Khóa luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, tỉnh TTHuế đã và đang đạt được những thành tựu to lớn về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, thì việc quản lý chưa chặt chặt chẽ trong công tác quản lý dự án GTĐB bằng vốn NSNN dẫn đến hệ thống GTĐB vốn đã thiếu lại càng không thể bắt kịp đà phát triển và gián tiếp kìm hãm qúa trình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh TTHuế. Song với kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bằng nguồn vốn NSNN của các địa phương trong nước là bài học tốt cho tỉnh TTHuế. Xây dựng một hệ thống mạng lưới GTĐB hoàn chỉnh, góp phần giải quyết vấn đề giao thông trong khu vực đô thị và nông thôn, tăng cường khả năng phục vụ hệ thống giao thông vận tải H TẾ HUẾ

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, UBND tỉnh đã đình hoãn chưa khởi công 21 dự án đầu tư có tổng mức vốn đầu tư 127 tỷ đồng; do tình hình xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm 2008 đến hết 30/6/2009 với giá trị là 226,3 tỷ đồng [7], do đó mà lượng vốn nợ trong năm 2009 tăng lên 226,3 tỷ đồng đến hết tháng 6/2009. + Dự án đến hạn phải hoàn thành kế hoạch nhưng thiếu vốn để chi trả do đó phải vay nợ để hoàn thành đúng kế hoạch. Cụ thể: Dự án Cầu đường bộ Bạch Hổ qua sông Hương có tổng mức đầu tư 714 tỷ đồng, dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 02/9/2012. Vốn đã bố trí 531,4 tỷ đồng; trong đó vốn TPCP 270 tỷ đồng (năm 2012 là 170 tỷ đồng), vốn tạm ứng ngân sách tỉnh 61,4 tỷ đồng, vốn vay Kho Bạc Nhà nước Trung ương 200 tỷ đồng. Để giải quyết khó khăn cho nhà thầu, đảm bảo nguồn lực thực hiện, đã đề nghị Bộ cho ứng trước 400 tỷ đồng để thanh toán khối lượng hoàn thành, hoàn ứng ngân sách tỉnh và trả nợ Kho Bạc Nhà nước Trung ương. - Tình trạng bố trí vốn kế hoạch dàn trãi. Nguyên nhân là do: Cho lập dự án mới còn nhiều, trong khi khả năng bố trí vốn để đầu tư xây dựng còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tư, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tư vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trương cho lập dự án. Chẳng hạn: +Dự án nâng cấp Quốc Lộ 49A: Dự án được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo Quyết định số 2050/QĐ-BGTVT ngày 14/07/2009 của với tổng mức đầu tư dự kiến gần 2.443 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 1.892 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến khoảng 71km. Năm 2011 mới được bố trí 50 tỷ đồng để đầu tư một số đoạn đường thường xuyên bị sạt, lở trên địa bàn huyện A Lưới. Riêng đoạn từ Quốc lộ 49 qua thành phố Huế vẫn chưa được thực hiện. +Dự án nâng cấp Quốc Lộ 49B: Đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt cho nâng cấp đoạn Thuận An - Tư Hiền - Quốc lộ 1A tại Quyết định số 3114/QĐ-BGVT ngày 29/10/2010; song, đến nay Dự án vẫn chưa được bố trí vốn để triển khai thực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 hiện. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho thực hiện Dự án nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tuyến ven biển 2.3.3.Công tác lập và quản lý quy hoạch giao thông đường bộ 2.3.3.1. Quan điểm phát triển quy hoạch GTĐB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Tỉnh Thừa Thiên Huế là một vùng giàu tiềm năng về phát triển kinh tế. du lịch, dịch vụ và có nguồn nhân lực vô cùng thuận lợi, trình độ dân trí cao do vậy cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh một hệ thống giao thông hiện đại nhằm tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, củng cố an ninh quốc phòng.Với quan điểm, muốn phát triển kinh tế với tốc độ bình quân từ nay đến năm 2020 là 12-16% thì ngành giao thông vận tải phải đi tiên phong trong việc tăng tốc độ phát triển phải đạt 17-20% mới có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Chú trọng đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho một số vùng, nhất định là nhữn vùng nông nghiệp thuần túy hiện nay. Các tuyến đường mới phải phát huy được tác dụng vừa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phục vụ tốt an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão. - Toàn bộ mạng lưới GTĐB phải được gắn kết thành một hệ thống giao thông liên hoàn, thống nhất đảm bảo mối liên hệ với giao thông của cả nước, vùng và đại phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, đáp ứng được yêu cầu công nghiệ hóa, hiện đại hóa của tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Bảng 13: Danh mục các dự án Quy hoạch GTVT quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 S T T Danh mục các QH Chủ đầu tư Số và ký hiệu Ngày phê duyệt 1 Rà soát QH mạng lưới GTVT toàn tỉnh đến năm 2020 Sở GTVT 1317/ QĐ-UBND 24/5/06 2 QH định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến 2020 Sở XD- GTVT PD QH định hướng 3 QH phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Sở GTVT 230/ QĐ-UBND 24/01/08 4 Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh TT-Huế giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 Sở GTVT 2449/QĐ- UBND 23/11/2011 Nguồn: Đề án Quy hoạch GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 2.3.3.2. Căn cứ lập quy hoạch GTĐB - Căn cứ Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020; - Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu; -Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh về việc quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.3.3.3. Tình hình quản lý, phê duyệt thẩm định các quy hoạch GTĐB UBND Tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh đến năm 2020, làm cơ sở để lập, rà soát điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, hầu hết các ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch tầm nhìn đến năm 2020. Nhìn chung, công táclập, thẩm định, phê duyệt các dự án liên quan đến quy hoạch trên địa bàn tỉnh đều chấp hành đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/08/2010 ban hành Quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đàu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên công tác lập và quản lý quy hoạch GTĐB trong giai đoạn này còn một số vướng mắc: - Một số đơn vị tư vấn quy hoạch, khảo sát thiết kế trên địa bàn còn yếu nên chất lượng các quy hoạch còn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Nhiều đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, lãnh thổ chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ. 2.3.4.Công tác đấu thầu 2.3.4.1. Tình hình phổ biến, quán triệt và thực hiện các văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đấu thầu - Công tác đấu thầu trong giai đoạn này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai và quán triệt theo đúng các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan như: Luật Đấu thầu; Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009; Nghị định 85/2009/NĐ - CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định 68/2012,NĐ - CP và các Thông tư hướng dẫn, quy định chi tiết các nội dung liên quan đến công tác đấu thầu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Các văn bản pháp luật trên đã tạo nên một hệ thống cơ sở pháp lý về đấu thầu rất đầy đủ, chi tiết và thống nhất; làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước các và các chủ đầu tư áp dụng và thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn,và trách nhiệm trong công tác quản lý và thực hiện công tác đấu thầu. 2.3.4.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu cho dự án đầu tư xây dựng GTĐB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế a) Về công tác thanh tra Qua thanh tra, về cơ bản thẩm quyền, trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu của UBND cấp huyện tuân thủ đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, do việc cập nhật các văn bản pháp lý mới liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ các phòng ban thuộc huyện chưa kịp thời, quy trình phối hợp chưa tốt nên công tác lập, thẩm định kế hoạch đấu thầu vẫn còn một số thiếu sót về việc phân chia các gói thầu trong kế hoạch đấu thấu (việc phân chia chưa đầy đủ, hầu hết còn thiếu gói thầu bảo hiểm công trình). b) Vế kiểm tra công tác đấu thầu Tiến hành kiểm tra tại 5 đơn vị; Ban đầu tư và Xây dựng tỉnh, Ban Đầu tư và Xây dựng huyên Phong Điền, Ban đầu tư và Xây dựng Giao thông tỉnh, Ban Quản lý phát triển đô thị mới, Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy. Kết quả đấu thầu tại các đơn vị trên tổng hợp trong giai đoạn này cho thấy: + Năng lực kinh nghiệm quản lý và tực hiện về công tấc đấu thầu của các chủ đầu tư đã được nâng lên, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng công trình, dự án và gói thầu. Về cơ bản, công tác thẩm định và phê duyệt các nội dung liên quan đến đấu thầu của các chủ đầu tư đã đáp ứng được quy định hiện hành. + Việc lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu việc thông báo mời thầu, bán hồ sơ mời thầu, nhận hồ sơ dự thầu, công tác đóng thầu, mở thầu, đến đánh giá hồ sơ dự thầu đều được chủ đầu tư và tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện phù hợp quy định hiện hành về thời gian và quy trình lựa chọn các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu đề có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ đấu thầu theo quy định. + Thông tin của các gói thầu được lựa chọn với hình thức đấu thầu rộng rãi được chủ đầu tư cung cấp đầy đủ, kịp thời để đăng tải trên Báo Đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 c) Về năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực đấu thầu của tỉnh đều có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu; tính chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đấu thầu cũng cố và tăng cường đáng kể. Nhiều chủ đầu tư đã chủ động cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về đấu thầu để nâng cao năng lực, chuyên môn và phục vụ công tác đấu thầu 2.3.4.3. Kết quả đạt được trong công tác đâu thầudự án đầu tư xây dựng GTĐB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn này, tổng số gói thầu tham gia đấu tham gia công tác đấu thầu xây dựng GTĐB là 1080 gói thầu, tiết kiệm cho NSNN thông qua đấu thầu là 158.113 tỷ đồng [10]. Cụ thể năm 2010 có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất 11,52% tương đương 63,515 tỷ đồng, là do trong năm số dự án GTĐB sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nhiều chiếm tỷ lệ 86,06% trong khi đó áp các hình thức còn lại dưới< 3%. Năm 2011 có mức tiết kiệm thấp nhất chỉ đạt 0,341% tương đương 6,666 tỷ đồng nguyên nhân là năm 2011 áp dụng hình thức chỉ định thầu trong đấu thầu các gói thầu GTĐB chiếm tỷ lệ 90,282% tương đương 288/319 gói thầu. Năm 2009 tuy lượng tiền tiết kiệm cao nhất 74,890 tỷ đồng nhưng không phải là có mức tiết kiệm cao nhất vì giá trị của các gói thầu tham gia đấu thầu trong năm cao hơn các năm khác. Bảng 14: Kết quả thực hiện công tác đấu thầu các gói thầuxây dựng GTĐB trên địa bàn Thừa Thiên Huế STT Nội dung ĐVT 2009 2010 2011 2012 1 Tổng số gói thầu Gói thầu 188 244 319 329 2 Tổng giá trịgói thầu Tỷ đồng 760,74 551,36 684,36 588,44 3 Tổng giá trị dự thầu Tỷ đồng 717,67 492,98 679,81 580,88 4 Tổng giá trị trúng thầu Tỷ đồng 685,85 487,85 677,69 575,40 5 Tiết kiệm trong đấu thầu Tỷ đồng 74,89 63,52 6,67 13,04 6 Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu % 9,84% 11,52% 0,34% 2,22% Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu TTHuế qua các năm từ 2009 đến 2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Công tác đấu thầu dự án xây dựng GTĐB tất cả các hình thức đấu thầu, tuy nhiên hình thức được sử dụng nhiều nhất là chỉ định thầu. Bảng số liệu dưới đây cho chúng ta thấy rõ Bảng 15: Các hình thức lựa chọn nhà thầu cho dự án xây dựng CSHT GTĐB tỉnh TTHuế giai đoạn 2009-2012 Hình thức đấu thầu ĐVT Đấu thầu rộng rãi Chỉ định thầu Tự thực hiện Chào hàng cạnh tranh Hạn chế và các loại khác Tổng 2009 Gói thầu 50 89 13 21 15 188 Tỷ lệ % % 26,596 47,340 6,915 11,170 7,979 100 2010 Gói thầu 210 12 5 13 4 244 Tỷ lệ % % 86,066 4,918 2,049 5,328 1,639 100 2011 Gói thầu 2 288 3 8 20 319 Tỷ lệ % % 0,627 90,282 0,940 2,508 6,270 100 2012 Gói thầu 34 279 0 0 16 329 Tỷ lệ % % 10,334 84,802 0 0 4,863 100 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu TTHuế qua các năm 2009 -2012 Đặc thù của các công trình xây dựng GTĐB cần nhà thầu có năng lực chuyên môn cao và khả năng tài chính tốt, do thế hình thức đấu thầu chỉ định thầu được sử dụng rộng rãi trong tất cả các gói thầu Năm 2009:89/188 gói thầu chiếm tỷ lệ 47,34% tổng số gói thầu Năm 2010: 12/244 gói thầu chiếm tỷ lệ 4,918% tổng số gói thầu, nguyên nhân có sự sụt giảm này là do trong năm này hình thức đấu thầu rộng rãi được sử dụng phổ biến 210/211 gói thầu chiếm tỷ lệ 86,066%. Năm 2011: 288/319 gói thầu chiếm tỷ lệ 90,282% tổng số gói thầu, năm 2012 chiếm 84,802% tổng số gói thầu. Các hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, tự thực hiện và khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng dưới 15% tổng số gói thầu, chủ yếu là các gói thầu bảo hiểm công trình, gói thầu tư vấn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Tuy nhiên công tác đấu thầu trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại những vướng mắc sau: +Vấn đề nhân sự của một số chủ đầu tư là UBND các xã ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế năng lực, kinh nghiệm, thiếu chuyên môn nghiệp vụ nên quá trình thực hiện đấu thầu của các dự án vẫn còn một số thiếu sót như: thẩm quyền ban hành quyêt định thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu, không áp dụng mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu, nội dung báo đánh giá hồ sơ dự thầu, thiếu các chỉ định thầu các gói thầu tư vấn. Ngoài ra, một số đơn vị tư vấn trong lĩnh vực đấu thầu cho chủ đầu tư còn hạn chế về năng lực cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu sót trên. + Công tác lựa chọn nhà thầu đối với đối với một số gói thầu theo hình thức chỉ định thầu rút gọn chưa được thực hiện đung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 85/2009/NĐ- CP: bên mời thầu và nhà thầu không thực hiện thủ tục thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. +Vấn đề quản lý sau đấu thầu còn chưa được thực hiện thường xuyên:Sản phẩm của quá trình đấu thầu cuối cùng là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Hiệu quả đạt được từ công tác đấu thầu phụ thuộc rất nhiều vào việc triển khai các ràng buộc đã nêu trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các Chủ đầu tư thì trong một số hợp đồng chưa đảm bảo các vấn đề về tiến độ, phạm vi điều chỉnh hợp đồng, phương pháp điều chỉnh chưa thể hiện cụ thể về thưởng phạt vi phạm hợp đồng, việc quản lý thực hiện hợp đồng còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả leo thang. 2.3.5. Công tác giám sát đánh giá đầu tư 2.3.5.1. Căn cứ pháp lý cho công tác giám sát đầu tư - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước, trong đó có đẩy mạnh và tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư -Thực hiện Nghị định 07/CP và Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số:559/HD- KH&ĐT ngày 20/10/2003, về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Giám sát đánh giá đầu tư (GSĐGĐT) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.3.5.2. Tình hình thực hiện giám sát các dự án đầu tư xây dựng GTĐB [12] a) Lập, thiết kế và thẩm định các dự án quy hoạch Nhìn chung, công táclập, thẩm định, phê duyệt các dự án liên quan đến quy hoạch trên địa bàn tỉnh đều chấp hành đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/08/2010 ban hành Quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đàu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tình hình thực hiện các dự án +Giá trị khối lượng thực hiện trong năm; mức độ đạt được so với kế hoạch Bảng 16:Vốn kế hoạch và vốn thực hiện NSNN đầu tư xây dựng GTĐB Đơn vị tinh: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1 Vốn kế hoạch NSNN đầu tư GTĐB 583,200 377,300 1400,800 1.400,300 2 Vốn thực hiện NSNN đầu tư GTĐB 576,200 355,700 1.093,800 1.323,400 3 Mức độ đạt được so với kế hoạch % 98,8% 94,3% 78,1% 94,5% Nguồn: Báo cáo tổng hợp nguồn vốn tỉnh TTHuế qua các năm từ 2009 đến 2012 Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về việc xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao, cơ bản nguồn vốn NSNN đã được phân bổ có mục đích, tập trung hơn vì vậy mà mức độ giải ngân cho các dự án GTĐB trong giai đoạn này cao bình quân trên 90,3% Mức độ giả ngân khá cao nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu, thực tế lượng nợ đọng vẫn cón khá cao 1.107,2 tỷ đồng [7], các dự án lớn có nguồn thu quỹ đất thực hiện chậm, vẫn còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 b) Thực hiện tiến độ dự án Nhìn chung các công trình xây dựng GTĐB hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch, tuy nhiên số dự án không hoàn thành đúng kế hoạch vẫn còn khá nhiều do nguyên nhân khách quan và cả chủ quan. Bảng 17: Tiến độ thực hiện của dự án xây dựng GTĐB ở TTHuế giai đoạn 2009-2012 STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1 Số dự án được bố trí vốn trong năm 107 89 120 129 2 Số dự án được quyết định đầu tư trong năm 107 89 120 129 3 Số dự án chậm tiến độ 12 14 16 14 4 Số dự án điều chỉnh trong kỳ 16 15 31 31 5 Số dự án vi phạm quy định về quản lý 1 16 2 5 Nguồn: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư tỉnh TTHuế qua các năm 2009 - 2012 Số dự án không hoàn thành khối lượng công trình chiếm tỷ lệ 38,87% tổng số dự án được quyết định đầu tư. Cụ thể: Số dự án chậm tiến độ có 56 dự án chiếm tỷ lệ 12,58% tổng số dự án quyết định đầu tư. Và số dự án điếu chỉnh trong kỳ có 93 dự án chiếm tỷ lệ 20,89% tổng số dự án quyết định đầu tư, và số dự án vi phạm quy định vế quản lý có 24 dự án, chiếm tỷ lệ 5,38% số dự án được quyết định đầu tư. Nguyên nhân các dự án không hoàn thành đúng khối lượng công trình theo kế hoạch được nói rõ ở bảng 19 sau: Bảng18:Nguyên nhân dự án xây dựng GTĐB chậm tiến độ ở TTHuế giai đoạn 2009-2012 Năm Thời tiết Đền bù giải phóng mặt bằng Năng lực thi công của chủ đầu tư Thay đổi thiết kế Thiếuvốn Khác 2009 3 11 4 2 1 0 2010 3 8 4 2 0 0 2011 0 3 0 0 9 4 2012 0 7 4 0 7 6 Nguồn: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư tỉnh TTHuế qua các năm 2009-2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Ví dụ: Dự án đường Hồ Đắc Di có tổng mức đầu tư 32,6 tỷ đồng theo kế hoạch thực hiện 2008-2009, tuy nhiên do công tác đền bù giải phóng mặt bằng ( tổng mức đền bù là 26,5 tỷ đồng) chậm nên công trình kéo dài đến năm 2011 hoàn thành. Như vậy chậm tiến độ dự án 2 năm - Tổng số dự án điều chỉnh trong kỳ và dự án vi phạm các quy định là 117 dự án, nguyên nhân chủ yếu: điều chỉnh quy mô đầu tư, chuyển địa điểm xây dựng dự án,vi phạm thủ tục đầu tư...Hầu hết các dự án giao thông nông thôn vi phạm thủ tục đầu tư là do vi phạm thủ tục đấu thầu. Chẳng hạn: năm 2010 tổng cộng có 14 dự án vi phạm thủ tục đầu tư, thì 100% vi phạm thủ tục đấu thầu [10]. Ví dụ: Đường giao thông nông thôn xã Phú Thuận, xã Phú Hải, xã Vinh Hưng, đường Cấp phối xã Vinh Thái.... - Các vướng mắc chính trong công tác thi công công trình xây dựng GTĐB: +Còn một số dự án thi công quá thời gian quy định nhưng chưa hoàn thành. Nguyên nhân chủ yếu do sự phối hợp điều hành của các ban, ngành ở cấp cơ sở với chủ đầu tư thiếu đồng bộ nên một số công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh còn chậm. +Nhiều công trình chủ đầu tư cho tạm ứng vốn lớn, nhưng nhà thầu không bố trí đủ nhân lực, máy móc như khi đấu thầu nên thi công chậm. Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu chưa chặt chẽ (phạt vi phạm hợp đồng, xử lý các phát sinh và quy định về sử dụng vốn tạm ứng) nên thiếu cơ sở cho chủ đầu tư xử phạt hợp đồng. Chủ đầu tư thiếu cương quyết yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng như khi đấu thầu và xử phạt trễ hợp đồng. +Chất lượng công tác tư vấn lập và tư vấn thẩm tra dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán chưa cao, thậm chí có biểu hiện xem nhẹ, coi thường vai trò của tư vấn thẩm tra. Do đó, đã bắt đầu bộc lộ những sai sót trong quá trình lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án. 2.3.5.3. Đánh giá công tác giám sát đầu tư xây dựng GTĐB [12] Phần lớn các chủ đầu tư đã thấy được lợi ích của việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư nên đã tích cực thực hiện công tác này. Bình quân có 27/81 chủ đầu tư báo cáo giám sát [12] ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 a) Đánh giá tình hình thực hiện chế độ báo cáo Đối với các dự án có sử dụng từ trên 30% vốn ngân sách đang triển khai, tình hình chấp hành chế độ báo cáo tương đối tốt; tuy nhiên, đối với các dự án đã kết thúc đầu tư, đang trong giai đoạn quyết toán, công tác chấp hành chế độ báo cáo chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Để hỗ trợ tốt cho chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng phần mềm hỗ trợ. Hiện nay, phần mềm đã hoàn thiện và đang hướng dẫn các Chủ đầu tư nhập báo cáo qua phần mềm theo quy định. b) Đánh giá chất lượng của các báo cáo Nhìn chung nội dung Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư qua các năm của các cơ quan gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề cập tương đối đầy đủ các nội dung chính theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án vẫn còn chưa cao. Nhiều chủ đầu tư vẫn còn thực hiện với tính chất đối phó, chưa đi vào chiều sâu. Do đó, kết quả giám sát, đánh giá dự án chủ yếu vẫn thiên về đánh giá những tồn tại do nguyên nhân khách quan, chưa nêu được trách nhiệm, vai trò của chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự ántư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. 2.3.6. Công tác thanh quyết toán và giá xây dựng - Công tác thanh quyết toán của chủ đầu tư chậm so với qui định, chất lượng lập hồ sơ quyết toán còn thấp thiếu cơ sở. - Một số dự án thủ tục thanh toán, cấp phát chưa đảm bảo nhưng vẫn cấp phát. Có công trình đã quyết toán nhưng khi thanh tra, kiểm tra vẫn tìm ra những thất thoát lãng phí. Thủ tục thanh toán, cấp phát và thẩm định quyết toán chưa cải tiến, đôi khi còn gây phiền hà không cần thiết. - Về giá xây dựng: + Một số công tác xây dựng chuyên ngành hoặc có công nghệ thi công mới chưa xây dựng được định mức, đơn giá. + Còn duyệt đơn giá vật liệu riêng cho nhiều công trình, mặc dù các công trình bên cạnh đang áp dụng đơn giá chung cho cùng loại vật liệu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 + Giá vật liệu thông báo chậm, thông báo theo từng quý không phù hợp với sự thay đổi nhanh của thị trường. Hệ số đơn giá vật liệu khu vực theo Quyết định: 1837/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND tỉnh mới chỉ cho các trung tâm các huyện, chưa phù hợp với những công trình nằm xa trung tâm được tính hệ số, dẫn đến chủ đầu tư phải xin thông báo giá riêng cho từng công trình, điều này gây ra hiện tượng giá vật liệu xây dựng không có tính thống nhất. Một số giá vật liệu chưa sát giá thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. GIẢI PHÁP VỀ THỦ TỤC PHÁP LÝ 3.1.1 Bổ sung quy định trách nhiệm pháp lý trong khâu lập quy hoạch - Nội dung Quy hoạch: Bộ Giao thông vận tải cần đưa ra quy định pháp lý về yêu cầu nội dung quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Phát triển Giao thông toàn tỉnh và vùng lãnh thổ cũng như quy hoạch phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn huyện, cần quy định rõ các tổ chức có chức năng làm quy hoạch các cấp, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức này đối với chất lượng quy hoạch do họ thiết kế, nghiên cứu; quy định chế độ cập nhật, sửa đổi các quy hoạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng của quy hoạch, tăng tính thống nhất giữa các quy hoạch các cấp; hạn chế tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi phát triển CSHT Giao thông đường bộ phục vụ phát triển các ngành kinh tế từng thời kỳ. - Trách nhiệm lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch: Cần tăng cường hiệu lực pháp lý của các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức liên quan đến công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch để tránh tình trạng thời gian phê duyệt dự toán và giao nhiệm vụ quá kéo dài làm rút ngắn thời gian nghiên cứu thời gian lập quy hoạch, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quy hoạch hoặc có những quy hoạch đã hoàn thành song thời gian chờ thẩm định, phê duyệt kéo dài mà không ai chịu trách nhiệm. - Trách nhiệm quản lý: Xác định rõ trách nhiệm quản lý và kiểm soát thực hiện quy hoạch để tránh có những đầu tư trái với quy hoạch. Quy định kỳ rà soát, kiểm tra tiến trình thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để đảm bảo tính thời sự của quy hoạch. 3.1.2. Nâng cao chất lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Bổ sung một số yêu cầu trong nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình + Phân tích ảnh hưởng của môi trường của dự án đến thành công của dự án. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 54 Môi trường trong đó dự án tồn tại bao gồm môi trường địa lý tự nhiên, môi trường kinh tế,môi trường xã hội, môi trường pháp lý môi trường tổ chức, môi trường công nghệcủa dự án hiện tại và tương lai. + Phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan đến thành công của dự án. Phân tích mục đích, mong đợi cũng như quyền lực của họ đối với dự án, các tác động mà họ có thể thực hiện cho dự án. + Phân tích rủi ro của dự án bao gồm các dự kiến rủi ro có thể xảy ra, ước tính tần suất có thể xảy ra rủi ro, đánh giá tác động của rủi ro đến dự án, đề xuất các biện pháp có thể thực hiện để giảm rủi ro. + Xác định rõ các cơ chế, nguyên tắc chuyển giao kết quả giữa các giai đoạn của dự án để đảm bảo có được tất cả những hỗ trợ cần thiết cho đơn vị thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án. Trên cơ sở phân tích như vậy mới thấy được toàn diện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án để có những sự chuẩn bị trước đảm bảo cho sự thành công của dự án. - Tăng cường dự báo nhu cầu vận tải, nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đến môi trường, phân tích tài chính, phân tích kinh tế dự án và xây dựng mới các đơn giá định mức cho các hạng mục công việc này (% giá trị trong tổng giá trị của lập dự án đầu tư xây dựng công trình) nhằm nâng cao chất lượng của dự án đầu tư. - Coi trọng quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải không hiệu quả góp phần chống thất thoát lãng phí ngay từ chủ trương đầu tư. Cần phải phân tích, so sánh đánh giá hiệu quả của các dự án thuộc danh mục đề nghị đầu tư để tập trung đầu tư vào một số dự án đem lại hiệu quả cao nhất và khả thi về nguồn vốn đầu tư, có như vậy công trình đầu tư mới nhanh kết thúc đưa vào khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3.1.3. Xác định rõ cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên liên quan trong thực hiện đầu tư Lý thuyết quản lý dự án chỉ ra rằng khâu yếu nhất trong một hệ thống là nơi giáp ranh hay còn gọi là mặt phân giới giữa các cấp, giữa các chức năng, giữa các chủ thể, giữa các thành phần của hệ thống. Thực hiện đầu tư là một giai đoạn quan trọng của quá trình đầu tư xây dựng mà trong đó có sự tham gia của nhiều bên hữu quan với ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 những quan hệ rất phức tạp. Xuất phát từ thực tiễn quản lý dự án xây dựng giao thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế và lý thuyết quản lý dự án dưới đây là một số đề xuất về cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên: - Xác định cơ chế hòa nhập hiệu quả ở các mặt phân giới: Để tạo ra một sự phối hợp tốt nhất là nhân tố quan trọng quyết định thành công của dự án.Để có sự phối hợp cần thiết thì phải có các quy định pháp lý có hiệu lực cao về trách nhiệm của mỗi bên, phải xây dựng các định mức,tiêu chuẩn, thiết lập các quy trình phối hợp làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế hòa nhập tại ranh giới giữa các bên, các mặt phân giới quan trọng là: + ¾ Mặt phân giới động giữa khâu giải phóng mặt bằng và khâu thực hiện xây dựng, các bên liên quan là chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu và chính quyền địa phương nơi dự án thi công. Để giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với địa phương cần đẩy nhanh chương trình tái định cư và giải phóng mặt bằng, thực hiện các quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết về lãnh thổ. Các dự án đề xuất của các quy hoạch phát triển giao đường bộ cần được phổ biến rõ cho chính quyền địa phương các cấp để có kế hoạch chuẩn bị trước. Công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân là rất quan trọng. Các địa phương cần nẳm rõ các quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn mình nhất là quy hoạch đất đâi cho phát triển giao thông vận tải đường bộ và công bố cho toàn dân được biết phải tuân theo các quy định về sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch. Các địa phương cần có kế hoạch dài hạn thu hồi các vùng đất đã quy hoạch này để đảm bảo có mặt bằng sẵn sàng khi bắt đầu thực hiện dự án. Khi dự án có quyết định đầu tư, giữa giám đốc điều hành dự án và chính quyền địa phương cần xây dựng chương trình tái định cư và giải phóng mặt bằng cụ thể và khả thi. Giám đốc điều hành dự án cần thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình này như vậy mới đảm bảo đúng tiến độ. + ¾ Mặt phân giới tĩnh giữa các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu, cục giám định và quản lý chất lượng công trình và tư vấn giám sát. Trong đó nổi bật lên là vấn đề tuân thủ các quy định pháp lý trong đấu thầu và hợp đồng tư vấn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Tuân thủ ngiêm ngặt quá trình đấu thầu Quá trình đấu thầu thường diễn ra rất khốc liệt giữa các nhà thầu với nhau.Mỗi công ty có một quan điểm lợi ích khác nhau, mặt khác còn bị ràng buộc bởi các điều kiện của tổ chức cho vay vốn và phải tuân thủ theo pháp luật. Thêm vào đó các mối quan hệ xã hội phức tạp điều này đòi hỏi những người thực hiện công tác quản lý dự án phải tuân thủ nghiêm túc những quy định về mặt pháp lý của quá trình đấu thầu. Mọi thủ tục cần thiết phải được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đi tắt, đốt cháy giai đoạn làm sai quy định. Việc bảo mật hồ sơ, tài liệu và mọi thông tin trong quy trình đấu thầu là rất quan trọng, nhân tố con người là quyết định. Phải chú trọng những người đủ tư cách đạo đức nghề nghiệp và điều kiện làm việc cũng ảnh hưởng đến việc bảo mật hồ sơ. Nếu có sự tiết lộ thông tin ra ngoài có thể dẫn tới khiếu kiện gay cản trở rất lớn đến quá trình thực hi ện. Sử dụng trình duyệt việc bảo mật thông tin luôn phải được chú ý. Hồ sơ mới thầu phải rõ ràng, chặt chẽ: hồ sơ phải chi tiết đầy đủ phù hợp với các nội dung của hồ sơ mời thầu và phải được phê duyệt trước ngày mở thầu để làm cơ sở đánh giá và lựa chọn ứng thầu thắng cuộc. + Sử dụng tư vấn: Giai đoạn thiết kế: Lựa chọn tư vấn thiết kế phải có đủ năng lực, kinh nghiệm với một đội ngũ kỹ sư giỏi theo đúng chuyên ngành, trong quá trình thực hiện cần tăng cường công tác kiểm tra theo dõi việc tuân thủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng về chất lượng nhân sựTheo dõi,giám sát phẩm chất con người. Các số liệu khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn, số liệu điều tra, dự báo lưu lượng giao thônglà đầu vào quan trọng cho khâu thiết kế. Phần kinh phí cho công tác này nằm trong hợp đồng tư vấn và thường bị cắt gi ảm nên trong quá trình thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư phải yêu cầu tư vấn giải trình cụ thể và chi tiết để đảm bảo những tài liệu này được cung cấp đầy đủ. - Xây dựng cơ chế cần tăng cường hiệu lực quản lý về điều kiện hành nghề của tư vấn giám sát, quy định, kiểm tra, giám sát của cục giám định và quản lý chất lượng công trình. Nghiên cứu có thêm chế tài mạnh mẽ hơn nữa để các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc công tác giám sát đánh giá đầu tư, gắn báo cáo với giám sát tại chỗ. Báo cáo giám sát đầu tư phải thực chất đi sâu vào phân tích nguyên nhân của các vướng mắc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 3.1.4. Hình tất các thủ tục yêu cầu đối với giai đoạn kết thúc đầu tư Đơn giản hóa các hồ sơ phải hoàn tất, ứng dụng tin học trong quản lý lưu trũ hồ sơ. Cải cách công tác nghiệm thu đảm bảo sự nghiêm minh và sản phẩm nghiệm thu phải đảm bảo yêu cầu theo các tiêu chuẩn quy định. Cần đưa ra các quy định đối với việc phân tích đánh giá sau dự án trên quan điểm mức độ thỏa mãn các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của dự án. Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng là người sửdụng sản phẩm của dự án và phân tích hiệu quả kinh tế sau dự án. 3.2. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN TỔ CHỨC QUẢN LÝ 3.2.1. Thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý trong công tác lập quy hoạch và quản lý dự án đầu tư - Đối với công tác lập quy hoạch: + Phân định rõ nhiệm vụ lập quy hoạch: Sở giao thông vận tải chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải toàn tỉnh và vùng, các cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm lập quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chuyên ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, các địa phương lập quy hoạch phát triển giao thông đường bộ địa phương, quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành. Sở giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, ra soát quy hoạch của các chuyên ngành và địa phương để đảm bảo quy hoạch đạt chất lượng và đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch. - Đối với công tác quản lý: + Phân cấp các trách nhiệm và quyền lực quản lý nhà nước cho các cơ quan chuyên ngành, chuyển trách nhiệm quản lý đầu tư CSHT GTĐB cho các cơ quan chuyên ngành. Xác định rõ lại việc phân cấp quản lý cho các huyện, xã: Các huyện sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải địa phương dựa trên những đường lối chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải và của cả Tỉnh. Quản lý trực tiếp CSHT GTĐB địa phương bao gồm cả việc bảo trì cơ sở hạ tầng và quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, quản lý vốn cho cơ sở hạ tầng theo các tiêu chuẩn rõ ràng, cần tăng cường vai trò kiểm tra của bộ giao thông vận tải đối với các ở giao thông vận tải để đảm bảo tính thống nhất của các quy hoạch và đảm bảo các tiêu chuẩn của quy hoạch, chất lượng quy hoạch. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 3.2.2. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng CSHT GTĐB - Ưu tiên hàng đầu cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng giao thông của nhà nước và các doanh nghiệp tư vấn để các doanh nghiệp này chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bổ sung, sửa đổi luật khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là giao thông đường bộ. - Xác định các tiêu chuẩn và những hướng dẫn, định mức, đơn giá xây dựng cơ bản để bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư. - Nâng cao các tiêu chuẩn và chất lượng của các công việc được ký kết hợp đồng để tăng giá trị của kinh phí được chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng do thiếu kinh phí ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc kinh phí đầu tư phải thay đổi, điều chỉnh nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng. 3.2.3. Mở rộng cạnh tranh trong hoạt động bảo trì CSHT GTĐB Hoàn thiện hệ thống quản lý khai thác sửa chữa công trình giao thông đương bộ: - Các doanh nghiệp bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông sẽ hoạt động như các doanh nghiệp kinh doanh của nhà nước để tăng các biện pháp khuyến khích cũng như quyền tự chủ đối với vi ệc quản lý. Tiến tới đấu thầu quyền quản lý khai thác, thu phí và ký kết hợp đồng phụ đối với các công việc bảo trì trong những lĩnh vực thích hợp với nguồn kinh phí - Nhiệm vụ sửa chữa lớn công trình cần được xác định rõ ràng và được kiểm soát thông qua cơ chế đấu thầu được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh nhiều hơn, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đấu thầu. - Từng bước nâng cao các chỉ tiêu chất lượng về bảo trì, tăng chi phí cho công tác bảo trì, tăng cường các biện pháp huy động vốn, bảo trì CSHT GTĐB 3.2.4. Chính sách và biện pháp phát triển nguồn nhân lực - Cần có chính sách rõ ràng về khuyến khích đào tạo, nâng chuẩn về trình độ tối thiểu đối với đội ngũ cán bộ của tỉnh, chuẩn về trình độ đối với các nhà thầu, tư vấn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về học vị và ngoại ngữ đối với cán bộ được đề bạt. Tạo ra nhiều cơ hội đào tạo thông qua việc định hướng lại cho các viên nghiên cứu, các trường về nhiệm vụ đào tạo và nâng cao các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 - Nâng cao năng lực tổ chức cán bộ lao động trong chyên môn nghiệp vụ, trong việc đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và xây dựng các chính sách và chiến lược cụ thể bao gồm cả kế hoạch đào tạo cho ngành, đưa ra những ưu tiên rõ ràng cho việc đào tạo. 3.2.5. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực và tiến độ thực hiện dự án - Tăng cường tổ chức bán đấu giá quỹ đất để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác bồi thường GPMB, các dự án tạo quỹ đất để bán, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án có khả năng hoàn thành trong năm hoặc có khối lượng thi công lớn. Có giải pháp cho ứng trước ngân sách cho các dự án tạo vốn từ quỹ đất, giải phóng mặt bằng, thanh toán khối lượng hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng khả năng hoàn thành - Các Sở, Ban ngành tiếp tục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính và các bộ liên quan trình Chính phủ bổ sung nguồn vốn Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn kích cầu,... cho các chương trình, dự án quan trọng. - Tiếp tục rà soát, phát hiện và xử lý những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước,trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư của nhà nước. - Rà soát báo cáo UBND tỉnh quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng CSHT GTĐB trong năm đê kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.6. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng - Kiện toàn và nâng cao năng lực Hội đồng Bồi thường GPMB; xây dựng và ban hành quy định về bố trí và thanh quyết toán vốn bồi thường GPMB; quy trình thủ tục và các chế tài trong bồi thường GPMB; cơ chế phối hợp giữa Chủ đầu tư và Hội đồng Bồi thường GPMB; Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ đối với các hộ dân có tiền bồi thường GPMB thấp hơn tiền đất tái định cư. - Đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp thường xuyên, đồng bộ với các chủ đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng, mặt bằng. Rà soát các dự án của các nhà đầu tư trên địa bàn không đáp ứng tiến độ, để tháo gỡ vướng mắc hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi dự án nếu không triển khai thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 3.2.7. Đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, giải ngân khối lượng xây dựng -Theo dõi, đôn đốc các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án (lập kế hoạch tiến độ cho từng dự án để theo dõi giám sát và xử lý tình huống ngay khi có vướng mắc), phối hợp với nhà thầu, tư vấn quản lý dự án nghiệm thu ngay khi có khối lượng hoàn thành và hoàn tất hố sơ thanh toán nhằm giải ngân nhanh nhất nguồn vốn được giao, không để tình trạng vốn chờ công trình. Rà soát tham mưu UBND tỉnh điều chuyển ngay vốn đầu tư của các dự án không có khả năng giải ngân cho các dự án có khối lượng hoàn thành nhưng chưa đủ vốn. - Cương quyết không bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành nhưng chưa hoàn tất công tác quyết toán theo quy định, không giao dự án đầu tư mới cho những chủ đầu tư có từ 3 dự án trở lên vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán, không cho phép nhà thầu tham gia đấu thầu dự án mới khi chưa hoàn thành quyết toán các dự án đã thực hiện hoàn thành theo quy định mà lỗi thuộc về nhà thầu. 3.2.8. Đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát các dự án đầu tư - Đôn đốc các Chủ đầu tư, Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; báo cáo kịp thời các khó khăn vướng mắc để tháo gỡ. Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí. Trước mắt tập trung vào các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia. Kiên quyết thực hiện các chế tài đối với các vi phạm. - Kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hoá, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình sử dụng vốn nhà nước năm 2012. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, tỉnh TTHuế đã và đang đạt được những thành tựu to lớn về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, thì việc quản lý chưa chặt chặt chẽ trong công tác quản lý dự án GTĐB bằng vốn NSNN dẫn đến hệ thống GTĐB vốn đã thiếu lại càng không thể bắt kịp đà phát triển và gián tiếp kìm hãm qúa trình tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh TTHuế. Song với kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bằng nguồn vốn NSNN của các địa phương trong nước là bài học tốt cho tỉnh TTHuế. Xây dựng một hệ thống mạng lưới GTĐB hoàn chỉnh, góp phần giải quyết vấn đề giao thông trong khu vực đô thị và nông thôn, tăng cường khả năng phục vụ hệ thống giao thông vận tải. 2. KIẾN NGHỊ Kiến nghị với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, các quyền trong quản lý đầu tư được trao cho chủ đầu tư quá nhiều. Trong khi chủ đầu tư chỉ là người đại diện quản lý vốn, không phải là đại diện chủ sở hữu vốn. Cách thức quản lý đầu tư như hiện nay tạo ra những khó khăn trong quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả vốn nhà nước, dễ tạo ra kẽ hở gây thất thoát, lãng phí vốn. Đề nghị UBND tỉnh xem xét quy định theo cơ chế: cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải quản lý từ đầu về thiết kế, dự toán các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Từ Quang Phương (2006). Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. [2]. Viện sĩ. TS Nguyễn Văn Đáng (2005). Giáo trình quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bảnTổng hợp Đồng Nai [3]. Bùi Mạnh Hùng ( 2009)Giáo trình kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng. [4]. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS Từ Quang Phương (2010). Giáo trình kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân [5]. Những quy định pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng và quy chế đấu thầu, (2000), Nhà xuất bản Tài chính. [6]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “ Tình hình thực hiên xây dựng cơ bản qua các năm 2009 đến 2012”, (2012) [7]. Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Tổng hợp nguồn vốn đầu tư tỉnh TTHuế qua các năm 2009 đến 2012,” ( 2012) [8]. Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2009, 2012 [9]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Tình hình kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006- 2010”,(2010) [10]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Tình hình thực hiện công tác đấu thầu qua các năm 2009 đến 2012”, (2012) [11]. TS Lý Huy Tuấn,” Công tác quy hoạch giao thông vận tải: Cần đổi mới toàn diện”,Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, số 16, Nhà xuất bản, (2012), trang 14 [12]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể qua các năm 2009 đến 2012”, (2012) [13]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 “, (2012) [14]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề án “Quy hoạch phát trển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”, (2012) Các trang web: [15].. [16]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 PHỤ LỤC Phụ lục 1:Biểu đồ tổng vốn đầu tư toàn tỉnh TTHuế giai đoạn 2009- 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TTHuế 2011, 2012 Phụ lục2:Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh TTHuế giai đoạn 2009- 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng (theo giá hiện hành) Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng số 16.112,1 20.243,2 26.498,4 26.335,3 1. Công nghiệp, xây dựng 6.053,8 8.056,2 10.306,0 9.874,8 2. Nông lâm ngư nghiệp 2.655,3 2.962,9 4.001,6 3.777,0 3. Dịch vụ 7.403,1 9.224,1 12.190,7 12.683,6 Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2011,2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Phụ lục 3: Mật độ đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 Số liệu thông kê Đơn vị Vùng ngoại ô Nội đô Toàn tỉnh Ghi chú Diện tích Km^2 4.991,60 70,99 5.062,59 T. Kê 2008 Dân số Người 808.502,00 339.822,00 1.087.579,00 1.4.2009 Mật độ Ng/Km^2 161,97 4.786,90 214,83 Chiều dài đường Km 4.212,82 693,44 4.906,26 T.Kê 2011 Mật độ đường Km/ Km^2 0,84 9,77 0,97 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Phụ lục 4:Bảng danh mục các dự án GTĐB chậm tiến độ năm 2010 STT CHỦ ĐẦU TƯ TÊN DỰ ÁN NGUYÊN NHÂN Thiếu vốn Thay đổi thiết kế Đền bù GPMB Điều chỉnh dự toán, dự án Thời tiết Năng lực thi công, TK 1 Ban ĐTXD TP Huế Đường trung tâm mặt cắt 100m Khu An Vân Dương X 2 Đường ra sông Phát Lát nối dài X 3 Ban ĐTXD Phú Vang Đường Thủy Dương - Thuận An X 4 Cầu Lương Lộc X 5 Đường đến cồn Hợp Châu X 6 Ban ĐTXD A Lưới Đường A Ngo đi thôn Quảng Lợi xã Sơn Thủy X 7 Ban ĐTXD A Lưới Đường giao thông Par Ay đi xã Hồng thủy X X 8 Lát vỉa hè Trung tâm thị trấn A Lưới X 9 Ban ĐTXD Nam Đông Cầu Hồng Thủy X X X 10 Ban ĐTXD Hương Thủy Đường liên xã Dương - Phương huyện Hương Thủy X 11 Đường thôn Kim Sơn ra đường Cư Chánh - Tuần X 12 Ban ĐTXD Huyện Phú Lộc Cầu Khe Dài X 13 Đường ven đầm Cầu Hai nối thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì X 14 Ban ĐTXD Hương Trà Đường vào KCN tái định cư Lim X Tổng số 14 0 2 8 0 3 4 Nguồn: Báo cáo Giám sát, đánh gía tổng thể đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Phụ lục 5:Bảng danh mục các dự án GTĐB vi phạm thủ tục đầu tư năm 2010 STT CHỦ ĐẦU TƯ TÊN DỰ ÁN Nội dung vi phạm Chủ trương và thỏa thuận quy mô Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát Quy hoạch Lập, thẩm định, phê duyệt dự án Điều chỉnh dự án Thủ tục đấu thầu 1 UBND xã Phú Thuận Đường giao thông nông thôn xã Phú Thuận X 2 UBND xã Lộc An Đường bê tông nông thôn xã Lộc An X 3 UBND xã Vinh Hưng Đường bê tông nông thôn xã Vinh Hưng X X 4 UBND xã Phú Xuân Đường bê tông nông thôn xã Phú Xuân X 5 UBND xã Phú Thanh Đường bê tông nông thôn xã Phú Thanh X X 6 UBND xã Vinh An Đường giao thông nông thôn xã Vinh An X 7 UBND xã Phú Đa Đường giao thông nông thôn xã Phú Đa X 8 UBND xã Vinh Thanh Đường bê tông nông thôn thôn 3, 4 xã Vinh Thanh X 9 UBND xã Vinh Thái Đường cấp phối xã Vinh Thái X X 10 UBND xã Vinh Thái Đường bê tông nông thôn thôn xã Phú Diên X 11 UBND xã Vinh Hiền Đường giao thông nông thôn thôn xã Vinh Hiền X 12 UBND xã Phú Hải Đường giao thông nông thôn thôn xã Phú Hải X 13 UBND xã Điền Hòa Đường cấp phối; Đường bê tông thôn 3 X X 14 UBND xã Hương Phong Đường bê tông thôn Vân Quật Thượng X TỔNG CỘNG 0 2 2 0 14 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 Phụ lục 6: Bảng danh mục một số dự án GTĐB xây dựng mới bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh TTHuế giai đoạn 2009-2012 STT Tên dự án Địa điểm Thời gian thi công Năng lực thi công Tổng mức đầu tư 1 Đường vào khu du lịch Bãi Chuối (Lăng Cô) P.Lộc 2008-2010 51,995 2 Đường trung tâm khu đô thị Chân Mây P.Lộc 2007-2010 3,3346km 32,677 3 Cầu Nam Giao Huế 2009-2010 42,4m 17,994 4 Cầu Kho Rèn Huế 2009-2010 32m 14,945 5 Cầu Bao Vinh Huế 2010-2011 75m 18,998 6 Cầu Phú Cam Huế 2010-2011 45m 16,100 7 Cầu Ga. Huế 2011-2012 HL 93, 50m 24,301 8 Cầu Chợ Nọ. P.Vang 2011-2012 HL 93, 50m 1,786 9 Cầu Hưng Thái. P.Điền 2011-2012 177,3m 16,365 10 Cầu Hồng Quảng A.Lưới 2009-2010 L=145,2 11,326 11 Cầu Khe Hiên huyện Phong Điền P.Điền 2010-2011 60m 5,106 12 Đường dân sinh thôn Chiết Bi, xã Phú Thượng P.Vang 2009 2,4Km 5,146 13 Đường vào khu dân sinh và du lịch Hói Mít P.Lộc 2009-2010 700m 2,983 14 Đường nối Quốc lộ IA ra biển tại thị trấn Lăng Cô đoạn giữa Công ty Du lịch Hương Giang và nhà thờ Loan Lý P.Lộc 2009-2010 860m 3,665 15 Vỉa hè Quốc lộ IA đoạn qua thị trấn Phong Điền P.Điền 2010-2011 970m 913 16 .Vỉa hè Quốc lộc IA đoạn qua trung tâm thị trấn Phú Lộc P.Lộc 2010-2011 150 17 Cầu Bộ Phi và đường nối Vân Căn (TL 11A) Q.Điền 2008-2010 3,2km 5,085 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Phụ lục7: Bảng danh mục một số dự án GTĐB nâng cấp, sửa chữa bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh TTHuế giai đoạn 2009-2012 STT Tên dự án Địa điểm Thời gian thi công Năng lực thi công Tổng mức đầu tư 1 DA Nâng cấp đường tỉnh 11B đoạn Km 12-Km 16+262 P.Điền 2008-2009 10,789 2 Nhựa hoá đường tỉnh 11B đoạn từ cầu Khe Đá đến đường tỉnh 9 P.Điền 2011-2012 12,909 3 Nhựa hoá đường tỉnh giai đoạn 3(đường tỉnh 10D và 10B) Tỉnh 2009-2010 500 m 1,321 4 Nâng cấp, mở rộng đường ven sông Bồ, đoạn từ cầu Tứ Phương Văn. H.Trà 2011-2012 23,1m 5,602 5 Nâng cấp, mở rộng đường vào trung tâm xã Bình Điến. H.Trà 2011 1,6km 24,354 6 Nâng cấp mở rộng đường Kim Trà, huyện Hương Trà H.Trà 2011-2012 499m 8,935 7 Nâng cấp đường vào trung tâm huyện Nam Đông N.Đông 2011 9km 15,000 8 Sửa chữa mặt đường Nguyễn Huệ, thành phố Huế Huế 2009 756 m 2,471 9 Sửa chữamặt đường Lê Lợi, thành phố Huế Huế 2009 350m 595 10 Đường nội bộ khu du lịch - thương mại Hùng Vương Huế 2009 1,27km 1,533 11 Sửa chữa mặt đường Lý Thường Kiệt, thành phố Huế Huế 2009 38,5km 807,091 12 Sửa chữa mặt đường Ngô Quyền, thành phố Huế Huế 2009 2,1 km 6,645 Nguồn: Báo cáo Tổng hợp nguồn vốn tỉnh TTHuế giai đoạn 2009-2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_thi_thu_y_8884.pdf
Luận văn liên quan