Khóa luận Sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người thái ở xã môn Sơn (con cuông, Nghệ An)

Phương pháp duy vật biến chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận cơ bản để hoàn thành đề tài. - Phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học là phương pháp tiếp cận chủ yếu của bài nghiên cứu, trong đó gồm một số phương pháp chủ yếu sau: quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh,.thông qua các đợt khảo sát ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nhằm thu thập tư liệu thực địa. - Các phương pháp khác: phân tích, so sánh, thống kê được quán triệt trong cả quá trình thu thập, xử lý các nguồn tài liệu và để thể hiện chúng trong đề tài

pdf11 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người thái ở xã môn Sơn (con cuông, Nghệ An), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VI VĂN TRƯỜNG SỚ KHÂU MỚ (CÚNG CƠM MỚI) CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ MÔN SƠN (CON CUÔNG, NGHỆ AN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về VĂN HÓA DÂN TộC THIểU Số MÃ SỐ : 52220110 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Bình Sinh viên thực hiện : Vi Văn Trường Lớp : VHDT 18A Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, hiệu quả của Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông, Ủy ban nhân dân xã Môn Sơn, Phòng Văn hóa huyện Con Cuông, các cơ quan, đoàn thể, cán bộ và nhân dân dân tộc Thái ở xã Môn Sơn (Con Cuông, Nghệ An), các giảng viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, đặc biệt là PGS.TS Trần Bình. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả. Do hạn chế nhiều mặt, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm tới văn hóa người Thái ở xã Môn Sơn (Con Cuông, Nghệ An), cũng như tục cúng cơm mới của họ. Em xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2016 Vi Văn Trường MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI Ở XÃ MÔN SƠNError! Bookmark not defined. 1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú ..................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm xã hội ........................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Tộc danh, nguồn gốc và phân bố dân cưError! Bookmark not defined. 1.3. Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh) Error! Bookmark not defined. 1.4. Đặc điểm văn hóa .............................. Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Đặc điểm văn hóa vật chất ........... Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Đặc điểm văn hóa tinh thần .......... Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................ Error! Bookmark not defined. Chương 2 : SỚ KHÂU MỚ (CÚNG CƠM MỚI) CỦA NGƯỜI THÁIỞ XÃ MÔN SƠN TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNGError! Bookmark not defined. 2.1. Tín ngưỡng liên quan ......................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Quan niệm về hồn, vía ................. Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Các phi tổ tiên (phi hươn) ............ Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Ma dữ ........................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Tên gọi, thời gian và địa điểm, qui môError! Bookmark not defined. 2.3. Mục đích, đối tượng thờ cúng ............ Error! Bookmark not defined. 2.4. Lễ vật dâng cúng ................................ Error! Bookmark not defined. 2.5. Những nghi thức chính của sớ khấu mớError! Bookmark not defined. 2.5.1. Nghi thức cúng tế ......................... Error! Bookmark not defined. 2.5.2. Văn tế........................................... Error! Bookmark not defined. 2.5.3. Kiêng kỵ liên quan ....................... Error! Bookmark not defined. 2.6. Ăn uống thụ lộc.................................. Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................ Error! Bookmark not defined. Chương 3 : BIẾN ĐỔI SỞ KHÂU MỚ (CÚNG CƠM MỚI)CỦA NGƯỜI THÁI Ở MÔN SƠN HIỆN NAY ................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Biểu hiện biến đổi sớ khâu mớ ở Môn Sơn hiện nayError! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên nhân biến đổi ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3. Vai trò, giá trị của sớ khấu mớ trong đời sốngError! Bookmark not defined. 3.3.1. Giá trị văn hóa .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giá trị xã hội ................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Giá trị giáo dục ............................ Error! Bookmark not defined. 3.4. Một số khuyến nghị bảo tồn, phát huy giá trị của sớ khâu mớError! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................10 PHỤ LỤC ...................................................... Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong tục, tập quán có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của không ít dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội, có tính chất quyết định trong mọi tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phong tục, tập quán có ý nghĩa chiến lược lâu dài đến việc xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong giai đoạn mở cửa giao lưu văn hóa nước ngoài và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đề ra. Phong tục, tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc do Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phong tục, tập quán của các cộng động nhất là người dân tộc thiểu số nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng xã hội ổn định, văn minh, phát triển bền vững. Việc nghiện cứu đề tài sớ khâu mớ (cúng cơm mới) để có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc nói chung và dân tộc Thái tại huyện Con Cuông nói riêng qua đây chúng ta cần giữ gìn cái gì, phát huy cái gì đang là vấn đề phức tạp đang được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp khoa học. Đối với các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng, phong tục, tập quán là công cụ quan trọng hàng đầu đối với việc tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cộng đồng trong xã hội truyền thống và hiện đại. Phong tục, tập quán hàm chữa những đặc trưng văn hóa và là kho tàng tri thức của các tộc người. Với người Thái nói chung và người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nói riêng phong tục, tập quán của họ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đối với đời sống xã hội, góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng vốn có của người Thái. Việt Nam với nền nông nghiệp lúa nước đã có từ lâu đời. Trải qua nhiều biến cố lịch sử cho đến nay nông nghiệp vẫn giữ một vai trò rất qua trọng. Con Cuông là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Do đặc điểm sống của vùng thung lũng núi, hoạt động sản xuất của người Thái phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Chính bởi vậy tín ngưỡng và các phong tục ,tập quán của người dân đúc kết trong quá trình sản xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều hình thái tín ngưỡng nông nghiệp như: tín ngưỡng trong thời kỳ gieo hạt, tín ngưỡng trong thu hoạch và bảo quản, tín ngưỡng liên quan đến con trâu... những hình thái tín ngưỡng và phong tục, tập quán này tồn tại trong cộng đồng người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An qua nhiều giai đoạn lịch sử. Do tín ngưỡng và các phong tục, tập quán có vai trò quan trọng và tính ứng dụng trong đời sống tinh thần của nhân dân nên nó là đối tượng của nhiều nghành khoa học như: tôn giáo, xã hội học, văn hóa dân gian, dân tộc học... Việc nghiên cứu sớ khâu mớ (cúng cơm mới) là một hoạt động văn hóa, lễ tục mang màu sắc tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Môn Sơn nhưng nó không trượt sâu vào mê tín dị đoan mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, sẽ góp phần làm sáng tỏ một hình thái tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Thái nói riêng. Văn hóa của dân tộc Thái rất phong phú. Lịch sử của họ được ghi chép thành văn hoặc bằng truyền miệng thể hiện trong sản xuất, trong sinh hoạt, mang đặc thù riêng không thể lẫn với dân tộc khác. Họ có trang phục độc đáo, tiếng nói riêng biệt. Đặc biệt là các phong tục, tập quán trong sản xuất nông nghiệp rất phức tạp, đa dạng và phong phú. Phong tục, tập quán làm nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc, việc nhận diện phong tục, tập quán trong sản xuất nông nghiệp của người Thái chính là nhấn mạnh sắc thái độc đáo trong văn hóa mà người Thái rất đỗi tự hào. Là một sinh viên khoa Văn hóa dân tộc thiểu số - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng thời cũng là người con của quê hương Xứ Nghệ, tôi nhận thấy mình có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng và phong tục, tập quán của đồng bào Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Qua đó góp phần bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Thái trong sự nghiệp xây dựng quê hương Nghệ An nói riêng và đất nươc Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do trên, em chọn đề tài: “Sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu lễ sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái nói chung và người Thái ở Môn Sơn nói riêng chưa nhiều, vẫn còn sơ lược, tuy nhiên có thể kể đến một số nhà nhiên cứu sau: Ngô Đức Thịnh – Cầm Trọng: “Luật tục thái”, Nxb VHDT, Hà Nội, 1999. Cầm Trọng: “Người Thái ở Tây Bắc”, Nxb KHXH, Hà Nội, 1987. Phan Hữu Dật – Cầm trọng: “Văn hóa Thái Việt Nam”, Nxb VHDT, Hà Nội, 1999. Hoàng Lương: “Hoa văn Thái”, NxbLao động, Hà Nội, 2004. Chu Thái Sơn - Cầm Trọng: “Người Thái”, Nxb VHDT, Hà Nội, 2005. Hoàng Nam – Lê Ngọc Thắng: “Nhà sàn Thái”, Nxb VHDT, Hà Nội, 1984. Đặng Thị Oanh: “Cầu thang nhà sàn Thái ở Điện Biên”, Nxb KHXH, Hà Nội, 2004. Chương trình nghiên cứu Thái học Việt Nam: “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, Nxb VHDT, Hà Nội, 1998. Các công trình trên đây đã làm rõ nguồn gốc lịch sử, địa vực cư trú, mô tả đời sống vật chất, tinh thần của người Thái. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu kỹ về sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An mà chỉ viết sơ lược, khái quát. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Góp phần nhận thức đúng đắn về giá trị, những biến đổi hiện nay và giải pháp bảo tồn, phát huy lễ sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phác họa tổng thể về các điều kiện tự nhiên – xã hội và những nét văn hóa xã truyền thống của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Tìm hiểu các đặc điểm của lễ sớ khâu mớ (cúng cơm mới) để thấy được nét đặc sắc văn hóa của người Thái trong các nghi thức, nghi lễ. - Tìm hiểu sự biến đổi của sớ khâu mớ (cúng cơm mới) hiện nay, so với truyền thống thì hiện nay có biến đổi gì và có phù hợp với thời đại không? Cần lưu giữ và bảo tồn những gì? - xác định một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị của sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lễ sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nơi có người Thái sinh sống đông đúc nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biến chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận cơ bản để hoàn thành đề tài. - Phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học là phương pháp tiếp cận chủ yếu của bài nghiên cứu, trong đó gồm một số phương pháp chủ yếu sau: quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh,...thông qua các đợt khảo sát ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nhằm thu thập tư liệu thực địa. - Các phương pháp khác: phân tích, so sánh, thống kê được quán triệt trong cả quá trình thu thập, xử lý các nguồn tài liệu và để thể hiện chúng trong đề tài. 6. Đóng góp của khóa luận - Cung cấp thêm tư liệu về tục cúng cơm mới của người Thái. - Kết quả của khóa luận có thể là tài liệu tham khảo để tìm hiểu thêm về sớ khâu mớ (cúng cơm mới) và các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp của người Thái ở địa phương. 7. Bố cục, nội dung của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1:Khái quát về người Thái ở xã Môn Sơn Chương 2: Sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn trong xã hội truyền thống Chương 3: Biến đổi sớ khâu mớ (cúng cơm mới) của người Thái ở xã Môn Sơn hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vi Văn An (2003), Góp thêm tư liệu về tên gọi và lịch sử cư trú của nhóm Thái đường 7 tỉnh Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 2. 2. Vi Văn An (1999), Thiết chế bản mường truyền thống người Thái ở miền Tây Nghệ An, Luận án tiến sĩ sử học, Hà Nội. 3. Trần Bình (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Bài giảng, ĐH văn hóa Hà Nội. 4. Trần Bình (2013), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Giáo trình dành cho học sinh, sinh viên các nghành KHXH &Nhân văn), Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Vi Văn Biên (2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 6. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Phan Hữu Dật - Cầm Trọng (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 8. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 9. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Lã Văn Lô – Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số Nghệ An, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 12. Hoàng Lương (2004), Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống một số dân tộc Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 13. Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An ký, Nxb Khoa học xã hội, Nghệ An. 14. Đậu Tuấn Nam (2003), Hệ thống các phi ở Quỳ Châu – Nghệ An. 15. La Quan Miên (1997), Phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 16. Vũ Thanh Sơn (2002), Thần linh đất Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 17. Chu Thái Sơn – Cầm Trọng (2005), Người Thái, Nxb Trẻ, Hà Nội. 18. Cầm Trọng – Ngô Đức Thịnh (1978), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Ngô Đức Thịnh (1996), Tín ngưỡng và Văn hóa tín ngưỡng hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Đặng Nghiêm Vạn (1974), Bước đầu tìm hiểu về lịch sử phân bố dân cư ở miền núi Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 2. 22. Đặng Nghiêm Vạn – Cầm Trọng – Khả Tiến – Tống Kim Ân (1977), Tư liệu nghiên cứu về lịch sử và xã hội người Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người các tỉnh phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_1_7909_2065350.pdf