Khóa luận Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Nền kinh tế Việt nam đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập, quá trình quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ; tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có. Với vai trò là một hoạt động kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng được chú trọng phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên thị trường ngoại hối Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành và tiềm chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro này có xu hướng gia tăng khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. R ủi ro được nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động hay rủi ro thanh toán. Thực tế cho thấy, các NHTMCP Việt Nam đã gặt hái được một số thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thuần kinh doanh ngoại hối hầ u như theo xu hướng tăng và các ngân hàng đã coi trọng đầu tư vào công nghệ, nhân sự, quản lý hoạt động để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính, từng bước đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của các NHTMCP Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn khá lúng túng túng việc xử lý an toàn và có lợi trong tình hình t ỷ giá biến động liên tục. Một phần là do thị trường ngoại hối vốn khá phức tạp, biến động khôn lường, phần nhiều là do Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quả n lý cũng như kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để phân tích thị trường và có chiến lược kinh doanh, phòng ngừa phù hợp.

pdf112 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4589 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu sản phẩm, loại hình kinh doanh mới trên thị trường tài chính tiền tệ, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng đồng thời cũng tạo ra các công cụ hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải trong KDNH.  Theo dõi, giám sát hoạt động KDNH đối với toàn hệ thống và đối với từng cán bộ kinh doanh, kiểm tra các giới hạn cho phép. c. Về công nghệ Thị trường ngoại hối hàng ngày càng phát triển mạnh cùng với xu thế chung của nền kinh tế. Để phù hợp với tình hình mới, các NHTMCP cần phải có hệ thống công nghệ thông tin đại, cập nhật. Trang thiết bị kỹ thuật và các phần mềm quản lý rủi ro là một công cụ quan trọng giúp cho người quản lý có được thông tin một cách đầy đủ, chính xác vể rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Cho đến nay hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của các ngân hàng cũng đã được trang bị khá hiện đại và đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động KDNH, và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giao dịch, phân tích nghiên cứu thị trường. Vì vậy, các ngân hàng cần hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phần mềm quản lý rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Một số phần mềm quản lý rủi ro tốt có thể tham khảo như: Kondor, Oracle risk manager, Bloomberg, hệ thống đánh giá rủi ro VAR... Ngoài ra, còn có hệ thống chuyên dụng góp phần quản lý rủi ro như: hệ thống môi giới yết giá điện tử (EBS), hệ thống phần mềm chuyên dụng phục vụ cho bộ phận hậu phòng... Vấn đề ở đây là cần phải lưu ý xem phần mềm này, hệ thống này có phù hợp với chế độ kế toán mà ngân hàng đang thực hiện hay không. 77 3.2.3. Các giải pháp nghiệp vụ 3.2.3.1. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ thường xuyên Hàng ngày ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động KDNH của ngân hàng, phát hiện rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân hàng. Theo quyết định số 18-1998/QĐ – NHNN7, tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa, dư thiếu cuối ngày của các NHTM cũng như các TCTD không được vượt quá 30% vốn tự có của Ngân hàng nói chung và không vượt quá 15% đối với Đô la Mỹ nói riêng. Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, NHTMCP nên sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ. Tuy nhiên, khi quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ thì NHTMCP cần khắc phục hạn chế hiện tại là xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai ngoại tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác. 3.2.3.2. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá Việc dự báo tỷ giá cũng như chiều hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng, đồng thời dựa vào những dự báo đó để đưa ra những quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro phù hợp. Đây cũng là điều mà các NHTMCP ở Việt Nam còn khá yếu kém, chưa có kinh nghiệm. Các phương pháp dự báo tỷ giá có thể xếp thành 4 nhóm:  Dự báo kỹ thuật: là việc sử dụng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá tương lai.  Dự báo cơ bản: dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn, trong số các nguyên nhân tác động đến tỷ giá, lạm phát cao ở một quốc gia cũng có thể được cân nhắc như một nguyên nhân dẫn dến giảm giá đồng tiền ở quốc gia đó. 78  Dự báo đƣợc dựa trên cơ sở thị trƣờng: dự trên cã chỉ số thị. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.  Dự báo hỗn hợp: kết hợp nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp. Dự báo không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng do phụ thuộc đặc thù kinh tế chính trị riêng của từng quốc gia và số liệu thu thập đã mất tính cập nhật với thị trường. Vì vậy các cán bộ KDNH của Ngân hàng cần phải có trình độ, đặc biệt kinh nghiệm và khả năng phán đoán. 3.2.3.3. Nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất Cũng như dự báo biến động tỷ giá, việc nghiên cứu, dự báo chiều hướng biến động của lãi suất và lập ra biểu đồ biến động, xác định chu kỳ cũng như nguyên nhân tác động từng thời kỳ cũng rất quan trọng trong quyết định kinh doanh của ngân hàng, vừa đảm bảo thu hút được khách hàng, vừa phòng ngừa được rủi ro hiệu quả. 3.2.3.4. Quy định hạn mức hợp lý Vì tỷ giá trên thị trường quốc tế biến động từng giây, từng phút... nên việc KDNH của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh doanh. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng. Ví dụ như:  Hạn mức giao dịch trong ngày  Hạn mức qua đêm (thông thường nhỏ hơn hạn mức trong ngày)  Hạn mức lỗ 79  Hạn mức lỗ cộng dồn (ví dụ: nếu giao dịch viên gây lỗ liên tục trong 3 tháng thì sẽ bị điều chuyển làm công việc khác) Các hạn mức này quy định khác nhau giữa trưởng nhóm kinh doanh cũng như nhân viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, giúp các giao dịch viên có trách nhiệm hơn, tự chủ hơn trong công việc của mình, từ đó hạn chế được rủi ro đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.  Hạn mức về trạng thái ngoại hối : Theo quy định hiện tại là tối đa 30% vốn tự có. Hạn mức trạng thái tối đa sẽ bằng tổng hạn mức cho phép của từng giao dịch viên. Từ đó ngân hàng xác định hạn mức tối đa giao cho từn giao dịch viên.  Hạn mức cho các đối tác: Để tránh rủi ro xảy ra khi khi khách hàng hoặc ngân hàng khác không có khả năng hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ cam kết (rủi ro tín dụng và rủi ro thanh toán), ngân hàng cần phải đánh giá xếp hạng khách hàng, xác định cho mỗi đối tác một hạn mức giao dịch. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hạn mức này và định kỳ đánh giá lại đối tác để có chính sách phù hợp.  Hạn mức chịu rủi ro: Là mức độ tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu được. Hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất, là công cụ quản lỹ rủi ro hữu hiệu, đặc biệt đối với hoạt động tự doanh. Có thể xác định hạn mức giá trị chịu rủi ro cho từng cán bộ giao dịch, bộ phận giao dịch và phòng KDNH. Bằng việc xây dựng những hạn mức như vậy, ngân hàng có thể xác định rõ thẩm quyền và phạm vi giao dịch hay sân chơi cho từng cán bộ giao dịch. Qua đó, cán bộ giao dịch được tự chủ trong giao dịch và đồng thời tổn thất của Ngân hàng cũng được giới hạn ở mức độ nhất định. 3.2.3.5. Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro Cũng giống như hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy 80 cơ khó thu hồi nợ, NH cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNH. Trong KDNH, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Với một thị trường ngoại hối còn đang trong giai đoạn mới phát triển, thị trường tài chính toàn cầu đang diễn biến khó lường, tỷ giá thay đổi liên tục thì việc trích lập dự phòng rủi ro lại càng phải đáng quan tâm và nên để ở mức cao để có thể xoay sở kịp thời. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNH. 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP Việt Nam. 3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp luật Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả, nhất là các NHTMCP. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ngân hàng, nghiên cứu khả năng áp dụng tiền lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận về mặt pháp lý các quy tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng cũng như cần có quy định và quy chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNH trên thị trường tài chính quốc tế. Hơn nữa, NHNN cũng cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản cũng như các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ sử dụng trong phái sinh ngoại hối phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTMCP, tránh để các NHTMCP thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra. 3.3.1.2. Nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối Việt Nam Do thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, 81 cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động thông suốt hơn. Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Khi NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ, nghĩa là đã thu lại một lượng nội tệ từ trong lưu thông; để tránh hiện tượng thiểu phát buộc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mở là mua chứng khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông và ngược lại. Tuy nhiên hoạt động của thị trường mở còn trầm lắng. Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt hiệu quả thì cần có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ, để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng. 3.3.1.3. Đẩy mạnh quá trình hội nhập thế giới của thị trường ngoại hối Việt Nam và xây dựng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam về cơ bản mới chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia. Việc tham gia hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế của các NHTMCP Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy Chính phủ cần nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hỗ trợ, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý nhằm vừa thu hút đầu tư của nước ngoài theo hướng bình đẳng, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường ngoại hối Việt Nam, về lâu dài phải xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm tài chính quốc tế khu vực. Có như vậy, Việt Nam mới có thể cọ xát, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn trên thế giới và quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối để nâng cao năng lực cạnh tranh. 3.3.1.4. Tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan Nhà Nước Bên cạnh Bộ tài chính và NHHH, Bộ Công an phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, đặc biệt là các vi phạm về công tác quản lý ngoại 82 hối như niêm yết giá, định giá, thanh toán, kinh doanh trái phép bằng ngoại tệ; tăng cường công tác chống buôn lậu và công tác quản lý ngoại hối ở khu vực biên giới để tránh các trường hợp gây nhiễu loạn tỷ giá, gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. 3.3.1.5. Tăng cường hoạt động thống kê và kiểm toán Hoạt động KDNH của ngân hàng có sự liên kết hữu cơ chặt chẽ với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì thế, nếu hoạt động KDNH không có những cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển một cách tích cực thì mô hình chung sẽ gia tăng điều kiện để phát sinh những rủi ro trong KDNH của ngân hàng và đây chính là nguyên nhân tiềm tàng của những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, tài chính. Vì vậy Chính phủ cần ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành quy định trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thống kê. Để giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là với đặc tính quốc tế của thị trường ngoại hối, việc tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ, bao quát và chính xác để sớm cung cấp một cái nhìn tổng quan, so sánh biến động, đưa ra chính sách điều hành phù hợp cũng như những cảnh báo, hướng dẫn kịp thời tới hệ thống các ngân hàng là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước có thể cho phép và hỗ trợ thành lập một ngân hàng dữ liệu hoặc ngân hàng thông tin với sự tham gia của tất cả các NH và doanh nghiệp hoạt động trên từng địa bàn. Ngân hàng này cho phép có thể cung cấp số liệu và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong từng thời kỳ. Chúng ta có thể tham khảo mô hình như Bloomberg với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia phân tích tình hình cập nhật thường xuyên, sâu sát tới từng động thái và khách quan và tiến hành các bản tin, lưu trữ dữ liệu tĩnh và động song song. 83 3.3.1.6. Hình thành trung tâm điều phối ngoại tệ mặt cho hệ thống Ngoại tệ mặt trên thị trường ngoại tệ và trong quỹ ngoại tệ của các NHTMCP thường không được quản lý tập trung. Điều này dẫn đến nhu cầu cần có một trung tâm điều phối ngoại tệ mặt cho toàn hệ thống, hoạt đồng gần giống như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dự trữ một số loại ngoại tệ nhất định với một số lượng thích hợp nhằm điều hòa nhu cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng, điều phối ngoại tệ giữa các ngân hàng. 3.3.1.7. Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh Nhà nước cần mở cửa thị trường kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh cho tất cả các NHTMCP (nếu đạt được tiêu chuẩn của Nhà nước) để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm và gây ra tình trạng độc quyền của một số ngân hàng, gây ra giá trị hợp lý của hợp đồng chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới và cuối cùng đối tượng gánh chịu là các doanh nghiệp, là người mua công cụ phái sinh. Không những vậy, độc quyền có thể dẫn tới sự không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư sẽ đầu cơ gây nên sự bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh và tạo ra sự lựa chọn cho khách hàng. 3.3.1.8. Tăng cường dự trữ ngoại hối ở NHNN Theo thông lệ quốc tế mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là ở mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngoài đến hạn thanh toán trong vòng một năm và về dài hạn thì ở mức 12 tuần nhập khẩu. Với Việt nam với qui mô dự trữ hiện tại chưa phải là quá mức (khoảng 15 tuần nhập khẩu) nhưng cũng có tống độ tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây cũng cần có một số đổi mới trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư dự trữ ngoại hối thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu đồng tiền hợp lý hơn theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhưng vẫn phải đáp ứng được các mục tiêu 84 quản lý của dự trữ ngoại hối như an toàn và thanh khoản. Mô hình quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN có thể tham khảo như sau21:  Cần xây dựng quy trình quản lý dự trữ ngoại hối khoa học theo thông lệ quốc tế: Quản lý dự trữ ngoại hối cần được thực hiện đầy đủ theo các bước sau: (i) Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối; (ii) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối; (iii) Xây dựng kế hoạch đầu tư dự trữ ngoại hối và thực hiện đầu tư; (iv) Thanh toán, kế toán và báo cáo; (v) Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro; (vi) Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện.  Áp dụng phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại trong việc đầu tư dự trữ ngoại hối để có được cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý những vẫn tối đa hoá mức sinh lời trong vùng rủi ro cho phép.Tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản của quản lý dự trữ theo thứ tự ưu tiên: An toàn (security), Thanh khoản (Liquidity) và Có lợi nhuận.  Phát triển các nghiệp vụ đầu tư như đầu tư vào chứng khoán công ty trong dài hạn nhưng phải tính toán và theo được tình hình hoạt động của các công ty này  Quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro  Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán:  Tăng cường năng lực thống kê, phân tích, dự báo để điều chỉnh cơ cấu đầu tư và tiêu chuẩn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao mới sinh lời ở mức cho phép.  Áp dụng mạng dịch vụ, hệ thống thông tin hiện đại để phù hợp với tình hình quản lý hiện tại của Việt Nam, các hệ thống mạng dịch vụ và thông tin sau đây có thể sử dụng gồm: (i) Hệ thống Reuter Dealing 2000; (ii) Hệ thống Bloomberg; (iii) Hệ thống TTRS (Telerate Trading Room System); 21 Nguyễn Thị Nhung, Tin tức NHNN Việt Nam, ngày 29/05/2008 85 (iv) Hệ thống SWIFT; (v) Hệ thống PORTIA và (vi) Hệ thống quản lý rủi ro.  Công tác đào tạo cán bộ quản lý  Thành lập đơn vị chuyên trách quản lý dự trữ ngoại hối  Công khai khóa số liệu dự trữ quốc tế để tăng tính minh bạch trong quản lý dự trữ ngoại hối, tạo lập niềm tin của dân chúng vào việc ổn định tỷ giá và tăng cường việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 3.3.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối liên ngân hàng Thị trường liên ngân hàng phát triển sẽ khiến cho nguồn vốn ngoại tệ giữa các ngân hàng được chu chuyển một cách hiệu quả dưới sự điều tiết của NHNN, các ngân hàng dễ dàng thương lượng thỏa thuận với nhau khi thiếu một lượng ngoại tệ cần ngay, mô hình chung tạo tính thanh khoản cao cho chính ngân hàng đó cũng như hệ thống tài chính. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại hối liên Ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 85%, do đó tỷ giá liên Ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 15-20%; chính vì vậy để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, ngoài yếu tố tỷ giá còn phải đề cập đến một số các nhân tố khác như:  NHNN cần thực hiện vai trò hướng dẫn điều tiết của mình thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ KDNH kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTMCP tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. 86  Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp tránh làm phát sinh tâm lý chờ đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá.  Tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới.  Hiện nay giao dịch giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng thường diễn ra một chiều, nghĩa là một số ngân hàng thì chuyên đi bán, số khác thì chuyên đi mua. Vì vậy, cần tạo ra cơ chế để các thành viên tham gia thị trường được tích cực hơn.  Ngoài ra, cần xem xét việc thành lập Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam để tạo ra diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm cũng như cơ chế “bắt tay” với nhau giữa các thành viên hiệp hội, giảm nguy cơ rủi ro khi các Ngân hàng tự xoay sở một mình. 3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ Hiện nay, hầu như các quy định trạng thái ngoại tệ của NHNN chủ yếu để phòng chống găm giữ, đầu cơ ngoại tệ mà chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tế của các NHTMCP cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, NHNN cần xem xét thay đổi cách quy định trạng thái ngoại tệ theo hướng nới rộng giới hạn trạng thái ngoại tệ cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế hoạt động của các NHTMCP. Việc nới rộng giới hạn trạng thái ngoại tệ này có tác dụng như chiếc van hiều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi cầu ngoại tệ lên cao thì NHTM có thể bán ra ngoại tệ được nhiều hơn, làm dịu nhu cầu ngoại tệ ngay lập tức, từ đó làm giảm áp lực tăng tỷ giá. Ngược lại, khi cung ngoại tệ lên cao, do NHTM đã có thể mua vào được nhiều hơn, nên có tác dụng làm giảm cung ngoại tệ, từ đó giảm áp lực tăng giá nội tệ. Từ đó hạn chế được những áp lực đột biến lên tỷ giá. Đây cũng là biện pháp điều kiện để thị trường ngoại hối hoạt động thông suốt và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro do tỷ giá gia tăng. 87 Trước mắt NHNN có thể xem xét quy định trạng thái ngoại tệ theo một trong các cách sau: Thứ nhất, do ở Việt Nam các giao dịch thanh toán quốc tế bằng USD là chủ yếu nên việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với USD chỉ bằng 15% vốn tự có là sai lệch so với thực tế bởi vì vốn tự có của các NHTMCP Việt Nam còn rất nhỏ bé, do đó NHNN nên xem xét để tăng tỷ lệ này lên khoảng 25-30% . Thứ hai, NHNN đã quy định tổng trạng thái ngoại tệ để quản lý trạng thái của tất cả các loại ngoại tệ bao gồm cả USD. Vì vậy, để tạo sự linh hoạt và chủ động hơn cho các NHTMCP trong hoạt động KDNH thì NHNN nên xem xét quy định trạng thái ngoại tệ tối đa ở mức cao hơn 30% như hiện nay và không quy định trạng thái ngoại tệ riêng biệt cho USD. Thứ ba, căn cứ vào diễn biến tình hình tài chính, kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới để quy định trạng thái ngoại tệ cho phù hợp trong từng thời kỳ. Thứ tư, vì mỗi ngân hàng có quy mô và hoạt động kinh doanh khác nhau, quy mô và tần suất các giao dịch ngoại hối khác nhau nên cần nghiên cứu việc quy định trạng thái ngoại tệ của các NHTMCP bằng tỷ lệ % trên vốn tự có của từng NHTMCP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế hoặc mở ra một biên độ dao dộng cho phép quanh mức ấn định chung để các NHTMCP có thể làm chủ được hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. 3.3.2.3. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTMCP cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. 88 3.3.2.4. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Thực tế hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam mới chỉ tập trung vào loại nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác chưa thật sự đi vào hoạt động. Việc mở rộng các nghiệp vụ KDNT sẽ tạo ra nhiều công cụ quản lý rủi ro hiệu quả hơn, làm cho thị trường ngoại hối hoạt động theo đúng nghĩa của nó. Để thị trường ngoại hối nói chung và các nghiệp vụ phái sinh nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất đóng vai trò quyết định. Điều này cho thấy, định hướng trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần tỷ trọng của các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá. Có như vậy tỷ giá mới phản ánh đúng thực chất mối quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và các công cụ phái sinh mới phát huy được đúng ý nghĩa của nó. NHNN cũng cần hoàn thiện việc xác định tỷ giá giao ngay, điều chỉnh thường xuyên biên độ giao động tỷ giá cho phù hợp, có thể mở rộng biên độ để tăng tính linh hoạt cho các NHTMCP trong việc xác định tỷ giá đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể để các Ngân hàng có thể yết giá cạnh tranh làm cho thị trường có độ thanh khoản cao hơn và sôi động hơn. Đặc biệt đối với tỷ giá kỳ hạn hoán đổi, NHNN cần phải nghiên cứu và có thay đổi phù hợp hơn với điều kiện thị trường ngoại hối thế giới đã phát triển ở mức cao như hiện nay. Riêng đối với hợp đồng quyền chọn, cần xem xét việc ban hành đầy đủ chính sách pháp luật để có thể nhân rộng áp hình loại hình hợp đồng quyền chọn này trong thực tế thay vì chỉ áp dụng thí điểm như trước kia. Hơn nữa, chỉ nên áp dụng quyền chọn kiểu Châu Âu, tức là chỉ thực hiện hợp đồng tại thời điểm đáo hạn vì với tính chất có thể thực hiện hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào trước thời gian đáo hạn của hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, các nhà đầu tư sẽ chỉ tập trung vào hoạt động đầu cơ, không phù hợp với một thị trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Về giao dịch ngoại hối hoán đổi, NHNN cần hoàn thiện về thời hạn giao dịch hoán đổi ngoại hối. Không nên quá cứng nhắc theo một số hạn định sẵn như hiện nay mà có thể vận dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu của từng NHTMCP. 89 3.3.2.5. Hình thành các công ty môi giới ngoại hối Các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong thời gian qua, sự thiếu vắng của các công ty môi giới cũng là một trong những lý do khiến cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam hoạt động đôi khi bị gián đoạn. Với tư cách là trung gian cho các ngân hàng, các công ty môi giới sẽ duy trì thông tin liên lạc thường xuyên với phòng KDNH của các ngân hàng, tạo điều kiện để các NHTM có thể trao đổi và giúp đỡ nhau về cung cầu ngoại tệ, giảm sức ép về tỷ giá cũng như rủi ro thanh khỏan của thị trường. Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn so với giao dịch trực tiếp ở chỗ:  Nhu cầu mua bán được truyền đi với quy mô lớn với tốc độ xử lý nhanh chóng.  Ngân hàng có nhu cầu mua ngoại tệ không phải xưng danh, do đó đảm bảo được bí mật kinh doanh.  Giá của nhà môi giới bao giờ cũng là giá cạnh tranh nhất của thị trường.  Có thể áp dụng cho cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn. Chính vì những lợi ích trên, việc đưa ra các chính sách để khuyến khích các công ty môi giới ngoại tệ hoạt động là cần thiết với thị trường ngoại hối nói riêng và nền kinh tế nói chung. 3.3.2.6. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất quan trọng, vì những NH hoạt động kém luôn là mối lo không những của các khách hàng mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ thống NH do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm soát các NHTMCP cần tiến hành một cách chủ động, nghiêm túc và thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối bởi vì Việt Nam đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh 90 quốc tế cũng như tỷ trọng giao dịch ngoại tệ, hơn nữa đây lại là thị trường quốc tế, hoạt động 24/24 với những biến động thậm chí chỉ tính bằng giây. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cũng không nên chỉ giới hạn ở việc kiểm tra định kỳ theo lịch mà có thể tăng cường công tác kiểm tra nhiều hơn vào những thời điểm được coi là nhạy cảm của thị trường tài chính hay những lúc mới ban hành một quyết định hay văn bản pháp luật mới. Việc xử lý các NHTMCP đang trong tình trạng nguy hiểm cần giải quyết nhanh chóng và dứt khoát, tránh tình trạng xử lý không nghiêm, phản ứng chậm gây thất thoát lớn cho nền kinh tế. 3.3.2.7. Chính sách kiều hối Về các đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, NHNN nên cho phép các công ty kiều hối được phép làm đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ cho các NHTMCP. Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn ngoại tệ từ các công ty kiều hối quay trở lại ngân hàng nhanh hơn. Đồng thời, khách hàng nhận kiều hối cũng thuận tiện hơn trong giao dịch mua bán thay vì phải đến ngân hàng bán. 3.3.2.8. Thường xuyên tổ chức hội thảo phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật mới NHNN nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp hay qua mạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, quy định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTMCP Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNH vì thế những buổi hội thảo chính là cơ hội để NHNN cũng như các chuyên gia tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của mỗi ngân hàng cũng như cập nhật được chính xác hơn tình hình thực tế để sửa đổi và đưa ra những chính sách quản lý ngoại hối phù hợp hơn. 3.3.3. Một số kiến nghị đối với các NHTMCP Việt Nam 3.3.3.1. Nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTMCP Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thế giới nhiều lần chao đảo bởi một số vụ “bê bối tài chính” của các ngân hàng lớn như Citi Bank của Mỹ, NAB 91 của Australia. Tất cả những vụ việc trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ khi các ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, từ đó nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng vững chắc. Yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là vốn, bao gồm vốn pháp định và quỹ dự trữ. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gửi của khách hàng, một khi gặp rủi ro trong kinh doanh, như nợ khó đòi... thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Quỹ dự trữ được trích từ lợi nhuận để lại của ngân hàng để bổ sung vốn tự có hay quỹ cho các mục đích dự phòng rủi ro kinh doanh của ngân hàng. Để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động cũng như nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì các NHTMCP phải giải quyết các vấn đề: Tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, “làm sạch” bảng cân đối tài sản. Trước hết, các ngân hàng nên áp dụng công nghệ tiên tiến cũng như những chính sách hấp dẫn để khai thác tối đa nguồn vốn trong dân và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng. Thứ hai, nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP bằng cách tự phát hành cổ phiếu trong thời hạn quy định; hoặc sáp nhập với một hoặc một số NHTMCP khác. Đây là cách nâng cao sức mạnh tài chính của từng NH cũng như tạo sự vững chắc chung cho toàn hệ thống. Tăng vốn tự có sẽ giúp tăng hạn mức trong các giao dịch của NH từ hạn mức trong KDNT đến mức bảo lãnh trong L/C. 3.3.3.2. Nâng cao uy tín của NHTMCP trên thị trường ngoại hối Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định tham gia giao dịch với NH, đặc biệt khi quyết định tham gia vào các loại hình 92 giao dịch còn khá mới mẻ như giao dịch phái sinh ngoại hối. Do đó để nâng cao hình ảnh của mình cũng như thu hút khách hàng các NHTMCP cần :  Xây dựng mô hình tổ chức NHTMCP hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.  Tổ chức hoạt động ngân hàng ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là bộ phận kinh doanh ngoại hối.  Tạo dựng phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và tận tình với khách hàng, tránh tình trạng xảy ra những sai sót hoặc nhầm lẫn không đáng có.  Thực hiện kiểm toán thường xuyên và công khai cũng như thuê các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới để kiểm tra chất lượng và xếp hạng tín dụng. Điều này không chỉ giúp các NHTMCP nâng cao uy tín đối với khách hàng mà còn với các đối tác lớn, mô hình chung sẽ không tạo ra tâm lý bất an, thực hiện những giao dịch đột xuất, không theo lộ trình cam kết, giúp ngân hàng giảm được đáng kể rủi ro tín dụng cũng như rủi ro thanh khoản. 3.3.3.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể Để hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro hiệu quả, NHTMCP cần có hoạch định chiến lược rõ ràng trên kể cả thị trường ngoài nước và trong nước trong từng giai đoạn cụ thể. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định, đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng tuân theo tính chu kỳ sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như khu vực, theo giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia khi các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Ngay cả ngày kết sổ của mỗi quốc gia lại khác nhau, như ở Việt Nam, cuối năm tài chính là 32/12, còn Nhật Bản là 31/3. Chính vì thế, NH cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi chính sách kinh doanh và chuẩn bị những phương tiện ứng phó phù hợp. 93 3.3.3.4. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh ngoại hối và thực hiện chính sách khen thưởng hợp lý Ngoài việc chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ như được nêu ở phần giải pháp, các NHTMCP cần phải có chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với những cán bộ giỏi, có những đóng góp lớn cho thành công của ngân hàng. Mức khen thưởng được dựa trên mức lợi nhuận đạt được nhằm khuyến khích họ ngày càng phát huy hơn khả năng của mình, có tinh thần trách nhiệm với công việc hơn, từ đó đem lại hiệu quả ngày càng cao cho ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ kinh doanh ngoại hối cũng cần được đào tạo và thường xuyên nhắc nhở về đạo đức nghề nghiệp để tránh trường hợp gian lận vì mục đích cá nhân mà gây thiệt hại cho ngân hàng và hệ thống tài chính. 3.3.3.5. Đẩy mạnh khai thác hệ thống thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một quyết định nào. Quyết định có đúng đắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin có chính xác, kịp thời và đầy đủ hay không. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống các thông tin để phục vụ cho hoạt động KDNH của ngân hàng là một điều rất cần thiết, đặc biệt đối với rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh toán (Rủi ro múi giờ) trong hoạt động mang tính “phản ứng nhanh” như hoạt động KDNH. Các thông tin về tỷ giá, lãi suất phải được cập nhật thường xuyên trong ngày. Phải thường xuyên lập các báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, các khách hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà trên tòan cầu để làm căn cứ thực hiện các giao dịch trong hoạt động KDNH, nhằm giảm rủi ro. Bênh cạnh đó, NHTMCP cần xây dựng bộ phận làm nhiệm vụ phân tích các thông tin tài chính Ngân hàng, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động KDNH cũng như cần tìm đến sự trợ giúp tư vấn về pháp luật cần thiết của Hiệp hội ngân hàng, văn phòng luật sư hay các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới. 94 3.3.3.6. Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTMCP trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng vì các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTMCP. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước. 3.3.3.7. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động theo xu hướng mà Ủy ban Basel II đề ra. Để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động, các NHTMCP Việt Nam cần tham khảo quy định của Basel II cũng như kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn trên thế giới. Biểu đồ 2.3. Khung quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II Nguồn: KPMG International 2007 95 Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn RRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro. 96 KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt nam đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập, quá trình quốc tế hoá nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ; tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có. Với vai trò là một hoạt động kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng được chú trọng phát triển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên thị trường ngoại hối Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành và tiềm chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro này có xu hướng gia tăng khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Rủi ro được nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động hay rủi ro thanh toán... Thực tế cho thấy, các NHTMCP Việt Nam đã gặt hái được một số thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thuần kinh doanh ngoại hối hầu như theo xu hướng tăng và các ngân hàng đã coi trọng đầu tư vào công nghệ, nhân sự, quản lý hoạt động để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính, từng bước đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của các NHTMCP Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn khá lúng túng túng việc xử lý an toàn và có lợi trong tình hình tỷ giá biến động liên tục. Một phần là do thị trường ngoại hối vốn khá phức tạp, biến động khôn lường, phần nhiều là do Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để phân tích thị trường và có chiến lược kinh doanh, phòng ngừa phù hợp. Hơn nữa, đa số các ngân hàng chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa kinh doanh ngoại hối kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh. Vì vậy, các NHTMCP muốn phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro hiệu quả, cần phải có sự quản lý hết sức chặt chẽ đối với các rủi 97 ro. Để thực hiện được điều này ngân hàng cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp nghiệp vụ, đặc biệt là mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro tỷ giá, nâng cao nâng lực nhân sự và cơ chế tổ chức hoạt động. Ngoài ra, sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và nâng cao cơ chế điều hành kinh doanh và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của các ngân hàng khác trên thế giới là tiền đề để nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phát triển an toàn, quản trị rủi ro hiệu quả, thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. PHẦN TIẾNG VIỆT a. Sách tham khảo 1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến (2005), “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Tài chính quốc tế”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 4. PGS. Đinh Xuân Trình (2002), “Giáo trình thanh toán quốc tế”, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 5. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội. 6. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2008), “Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro”, NXB Thống Kê, Hà Nội. b. Báo và tạp chí 1. ThS.Phạm Thị Hoàng Anh (2008), “Công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 10- 11/2008. 2. PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Rủi ro ngoại hối và quy tắc phòng ngừa”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 8/2005 c. Các văn bản pháp lý 1. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước các năm 2007,2008,2009, Hà Nội. 2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, “Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009”, Hà Nội. 3. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Vietcombank, “Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009”, Hà Nội. ii 4. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB, “Báo cáo phòng nguồn vốn năm 2008”, Hà Nội 5. Và các văn bản pháp luật như:  Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005  Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính số 38/LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước  Quyết định số1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002của Thống đốc NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối  Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống Đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.  Cùng nhiều văn bản pháp luật liên quan khác d. Website, diễn đàn          II. PHẦN TIẾNG ANH a. Sách tham khảo 1. Frederic S.Mishkin (1992), “The Economics of Money, Banking and Financial Markets”, Happer Collins Publishers, third edition, New York. iii 2. Peter S. Rose (2000), “Commercial Bank Management”, McGraw Hill International Editions. 3. John C.Hull (2006), “Option, Futures, and other Derivatives”, Pearson Prentice Hall, sixth edition, New Jersey. 4. Joan E. Spero (1999), “The failure of the Franklin Nation Bank”, Beardbooks. 5. Paul Bishop, Don Dixon (1992), Foreign Exchange Handbook: Managing Risk and Opportunity in Global Currency Markets, McGraw – Hill Companies 6. The Bank of Jamaica (2005), Standards of sound business practices – Foreign exchange risk management. b. Website   iv PHỤ LỤC 1 TỔNG KẾT CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH VÀ NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN GIÁM SÁT BASEL II Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện như sau: Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:  Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng.  Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRHĐ.  Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4 nguyên tắc:  Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRHĐ trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.  Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra.  Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. v  Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ. Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai nguyên tắc:  Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản trị RRHĐ hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu RRHĐ như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.  Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những RRHĐ của ngân hàng. Vấn đề thứ tư: Vai trò của việc công bố thông tin, gồm một nguyên tắc:  Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRHĐ. vi PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ QUY TẮC VÀNG TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI Tiếng Anh Tiếng Việt 1. Getting into postions requires three prices: the entry price, the price to take profits, and price to take loses. 1. Khi tạo các trạng thái ngoại hối phải tính đến 3 mức tỷ giá: - Tỷ giá ghi hợp đồng; - Tỷ giá có mức lãi suất hợp lý; - Tỷ giá có mức lỗ chịu đựng được. 2. A price maker’s best price should be the price at which he or she can get out of the position at that moment. 2. Tỷ giá tốt nhất cho nhà tạo thị trường là tỷ giá mà tại đó anh ta có thể cân bằng trạng thái ngoại hối ngay lập tức. 3. If you take a position, make sure you can get out. 3. Hãy tìm đường thoát, trước khi tạo trạng thái ngoại hối. 4. Positions are bought to be sold and are sold to be bought. Do not hang out forever. 4. Đã mua vào thì phải bán ra; đã bán ra thì phải mua vào; đừng bao giờ ôm mãi chúng. 5. You will never go broke taking profits. 5. Nếu bạn biết kiếm tiền thì sẽ không bao giờ phá sản. 6. Every market has its day; do not overstay it. 6. Mỗi phiên chợ đều phải tàn; hãy làm tất cả trước khi chợ tàn. 7. Let your profits run, but cut your losses. 7. Duy trì trạng thái đang sinh lãi; nhưng thoát khỏi trạng thái lỗ. 8. Never wait for that extra point; profits are not at the top or the bottom, but in between. 8. Đừng đợi đến điểm quá cao hay quá thấp. Lợi nhuận không đạt được ở mức giá cao nhất hay thất nhất, mà là ở giữa giá đó. 9. Bulls make money; bears make money; pigs get slaughtered. 9. Những người đầu cơ giá lên, giá xuống kiếm tiền; còn kẻ khờ khạo sẽ nhận được sự thất bại. 10. When in doubt, do nothing. 10. Nếu hoài nghi, không làm bất cứ điều gì. 11. If everybody believes the market is 11. Nếu mọi người đều tin vào một vii going one way, do the opposite. hướng của thị trường, hãy hành động ngược lại. 12. Bullish markets get overbought, and bearish markets get oversold. 12. Khi giá thị trường tăng, thì mua quá mức; Khi giá thị trường giảm, thì bán quá mức. 13. If the market does not rise, it will decline. 13. Nếu thị trường không tăng, thì nó sẽ giảm. 14. Deal on the rumor; close out on the fact; this strategy is also known as “buy the rumor and sell the fact”. 14. Mua hoặc bán khi có tin đồn; bán hoặc mua lại khi tin đã được công bố. Chiến lược này gọi là “mua khi có tin đồn, bán khi tin đã công bố”. 15. Rumors are mostly an exaggeration of fact. 15. Các tin đồn thị trường bị thổi phòng hơn so với thực tế. 16. If a large move in a market has caught your eye, chances are the move is largely over. 16. Nếu thị trường biến động đột ngột rõ ràng, thì những cơ hội kinh doanh lớn đã trôi qua. 17. Market factors can only fuel a market for a long. Fresh fuel is needed to keep it going. 17. Các nhân tố thị trường chỉ làm cho thị trường biến động trong dài hạn. Cần có nhân tố mới tác động thị trường tiếp tục biến động. 18. Do not make the same mistake twice. If you do, figure out why. 18. Nếu lặp lại sai lầm lần hai, hãy trả lời tại sao. 19. If you forget the past, you are doomed to see it again. 19. Nếu đã quên quá khứ, buộc anh phải xem lại nó một lần nữa. 20. Never buck the trend; this strategy is also known as “the trend is your friend”. 20. Không bao giờ phản đối xu hướng; chiến lược này được biết đến như “hãy coi xu hướng là bạn đồng hành của mình”. 21. Do not second – guess the market; you will go broke trying to prove it wrong. 21. Hãy dự đoán thị trường nước đôi; anh sẽ phá sản nếu cố chứng minh nó sai. 22. Base your decisions on facts and ideas, not your emotions. 22. Hình thành các quyết định trên cơ sở những thực tế và ý nghĩ của mình, chứ không dựa vào sự linh cảm. 23. If profit or loss is yours, the decision must also be yours. 23. Nếu lãi hay lỗ là của anh, thì quyết định cũng phải thuộc về anh. viii 24. A market decision is the trader’s decision; second – guessers should either trade or be quiet. 24. Quyết định của thị trường là quyết định của nhà kinh doanh; những người dự đoán phải quyết định giao dịch hoặc bỏ qua. 25. Never trade positions you do not watch. 25. Không kinh doanh ở trạng thái mà anh không kiểm soát được. 26. Market are global. Go home flat; go home with stop – loss and/or take = profit orders or instructions to call; but do not ignore your position. 26. Thị trường có tính chất toàn cầu; hãy kết thúc ngày kinh doanh với trạng thái cân bằng; hoặc bằng cách đặt các lệnh ngừng lỗ, hoặc lệnh có lãi; không được bỏ ngỏ trạng thái ngoại hối của bạn. 27. Profit expectations rise with the amount of risk taken. 27. Lãi dự tính tăng cùng với mức độ rủi ro. 28. The threat of intervention is often more significant than the invervention itself. 28. Đe dọa can thiệp thị trường thường mạnh mẽ hơn nhiều so với chính nó. 29. Use technical analysis in conjuntion with fundamental analysis. 29. Hãy kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật. 30. Fundamentals define the market; technical factors are for timing. 30. Phân tích cơ bản xác định thị trường; phân tích kỹ thuật dành cho phân tích thời điểm. Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5292_6479.pdf
Luận văn liên quan