LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 07/2007 sau đó lan khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã làm bốc hơi trên 30 ngàn tỉ USD trong tổng số 62 nghìn tỉ USD vốn hóa toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thoái kinh tế được ví là nghiêm trọng nhất trong vòng gần 100 năm qua. Tuy mức độ liên thông và phụ thuộc giữa thị trường tài chính Việt Nam với khu vực và thế giới còn thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở mức cao, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão suy thoái. Thêm vào đó là những bất ổn vĩ mô và yếu kém về cơ cấu vốn tồn tại từ trước trong nền kinh tế. Quý I/2008, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn suy giảm. Đến đầu quý IV/2008, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới lan truyền đến Việt Nam, đẩy sâu quá trình suy giảm, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Đối phó với tình hình, ngày 15/01/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua Quốc hội về gói kích thích kinh tế có giá trị 8 tỷ USD nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Sau một năm triển khai, gói kích thích kinh tế đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản đề ra, song cũng làm nảy sinh không ít rủi ro vĩ mô cho nền kinh tế.
Theo dõi những biến động của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy giảm rồi phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, em quyết định chọn đề tài “Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I SỬ DỤNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ - BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẦN THIẾT CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI 7
1.1. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 7
1.1.1. Thất bại của thị trường - cơ sở khách quan để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế 7
1.1.2. Chức năng của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường. 12
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 17
1.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. 18
1.2.1. Suy thoái kinh tế và hậu quả đối với nền kinh tế. 18
1.2.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. 20
CHƯƠNG II SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 28
2.1. Suy giảm kinh tế Việt Nam và biện pháp can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế 28
2.1.1. Diễn biến cuộc suy giảm kinh tế Việt Nam, hậu quả nhìn từ giác độ vĩ mô 28
2.1.2. Nguyên nhân suy giảm kinh tế Việt Nam 42
2.1.3. Sử dụng gói kích thích kinh tế - biện pháp can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ suy giảm 52
2.2. Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 56
2.2.1. Tác động tích cực. 57
2.2.2. Tác động tiêu cực. 66
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 79
3.1. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2010. 79
3.1.1. Triển vọng và rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2010. 79
3.1.2. Nền kinh tế có cần gói kích thích kinh tế thứ hai?. 83
3.1.3. Chính phủ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai 85
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ 86
3.2.1. Về mục đích kích cầu nền kinh tế. 86
3.2.2. Về hiệu quả dài hạn của gói hỗ trợ lãi suất 86
3.2.3. Về chính sách tài khóa. 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
94 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
Chính sách tiền tệ
Tính đến 24/09/2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỷ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỷ đồng, tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỷ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỷ đồng (59%).
Chính sách tài khóa
Tính đến đầu tháng 10/2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỷ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30/06/2009 là 15.492 tỷ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỷ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hoá kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động, v.v… khoảng 37.100 tỷ đồng (99,7%).
Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 06/2009 thực hiện khoảng 22.000 tỷ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 08/2009 đạt 4.500 tỷ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ, ước đến hết tháng 09/2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỷ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công.
Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế thuế, đến 31/08 đã có trên 125 nghìn lượt doanh nghiệp và 937 nghìn đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 07/2009 khoảng 14.700 tỷ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỷ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỷ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỷ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán.
Các chương trình an sinh xã hội
Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai... tổng cộng khoảng 7.000 tỉ đồng.
Trên cơ sở thông tin cập nhật đến tháng 12/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD. Ước thực hiện trong năm 2009 đã sử dụng hết khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,7 tỷ USD. Số còn lại sẽ được sử dụng trong năm 2010 và 2011.
2.2. Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Không dễ để có thể đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện về hiệu quả của gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng về cơ bản, mục tiêu đề ra đã đạt được, đó là: ngăn chặn đà suy giảm, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, các cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Các chính sách này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội phục hồi và mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, việc tiếp cận được nguồn vốn với chi phí rẻ hơn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm giá thành và cải thiện chất lượng sản phẩm, nhờ đó kích thích sự tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả, gói kích thích kinh tế cũng có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như thâm hụt cán cân thương mại, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tăng trưởng tín dụng quá nóng, nguy cơ tái lạm phát trong thời gian tới.
Trong phần này, em xin được đánh giá về những tác động tích cực và tiêu cực của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam nhìn từ giác độ vĩ mô, dựa trên diễn biến tình hình kinh tế và các chỉ số vĩ mô cơ bản trong năm 2009 và quý I/2010.
2.2.1. Tác động tích cực
Nền kinh tế vượt qua suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng
Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%, quý I/2010 đạt 5,83%
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Sang quý II, III, IV của năm 2009, mức tăng GDP đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, vượt mục tiêu 5% của kế hoạch. Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực và là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. So sánh quốc tế: Tốc độ tăng trưởng GDP
Đơn vị: %
Quốc gia
2008
2009
2010E
Trung Quốc
9,55
8,74
10,04
Ấn Độ
7,35
5,67
8,78
Indonesia
6,00
4,55
6,00
Malaysia
4,63
-1,72
4,72
Philippines
3,84
0,92
3,63
Thái Lan
2,46
-2,28
5,52
Việt Nam
6,17
5,32
6,04
Nhật Bản
-1,19
-5,20
1,90
Hoa Kỳ
0,44
-2,44
3,10
Anh
0,55
-4,92
1,34
Nguồn: IMF
Thêm một tín hiệu tích cực là mức tăng GDP hai quý cuối năm 2009 đều cao hơn so với hai quý cuối năm 2008, đặc biệt tăng trưởng GDP quý I/2010 đạt 5,83%, cao hơn hẳn so với quý I/2009 (Hình 2.7). Điều này chứng tỏ nền kinh tế đã vượt qua đáy suy giảm và đi vào giai đoạn phục hồi, bước đầu đạt tốc độ tăng trưởng khá, phản ảnh hiệu quả của gói kích thích kinh tế được triển khai trong thời gian qua.
Hình 2.7. Tốc độ tăng trưởng GDP, 2008 – Quý I/2010
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của sinh viên
Ngành xây dựng phục hồi mạnh mẽ
Xu hướng phục hồi cũng thể hiện qua chỉ số tăng trưởng của các khu vực kinh tế: Từ đáy suy giảm vào quý I/2009, tất cả các ngành đều tăng trưởng khá dần (Bảng 2.5).
Trong đó, sự phục hồi mạnh mẽ nhất có thể nhìn thấy ở ngành xây dựng. Trái ngược với bức tranh ảm đạm năm 2008, bước sang năm 2009, ngành xây dựng đã tăng trưởng khá ấn tượng ngay từ quý I. Trong thời gian qua, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hướng gói kích cầu vào ngành xây dựng, khuyến khích các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội bằng cách giảm thuế suất từ 10% xuống còn 5%, cộng thêm chính sách nới lỏng tiền tệ, nhờ đó ngành xây dựng đang khởi sắc trở lại. Tính chung cả năm 2009, tăng trưởng của ngành này đạt 8,74%, một bước nhảy vọt so với mức 0,02% của năm 2008. Đà tăng trưởng tiếp tục được giữ vững trong quý I/2010 với mức tăng 7,13%, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Ngành xây dựng hiện là ngành mũi nhọn giúp duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp (nhờ tính chất sử dụng nhiều lao động của ngành này).
Bảng 2.5. Tăng trưởng GDP các ngành, 2008 - Quý I/2010
(so với cùng kỳ năm trước)
Đơn vị: %
2008
QI/09
QII/09
QIII/09
2009
QI/10
Tổng số
6,23
3,10
3,90
4,56
5,32
5,83
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
3,79
0,40
1,25
1,57
1,83
3,45
Công nghiệp và xây dựng
6,33
1,50
3,48
4,48
5,52
5,65
Công nghiệp khai thác
-3,83
4,50
7,62
8,17
7,30
0,52
Công nghiệp chế biến
10,05
-0,30
2,76
1,96
1,09
5,85
Công nghiệp điện nước
11,89
2,00
9,02
7,07
5,25
10,40
Xây dựng
0,02
6,90
11,36
9,73
8,74
7,13
Dịch vụ
7,20
5,40
5,50
5,91
6,63
6,64
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 tăng 7,6%, quý I/2010 tăng 13,6%
Công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng mạnh do thị trường xuất khẩu hàng hoá thu hẹp, nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp kịp thời, có hiệu quả như hỗ trợ lãi suất vay vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước thông qua gói kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng nên kết quả sản xuất, kinh doanh từng bước được khôi phục và tiếp tục tăng trưởng (Hình 2.8). Giá trị sản xuất công nghiệp tính chung cả năm 2009 tăng 7,6% so với năm 2008.
Hình 2.8. Tốc độ tăng giá trị SX công nghiệp, 2008 - Quý I/2010
Đơn vị:%
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của sinh viên
Cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cải thiện đáng kể
Cầu nội địa có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế năm 2009 và quý I/2010 trong khi xuất khẩu của nước ta còn đang giảm sút do suy thoái kinh tế, cầu thế giới thu hẹp.
Nhờ triển khai các giải pháp kích thích kinh tế, sản xuất trong nước đã phục hồi, giá cả hàng hóa, dịch vụ tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên cầu trong nước đã được cải thiện từ quý II/2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2009 theo giá thực tế đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2008; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 11% (năm 2008 chỉ tăng 6,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tăng trong quý I/2010, đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với quý I/2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4% (quý I/2009 chỉ tăng 6,5%).
Vốn đầu tư phát triển có những tín hiệu tích cực
Vốn trong nước
Tăng vốn đầu tư là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch đầu tư NSNN của các năm sau, bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng đào tạo lại cho người lao động bị mất việc, v.v… Với những nỗ lực đó, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 và quý I/2010 đã đạt được những kết quả khả quan, các nguồn lực trong nước đang được huy động tích cực hơn (Bảng 2.6).
Bảng 2.6. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 và quý I/2010
Năm 2009
Quý I/2010
Nghìn tỷ đồng
So với năm 2008 (%)
Nghìn tỷ đồng
So với quý I/2009(%)
Tổng số
704,2
115,3
146,8
26,2
KV nhà nước
245,0
140,5
70,8
23,5
KV ngoài nhà nước
278,0
113,9
28,3
48,4
KV vốn đầu tư nước ngoài
181,2
94,2
47,7
19,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bất chấp những khó khăn trong nền kinh tế, đầu tư khu vực ngoài nhà nước vẫn tăng trưởng khá, chiếm tỷ lệ vốn đầu tư cao nhất trong xã hội. Khu vực này đang ngày càng lớn mạnh do được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Tính đến ngày 10/09/2009, số tiền vay vốn để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã đạt 271 tỷ đồng, chiếm khoảng 67,6% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Tăng trưởng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đem lại hiệu quả kinh tế cao vì đây là khu vực chiếm đến 80% việc làm trong nền kinh tế.
Nguồn vốn FDI
Trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 vẫn chưa có cải thiện đáng kể. Tổng số vốn FDI thu hút đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008; tuy nhiên, quan trọng là số vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD, chỉ giảm 13%, không phải là mức giảm lớn trong bối cảnh kinh tế các nước đầu tư chưa hoàn toàn phục hồi. Lạc quan hơn, trong quý I/2010, khoảng 2,5 tỷ USD vốn FDI đã được giải ngân, tăng 13,6% so với quý I/2009. FDI đang trở thành một trong những nguồn tài trợ chính cho thâm hụt thương mại của Việt Nam.
Nguồn vốn ODA
Năm 2009, Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn vay ODA khá lớn, ước đạt 5.85 tỷ USD, cao hơn mức gần 5 tỷ USD của năm 2008. ODA giải ngân đạt 1.99 tỷ USD, xấp xỉ mức 2 tỷ USD của năm 2008. Đến thời điểm tháng 12/2009, vốn ODA mà cộng đồng tài trợ cam kết tài trợ cho Việt Nam trong năm 2010 đã đạt mức kỷ lục là trên 8 tỷ USD. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn ngập chìm trong khó khăn, việc tiếp cận các nguồn vốn vay bị hạn chế tối đa, chứng tỏ các nhà tài trợ rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam sau giai đoạn suy giảm.
Thị trường chứng khoán phục hồi
Trái ngược với năm 2008, TTCK năm 2009 không chỉ gây ấn tượng bởi sự phục hồi nhanh mà còn gây bất ngờ với thanh khoản bùng nổ. Từ ngày 02/01/2009 đến ngày 31/12/2009, từ mốc 313,34 điểm đến mốc 494,77 điểm, VN Index đã tăng 57,9%, khối lượng giao dịch có lúc đạt mức kỷ lục hơn 137 triệu cổ phiếu dưới các chính sách giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán. Mặt khác, nếu tính từ đáy 234,66 điểm hồi tháng 02 đến đỉnh 618,48 điểm vào tháng 10/2009 thì thị trường đã tăng 2,63 lần.
Hình 2.9. Diễn biến TTCK với những sự kiện chính, 2009
Nguồn: Chứng khoán Đại Việt, 2010
Một trong những lý do làm nên sự phục hồi mạnh mẽ của TTCK năm 2009: Cùng với sự phục hồi chung của nền kinh tế thế giới, các chính sách tiền tệ nới lỏng và miễn giảm thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán của Chính phủ khi thực hiện gói kích cầu, đã góp phần tạo tâm lý lạc quan cho NĐT. Một lý do nữa đến từ tình hình hoạt động khởi sắc của các doanh nghiệp, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay giá rẻ, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào giá thấp (ngành nhựa, thép), hoàn nhập các khoản đầu tư tài chính sau khi thị trường phục hồi. Sự gia tăng dòng tiền từ khối đầu tư trong nước vào TTCK năm 2009 có thể do một phần gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã được các doanh nghiệp và NĐT đổ vào chứng khoán để kiếm lời ngắn hạn thay vì đầu tư sản xuất.
An sinh xã hội bước đầu được bảo đảm
Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, Chính phủ cũng triển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện; triển khai các chính sách mới, trong đó có chính sách cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo. Hoạt động chăm sóc người có công và các đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng.
Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008.
Dưới tác động tích cực của gói kích cầu và triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã vượt qua giai đoạn ảm đạm nhất, bước đầu đạt mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ lãi suất và miễn, giãn, giảm thuế của gói kích thích kinh tế cũng làm nảy sinh không ít hệ lụy đối với nền kinh tế.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Thâm hụt cán cân thương mại lớn
Về xuất khẩu
Tuy được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tín dụng và giảm thuế xuất khẩu nhưng do quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới. Cầu trên thị trường thế giới thu hẹp, giá nhiều loại hàng hoá giảm mạnh, khiến kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt đạt 54,1 tỷ USD (loại trừ vàng tái xuất trị giá 2,5 tỷ USD), giảm 14% so với năm 2008. Đây là năm đầu tiên xuất khẩu tăng trưởng âm kể từ khi thực hiện đổi mới.
Hình 2.10. Thương mại Quốc tế, 2008 - Quý I/2010
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về nhập khẩu
Hình 2.11. Mức độ thay đổi KNNK một số mặt hàng, năm 2009
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Sau quý I ảm đạm, khu vực nhập khẩu đã phục hồi kể từ quý II, đặc biệt là vào quý IV do giá và lượng hàng hóa nhập khẩu đều tăng. Tình trạng nhập siêu cao cũng chính thức quay trở lại kể từ quý II (thực ra nếu loại trừ vàng tái xuất thì quý I cũng nhập siêu) và có xu hướng gia tăng vào cuối năm. Một nguyên nhân là các biện pháp kích cầu tiêu dùng và chính sách miễn giảm thuế thu nhập của Chính phủ đã vô tình kích cả cầu hàng tiêu dùng nhập khẩu. Có thể thấy điều này qua tình hình nhập khẩu các mặt hàng: Hầu hết kim ngạch nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất đều giảm so với năm 2008, trong khi các mặt tiêu dùng lại tăng (Hình 2.11). Đáng chú ý là nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã tăng mạnh trong năm 2009, 12,6% về kim ngạch và 50% về số lượng, do chính sách giảm thuế trước bạ từ 10% xuống còn 5%.
Thâm hụt thương mại
Nhập siêu năm 2009 là 12,2 tỷ USD, bằng 21,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, không đạt mục tiêu đề ra là dưới 20%. Trong đó, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc đã là 11,3 tỷ, chứng tỏ hàng tiêu dùng Trung Quốc (giá rẻ, mẫu mã phong phú) đang tạo sức ép lớn lên hàng Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập siêu quý I/2010 vẫn ở mức cao với 3,5 tỷ USD, bằng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2009, các chính sách kích thích kinh tế đã tạo ra nhu cầu lớn đối với hàng nhập khẩu. Sang năm 2010, việc thu hẹp các chính sách này và chủ trương hạn chế nhập khẩu có thể làm giảm áp lực về nhập khẩu. Tuy nhiên, với sự phục hồi của giá cả hàng hóa trên thế giới, nhập khẩu năm 2010 vẫn có thể vượt qua con số tăng trưởng mục tiêu là 7-8%. Hệ quả là thâm hụt thương mại Việt Nam năm 2010 dự báo sẽ tiếp tục ở mức khoảng 22%, chiếm 14%GDP. Thâm hụt thương mại lớn và kéo dài gây áp lực giảm giá lên VND so với USD (VND đã được điều chỉnh giảm 5% vào cuối năm 2009), trong khi USD lại đang giảm giá với EUR hay JPY. Điều này làm gia tăng rủi ro mất giá của VND, dẫn đến lạm phát.
Nguy cơ tái lạm phát
Năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng cuối kỳ chỉ tăng 6,52%, tính trung bình cả năm tăng 6,88%. Đây được xem là mức vừa phải có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì tốc độ tăng CPI của Việt Nam vẫn ở mức rất cao. CPI của khu vực châu Âu tính đến quý III/2009 chỉ tăng 0,5%, Nhật Bản giảm 2,5%, và Trung Quốc tăng 0,6%. Lạm phát năm 2009 được kiểm soát nhờ cộng hưởng của giá cả nguyên vật liệu thế giới giảm và tổng cầu tiêu dùng trong nước giảm. Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tiền tệ khiến tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng trưởng nóng trong năm 2009, cộng thêm sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới, dẫn đến hệ quả là Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao trong năm 2010.
Hình 2.12. Tốc độ tăng CPI, 2009 - quý I/2010
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ năm trước có xu hướng tăng dần kể từ tháng 08 và càng tăng mạnh vào 03 tháng cuối năm 2009. Nếu như trong các tháng quý III, tốc độ tăng CPI vẫn dưới 3% so với cùng kỳ năm trước, thì sang quý IV con số này đã vọt lên lần lượt là 3%, 4,35% và 6,52%. Xu hướng tăng tiếp tục duy trì trong 03 tháng đầu năm 2010. CPI tháng 03/2010 tăng 9,46% so với tháng 03/2009 và tăng 4,12% so với tháng 12/2009. Giá tiêu dùng bình quân quý I/2010 đã tăng 8,51% so với quý I/2009.
Trong những tháng còn lại của năm 2010, các dấu hiệu hạ nhiệt của chỉ số CPI sẽ khó xuất hiện trong bối cảnh giá các loại hàng hóa trên thế giới tăng cao cùng với sự phục hồi kinh tế. Ngoài ra, thâm hụt thương mại được dự báo sẽ vẫn ở mức cao, tăng áp lực mất giá của VND so với USD, giá hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng cao, kéo mặt bằng giá cả trong nước đi lên. Cùng với đó là hậu quả của các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng trong năm 2009: Tổng dư nợ tín dụng ở nước ta đã tăng lên nhanh chóng kể từ quý II, khi các ngân hàng tích cực đẩy mạnh cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Mức tăng trưởng tín dụng 37,7% của năm 2009 sẽ gây nguy cơ lạm phát cao trong năm 2010. Có vẻ như mức lạm phát mục tiêu 7% của Chính phủ cho năm nay đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
Tăng trưởng tín dụng nóng, phát sinh nhiều hệ lụy
Theo báo cáo của NHNN, tổng phương tiện thanh toán của cả năm 2009 ước tăng 28,67% so với tháng 12/2008; huy động vốn tăng 28,7%; tín dụng với nền kinh tế tăng 37,73% (vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra), đây cũng là mức cao kỷ lục từ năm 2005 đến nay.
Tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2009 chủ yếu là do tác động của gói hỗ trợ lãi suất 4%. Chính sách hỗ trợ lãi suất một mặt vừa khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tiền đồng vay tiền, vừa buộc các NHTM phải cho vay (nếu đối tượng có đủ điều kiện); nhưng mặt khác cũng “khuyến khích” các doanh nghiệp nhập khẩu quay sang vay tiền đồng để mua ngoại tệ. Một nguyên nhân khác là do lãi suất cơ bản được hạ từ mức 14% xuống còn 7% và được duy trì trong hầu như cả năm 2009.
Hình 2.13. Dư nợ cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng ở mức cao đã cản trở việc kiểm soát lạm phát, gây sức ép tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% vào ngày 01/12/2009, dẫn đến hệ lụy là tăng chi phí vốn đối với các doanh nghiệp, làm tăng giá thành sản xuất trong năm 2010. Mặt khác, ngoài phần tín dụng phục vụ tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận mà trong đó không loại trừ khả năng “chảy” vào chứng khoán hoặc kích cầu hàng nước ngoài, phần tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh dường như đang kích cung không hợp lý ở một số chỗ, dẫn đến tình trạng tồn kho hàng hóa đang ngày càng gia tăng. Nếu tình trạng này trở nên trầm trọng, ý nghĩa “giải cứu” của gói hỗ trợ lãi suất sẽ nhạt đi đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng bởi tồn kho nghĩa là đọng vốn với doanh nghiệp đồng nghĩa với nợ xấu của ngân hàng. Một hệ lụy nữa là, thực tế cho thấy đã có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất, trong khi theo các đánh giá khác nhau, có tới 80-92% số doanh nghiệp không được hưởng chính sách ưu đãi này, từ đó phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và doanh nghiệp không được vay vốn hỗ trợ lãi suất. Hơn nữa, mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4% là quá lớn, đối tượng thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nên kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.
Rủi ro thanh khoản và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Tính đến hết năm 2009, tăng trưởng tín dụng là 37,73%, trong khi tăng trưởng huy động chỉ là 28,7%. Điều này gây ra tình trạng căng thẳng về thanh khoản đối với một số NHTM do NHNN chủ trương không “bơm” thêm tiền mặt cho các NHTM, buộc các NHTM phải tự tìm cách huy động trong công chúng để cân đối dư nợ cho vay. Thực tế, các NHTM đã và đang tiến hành liên tiếp các cuộc đua tăng lãi suất huy động cùng các chiêu khuyến mại; đường cong lãi suất bị “duỗi thẳng” ở ngưỡng 9,99%/năm. Một số ngân hàng đang quay sang phát hành các giấy tờ nợ khác như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng.
Ngoài ra, trong cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động bị đẩy lên sát với trần lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, chắc chắn khiến lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị thu hẹp nếu dùng vốn huy động đó để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó, các khoản lợi nhuận lớn đã công bố hồi cuối năm 2009 của các NHTM chỉ có thể được tạo bởi dư nợ cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính và các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh nhưng với lãi suất thỏa thuận riêng. Điều này có thể khiến nhiều ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nợ xấu tăng cao trong năm 2010.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp
Hệ số ICOR được tính bằng tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP chia cho chỉ số tăng trưởng GDP.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã thu hẹp đáng kể luồng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2009, đồng thời các gói kích thích kinh tế lấy đầu tư công làm mục tiêu mũi nhọn đã khiến vốn đầu tư khu vực Nhà nước tăng 40% so với năm 2008, chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Tính trung bình từ năm 2001-2008, tỷ lệ đầu tư của khu vực này chiếm đến 47.5% tổng số vốn đầu tư xã hội. ICOR của khu vực Nhà nước luôn ở mức rất cao. Chẳng hạn năm 2007 ICOR toàn bộ nền kinh tế là 5.4x, trong khi khu vực Nhà nước là 8.3x, ngoài Nhà nước 3.7x, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5x.
Năm 2009, sự gia tăng tỷ trọng đầu tư vào khu vực công kém năng động là nguyên nhân chính đẩy chỉ số ICOR lên mức cao kỷ lục 8x. Con số này thể hiện hiệu suất đầu tư của Việt Nam đã giảm 20% so với năm 2008 khi hệ số ICOR là 5.2. Đối với các nước đang phát triển, ICOR do các tổ chức quốc tế khuyến nghị nằm ở mức 3, đây là mức đầu tư có hiệu quả và từ đó nền kinh tế có hướng phát triển bền vững. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong khu vực có cùng giai đoạn phát triển kinh tế (Bảng 2.7), ICOR của Việt Nam cao hơn, đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn.
Bảng 2.7. Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Á
Quốc gia
Giai đoạn
GDP (%)
Đầu tư/GDP
ICOR
Hàn Quốc
1961-1980
7,9
23,3
3,0
Đài Loan
1961-1980
9,7
26,2
2,7
Indonesia
1981-1995
6,9
25,7
3,7
Thái Lan
1981-1995
8,1
33,3
4,1
Trung Quốc
2001-2006
9,7
38,8
4,0
Việt Nam
2001-2006
7,6
39,1
5,1
Nguồn: World Bank
Trong cơ cấu tổng đầu tư Nhà nước năm 2009, một tỷ lệ lớn vốn đầu tư được sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng công cộng (các dự án chưa làm ra ngay lợi nhuận) và đầu tư vào phát triển an sinh xã hội. Trên phương diện hiệu quả trong từng khu vực đầu tư, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12. Bên cạnh đó, mức độ sinh lợi của các khoản đầu tư trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế là rất thấp, đây là nhân tố chính dẫn đến sự nhảy vọt ICOR trong năm 2009.
Định hướng đầu tư trong năm 2010, Chính phủ vẫn tập trung đầu tư vào khu vực Nhà nước, là khu vực vốn có mức ICOR cao, do vậy để hạn chế mức tăng ICOR hiện nay là một điều rất khó. Đầu tư khu vực Nhà nước thường tạo ra ít việc làm hơn khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, một mục tiêu khá quan trọng của Chính phủ hiện nay là thúc đẩy đầu tư để tạo công ăn việc làm sẽ khó đạt được khi đổ một lượng vốn lớn vào khu vực này. Ngoài ra, hiện tượng thất thoát, kém hiệu quả trong đâu tư của khu vực Nhà nước là khá phổ biến. Chất lượng đầu tư thấp sẽ dẫn đến nguy cơ tiềm tàng cho lạm phát, bất ổn vĩ mô và trì trệ trong kinh tế về dài hạn.
Bội chi ngân sách cao, thâm hụt cán cân thanh toán
Nới lỏng chính sách tài khoá đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách năm 2009 lên đến mức cao kỷ lục 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ Chính phủ cũng tăng mạnh từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP.
Hình 2.14. Thu, chi ngân sách Nhà nước, 2000-2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các nguyên nhân khiến thu ngân sách giảm: Một phần nguồn thu từ thuế (chiếm 75% tổng nguồn thu) sụt giảm mạnh sau khi suy giảm kinh tế, cộng với chính sách miễn, giãn, giảm thuế từ gói kích cầu đã làm ngân sách sụt giảm hơn 20.000 tỷ đồng. Dự toán sai giá dầu thành 70USD/thùng trong khi giá bán chỉ đạt 60USD, làm nguồn thu từ dầu thô giảm 5.700 tỷ đồng so với kế hoạch. Nguồn thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 rất khó khăn do lãi suất chào bán thấp, trong khi áp lực trả nợ gốc của Chính phủ sẽ gia tăng đáng kể từ năm 2010.
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của gói kích thích kinh tế
đến ngân sách Nhà nước
Nguồn: ADB (2009), Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế
Trong khi nguồn thu giảm, nguồn chi lại ngày càng tăng mạnh do các gói hỗ trợ lãi suất, đẩy thâm hụt ngân sách lên mức cao kỷ lục 6,9% GDP (theo tiêu chuẩn của thế giới, thâm hụt ngân sách trên 5% là mức nguy hiểm đối với một quốc gia). Thâm hụt ngân sách lớn sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, giảm tiết kiệm nội địa và đe dọa đến đầu tư của tư nhân (vốn là những khoản đầu tư có tín hiệu quả cao hơn so với đầu tư công), đồng thời gây tác sức ép lên cán cân thanh toán.
Thâm hụt cán cân thanh toán
Năm 2009, bội chi ngân sách lên đến 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP; thâm hụt thương mại 11,2 tỷ USD, bằng 12,3% GDP; lượng kiều hối giảm 5,6% (0,4 tỷ USD) so với năm 2008; nguồn vốn FDI đăng ký giảm 70% do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Đây là những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán 1,9 tỷ USD trong năm 2009.
Tóm lại, kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy suy giảm hồi quý I/2009 và có những chuyển biến tích cực khi tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32% (cao hơn so với kế hoạch), chỉ số CPI được kìm hãm ở mức 6,88%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 15% so với năm 2008, an sinh xã hội bước đầu được đảm bảo. Song bên cạnh đó, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại như thâm hụt cán cân thương mại 12,3% GDP, bội chi ngân sách 6,9% GDP, thâm hụt cán cân thanh toán 1,9 tỷ USD, hiệu quả sử dụng vốn thấp (ICOR lên mức 8), tăng trưởng tín dụng quá nóng 37,73%, nguy cơ lạm phát quay trở lại trong năm 2010. Như vậy, gói kích thích kinh tế của năm 2009 đã góp phần giải quyết được một số vấn đề trước mắt về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2009 nhưng những hệ quả tiêu cực mà nó để lại tương đối dài cả đối với khả năng tăng trưởng bền vững cũng như khả năng ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định triển khai các biện pháp kích thích kinh tế cho năm 2010 và các năm tiếp theo.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ
3.1. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2010
3.1.1. Triển vọng và rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2010
Mặc dù vẫn còn nhiều lo ngại về tính không chắc chắn của quá trình phục hồi, nhưng nhận định phổ biến hiện nay là kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2010. Theo dự báo của IMF, năm 2010, thương mại quốc tế sẽ tăng trưởng 2%, chỉ số giá tiêu dùng ổn định ở cả nhóm nước đã phát triển (2%) lẫn đang phát triển (4%), và tăng trưởng GDP của thế giới đạt 3% - xấp xỉ với mức tăng trưởng trung bình dài hạn. Phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội từ sự phục hồi chung này, cụ thể là xuất khẩu và FDI sau khi suy giảm khá mạnh năm 2009 có thể dần hồi phục trong năm 2010. Với niềm tin vào một nền kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2009 trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho năm nay.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu vĩ mô chính
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010E
1
Tăng trưởng GDP (%)
6,5
5,32
6,5
2
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp (%)
15,9
6,8
17,5
3
Lạm phát (%)
19,89
6,88
7,0
4
Thâm hụt thương mại
(tỷ USD)
17
12,2
< 12
5
Tăng trưởng xuất khẩu (%)
29,9
-10
6
6
Tăng trưởng nhập khẩu (%)
28,5
-14
< 17
7
Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội (%)
13,2
15,3
8,0
8
Cán cân vãng lai (tỷ USD)
-9,2
-7,0
-13,9
9
FDI (tỷ USD)
Số vốn đăng ký
64
21,5
22-25
Giải ngân
11
10
10-11
10
Tăng trưởng tín dụng (%)
25,4
33,7
25,0
11
Bội chi ngân sách Nhà nước (% GDP)
4,9
6,9
6,2
12
Tỷ giá VND/USD
(thời điểm cuối năm)
17.483
18.479
18.400
13
Dự trữ ngoại hối (tỷ USD)
24,2
16,0
15,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng trùng với con số dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế đưa ra ngay từ những tháng đầu năm 2010. Thậm chí, Ngân hàng Thế giới, trong dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2010, đã cho rằng tỷ lệ tăng trưởng 6,5% đối với Việt Nam là trong tầm tay. Các chuyên gia của WB lạc quan nhận định Việt Nam đang ra khỏi suy thoái với vị thế tốt hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, những yếu tố gây mất cân đối vĩ mô được dự trù từ cuối năm 2009 cũng đang ngày càng trở nên rõ nét qua những tháng đầu năm 2010, báo hiệu việc thực hiện kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trước hết, với một độ trễ nhất định (khoảng 06-12 tháng), mức tăng tín dụng gần 38% của năm 2009 và gói cho vay hỗ trợ lãi suất 438.000 tỷ đồng sẽ gây áp lực rất lớn lên chỉ số lạm phát trong năm 2010. Thêm nữa, lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của các yếu tố sản xuất trong năm 2010 do giá dầu và các nguyên liệu cơ bản trên thị trường thế giới đang có chiều hướng tăng lên. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất và phải phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Theo đó, nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại trong thời gian tới là tương đối rõ ràng. IMF dự báo lạm phát Việt Nam 2010 có thể ở mức hai con số.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi, xuất khẩu sẽ được cải thiện so với năm 2009, nhưng nhập khẩu chắc chắn cũng sẽ tăng cao. Thứ nhất, tác động của gói kích cầu đã khiến tiêu dùng trong nước tăng mạnh, nếu hàng hoá nội địa không đủ khả năng đáp ứng cầu (về cả chất lượng, số lượng, giá thành) thì nhập khẩu sẽ tăng lên. Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu thô có giá thành thấp, không có sức bật mạnh trong khi các mặt hàng nhập khẩu lại có giá cao và có thể sẽ tăng mạnh khi kinh tế thế giới phục hồi. Thứ ba, cần lưu ý rằng suy thoái kinh tế vừa qua đã khiến nhiều nước dựng rào cản thương mại để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu. Theo đó, thâm hụt thương mại năm 2010 nhiều khả năng sẽ vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, các nguồn thu ngoại tệ (đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối) có thể sẽ phục hồi trong năm 2010 nhưng chưa chắc đã đủ mạnh để bù đắp thương mại, khi giờ đây các nước đang phát triển không còn là điểm đến an toàn mang lại lợi nhuận vượt trội cho các khoản đầu tư nữa. Điều này sẽ gây sức ép lên cán cân thanh toán.
Ngoài lạm phát và thâm hụt thương mại dự báo ở mức cao, xu hướng tăng giá của USD so với các ngoại tệ mạnh khác cũng sẽ gây áp lực lên tỷ giá VND/USD. Thêm vào đó, việc dự trữ ngoại hối giảm sút trong năm 2009 (từ 23 tỉ USD vào cuối tháng 11/2008 xuống còn khoảng 15 tỉ USD vào cuối tháng 12/2009) khiến khả năng can thiệp của Chính phủ vào thị trường cũng sẽ bị hạn chế. Do vậy, không loại trừ khả năng tỷ giá chính thức VND có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm trong thời gian còn lại của năm 2010.
Bên cạnh đó, tới đây nước ta sẽ phải đối mặt với một rủi ro nữa về mặt vĩ mô là thâm hụt ngân sách. Theo kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi ngân sách năm 2010 vẫn ở mức 6,2% GDP. Việc Chính phủ áp dụng các biện pháp bù đắp bội chi ngân sách như tăng lãi suất trần trái phiếu để tăng nguồn huy động, đẩy mạnh thu thuế, thậm chí in tiền có thể xảy ra. Trong khi biện pháp đầu tiên là khó có thể thực hiện trong nửa đầu năm 2010 do tình trạng khan hiếm vốn của hệ thống NHTM, các động thái còn lại đều làm tăng lạm phát.
Như vậy, hoàn toàn có thể hy vọng vào một bối cảnh kinh tế sáng sủa hơn trong thời gian tới, song những thành công của năm 2009 cũng mang lại sức ép không nhỏ cho năm 2010. Các gói hỗ trợ đã góp phần mang lại sự phục hồi kinh tế nhưng đồng thời cũng là một gánh nặng cho ngân sách. Sự mở rộng tiền tệ và tăng trưởng tín dụng cao một mặt giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn giải quyết khó khăn trước mắt, mặt khác góp phần làm tăng nguy cơ lạm phát. Sức cầu nội địa được cải thiện, giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, nhưng do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, lại cũng góp phần kích thích nhập khẩu, tạo sức ép lên cán cân thương mại. Những yếu tố nêu trên đã gây một sức ép lớn lên tỷ giá, đe dọa sự ổn định giá trị đồng tiền và sự ổn định vĩ mô của Việt Nam. Do đó, làm sao để dung hòa được những sức ép này trong khi vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt làm tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh hơn trong những năm sau là một bài toán không dễ đối với các cơ quan quản lý, điều hành.
3.1.2. Nền kinh tế có cần gói kích thích kinh tế thứ hai?
Câu hỏi quan trọng hiện nay là: Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam có cần triển khai tiếp gói kích thích kinh tế, thường được gọi là gói kích cầu, thứ hai không? Trả lời cho câu hỏi này, hiện có hai quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm ủng hộ việc triển khai gói kích thích kinh tế thứ hai cho rằng: Trong năm 2009 và quý I/2010, mặc dù nền kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng khả quan, hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều vượt kế hoạch đề ra nhưng kết quả này phần lớn nhờ vào gói kích thích kinh tế, thực tế sự tăng trưởng chưa bền vững. Một phần không nhỏ lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp là từ lợi thế hàng tồn kho giá thấp, từ giảm chi phí sử dụng vốn và hoàn nhập dự phòng. Mặt khác, thực tế nền kinh tế toàn cầu tuy đã có những tiến triển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tăng trưởng vững trở lại. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố giá và thị trường. Nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần tiếp tục có sự hỗ trợ theo xu hướng giảm dần, làm bước đệm cho sự phục hồi bền vững sau khủng hoảng. Việc bất ngờ chấm dứt gói kích cầu sẽ khiến các doanh nghiệp bị sốc, chưa thể thích ứng ngay với tình trạng không ưu đãi và cạnh tranh khốc liệt tìm kiếm thị trường hiện tại. Nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi theo mô hình chữ W, mô hình được khá nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, tác động mạnh đến thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khiến công lao gói kích thích kinh tế thứ nhất bị bỏ phí.
Ngược lại, quan điểm không ủng hộ cho rằng: Trước hết, việc duy trì gói kích thích kinh tế trong thời gian dài có thể phá vỡ các nguyên tắc thị trường trong nền kinh tế khi chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp thấp hơn chi phí huy động, một phần ngân sách được chuyển thành lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mặt khác, thực tế phân bổ gói hỗ trợ lãi suất không đồng đều giữa các chủ thể cần vốn, thực tế các doanh nghiệp nhỏ, rất khó khăn khi đương đầu với khủng hoảng lại không nhân được sự hỗ trợ nhiều. Và điều này cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi hệ thống Ngân hàng phải cho vay trong khi các dự án có thể tính toán hiệu quả dựa trên chi phí vay thấp. Mặt khác, gói kích thích kinh tế làm tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam thêm nặng nề. Và việc nguồn tiền tiếp tục được bơm ra nền kinh tế trong khi tăng trưởng chưa phục hồi mạnh tất yếu sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Việc kiểm soát lạm phát không kịp thời, để đến khi giá cả bùng phát, Chính phủ buộc phải dùng biện pháp kiểm soát mạnh sẽ gây ra mâu thuẫn lạm phát, tăng trưởng, càng gây khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn hiện tại của Việt Nam rất thấp, việc tiếp tục bơm vốn ra nền kinh tế càng khiến khả năng kiểm soát hiệu quả đầu tư bị hạn chế. Kết hợp với việc nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có những sự tăng trưởng khá khả quan, bộ phận không ủng hộ cho rằng không cần thiết phải tiếp tục thực hiện gói kích cầu thứ hai.
Theo ý kiến của em, rủi ro hiện nay đối với nền kinh tế đó là khả năng suy giảm trở lại khi kinh tế thế giới bước vào giai đoạn gập gềnh thường có sau của giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng. Hầu hết các đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới khi đề cập về khả năng phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V đều thể hiện một quan điểm thận trọng. Do vậy, tôi nghiêng về giải pháp cần có một gói kích thích kinh tế thứ hai, nhằm một mặt tạo bước đệm cho nền kinh tế “hạ cánh” an toàn khi giai đoạn suy giảm đã chính thức qua đi; mặt khác gói kích thích kinh tế cũng giúp các doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng “sốc” do thiếu các phao cứu sinh cần thiết trong trường hợp kinh tế gặp khó khăn trở lại. Trong giai đoạn hiện tại, lạm phát chưa phải là vấn đề đáng quan ngại hàng đầu, mà mục tiêu chủ đạo là thúc đẩy tăng trưởng, một gói kích cầu với quy mô nhỏ, mang tính định hướng hơn theo ngành nghề sẽ phần nào làm an tâm giới doanh nghiệp trong nước.
3.1.3. Chính phủ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, diễn ra trong hai ngày 29-30/10/2009, Chính phủ đã quyết định triển khai gói chính sách hỗ trợ thứ hai đối với doanh nghiệp.
Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhưng mức độ, thời gian và đối tượng thụ hưởng sẽ được cắt giảm, thu hẹp. Cụ thể, gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn sẽ tiếp tục triển khai đến 31/03/2010, thay vì 31/12/2009 như kế hoạch. Ngoài ra, Chính phủ sẽ kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2010 cho các đối tượng trong các quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn đầu tư mới) và quyết định 497 (hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị). Tất cả các khoản vay trên sẽ được thay đổi mức lãi suất hỗ trợ, giảm từ 4% xuống còn 2%. Thủ tướng cũng tán thành đề xuất của Bộ Tài chính là giãn (chậm) nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng một quý đối với tất cả các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, gói kích cầu thứ hai sẽ chỉ được triển khai thực hiện sau khi Quốc hội xem xét, thông qua.
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ
3.2.1. Về mục đích kích cầu nền kinh tế
Có thể nói mục tiêu kích cầu nền kinh tế trong thời gian qua chưa thật sự đạt được như kỳ vọng. Đã có xu hướng chú trọng kích cầu sản xuất hơn kích cầu tiêu dùng, trong sản xuất lại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hy vọng tìm đầu ra cho hàng hoá trong lúc kinh tế thế giới đang khủng hoảng. Trong khi đó kích cầu tiêu dùng hàng nội địa lại chưa được coi trọng đúng mức. Khi xuất khẩu rơi vào tình trạng u ám, hàng hoá ứ đọng, các doanh nghiệp quay về tìm kiếm thị trường nội địa, còn thị trường nội địa lúc này lại đang hướng tới hàng hóa nhập khẩu giá rẻ và đa dạng từ Trung Quốc, vì vậy không trở thành “phao” cứu sinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, giải pháp là cần phải tập trung kích cầu tiêu dùng hàng nội địa, thậm chí đầu tư vào một dự án kích thích dùng hàng Việt Nam trong dài hạn, giải quyết được gốc rễ của việc “sính hàng ngoại”.
3.2.2. Về hiệu quả dài hạn của gói hỗ trợ lãi suất
Xét về mặt toàn diện thì việc tiếp tục triển khai gói hỗ trợ lãi suất sẽ đảm bảo duy trì các mục tiêu cơ bản của Chính phủ ngay từ khi đưa ra gói kích thích kinh tế thứ nhất. Các khoản hỗ trợ lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp tự tin và an toàn hơn trong việc đầu tư vay vốn, cải cách cơ cấu sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, gói hỗ trợ không mang tính dài hạn, về lâu dài dễ gây ra lạm dụng, sử dụng không hiệu quả. Chẳng hạn như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó chia chác kiếm lời, hay hiện tượng doanh nghiệp lạm dụng vay nhưng lại không đầu tư theo cam kết mà dùng để trả nợ đáo hạn rồi gửi lại ngân hàng ăn lãi, v.v… Vì thế, cần có cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ công khai, minh bạch hơn nữa, nhằm bảo đảm công bằng, hợp lý cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó đặc biệt tăng cường sự giám sát của cộng đồng, tránh lãng phí, thất thoát.
Chính phủ cũng cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn như vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, tín dụng đầu tư, nhất là đối với các công trình, dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.3. Về chính sách tài khóa
Thứ nhất, cân nhắc giảm thêm hoặc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp sản xuất, gia công trong các ngành như dệt may, da giày, chế biến thủy sản - những ngành chủ lực của xuất khẩu mà hiện đang bị thu hẹp thi trường do suy thoái kinh tế thế giới. Cần xem xét thêm về lĩnh vực giảm và tỷ lệ giảm để đảm bảo thực sự hỗ trợ có hiệu quả vì việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư tìm kiếm thị trường mới, kể cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, qua đó, khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp chống buôn lậu và trốn thuế hiệu quả. Cùng với việc giảm thuế cho những đối tượng cần được giảm để kích thích đầu tư thì việc chống trốn thuế để khai thác tăng thu từ những đối tượng cần phải quản lý cũng là việc làm vô cùng cần thiết trong bối cảnh thu ngân sách bị giảm do tác động của các biện pháp giảm và gia hạn nộp thuế. Chống trốn thuế hiệu quả không những tăng thu hợp lý mà còn góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chống buôn lậu tốt không những góp phần tăng thu cho Nhà nước mà còn đảm bảo không để hàng hoá nhập lậu có điều kiện bán với giá rẻ cạnh tranh không bình đẳng với hàng hoá của các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước chấp hành tốt pháp luật thuế, qua đó, đảm bảo chính sách kích cầu được thực hiện có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Thực tế là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008 đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế vốn có độ mở lớn và dễ bị tổn thương như Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, suy giảm kinh tế Việt Nam có căn nguyên ở những bất ổn vĩ mô và yếu kém nội tại, suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ đóng vai trò làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn suy giảm chính thức thức bắt đầu từ quý I/2008, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Trong bối cảnh đó, vai trò điều hành của Nhà nước đã được nhấn mạnh trong việc ngăn chặn suy giảm, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Gói kích thích kinh tế giá trị 8 tỷ USD của Chính phủ, chủ yếu dựa trên các chính sách nới lỏng cả tiền tệ và tài khóa đã được triển khai. Sau một thời gian dài thực hiện, gói kích cầu đã phát huy những hiệu quả nhất định khi đưa bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam vượt qua giải đoạn ảm đạm nhất và đạt mức tăng trưởng khá; tuy nhiên cũng làm nảy sinh không ít hệ lụy đối với nền kinh tế.
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em đã tập trung giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò can thiệp vào nền kinh tế của Chính phủ, cụ thể là sử dụng các gói kích cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của suy giảm kinh tế Việt Nam, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế.
Thứ ba, dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010, từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế.
Mặc dù khóa luận đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về lý luận và thực tiễn, song không tránh khỏi có những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan đã hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện về thời gian và tài liệu nghiên cứu giúp em hoàn thành khóa luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cao tình hình triển khai nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, Hà Nội, 09/2009.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (2009), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, Hà Nội, 25/12/2009.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, Hà Nội, 07/04/2010.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (2009), Toàn cảnh năm 2008, thách thức và cơ hội năm 2009, Hà Nội, 12/2009.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2009 và triển vọng năm 2010, Hà Nội, 01/2010.
Hiền Thư (2009), Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản, số 9 (177), 05/2009, trực tuyến tại:
Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, Hà Nội, 04-05/12/2008.
Nguyễn Đức Thành - Bùi Trinh - Phạm Thế Anh - Đinh Tuấn Minh - Bùi Bá Cường - Dương Mạnh Hùng (2008), Về chính sách chống suy thoái ở Việt Nam hiện nay - Nghiên cứu số 1: Chính sách kích cầu, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 04/2008.
Nguyễn Xuân Thắng (2009), Lý thuyết “cầu hiệu quả” của Giôn May-na Keynes với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Tạp chí Cộng Sản, số 19 (187), 12/2009, trực tuyến tại:
Phạm Thế Anh - Từ Thùy Anh - Phạm Văn Hà - Lê Hồng Giang - Jago Penrose - Nguyễn Đức Thành - Tô Trung Thành (2009), Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CERP 2009 - Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), Nhà xuất bản Tri Thức, Quý III/2009.
Phạm Văn Vận - Vũ Cương (2005), Giáo trình Kinh tế Công cộng, 37-47, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
Tổng cục Thốg kê (2000 - Quý I/2010), Thông tin thống kê hàng tháng, trực tuyến tại:
Trần Chí Thiện (2009), Ngăn chặn suy giảm kinh tế: từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam.
Trần Du Lịch (2008), Kinh tế Việt Nam - Nhìn từ giác độ các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trực tuyến tại:
Tài liệu Tiếng Anh
Asian Development Bank (2009), Key Indicators 2009, available at:
International Monetary Fund (2010), World Economic Outlook Databases, 04/2010, available at:
Steven Dunaway (2009), Global Imbalances and the Financial Crisis, Council Special Report No. 44, Council on Foreign Relations Inc., New York, 03/2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm.doc