Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khai phá dữ liệu đã được ứng dụng để phân tích RRTD, phát hiện gian lận, tiếp thị, quan hệ khách hàng, dự báo tỷ giá ngoại tệ, quản lý rủi ro tác nghiệp, làm sạch dữ liệu, ví dụ: • Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng Falcon của HNC inc., sử dụng tỷ lệ lớn các ngân hàng bán lẻ để xác định các giao dịch nghi ngờ thẻ tín dụng. • Hệ thống FAIS của FINCEN xác định các giao dịch tài chính mà có thể chỉ ra rằng là hành động rửa tiền • Ngân hàng UBS đã nghiên cứu sử dụng khai phá dữ liệu để phát triển các ứng dụng cho việc tiếp thị, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro và làm sạch dữ liệu; • Ngân hàng Dexia sử dụng DM để tạo một mô hình cho việc bán hàng chéo và nâng cao hiệu quả của việc bán hàng; • Ngân hàng HSBC của Mỹ đã sử dụng các công cụ SPSS (các công cụ sử dụng DM) cho việc mở rộng quan hệ với khách hàng, giảm chi phí tiếp thị, tiếp thị đến với khách hàng nhanh hơn, .

pdf96 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 10065 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghệ - Phương pháp luận - Quy trình - Báo cáo C á c b ƣ ớ c Q T R R - Nhận diện rủi ro - Đánh giá rủi ro - Quản trị rủi ro - Giám sát, theo dõi 63 định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục. Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Giai đoạn 4: Thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active crdit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation). Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value-based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị RRTD được hiệu quả, chính xác. Sơ đồ 3.2: Mô hình quản trị RRTD Nguồn: Theo Basel II Hiện tại, NHCT đã thực hiện tốt mô hình quản trị RRTD giai đoạn 1 và đang chuyển đổi mô hình sang giai đoạn 2. Ngân hàng có nhiều lợi thế về tiềm lực tài chính cũng như công nghệ nên hoàn toàn có đủ khả năng đi tiếp lộ trình 5 giai đoạn này. PD LGD EAD EL Mô hình hóa rủi ro tương quan tài sản/ mức vỡ nợ Đo lường mức rủi ro tập trung Tính mức tổn thất danh mục Tổng hợp RR và phân bổ RR Định giá theo rủi ro Ngân quỹ, chứng khoán hóa APCM VBM QTRR theo Basel II Quản lý danh mục Quản lý vốn kinh tế và định giá Chuyển giao rủi ro và quản lý danh mục Quản lý trên nguyên tắc giá trị 64 3.1.2.4 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng Theo ủy ban Basel, đảm bảo hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát tín dụng nội bộ là một trong những nguyên tắc quản trị RRTD thiết yếu. Các công việc đánh giá thước đo rủi ro, chất lượng quản trị rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, hạn mức tín dụng phải được thực hiện thường xuyên bởi các bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận giám sát độc lập khác. 3.2 Kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng trên thế giới 3.2.1 Ngân hàng Citibank của Mỹ Thứ nhất, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay theo mô hình “Tín dụng 5C” như sau: - Character of management: Năng lực quản trị của người vay - Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay - Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay - Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng. Để đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay thì các cán bộ phải đánh giá thận trọng, khách quan dựa vào các tiêu chí đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá TSTC cùng với mức độ rủi ro của khoản vay. Thứ hai, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt. Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho CBTD dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên mà không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng. Quyền phê duyệt, cấp tín dụng không do một người quyết định mà phải được sự nhất trí của ba CBTD – những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ. 3.3.2 Ngân hàng ING bank của Hà Lan ING bank là một trong số các ngân hàng hàng đầu châu Âu đạt được nhiều thành công trong công tác quản trị RRTD. Mô hình mà ngân hàng áp dụng có nhiều điểm ưu việt: 65 Về cơ cấu bộ máy: Hệ thống quản trị rủi ro tại ngân hàng được tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng, được báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản trị RRTD gồm ba bộ phận: Bộ phận chính sách, Bộ phận quản lý rủi ro và Bộ phận xây dựng mô hình tính toán lượng hóa rủi ro. Về thẩm quyền quản lý rủi ro: Ý kiến của bộ phận quản lý RRTD là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu hướng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/ khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thường là một năm và bộ phận kinh doanh/ khách hàng được sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vượt hạn mức này hoặc các khách hàng chưa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro còn được tham gia vào Hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tư vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm một nửa số thành viên của hội đồng này. Hệ thống GHTD: Có nhiều loại giới hạn được sử dụng, với mỗi khách hàng, ngân hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể. Dưới mức rủi ro tổng thể này có hạn mức chia theo loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bảo lãnh, phát hành thư tín dụng... Để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt, việc xây dựng giới hạn này tuân theo nguyên tắc: “Mọi giới hạn giao dịch đều không vượt quá giới hạn tổng nhưng tổng các giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể.” 3.3.3 Ngân hàng KasiKorn của Thái Lan Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng Thái Lan chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại. Tình hình đó buộc các ngân hàng phải xem lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình trong hoạt động ngân hàng, nhất là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Để giải quyết bài toán này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệu để. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản trị RRTD quý báu của KasiKorn Bank. Ngân hàng đã tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Trước đây, Kasikorn bank chỉ quan tâm đến TSTC, không quan tâm đến dòng 66 tiền mà dự án mang lại của khách hàng vay nên giai đoạn 1997-1999 nợ xấu có lúc lên tới 40%. Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn, các cán bộ ngân hàng phải xem xét những vấn đề sau mới quyết định cho vay: Tư cách của người vay, có tin tưởng được họ không? Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không thành công? Mục đích của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ là gì? (dòng tiền và khả năng trả nợ); ngân hàng có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay không? Khách hàng có năng lực, kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp không? Tình hình tài chính của khách hàng? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thì ngân hàng phải phân tích tài chính, trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng hồi thu vốn đầu tư của khách hàng. Cho điểm khách hàng: KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ tín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ. Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Kasikorn Bank quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần từ mức phán quyết của một người đến một nhóm người và cao nhất là của Hội đồng quản trị, cụ thể: 10 triệu bath: 1 người chịu trách nhiệm; 100 triệu bath: 2 người chịu trách nhiệm; 3 tỷ bath: do Hội đồng quản trị quyết định. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay. Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay, KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoán vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống RRTD. Ngoài ra, KasiKorn Bank coi trọng việc cập nhật hiểu biết, liên tục đào tạo cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. 67 3.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCT Việt Nam Công việc quản trị RRTD ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM trong quá trình hội nhập với thế giới và phát triển bền vững. Quản trị RRTD không đơn thuần chỉ là xử lý nợ xấu mà còn bao gồm nhiều vấn đề như phòng ngừa, kiểm soát rủi ro... Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro của ba ngân hàng trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam trong đó có NHCT là: Thứ nhất, NHCT phải nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quản lý tín dụng, cụ thể là xây dựng các thực hành tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn cho đến ra quyết định, đồng thời quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. NHCT cũng nên xây dựng một hệ thống đánh giá tín dụng dựa trên các tiêu chí tương lai thay vì dựa quá nhiều vào kết quả hoạt động trong quá khứ như trước đây, đồng thời đưa vào triển khai đồng bộ hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề. Thứ hai, NHCT cần chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính trách nhiệm đối với CBTD về quyền quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ. Thứ ba, NHCT thường xuyên tiến hành rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần chú trọng đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn bằng cách rà soát đều đặn các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản, thị trường sao cho các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, NHCT tiếp tục hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về khối lượng rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, từ đó duy trì nhất quán khẩu vị rủi ro của ngân hàng. 3.3 Giải pháp tăng cƣờng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam 3.3.1 Nhóm giải pháp trực tiếp 3.3.1.1 Thực hiện đúng quy trình tín dụng Thực hiện đúng quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình trên cơ sở tuân thủ các quy tắc cho vay sẽ giúp ngân hàng giảm được rủi ro đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các CBTD nếu thực hiện đúng quy trình cho vay thì có 68 thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro của khách hàng và khoản vay đó, từ đó có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra. Rút kinh nghiệm từ vụ án Huyền Như, NHCT nên thận trọng đối với loại hình cho vay có TSĐB là tiền gửi tiết kiệm, khi duyệt cho vay phải có mặt của chủ thể vay vốn hoặc người bảo lãnh để tránh trường hợp cán bộ ngân hàng giả mạo chữ kí khách hàng đem tiền gửi tiết kiệm của khách hàng làm TSĐB vay vốn ngân hàng, để rồi khi khoản vay ấy có vấn đề thì người chịu thiệt thòi lại chính là khách hàng và NHCT sẽ dần mất đi uy tín của mình. 3.3.1.2 Hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng sao cho đảm bảo chất lượng phục vụ của hoạt động tín dụng, đồng thời tăng sức mạnh cạnh tranh mà vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, NHCT cần xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các Vùng kinh doanh, các Trung tâm Tái thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Tái thẩm định Vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Vùng và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của Vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao. Các Trung tâm Tái thẩm định Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là cơ quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc/Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban tín dụng xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro được phân quyền. 3.3.1.3 Hoàn thiện công tác đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro NHCT đang triển khai hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê và bước đầu tính toán các chỉ số PD, LGD, EL để xác định tổn thất dự kiến EL. Ngân hàng nên tiếp tục tính toán, đo lường tổn thất ngoài dự kiến UL: EL = PD × LGD × EAD UL = độ lệch chuẩn của EL = Φ = LGD × EAD √ UL mới thực sự là thước đo RRTD. Còn EL chỉ phản ánh “chi phí kinh doanh” trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trải qua. Và khi chi phí đó là có thể 69 dự đoán được và đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro thì nó mới không còn gây rủi ro cho ngân hàng nữa. Một khi các thước đo RRTD là EL và UL được lượng hóa thì ngân hàng sẽ có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao - lợi nhuận cao”, “rủi ro thấp - lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro như sau: Sơ đồ 3.3: Định giá khoản vay trong mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ 3. Với cách tính giá như trên, NHCT sẽ phòng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc ra các khách hàng mang lại lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro cao hơn co ngân hàng. 3.3.1.4 Kiểm tra và giám sát tín dụng chặt chẽ hơn Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những RRTD không đáng có CBTD cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Thông qua việc theo dõi vay vốn, CBTD cần lưu ý khách hàng biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CBTD hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì CBTD cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CBTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn. Tính toán vốn cần thiết cho mỗi giao dịch PD × LGD × EAD Chi phí vốn (bù đắp tổn thất ngoài dự kiến) Chi phí rủi ro (bù đắp tổn thất dự kiến) Chi phí hoạt động + Chi phí huy động vốn - Phân bổ chi phí hoạt động của các hoạt động kinh doanh - Tính toán chi phí huy động vốn cho mỗi thời kỳ Chất lượng tín dụng Cao Thấp Lãi suất Nguồn: Theo Basel II 70 3.3.1.5 Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB Như trên đã nêu, NHCT cho vay với TSĐB của khách hàng phần lớn là bất động sản và động sản mà khoản giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Vì vậy, sau khi cấp phát tín dụng, NHCT cần quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng như trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc thường xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp. Đối với TSTC có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính là cơ hội để ngân hàng xác định rõ được tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai, ai là người đang quản lý và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩm định tài sản là để xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất làm cơ sở thỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý TSĐB. Công tác tái định giá TSTC giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp TSĐB đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu. 3.3.1.6 Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế RRTD Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng nhằm bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng lo ngại về chất lượng tín dụng của khoản vay giá trị lớn vừa mới kí kết thì ngân hàng có thể kí hợp đồng quyền chọn tín dụng với một số tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn 71 bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá hoặc không thể thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng vay vốn hoàn trả nợ đúng như kế hoạch thì ngân hàng có thể không thực hiện quyền chọn và chịu mất một khoản nhỏ phí quyền chọn. Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế khó khăn gây bất lợi cho các khoản vay. Nguyên lí là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Bên thụ hưởng trong tổng thu nhập trả liên dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả là người mua bảo hiểm nhận được dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng Người bán khoán vay đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kì theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra (người vay vỡ nợ) thì người bán bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất ấy. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào khác. 3.3.1.7 Xây dựng chiến lược về con người phù hợp với yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện mới Tuyển dụng nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hóa cán bộ Tuyển dụng là bước đầu tiên và ảnh hưởng lớn nhất trong chiến lược về con người, vì nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì ngân hàng có thể bỏ lỡ những nhân tài và tuyển những người năng lực yếu kém gây mất nhiều thời gian và tốn kém cho chi phí đào tạo. Công tác tuyển dụng ở NHCT cần được thực hiện chặt chẽ hơn theo các tiêu chí như: được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội. 72 Đổi mới công tác đào tạo cán bộ của NHCT Hiện nay, NHCT mới chỉ chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học) mà chưa có phương án đào tạo lại. Diễn biến hoạt động ngân hàng thay đổi không ngừng, những kiến thức đã học ở trường đại học, cao đẳng có thể bị mai một hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó NHCT có thể tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ để các cán bộ tiếp thu những kiến thức mới. Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, NHCT cần khuyến khích các cán bộ tự học, tự trau dồi thêm kiến thức để nâng cao nghiệp vụ của mình. Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất là CBTD. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị. Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD Nếu NHCT có chế độ lương thưởng hợp lý thì các CBTD và cán bộ quản trị RRTD sẽ chuyên tâm hơn vào công việc của mình và cống hiến hết mình cho ngân hàng. Thực trạng chung hiện nay là các ngân hàng, không riêng NHCT, đều áp doanh số huy động và cho vay khá cao đối với các cán bộ ngân hàng, nên không ít cán bộ chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ tiêu, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút và ngân hàng phải chịu rủi ro. Vì vậy, NHCT cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn để không bị tác dụng ngược từ việc tăng trưởng tín dụng cao mà chất lượng tín dụng thấp. Một CBTD quản lý 200 - 300 khách hàng là quá nhiều, như vậy việc kiểm soát khoản vay sẽ không được chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, NHCT cần giảm tải số khách hàng cho các CBTD bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ mới. Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức 73 Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính - ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân sự có thể gây tâm lí lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại NHCT, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm NHCT sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ sung những cán bộ mới phù hợp với ngân hàng, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả. 3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi RRTD xảy ra 3.3.2.1 Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới NQH Nếu các khoản tín dụng được hoàn trả theo cách thanh lý các tài sản thế chấp thì ngân hàng chẳng khác gì “tiệm cầm đồ”. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng luôn mong khách hàng của mình đầu tư vốn một cách đúng đắn và trả nợ đầy đủ. Do đó, sau khi cấp tín dụng NHCT cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp diều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời: - Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng. - Chậm chễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân hàng. - Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại. - Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán. - Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không đầy đủ như cam kết. - Gia tăng các tài sản cố định qua việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác. 74 - Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp , sự thay người từ chức hoặc bỏ trốn… - Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công bãi công… - Sự thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự sáp nhập hay giải thể - Các thảm hoạ thiên tai như bão lụt hoả hoạn…hoặc mất trộm, tham ô… 3.3.2.2 Xử lý nợ xấu trước khi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN được áp dụng. Thông tư 02 yêu cầu rất cao về chất lượng tín dụng, nếu áp dụng sẽ làm nợ xấu của NHCT tăng cao. Trước đây, khoản vay doanh nghiệp không trả được lãi khi đến hạn, khoản vay gốc sẽ chuyển thành NQH. Nhưng theo Thông tư 02 cả gốc lẫn lãi không trả được đều chuyển thành NQH. Mặc dù Thông tư 09 đã giúp các quy định trong Thông tư 02 trở nên “mềm mại” hơn, thời gian áp dụng Thông tư 02 cũng được hoãn lại 1 năm, song lộ trình đổi mới phương pháp phân loại, cơ cấu nợ vẫn sẽ tiến hành trong tương gần để theo kịp chuẩn mực thế giới. Nợ xấu tăng kéo theo hệ lụy là trích lập dự phòng tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, với một số doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ, NHCT vẫn chưa dám cho vay mới, nên khi Thông tư 02 áp dụng chắc chắn NHCT sẽ phải thắt chặt hầu bao hơn nữa để tránh phát sinh nợ xấu và như vậy tín dụng ra nền kinh tế sẽ eo hẹp hơn. Trước áp lực đó, từ đầu năm 2013 đến nay, các NHTM ráo riết tự xử lý nợ xấu, như cơ cấu lại các khoản nợ theo Quyết định 780 về trích lập dự phòng rủi ro; xử lý các khoản vay quá hạn có TSĐB và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC). Nguồn nợ xấu đó bán đi được hạch toán ra ngoại bảng để theo dõi, TCTD lại được nguồn tiền về và có thể cho vay được chính doanh nghiệp có nợ xấu. Lẽ ra khoản nợ xấu đó đã đóng băng, ngân hàng không thu lại được đồng nào, nhưng giờ đây lại có thêm nguồn vốn giá rẻ. Đây là giải pháp rất tốt không chỉ với NHCT nói riêng mà với cả doanh nghiệp, các TCTD khác và nền kinh tế. Tuy nhiên, NHCT vẫn cần cân nhắc kĩ. VAMC chỉ mới tiến hành mua nợ theo giá trị sổ sách, tức xử lý nợ xấu chưa đi vào thực chất mà mới thực hiện trên danh nghĩa. Khi bán nợ cho VAMC, bảng tài sản của NH giảm bớt nợ xấu, nhưng 75 nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn. Nghĩa là, NHCT phải tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp vực dậy, có khả năng trả các khoản nợ cũ. 3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.3.3.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Hoạt động huy vộng vốn cũng quan trọng không kém hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được công tác cho vay mà càng mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận, cũng như là đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động thì NHCT cần thực hiện một số biện pháp như sau: (i) Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền, đi kèm với nó là phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ATM. (ii) Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng; cung cấp cho họ những phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh, an toàn và chính xác. (iii) Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp cả nước. (iv) Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. (v) Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng. 3.3.3.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng được hoàn thiện. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những sản phẩm mà CBTD không làm đúng khuôn mẫu dẫn đến méo mó, lệch lạc. Lãnh đạo của ngân hàng cần quan tâm giám sát gắt gao hơn nữa để tạo môi trường kiểm soát tốt, chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo phòng tín dụng phối hợp, hỗ trợ để bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy bộ phận này sẽ giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay sai, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra … 76 3.3.3.3 Phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập của NHCT vào cộng đồng ngân hàng quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ và mạng tin học sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh. Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng Để bảo đảm khả năng hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin ngân hàng, thông tin thương mại và thông tin kinh tế, NHCT cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ. Thông qua đó ngân hàng sẽ thu được các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các TSĐB. Đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các rủi ro do thông tin không kịp thời, chính xác Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển từng ngày nên NHCT cần xây dựng một bộ phận riêng về công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ. Các cán bộ phụ trách công việc này cần có trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng để quá trình thông tin được thông suốt, giảm thiểu chi phí và sự lãng phí nguồn lực của NHCT. Khó khăn lớn nhất của NHCT đó là công nghệ luôn thay đổi, ngân hàng chưa kịp triển khai công nghệ này thì công nghệ mới đã ra đời. Do đó, NHCT cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực trước khi áp dụng một công nghệ mới nào đó. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng vùng. 3.3.3.4 Áp dụng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu để dự đoán và cảnh báo RRTD 77 Trong những năm gần đây, khai phá tri thức từ dữ liệu (Knowledge Discovery in Database - KDD) và khai phá dữ liệu (Data Mining - DM) được xem như một cách tiếp cận mới trong việc tìm kiếm tri thức từ dữ liệu. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khai phá dữ liệu đã được ứng dụng để phân tích RRTD, phát hiện gian lận, tiếp thị, quan hệ khách hàng, dự báo tỷ giá ngoại tệ, quản lý rủi ro tác nghiệp, làm sạch dữ liệu, ví dụ: • Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng Falcon của HNC inc., sử dụng tỷ lệ lớn các ngân hàng bán lẻ để xác định các giao dịch nghi ngờ thẻ tín dụng. • Hệ thống FAIS của FINCEN xác định các giao dịch tài chính mà có thể chỉ ra rằng là hành động rửa tiền… • Ngân hàng UBS đã nghiên cứu sử dụng khai phá dữ liệu để phát triển các ứng dụng cho việc tiếp thị, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro và làm sạch dữ liệu; • Ngân hàng Dexia sử dụng DM để tạo một mô hình cho việc bán hàng chéo và nâng cao hiệu quả của việc bán hàng; • Ngân hàng HSBC của Mỹ đã sử dụng các công cụ SPSS (các công cụ sử dụng DM) cho việc mở rộng quan hệ với khách hàng, giảm chi phí tiếp thị, tiếp thị đến với khách hàng nhanh hơn, ... (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/091217.html) 3.4 Một số kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 3.4.1.1 Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định Về kinh tế, Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lí tạo môi trường thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững như điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả để giúp các ngân hàng tránh được những khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh. Về chính trị, mặc dù trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định nhưng Nhà nước vẫn cần tiếp tục duy trì tốt để giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư. 3.4.1.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng 78 Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về bảo hiểm cho hoạt động tín dụng từ khâu huy động vốn đến cho vay nhằm gây dựng niềm tin cho người gửi tiền, góp phần ổn định nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, nhà nước nên ban hành thêm các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố bất động sản, nhất là tài sản và đất. 3.4.1.3 Ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh khung pháp lý về tài chính Hiện nay Bộ tài chính đã xây dựng 26 chuẩn mực kế toán để kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, 37 chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn kiểm toán viên và công ty kiểm toán các cơ sở nguyên tắc trong việc đưa ra ý kiến. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế: nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm toán độc lập, tỷ trọng doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán công khai. 3.4.1.4 Hỗ trợ NHTM đảm bảo minh bạch các giao dịch bất động sản Việc hỗ trợ nên thực hiện thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ quan quản lý bất động sản và sàn giao dịch bất động sản, đồng thời đảm bảo các giao dịch bất động sản, có thể phân chia thành sàn giao dịch chính thức và sàn giao dịch OTC giống chứng khoán. Hoạt động trên sẽ giúp hình thành mặt bằng giá tương đối chuẩn đối với bất động sản và đảm bảo tính minh bạch thông tin, qua đó giúp các NHTM định giá bất động sản chính xác hơn và tránh được rủi ro sau khi thanh lý tài sản. 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) Thông tin Tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng và làm chậm tiến trình xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Vì vậy, NHNN cần phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin: + Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm khi tham gia 79 thông tin, đồng thời có các các biện pháp xử lý nghiêm đối với TCTD cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin. + Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và phòng ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn. + Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) để từ đó đưa ra cảnh báo sớm giúp hệ thống NHTM tránh được rủi ro. 3.4.2.2 Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất Hiện nay, mỗi NHTM dựa vào một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng cho mình. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN cung cấp sẽ không nhất quán. Các tiêu chí khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp loại khác nhau. Hạng khách hàng được Trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Rất nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để khai thác tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành sao cho việc tham khảo tin của các ngân hàng trở nên thuận lợi hơn. 3.4.2.3 Hoàn thiện mô hình thanh tra theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở Mô hình thanh tra phải có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Công tác thanh tra hoạt đông tín dụng cũng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời những sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống. 80 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của NHTM không thể tránh khỏi rủi ro. Vì vậy, đã đến lúc các NHTM Việt Nam nói chung cũng như NHCT nói riêng cần có cái nhìn đúng đắn hơn về quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ hữu hiệu tạo ra giá trị của ngân hàng. Hơn nữa, các loại rủi ro trong ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường rủi ro lãi suất...đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, quản trị tốt rủi ro tín dụng cũng góp phần giảm thiểu các rủi ro còn lại. Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, khóa luận đã hệ thống lại một cách tổng quan nhất các vấn đề về tín dụng, RRTD và quản trị RRTD. Dựa trên những lí luận ấy, tác giả đã áp vào tình hình thực tiễn của NHCT để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam và nêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác tín dụng và quản trị RRTD. Đồng thời, những giải pháp để tăng cường công tác quản trị RRTD được đề xuất có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của NHCT. Hy vọng qua nghiên cứu này, khóa luận sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng NHCT Việt Nam nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung quản trị RRTD chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Hà Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng cho tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Trường đào tạo & PTNNL Ngân hàng TMCP Công thương đã hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và số liệu liên quan đến khóa luận. Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các giáo viên... để tác giả có điều kiện hoàn thiện hơn những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về đề tài này. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT GIÁO TRÌNH , SÁCH 1. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu & Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 2. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. 3. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 4. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 16/6/2010. 5. Luật các tổ chức tín dụng 2010, ban hành ngày 29/6/2010. 6. Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 08/01/2002. 7. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/05/2005. 8. Quyết định số 780/QĐ-NHNN, Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, có hiệu lực từ ngày 23/04/2012. 9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 06/06/2007. 10. Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 18/05/2005. 11. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 12. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014. 82 13. Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/3/2014. TÀI LIỆU NỘI BỘ 14. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013 15. Báo cáo hợp nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013 16. Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp NHCT Việt Nam BÀI BÁO NGHIÊN CỨU 17. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Citibank, Tạp chí Ngân hàng số 16/2007. 18. Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Nhà nước thời kì hội nhập, Tạp chí Ngân hàng, số 76(15), tr 20-27. 19. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 9(19). CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 20. Lê Thị Huyền Diệu (2009), Luận cứ khoa học về xác định mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 21. Lê Thị Kim Nga (2005), Bàn về nâng cao năng lực quản lý rủi ro của NHTM Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 22. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 23. Hoàng Thế Thỏa (2005), Rủi ro các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 24. Nguyễn Đức Tú (2013), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 83 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH GIÁO TRÌNH, SÁCH 25. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principal for the Management of Credit Risk. 26. Cossin, D. & Pirotte, H. (2011), Advanced credit risk analysis, 2th edn, Financial Engineering. 27. MacDonald, S. & Koch, T. (2006), 6th edn,, Management of banking, Thomson South-Western 28. Rose, P. (2008), Bank management and Financial services, 7th edn, Mc Graw-Hill 29. Saunders, A. & Allen, L. (2002), Credit Risk Measurement, Jonh Wiley & Sons,Inc. 30. Saunders, A., Thompson, D., Anderson, J. & Lange, H. (2007), Financial Institutions Management, Mc Graw-Hill . 31. Schroeck, G. (2002), Risk Management and Value Creation in Financial Institutions, Wiley Finance C. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ 32. Vietinbank thừa nhận có tình trạng chưa tuân thủ quy trình tín dụng, thu-quy-trinh-tin-dung/2131810871/90/, truy cập ngày 15/04/2014. 33. Mỹ Linh & Thanh Nga (2013), Chuyển đổi mô hình tín dụng hướng tới khách hàng, khach-hang-011219507.html, truy cập ngày 25/03/2014. 34. Pháp luật xã hội (2013), Đồng bọn tiếp tay Huyền Như khoắng 4000 tỷ từ ngân hàng, huyen-nhu-khoang-4000-ty-tu-ngan-hang.html, truy cập ngày 03/03/2014. 35. Nguyễn Văn Toàn, Dự đoán và cảnh báo rủi ro tín dụng bằng phương pháp khai phá tri thức từ dữ liệu, truy cập ngày 25/03/2014 https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/091217.html. 84 36. Huỳnh Kim Trí, Bàn về đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay, san-bao-dam-tien-vay-hien-nay.html, truy cập ngày 26/03/2014. 37. Bảo Tùng (2013), "Chạy" 02 né nợ xấu, hang/chay-02-ne-no-xau-201312270558066802ca34.chn, truy cập ngày 22/04/2014. 38. Phạm Thu Thủy & Đỗ Thu Hà (2012), Đổi mới cách thức đo lường rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống, truy cập ngày 28/04/2014. 39. Nguyễn Đức Tú (2011), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, , truy cập ngày 12/02/2014, id=43&Itemid=90 40. Vietinbank, Vietinbank triển khai dịch vụ nhắc nợ tự động qua tin nhắn, dong-qua-tin-nhan-509652.htm , truy cập ngày 06/05/2014. iv PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NHCT VIỆT NAM 1. Cấu phần Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 2. Nguyên tắc xây dựng Phù hợp với đặc thù danh mục tín dụng  Phù hợp với ngành nghề khách hàng của Ngân hàng  Cán bộ tín dụng nhiều kinh nghiệm trong từng ngành nghề tham gia thảo luận bộ chỉ tiêu Xây dựng theo ngành kinh tế cụ thể  Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được xây dựng cho từng ngành kinh tế  Có thể chấm điểm được  Chỉ tiêu tài chính: chấm điểm khác nhau cho mỗi khoảng giá trị của chỉ số tài chính.  Chỉ tiêu phi tài chính: lượng hóa tối đa các chỉ tiêu Xây dựng cơ cấu điểm, trọng số cho chỉ tiêu. Cơ cấu điểm và trọng số cho chỉ tiêu được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của chỉ tiêu đó đối với từng ngành Số lượng chỉ tiêu tương đối lớn để giảm thiểu ảnh hưởng của sai sót, nhận định chủ quan của CBTD có thể xảy ra. 3. Quy trình vận hành hệ thống Quy trình xếp hạng Phần mềm chấm điểm Cơ sở dữ liệu Quy trình kiểm tra kiểm soát Cấu phần v Cán bộ Phòng Chấm điểm (tại chi nhánh) Lãnh đạo phòng Chấm điểm (tại chi nhánh) Chấm điểm khách hàng Rà soát kết quả chấm điểm 1. Trình kết quả chấm điểm Phòng QLRR (tại chi nhánh) Phòng QLRR (tại chi nhánh) Trường hợp phải thẩm định RRTD 2 . K iểm so át 3 . T rìn h p h ê d u yệt Phê duyệt hạng khách hàng Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 1 Bước 5 Bước 3 Bước 7 Xác định quy mô Xác định ngành kinh tế Xác định đối tượng khách hàng Xác định loại hình sở hữu Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng Bước 4 Bước 2 Bước 8 Bước 6 Sơ đồ chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KHDN vi 4. Xác định ngành kinh tế Cơ sở phân chia nhóm ngành: Xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động kinh doanh chính của khách hàng (hoạt động mang lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu); Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào chiếm trên 50% tổng doanh thu thì chọn lựa ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng. Nhóm ngành của Ngân hàng: 34 Ngành Phân nhóm ngành dựa trên QĐ 10/CP về phân nhóm ngành Xác định quy mô Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động (34 bộ giá trị quy mô cho 34 ngành). Mỗi chỉ tiêu xác định quy mô của khách hàng được tính trên thang điểm từ 1 đến 8. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHCT phân loại nợ theo phương pháp định lượng và định tính trong 2 phần: tài chính và phi tài chính. Sơ đồ chấm điểm tài chính Chấm điểm TC Căn cứ -Bảng CĐKT -Báo cáo KQKD -BCLCTT (HT hỗ trợ tự lập nếu KH không cung cấp) -Thuyết minh BCTC -Đánh giá kiểm toán 4 nhóm - Chỉ tiêu thanh khoản -Chỉ tiêu cân nợ -Chỉ tiêu hoạt động -Chỉ tiêu thu nhập vii 5. Bảng Tổng điểm tài chính 6. Bảng Chấm điểm phi tài chính Chỉ tiêu Khách hàng thông thƣờng Khách hàng mới I. Đánh giá khả năng trả nợ của KH DNNN DN có VĐT nước ngoài DN khác DNNN DN có VĐT nước ngoài DN khác II. Trình độ quản lý và môi trường nội bộ III. Quan hệ với NH IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành V. Các nhân tố ảnh hưởng đến HĐ của DN 7. Bảng Xếp hạng khách hàng Xếp hạng Phân loại nợ AAA Đủ tiêu chuẩn AA Đủ tiêu chuẩn A Đủ tiêu chuẩn BBB Cần chú ý BB Cần chú ý B Dưới tiêu chuẩn CCC Dưới tiêu chuẩn CC Dưới tiêu chuẩn C Nghi ngờ D Có khả năng mất vốn Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Khả năng thanh toán ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản - Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Vòng quay vốn lưu động - Vòng quay khoản phải thu - Vòng quay hàng tồn kho - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Nhóm chỉ tiêu thu nhập -Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần -Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân -Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân -Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay phải trả Tổng điểm tài chính viii Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính*Trọng số phần tài chính+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính* Trọng số phần phi tài chính. Sơ đồ chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân Bảng : Nhóm chỉ tiêu STT NHÓM CHỈ TIÊU 1 Thông tin về nhân thân 2 Khả năng trả nợ 3 Quan hệ với Vietinbank và các TCTD khác Bảng : Rủi ro đối với nguồn trả nợ Rủi ro đối với nguồn trả nợ Hệ số rủi ro Nguồn trả nợ là thu nhập lương 100% Nguồn trả nợ là thu nhập kinh doanh 95% Nguồn trả nợ là từ thu nhập lương và từ thu nhập kinh doanh 99% Một phần là nguồn khác 90% Tổng hợp điểm và xếp loại rủi ro Điểm xếp hạng khách hàng = Tổng điểm*Hệ số rủi ro theo nhóm SP vay* Hệ số rủi ro theo nguồn trả nợ. Sau khi tổng hợp điểm của hai nhóm chỉ tiêu cũng sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định và phân loại các khoản vay theo bảng trên. Khả năng trả nợ Thông tin về nhân thân Quan hệ với Vietinbank và các TCTD khác Tổng hợp điểm chấm Khả năng trả nợ Hệ số rủi ro đối với sản phẩm vay Tổng hợp điểm và xếp loại rủi ro ix PHỤ LỤC II: CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO CÁC LOẠI HÌNH THỨC TÍN DỤNG CỦA NHCT GIAI ĐOẠN 2010-2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 229.521.886 98,00 289.730.503 98,74 329.440.108 98,83 371.541.653 98,74 Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 1.795.264 0,77 292.741 0,10 310.324 0,09 562.909 0,15 Cho thuê tài chính 1.222.332 0,52 1.540.216 0,52 1.328.324 0,40 1.381.985 0,37 Các khoản trả thay khách hàng - 4.701 0,00 55.999 0,02 30.445 0,01 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 1.641.732 0,70 1.866.150 0,64 1.636.760 0,49 1.336.736 0,36 Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài 23.594 0,01 65.776 0,02 584.576 0,18 1.435.240 0,38 Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 1 0,00 1 0,00 1 0,00 - TỔNG 234.204.809 100 293.434.312 100 333.356.092 100 376.288.968 100 Đơn vị: Triệu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluu_thi_viet_hoa_0866.pdf
Luận văn liên quan