Trong khi xem xét, phân tích, việc nghiên cứu các yếu tố tác động của
đường Hồ Chí Minh đối với sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái
nơi đây luôn được đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong bối cảnh kinh tế-xã
hội của xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ.
Phương pháp nghiên cứu
Để nhìn nhận, đánh giá xác thực về tác động của đường đối với sự biến
đổi văn hóa truyền thống của người Thái nơi đây, khóa luận sử dụng các
phương pháp: điền dã dân tộc học tại thực địa, bao gồm quan sát, phỏng vấn,
ghi chép; kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, khóa luận cũng
sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp
11 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Tác động của đường hồ chý minh đừn sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái xã Nghĩa dũng, huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi
Khoa v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè
-------------------------
T¸c ®éng cña ®−êng hå chÝ minh ®Õn sù biÕn ®æi
v¨n hãa truyÒn thèng cña ng−êi th¸i
x· nghÜa dòng, huyÖn t©n kú, tØnh nghÖ an
Kho¸ luËn tèt nghiÖp cö nh©n v¨n ho¸
Chuyªn ngμnh v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè
M∙ sè: 608
Sinh viªn thùc hiÖn : trÇn thÞ nhung, vhdt 15a
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : ts. Vi v¨n an
Hμ Néi, 05-2013
1
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân,
em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Ban ngành, đoàn thể, các đồng chí
cán bộ UBND huyện Tân Kỳ, UBND xã Nghĩa Dũng và đồng bào người Thái
ba xóm Đồng Thờ, Dương Lễ, Đồng Kho đã giúp đỡ em trong việc cung cấp
tư liệu, quá trình đi điền dã để lấy tư liệu làm căn cứ khoa học phục vụ cho
việc viết bài.
Đồng thời, em gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo khoa văn hóa dân
tộc thiểu số đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và giúp em hoàn
thành bậc cử nhân văn hóa trong bốn năm học tập, rèn luyện tại trường Đại
học Văn hóa Hà Nội.
Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến Sĩ Vi Văn An,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình em
thực hiện đề tài.
Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại địa
phương chưa nhiều, kinh nghiệm viết bài của người viết còn hạn chế, nên bài
khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em kính mong các Thầy Cô giáo cùng bạn đọc
góp ý kiến bổ sung để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Nhung
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Nguồn tư liệu của khóa luận ...................................................................... 7
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 7
7. Bố cục của Khóa luận ................................................................................ 8
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU . 9
1.1. Khái quát về xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An ............ 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 9
1.1.2. Địa hình ............................................................................................ 9
1.1.3. Đất đai ............................................................................................ 10
1.1.4. Khí hậu ........................................................................................... 11
1.1.5. Sông ngòi ........................................................................................ 14
1.1.6. Động thực vật ................................................................................. 15
1.2. Khái quát về người Thái ở xã Nghĩa Dũng ...................................... 16
1.2.1. Tên gọi ............................................................................................ 16
1.2.2. Dân số ............................................................................................. 16
1.2.3. Lịch sử cư trú ................................................................................. 16
1.2.4. Các hoạt động kinh tế ..................................................................... 18
1.2.5. Các đặc trưng văn hóa .................................................................... 19
Chương 2: ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ BIẾN
ĐỔI VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI .......................................................... 24
2.1. Vài nét về lịch sử đường Hồ Chí Minh ............................................. 24
2.2. Các lĩnh vực tác động đến sự biến đổi văn hóa của người Thái ..... 26
2.2.1. Những tác động trong văn hóa mưu sinh ....................................... 27
2.2.2. Tác động tới sự thay đổi về văn hóa vật chất ................................. 37
2.2.3. Tác động đến thay đổi về văn hóa tinh thần .................................. 51
2.2.4. Tác động đến thay đổi văn hóa xã hội............................................ 57
3
Chương 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI .................................................... 68
3.1. Đánh giá chung về những tác động của đường Hồ Chí Minh đến
văn hóa người Thái .................................................................................... 68
3.1.1. Những tác động tích cực ................................................................ 68
3.1.2. Những tác động tiêu cực ................................................................ 70
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ............................................................................................... 72
3.2.1. Một số giải pháp ............................................................................. 73
3.2.2. Một số kiến nghị ............................................................................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 90
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mục đích chính của Đảng và Nhà nước ta khi đầu tư
xây dựng đường Hồ Chí Minh (trước đây gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh
hay đường Trường Sơn) ngoài ý nghĩa có tính chiến lược về quân sự, phòng
tránh thiên tai, còn nhằm phát triển một hệ thống giao thông đồng bộ, có hiệu
quả, phục vụ cho việc đi lại và giao thương Bắc-Trung-Nam. Có thể nói, việc
xây dựng đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa then chốt trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế cũng như xoá đói giảm nghèo cho các cư dân sống dọc theo hai
bên hành lang tuyến đường, trong đó có đoạn đi qua địa bàn cư trú của bà con
người Thái xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, điều đó
dẫn đến những thay đổi như thế nào về văn hoá của những cộng đồng dân cư
sống dọc theo tuyến đường mới được xây dựng này, và việc họ thích ứng với
bối cảnh cũng như điều kiện mới ra sao?... vẫn còn ít được chú ý. Vì thế, việc
nghiên cứu tác động của con đường này nói chung, đoạn đi qua xã Nghĩa
Dũng nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đánh giá những mặt tích
cực cũng như những yếu tố hạn chế, nhất là tác động của nó tới văn hóa
truyền thống của người Thái cư trú trong phạm vi con đường đi qua. Vì
những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tác động của đường Hồ Chí Minh
đến sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái xã Nghĩa Dũng, huyện
Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đánh giá những tác động tích cực cũng như
những yếu tố hạn chế của đường Hồ Chí Minh đến đời sống của cư dân
Thái nơi đây, trong đó chú trọng tới sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá
mới, những thay đổi về tập tục, nếp sống và sự biến đổi của nhiều yếu tố
văn hóa truyền thống của họ.
5
Thông qua việc tìm hiểu tác động của con đường, nội dung khóa luận
cũng hy vọng sẽ góp phần khẳng định vai trò to lớn của tuyến đường trong
việc thúc đẩy sự thay đổi và phát triển mọi mặt trong đời sống của đồng bào
Thái nơi đây.
Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương trong việc tham gia bảo vệ, nâng cao hiệu quả hơn nữa việc khai
thác tiềm năng phát triển của tuyến đường trên địa bàn xã, giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời Pháp thuộc, có một số công trình của các học giả đề cập đến
người Thái ở miền núi Nghệ An. Tiêu biểu phải kể đến Les Muong de Cua
Rao của tác giả Albert Louppe, do nhà in Viễn Đông, Hà Nội xuất bản năm
1934. Trong cuốn sách này, ông khẳng định rằng người Mường, theo cách gọi
của người dân nơi đây, chính là người Phu thay, hậu duệ của người Thái có
lai giống rất ít với người Trung Quốc (Albert Louppe, 1934, tr.15). Trong
công trình này, ông đã trình bày sơ lược một số nghi lễ trong đời sống của
người dân như cưới hỏi, tang ma, sinh đẻ và thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, về
cơ bản ông mới dừng lại ở mức độ quan sát từ bên ngoài và viết ra theo cảm
nhận của một quan trị đến từ phương Tây.
Từ những năm 60 trở lại đây, sau khi miền Bắc giải phóng, việc
nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Thái,
được chú trọng hơn, do vậy trong thời gian này có nhiều công trình, bài viết
giới thiệu chung về các nhóm Thái ở Nghệ An, lần lượt được công bố, như
Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ (1964) của Mạc Đường; Sơ lược giới
thiệu các dân tộc Tày – Nùng – Thái ở Việt Nam (1968) của Lã Văn Lô và
Đặng nghiêm Vạn. Những năm gần đây, một số công trình viết về người
Thái Nghệ An như Địa chí Quỳ Hợp do Ninh Viết Giao chủ biên, Truyền
6
thuyết Tạo Khủn Chương (2010) do Phan Đăng Nhật và Vi Văn Kỳ đồng
chủ biên... Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết đăng trên Tạp chí Dân tộc học,
kỷ yếu hội thảo của các giả Đặng Nghiêm Vạn, Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn
Khánh, Phan Chí Thành...
Tuy nhiên, cuốn sách đầu tiên viết về người Thái ở Nghệ An là Các
dân tộc thiểu số ở Nghệ An (1993) của tác giả Nguyễn Đình Lộc [30]. Công
trình đã dành 22 trang viết về người Thái. Tác giả quan tâm đến lịch sử tộc
người, nói khá chi tiết về sự hình thành các nhóm địa phương của người Thái
ở Nghệ An. Ngoài ra, ông còn đề cập đến cuộc sống mưu sinh, các mối quan
hệ xã hội, dòng họ, hôn nhân và gia đình ở góc độ truyền thống.
Từ sau những năm 1990 trở lại đây, khá nhiều bài viết đăng trên các tạp
chí Dân tộc học, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Văn hóa, Nghiên cứu Đông
Nam Á về các lĩnh vực tên gọi, lịch sử, kinh tế, xã hộicủa người Thái Nghệ
An được công bố. Đáng kể nhất là các bài viết của Vi Văn An về người Thái
ở Nghệ An nói chung, người Thái vùng đường 7 nói riêng; các bài viết của
các tác giả như Mai Thanh Sơn, Lê Hải Đăng Cần nói thêm rằng, bên cạnh
các bài viết nêu trên, nhiều năm qua, có khá nhiều các luận văn, khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên Khoa Lịch sử trường Đại học KHXH&NV thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học văn hóa Hà Nội, trường Đại học Vinh
nghiên cứu về người Thái Nghệ An như Nguyễn Văn Hùng, Đậu Tuấn Nam,
Nguyễn Thị Hải Vân, Atha Natachukra (Thái Lan), Khúc Thị Thanh Vân,
Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Văn Hùng, Lương Thị Thủy, Bùi Minh Thuận,
Phan Thị Hòa Tuy nhiên, các luận văn và khóa luận của các tác giả nêu trên
thường đề cập đến các nhóm Thái ở Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, còn
nghiên cứu về nhóm Thái ở Tân Kỳ cũng như Nghĩa Đàn thì dường như còn
rất khiêm tốn. Đặc biệt, các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của đề tài này thì
hoàn toàn chưa có.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là biến đổi văn hóa của người Thái
từ sự tác động của đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua xã Nghĩa Dũng, huyện
Tân Kỳ, trong đó tập trung phân tích tác động và ảnh hưởng của các yếu tố
văn hoá mới, dẫn tới những thay đổi về tập tục, nếp sống và sự biến đổi của
nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của họ.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào địa bàn xã Nghĩa Dũng, nhất là 3 bản
Dương Lễ, Đồng Thờ và Đồng Kho nằm trên địa phận đoạn con đường đi qua.
5. Nguồn tư liệu của khóa luận
Nguồn tư liệu chính để hoàn thành khóa luận là tư liệu thu thập được
qua điền dã tại thực địa. Do chủ đề của đề tài là đánh giá tác động của con
đường, nên tác giả buộc phải đi điền dã để cập nhật, thu thập số liệu và tư liệu
mới liên quan đến nội dung và yêu cầu đặt ra mà trước đây chưa hề có một
công trình, bài viết nào đề cập.
Khóa luận cũng kế thừa các tài liệu đã công bố của các nhà nghiên cứu
đi trước, nhất là những nghiên cứu về người Thái vùng đường 48 nói chung,
nhóm Tày Thanh (Thái Đen) ở Tân Kỳ nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các báo cáo, số liệu của các ban,
ngành huyện Tân Kỳ, xã Nghĩa Dũng để bổ sung tư liệu thực địa.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Khóa luận vận dụng những quan điểm và lý thuyết về văn hoá học của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phân tích, nhận
định và đánh giá đối tượng nghiên cứu như một chỉnh thể thống nhất trong
mối quan hệ tương tác với các yếu tố xã hội và không gian địa lý tộc người;
đặt vấn đề đó trong mối quan hệ biện chứng, vận động và biến đổi.
8
Trong khi xem xét, phân tích, việc nghiên cứu các yếu tố tác động của
đường Hồ Chí Minh đối với sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Thái
nơi đây luôn được đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể, trong bối cảnh kinh tế-xã
hội của xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ.
Phương pháp nghiên cứu
Để nhìn nhận, đánh giá xác thực về tác động của đường đối với sự biến
đổi văn hóa truyền thống của người Thái nơi đây, khóa luận sử dụng các
phương pháp: điền dã dân tộc học tại thực địa, bao gồm quan sát, phỏng vấn,
ghi chép; kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, khóa luận cũng
sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu
Chương 2: Đường Hồ Chí Minh: Tác động đối với sự biến đổi văn hóa
của người Thái.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của người Thái.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi Văn An (1999), Thiết chế Bản Mường truyền thống của người
Thái ở miền Tây Nghệ An, Luận án Tiến Sĩ Sử học
2. Ban chấp hành Đảng bộ xã Nghĩa Dũng,Tân Kỳ, Nghệ An, Lịch sử
Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Dũng (1930-2010), Nxb Khoa học xã hội , HN
2012.
3. Trần Bình (2009), Văn hóa các dân tôc thiểu số vùng Tây Bắc, giáo
trình Trường đại học văn hóa Hà Nội.
4. Vi Văn Biên ( 2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa
Và Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc.
5. Bộ Giao thông vận tải Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
(8/2009), Mười năm xây dựng và phát triển ( 1999-2000), Nxb Giao thông
vận tải, HN
6. Lương Thị Đại- Lò Xuân Hinh, Khi đứa trẻ dân tộc Thái chào đời,
Nxb Văn hóa dân tộc, HN
7. Đinh Hồng Hải- Vương Trung (2012), Nhà ở cổ truyền của người
Cơ Tu và người Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, HN
8. Hội khoa học xã hội Việt Nam ( 1978), “ Các dân tộc ít người ở
Việt Nam” ( các tỉnh phía Bắc).
9. Hoàng Khôi (1989), Ngàn dặm Trường Sơn, Nxb Văn Hóa.
10. Quán Vi Miên ( với sự cộng tác của: Lô Vĩnh, Sầm Văn Nhàn,
Sầm Văn Bình, Lương Viết Thoại..) (2011), Văn hóa Thái Nghệ An, Nxb Lao
động.
11. Quán Vi Miên (2010), Tang lễ của người Thái ở Nghệ An, Nxb
Đại học Quốc Gia
89
12. Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, Nxb
Nghệ An
13. Viện khoa học xã hội Việt Nam- Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ
điển tiếng việt, Nxb Văn hóa thông tin.
14. Các báo cáo tổng kết của UBND huyện, UBND xã, các xóm mà đề
tài nghiên cứu.
15. Các tạp chí dân tộc học, các khóa luận tốt nghiệp các khóa
16. Các trang Web: Http:// google.com; NgheAn.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_nhung_tom_tat_3952_2065357.pdf