ các công trình xét thấy không hiệu quả như việc đầu tư nhỏ giọt cho các công trình làm kéo dài thời gian thi công, ảnh hưởng đến vốn và chất lượng công trình. 3.4. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư. - Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư cả trong và ngoài ngân sách nhà nước, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 60 dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động). - Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng. - Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đầu tư từ ngân sách nhà nước. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; Đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang - Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công. 3.5. Giải pháp về đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Tập trung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên để thi công các công trình quan trọng của thành phố có ý nghĩa về quy hoạch đô thị; mở rộng và nâng cấp các trục giao thông chính huyết mạch, các nút giao thông quan trọng tại các cửa ngõ ra vào thành phố; tiếp tục tập trung nâng cấp mở rộng các tuyến đường nội thành theo quy hoạch đã được phê duyệt; từng bước xây dựng các tuyến đường vành đai TP. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý Nhà nước cho các cấp, nhất là đối tượng cán bộ chủ chốt của TP ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 61 3.6. Nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng Công tác GPMB trên địa bàn thành phố ngày càng khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án xây dựng, hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc khó khăn, để đẩy mạnh tiến độ thực hiện cần thực hiện một số giải pháp sau - Cần nghiên cứu ban hành các chính sách đặc thù để thực hiện tốt công tác GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn TP, như phương án chung giao đất cho các họ nằm trong phạm vi GPMB thực hiện dự án, có các chính sách hôc trợ giải quyết việc làm, đầu tư các khu tái định cư, xây dựng và ban hành giá đất hợp lý - Thiết lập quỹ để thực hiện công tác GPMB, giải quyết tình trạng nhiều công trình hoàn thành công tác GPMB được nhân dân chấp nhận nhưng chưa bố trí được kinh phí để chi trả, dẫn đến kéo dài gây bức xúc, khiếu kiện. - Công tác GPMB ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, do đó cần ưu tiên kinh phí để GPMB các khu đất quy hoạch cho các dự án đầu tư. 3.7. Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn NSNN. Nhằm tạo thuận lợi cho các CĐT trong việc xem xét đánh giá năng lực của Nhà thầu, cần xây dựng hệ thống thông tin về Nhà thầu đăng tải rộng rãi trên phạm vi toàn quốc và có khung hướng dẫn chung để các địa bàn thực hiện đăng tải thông tin về Nhà thầu. Luật Đấu thầu sửa đổi vừa mới ban hành, nên Bộ sớm triển khai tập huấn chuyên sâu cho cán bộ quản lý đấu thầu của các Tỉnh, cán bộ đầu mối tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để phổ biến và thống nhất thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành. Đồng thời, tăng cường tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ đấu thầu, về đấu thầu qua ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 62 mạng, về đấu thầu lựa chọn nhà thầu theo hình thức đối tác công – tư (PPP) nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu . Để thực hiện đấu thầu trên mạng được thuận lợi và thống nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên sớm ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện, xử lý các tình huống thường gặp trên hệ thống. Để thực hiện công tác báo cáo về đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên bổ sung vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu sửa đổi quy định cụ thể về chế độ, trách nhiệm và nội dung báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu làm căn cứ cho cac địa phương triển khai thực hiện. 3.8. Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào công trình đường bộ - Sử dụng các công nghệ, dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới đồng thời tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật để có thể đáp ứng được các dây chuyền công nghệ đó. - Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quản lý cũng như trong thi công các công trình đường bộ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm tạo ra một hệ thống công nghệ đồng bộ. - Có những hình thức khuyến khích đầu tư vào các dự án áp dụng các công nghệ hiện đại như sẽ tạo điều kiện phân bổ vốn đầu từ trước, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của dự ánKhen thưởng và khuyến khích các cá nhân tham gia nghiên cứu công nghệ và có khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình đầu tư và xây dựng. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 63 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước, Tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng đã và đang xây dựng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ về xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống GTĐB. Nhưng bên cạnh đó, công tác quản lý các dự án GTĐB bằng nguồn vốn NSNN còn tồn tại nhiều bất cập như tình trạng thất thoát lãng phí, rút ruột công trình dẫn đến tình trạng chất lượng công trình không được đảm bảo, thời gian thi công kéo dài...Nguyên nhân chính là công tác quản lý hoạt động đầu tư còn bị buông lỏng, chuyên môn của nhiều cán bộ còn kém, thiếu kinh nghiệm đã làm cho hệ thống GTĐB không thể bắt kịp đà phát triển của các TP khác, làm kìm hãm quá trình tăng trưởng, phát triển chung về kinh tế - xã hội của TP Đông Hà– bộ mặt của Tỉnh Quảng Trị. Nhưng, với việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình GTĐB với các TP phát triển trong và ngoài nước, là bài học vô cùng quý báu cho TP, để góp phần xây dựng một hệ thống mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại trong tương lai, thúc đẩy nhanh chóng cho sự phát triển bền vững của TP, kéo theo sự giàu đẹp thêm cho Tỉnh nhà về mọi mặt. 2. KIẾN NGHỊ Để Đông Hà đạt được những bước phát triển nhanh, vươn tới tầm vóc mới, xứng đáng với vai trò chức năng của thành phố trung tâm tỉnh lỵ, trở thành một thành phố phát triển theo kịp các đô thị lớn trong khu vực miền Trung, có một số kiến nghị sau: - Ưu tiên nghiên cứu quy hoạch mở rộng hệ thống HTĐB đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài để thành phố Đông Hà xứng tầm là một trung tâm tỉnh lỵ- đầu cầu phát triển trên tuyến Hành lang Đông-Tây, tăng cường đầu tư xây dựng các tuyến trục giao thông đối ngoại quan trọng như đường tránh phía Đông (QL 1A), đường 9D, đường cao tốc Bắc-Nam, hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè và hướng tới các điều kiện nâng cấp lên đô thị loại II trước năm 2020. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 64 - Tạo điều kiện thuận lợi để thành phố huy động được các nguồn lực trong nước, nước ngoài sớm triển khai xây dựng các công trình giao thông quan trọng. - Kiến nghị với Tỉnh xây dựng một chương trình phát triển riêng cho thành phố và ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù, mở rộng phân cấp nhằm tạo điều kiện cho Đông Hà có thể chủ động trong xúc tiến đầu tư, trong quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến địa bàn thành phố. Phân cấp cho thành phố được quyết định một số nhóm dự án đầu tư phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng hạ tầng đô thị. - Kiến nghị với các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ cùng UBND thành phố Đông Hà trong việc giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên lãnh thổ trong sử dụng đất đai, khai thác hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho các bên cùng hợp tác phát triển, đem lại hiệu quả chung./. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Th.S Hồ Tú Linh, Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư, Đại học Kinh tế Huế, 2011. 3. Giáo trình Kinh tế phát triển – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Lao động – Xã hội, 2005. 4. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động – xã hội, 2005. 5. Viện sĩ. TS Nguyễn Văn Đáng (2005). Giáo trình quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Báo cáo “ Tình hình thực hiện xây dựng cơ bản qua các năm 2011 – 2013” 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Báo cáo “ Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể qua các năm 2010-2013” 8. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Tri, Báo cáo “ Tình hình thực hiện công tác đấu thầu qua các năm 2011-2013” 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, Báo cáo “Quy hoạch phát triển GTVT Tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” 10. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị, Báo cáo “ Thực trạng xây dựng hệ thống giao thông đường bộ ở thành phố Đông Hà” 11. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị, Báo cáo “Thực trạng hệ thống giao thông đường bộ ở thành phố Đông Hà” 12. Phòng Tài chính – Kế hoạch TP Đông Hà, Báo cáo “ Tình hình kinh tế xã hội TP Đông Hà qua các năm 2011 – 2013” 13. Phòng Tài chính – Kế hoạch TP Đông Hà, Báo cáo “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội TP Đông Hà đến năm 2020” Các trang web chính: 14. 15. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như PHỤ LỤC GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN XD GTĐB ĐẾN 31/01/2014 (Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày tháng 2 năm 2014 của UBND thành phố Đông Hà) Đơn vị: Triệu đồng TT Danh mục dự án Chủ đầu tư/ đơn vịquản lý Tổng mức Kế hoạch vốn năm 2013 Giải ngân Tỷ lệ giải ngân (%) Ghi chúTổng số Trong đó: Thanh toán KLHT Vốn tạm ứng 1 2 3 4 5 6 9 Tổng cộng 379.064 43.331 41.547 35.449 5.784 95,88 I Nguồn vốn TW hỗ trợ, tỉnh quản lý 299.521 24.800 24.708 18.924 5.784 99,63 1 Nguồn vốn NS tập trung 1.783 1.000 978 978 0 1.1 Đường ven sông Hiếu hạ lưu cầu ĐôngHà BQLDA 1.783 1.000 978 978 2 Nguồn vốn NQ39 94.859 13.800 13.730 11.720 2.010 2.1 Đường Bà Triệu BQLDA 10.552 3.000 3.000 3.000 2.2 Đường Lê Văn Hưu BQLDA 6.330 1.500 1.500 1.500 2.3 Đường Khoá Bảo BQLDA 31.963 1.800 1.800 1.690 110 2.4 Xử lý nút giao Nguyễn Du - Chu MạnhTrinh BQLDA 46.014 7.500 7.430 5.530 1.900 3 Nguồn vốn CTMTQG (các dự án cấpbách) 195.948 8.000 8.000 4.226 3.774 3.1 Đường Trần Nguyên Hãn BQLDA 143.671 5.000 5.000 1.761 3.239 3.2 Đường Lê Lợi kéo dài BQLDA 52.277 3.000 3.000 2.465 535 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 4 Nguồn vốn vượt thu xổ số kiến thiết (QĐ số 467/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 và QĐ số 2810/QĐ-UBND ngày 31/12/2013) 6.931 2.000 2.000 2.000 0 4.1 Hệ thống điện chiếu sáng đường QL9,thành phố Đông Hà BQLDA 6.931 2.000 2.000 2.000 II Nguồn ngân sách thành phố quản lý 79.543 18.531 16.839 16.526 a Nguồn vốn XDCB tập trung 34.774 5.229 5.217 4.903 1 Công trình hoàn thành 9.105 1.004 1.003 1.003 1.1 Điện chiếu sáng Tôn Thất Thuyết BQLDA 2.722 383 382 382 0 1.2 Đường Hàn Thuyên nối dài Đông Lễ 1.942 600 600 600 1.3 Đường Trương Định BQLDA 2.342 10 10 10 1.4 Đường Nguyễn Thiện Thuật-Lý trình Km0+00- Km0+827 Đông Lương 2.099 11 11 11 2 Công trình chuyển tiếp 24.968 4.225 4.214 3.900 2.1 Đường Phan Huy Chú, phường 2 BQLDA 8.639 700 694 694 2.2 Đường Đinh Tiên Hoàng Phường 1 2.782 1.310 1.310 1.310 2.3 Đường Hai Bà Trưng Phường 1 1.420 385 379 66 2.4 Đường Trương Hán Siêu Phường 1 2.512 0 0 0 2.5 Đường Khu phố 11(T4-T7) Phường 5 1.205 580 580 580 2.6 Đường từ QL1 đi trạm Y tế Đông Lương Đông Lương 6.174 450 450 450 2.7 Đường nối Nguyễn Du vào làng Hoà Bình (Kiệt 66 Phường 2.236 800 800 800 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như Nguyễn Du) 5 3 Công trình khởi công mới 701 0 0 0 313 3.1 Xây dựng hệ thống thoát nước đường Yết Kiêu Phường 3 701 0 0 0 b Nguồn vốn XDCB từ quỹ đất 37.359 9.567 8.534 8.534 1 Công trình hoàn thành 2.847 1.246 1.245 1.245 1.1 Điện chiếu sáng đường Nguyễn Chí Thanh BQLDA 1.550 558 558 558 1.2 Điện chiếu sáng QL1A (Nhà khách 27/7 -Cầu Sòng) BQLDA 750 95 94 94 1.3 Điện chiếu sáng đường Phạm Ngũ Lão BQLDA 547 84 84 84 0 1.4 Đường Nguyễn Biểu BQLDA 509 509 509 2 Công trình chuyển tiếp 9.151 1.600 1.472 1.472 2.1 Hệ thống điện chiếu sáng đường QL9 (đoạn QL1A-Nguyễn Du) BQLDA 6.931 1.000 1.000 1.000 2.2 Đường nối trường THCS đường 9 đến Trường THKim Đồng Phường 4 2.220 600 472 472 3 Công trình khởi công mới 14.732 2.954 2.954 2.954 3.1 Xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và vỉa hè thuộc KDC gia đình nhà ở quân nhân đoàn 384 TT PTQĐ 13.278 1.500 1.500 1.500 3.2 Xử lý các nút giao thông nguy hiểm, tạo cảnh quan đô thị thành phố Đông Hà (Nút giao Lê Chưởng - Trần Hưng Đạo) BQLDA 1.454 1.454 1.454 1.454 4 Chuẩn bị đầu tư năm 2014 310 210 210 5 Đối ứng xã hội hoá (Vĩa hè + Điện chiếu sáng +Cây xanh) 1.037 1.490 723 723 5.1 Vĩa hè 0 0 0 0 _ UBND phường 5 Phường 0 0 0 0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 5 5.2 Cây xanh 0 300 0 0 _ UBND phường 2 Phường2 0 210 0 0 _ UBND phường Đông Lễ Đông Lễ 0 90 0 0 5.3 Điện chiếu sáng khu dân cư 1.037 1.190 723 723 _ UBND phường 1 Phường1 404 281 252 252 _ UBND phường 2 Phường2 146 73 32 32 1.002 _ UBND phường 3 Phường3 64 37 37 0 _ UBND phường 4 Phường4 10 6 6 _ UBND phường 5 Phường5 78 250 137 137 _ UBND phường Đông Thanh ĐôngThanh 193 160 96 96 _ UBND phường Đông Lễ Đông Lễ 175 0 0 _ UBND phường Đông Lương ĐôngLương 216 177 162 162 6 Nguồn vượt thu tiền đấu giá đất 9.592 1.967 1.929 1.929 6.1 Hệ thống điện đường Trần Hưng Đạo (QL1A - Nguyễn Huệ) UBND Tphố 6.931,0 500 500 500 6.2 Đường Trương Định Ban QLDA 2.342,2 68 68 68 6.3 Rãnh thoát nước đường Hàm Nghi Phường 99 83 83 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 1 6.4 XD đường đất cấp phối vào KDC hộ nghèo (Dàng Kp3) Phường 3 319 300 278 278 6.5 Xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và vỉa hè thuộc KDC gia đình nhà ở quân nhân đoàn 384 TT PTQĐ 1000 1000 1.000 c Kiên cố hoá GTNT (Chuyển NV năm 2012: 2,735tỷ đồng; năm 2013: 1,0 tỷ đồng) 7.410 3.735 3.087,973 3.087,973 1 UBND phường 1 Phường1 380 48 47 47 2 UBND phường 2 Phường2 800 550 408 408 3 UBND phường 3 Phường3 434 409 335 335 0 4 UBND phường 4 Phường4 300 50 29 29 5 UBND phường 5 Phường5 300 150 116 116 6 UBND phường Đông Giang ĐôngGiang 1.000 500 424 424 7 UBND phường Đông Thanh ĐôngThanh 1.500 540 535 535 8 UBND phường Đông Lễ Đông Lễ 2.056 1.168 916 916 9 UBND phường Đông Lương ĐôngLương 640 320 277 277 Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn vốn TP Đông HàĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như Danh mục các dự án lớn ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2011-2020 TT Tên chương trình, dự án Quy mô Dự kiến vốn đầu tư (tỷ đồng) Nguồn vốn * Giao thông 1 Cải tạo, xây dựng các nút cổ chai 17 47 2 Quốc lộ 1A tránh Đông Hà về phía Đông 14 km 60 Vốn TW 3 Mở rộng QL9 tránh Đông Hà về phía Nam (đường 9D); XD cầu vượt đường sắt, quốc lộ 1A (trên đường 9D). Vốn TW 4 Mở rộng quốc lộ 9 đoạn ngã tư Sòng – Cửa Việt Vốn TW 5 XD các nút giao thông 3 nút 50 Ngân sách 6 Đường từ P2 đến Đông Lương, Đông Lễ 5km 120 7 Đường Trần Nguyên Hãn 1,8km 61 Ngân sách 8 Đường Hoàng Diệu 3,5km 60 Ngân sách 9 Đường Bà Triệu 3km 50 Ngân sách 10 Đường Lý Thường Kiệt nối dài 3km 45 Ngân sách 11 Đường Lê Thánh Tông 1,25 km 12 Ngân sách 12 Đường Trần Bình Trọng 3 km 30 Ngân sách ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Châu SVTH: Trần Thủy Như 13 Đường từ QL1 đến Cầu Đại Lộc 250m 100 Ngân sách 14 Đường Nguyễn Trãi nối dài 2 km 30 Ngân sách 15 Đường Thạch Hãn 3 km 20 Ngân sách 16 Đường quanh hồ Khe Mây 5 km 20 Ngân sách 17 Đường Trần Phú 3,5 km 40 Ngân sách 18 Đường Nguyễn Du 1,5 km 15 Ngân sách 19 Bến xe liên tỉnh 10 Vốn NS, thu hút ĐT Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH Thành phốĐông Hà đến năm 2020 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thuy_nhu_0538.pdf