Khóa luận Quản lý ngoại hối của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, thời hạn hoạt động không được quá 99 năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn. - Các hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ và không duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết của mình về các dịch vụ ng ân hàng và các dịch vụ tài chính khác cũng như về thanh toán giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế.

pdf91 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý ngoại hối của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại thâm hụt 5.152 tỷ USD. Nguyên nhân khiến kim ngạch NK tăng cũng một phần không nhỏ do các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc, công nghệ đổi mới sản xuất tăng cao Năm 2004, 2005 tỷ giá USD/VND tăng cao, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kim ngạch XK năm 2004 đạt 26,504 tỷ USD tăng 31,04% so với năm 2003. Tổng kim ngạch NK tăng tốc độ chỉ còn 26.117% đồng thời tốc độ nhập siêu giảm còn 21.23%. Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 32,233 tỷ USD tăng Từ năm 2006, việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty cổ phần đã làm tăng đáng kể lượng USD vào Việt Nam, Cộng thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ vào cuối năm 2007 khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn suy thoái, đẩy đồng USD mất giá nhiều hơn nữa, giá xăng dầu tính theo đồng USD tăng mạnh. Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ tính từ năm 2006 đến nay đồng USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc Biểu đồ 2.5: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% CN Yuan Yen Euro UK Pound CAD *Nguồn: Datastream Tuy nhiên tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Do đó qua việc neo tỉ giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 64 Chính sách VNĐ yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần ―nhập khẩu lạm phát‖ vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo và việc VNĐ mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn. tổng kim ngạch XK cả nước năm 2007 đạt 48,4 tỷ SD, vượt 3,5% so với mục tiêu đề ra và tăng 21,5% so với năm 2006, tương ứng với kim ngạch tăng trên 8,56 tỷ USD. Song con số nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục 60,83 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2006, làm cho tỷ lệ nhập siêu cũng cao ngất ngưởng 12,43 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006. 2.2.3.3. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, mặc dù bị chi phối bởi chính sách cấm vận của Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài đã thăm dò và chuyển vốn về Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như: Luật đầu tư nước ngoài năm 1987; quy chế hoạt động của khu chế xuất (1991)…Song do mức độ mở cửa còn hạn hẹp nên lượng vốn FDI trong giai đoạn đầu là không đáng kể, tổng số vốn đăng ký chỉ đạt gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư. Song do có những nỗ lực tích cực trong việc cải thiện môi trương đầu tư: củng cố và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà điển hình là sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với các nguồn vốn vay ngoại tệ, chuyển ngoại tệ về nước, giảm thuế thu nhập cá nhân, ban hành quy định mới để chuyển doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 65 công ty cổ phần, đối xử bình đẳng giữa các nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....nên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 1988-2007 quy mô vốn đầu tư liên tục tăng. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Biểu đồ 2.6: FDI vào Việt Nam từ năm 1989 - 2005 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm T ri ệ u U S D 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 S ố d ự á n Vốn đăng ký Vốn giải ngân Số dự án cấp phép mới Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 66 Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007, tổng vốn đăng ký đạt 32.3 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn. Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 67 Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam còn hạn chế nhất định như: Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại. Nguyên nhân của hiện tượng này, trước hết là do phần lớn FDI chuyển vào Việt Nam đều được thực hiện dưới hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hoá cho dự án đầu tư, điều này làm tăng giá trị nhập khẩu trong kỳ. Thứ hai, trong lĩnh vực liên doanh, phần lớn các dự án tập trung vào sản xuất thay thế hang nhập khẩu, chỉ có khhoảng 27% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp sản xuất hàng hàng xuất khẩu. Kết quả là, giá trị hàng xuất khẩu được hình thành từ nguồn FDI của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá trị hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc chuyển tiền, lợi nhuận về nước, chuyển tiền chi trả quyền sở hữu công nghiệp, phí chuyên gia, lãi vốn vay…cũng làm ảnh hưởng đến mức thâm hụt của cán cân thanh toán. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Chúng ta đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cũng đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đồng thời tranh thủ khoa học - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu để phát triển đất nước… Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 68 Một trong những nhân tố góp phần không nhỏ trong việc ổn định và phát triển kinh tế của đất nước là những thành tựu đạt được trong việc đổi mới chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ. Đó là: - Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành Chủ trương của Nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối, được quy định trong Điều lệ quản lý ngoại hối năm 1963, đã được Chính phủ đổi mới bằng Điều lệ quản lý ngoại hối năm 1998 và Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối được ban hành ngày 17/8/1998. Theo các văn bản này, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước dần được mở rộng. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm soát ngoại hối được nới lỏng một cách thận trọng. Hoạt động ngoại hối ngày càng được chấn chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hơn từ khâu hoạch định, tổ chức, thực hiện đến kiểm tra, giám sát. Đây là sự thay đổi lớn trong cách tư duy cũng như trong quản lý ngoại hối của Chính phủ. - Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước đã dần dần thay đổi cơ chế cố định, đa tỷ giá. Việc tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản tâm lý của thị trường. Lòng tin của công chúng vào chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối nói riêng tuy có bị dao động trong thời gian gần đây, nhưng đại đa số dân chúng vẫn rất tin tưởng vào cơ chế quản lý, cũng như sự can thiệp kịp thời của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. Tác động này được thể hiện rõ nét ở mức gia tăng tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội bộ trong nền kinh tế từ 14,7%-22,3% so với mức tăng trưởng GDP 8,2% giai đoạn 1990-1995, lên 32,1%-38.8 % so với mức tăng trưởng GDP 7,62% giai đoạn 2001-2007…. Nguồn ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngày càng tăng. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, chi nhánh Tp.HCM, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trên Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 69 toàn địa bàn thành phố năm 2002 đạt 33.161 tỷ đồng, năm 2003 là 38.376 tỷ, và con số này tăng lên đạt 465.000 tỷ đồng, tăng 14 lần so với năm 2002. - Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả Bên cạnh thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng các công cụ quản lý ngoại hối như: quy định tỷ lệ kết hối của doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài, sửa đổi quy chế mở L/C trả chậm, quy định về vay trả nợ nước ngoài, quản lý trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng thương mại v.v.. Trong một số điều kiện nhất định, các công cụ trên đã có ảnh hưởng tốt đến chu chuyển tiền tệ, chu chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á và đạt mức tăng trưởng khá tốt trong những năm vừa qua. - Thị trường ngoại tệ LNH phát triển ngày một lớn mạnh về quy mô và chiều sâu Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng vào năm 1994 là một thành quả của Chính phủ trong quản lý ngoại hối. Tại đây, các định chế tài chính có thể kinh doanh ngoại tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàng và cân bằng trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Cũng tại thị trường này, NHNN có thể quan sát, kiểm soát, quản lý hoạt động ngoại hối bằng cách đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng; đồng thời thông qua thị trường, NHNN kịp thời nắm bắt các biến động về ngoại hối để có thể đề ra các biện pháp, chính sách quản lý hữu hiệu góp phần ổn định nền tiền tệ quốc gia. - Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tiền tệ khác Trước hết là với chính sách lãi suất, trong những năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần thay đổi tỷ giá kết hợp với điều chỉnh lãi suất đồng Việt Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 70 Nam và Đô-la Mỹ theo hướng vừa phù hợp với biến động của thị trường tiền tệ quốc tế, vừa hài hòa với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; đồng thời hạn chế hiện tượng dòng ngoại tệ ra nước ngoào. Thật vậy, vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khi nhận thấy sự bất hợp lý trong tỷ giá và lãi suất, cụ thể giá trị đồng Việt Nam luôn có xu hướng tăng, trong khi mức chênh lệch lãi suất của đồng Việt Nam và ngoại tệ mà điển hình là Đô-la Mỹ không tương xứng, NHNN đã điều chỉnh lãi suất theo hướng nâng lãi suất cơ bản của VND và hạ lãi suất huy động USD. Biện pháp được đưa ra đúng thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục hạ lãi suất USD (đưa lãi suất USD xuống còn 2%/ năm) đã góp phần đáng kể trong việc quản lý nền tiền tệ quốc gia. Thứ hai, để hạn chế tốc độ đô-la hóa nền kinh tế và ngăn ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo hướng nâng cao mức dự trữ bắt buộc của USD và hạ mức dự trữ đối với VND. Thứ ba, để mở rộng đối tượng sử dụng ngoại tệ, NHNN đã mở rộng đối tượng được cấp tín dụng ngoại tệ, tự do hóa lãi suất. Thông qua các chính sách này, NHNN đã hạn chế phần nào tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, kiểm soát được luồng ngoại tệ chuyển ra ngước ngoài của các NHTM, làm giảm phần nào tốc độ đô-la hóa nền kinh tế. - Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài Sự thông thoáng trong chính sách quản lý ngoại hối và tính cởi mở của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm chuyển vốn kinh doanh vào Việt Nam. Thực tế cho thấy mức tăng vốn đầu tư nước ngoài của Viêt Nam trong thời gian qua khá tốt và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế. Sau một thời gian dài bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã từng bước đàm phán, thương lượng nợ nước ngoài với các quốc gia, các tổ chức quốc tế v.v.. Việc làm này đã khai thông mối quan hệ tìa chính, tiền tệ với thị trường quốc tế. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 71 Việt Nam đã nhận được các khoản tài trợ của WB, ADB và nhiều tổ chức, quốc gia khác cho các dự án về cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội v.v.. Đối với hoạt động vay trả nợ tư nhân nước ngoài, cơ chế điều hành tỷ giá đã tạo ra sự an tâm của các nhà tài trợ quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước chủ động, linh hoạt và tiếp cận được nhiều nguồn tín dụng thương mại thông qua L/C trả chậm. Ngoài ra, Chính phủ cũng thành công trong việc thu hút một lượng lớn ngoại tệ dưới hình thức kiều hối. Các nguồn vốn này đã góp phần đáng kể trong công cuộc cải cách, thay đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí v.v.. đưa Việt Nam sớm hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. - Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việc thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi của Chính phủ buộc các đơn vị xuất nhập khẩu phát huy tính năng động, sang tạo trong kinh doanh, nắm bắt nhanh tín hiệu thị trường, kịp thời thay đổi cơ cấu mặt hàng, hạ thấp chi phí, xóa bỏ hiện tượng nhập hàng bừa bãi không tính đến hiệu quả kinh tế của thương vụ v.v.. Kết quả, thị trường ngoại thương ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng, tình trạng nhập siêu dần dần được hạn chế, cán cân thương mại ngày càng được hoàn thiện. - Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quóc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Chính sách quản lý ngoại hối mới đã tạo được điều kiện cho các định chế tài chánh trong nước mở rộng quan hệ kinh doanh với thị trường tài chánh quốc tế. Ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam và một vài ngân hàng Việt Nam đã bắt đàu giao dịch ở hải ngoại. Hàng hoá của thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngày một phong phú. Hệ thống ngân hàng ngày càng tực hiện tốt vai trò trung gian tài chính và đã trở thành kênh phân phối hữu hiệu trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 72 - Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và phát huy tác dụng Có lẽ chưa lúc nào, hoạt động ngoại hối được Chính phủ quan tâm như giai đoạn hiện nay. Quản lý ngoại hối đã dần dần được chuyển hóa bằng hệ thống văn bản pháp quy tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Nhằm mục đích chấn chỉnh, quản lý, và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế, từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng như: Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; Nghị định 09/2001/NĐ-CP về hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài; Quyết định 1437/2001/QĐ-CP về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam . Và gần đây nhất là Pháp lệnh ngoại hối được Uỷ ban thường vụ quốc hôi thông qua ngày 13/12/2005 và Quyết định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối được chính phủ ban hành ngày 18/12/2006 v.v.. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh, song các văn bản này đã tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại hối ở Việt Nam. 2.3.2. Những tồn tại trong quản lý ngoại hối Vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới của Chính phủ cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Quản lý ngoại hối cũng không được loại trừ. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý ngoại hối vẫn còn một số tồn tại nhất định. - Tỷ giá chưa thực sự phản ánh tình hình cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế Thành công của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xóa bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc áp đặt tỷ giá, sự bao cấp thông qua tỷ giá của Nhà nước. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường ―chợ đen‖ dần dần Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 73 được được thu hẹp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánh đúng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. - Sự kết hợp chính sách quản lý ngoại hối và chính sách khác chưa thực sự hài hoà Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô; tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều bất cập. Lấy chính sách lãi suất làm ví dụ, trong thời kỳ 1994 – 1996, tỷ giá (VND/USD) ổn định nhưng mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD lớn, hậu quả tất yếu của nó là hầu hết các NHTM chuyển nguồn vốn ngoại tế sang nội tệ để kinh doanh. Tình trạng ngoại hối của nhiều ngân hàng trong thời kỳ này ở trạng thái đoản (short position). Sang giữa năm 1997, các NHTM đồng loạt thu vét ngoại tệ trên thị trường để cân bằng ngoại hối. Thực trạng này đã đẩy sự mất cân đối tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ngược lại, trong giai đoạn cuối 1999-2000, tỷ giá (VND/USD) luôn có xu hướng tăng đều nhưng các NHTM lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đô-la hóa nền kinh tế và lãng phí nguồn ngoại tệ. - Thị trường ngoại tệ LNH hoạt động kém hiệu quả Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại tệ gặp nhau, tuy nhiên hoạt động của thị trường này trong thời gian qua chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề, trước hết là do NHNN chưa thực hiện đúng chức năng là người đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường. Thứ hai, Chính phủ chưa tập trung được nguồn ngoại tệ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, kiều hối phong phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 74 lưu thông trong dân cư, trên tài khoản của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc tại kho quỹ của các NHTM. Nguồn ngoại tệ tập trung cho quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN còn hạn hẹp. Tại nhiều thời điểm, nhiều nơi nhà nước không thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ luôn bị mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán và tỷ giá. Nguyên nhân sâu của vấn đề là do yếu tố lạm phát, NHNN lo ngại sự bùng nổ trở lại của lạm phát nên không dám phát hành tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ, làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối như: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn chưa được linh hoạt. Tỷ giá của các giao dịch này còn mang tính áp đặt chủ quan. - Thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Ngoại tệ mạnh, cụ thể USD còn chiếm vị trí quan trọng trong tính tóan, dự trữ, chi trả các món hàng có giá trị lớn, các giao dịch bất động sản, đặc biệt trong các hoạt động bất hợp pháp, buôn lậu qua biên giới. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, mà còn làm thương hại đến chủ quyền dân tộc về tiền tệ. Mặt khác, để huy động nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế và thu hút kiều hối, NHNN đã cho phép các tổ chức, cá nhân là người cư trú được phép mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ như: tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Trong thời gian qua, lượng tiền gửi này gia tăng đáng kể. Tuy nhiên đối với nguồn ngoại tệ này, NHNN không tập trung được nguồn ngoại tệ và sử dụng chúng vào mục đích phát triển đất nước. Hơn nữa, để có ngoại tệ gửi vào ngân hàng, nhiều cá nhân, tổ chức đã mua ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Đây cũng là nhân tố làm cho thị trường này tồn tại và phát triển ngoài khả năng kiểm soát của NHNN ảnh hưởng xấu đến nền tiền tệ quốc gia Ngoài các hạn chế kể trên, chính sách quản lý ngoại hối còn một số tồn tại như: việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thực sự bình đẳng giữa Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 75 các thành phần kinh tế; một số phạm vi đối tượng quản lý ngọai hối chưa được quan tâm đúng mức, đó là vàng bạc, đá quý Nguyên nhân bao quát của các tồn tại trên, trước hết là do bản thân của chính sách quản lý ngoại hối còn mang tính ngắn hạn, các công cụ chưa được phối hợp hài hòa, các quy định kiểm soát ngoại hối còn chồng chéo, chưa thống nhất…Ngoài ra một số hạn chế còn xuất phát từ bản thân của nền kinh tế như: Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian lận thương mại trong nền kinh tế; hoạt động ngầm của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội; cán cân thanh tóan vãng lai thường xuyên thâm hụt, ngân sách thường xuyên bội chi; sự yếu kém trong quản lý và kinh doanh tiền tệ; tệ quan liêu, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm khắc… Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 76 CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 3.1.1. Những yêu cầu chủ quan Đổi mới đã được đặt ra từ Đại hội Đảng VI (1986) và liên tục được khẳng định trong các Đại hội Đảng sau đó. Trước tình hình kinh tế quốc tế có nhiều biến động mới, vấn đề hội nhập kinh tế với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi những quyết tâm của Đảng và Nhà nước phải có định hướng đúng đắn trong vấn đề này. Đại hội Đảng X đã một lần nữa thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân sẽ tiếp tục quá trình đổi mới và hội nhập để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Đại hội Đảng X đã xác định rõ: Một là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước nhất là láng giềng khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác, tạo bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau. Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sau khi gia nhập WTO: thực hiện các cam kết với các nước về thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký các Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là các nước lớn, ký các Hiệp định hợp tác kinh tế đa phương và khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước khu vực châu Á - TBD. Ba là, tăng cường hơn nữa vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cải thiện môi Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 77 trường đầu tư nhằm thu hút FDI, ODA, thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bốn là, cùng với các hoạt động ngoại giao song phương, tăng cường hơn nữa hoạt động trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong các định chế quốc tế; Hơn nữa, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, Đảng và nhà nước ta cũng xác định một trong những công tác để đổi mới toàn diện, phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nước ta cần chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư… Như vậy, về mặt chủ quan, hội nhập quốc tế đã được xác định là một tất yếu và là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, quản lý ngoại hối nhà nước cũng phải đi theo định hướng này, tức là phải có những thay đổi nhằm đưa Việt Nam chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và phải đi theo định hướng thị trường, xã hội chủ nghĩa 3.1.2. Những yêu cầu khách quan Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia một số điều ước song phương và đa phương. Mặc dù việc ký kết các điều ước này thể hiện ý chí chủ quan của nhà nước ta trong quá trình tham gia vào các quan hệ quốc tế. Nhưng sau khi đã ký kết tham gia, nội dung các điều ước này lại trở thành yêu cầu khách quan buộc Việt Nam phải thực hiện. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 78 Tác động của các điều ước này đối với quản lý nhà nước về ngoại hối thể hiện lộ trình hội nhập yêu cầu trong các điều ước. Trong số các điều ước này, thì đáng quan tâm nhất là: Hiệp định thƣơng mại Viêt- Mỹ yêu cầu một số điểm sau đối với lĩnh vực tài chính ngân hang, có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý ngoại hối: Hiệp định thương mại Việt Mỹ đưa ra 6 biện pháp được cam kết, trong đó quy định về một số không hạn chế đối với số lượng người cung cấp dịch vụ; về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản; về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ thể hiện theo đơn vị số lượng. Theo cam kết tại hiệp định, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ được cung cấp trong phụ lục G. Trong đó, tại điểm (k) quy định được buôn bán trên tài khoản của mình hay tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC) hay trên các thị trường khác, những sản phẩm sau: -Các sản phẩm của thị trường tiền tệ, bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi; - Ngoại hối; - Các tài sản tài chính phái sinh, bao gồm (nhưng không hạn chế) các hợp đồng giao dịch tương lai (futures) và quyền chọn (options); - Các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm hoán đổi (swaps), kỳ hạn (forwords); - Các chứng khoán có thể chuyển nhượng được; - Các công cụ có thể thanh toán và tài sản tài chính khác, kể cả vàng nén. Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng đưa ra các yêu cầu về tính minh bạch, và công khai của tất cả các luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được quy định trong hiệp. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 79 Việt Nam là thành viên của WTO: Với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chưc thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết: - Các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ Việt Nam quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của IMF số 144 (52/51) ngày 14-8-1952. - Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, thời hạn hoạt động không được quá 99 năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn. - Các hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ và không duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết của mình về các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác cũng như về thanh toán giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế. - Đối với các giao dịch vốn, Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, chỉ duy trì một số hạn chế về (i) các giao dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư của các tổ chức cư trú, việc chuyển vốn này phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải trong phạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 80 chức này; và (ii) thanh toán và hoàn trả các khoản vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, các giao dịch này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Về cân đối ngoại tệ, Chính phủ xem xét bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về ngoại tệ. - Đối với việc hoàn trả các khoản vay và các khoản đầu tư vốn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, phải theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, đáp ứng các điều kiện về có giấy phép đầu tư ra nước ngoài; mở một tài khoản ngoại tệ đăng ký việc mở tài khoản và các giao dịch chuyển vốn đầu tư. Các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngoài có thể chuyển lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam ra bất cứ nơi nào ở nước ngoài mà không phải thực hiện theo các thủ tục áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoặc có thể mở các tài khoản ngoại tệ để thực hiện vay nước ngoài trung và dài hạn…. 3.1.3. Định hƣớng đổi mới công tác quản lý ngoại hối Từ các yêu cầu khách quan và chủ quan, Ngành Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003. Theo đó xác định rõ định hướng về công tác quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới. Đó là: - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam; - Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 81 mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và phù hợp với WTO mà Việt nam đã là thành viên chính thức từ 7/11/2006; - Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 1/4/2007; - Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ...Ngân hàng trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tiếp ngay sau quá trình tự do hoá tài khoản vãng lai là giai đoạn đồng thời tự do hoá tài khoản vốn theo một lộ trình tích cực. - Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh... Đồng thời, tại Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/7/2007 về việc phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế đã xác định các mục tiêu đến năm 2010, cụ thể: - Nâng cao tính chuyển đổi của Đồng Việt Nam gồm: Tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để Đồng Việt Nam tham gia thanh toán xuất nhập khẩu; Tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho Đồng Việt Nam tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. - Khắc phục từng bước tình trạng đô la hóa: Cần nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối, thu hẹp tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; xóa bỏ chế Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 82 độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; có biện pháp thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, đồng thời xóa bỏ các chính sách gây tâm lý đô la hóa. Và đây cũng chính là những định hướng trước mắt trong công tác quản lý tài chính tiền tệ nói chung và quản lý ngoại hối nói riêng. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 3.2.1. Từng bƣớc thông thoáng chính sách ngoại hối, thu hút tối đa nguồn ngoại tệ vào trong nƣớc. Cụ thể: - Khuyến khích tối đa mọi cá nhân và tổ chức kinh tế đưa ngoại tệ vào trong nước không đánh thuế và không bị cản trở bởi bất cứ lý do nào. - Nâng cao năng lực của các hệ thống ngân hàng để có thể đảm đương được các nhiệm vụ chuyển tiền, thanh toán ngoại hối cho khách hàng một cách thuận lợi nhất. - Tạo môi trường thông thoáng cho mọi người và tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán và đưa ra ngoại tệ ra nước ngoài một cách chính đáng được đáp ứng đầy đủ và không bị cản trở hay gây phiền hà. - Đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của các thị trường ngoại hối nhằm tạo ra sự mua bán, giao dịch ngoại hối một cách thông thoáng, hiệu quả. - Nghiên cứu hướng thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài và ngoại tệ vào nước ta như nâng lãi suất huy động ngoại tệ, đơn giản hoá các thủ tục gửi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng. - Nghiên cứu cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế thu hút ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu ra thị trường quốc Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 83 tế, hay thị trường trong nước huy động vốn bằng ngoại tệ, cho phép một số tập đoàn lớn mua bán cổ phiếu bằng ngoại tệ. 3.2.2. Khắc phục tình trạng đô la hóa Tình trạng đô la hoá ở nước ta khá cao, do vậy cần có các biện pháp đồng bộ khắc phục tình trạng này, đó là: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng. - Đẩy mạnh việc kiểm soát chính sách tiền tệ của NHNN, tăng dự trữ ngoại tệ. - Cần nghiên cứu ra rổ tiền tệ, đưa tỷ giá của đồng Việt Nam không còn bị phụ thuộc quá mức vào đồng đa la Mỹ, thay vào đó là sự phối hợp giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở một rổ ngoại tệ. Các đồng tiền này tham gia vào rổ ngoại tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư vào Việt Nam. - Hạn chế việc sử dụng và lưu thông Đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam như: không thanh toán trong các cửa hàng bằng đồng đô la Mỹ, tất cả các biên lai thanh toán phải ghi bằng đồng Việt Nam, tạo sự chuyển đổi dễ dàng từ đồng Đô la Mỹ sang đồng Việt Nam - Đổi mới các hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng theo hướng sử dụng đa dạng các loại hình kinh doanh và các công cụ tài chính trên cơ sở công nghệ hiện đại, cũng như đa dạng hoá các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường và tài chính và thị trường ngoại hối. 3.2.3. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về chính sách quản lý ngoại hối Trong thời gian qua chính sách quản lý ngoại hối đã đổi mới không ngừng, đi từ thấp đến cao, từ từng phần đến toàn diện phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn và tiến trình hội nhập quốc tế và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong xu thế hội nhập nhanh và mạnh như hiện Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 84 nay thì việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý là một yêu cầu cần thiết, cụ thể trong thời gian tới, Nhà nước ta cần: - Tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ diễn ra sôi động và rất phức tạp, đã phát sinh nhiều tiêu cực liên quan đến chuyển tiền, thanh toán qua biên giới. - Phát triển thị trường ngoại tệ trong nước là một giải pháp khả thi hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. NHNN cần nghiên cứu và áp dụng linh hoạt hơn nữa các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối. - Cải cách hành chính, triển khai thực hiện luật doanh nghiệp, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và thực hiện các cam kết quốc tế là yêu cầu tổng quát của công tác quản lý ngoại hối nhưng mục tiêu cụ thể của nó lại là kiểm soát luồng ngoại tệ vào và ra khỏi đất nước, dự báo diễn biến của cung, cầu ngoại tệ để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ cho đầu tư tăng trưởng, điều hành tỷ giá linh hoạt, vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa không gây biến động lớn. - Đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống thông tin. Trong công tác quản lý ngoại hối bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ngoại hối, nối mạng với các NHTM để nắm rõ tình trạng ngoại hối cuả từng NHTM mỗi ngày nhằm đưa ra các giải pháp điều hành và những cảnh báo sớm liên quan đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, qua đó tham mưu cho Chính phủ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối Nhà nước phù hợp. 3.2.4. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến hoàn thiện, phát triển và mở rộng thị trƣờng ngoại hối Thị trường ngoại hối Việt nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thị trường ngoại hối được phát triển thì cần thực hiện một số giải pháp sau: Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 85 - Hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm các hoạt động giao dịch ngoạihối diễn ra ở thị trường là hợp pháp và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chăn đầu cơ, lũng đoạn gây rối loạn thị trường. - Đổi mới chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá hình thành một cách khách quan trên cơ sở cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. - Phát triển mạnh mẽ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng song song với việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây là thị trường cơ bản, nòng cốt cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Mở rộng và thông thoáng phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hang trên cơ sở hiện đại hoá và công nghệ hoá các giao dịch. - Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối. NHNN cần đủ mạnh để có thể mua và bán ngoại tệ ra thị trường ngoại hối một cách bình thường tạo ra một sự điều chỉnh, cân bằng cung cầu ngoại tệ, không để diễn ra tình trạng đầu cơ hoặc lũng đoạn thị trường. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý thị trường ngoại hối, NHNN cần phải thực hiện tốt chức năng là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đảm bảo cung cầu ngoại tệ luôn cân bằng. 3.2.5. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến hoàn thiện chính sách tỷ giá Với mục tiêu dài hạn là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của VNĐ và một tỷ giá thích hợp có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, thì trong thời gian tới: - Nhà nước phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Muốn vậy, NHNN phải đẩy mạnh mua ngoại tệ thông qua sử dụng hợp lý công cuộc dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; khuyến khích bán ngoại tệ lấy Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 86 tiền Việt Nam đồng gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao hơn nếu chênh lệch lãi suất Việt nam đồng và ngoại tệ bù đắp mức lạm phát và phá giá. - Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá - Xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu nguồn ngoại tệ ra, vào trong nước, đặc biệt là ngoại tệ tại các NHTM hàng ngày, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị trường làm căn cứ xác định tỷ giá. - Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là ở các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga, sau đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 87 KẾT LUẬN Trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, công tác quản lý ngoại hối được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều biến động. Lĩnh vực này đã thu hút sự chú ý không chỉ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các Chính phủ nước ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có mối quan tâm này bởi chính sách quản lý ngoại hối bao gồm các chính sách liên quan đến tỷ giá, lưu chuyển ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài…là những yếu tố liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp và quyền lợi của các ca nhân, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, khi các mối quan hệ với nước ngoài đã trở thành tất yếu. Trong thời gian qua, quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ vào những than công trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại cũng như tăng cường các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam. Quản lý ngoại hối của Việt Nam đã thay đổi, hoàn thiện theo định hướng chung của nền kinh tế, bắt nhịp với các chính sách quản lý nhà nước khác và tỏ ra phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, do có những hạn chế xuất phát từ bản thân nền kinh tế và những thay đổi của hoàn cảnh khách quan trong quá trình hội nhập quốc tế nên trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Những yếu kém này chỉ có thể khắc phục bằng nỗ lực mang tính đồng bộ trong việc đưa ra giải pháp. Các giải pháp này vừa tác động lên nhau, vừa tạo động lực cho nhau phát triển. vì vậy, trong hoạt động quản lý vĩ mô, các nhà quản lý cần quan tâm mối tương tác qua lại giữa các giải pháp nhằm phối hợp hài hoà và thiết lập từng bước đi thích hợp trong công tác quản lý ngoại hối. Với ba chương, khoá luận về ―Quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập‖ đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau: Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 88 Thứ nhất, khoá luận đã trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về quản lý ngoại hối: tỷ giá, thị trường ngoại hối, mục tiêu quản lý ngoại hối, chính sách quản lý ngoại hối, công cụ quản lý ngoại hối. Qua đó khẳng định quản lý ngoại hối là một bộ phận quan trong hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế và có tác động đến tiến trình phát triển theo hướng hội nhập của quốc gia. Thứ hai, trên cơ sở quan sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngoại hối của Chính phủ trong những năm vừa qua, khoá luận đã khái quát đựoc những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong quản lý ngoại hối, từ đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối của Việt Nam. Thứ ba, dựa vào những lý luận cơ bản về quản lý ngoại hối, thực trạng quản lý ngoại hối của Việt Nam, khoá luận đã đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Các giải pháp vừa tác động lên nhau, vừa tạo điều kiện cho nhau phát triển. Vì vậy, các nhà kinh tế cần quan tâm mối tương tác qua lại giữa các giải pháp nhằm vận dụng một cách hài hoà trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Tiến (2000), Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở, NXB Thốn kê, Hà Nội 2. Nguyễn Văn Tiến (2004), Thị trƣờng ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Nhung (2004), Cơ chế quản lý ngoại hối hƣớng tới hội nhập kinh tế quốc tế, Vụ quản lý ngoại hối 4. Trần Hoàng Ngân (2000), Tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ đến kinh tế thế giới và Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 1+2 5. Phạm Văn Bốn (2000), Một số biện pháp điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối ở nƣớc ta hiên nay, Tổng cục đầu tư phát triển-Bộ tài chính 6. Cục đầu tư nước ngoài (2007), Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ 1989-2007, Bộ kế hoạch và đầu tư. 7. Vietnamnet.com.vn (09/05/2008), ĐTNN hậu WTO: Tăng tốc nhƣng vẫn còn lãng phí vốn 8. Www.tpic.danang.gov.vn, Cam kết của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng 9. PTS. Nguyễn Minh Phong (2000), Từ cuộc khủng hoản tài chính - tiền tệ Châu Á: Những ngộ nhận cần tránh trong lĩnh vực tỷ giá, Tạp chí ngân hàng 10. TS. Nguyễn Đắc Hưng (2003), Nhìn lại công tác quản lý ngoại hối và diễn biến thị trƣờng ngoại tệ trong năm 2002, Tạp chí ngân hàng 11. Nguyễn Thị Thơm (2003), Một số ý kiến về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, Tạp chí ngân hàng 12. Hoàng Thị Kim Thanh (2002), Chính sách quản lý ngoại hối đối với đầu tửtực tiếp nƣớc ngoài của Malaysia, Tạp chí ngân hang 13. Phạm Văn Thắng (2002), Bàn thêm về giải pháp huy động ngoại tệ của ngân hàng, Tạp chí ngân hang 14. Vũ Quốc Lý (2004), Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 90 15. Ban chấp hành TW Đảng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Uỷ ban thường vụ quốc hội, Pháp lênh ngoại hối năm 2005. 17. Chính phủ (2006), Nghị định Số 160/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối. 18. Ngân hàng nhà nước (2003), Đề án chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam. 19. Ngân hàng nhà nước (2004), Thông tƣ số 03/2004/TT-NHNN hƣớng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. 20. Chính phủ (2001), Nghị định 81/2001/NĐ-CP về việc cho phép Việt Kiều trở về nƣớc mua nhà, đất. 21. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ xung quy đinh về mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh. 22. Ngân hàng nhà nước (2005), Nghị định 134/2005/NĐ- CP về quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài. 23. Ngân hàng nhà nước (2004), Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN. 24. Ngân hàng nhà nước (2008), Quyết định 504/QĐ-NHNN về mở rộng biên độ tỷ giá trong các giao dịch ngoại hối. 25. Ngân hàng nhà nước (2004), Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD. 26. www.dddn.com.vn 27. www.sbv.gov.vn 28. www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn 29. www.vneconomy.com.vn. 30. www.mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4124_3746.pdf
Luận văn liên quan