- Đảm bảo tính pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong
xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử
lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng,
không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất k hó khăn
(cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, ngƣời mua e ngại ).
Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không
đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xƣởng, công trình trên đất),
ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo
đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục nên
khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xƣởng, công trình xây dựng trên đất
thế chấp tại Chi nhánh chƣa có giấy tờ về sở hữu tà i sản. Do đó hồ sơ bảo đảm
tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ.
Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ
tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng,
đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp
lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.
106 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2007 về việc ban
hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích:
+ Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống;
+ Tạo môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả;
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó
với rủi ro tín dụng;
+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với
từng cấp bậc trong ngân hàng.
Quan điểm tổng quát của NH TMCPNT về rủi ro tín dụng:
+ Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành
nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với
nhau; 1 loại tiền tệ và tại một địa bàn.
+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải đƣợc thực hiện
theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông
qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng), bảo
đảm tính khách quan.
+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín
dụng tùy thuộc vào năng lực của Chi nhánh.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực
quản lýrủi ro tín dụng của NH TMCPNT. Trong chính sách quản lý rủi ro
tín dụng, NH TMCPNT phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng;
74
thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý
tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết;
quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan
trọng cho các Chi nhánh trong thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.
Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:
+ Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trƣờng quản lý
rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và phê
duyệt chiến lƣợc rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy
chế/quy định cho vay, Quychế/quy định bảo đảm tiền vay, Quy chế/quy định
miễn giảm lãi đối với khách hàng…
+ Tổng Giám đốc ban hành các văn bản có tính chất hƣớng dẫn, triển
khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng
nhƣ quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong
từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo lƣờng và nhận biết rủi ro, thẩm
quyền xét duyệt...
+ Định hƣớng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị
tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo…
1.2. Mục tiêu
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhƣng ngân hàng không thể chối
bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở
nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất
lƣợng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
của NH TMCPNT cần phải đáp ứng đƣợc các mục tiêu sau:
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng
nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra.
Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%, tăng trƣởng tín
75
dụng đạt mức 25 - 30%/năm.
- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tƣ tín dụng theo định hƣớng lựa
chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển
và đạt hiệu quả; không đầu tƣ quá mạnh, đầu tƣ theo phong trào vào một nhóm
ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng
trƣởng và phát triển mạnh mẽ nhƣng có khả năng bão hòa hoặc cung vƣợt cầu
trong tƣơng lai.
- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NH
TMCPNT thông qua nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm soát,
giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.
- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ
đƣợc sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do
rủi ro tín dụng gây ra.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hƣớng đến các chuẩn mực
quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng
2.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua tăng cƣờng khả năng phản
biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả
công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một
bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập, có đầy đủ
thẩm quyền và tách biệt về lợi ích với các Chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ
chức mới này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ,
không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng, không làm mất
nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó đề xuất giải pháp về xây dựng
76
bộ máy tổ chức cấp tín dụng nhƣ sau:
- Không thành lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Kiểm tra nội
bộ tại Chi nhánh mà thiết lập Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Kiểm tra
nội bộ tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng
trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách
quan trong các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, nâng
cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ. Đồng thời việc
đặt tại các khu vực giúp cho Phòng quản lý rủi ro tín dụng có điều kiện nắm
bắt đƣợc những đặc điểm, tình hình địa phƣơng và thị trƣờng nhằm giải quyết
kịp thời các yêu cầu của các Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
- Tại Chi nhánh, tổ chức bộ phận cấp tín dụng thành Phòng Quan hệ
khách hàng và Phòng Quản lý nợ. Chức năng của Phòng Quan hệ khách hàng là
tiếp nhận và thẩm định các đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, Phòng Quản
lý nợ thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lƣu giữ hồ sơ, kiểm tra tính
tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải
ngân, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của CB QHKH, nhắc nhở
thu nợ…) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc Chi nhánh. Nhƣ vậy vẫn
đảm bảo sự kiểm tra, giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo
các quyết định tín dụng đƣợc nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của
khách hàng.
Về phân quyền, Phòng Quản lý rủi ro khu vực xem xét và phê duyệt các
trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh. Để không tạo nên một tầng nấc
trung gian gây ảnh hƣởng đến tốc độ giải quyết hồ sơ, đối với các khoản vay
vƣợt thẩm quyền của Phòng Quản lý rủi ro khu vực sẽ đƣợc trình thẳng lên cấp
phê duyệt cao hơn (Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín
dụng TW).
- Thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh: phân cấp, phân quyền là
77
một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có
sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động, ỷ lại,
hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát đƣợc các Chi nhánh. Đồng thời cơ chế này
cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng
theo hƣớng hiện đại đang đƣợc triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trƣởng
cho các Chi nhánh có môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với
những nơi có nhiều rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hƣớng:
+ Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã đƣợc triển khai để phân loại
Chi nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lƣợng khách hàng,
môi trƣờng kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán
quyết.
+ Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh đối với giới hạn tín
dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh
doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ
định lƣợng mang tính khoa học và đƣợc thực hiện định kỳ 6 tháng/1 năm. Đây
là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng rất lớn
khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng.
Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực thực hiện, là một
bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động của Chi nhánh, nơi
kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền
phán quyết của các Chi nhánh.
2.1.2.Về quy trình tín dụng
Sự tồn tại 3 quy trình cấp tín dụng dựa trên đặc thù và tính rủi ro của
từng đối tƣợng nhằm hƣớng đến sự hợp lý của từng khách hàng vay. Tuy nhiên
theo phân tích ở trên, cơ cấu tổ chức và Quy trình 90 qua triển khai trên thực tế
đã có nhiều bất cập. Theo cơ cấu tổ chức cấp tín dụng thì quy trình tín dụng
nên thực hiện theo hƣớng:
78
- Dựa trên yếu tố đặc thù của khách hàng, thống nhất quy trình tín
dụng cho các doanh nghiệp (không phân biệt DNNVV và các doanh nghiệp
lớn khác) và xây dựng quy trình tín dụng đối với tƣ nhân, cá thể. Nhƣ vậy sự
tách biệt 2 nhóm khách hàng này là hợp lý bởi những yếu tố đặc thù đảm bảo
sự phù hợp của quy trình tín dụng, đồng thời không làm phức tạp hóa quy trình
cấp tín dụng.
- Trong quy trình tín dụng áp dụng đối với các doanh nghiệp, Phòng
Quan hệ khách hàng sẽ là bộ phận thẩm định và cho ý kiến đề xuất về khoản
tín dụng để trình cấp thẩm quyền tại Chi nhánh phê duyệt. Trong trƣờng hợp
khoản vay vƣợt mức phê duyệt của Chi nhánh thì việc cấp tín dụng sẽ thêm sự
tái thẩm định của Phòng Quản lý rủi ro khu vực. Để giảm thiểu các thủ tục và
thời gian, quy định về xác định giới hạn tín dụng sẽ đƣợc áp dụng đối với
những doanh nghiệp có giới hạn tín dụng lớn (đƣợc quy định trong từng thời
kỳ) và Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực sẽ là nơi thực hiện xác định giới
hạn tín dụng của các khách hàng này.
- Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ các
nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một
bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải
ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của
khách hàng, do đó nên để Phòng quản lý nợ sẽ kiểm soát việc giải ngân của tất
cả các khách hàng, mà trong giai đoạn đầu là các doanh nghiệp.
- Về các văn bản liên quan đến cấp tín dụng: các văn bản liên quan đến
cấp tín dụng của nhà nƣớc liên tục đƣợc sửa đổi, bổ sung. Với chủ trƣơng
hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế, căn cứ trên những quy định của NHNN,
NH TMCPNT VN đã ban hành các văn bản về quy chế cho vay theo hƣớng
chặt chẽ hơn (quy định tổng thời gian gia hạn nợ ngắn hạn không quá thời
hạn cho vay ban đầu, quy định các phƣơng án vay để trả thuế thu nhập doanh
79
nghiệp, cho vay góp vốn thành lập doanh nghiệp phải đƣợc sự chấp thuận của
Tổng Giám đốc NH TMCPNT…). Tuy nhiên thời gian ban hành các quy định
hƣớng dẫn rất lâu, thậm chí một số quy định đã đƣợc nhà nƣớc bãi bỏ nhƣng
NH TMCPNT chƣa có sự thay đổi những hƣớng dẫn đó, dẫn đến việc thực hiện
các quy định rất lúng túng. Do đó kiến nghị NH TMCPNT cần ban hành các
văn bản hƣớng dẫn thi hành, đảm bảo cập nhật những thay đổi cho phù hợp với
quy định pháp luật.
- Giới hạn tín dụng là giới hạn đối với cho vay vốn lƣu động nhƣ hiện
nay là hợp lý, tuy nhiên cần đặt ra quy định về tổng mức cho vay đầu tƣ dự
án của khách hàng để có sự kiểm soát riêng bởi cho vay dự án hàm chứa
những rủi ro cao hơn các phƣơng thức cho vay khác (thời gian vay dài hơn
nên khó lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn, biến động, khả năng dự báo và
kiểm soát rủi ro bị hạn chế…). Quy định về xác định giới hạn tín dụng cần
chặt chẽ hơn, tránh tình trạng vận dụng không hợp lý và mang tính chủ quan,
có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Cần quy định giới hạn tín dụng có thể điều
chỉnh so với giới hạn tín dụng tham khảo dựa vào các phân tích định tính khác
về tình hình kinh doanh, uy tín khách hàng, mức độ rủi ro nhƣng phải quy
định mức tối đa so với giới hạn tín dụng tham khảo (áp dụng hệ số điều chỉnh).
2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả
Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của NH TMCPNT
đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của
từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng
tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần đƣợc công bố rộng rãi cho
cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín
dụng thực hiện có định hƣớng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Định
hƣớng của NH TMCPNT là “Tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất
80
lƣợng và hƣớng tới chuẩn mực quốc tế”. Dựa trên cơ sở định hƣớng này, NH
TMCPNT cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả, thỏa mãn
các yêu cầu sau:
- Phản ánh đƣợc chính sách tín dụng của NH TMCPNT trong từng thời
kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.
- Phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn đầu tƣ của Chi nhánh,
phát huy đƣợc những thế mạnh của địa phƣơng và có giải pháp hạn chế trong
đầu tƣ tín dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề không có lợi thế trong
cạnh tranh trong kinh doanh.
- Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần của NH
TMCPNT, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro,
đảm bảo khả năng tăng trƣởng tín dụng và đầu tƣ an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ
xấu chấp nhận đƣợc. Đồng thời phải phát huy đƣợc năng lực và lợi thế so sánh
của NH TMCPNT so với các ngân hàng thƣơng mại khác trong cả nƣớc.
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hƣớng cơ bản trong xác
định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một
chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định
hƣớng rõ ràng, phòng ngừa đƣợc những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên
cứu thị trƣờng một cách đầy đủ và kỹ càng. Trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội
ở Việt Nam và sự phát triển gần đây, chính sách tín dụng cụ thể của NH
TMCP NT nên tập trung trong các nội dung sau:
- Về chính sách khách hàng: phát triển cơ cấu tổ chức theo định hƣớng
hƣớng đến khách hàng đã đƣợc NH TMCP NT thực hiện trên thực tế nhƣng lại
chƣa có một chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên
việc áp dụng còn lúng túng và mang tính cảm tính cao. Chính sách khách
hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách
lãi suất cho vay, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về dịch vụ, phí dịch
81
vụ. Trên cơ sở phƣơng pháp lƣợng hóa đã đƣợc áp dụng trong xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng
chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài
chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng. Theo ý kiến
tác giả, một số đề xuất về chính sách khách hàng dựa trên xếp hạng tín dụng có
thể áp dụng nhƣ sau:
Hạng khách
hàng
Mức
độ rủi
ro
Chính sách khách hàng áp dụng
AAA, AA, A Rủi ro
thấp
- Đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng
trên cơ sở đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tuân thủ các quy định
pháp luật.
- Có thể cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc áp
dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản chỉ là biện
pháp bảo đảm bổ sung, không áp dụng các quy định về tỷ lệ.
- Áp dụng lãi suất ƣu đãi
BBB, BB, B Rủi ro
rung
bình
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách
hàng.
- Cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng
tài sản trong một số trƣờng hợp, tuy nhiên có thể áp dụng
50% dƣ nợ vay không cần phải bảo đảm bằng tài sản.
- Áp dụng lãi suất ƣu đãi + mức bù rủi ro.
- Tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng nhƣng chỉ áp
dụng các nhu cầu phù hợp của khách hàng. Khách hàng
phải có vốn tự có tham gia vào phƣơng án/dự án cho vay với
mức tối thiểu 15 - 30%.
- Các khoản vay phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng
tài sản.
82
- Áp dụng lãi suất vay cao hơn các mức xếp hạng trên.
CCC Rủi ro
khá cao
- Chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn thực sự phù hợp, ngân hàng
có khả năng kiểm soát đƣợc toàn bộ nguồn tiền của phƣơng
án và khách hàng phải có tối thiểu 30% vốn tự có tham gia
phƣơng án vay vốn. Khi có những biến động xấu liên quan
đến nhóm khách hàng này, cần phải tăng cƣờng các điều
kiện để hạn chế cấp tín dụng đến nhóm khách hàng này.
- Các khoản vay phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay
bằng tài sản. Các tài sản nhận bảo đảm cần có tính thanh
khoản và hạn chế áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản
hình thành từ vốn vay.
Các hạng mức
xếp hạng từ CC
trở xuống
Rất rủi
ro
- Không tiếp thị các khách hàng mới thuộc nhóm này. Đối với
các khách hàng cũ, cần áp dụng các điều kiện chặt chẽ và
hạn chế tín dụng đối với nhóm khách hàng này.
- Về định hướng khách hàng:
+ Chú trọng đầu tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối
doanh nghiệp đang đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi phát triển DNNVV là một nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thủ Tƣớng chính phủ ra Quyết định số
236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). Nhiều giải pháp hỗ trợ cho DNNVV
nhƣ thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chƣơng trình
trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…Các
định chế tài chính quốc tế đang chú ý tập trung đầu tƣ cho khu vực kinh tế tƣ
nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ IFC (Công ty tài chính
quốc tế thuộc WB), SMEDF (Quỹ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa do
83
Liên minh châu Âu tài trợ và đƣợc quản lý bởi Quỹ hỗ trợ phát triển), JBIC
(Chƣơng trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do JBIC tài trợ vốn
vào năm 2002), JETRO (Tổ chức xúc tiến thƣơng mại của Nhật Bản hỗ trợ
cho các SMEs trong hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế)…Do đó các
DNNVV sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lƣợng trong tƣơng lai,
là điều kiện thuận lợi cho đầu tƣ tín dụng. Tuy nhiên đầu tƣ tín dụng cho các
DNNVV của NH TMCP NT còn thấp (16 ngàn tỷ đồng tƣơng đƣơng 15% trên
tổng dƣ nợ), mặt khác kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian
gần đây nhƣng đầu tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá
nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn,
nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính
bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao. Đồng thời, sự xuất hiện của
các ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam nhƣ Tập đoàn dầu khí,
Tập đoàn điện lực,…thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn nhƣ
hiện nay của NH TMCPNT sẽ rất hạn chế. Do đó lựa chọn phát triển phân
khúc thị trƣờng DNNVV là một lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh
tế ở Việt Nam, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, đặc
biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN
càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào DNNVV
trở nên quan trọng do đối tƣợng này thƣờng có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời
khoản cấp tín dụng giá trị nhỏ, rủi ro xảy ra sẽ có ảnh hƣởng không lớn. Mục
tiêu cần đạt đƣợc trong đầu tƣ tín dụng đối với phân khúc này là dƣ nợ chiếm
20% tổng dƣ nợ trong năm 2010 tăng dần tỷ trọng này trong tƣơng lai.
+ Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới
(chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển các
gói sản phẩm tín dụng đồng bộ nhƣ cho vay CBCNV, thấu chi, cho vay mua
nhà dự án, cho vay có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản phẩm
bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và
84
khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trƣờng khá mới và không phải là
thế mạnh của NH TMCPNT nói chung, do đó cần có sự thận trọng nhất định.
Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần
xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lƣơng qua tài khoản,
cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác…), đảm bảo tính chủ động và
giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay tỷ trọng dƣ
nợ của nhóm tƣ nhân, cá thể chỉ chiếm 12% trong tổng dƣ nợ của NH
TMCPNT và định hƣớng đƣa tỷ trọng này lên 15% trong năm 2010
+ Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài, là nhóm khách hàng mà NH TMCPNT đã thực hiện đầu tƣ tín
dụng trong thời gian qua nhƣng chƣa tƣơng xứng với mức độ phát triển của
nhóm đối tƣợng khách hàng này trong thời gian qua. Cùng với sự hội nhập
vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập vào tổ chức WTO, số lƣợng các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Thực tiễn đầu
tƣ tín dụng cho các doanh nghiệp FDI của một số Chi nhánh trong hệ thống
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam nhƣ Chi nhánh Bình Dƣơng, Đồng Nai…
cho thấy đây là nhóm khách hàng thƣờng có tiềm lực tài chính, năng lực quản
lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín
trong quan hệ tín dụng. Do đó đây là phân khúc thị trƣờng cần có sự quan tâm
nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tƣơng lai.
2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có
những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông
tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong
những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín
dụng NH TMCPNT đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh
85
nghiệp vay vốn cũng nhƣ xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh,
làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhƣng khả năng đáp ứng các yêu cầu này
còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào dự báo, đƣa ra các
giải pháp phòng ngừa và không phản ánh đƣợc đặc thù tình hình kinh tế xã hội
tại địa phƣơng. Do đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm
định tín dụng chƣa cao và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do
đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hƣớng:
- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu
giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu,
không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về
ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.
- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín
dụng, Trung tâm thông tin tín dụng NH TMCPNT cần tổng hợp và đƣa ra
các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ
thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để
có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng
nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng hội nhập.
- NH TMCPNT cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ
cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để
đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình
hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài.
- Trên cơ sở mô hình tổ chức hƣớng đến khách hàng đã đƣợc triển
khai, hệ thống thông tin khách hàng cần đƣợc tổ chức một cách hợp lý, tránh
trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy
đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập
thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ
86
chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đƣa ra các quyết định đúng đắn.
Trong điều kiện các chƣơng trình hỗ trợ thông tin về khách hàng của
chƣơng trình Siverlake còn nhiều hạn chế, NH TMCPNT cần thiết lập các
phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ,
dƣ nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý
thông tin đƣợc nhanh nhạy, chính xác.
- Cập nhật và bổ sung thƣờng xuyên cẩm nang tín dụng Việc thẩm định
cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dƣ nợ
vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong
kinh doanh. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định
lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu,
đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trƣờng vĩ mô, vi mô,
môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân
hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế
những rủi ro đó của ngân hàng. Trong phân tích định lƣợng, ứng dụng và hoàn
thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng (trong giai đoạn đầu
chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp). Hệ thống này cần đƣợc thƣờng xuyên
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không
nên cứng nhắc theo những tính toán của các nƣớc có điều kiện không tƣơng
đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lƣợng, mức độ rủi ro sẽ đƣợc
lƣợng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản
vay dự kiến và xây dựng những biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trƣớc
khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ
giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín
dụng một cách hiệu quả.
- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã đƣợc phê duyệt, trong từng lần cấp tín
dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phƣơng án vay đó để giảm
87
bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính
pháp lý của phƣơng án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trƣờng và khả
năng tiêu thụ… Đồng thời cần đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát
của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
- Trong thẩm định các dự án đầu tƣ, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự
án để đƣợc vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn
đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ
thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi
rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi đƣợc nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định
khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá
hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh
quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín
dụng nhƣ lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phƣơng án/dự án, các tài sản bảo
đảm …để đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải tƣơng xứng với mức độ rủi ro. Dựa
trên mức lãi suất cơ bản của NHNN ban hành và chi phí vốn của mình, NH
TMCPNT chỉ nên xây dựng mức lãi suất tham khảo và giao cho các Chi nhánh
quyền chủ động xác định mức lãi suất phù hợp đối với từng khách hàng, đồng
thời cần xây dựng biểu lãi suất theo thang bậc sử dụng vốn vay của doanh
nghiệp (phần dƣ nợ vay vƣợt giới hạn tín dụng tham khảo nhƣng vẫn trong
giới hạn tín dụng đƣợc phê duyệt phải áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn).
Các khách hàng có mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ
tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn những tài sản bảo đảm có tính thanh
khoản cao… Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng
đảm bảo các quyền lợi của NH TMCP NT khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng
cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.
2.4. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho
88
vay
- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê
duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí
trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ
chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những
trƣờng hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ cho vay thu
mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lƣơng công nhân, chỉ áp dụng
phƣơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn
vay của khách hàng…
Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân
phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục
đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát đƣợc dòng tiền sau khi kết thúc
phƣơng án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này
vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những
rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:
- Sử dụng dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất
lƣợng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt
nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn
hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhƣng cũng tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng
xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng,
hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng
có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm
tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ
kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân
loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích
và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
89
- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên
thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng,
kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện
kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.
- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhƣ
khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trƣờng kinh
doanh, tình hình thị trƣờng ảnh hƣởng xấu đến phƣơng án kinh doanh, có dấu
hiệu vi phạm pháp luật …, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về
rủi ro tín dụng (điều này đang đƣợc NH TMCPNT thực hiện trong ban hành
các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả
năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng
cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra
ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh
toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận
của chủ đầu tƣ về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về
tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thƣờng mại cần
kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu
của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phƣơng án vay phải trả nợ
ngay sau khi thu đƣợc tiền, cho dù khoản vay chƣa đến kỳ, thu hồi tiền từ
phƣơng án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.
2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ
Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thông qua chức
năng của Phòng Quản lý nợ, cần chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra
nội bộ để tăng cƣờng khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp
tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Trƣớc mắt, khi chƣa thực hiện lập
Phòng Kiểm tra nội bộ khu vực để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong
90
kiểm tra kiểm soát, nên tạo ra sự không phụ thuộc và độc lập nhất định của
Phòng Kiểm tra nội bộ của Chi nhánh bằng cách quy định lƣơng của cán bộ
kiểm tra nội bộ sẽ do Hội sở chính trả và nhân sự của Phòng này do Hội sở
chính chỉ định, bổ miễn và miễn nhiệm. Có nhƣ vậy thì Phòng kiểm tra nội bộ
mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình.
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ,
cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá
việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công
tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực
đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để
tăng cƣờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
2.6. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
2.6.1. Tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
Nợ xấu là điều không ai muốn nhƣng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân
hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách
quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng nhƣ một bộ máy đủ
mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.
Trên cơ sở Ban xử lý nợ xấu đã đƣợc NH TMCPNT thành lập tại TW
và tại các Chi nhánh, cần tăng cƣờng tham mƣu cho Ban Giám đốc về hƣớng
xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các
phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan nhƣ Quan
hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng, Kiểm tra nội bộ, Ban xử lý nợ xấu sẽ
đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận một cách thích hợp, tham mƣu kịp
thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù
hợp với những khách hàng khác nhau.
Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bƣớc tuần tự và thận
91
trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã đƣợc
thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:
- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng:
phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ,
sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
- Lựa chọn phƣơng pháp xử lý: phƣơng pháp khai thác (work -
out) hay phƣơng pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phƣơng pháp
xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và
khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.
Cùng với đề xuất về thay đổi cơ cấu bộ máy cấp tín dụng, cụ thể là bỏ
Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, thực hiện kiểm soát song song và
xử lý nợ xấu cần đƣợc giao cho một bộ phận độc lập. Trên thực tế, khi xử lý
nợ xấu nếu giao cho Phòng Quan hệ khách hàng thì hiệu quả và tốc độ thực
hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trƣớc đây khiến cho cán bộ
chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho
Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhƣng lại thƣờng
xuyên nắm bắt đƣợc các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ
xấu hơn.
2.6.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi
những rủi ro đó ngân hàng không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vì vậy sử dụng các
công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất
khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:
- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng
và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tƣ), bảo hiểm hàng hóa…
Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn
vay do thiên tai gây ra đã đƣợc cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể
92
những tổn thất.
- Đảm bảo tính pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong
xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử
lý một số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản không rõ ràng,
không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khó khăn
(cơ quan công chứng không chịu công chứng hợp đồng, ngƣời mua e ngại…).
Nguyên nhân của tình trạng này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên không
đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là đối với nhà xƣởng, công trình trên đất),
ngân hàng không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo
đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn về thủ tục…nên
khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xƣởng, công trình xây dựng trên đất
thế chấp tại Chi nhánh chƣa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó hồ sơ bảo đảm
tiền vay không đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ.
Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ
tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng,
đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp
lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.
2.6.3. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh
doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ
của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trƣờng hợp vi phạm
hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự
phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
2.7. Các giải pháp về nhân sự
Con ngƣời là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá
và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhƣng đồng thời cũng là nguyên
93
nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng
lực yếu kém. Khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch
họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa đƣợc thuộc về bản chất gắn
liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể
nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con ngƣời là
yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro. Một mô hình quản trị rủi
ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy
nhƣng những con ngƣời cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng
lực hoặc không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất
tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự
giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo
đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín
dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu
trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức
nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu
chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất
lƣợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trƣờng đầy rủi ro. Đồng
thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng
mạng lƣới, quy mô kinh doanh của NH TMCPNT trong tƣơng lai. Tình trạng
kế hoạch tuyển dụng cán bộ công tác tín dụng không hợp lý trong thời gian qua,
trên thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng cán bộ trƣớc yêu cầu mở
rộng mạng lƣới để nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCPNT.
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng
quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ
thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có
hiệu quả.
94
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định
kỳ và thƣờng xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng nhƣ khả năng vận
dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi
ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hƣớng, chú
trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng
ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã đƣợc quy hoạch để xây
dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.
- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thƣởng và kỷ luật dựa trên chất
lƣợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Một điều khá tế
nhị trong công tác nhân sự, đặc biệt là trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong
nghiệp vụ tín dụng là những cán bộ không thể hiện rõ chính kiến của mình
trong thẩm định tín dụng mà dù trên thực tế những khoản vay đó đã bị quá
hạn, mất vốn rất cao nhƣng những cán bộ này vẫn đƣợc đề bạt vào những vị trí
lãnh đạo. Do đó không thể tạo lập đƣợc sự phân định rõ ràng và có trách
nhiệm tách bạch giữa thẩm định và quyết định cho vay, không có khả năng
đƣa ra các kết quả thẩm định khách quan và trung thực. Các quy định về khen
thƣởng và kỷ luật phải đƣợc sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải đƣợc
thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm
trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ
những tiêu cực do những mối quan hệ đƣợc tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo
điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng
xử lý công việc đƣợc nhanh chóng.
3. Một số kiến nghị khác
3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự
chịu trách nhiệm của các ngân hàng thƣơng mại, NHNN đã giải phóng tính
95
sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách
hàng vay vốn giữa các ngân hàng nhƣ cho vay để hoàn trả các khoản vay
của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến
nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát
có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, đảm
bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25
nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức
năng của một cơ quan quản lý nhà nƣớc và giám sát thị trƣờng, hoàn thiện
phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và
hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng đƣợc hoàn
thiện theo hƣớng nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển
hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và
cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thƣơng
mại, đảm bảo thị trƣờng phát triển bền vững.
- Triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng nhƣ hoán đổi tín dụng
(Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trƣờng tài chính phát triển cao
nhằm giúp các ngân hàng thƣơng mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng,
san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay
của mỗi ngân hàng.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy
định về phân loại nợ có một số điểm chƣa phù hợp cần xem xét điều chỉnh
theo hƣớng đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia
hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ
vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào
96
nhóm nợ xấu).
- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng
Nhà nƣớc: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể
nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có
sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp
hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt
động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh
nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.
3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài
chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về
những điều kiện để đƣợc thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách
nhiệm của công ty kiểm toán cũng nhƣ các kiểm toán viên có liên quan khi
cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế
hiện này cho thấy chất lƣợng của rất nhiều công ty kiểm toán là chƣa đảm
bảo (có những báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán nhƣng thậm chí sai ở tiêu
chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).
- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân
hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải
thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dƣa,
kéo dài, ảnh hƣởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá
tình hình quản trị doanh nghiệp” 2006 đã nhận định rằng quyền pháp định của
chủ nợ ở Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nƣớc trong khu vực và các
nƣớc OECD dựa trên một loạt các thƣớc đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới
xây dựng cho 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó cần xây dựng hệ
thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo
đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản
97
bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.
- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhƣ quy định về giao dịch bảo
đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản,
quy định về các ngành kinh doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến
nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín
dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan,
cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vƣớng
mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
98
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài
chính trên phạm vi toàn cầu trong năm 2008, chất lƣợng tín dụng của NH
TMCPNT Việt Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Năm
2009 đánh dấu những thành công đáng kể trong công tác nâng cao chất lƣợng
quản trỉ rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT VN. Không thể phủ nhận rằng nâng
cao chất lƣợng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
là nhiệm vụ hàng đầu của NH TMCPNT trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng, khóa luận tốt nghiệp đã đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi
ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT, chỉ ra
những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, em xin mạnh dạn đƣa ra
những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng trên
cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển
sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam, em xin đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng tín dụng bền vững.
Đề tài đƣợc viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng
trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín
dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và
thực tiễn trong môi trƣờng kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các Thầy các Cô trong khoa Tài chính ngân hàng. Qua đây em cũng
xin chân thành cảm ơn thầy PGS, TS Nguyễn Đình Thọ, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này./.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam, Báo cáo thường niên các
năm 2002 - 2009
2. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam, Báo cáo kết quả bốn năm thực
hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương - Bước chuẩn bị để thực
hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương tháng 01/2005.
3. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt nam, Bảng công bố thông
tin, www.vietcombank.com.vn.
4. Ngân hàng thế giới (2008), Báo cáo tình hình quản trị công ty của Việt
Nam. www.worldbank.org.vn.
5. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”,
Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2007.
6. Đặng Phong (chủ biên) (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
7. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương
mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xuất bản Thống kê.
9. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một
năm gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2008 trang 32, 33, 34, 35.
10. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong
tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
11. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng
của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế,
100
Nhà xuất bản Thống kê.
12. Vụ các ngân hàng - Ngân hàng nhà nƣớc (2007), “Quản lý nợ xấu -
nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN,
số 7 đến số 14 năm 2007.
Tiếng Anh:
1. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the
new millennium.
2. Hennie van Greuning - Sonjatanovic (1999), Analyzing Banking Risk,
the world Bank.
3. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons
Publication.
4. World bank (2001), Banking Reform in Vietnam.
5. Eun – Resnick, International Financial Management, Third edition
6. Joetta Colquitt, Credit risk management, How to avoide lending disasters
and maximize earnings, Mercy College.
7. Joel Bessis, Risk Management in Banking, second edition
8. Peter Rose, Risk Management in Banking, forth edition
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5122_9585.pdf