Khóa luận Sắng cộô của người sán chí ở xã Kiên lao, huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang
Phương pháp chủ đạo để thực đề tài này là phương pháp điền dã dân
tộc học. Tác giả là người Sán Chí, sinh ra và lớn lên tại xã Kiên Lao nên từ
nhỏ đã từng được nghe những làn điệu Sắng Cộô của bà, của mẹ. Tuy nhiên,
để hoàn thành đề tài khóa luận này, tác giả đã có những đợt nghiên cứ điền dã
nghiêm túc, tập trung trong suốt 3 tháng thực tập tại quê nhà. Trong quá trình
điền dã, các kỹ thuật như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, ghi chép, chụp
ảnh, ghi âm. đã được sử dụng để thu thập tư liệu. Ngoài ra, các phương pháp
như phân tích tài liệu, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. cũng được sử dụng
để thu thập tư liệu và so sánh đối chiếu.
- Cuối cùng là phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp. để hoàn
thành bài viết.
10 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Sắng cộô của người sán chí ở xã Kiên lao, huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
....o0o
SẮNG CỘÔ CỦA NGƯỜI SÁN CHÍ
Ở XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
Giảng viên hướng dẫn: Chử Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện : Lâm Thị Đạt
Hà Nội – 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này em đã được sự giúp đỡ của các thầy
cô trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô trong Khoa, đặc biệt cô giáo Chử Thị Thu Hà - người
đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận này.
Đồng thời, qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa
thông tin - thể thao huyện Lục Ngạn, Ban văn hóa xã Kiên Lao, các cán bộ
trong UBND xã, các nghệ nhân người Sán Chí và nhân dân xã Kiên Lao đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và nhiều thông tin quý giá tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình điền dã thu thập tư liệu.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do năng lực
và thời gian hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong
các thầy cô giáo và các bạn chỉ bảo, góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Lâm Thị Đạt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . .. 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài...... .. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài..... ... 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........ .. 3
6. Đóng góp của đề tài................ .. 3
7. Nội dung và bố cục của đề tài................ ... 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO 5
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên. . 5
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ... 6
1.2.1. Điều kiện kinh tế.. .... 6
1.2.2. Điều kiện xã hội ... 7
1.3. Lịch sử tộc người và đời sống văn hóa... .... 9
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử tộc người .... 9
1.3.2. Đặc điểm về đời sống văn hóa.. . 11
1.3.2.1. Văn hóa vật chất. .. 11
1.3.2.2. Văn hóa xã hội 12
1.3.2.3. Văn hóa tinh thần...... .. 14
CHƯƠNG II: SẮNG CỘÔ CỦA NGƯỜI SÁN CHÍ Ở XÃ KIÊN LAO
TRONG TRUYỀN THỐNG.. .. 18
2.1. Nguồn gốc và tên gọi của Sắng Cộô . 18
2.2. Đặc điểm các loại hình Sắng Cộô . 18
2.2.1. Hát ban đêm (Sắng Cộô)... . 19
2.2.2. Hát ban ngày (Chục cộô).. .. 21
2.2.3. Hát trong đám cưới (Chắu Cộô) . 25
2.2.4. Hát đổi tên (Zóong hồ Cộô).. . 29
2.3. Môi trường và cách thức diễn xướng của Sắng Cộô. . 31
2.4. Nội dung các bài Sắng Cộô.. . 32
2.5. Sắng Cộô trong đời sống văn hóa dân gian của người Sán Chí ở Kiên
Lao ............. 35
CHƯƠNG III: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY SẮNG CỘÔ CỦA NGƯỜI
SÁN CHÍ Ở KIÊN LAO HIỆN NAY...38
3.1. Những biến đổi của Sắng Cộô.... ... 38
3.1.1. Biến đổi về số lượng các bài hát. .... 38
3.1.2. Biến đổi về môi trường diễn xướng ... 39
3.1.3. Sự suy giảm về đối tượng hát và thưởng thức Sáng Cộô... .... 40
3.1.4. Sự biến đổi trong nội dung lời hát.. .... 41
3.2. Nguyên nhân biến đổi. ... 42
3.2.1. Nguyên nhân khách quan ... 43
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan....... .... 45
3.3. Một số giải pháp để phát huy Sắng Cộô............................................ .. 45
3.3.1. Thục trạng của hát Sắng Cộô...... 45
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể. .... 47
KẾT LUẬN........ .... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO........ .... 55
PHỤ LỤC.. .... 57
Danh sách những người cung cấp thông tin.. .......... 57
Sưu tầm các bài Sắng Cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao ...... 58
Phiếu điều tra thực tế.. ...... 62
Biên bản phỏng vấn.. ..... 69
Phụ lục ảnh ..... 73
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân
tộc đều có những giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu, tạo nên một bức tranh
sinh động, rực rỡ nhiều màu sắc cho nền văn hoá Việt Nam. Trong các yếu tố
văn hóa đó, dân ca là một trong những nét văn hóa đặc sắc. Nó là một món ăn
tinh thần không thể thiếu của các tộc người. Nó giúp người dân quên đi những
lo lắng, vất vả trong cuộc sống thường nhật. Khi tìm bạn kết duyên, thanh
niên nam nữ cũng dùng dân ca để bày tỏ tình cảm cũng như ước nguyện được
gắn bó, chung sống cùng nhau. Những lời ca thật nhẹ nhàng mà chứa đựng
nhiều ý nghĩa sâu sắc, dễ làm rung động lòng người.
Ở mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều có những làn điệu dân ca khác
nhau làm nên sắc thái riêng của từng vùng, từng dân tộc. Nếu như người Việt
có các làn điệu Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo...; nếu như người Tày, người
Nùng có các điệu Sli, nếu như người Cao Lan có Sình ca... thì người Sán Chí
ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng có những làn điệu Sắng
cộô đặc sắc mang nét riêng của văn hóa tộc người.
Sắng Cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao là hình thức hát đối đáp,
giao duyên nam nữ có từ lâu đời. Tuy nhiên trong vài chục năm trở lại đây,
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa mạnh mẽ đã làm cho hình thức hát
này không còn được duy trì thường xuyên và có xu hướng thất truyền.
Xuất phát từ thực tế trên và với tư cách là một người con Sán Chí ở
Kiên Lao, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Sắng Cộô của người Sán
Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong sự
nghiệp bảo tồn và phát huy các làn điệu Sắng cộô của người Sán Chí ở quê
hương mình.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khái quát về người
Sán Chí trong cộng đồng dân tộc Sán Chay cụ thể như: Nguyễn Khắc Trung
với tác phẩm “Dân tộc Cao Lan - Sán Chí (Sán Chay)”, TL 447, 43. Viện dân
tộc học; Lâm Quốc Ấn với “Một số ý kiến về người Cao Lan - Sán Chí ở Bắc
Giang”, Tập san Xương Giang số Xuân canh thìn – 2000; Nguyễn Nam Tiến
“Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan - Sán Chí”, Tạp chí khoa
học, 1/1972; Khổng Diễn và các cộng sự “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam”.
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003).vv..
Nhìn chung, những tác phẩm trên là những nghiên cứu khá toàn diện về
người Sán Chí trên nhiều bình diện như nguồn gốc, lịch sử tộc người, đặc
điểm cơ bản về đời sống văn hóa trong đó có đề cập đôi nét về thể loại dân ca
Sắng Cộô trong mục văn nghệ dân gian. Những công trình nghiên cứu trên là
nguồn tài liệu quý báu cho tác giả học hỏi, kế thừa.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu
tìm hiểu về Sắng cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang. Đây là điểm còn trống dành cho những đóng góp của bản khóa
luận này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu các giá trị văn hóa đặc sắc trong những làn điệu Sắng cộô của
người Sán Chí ở xã Kiên Lao.
- Nghiên cứu sự biến đổi của Sắng Cộô trong đời sống hiện nay của người
Sán Chí ở Kiên Lao. Phân tích và chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi, đánh
giá tác động của sự biến đổi đối với văn hoá tộc người.
- Bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu
Sắng Cộô trong đời sống văn nghệ hiện nay của người Sán Chí ở xã Kiên
Lao.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể loại Sắng Cộô của người Sán
Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là xã Kiên Lao,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Về mặt thời gian là từ trước và sau Đổi mới
(1986).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ đạo để thực đề tài này là phương pháp điền dã dân
tộc học. Tác giả là người Sán Chí, sinh ra và lớn lên tại xã Kiên Lao nên từ
nhỏ đã từng được nghe những làn điệu Sắng Cộô của bà, của mẹ. Tuy nhiên,
để hoàn thành đề tài khóa luận này, tác giả đã có những đợt nghiên cứ điền dã
nghiêm túc, tập trung trong suốt 3 tháng thực tập tại quê nhà. Trong quá trình
điền dã, các kỹ thuật như: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, ghi chép, chụp
ảnh, ghi âm... đã được sử dụng để thu thập tư liệu. Ngoài ra, các phương pháp
như phân tích tài liệu, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi... cũng được sử dụng
để thu thập tư liệu và so sánh đối chiếu.
- Cuối cùng là phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp... để hoàn
thành bài viết.
6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu về thể loại
Sắng cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao nói riêng và trong bức tranh
nghiên cứu tổng thể về người Sán Chí ở Việt Nam nói riêng.
- Một số phân tích về thực trạng sức sống của Sắng Cộô trong đời sống
của người Sán Chí ở xã Kiên Lao hiện nay; cũng như việc chỉ ra nguyên nhân
và đề xuất một số giải pháp trong nội dung khóa luận hy vọng sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo cho các cấp quản lý, các cán bộ làm công tác văn hóa ở Kiên
Lao trong việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy thể loại Sắng Cộô của người Sán
Chí trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
4
7. Nội dung và bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba
chương:
Chương 1: Khái quát về người Sán Chí ở xã Kiên Lao
Chương 2: Sắng Cộô của người Sán Chí ở xã Kiên Lao trong truyền
thống
Chương 3: Bảo tồn và phát huy Sắng Cộô của người Sán Chí ở Kiên
Lao hiện nay
55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban dân tộc tỉnh Bắc Giang, số liệu dân tộc Tôn Giáo tỉnh Bắc Giang,
tháng 3/2000.
2. Bá Đạt - một vài suy nghĩ về bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống
các dân tộc thiểu số ở Lục Ngạn.
3. Chu Thái Sơn - văn hóa truyền thống các dân tộc Bắc Giang.
4. Hoàng Nam, Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb VHDT, Hà
Nội, 1999.
5. Hoàng Hoa Toàn (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía
Bắc, Nxb VHDT, Hà Nội.
6. Hoàng Nam (1998), văn hóa tộc người, NXB VHDT, Hà Nội.
7. Diệp trung Bình (1987), Dân ca Sán Dìu, NXB VHDT, Hà Nội.
8. Địa chí Bắc Giang (từ điển), Sở văn hóa thông tin Bắc Giang và trung tâm
Unesscô. Tư liệu lịch sử văn hóa, 2002
9. Khổng Diễn - góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa Bắc Giang.
10. Lâm quốc Ấn (2000). Một số ý kiến về người Cao Lan - Sán Chí ở Bắc
Giang. Tập san xương giang, Số canh thìn 2000.
11. Lê Bá Thảo, Miền núi và con người, Nxb KHKT, Hà Nội, 1979.
12. Lê thị Minh lý - công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể ở Bắc
Giang.
13. Ngô văn Trụ - Nguyễn thu Minh - Trần văn Lạng, Lễ Hội Bắc Giang, sở
VH-TT tỉnh Bắc Giang, 2002.
14. Nguyễn Nam Tiến, về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan -
Sán Chí, tạp chí dân tộc học, số 1/1973.
15. Nguyễn xuân Cần - Trần văn Lạng, Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao -Lục
Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
16. Thân văn Mưu - Bắc giang với vấn đề phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
56
17. UBND huyện Lục Ngạn, Báo cáo khái quát tình hình kinh tế - xã hội
huyện Lục Ngạn, số 02/BCUB, ngày 15 tháng 1/2002.
18. Phòng thống kê huyện Lục Ngạn, niên giám thống kê 2001.
19. Viện Dân tộc học, vấn đề xác định thành phần dân tộc các dân tộc thiểu
số ở Miền Bắc Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1975.
20. Văn hóa Bắc Giang, Sở văn hóa thông tin Bắc Giang, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_thi_dat_tom_tat_0019_2065257.pdf