Quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
trong những năm qua đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối
với Thừa Thiên Huế, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm.
Trong giai đoạn 2006-2014 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều cố gắng trong thu
hút vốn FDI và đạt được một số thành quả như tính đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh có
tổng số 78 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 41.856.320 triệu đồng, FDI đã
có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội như bổ sung nguồn vốn
cho phát triển KT - XH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu địa; thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH - HĐH; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động, nâng cao thu
nhập cho người lao động; nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân
lực.Nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế, yếu kém như: chưa thu hút được các đối
tác đầu tư lớn đến từ các nước phát triển, quy mô các dự án còn nhỏ, tốc độ triển khai
chậm, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành du lịch dịch vụ, trong khi đó lĩnh vực
nông lâm thủy sản vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Để
đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Thừa Thiên - Huế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) đến tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh thừa thiên Huế giai đoạn 2006 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xếp
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
hạng của chỉ số thiết chế pháp lý vẫn còn rất thấp (48) và vị trí xếp hạng của chỉ số
tiếp cận đất đai vẫn không thay đổi (54). Đến năm 2008, hầu hết các chỉ số thành phần
lại bị tụt giảm trong đó chỉ số chi phí gia nhập thị trường giảm mạnh xuống vị trí 60 và
tiếp cận đất đai vẫn tiếp tục giảm, chỉ các chỉ số như chi phí không chính thức, chính
sách phát triển khu vực tư nhân, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý là được cải
thiện, trong đó phải kể đến chỉ số thiết chế pháp lú đã tăng vượt bậc lên vị trí thứ 10
trong bảng xếp hạng.
Năm 2009, chỉ số cải thiện tốt nhất là chi phí gia nhập thị trường từ vị trí 60 tăng
lên vị trí 10, chi phí thời gian là chỉ số có vị trí xếp hạng tốt nhất (7), tiếp cận đất đai
vẫn là chỉ số có thứ hạng thấp nhất năm 2009 mặc dù đã có cải thiện (46). Kết quả
năm 2010 cũng không tốt khi hầu hết các chỉ số đều giảm (trong đó chỉ số chi phí thời
gian giảm mạnh xuống vị trí 29 và tiếp cận đất đai vẫn tiếp tục giảm). Riêng chỉ số
tính minh bạch, chi phí không chính thức và thiết chế pháp lý lại tăng.
Bảng 2.17:Vị trí PCI và các chỉ số thành phần của
tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2011- 2014
Các chỉ số thành phần
Năm
2011 2012 2013 2014
PCI tổng hợp 22/63 30/63 2/63 13/63
Chi phí gia nhập thị trường 4 8 9 32
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân
63 59 14 17
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 15 4 1 9
Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước
4 43 28 20
Chi phí không chính thức 49 48 6 25
Ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh 21 24 8 54
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 54 42 34 32
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 20 42 12 24
Đào tạo lao động 57 25 15 26
Thiết chế pháp lý - - 31 44
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Trong khoảng thời gian 2011- 2014, chỉ số gia nhập thị trường xếp hạng cao nhất
vào năm 2011 (xếp thứ 4) nhưng giảm dần qua các năm về sau xếp thứ 32 vào năm 2014.
Về chỉ số tiếp cận đất đai từ chỉ số có thứ hạng thấp nhất năm 2011 (xếp thứ 63), đã
được cải thiện đáng kể, xếp thứ 14 vào năm 2013, nhưng bị tụt 3 hạng vào năm 2014.
Chỉ số tính minh bạch và chi phí không chính thức, mặc dù đã cải thiện được vị
trí xếp hạng từ năm 2011 đến năm 2013 (tính minh bạch xếp thứ 1, chi phí không
chính thức xếp thứ 6). Nhưng vào năm 2014, hai chỉ số này lại giảm một cách đáng kể
xuống vị trí thứ 9 trong bảng tổng xếp hạng.
Về chỉ số chi phí thời gian, đây cũng là chỉ số xếp hạng cao vào năm 2011, lại
giảm mạnh xuống vị trí 43 vào năm 2012, nhưng lại có xu hướng tăng lên trong hai
năm sau đó.
Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo Tỉnh tăng giảm trong khoảng thời
gian 2011 - 2014. Vào năm 2013 chỉ số này xếp hạng cao nhất trong khoảng thời gian trên
(vị trí thứ 8 trong bảng tổng xếp hạng) và thấp nhất là năm 2014 với vị trí thứ 54.
Về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, từ một chỉ số có vị trí khá thấp trong năm 2011
nhưng qua các năm về sau có sự cải thiện nhưng vẫn còn ở thứ hạng thấp trong cả nước.
Chỉ số đào tạo lao động vẫn không bền vững, tăng giảm trong khoảng thời gian
trên, vị trí thấp nhất là vào năm 2012 (xếp thứ 42) và vị trí cao nhất là vị trí thứ 12 vào
năm 2013.
Còn về chỉ số thiết chế pháp lý, mặc dù khoảng thời gian trước đã có cải thiện
vượt bậc cao nhưng vào năm 2011 chỉ số này có vị trí khá thấp. Sau đó vị trí có tăng
lên cho đến năm 2013 (xếp thứ 15), rồi lại giảm xuống vị trí thứ 26 vào năm 2014.
Chỉ số mới cạnh tranh bình đẳng có vị trí xếp hạng thấp vào năm 2013 (xếp thứ
31) và 2014 (thứ 44) so với các tỉnh khác.
Mặc dù vào năm 2014 đa số vị trí các chỉ số thành phần của Tỉnh TT - Huế đều
giảm so với năm 2013 trong đó có chỉ chỉ số về chỉ số gia nhập thị trường và chỉ số về
đào tạo lao động.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 53
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
2.5.2. So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Thừa Thiên Huế
so với các tỉnh, thành phố khác trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có 5 tỉnh và thành phố bao gồm: Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Có thể nói tất cả các thành
phố này đều có cùng một môi trường kinh tế vĩ mô. Nhưng sự khác nhau ở đặc điểm
kinh tế vi mô làm cho các năng lực canh tranh ở mỗi thành phố khác nhau.
Biểu đồ 2.5: Kết quả xếp hạng chỉ số PCI
năm 2015 – Vùng duyên hải Miền Trung
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Khi so sánh với các tỉnh, thành phố trong vùng DHMT, Thừa Thiên Huế có PCI
cao (59.98) dẫn đầu trong nhóm “khá” nhưng thấp hơn Đà Nẵng (66.87) và Thanh Hóa
(60.33) cao hơn Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố khác.
Nhìn chung thì năm 2014 Thừa Thiên Huế cũng đã có điểm số tương đối tốt, chỉ giảm
nhẹ so với năm 2013(65.56) nên tụt xuống vị thứ 3/12 vùng DHMT thay vì 2/12 vào
năm 2013.
66,87
60,33
59,98
59,97
59,78
59,73
59,55
58,83
58,19
56,5
55,44
55,07
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Đà Nẵng
Thanh Hóa
T.T.Huế
Quảng Nam
Khánh Hòa
Bình Định
Quảng Ngãi
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Phú Yên
Quảng Trị
KẾT QUẢ XẾP HẠNG PCI NĂM 2014 - VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN
TRUNG
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Bảng 2.18: Chỉ số PCI của 5 tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Trung Bộ
Năm
PCI
Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định
2006 75.39 50.53 56.42 44.2 66.49
2007 72.96 62.44 62.92 51.39 69.46
2008 72.18 60.71 59.97 50.05 60.67
2009 75.96 64.23 61.08 52.34 65.97
2010 69.77 61.31 59.34 52.21 60.37
2011 66.98 60.95 63.4 62.24 58.14
2012 61.71 57.12 60.27 58.33 63.06
2013 66.45 65.56 58.76 62.6 59.37
2014 66.87 59.98 59.97 59.55 59.72
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Thời kỳ 2006 - 2007 Thừa Thiên Huế đứng sau tất cả các địa phương trừ Quảng
Ngãi, nhưng giai đoạn 2008 - 2010 TT - Huế vươn lên vị trí thứ 2 sau Đà Nẵng và vị
trí này tiếp tục duy trì vào các năm 2013, 2014. Tuy nhiên các năm 2011 và 2012, TT -
Huế xếp hạng khá thấp trong khu vực. Có thể thấy rằng những năm gần đây, TT - Huế
có thứ hạng khá cao nhưng do tính thiếu ổn định trong năng lực cạnh tranh, vị trí này
chưa thực sự vững chắc. Và so với Đà Nẵng thì năng lực cạnh tranh của Tỉnh TT -
Huế vẫn còn yếu.
Xét so sánh cụ thể ở một vài chỉ số thành phần từ năm 2006 - 2014 dưới đây:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Biểu đồ 2.6: Chỉ số gia nhập thị trường của 5 tỉnh, thành phố qua các năm
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy mặt bằng chung điểm số của 5 tỉnh, thành phố thay đổi
không đáng kể qua các năm. Thừa Thiên Huế từ năm 2012 - 2014 có điểm số thấp hơn
so với 4 tỉnh còn lại và có xu hướng giảm. Năm 2014, chỉ số này của tỉnh đã được cải
thiện. Nguyên nhân cũng do tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như giải quyết
thủ tục đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, nâng cao chất
lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành
chính về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi nội dung Giấy
chứng nhận đầu tư; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong,
văn hóa giao tiếp nơi công sở cho đội ngũ cán bộ tại bộ phận một cửa.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Bình Định 8,89 9,26 9,03 8,49 7,77 8,83 9,6 7,57 8,79
Quảng Nam 8,01 8,76 8,99 8,96 7,19 9,13 9,02 8,3 8,58
Quảng Ngãi 9,2 9,43 8,53 7,55 6,65 9,03 9,3 8,39 7,97
T.T.Huế 7,52 8,47 7,45 9,06 7,22 9,17 9,2 8,15 8,37
Đà Nẵng 8,76 9,17 9,36 9,52 7,65 9,16 9,13 8,4 9,03
0
2
4
6
8
10
12
Đ
iể
m
s
ố
Biểu đồ chỉ số gia nhập thị trường từ 2006 -
2014
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 56
Đạ
i
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Biểu đồ 2.7: Chỉ tiếp cận đất đai của 5 tỉnh, thành phố qua các năm
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy từ năm 2006 - 2014, TT - Huế được đánh giá là địa
phương có chỉ số tiếp cận đất đai thấp. Tuy nhiên chỉ số này đã được cải thiện mạnh
trong 2 năm 2013 và 2014. Nguyên nhân cũng do thực hiện nhiều giải pháp tích cực,
quyết liệt, cụ thể với sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao
tỷ lệ diện tích đất được cấp GCNQSD đất. Nhờ vậy, tiến trình cấp giấy đã có những
chuyển biến vượt bậc, từ tỉ lệ đất được cấp giấy khoảng 20% đầu năm 2013, đến cuối
năm tỷ lệ này đã lên tới hơn 95%; việc khiếu nại, kiến nghị liên quan đến đất đai trong
đền bù, giải phóng mặt bằng cũng đã giảm một cách đáng kể, không phát sinh thêm vụ
việc phức tạp.
Nhìn chung so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ chỉ số
này của Tỉnh chỉ đạt mức trung bình.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Bình Định 6,86 6,47 7,21 7,17 6,26 6,27 7,12 7,51 6,18
Quảng Nam 5,55 5,9 6,41 6,34 5,35 6,81 5,82 7,4 6,22
Quảng Ngãi 5,99 5,97 5,6 6,14 4,62 7,09 6,37 6,95 5,75
T.T.Huế 4,99 5,53 5,18 5,88 4,33 4,34 5,46 7,37 6,2
Đà Nẵng 4,7 5,84 5,52 6,61 5,07 6,11 5,67 7,98 6,42
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ
iể
m
s
ố
Biểu đồ chỉ số tiếp cận đất đai từ 2006 -
2014
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 57
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Biểu đồ 2.8: Chỉ số minh bạch của 5 tỉnh, thành phố qua các năm
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Nhìn chung có thể thấy về chỉ số Tính minh bạch của tỉnh TT - Huế có chiều
hướng tăng từ năm 2009 về sau, ngược lại điểm số của Đà Nẵng (mặc dù cao hơn
Thừa Thiên Huế) và Bình Định lại có xu hướng giảm. Đỉnh điểm là vào năm 2013
điểm số về chỉ số tính minh bạch của TT - Huế tăng vượt bậc cao nhất từ trước đến
nay và đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố. TT - Huế đã đạt được thành tựu này cũng nhờ đã
ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ và hiệu quả trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là triển khai đồng bộ trên diện rộng 5 phần mềm dùng
chung và mô hình một cửa điện tử hiện đại. Có thể nói TT - Huế là một trong các tỉnh
đầu tiên hiện nay đăng ký lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh và phát hành giấy mời được
thực hiện qua mạng đến tất cả các sở, ban ngành, địa phương trên địa bàn Tỉnh (không
ban hành bản giấy)Nhờ đó chỉ số ICT (ứng dụng CNTT trong các cở quan nhà
nước) của tỉnh luôn đứng Top đầu toàn quốc. Đồng thời Cổng thông tin điện tử Tỉnh
và hệ thống website ở 21 sở, ban ngành cấp tỉnh đã cung cấp đầy đủ tất cả thủ tục hành
chính với các quy trình cụ thể, rõ ràng. Đây là kênh cung cấp thông tin nhanh chóng
thuận lợi cho các doanh nghiệp người dân.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Bình Định 7,97 7,72 7,18 6,67 6,18 5,78 5,79 6,23 6,53
Quảng Nam 4,44 6,63 6,75 5,65 6,35 6,64 5,72 5,84 6,08
Quảng Ngãi 5,24 5,75 6,28 5,87 5,15 6,59 5,71 6,58 6,94
T.T.Huế 5,43 6,61 6,86 5,85 6,3 6,27 6,67 7,63 6,56
Đà Nẵng 7,68 7,19 7,92 7,29 6,86 7,18 6,58 6,49 6,55
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ
iể
m
s
ố
Biểu đồ chỉ số minh bạch từ 2006 - 2014
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Mặc dù vẫn khá cao so với toàn quốc nhưng vào năm 2014thì chỉ số này giảm đáng
kể từ 7.63 năm 2013 xuống còn 6.56 đứng thứ 3/5 vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ.
2.6. Tác động của PCI đến tình hình thu hút FDI của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.6.1. Xây dựng mô hình
Để xem xét tác động của PCI đến tình hình thu hút FDI của Tỉnh trước tiên cần
xây dựng mô hình đo lường tác động của các yếu tố đến lượng vốn FDI Tỉnh thu hút
được. Mục đích của mô hình là đo lường các tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh
đối với thu hút FDI, đồng thời so sánh những tác động mạnh yếu khác nhau của thể chế
thực thi (chính thức) và thể chế hỗ trợ (phi chính thức). Trong nghiên cứu này, FDI thực
hiện chọn làm biến phụ thuộc do FDI thực hiện có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,
còn FDI đăng ký vẫn là vốn tiềm năng.Để làm được điều này, nghiên cứu hồi quy mô
hình với các chỉ số thành phần trong PCI và các biến kiểm soát theo dạng:
FDITHt = C0 + C1*FDIDKt-1 + C2*GDPt-1 + C3*GNTTt + C4*MBt + C5*TCDDt +
C6*HTDNt + C7*CPTGt + u1
Trong đó:
FDITHt: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm t
FDIDKt-1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký năm t - 1
GDPt-1: GDP của Tỉnh năm t - 1
GNTTt: Chỉ số gia nhập thị trường của Tỉnh năm t (một trong những chỉ số
thành phần của PCI)
MBt: Chỉ số tính minh bạch của Tỉnh năm t (một trong những chỉ số thành
phần của PCI)
TCDDt: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm t
HTDNt: Chỉ số gia nhập thị trường của Tỉnh năm t (một trong những chỉ số thành
phần của PCI)
CPTGt: Chỉ số chi phí thời gian của Tỉnh năm t (một trong những chỉ số thành
phần của PCI)
U1: Sai số
C0: Hệ số chặn
C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7: Hệ số tương quan cần ước lượng
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
FDI đăng ký và GDP là hai biến trễ được sử dụng trong mô hình. Việc sử dụng
biến trễ trong trường hợp FDI đăng ký là do thực tế trong một năm tỷ lệ vốn thực hiện/
vốn đăng ký của Tỉnh lớn hơn 100% chứng tỏ FDI của năm nay có thể được giải ngân
trong năm sau. Trường hợp GDP, biến trễ được dùng để giải quyết vấn đề biến nội sinh.
Bảng 2.19: Tóm tắt thống kê mô tả các biến
Các biến
Giá trị trung
bình
Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ
nhất
Độ biến thiên
FDITH 1111088 1900080 635079 452732.3
FDIDK 4400013 20614207 573893 6501414
GDP 27207814 38502233 8012572 11119384
GNTT 8.29 9.20 7.22 0.837956
MB 6.464444 7.63 5.43 0.622497
TCDD 5.42 7.37 4.33 0.93768
HTDN 5.028889 6.13 2.58 1.136392
CPTG 6.711111 8.13 5.24 0.965422
2.6.2. Kiểm định tương quan các biến độc lập
Bảng 2.20: Bảng tương quan các biến độc lập
GDP FDIDK GNTT MB TCDD HTDN CPTG
GDP 1 -0.124162 0.300352 -0.325578 0.203471 0.215441 0.454786
FDIDK -0.124162 1 0.32287 0.543822 0.589918 -0.220155 -0.101946
GNTT 0.300352 0.32287 1 0.014073 0.218708 -0.60177 0.421126
MB -0.325578 0.543822 0.014073 1 0.675424 0.156076 -0.38915
TCDD 0.203471 0.589918 0.218708 0.675424 1 0.281111 -0.06902
HTDN 0.215441 -0.220155 -0.60177 0.156076 0.281111 1 -0.16976
CPTG 0.454786 -0.101946 0.421126 -0.38915 -0.06902 -0.16976 1
Bảng 2.20 cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình không lớn, do đó đa
cộng tuyến không phải là vấn đề của mô hình.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
2.6.3. Kết quả ước lượng mô hình
Bảng 2.21: Kết quả ước lượng mô hình
Các biến Hệ số ước lượng Thống kê T Trị số p
Hệ số chặn( C0) 290048,1 0,148 0,91
FDIDK(-1) (C1) -0,02208 -1,15 0,45
GDP (-1) (C2) 0,016579** 1,407 0,03
GNTT (C3) 229153,7** 1,207 0,04
MB (C4) -40737,5 -0,173 0,89
TCDD (C5) 65866,84 0,405 0,75
HTDN (C6) -122473 -0,999 0,50
CPTG (C7) 112760** 1,131 0,04
R2 điều chỉnh: 0.965
Kiểm định F: 39.88**
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê và tính toán của tác giả
Ghi chú: ** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 5%
- Vì F = 39.88 với sig = 0.03 < 0.05 có nghĩa là các biến độc lập không đồng thời bằng
0 tức là mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu.
- R2 = 0.965 tức là biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ rất chặt chẽ. Và có
96,5% sự thay đổi của tỉ lệ đầu tư được mô tả bởi các biến độc lập.
Qua bảng 2.21 kết quả ước lượng mô hình, ta có thể thấy trong tất cả các yếu tố
trên có GDP, chỉ số gia nhập thị trường và chỉ số chi phí thời gian tác động đến FDI
thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Con số
0,016579 cho chúng ta biết nếu ta tăng thêm một đồng GDP thì FDITH tăng 0,016579
đồng trong điều kiện các biến số khác không thay đổi. Khi chỉ số gia nhập thị trường
tăng một điểm thì FDI thực hiện cũng sẽ tăng lên. Con số 229153,7 cho ta biết nếu ta
tăng chỉ số GNTT thêm một điểm thì FDI thực hiện sẽ tăng 229153,7 đồng với điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi. GDP, GNTTvà CPTG tác động cùng chiều đến FDI
thực hiện đến FDITH. Khi CPTG tăng một điểm thì FDI thực hiện sẽ tăng 112760 đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 61
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
PCI không có tác động trực tiếp đến FDI thực hiện của Tỉnh. Mối quan hệ giữa
PCI, chỉ số GNTT, chỉ số CPTG và FDI thực hiện của Tỉnh có thể được miêu tả thông
qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.9: Mối tương quan giữa FDITH, PCI, và chỉ số
GNTT của tỉnh giai đoạn 2006- 2014
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;Niên giám thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2010 và 2014
Có thể kết luận rằng PCI nói chung không tác động trực tiếp đến FDI thực hiện của
tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2006 - 2014. Tuy nhiên một số chỉ số thành phần của PCI
có tác động đến FDI thực hiện của Tỉnh, đó là chỉ số GNTT và chỉ số CPTG. Kết quả này
có ý nghĩa Tỉnh có thể thúc đẩy FDI thực hiện thông qua việc giảm bớt chi phí gia nhập thị
trường và chi phí thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế cũng góp phần
cải thiện tình hình thu hút FDI của Tỉnh.
Việc sử dụng kết quả ước lượng để đưa ra các đề xuất về chính sách cần được
xem xét thận trọng do mô hình có một số nhược điểm sau: Đề tài chỉ sử dụng mô hình
hồi quy đơn giản để ước lượng tác động của các yếu tố đến vốn FDI thực hiện trên địa
bàn Tỉnh giai đoạn 2006 - 2014. Tính đơn giản của mô hình, cộng thêm thời gian xem
xét không dài không cho phép chạy một số các kiểm định như kiểm định về tính dừng
của chuỗi thời gian, có thể ảnh hưởng đến kết quả ước lượng.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
FDITH 624,748 836,878 846,123 635,079 747,502 883,065 1428,41 1900,08 1513,33
PCI 50,53 62,44 60,71 64,23 61,31 60,95 57,12 65,56 59,98
GNTT 7,52 8,47 7,45 9,06 7,2 9,17 9,2 8,15 8,37
CPTG 6,49 7,19 5,44 8,13 6,48 8,11 5,24 6,39 6,93
0
10
20
30
40
50
60
70
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong nhóm 20 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đứng đầu cả nước, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo
lớn của cả nước, đủ sức chủ động hội nhập đầy đủ với các nước trong khu vực.
3.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất
lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
CNH, HĐH; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, nhằm cải
thiện đáng kể trình độ công nghệ sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo
dục, đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế trong nước và
quan hệ kinh tế với nước ngoài, khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại,
Riêng về mục tiêu kinh tế, cần phải đạt được như sau:
- Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 4000 USD
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục
tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài kim ngạch xuất khẩu
đạt ít nhất 1 tỷ USD vào năm 2020.
- Tích cực đầu tư tạo thêm nguồn thu mới cho ngân sách, quản lý và tổ chức tốt
nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm
trên 14% năm 2020. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng chi hợp lý cho đầu tư phát triển.
3.2. Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
3.2.1. Mục tiêu
3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị
quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ. Duy trì vị trí xếp hạng PCI tỉnh ở nhóm “rất tốt”.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 63
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
3.2.1.2. Mục tiêu chủ yếu:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và
đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính.
- Đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các sở, ban ngành,
đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Cải thiện điểm số và vị thứ xếp hạng của 10 chỉ số cạnh tranh thuộc nhóm 10,
từ đó nâng cao vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh nhóm “rất tốt”.
3.2.1.3. Chỉ tiêu cụ thể:
- Rút ngắn thời gian trung vị đăng ký doanh nghiệp không quá 3 ngày; cụ thể:
thời gian đăng kí thành lập mới doanh nghiệp còn 3 ngày; thời gian thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp còn 2 - 3 ngày.
- Có 09 thủ tục hành chính sẽ được hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý trả ngay cho
doanh nghiệp.
- Thời gian các doanh nghiệp chờ để hoàn thành tất cả thủ tục đăng ký doanh
nghiệp có điều kiện để chính thức hoạt động trong vòng 30 ngày.
- Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quá 20 ngày.
- Giảm số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế xuống còn 7 giờ
- Hỗ trợ, khuyến khích tổ chức trên 5 hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh hàng năm.
- Nâng cao tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo
nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động trên 20%; tỷ lệ người lao động tốt
nghiệp trường đào tạo nghề trên số lao động chưa qua đào tạo nghề lên 30%.
3.2.2. Nhiệm vụ
- Tăng cường nhận thức về quan điểm, mục tiêu, thay đổi một cách căn bản cung
cách phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; tập huấn, nâng cao
kỹ năng, phong cách phục vụ dịch vụ của cán bộ ở các bộ phận hành chính công.
Khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong toàn bộ hệ thống công
chức. Thực hiện phân phối thu nhập cho cán bộ, công chức từ việc quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài chính công.
- Tăng cường tính minh bạch; tạo những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp
giảm chi phí gia nhập thị trường và chi phí không chính thức. Khai trương Cổng thông
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
tin địa lý GiSHue vào tháng 9/2015, hoàn thiện vận hành các trang thông tin kinh tế xã
hội, cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang Web của các Sở, ban ngành địa
phương; từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận đầy đủ thông tin
về quy hoạch, kế hoạch, hệ thống văn bản pháp quy, thông tin chỉ đạo điều hành... của
tỉnh. Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian và chi phí thực
hiện các quy định nhà nước.
- Đổi mới công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo sát hơn với nhu cầu thị trường.
- Tạo điều kiện mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ tư nhân trên các lĩnh vực
tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, kế toán và tài chính, quản trị doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường thói quen sử dụng các dịch vụ tư nhân của các doanh nghiệp.
- Tăng cường chất lượng thụ lý, xét xử các vụ án kinh tế của Tòa án các cấp; tăng
cường cơ chế giám sát phát hiện tham nhũng, xử lý các hành vi tham nhũng.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tăng cường công tác đối thoại, tiếp dân, tạo
niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động điều hành của chính quyền
cũng như định hướng phát triển của Tỉnh.
- Căn cứ kế hoạch PCI của tỉnh, các Sở ban ngành, UBND cấp huyện, thị xã và
thành phố cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của đơn vị nhằm hướng đến hoàn thành các
mục tiêu, chỉ tiêu nâng hạng vị thứ PCI toàn tỉnh.
Ngoài những giải pháp chính đã đề xuất, để cải thiện từng chỉ số thành phần PCI
cần thực hiện các giải pháp như sau:
a. Giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp
- Các sở, ban ngành, UBND các cấp: Kiện toàn bộ phận một cửa, chấn chỉnh tác
phong, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ công chức,
viên chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thông tin, kiến nghị của công dân, doanh nghiệp.
- Sở Kế hoạch và Đầu từ chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ: Xây dựng cơ chế liên
kết trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và cấp phép kinh
doanh có điều kiện giữa các sở ban ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương,
Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Công an tỉnh -
Phòng cháy chữa cháy) để giảm thiểu tối đa thời gian cấp giấy phép con (giấy phép
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 65
Đạ
i h
ọc
K
inh
ế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
đăng ký kinh doanh có điều kiện), không còn doanh nghiệp nào phải chờ hơn ba tháng
để hoàn thành các thủ tục kinh doanh để chính thức hoạt động.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh: rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh trực
tuyến còn 3 ngày, thời gian trung vị đăng ký doanh nghiệp từ 14 ngày còn 3 ngày, thời
gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 7 xuống 2-3 ngày, thời gian từ khi hồ sơ
được coi là hợp lệ và tiếp nhận đến khi nhận được giấy ĐKDN từ 7 ngày còn 3 ngày.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ít hơn 20 ngày.
- Các Sở, ban ngành, UBND các cấp: Nghiêm túc niêm yết công khai các thủ tục
và chi phí tại Bộ phận một cửa.
b. Cải thiện việc tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
- Sở Tài Nguyên và Môi trường:
+ Kết hợp với Sở Tài chính xây dựng khung giá đất trên địa bàn tỉnh bảo đảm sát
với giá thị trường; đồng thời công bố giá đất vào quý I hàng năm.
+ Tăng cường giám sát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các
huyện, thị xã và thành phố Huế; rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25/12/2013 của
UBND tỉnh về tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất gắn liền với quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và hoàn thiện
hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh
trong năm 2015.
+ Xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, công khai minh bạch và đầy đủ các
thông tin về công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn (quy trình thủ tục giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất) trên trang thông tin của Sở. Thiết lập thói quen
trao đổi và cung cấp thông tin qua email của doanh nghiệp đăng ký nhận thông tin.
+ Rà soát, rút ngắn thời gian giao đất cho nhà đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng, công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư
theo định kỳ 6 tháng một lần.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
c. Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ Đảm bảo cập nhật, đăng tải đầy đủ các thông tin liên quan chỉ đạo điều hành,
cơ chế, chính sách, ưu đãi/khuyến khích đầu tư, thủ tục hành chính liên quan đến
doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử và gửi về hộp thư điện tử của doanh nghiệp.
Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính
trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
+ Đăng tải cơ chế, chính sách, kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế xã hội lên
cổng thông tin điện tử và cho phép doanh nghiệp tham gia góp ý, phản biện.
- Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã Hương
Thủy, Hương Trà và thành phố Huế: Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch
xây dựng nông thôn mới... tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin
về đất đai, xây dựng, định hướng phát triển không gian, định hướng phát triển kinh tế
xã hội ở các cấp.
- Các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện: Nghiêm túc cập nhật cơ sở dữ liệu đầy
đủ, đúng thời gian, gửi báo cáo lên trang thông tin kinh tế xã hội của tỉnh tại địa chỉ:
để xây dựng, lưu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh
đầy đủ.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số ICT
của Tỉnh, triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, trong một số lĩnh
vực cung cấp ở mức 4 (thành lập mới doanh nghiệp) trên Cổng Thông tin điện tử.
- Đẩy mạnh vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng
và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh, đồng thời phát huy vai trò làm cầu nối
giữa doanh nghiệp và chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Sở Tài chính: Công khai, minh bạch các chương trình đầu tư mua sắm công, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng trong việc tham gia đấu thầu.
d. Giảm chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
- Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
+ Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2832/QĐ-
UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm
2014 ở các cơ quan, đơn vị, Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 13/3/2014 của UBND
tỉnh về rà soát quy định, thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 81/KH-
UBND ngày 28/7/2014 về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2014 và
năm 2015.
+ Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số Chỉ thị 51/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012
của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, lề lối làm việc, nâng cao
ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Sở Nội vụ:
+ Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp huyện, sở hoặc
xây dựng bộ chỉ số theo dõi và đánh giá kết quả cải cách hành chính.
+ Xây dựng trang thông tin điện tử cải cách hành chính, tích hợp vào trang thông
tin của Sở.
+ Xây dựng phần mềm khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công
trực tuyến.
- Công tác hậu kiểm, thanh tra doanh nghiệp: Phối hợp liên ngành để giảm thời
gian hậu kiểm và thanh tra, chi phí không chính thức, tình trạng nhũng nhiễu của cán
bộ công chức thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt đối với Cục thuế tỉnh: Cải thiện phương
pháp thanh tra (ngoại trừ khâu xây dựng kế hoạch và phân tích hồ sơ tại đơn vị) để
giảm tối đa thời gian thanh tra tại doanh nghiệp (Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
hiện tại đang có 11 giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế, tỉnh có giờ thấp
nhất là 2 giờ).
- Văn phòng UBND tỉnh: rà soát, hoàn thiện các quy trình cung cấp dịch vụ công
trực tuyến, lấy ý kiến của đối tượng sử dụng để chỉnh sửa các giao diện của 5 phần
mềm dùng chung tối ưu nhất, dễ hiểu và dể khai thác thông tin. Đồng thời Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư: tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh
nghiệp nhận thức được các lợi ích, tạo thói quen thực hiện các giao dịch hành chính
theo dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
e. Giảm chi phí không chính thức
- Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp cùng các cơ quan liên quan: Tiếp tục
duy trì Chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề“Trao đổi và tháo gỡ” định kỳ
theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực... kịp thời tham mưu Lãnh đạo tỉnh giải quyết
vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính, cơ chế, chính sách.
- Các Sở ban ngành, UBND cấp huyện: phối hợp, thanh tra, kiểm tra trong thực
hiện thủ tục hành chính và công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước tại
các cấp chính quyền, phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, gây cản trở cho tổ
chức, cá nhân khi thi hành công vụ.
f. Nâng cao tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh
- Đẩy mạnh cải cách hành chính ở cấp huyện, thị xã và các tuyến dưới.
- Văn phòng UBND tỉnh: Tăng cường công tác theo dõi, tổng hợp ý kiến chỉ đạo,
ý kiến cử tri, cập nhật kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh trên trang Thông tin điện tử Tỉnh. Tham mưu nhân
rộng mô hình quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước thông qua Văn phòng
điện tử.
- Các Sở, ngành, địa phương:
+ Lãnh đạo đơn vị vận dụng sáng tạo các chính sách, cơ chế hiện hành trong giải
quyết công việc theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp; giải quyết các điểm chưa rõ
trong chính sách/văn bản của trung ương bằng cách vận dụng, phản ứng nhanh kiến
nghị ban hành các quy định của cấp tỉnh hoặc trả lời các điểm chưa rõ bằng văn bản
chính thức.
+ Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
+ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ
công chức thụ lý công việc một cách chủ động và nhanh chóng, tránh tình trạng trễ hạn
xử lý công việc, đùn đẩy trách nhiệm hoặc có thái độ ỷ lại, chờ giải quyết của cấp trên.
g. Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- Văn phòng UBND tỉnh/ Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
+ Khuyến khích thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh
cho doanh nghiệp, đặc biệt là dịch vụ tư nhân như: dịch vụ tìm kiếm thông tin thị
trường, dịch vụ tư vấn về pháp luật, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, dịch
vụ xúc tiến thương mại, dịch vụ liên quan đến công nghệ, dịch vụ đào tạo về kế toán
và tài chính, dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh.
+ Hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyên môn, quảng bá xây dựng thương hiệu cho
các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ - thông tin vào các dịch
vụ công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ công.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh:
+ Kết nối thông tin chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm tiếp nhận và tham mưu giải
quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Duy trì hoạt động đối thoại
với Doanh nghiệp và có phản hồi ý kiến, kiến nghị của Doanh nghiệp.
+ Đo lường, đánh giá hiệu quả tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
nhằm tham mưu tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
- Sở Công Thương: Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung
cấp thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng thị trường xuất
khẩu, tìm kiếm đối tác kinh doanh.
h. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
+ Kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề của các Trường cao đẳng nghề,
trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở mới thành lập để có
giải pháp chấn chỉnh kịp thời, nâng cao số lượng lao động tốt nghiệp trường đào tạo
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn.
+ Hỗ trợ các tổ chức và cá nhân phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm và tổ chức
sàn giao dịch việc làm theo hướng xã hội hóa; gắn với kiểm soát chất lượng và tính
pháp lý tạo môi trường tiếp cận việc làm an toàn, tin cậy cho người lao động.
- UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà phối hợp với Sở Lao động
Thương binh và Xã hội: Nâng cao chất lượng các trường dạy nghề trên địa bàn, đầu tư
có trọng điểm các lĩnh vực, ngành nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 70
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
i. Thiết chế pháp lý
- Tòa án tỉnh, Viện Kiểm soát:
+ Rà soát và xử lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp, kinh tế, đầu tư... đẩy
nhanh tiến trình thụ lý các vụ án, hạn chế án nợ kéo dài qua hai năm trở lên.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho đội ngũ luật sư, công tố viên, đấu
giá viên....
- Khuyến khích thành lập các văn phòng luật sư, hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực hoạt động của các văn phòng luật sư.
3.3. Một số giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch
Thứ nhất, xây dựng sớm chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2015 và
những năm tiếp theo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác
định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.
Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực làm căn cứ cho việc lập
quy hoạch phát triển: Một số quy định còn mang tính định tính, chưa cụ thể, rất khó
xác định.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà
soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Thứ tư, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều
kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Trên cơ sở quy
hoạch đã được duyệt, xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi vốn theo thứ tự ưu tiên
về ngành nghề, thời gian và địa điểm.
3.3.2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư
Thứ nhất, hoàn thiện hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh (trực thuộc
ban chỉ đạo điều phối phát triển, hiện nay đang trực thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh)
làm đầu mối chính trong việc xây dựng chương trình kế hoạch xúc tiến đầu tư và phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư khác (UBND huyện, thị xã, Ban quản
lý các KCN)
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 71
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Thứ hai, các Sở, ngành và và Ủy ban nhân dân cấp huyện, ban quản lý KCN cần
tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đần tư phù hợp với nhu cầu đầu tư
phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương và của tỉnh TT - Huế.
Thứ ba, trên cơ sở các dự án đã được lập, đã được quy hoạch, TT - Huế cần phải
chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư thông qua các mối quan hệ hiện có, thông qua các cơ
quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, thông qua tổ chức hội thảo quốc tế,...
Thứ tư, nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư.
3.3.3. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư
Thứ nhất, đối với cơ sở hạ tầng: tỉnh cần tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, xây mới
đi kèm với cải tạo, sửa chữa và nâng cấp toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ
tầng trong và ngoài hàng rào các KCN tập trung, các khu du lịch,Bên cạnh đó cần
có những chính sách khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào phát triển hạ tầng. Thực hiện
quản lý FDI theo nguyên tắc “một cửa”, tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho nhà
đầu tư phải gõ cửa.
Thứ hai, đa dạng hóa phương thức đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng và ban
hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển
các công trình kết cấu hạ tầng đặc biệt là trong các KCN/ KKT.Tạo điều kiện cho
nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng một KCN, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm
nhận từng hạn mục mà họ có thể mạnh trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
3.3.4. Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư bao gồm các chính sách tài chính
Thứ nhất, đối với hệ thống ưu đãi về thuế bao gồm thuế TNDN, thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài và thuế xuất nhập khẩu.
Thứ hai, đối với vấn đề ngoại tệ thanh toán.
Thứ ba, việc xây dựng CSHT bằng các nguồn đầu tư khác.
3.3.5. Giải pháp về pháp luật, chính sách
3.3.5.1. Luật pháp
Thứ nhất, tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều
kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có
giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan. Cụ thể hóa Luật Cạnh tranh
nhằm bảo vệ cạnh tranh trung thực, xử lý nghiêm hành vi cản trở, độc quyền,
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 72
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Thứ hai, chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái
với quy định của pháp luật, của địa phương.
3.3.5.2. Chính sách đất đai
Thứ nhất, chính sách đất đai cần được sửa đổi theo hướng tách bạch giữa giá cho
thuê đất thô của nhà nước với giá cho thuê cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp phát triển
hạ tầng.
Thứ hai, đề nghị thực hiện thí điểm chính sách cho người nông dân được góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc cho họ được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định diện
tích đất thương phẩm (đã phát triển công trình kết cấu hạ tầng) trên tổng số diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi, hoặc thực hiện phương thức các hộ nông dân cho Ban quản
lý KCN thuê đất có thời hạn.
Thứ ba, tùy từng dụ án cụ thể mà có thể điều chỉnh giá thuê đất một cách phù
hợp theo hướng có lợi cho nhà đầu tư.
3.3.5.3. Chính sách về Lao động
Thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo có trình độ
và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu: UBND tỉnh phải xây dựng và thực hiện một chiến
lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ban quản lý các KCN/KTT và các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể trình dễ các ý kiến.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù
hợp tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật
đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho
người lao động.
3.3.6. Một số giải pháp khác
Tiếp tục nâng cao hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu
đối với NĐT, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường.
Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo chính phủ, các Bộ, ngành
với các nhà đầu tư.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 73
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
trong những năm qua đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối
với Thừa Thiên Huế, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm.
Trong giai đoạn 2006-2014 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều cố gắng trong thu
hút vốn FDI và đạt được một số thành quả như tính đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh có
tổng số 78 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 41.856.320 triệu đồng, FDI đã
có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội như bổ sung nguồn vốn
cho phát triển KT - XH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu địa; thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH - HĐH; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động, nâng cao thu
nhập cho người lao động; nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân
lực.Nhưng nhìn chung còn có nhiều hạn chế, yếu kém như: chưa thu hút được các đối
tác đầu tư lớn đến từ các nước phát triển, quy mô các dự án còn nhỏ, tốc độ triển khai
chậm, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành du lịch dịch vụ, trong khi đó lĩnh vực
nông lâm thủy sản vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Để
đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Thừa Thiên - Huế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có môi
trường đầu tư. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là một trong những nhân tố quan
trọng của môi trường đầu tư, phản ánh khả năng của chính quyền địa phương trong
việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp dân doanh. Việc
nghiên cứu tác động của PCI đến tình hình thu hút vốn FDI có ý nghĩa quan trọng đối
với các địa phương trong việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư
quan trọng này. Nghiên cứu tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 74
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
Huế giai đoan 2006- 2014 cho thấy mặc dù chỉ số PCI không tác động trực tiếp đến
khả năng thu hút FDI của tỉnh nhưng các chỉ số thành phần của PCI như gia nhập thị
trường, chi phí thời gian lại có tác động tích cực. Vì thế, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, Tỉnh nên tập trung vào nghiên cứu các chỉ số thành phần có tác động tích
cực đến FDI và ưu tiên cải thiện những chỉ số này. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của
Tỉnhcũng có tác động đến dòng vốn FDI thực hiện ở địa phương.
2. Kiến nghị
- Về ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến
nghị Chính phủ thực hiện việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới
do quy định hiện nay chỉ áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư là chưa khuyến khích, công bằng cho các doanh
nghiệp đầu tư các dự án mới nhưng không thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án
- Về quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức góp vốn, mua cổ
phần vào doanh nghiệp trong nước đang hoạt động: Đề nghị Chính phủ xây dựng quy
định quản lý hoạt động nói trên do theo quy định hiện hành, các cá nhân, tổ chức nước
ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần không hạn chế (trừ các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của
Việt Nam và các trường hợp đặc thù theo pháp luật chuyên ngành) tuy nhiên hiện nay
chưa có văn bản cụ thể quy định quản lý, thống kê đối với nguồn vốn đầu tư nước
ngoài theo hình thức nói trên.
- Đề nghị Chính Phủ quan tâm hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương hàng năm, vốn
trái phiếu chỉnh phủ, vốn ứng trước, tạo điều kiện kêu gọi vốn ODA,... để hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống đường,... tại
Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền, Cụm công nghiệp
Hương Sơ, thành phố Huế, đường quốc lộ ven biển để phát triển du lịch và kinh tế
biển; Hỗ trợ xúc tiến nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp cảng hàng không quốc tế
Phú Bài nhằm tạo đột phá trong đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hệ thống cảng biển,
cảng hàng không của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) và các Bộ ngành liên
quan sớm ban hành thông tư hướng dẫn việc xử lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
và đầu tư trong nước vắng chủ, bỏ trốn khỏi Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 75
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư nước ngoài) và các Bộ ngành liên
quan sớm xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, vùng hàng năm để làm cơ
sở các tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện và tạo điều kiện cho Tỉnh được tham gia
các đoàn công tác nước ngoài của Trung ương nhằm tiếp cận các nhà đầu tư, các tập
đoàn, các công ty lớn của nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế
mạnh của tỉnh đón cơ hội làn sóng đầu tư mới sau khủng hoảng
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 76
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê tỉnh Thừa thiên Huế năm 2010, 2014
2. Huỳnh Ngọc Trân (2014), Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đến phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp Đại
học. Đại học kinh tế Huế.
3. Nguyễn Thị Ánh Linh (2012), Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học
Kinh tế Đà Nẵng.
4. Trần Hoàng Nam (2012) ,Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) đến thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chuyên ngành : Kinh tế phát triển.
5. Trần Thị Quỳnh Trang (2008), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và
giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội , Luận văn tốt nghiệp Đại học,
Đại học Ngoại thương Hà Nội.
6. Phan Nhật Thanh (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế
công nghiệp, Đại học Quốc dân.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
- Báo cáo tổng kết 25 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế của phòng Tổng hợp –Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế .
- Dự án đến năm 2015
- Kế hoạch PCI năm 2011
- Kế hoạch PCI năm 2015
- Kế hoạch triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số PCI tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Các website:
- Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế : www.thuathienhue.gov.vn
- Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn
- Báo tỉnh Thừa Thiên Huế: www.baothuathienhue.vn
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 77
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thùy Linh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế: www.khdt.hue.gov.vn
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh : www.pcivietnam.org
- Bộ Tài chính Việt Nam: www.mof.gov.vn
9. Phòng Tổng hợp, sở KH – ĐT, Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai
đoan 1995 – 2015.
10. Mô hình kim cương của Mychael Poter.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu 78
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_cam_hieu_599.pdf