Khóa luận Sưu tập pháo cao xạ tại bảo tàng phòng không – Không Quân

Bài khóa luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa khoa học lịch sử để nghiên cứu, phân tích đối tượng. Một số phương pháp của các nghành khoa học như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát, tiếp cận trực tiếp với hiện vật. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp thống kê, liệt kê, miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp,

pdf9 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Sưu tập pháo cao xạ tại bảo tàng phòng không – Không Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA DI SẢN VĂN HÓA PHÙNG VĂN SINH SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO TÀNG HỌC Mã số : 52320350 Người hướng dẫn: THS. HOÀNG THANH MAI HÀ NỘI - 2015 1 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài về Sưu tập “Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân”, em luôn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo Ths. Hoàng Thanh Mai, giáo viên hướng dẫn viết khóa luận. Cô đã có những ý kiến đóng góp quý báu và bổ ích giúp em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giảng viên trong khoa Di sản văn hóa - Trường Đại học văn hóa Hà Nội đã cung cấp những tri thức quan trọng và cần thiết đó là cơ sở để em thực hiện khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các cán bộ, nhân viên trong Bảo tàng Phòng không - Không quân đã hết sức giúp đỡ, quan tâm, tạo điều kiện, cung cấp cho em những tài liệu, thông tin trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp. Do vốn hiểu biết, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế vì vậy bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để bài khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2015 . Sinh viên Phùng Văn Sinh 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Bố cục khóa luận .................................................................................. 6 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN ........................................................................................ 7 1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 7 1.1.1. Khái niệm sưu tập .................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm sưu tập hiện vật Bảo tàng......................................... 7 1.1.3. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ............................ 9 1.1.4. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ..................... 10 1.1.5. Các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng ......... 11 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng không – Không quân ........................................................................... 13 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Phòng không – Không quân ......................................................................................... 17 1.3.1. Quá trình hình thành của Bảo tàng Phòng không .................... 17 1.3.2. Quá trình hình thành của Bảo tàng Không quân ...................... 17 1.3.3. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Phòng không – Không quân ...................................................................................... 18 1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng Phòng không – Không quân ...................................................................................... 19 1.4.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................ 19 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ .............................................................. 20 1.5. Nội dung trưng bày của Bảo tàng ................................................ 22 3 Chương 2: SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN ................................................................... 26 2.1. Lịch sử và nguồn gốc hình thành Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân ....................................................... 26 2.2. Tổng quan và phân loại sưu tập .................................................. 29 2.3. Nội dung Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân ......................................................................................... 33 2.4. Giá trị của sưu tập ........................................................................ 45 2.4.1. Giá trị lịch sử .......................................................................... 45 2.4.2. Giá trị khoa học ...................................................................... 50 2.4.3. Giá trị giáo dục ....................................................................... 56 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP PHÁO CAO XẠ TẠI BẢO TÀNG PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN ...................................................................................... 61 3.1.Thực trạng của sưu tập ................................................................. 61 3.1.1. Thực trạng công tác nghiên cứu, quản lý sưu tập .................... 61 3.1.2. Thực trạng công tác Kiểm kê - Bảo quản sưu tập .................... 61 3.1.3. Thực trạng công tác phát huy giá trị của sưu tập ..................... 67 3.2. Giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập ........ 68 3.2.1. Giải pháp bảo quản ................................................................. 68 3.2.2. Giải pháp tiếp tục phát huy giá trị sưu tập ............................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 79 PHỤ LỤC ................................................................................................ 81 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Bảo tàng xuất hiện là kết qủa tất yếu khách quan đáp ứng nhu cầu của xã hội nó như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ. Bảo tàng xuất hiện từ rất sớm và ngày càng phát triển ở nhiều nước phong phú về loại hình, quy mô và phương thức hoạt động. Sự phát triển nhanh chóng đó đã nói lên vai trò, vị trí quan trọng của thiết chế này trong đời sống xã hội. Bảo tàng Phòng không – Không quân là bảo tàng quân sự, được xếp hạng 2 trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng là nơi lưu giữ những tư liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển cùng những chiến công suất sắc của của Bộ đội Phòng không – Không quân. Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và tổ chức trưng bày các tài liệu, hiện vật gốc về lịch sử Bộ đội Phòng không – Không quân. Bảo tàng đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu truyền thống lịch sử của Bộ đội Phòng không – Không quân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là các cán bộ, chiến sĩ về những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Bảo tàng Phòng không – Không quân luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng, chính vì vậy từ khi thành lập đến nay bảo tàng đã xây dựng được nhiều sưu tập hiện vật có giá trị, trong đó tiêu biểu là sưu tập pháo cao xạ. Sưu tập pháo cao xạ chứa đựng những giá trị đặc sắc và độc đáo về lịch sử, khoa học, giáo dục, của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và Bộ đội 5 Phòng không nói riêng. Các hiện vật pháo trong sưu tập là những hiện vật gốc đã cùng với bộ đội pháo cao xạ trực tiếp tham gia vào các trận đánh, các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong kháng chiến chống Pháp, pháo cao xạ là lực lượng nòng cốt cùng các lực lượng khác hình thành lưới lửa phòng không góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Khi Mỹ nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, pháo cao xạ lại một lần nữa thể hiện vai trò quan trọng của mình, xứng đang là lực lượng nòng cốt đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc của Tổ quốc góp phần cùng với quân và dân miền Nam hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị nhiều mặt của các hiện vật trong sưu tập Pháo cao xạ đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân nên em đã chọn “Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng không – Không quân và Bảo tàng Phòng không – Không quân. - Giới thiệu tổng quan và phân loại “Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân”. - Tìm hiểu nội dung và giá trị của “Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân” trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (1946 – 1975). - Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sưu tập và đề xuất một số giải pháp góp phần bảo quản và phát huy giá trị “Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hiện vật của “Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân”. 6 - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (giai đoạn 1946 – 1975). Không gian: Tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa khoa học lịch sử để nghiên cứu, phân tích đối tượng. Một số phương pháp của các nghành khoa học như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát, tiếp cận trực tiếp với hiện vật. Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp thống kê, liệt kê, miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Phòng không – Không quân Chương 2: Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân Chương 3: Giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của Sưu tập Pháo cao xạ tại Bảo tàng Phòng không – Không quân 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, (1994), Sưu tập hiện vật Bảo tàng. Nxb Văn hóa thông tin. Hà Nội. Tr 42 – 43. 2. Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, (1996), Kỷ yếu hội thảo khoa học và thực tiễn Di tích và Hiện vật bảo tàng tháng 4/1996: Sự nghiệp bảo tàng những vấn đề cấp thiết, Hà Nội. Tr.267-268. 3. Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, (1988), Kỷ yếu hội nghị khoa học thực tiễn: Đổi mới các hoạt động bảo tàng, Hà nội. Tr.37. 4. Cục chính trị Phòng không – Không quân, (2001), Bộ đội Phòng không Không quân Việt Nam, Hà Nội. 5. Cục Di sản Văn hóa xuất bản, (2006), Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga. Hà nội. 6. Phạm Thu Hằng, (2013), Giáo dục toàn diện - một xu hướng phát triển của bảo tàng ở Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa số 2 (43). 7. Nguyễn Thị Huệ, (2010), Cơ sở bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Tr.201. 8. Nguyễn Thị Huệ, (2011), Giáo trình sưu tầm hiện vật bảo tàng, Nxb Lao động, Hà nội, Tr.96. 9. Nguyễn Văn Huy, (2004), Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng hiện đại (từ kinh nghiệm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), Tạp chí Di sản văn hóa số 6. 10. Đào Duy Kỳ, (1967), Tìm hiểu khoa học bảo tàng Việt Nam, Nxb Viện bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, Hà Nội. Tr.36-37. 11. Nguyễn Lân, Từ điển và từ ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Quân chủng Phòng không, (1991), Lịch sử Quân chủng Phòng không tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Tr.76-77 80 13. Quân chủng Phòng không, (1993), Lịch sử Quân chủng Phòng không - Không quân tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội. 14. Luật Di sản Văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tr.34 15. Nguyễn Thị Minh Lý, (2012), Bảo quản hiện vật bảo tàng, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 16. Quân chủng Phòng không, (1992), Bác Hồ với bộ đội Phòng không, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, (1990), Cơ sở bảo tàng học Tập I, Hà Nội. 18. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, (1990), Cơ sở Bảo tàng học tập II, Hà Nội. 19. Tymothy Ambrose và Crispin Paine, (2000), Cơ sở bảo tàng học, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Hà Nội. 20. Viện Bảo tàng quân đội, (1998), Đối mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng trong quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 21. Viện bảo tàng quân đội, (2001), Đề cương bài giảng công tác Kiểm kê - Bảo quản, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Cùng một số trang web: 22. Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về Dân tộc, Ngày truy cập 30/3/2015. 23. Quân chủng phòng không 49 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, quan-49-nam-xay-dung-chien-dau-va-truong-thanh/177325.html, Ngày truy cập 30/3/2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphung_van_sinh_tom_tat_8391_2064557.pdf