Khóa luận Sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (giai đoạn 1954 - 1975) tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Nghiên cứu quá trình sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập hiện vật tự tạo của
phụ nữ Việt Nam, nội dung, phân loại các hiện vật trong sưu tập và phân tích
các giá trị của sưu tập.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
quản, phát huy giá trị sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam.
9 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (giai đoạn 1954 - 1975) tại bảo tàng phụ nữ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
GIANG THU DUNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾNCHỐNG
MỸ CỨU NƯỚC (GIAI ĐOẠN 1954 - 1975)
TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Huệ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954-
1975) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam”em luôn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
tận tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, giáo viên hướng dẫn viết khóa
luận. Cô đã có những ý kiến đóng góp quý báu và bổ ích giúp em hoàn thành
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến cô và tất cả các giảng viên khoa Di sản văn hóa - Trường Đại học văn hóa
Hà Nội đã giảng dạy cho em trong quá trình học tập tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các cán bộ,
nhân viên trong Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã hết sức giúp đỡ, quan tâm, tạo
điều kiện, cung cấp cho em những tài liệu, thông tin trong quá trình làm bài
khóa luận tốt nghiệp.
Do vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế vì vậy bài khóa luận
không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Giang Thu Dung
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(GIAI ĐOẠN 1954 -1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM ............. 6
1.1. Khái niệm sưu tập, hiện vật tự tạo, sưu tập hiện vật tự tạo .................... 6
1.2. Khái quát về Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam .............................................. 8
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 8
1.2.2. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng .............................. 10
1.2.3. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ..................... 14
1.3. Tổng quan sưu tập hiện vật tự tạo của Phụ nữ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954 – 1975) ........................ 18
1.3.1. Khái quát những nét chính về vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954 – 1975) ............. 18
1.3.2. Quá trình nghiên cứu, sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập .................. 24
1.3.3. Phân loại sưu tập hiện vật ............................................................. 25
Chương 2. GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(GIAI ĐOẠN 1954 -1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM ......... 36
2.1. Giá trị lịch sử ...................................................................................... 36
2.2. Giá trị văn hóa .................................................................................... 58
2.3. Giá trị mỹ thuật .................................................................................. 70
2.4. Giá trị kĩ thuật .................................................................................... 72
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN VẬT
TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975) TẠI BẢO TÀNG
PHỤ NỮ VIỆT NAM .................................................................................. 75
3.1. Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị sưu tập ................... 75
2
3.1.1. Thực trạng công tác bảo quản sưu tập hiện vật ở kho cơ sở và trên
hệ thống trưng bày ................................................................................. 75
3.1.2.Thực trạng công tác phát huy giá trị sưu tập .................................. 83
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và phát huy giá
trị sưu tập. ................................................................................................. 87
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo quản sưu tập ............... 87
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát huy giá trị sưu tập.............. 92
KẾT LUẬN ................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 100
PHỤ LỤC .................................................................................................. 103
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua bức thư gửi phụ nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm 1952, Bác
Hồ có viết “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức
dệt thêu mà thêm tốt đẹp rạng rỡ”. Ngày 8/3/1965 đánh giá cao cống hiến của
phụ nữ miền Nam, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ
vàng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” và Nhà nước đã
tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương “Thành đồng” hạng Nhất.Đó không chỉ
là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá cao vai trò của
phụ nữ Việt Nam:
“Vừa hiền, vừa dịu lại vừa tươi
Mà lúc xông pha mạnh tuyệt vời
Đánh giặc, lo nhà, xây dựng nước
Đảm đang lừng lẫy bốn phương trời”
Đối với nước ta, phụ nữ Việt Nam luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong
quá trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước
và giữ nước.Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành
qua hàng nghìn năm lịch sử. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao
động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây
dựng đất nước ngày càng to đẹp và giàu mạnh hơn. Trải qua bao thăng trầm
của lịch sử, không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phụ nữ trên
nhiều lĩnh vực.
Năm 1985 Ban Bí thư Trung Ương Đảng có văn bản đồng ý về sự cần
thiết bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để giáo dục cho thế hệ trẻ ngày
nay và mai sau. Hai năm sau, ngày 1/10/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
đã ký quyết định thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
4
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một sự kiện
văn hóa, chính trị quan trọng trong các phong trào lịch sử, để hôm nay đồng
bào, chiến sĩ phụ nữ, nhân dân cả nước được chiêm ngưỡng một bảo tàng về
giới nữ đặt giữa lòng thủ đô ngàn năm văn hiến. Có thể nói vai trò của phụ nữ
các tộc người trong sáng tạo văn hóa, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ
tich Hồ Chí Minh, của Đảng, của Nhà nước là vô cùng quan trọng.
Bản thân em là nữ giới, lại là một sinh viên theo học ngành Bảo tàng
học, em muốn biết nhiều hơn những gì mà người phụ nữ Việt Nam trong lịch
sử dân tộc. Việt Nam là đất nước đã từng trải qua nhiều cuộc kháng chiến
chống xâm lược, giành độc lập dân tộc và vai trò cùng sự đóng góp của của
người phụ nữ là vô cùng to lớn trong các cuộc kháng chiến kiến quốc ấy.
Trong số những tài liệu, hiện vật, hình ảnh và các sưu tập hiện vật đa
dạng, phong phú phản ánh về truyền thống lịch sử - văn hóa của phụ nữ Việt
Nam hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có “Sưu
tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (giai đoạn 1954 – 1975)” chưa được nghiên cứu về nội dung lịch sử
- văn hóa dưới góc độ Bảo tàng học.
Cũng chính vì lí do đó, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sưu tập hiện
vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (giai đoạn 1954-1975) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình. Với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào công
tác nghiên cứu khoa học, giáo dục với quảng đại quần chúng trong và ngoài
nước về lịch sử đấu tranh anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu khóa luận là sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954-1975)
tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
5
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954-1975), đang được lưu giữ,
trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập hiện vật tự tạo của
phụ nữ Việt Nam, nội dung, phân loại các hiện vật trong sưu tập và phân tích
các giá trị của sưu tập.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
quản, phát huy giá trị sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin: Duy vật lịch sử
và duy vật biện chứng
Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Xã hội học, Mỹ thuật học
Các phương pháp khác: Khảo sát, trực tiếp sưu tập, thống kê và phân
loại; tổng hợp và phân tích; chụp ảnh; quan sát; ghi chép những câu chuyện
được kể lại
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục bố cục khóa
luận gồm 3 chương.Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1954 -1975) tại Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.
Chương 2: Giá trị của sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(giai đoạn1954 – 1975) tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo
quản và phát huy giá trị sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(giai đoạn1954 – 1975) tại Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng,
Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
2. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 10 hiện vật hấp dẫn nhất trong trưng bày,
Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
3. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (1998), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm hiện vật
Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Hà Nội.
4. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (2010), Kỷ vật còn mãi với thời gian, Nxb.
Phụ nữ, Hà Nội.
5. Đỗ Minh Cao (dịch), Phan Khanh (hiệu đính) (1994), Sự nghiệp bảo tàng
của nước Nga, Nxb. Thông tin, Hà Nội.
6. Hồng Dương (1996), Góp phần định hướng công tác xây dựng sưu tập
hiện vật ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tháng
12, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hằng (2005), Tìm hiểu nội dung và giải pháp trung bày về
Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 –
1975 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn thị Huệ, Bài giảng: Xây dựng và phát huy giá trị sưu tập hiện vật
bảo tàng.
9. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở bảo tàng học, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Huệ (2011), Sưu tầm hiện vật bảo tàng, Nxb. Lao động, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Huy (2012), Một số đổi mới trong Trưng bày ở Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Thế giới Di sản tháng 4.
13. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
101
14. Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2001), Nxb.. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa (2009),Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Minh Lý (2011), Bảo quản hiện vật bảo tàng, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Minh, Hoàng Phương(1990), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 – 1975) tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
18. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
19. Lê Chân Phương (2006), Phong trào phụ nữ “ba đảm đang” trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
20. Lê Ngọc Thắng, Hình ảnh người phụ nữ trong Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
(2005), Tạp chí Di sản (số 3), Tr. 43 – 47.
21. Nguyễn Thị Thập (chủ biên) (1981), Lịch sử phong trào Phụ nữ Việt Nam
tập 1, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
22. Đặng Thị Tố (2005), Giải pháp về nội dung trưng bày Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam, Tạp chí Di sản (số 3), Tr 62 - 67.
23. Nguyễn Thị Tuyết (1996) Công tác sưu tầm của Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 12.
24. Nguyễn Thị Bích Vân (2013), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam làm gì để thu
hút khách tham quan, Tạp chí Di sản số 4(45),Tr 102 – 106.
25. Trần Quốc Vượng(1972), Truyền thống Phụ nữ Việt Nam, Nxb. Phụ nữ,
Hà Nội.
26. Webside:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giang_thu_dung_tom_tat_3114_2064438.pdf