Khóa luận Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản và quá trình phát triển phôi của cá hô (catlocarpio siamensis)

Quan sát cá Hô mới nở trong đĩa Petri bằng mắt thường có sự hỗ trợ của trắc vi thị kính. Thấy rằng, cá Hô mới nở có chiều dài từ 3,6 – 3,8 mm, khối noãn hoàng rất to nên cá không bơi lội ngay được mà chỉ nằm cử động một chỗ. 24 giờ sau khi nở cá mới di chuyển, nhưng cũng thỉnh thoảng vận động chuyển chỗ, chứ không bơi lội trong nước được. Sau khi nở 1 - 2 ngày khối noãn hoàng nhỏ lại, lúc này cá di chuyển trong nước tự do hơn trước.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản và quá trình phát triển phôi của cá hô (catlocarpio siamensis), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản cá Theo Phạm Văn Khánh (2005), kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Cóc (Cyclocheilichthys enoplos, Bleeker, 1850), kích thích tố được sử dụng là não thùy kết hợp với LHRH_a. Đối với não thùy, liều lượng sử dụng cho cá cái ở liều sơ bộ là 1 – 2,5 mg/kg; liều quyết định 3 – 7,05 mg/kg. Đối với LHRH_a tiêm ở liều quyết định là 130 – 150 µg LHRH_a trộn tương ứng với 5 – 7,5 viên Motilium. Kích dục tố dùng cho cá đực bằng 1/3 liều lượng của cá cái. Cá rụng trứng sau liều tiêm quyết định từ 5 – 6 giờ. Theo Huỳnh Hữu Ngãi và ctv. (2008), bước đầu sinh sản nhân tạo cá Bông Lau (Pangasius Krempfi, Fang và Chaux, 1949), liều kích dục tố cho cá cái từ 6 – 7 liều với kích thích tố là HCG. Liều dẫn là 500 UI/ kg, từ sơ bộ tăng từ từ lên, 800, 1000, 2000 và 3000 UI/ kg. Hai liều quyết định được sử dụng, liều 1 là 8000 UI/ kg, liều 2 là 6000 UI/ kg. Liều dẫn và liều sơ bộ mỗi liều các nhau 24 giờ, từ liều sơ bộ đến liều quyết định cách nhau 7 giờ. Cá đực tiêm 1 liều cùng với thời gian tiêm liều quyết định thứ nhất và bằng 1/3 liều tiêm cá cái. Sau khi tiêm liều quyết định thì 12 giờ trứng rụng. Tỷ lệ thụ tinh đạt từ 26 – 45%, tỷ lệ nở là 57%. Sau thời gian 24 giờ thì trứng nở ở nhiệt độ 28 – 300C. Theo Đặng Văn Trường và ctv. (2008), nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu (Mastacembelus favus, Hora 1923), cá cái được tiêm 3 liều kích dục tố, mỗi liều tiêm cách nhau 12 đến 24 giờ. Cá đực được tiêm 1 liều vào thời điểm tiêm liều quyết định cho cá cái. Loại kích dục tố sử dụng là HCG. Liều tiêm là 5000 UI/ cá cái. Sau 18 – 36 giờ cá rụng trứng. Trứng thụ tinh nở sau 55 giờ ở nhiệt độ nước 28 – 30 oC. Tỷ lệ thụ tinh đạt 61%. Theo Võ Minh Khôi (2007), trong sinh sản nhân tạo cá Lóc Bông (Channa micropeltes), cá đực được tiêm trước cá cái từ 2 – 4 ngày, liều lượng HCG tiêm cho cá đực nằm trong khoảng 2.000 – 3.000 UI/kg. Đối với cá cái liều lượng tiêm HCG là 1.000 UI/kg sẽ cho sinh sản tốt hơn liều 1.500 UI/kg. Theo phương pháp này, tỷ lệ thụ tinh của cá Lóc bông đạt từ 58,43 – 79%, tỷ lệ nở đạt 91,14 – 95,56%. Theo Trần Thị Phương Lan (2008), sử dụng LHRH_a, HCG và não thùy để sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng, đạt tỷ lệ rụng trứng cao nhất ở mức 100 µg/ kg cá cái, 600 UI/ kg và 3,5 não/ kg, với tỷ lệ cá đẻ là 100%. Kết quả về sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá sau khi tiêm các loại kích dục tố lần lượt là: Ở LHRH_a: 74.733 trứng/kg cá cái, 40% và 68,73%; Ở HCG là: 83.480 trứng/kg, 64,29% và 80,37%; Ở não thùy là: 156.881 trứng/kg, 85,64% và 95,04%. Thời gian rụng trứng của cá từ 3 – 5 ngày sau khi tiêm kích dục tố. Như vậy, trong 3 loại kích dục tố cho cá bống tượng sinh sản thì não thùy cho kết quả tốt hơn cả về số lượng trứng đẻ ra và số lượng ấu trùng khi nở. 18 Theo Nguyễn Ngọc Linh (2006), sử dụng kích dục tố 200 µg LHRH_a + 10 mg Motilium/ kg cá cái trong sinh sản cá Chép Nhật (Cyprinus carpio). Thu được kết quả khả quang, với sức sinh sản thực tế của cá khoảng 30.000 trứng/kg, thời gian hiệu ứng thuốc là 9 giờ, tỷ lệ thụ tinh 80 – 93%, tỷ lệ nở 81 – 90%. Theo Võ Như Mĩ (2008), trong sinh sản nhân tạo cá Chốt Trắng sử dụng liều 50, 100 và 150 µg LHRH_a + Motilium đều có tác dụng gây chín và rụng trứng ở các liều lượng thí nghiệm, trong đó liều lượng 100 µg/kg cho kết quả tốt nhất và 1.000, 1.500, 2.000 UI HCG/kg. Trong đó chỉ có 2 liều lượng 1.000 và 1.500 UI/kg có tác dụng gây chín và rụng trứng, liều lượng 2.000 UI/kg không gây chín và rụng trứng, liều lượng cho kết quả tốt nhất là 1.500 UI/kg. Kết quả giữa 2 loại kích dục tố LHRH_a + Motilium và HCG thì tỷ lệ cá đẻ ở kích dục tố 100 µg LHRH_a + Motilium là tốt nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ cá nở tốt nhất là ở kích dục tố 1.500 UI HCG. Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2008), kích dục tố là HCG chưa cho kết quả gây rụng trứng trong việc kích thích sinh sản nhân tạo cá Leo ở mức liều lượng là 2.000, 3.000, 4.000 UI/kg cá cái. Các mức liều lượng kích dục tố HCG (4.000 UI/kg) + não thùy, LHRH_a (150 µg/kg) + Motilium hoặc não thùy (8, 9, 10 mg/kg) có thể sử dụng để kích thích sinh sản cá Leo. Trong thí nghiệm này sử dụng kích dục tố là não thùy cá Chép với liều lượng 10 mg/kg cho hiệu quả cao nhất với sức sinh sản đạt 118.683 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh đạt 59,34% và tỷ lệ nở đạt 53,98%. Theo Nguyễn Đức Tuân (2004), cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus, Lacepede, 1803), dùng các loại kích dục tố LHRH_a + Motilium, HCG, não thùy. Thực hiện tiêm 2 lần cách nhau 23 – 25 giờ. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 cá cái. Liều tiêm cho liều 1 bằng 1/5 tổng liều. Năm 2004, họ đã sử dụng công thức này và thử nghiệm thêm công thức 20 µg LHRH_a + 6 viên Motilium/ kg cá cái để kích thích cá bố mẹ sinh sản và đã 2 lần thu được tỷ lệ cá đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh trung bình cao nhất là 84,70%, tỷ lệ nở cao nhất 72,47% và tỷ lệ dị hình thấp nhất 9,38%. Năng suất cá bột cao nhất trong các lần cho đẻ là 2.690 cá bột/kg cá cái, thấp nhất là 69 cá bột/kg 19 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2012. Địa điểm: tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ Thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến Lưới, vợt vớt cá bố mẹ Ống tiêm, kim tiêm Máy sục khí, máy bơm Cối sứ, chày sứ Nhiệt kế, test pH, que thử trứng Thau, xô, ống nhựa, khay, khăn, muỗng, lông gà Cân đồng hồ, cân điện tử Kính hiển vi, đĩa petri, cốc thủy tinh Một số vật dụng cần thiết khác. 3.2.2 Hóa chất Chlorine Nước muối sinh lí Ethylenglycolmonphenyl ether 3.2.3. Loại hormone kích thích sinh sản nhân tạo HCG (Human Chorionic Gonadotropin) LHRH_a (Luteotropin Hormon Releasing Hormon_analog) Não thùy. 3.2.4 Nguồn cá thí nghiệm Cá Hô bố mẹ được nuôi vỗ cho đến giai đoạn thành thục thì tiến hành bố trí thí nghiệm kích thích sinh sản. 20 3.3 Phương pháp tiến hành 3.3.1 Nuôi vỗ cá bốmẹ 3.3.1.1 Nguồn cá bốmẹ Cá bố mẹ được chọn nuôi vỗ có nguồn gốc từ tự nhiên và đã được thuần hóa tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cá có ngoại hình tốt, khỏe mạnh, không dị hình, trọng lượng từ 10 - 31 kg/con. 3.3.1.2 Chuẩn bị ao nuôi Trước khi thả cá, ao nuôi được tát cạn nước, vét bớt bùn đáy, tu sửa bờ ao. Sau đó bón vôi và cho nước vào ao. Ao nuôi vỗ có diện tích 2.000 m2, sâu 1,5 m, lớp bùn đáy < 20 cm. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, luôn chủ động và không bị ô nhiễm. 3.3.1.3 Thả cá vào ao Sau khi cho nước ra vào ao, khoảng 3 – 4 ngày thì tiến hành thả cá. Thả cá vào lúc trời mát, thả từ từ xuống ao, tránh làm sốc cá. Thả cá nuôi từ ngày 22/01/2012. Tổng số lượng đàn cá là 67 con (37 cá cái và 30 cá đực). 3.3.1.4 Chăm sóc và quản lý cá bốmẹ Cá bố mẹ được nuôi vỗ chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (nuôi vỗ tích cực): cho cá ăn thức ăn viên chứa 27% protein, khẩu phần ăn cho cá bằng 2% khối lượng thân, ngày chia làm 2 lần, lúc 8 giờ sáng và 5 giờ chiều. Sau thời gian nuôi 1 tháng kiểm tra sự thành thục của cá. Khi tuyến sinh dục đạt đến giai đoạn III thì chuyển sang nuôi giai đoạn 2. Giai đoạn 2 (nuôi vỗ thành thục): cho cá ăn giống như ở giai đoạn 1 nhưng khẩu phần giảm 1/3 – 1/2. Ngoài ra còn bổ sung vitamin E vào thức ăn viên và cho cá ăn thêm trái cây (ổi, mận,...) 1 lần/ngày lúc 5 giờ chiều. 3.3.1.5 Quản lý môi trường ao nuôi Các chỉ tiêu môi trường nước được đo định kỳ. Nhiệt độ, ôxy và pH được đo 1 ngày 2 lần lúc 7 - 8 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều trong một ngày và kiểm tra liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm. Giữ nước trong sạch bằng cách: không cho cá ăn thừa, vớt sạch rác và các loại tảo nổi trôi trên mặt nước. 21 Mỗi tuần thay nước một lần bằng 20 - 30% lượng nước ao và thay đổi trước khi các chỉ số môi trường vượt ngoài giới hạn cho phép. 3.3.2 Chọn cá thành thục để bố trí thí nghiệm kích thích sinh sản Hình 3.1. Chọn cá thành thục Cá cái được chọn sinh sản dựa vào các chỉ tiêu như: bụng to mềm, có màu hồng và trứng đồng điều có màu vàng nhạt đến xám và thuộc giai đoạn IV; Cá đực được chọn để tham gia sinh sản dựa vào phương pháp vuốt tinh, quan sát tinh dịch có màu trắng đục, chảy ra thành dòng đậm đặc. 3.3.3 Bố trí thí nghiệm 3.3.3.1 Thí nghiệm 1: Kích thích cá sinh sản bằng LHRH_a kết hợp não thuỳ Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ khi kiểm tra sự thành thục của cá, nhận thấy cá đã thành thục, tiến hành bắt 3 cá cái và 3 cá đực cho sinh sản nhân tạo. Thí nghiệm kích thích cá sinh sản bằng LHRH_a kết hợp với não thuỳ được thực hiện theo các nghiệm thức như trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kích thích cá sinh sản bằng não thuỳ và LHRH_a Nghiệm thức Liều lượng hormone Não thuỳ (mg/ kg ♀) LHRH_a (µg/ kg ♀) Lần tiêm 1 Lần tiêm 2 Lần tiêm 1 Lần tiêm 2 1 2 4 0 0 2 2 0 0 180 3 4 0 0 180 Ghi chú: - Tại mỗi lần tiêm bằng LHRH_a đều sử dụng thêm 18 mg Dom/ 1kg ♀. - Liều lượng tiêm cho cá đực bằng ½ cho cá cái. 3.3.3.2 Thí nghiệm 2: Kích thích cá sinh sản bằng HCG + não thuỳ Thí nghiệm được thực hiện với 2 nghiệm thức và được bố trí tiêm cá cái như bảng 3.2. 22 Bảng 3.2. Kích thích cá sinh sản bằng HCG + não thuỳ Nghiệm thức Liều lượng hormone Não thuỳ (mg/ kg ♀) HCG (UI/ kg ♀) Lần tiêm 1 Lần tiêm 2 Lần tiêm 1 Lần tiêm 2 1 2 4 500 4000 2 6 0 0 4500 Ghi chú: Liều lượng tiêm cho cá đực bằng ½ cho cá cái. Cá sau khi tiêm kích dục tố được thả xuống bể, đực cái nhốt riêng. Kết hợp kích thích nước (bơm nước mới, xả nước cũ). Hình 3.2. Bể nhốt cá Khoảng thời gian từ liều sơ bộ đến liều quyết định là 7-8 giờ. Sau thời gian tiêm lần 2 từ 6-8 giờ, tiến hành kiểm tra cá cái, khi thấy trứng đã rụng thì gây mê cá bằng Ethylenglycolmonphenyl ether rồi tiến hành vuốt trứng và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Trước khi vuốt trứng, lấy tinh dịch cá đực pha với dung dịch nước muối sinh lí theo tỉ lệ 3:1 rồi bảo quản ở nhiệt độ 4 oC. Hình 3.3. Phương pháp lấy tinh và vuốt trứng Trứng cá Hô ngay sau khi được vuốt ra không để lẫn với nước rồi cho tinh dich cá đực vào khuấy đều khoảng 30 giây rồi từ từ cho nước vào để trứng được thụ tinh. 23 3.3.4 Thu và phân tích mẫu 3.3.4.1 Thu và phân tích mẫu môi trường Hàm lượng oxy (mg/lít): xác định bằng máy đo oxy tại ao nuôi vỗ cá bố mẹ, bể nhốt cá và dụng cụ ấp trứng. pH: xác định bằng bộ test pH tại bể nuôi vỗ, bể nhốt cá và dụng cụ ấp trứng. Nhiệt độ (oC): xác định bằng nhiệt kế tại bể nuôi cá bố mẹ, bể nhốt cá và dụng cụ ấp trứng. Các chỉ tiêu trên được đo 2 lần/ ngày, trong suốt quá trình thí nghiệm. 3.3.4.2 Thu và phân tích các chỉ tiêu sinh sản của cá Sự thành thục của cá: được xác định bằng cách định kỳ kiểm tra cá mỗi tháng một lần. Theo phương pháp quan sát ngoại hình kết hợp với dùng que thăm trứng. Tỷ lệ thành thục (%) = Số cá thành thục x 100 Số cá quan sát Thời gian hiệu ứng của kích dục tố: Là khoảng thời gian bắt đầu từ khi tiêm xong liều quyết định đến khi cá bắt đầu đẻ hoặc rụng trứng đồng loạt. Tỷ lệ cá đẻ: Tỷ lệ đẻ (%) = Số cá cái đẻ x 100 Tổng số cá cái tham gia sinh sản Sức sinh sản thực tế: Sức sinh sản thực tế (hạt/kg) = Tổng số trứng thu được x 100 Số kg cá cái cho đẻ Tỷ lệ thụ tinh: Tỷ lệ thụ tinh (%) = Tổng số trứng thụ tinh x 100 Tổng số trứng quan sát Tỷ lệ nở: Tỷ lệ nở (%) = Tổng số cá nở x 100 Tổng số trứng thụ tinh 24 Tỷ lệ dị hình: Tỷ lệ dị hình (%) = Số cá dị hình x 100 Số cá quan sát Thời gian phát triển phôi của cá: tính từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở. Các giai đoạn phát triển phôi: Ngay sau khi trứng được thụ tinh, sự phát triển phôi được quan sát dưới kính hiển vi, dưới vật kính 4x. Hình 3.4. Trưng sau khi thụ tinh Trứng được lấy từ bể ấp và thường xuyên thay đổi trứng (mỗi lần 10 trứng) để tránh sai số. Hình 3.5. Bể ấp Trong quá trình theo dõi, sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đều được quan sát chi tiết và chụp hình lại. Thời gian giữa 2 lần quan sát từ 5 – 10 phút cho đến khi cá tiêu biến hết noãn hoàng. Việc quan sát các giai đoạn phát triển của phôi được đánh giá trên cơ sở tham khảo các tài liệu của các tác giả như: Thi Thanh Vinh (2008), Huỳnh Hữu Ngãi (2009). Thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng: được tính sau khi cá nở đến khi noãn hoàn được cá sử dụng hết hoàn toàn. 25 Lấy 30 cá mới nở cho vào khây chứa nước có sục khí nhẹ. Định kì thay nước và đo nhiệt độ nước thường xuyên (2 lần/ ngày). Nước được thay bằng nguồn nước có cùng nhiệt độ với nước trong khây. Trong quá trình theo dõi sự tiêu biến noãn hoàng theo thời gian được quan sát dưới kính hiển vi và kính lúp, có chụp hình. Thí nghiệm được kết thúc khi cá hết noãn hoàng. Mức độ tiêu biến noãn hoàng được tính theo mức độ giảm đường kính noãn hoàng (%) theo thời gian. Thời điểm cá bắt đầu ăn ngoài Thí nghiệm được bố trí trong các khây chứa nước, có sục khí nhẹ liên tục. Thả trứng nước với mật độ 3 – 5 con/ mL. Thả 30 cá mới nở cho mỗi khây. Định kỳ 3 giờ/ lần, bắt 3 cá quan sát dưới kính hiển vi để xác định thời điểm cá bắt đầu ăn ngoài. Ngoài ra còn bố trí một số cá có cùng ngày tuổi với cá bố trí trong khây vào đĩa petri (10 đĩa, mỗi cá 1 đĩa). Thả 10 moina vào mỗi đĩa. Quan sát hoạt động ăn kết hợp đếm số moina hao hụt trong ngày. Định kỳ 3 giờ/ lần quan sát cá dưới kính hiển vi và điếm số moina trong đĩa để xác định thời điểm cá bắt đầu ăn ngoài. Có sử dụng 3 đĩa petri có thả moina nhưng không có cá làm đối chứng. Thời điểm cá bắt đầu dinh dưỡng ngoài được xác định khi quan sát cá có thức ăn trong ruột và sự hao hụt moina trong mỗi đĩa petri. 3.4 Xử lí số liệu và đánh giá kết quả Tất cả số liệu thu được xử lí bằng chương trình Exel và so sánh thống kê bằng phương pháp SPSS 16.0. Kết quả được đánh giá qua các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Sự thành thục của cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ 4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Trong khâu nuôi vỗ cá bố mẹ vấn đề môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng. Mọi sự biến động của các yếu tố môi trường điều có ảnh hưởng đến sự thành thục cũng như sinh trưởng và phát triển của cá. Nếu một trong những yếu tố môi trường vượt quá mức độ cho phép, quá thấp hay quá cao thì sản phẩm sinh dục của cá sẽ phát triển không tốt và sự sinh sản của chúng cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí còn gây chết cá nếu không kịp thời phát hiện và xử lý. Các yếu tố môi trường chủ yếu được xác định là: Nhiệt độ (to), hàm lượng oxy hòa tan (DO), độ pH. Các yếu tố này được định kỳ xác định hằng ngày vào lúc 6 – 7 giờ và 13 – 14 giờ, trong suốt quá trình thí nghiệm và thu được một số kết quả như bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ Yếu tốmôi trường Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Nhiệt độ (oC) 27 32 30,08±1,42 pH 7,2 8,3 7,55±0,32 Oxy hòa tan (mg/l) 2,15 7,44 4,97±1,99 Nhiệt độ: Là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống cũng như sinh sản, dinh dưỡng của thủy sinh vật. Đặc biệt hơn là trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ (Trương Quốc Phú, 2000), thông qua quy luật tổng nhiệt thành thục theo Niconski (1963), nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch so với nhiệt độ của môi trường là từ 0,5 – 1 oC. Vì thế khi nhiệt độ môi trường càng tăng thì độ phát dục của cá càng nhanh và ngược lại nhiệt độ thấp thì độ phát dục chậm (trong phạm vi nhiệt độ thích ứng của cá). Mỗi loài cá đều có giới hạn về nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ tăng làm cho quá trình sinh hóa tăng, nhiệt độ thấp thì quá trình sinh hóa của cơ thể cá giảm. Quá trình sinh hóa của cá tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của cá. Qua kết quả theo dõi yếu tố nhiệt độ như trên ta thấy nhiệt độ trong ao nuôi vỗ cá Hô dao động từ 27 – 32 oC. Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho tôm cá ở vùng nhiệt đới là 25 – 32 oC, tuy nhiên cá có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 20 – 35 oC. Nhìn chung khoảng nhiệt độ trên là thích hợp cho việc nuôi vỗ cá bố mẹ. pH: Bên cạnh nhiệt độ thì pH là nhân tố làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí của cá. Khi pH của môi trường giảm sẽ làm tăng ngưỡng oxy của cá (Lê Như Xuân 27 và Phạm Minh Thành, 1994). pH nước thường biến động theo tính chất môi trường nước, mùa vụ, nền đáy,…Khi pH tăng độc tính NH 3 sẽ tăng, ngược lại khi pH giảm làm cho độc tính của H2S tăng (Trương Quốc Phú, 2004). Vì vậy việc ổn định pH trong quá trình nuôi là điều cần thiết. Kết quả cho thấy pH trong thí nghiệm này dao động từ 7,2 – 8,3. Theo Boyd (1999) thì pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng từ 6,5 – 9,0. pH thấp hay quá cao cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của cá. Như vậy pH trong ao nuôi vỗ là mức trung bình, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Hô. Oxy: Hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố rất quan trọng trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ, nếu oxy hòa tan thấp, chẳng những tác động đến hoạt động sống mà còn ảnh hưởng đến quá trình thành thục sinh dục của cá. Theo Trương Quốc Phú (2000), thì DO là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động trao đổi chất của cá. Tuy nhiên, hàm lượng oxy quá cao cũng gây bệnh bọt khí trong máu cá làm nghẽn các mạch máu gây chết cá. Theo Swingle (1969) trích bởi Trương Quốc Phú (2000), thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là > 5 ppm. Tuy có sự sai khác lớn giữa buổi sáng và buổi chiều trong suốt thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ là 2,15 – 7,44 mg/l. Nhưng theo Huỳnh Hữu Ngãi (2009), trong ao nuôi, DO từ 1,5 – 6,0 mg/l thì cá Hô tăng trưởng và phát triển bình thường. Vì vậy, hàm lượng oxy ở thí nghiệm này thích hợp cho sự thành thục của cá Hô trong ao. Nhìn chung, những yếu tố môi trường được xác định trong ao nuôi cá bố mẹ đã đạt những chỉ số thích hợp cho cá Hô phát triển và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 4.1.2 Sự thành thục sinh dục của cá Hô Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục là khâu đầu tiên, giữ vai trò rất quan trọng trong sinh sản các loài cá, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành thục, tái thành thục và sức sinh sản của cá sau này. Nếu nuôi vỗ tốt, đúng mùa vụ, đúng kỹ thuật thì cá sẽ phát dục tốt, sức sinh sản và hệ số thành thục cao. Khi cho cá đẻ thì trứng sẽ cho tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở cao, cá con nở ra khỏe mạnh. Mỗi loài cá phải có một chế độ nuôi vỗ thích hợp cho sự phát triển tuyến sinh dục của nó. Trong quá trình nuôi vỗ, ngoài việc cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng thức ăn cần thiết thì người nuôi còn phải chú ý đến nhân tố ngoại cảnh của môi trường: Điều kiện sinh thái, nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng, dòng chảy,… 28 Trong giai đoạn nuôi vỗ, đối với tất cả các loài cá, mỗi tháng nên kiểm tra một lần để đánh giá sự phát triển của tuyến sinh dục (Dương Văn Ninh và Đỗ Đoàn Hiệp, 1996). Hình 4.1. Kiểm tra sự thành thục cá Hô bố mẹ Đàn cá bố mẹ được nuôi trong ao nước tỉnh, số lượng đàn cá là 67 con, kích cỡ giữa các cá thể trong đàn thường không đều nhau, dao động từ 10 – 31 kg/ con, trong đó có một số cá thể chưa đủ tuổi thành thục. Hình 4.2. Đánh giá sự thành thục cá Hô dựa vào đặc điểm ngoại hình Đánh giá mức độ thành thục của cá thông qua dấu hiệu ngoại hình như: độ to, mềm của bụng, độ hồng của lổ sinh dục và màu sắc bên ngoài của cá và kết hợp dùng que thăm trứng (cá cái), vuốt tinh (cá đực), đã ghi nhận được một số kết quả được thể hiện ở bảng 4.2 như sau: Bảng 4.2. Kết quả theo dõi sự thành thục sinh dục của cá Hô Tháng Tỉ lệ thành thục (%) Cá cái Cá đực 2 0 0 3 0 0 4 2,86 7,14 5 8,82 34,6 b. Cá đực b. Kiểm tra trứnga. Kiểm tra tinh a. Cá cái 29 Theo kết quả đạt được ở bảng 4.2, cho thấy, sự thành thục của cá Hô đực đạt tỷ lệ cao hơn so với cá cái, đúng với nhận định của Nicolski (1963), thông thường trong các đàn cá, kể cả tự nhiên và cá trong ao nuôi thì cá đực thành thục trước cá cái và cũng hết tinh trước cá cái. Vào tháng 4, tỷ lệ thành thục ở cá cái là 2,86%, cá đực là 7,14%, cho thấy tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ còn thấp do thời gian nuôi vỗ ngắn và tính hoang dã chưa được thuần hóa hoàn toàn, bởi đàn cá có nguồn gốc chủ yếu từ tự nhiên nên còn phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ. Đến tháng 5, tỷ lệ thành thục đạt ở cá cái là 8,82%, cá đực là 34,6%, với kết quả này thì việc sinh sản nhân tạo sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn so với những tháng trước đó. 4.2 Kích thích sinh sản cá bằng LHRH_a kết hợp với não thuỳ Nguyên lý cơ bản của việc kích thích cá sinh sản là đưa vào cơ thể cá một hoạt chất hoặc hormon kích dục để thay thế một phần hoặc hoàn toàn hoạt động nội tiết của tuyến yên cá. Các hoạt chất này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào tuyến sinh dục, có khả năng làm cho đa số noãn bào chuyển sang giai đoạn chín rụng trứng (Nguyễn Tường Anh, 2005). 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Các yếu tố môi trường theo dõi được ghi nhận ở bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu môi trường của bể nhốt cá Yếu tố môi trường Sáng Chiều Giá trị trung bình Nhiệt độ (oC) 28,0 30,0 29,0 pH 7,20 7,90 7,55 Oxy hòa tan (mg/l) 4,54 5,35 5,95 Qua bảng 4.3 cho thấy sự biến động các yếu tố môi trường lần lược là: nhiệt độ 28 – 30 oC; pH 7,2 – 7,9; oxy hòa tan 4,54 – 5,35. Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản là: pH 7,0 – 8,5; nhiệt độ 26 – 32 oC; oxy hòa tan > 3 mg/l. Nhìn chung, khoảng dao động của các yếu tố môi trường trên là thích hợp cho việc sinh sản cá. 4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản cá Trong việc sinh sản nhân tạo đối với các loài cá ở sông Mê Công, đặc biệt là những loài cá quý hiếm hoặc đã được đưa vào danh sách đỏ thì việc tìm ra giải pháp sinh sản hiệu quả để đàn cá được khôi phục và phát triển tốt như thời điểm ban đầu là một việc làm mang lại nhiều ý nghĩa và là vấn đề cần đặt ra hàng đầu trong việc bảo tồn các loài cá quý hiếm. Do cá Hô là loài cá có kích thước rất to, tuổi thành thục cao, tập tính hoang dã chưa được thuần hóa hoàn toàn nên việc sinh sản nhân tạo cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, việc nhân rộng sản xuất giống 30 loài cá này, đòi hỏi một thời gian khá dài để có thể khôi phục đàn cá trở về với mức cân bằng tự nhiên như ban đầu. Vào ngày 10/04/2012 trong quá trình kiểm tra sự thành thục cá Hô bố mẹ, thấy cá có dấu hiệu thành thục sinh dục thì tiến hành bắt 3 cá đực và 3 cá cái, để cho sinh sản nhân tạo. Kích dục tố được sử dụng để kích thích cá sinh sản là LHRH_a kết hợp với não thùy. Kết quả thu được không như mong đợi, không có cá thể cái nào rụng trứng. Theo Chung Lân (1969), những tháng đầu mùa sinh sản tỷ lệ cá thành thục thấp. Dịp này ở những cá thành thục, thường là “thành thục chưa hoàn toàn” nên nang trứng ít nhạy cảm với kích dục tố. Vì vậy, thời điểm này không phải là lúc thuận lợi cho sự thành thục của cá. Theo Thi Thanh Vinh (2008), thời gian nuôi vỗ cá Hô bố mẹ nên được tiến hành từ tháng 12 hàng năm. Nuôi vỗ trong điều kiện môi trường và dinh dưỡng thích hợp, cá thành thục và sinh sản tốt, sau 4 tháng từ khi bắt đầu nuôi vỗ. Do cá được nuôi vỗ vào ngày 22/01/2012, vì thời gian nuôi vỗ ngắn nên sự thành thục của những cá thể được kích thích sinh sản chưa đạt được sự thành thục tốt để có thể tham gia sinh sản. Theo Huỳnh Hữu Ngãi (2009), tỷ lệ thành thục của cá Hô đạt cao nhất vào tháng 7, cá cái 90,6%, cá đực 100%. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), ở ĐBSCL cá tập chung sinh sản vào đầu mùa mưa (tháng 5). Tuy nhiên, do đặc tính khí hậu nhiệt đới của nước ta (nhất là ở ĐBSCL) nên vào những tháng khác (mùa khác) vẫn thấy cá sinh sản nhưng đó không phải là mùa sinh sản chính, năng suất và hiệu quả sinh sản không cao. Điều đó đã chứng minh cho sự thành thục không tốt của cá vào những thời điểm giao mùa. Mùa mưa là mùa sinh sản tập trung và thích hợp của cá ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Bên cạnh đó, có thể do lượng thuốc chưa phù hợp để kích thích cá sinh sản hoặc có thể do cá bị xay xát trong quá trình vận chuyển dẫn đến cá không được khỏe, chưa đủ sức để tham gia vào quá trình sinh sản. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), quá trình sinh sản của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài trong đó cơ chế rụng trứng của cá phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, liều lượng và chủng loại kích dục tố hay tình trạng sinh lý, sức khỏe của cá. 4.3 Kích thích sinh sản cá bằng HCG + Não thùy Theo Huỳnh Hữu Ngãi (2009), Cá Hô cũng giống như một số loài cá bản địa khác như cá chài; duồng; mè hôi; ét mọi, chúng có tập tính di cư sinh sản. Do đó trong điều kiện nuôi nhốt trong ao chúng không thể sinh sản tự nhiên, mà phải sử dụng kích dục tố và tạo dòng chảy để kích thích cá sinh sản. 31 4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Theo Pravdin (1973), điều kiện khí tượng thủy văn không những chỉ làm thay đổi mùa vụ đẻ trứng mà còn làm thay đổi cả bản thân của sự đẻ trứng. Sức sinh sản của mỗi loài cũng biểu hiện sự thích nghi của loài với điều kiện môi trường, với sự tồn vong của loài (Mai Đình Yên và ctv., 1979). Vì vậy, việc kiểm tra sự biến động của các yếu tố môi trường là khâu rất quan trọng trong việc kích thích cá sinh sản. Các chỉ tiêu môi trường cần được xác định cũng tương tự như ở ao cá bố mẹ, bao gồm: Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan và đã thu được một số kết quả, được thể hiện ở bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu môi trường của bể nhốt cá Yếu tố môi trường Sáng Chiều Giá trị trung bình Nhiệt độ (oC) 28,5 30,0 29,3 pH 7,50 8,00 7,80 Oxy hòa tan (mg/l) 4,75 5,20 5,00 Nhiệt độ: mỗi giai đoạn phát triển của cá có thể nói chung và của buồng trứng nói riêng đòi hỏi mức độ nhiệt độ khác nhau. Khi nhiệt độ thấp thích hợp cho sự tích luỹ vật chất dinh dưỡng, còn nhiệt độ cao lại thích hợp cho quá trình thành thục của tuyến sinh dục (Nicolski, 1967). Nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi nhiệt đới là từ 20 – 30 oC (Đặng Ngọc Thanh, 1974). Ở nhiệt độ trong môi trường thí nghiệm dao động từ 28,5 – 30,0 oC là điều kiện thích hợp để cá sinh sản. DO: Hàm lượng oxy hoà tan là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình oxy hoá tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cá như bắt mồi, sinh trưởng, phát dục và sinh sản. Hàm lượng oxy hoà tan thấp trong nước có khuynh hướng bất lợi và ức chế sự phát triển tuyến sinh dục. Theo Boyd (1990) (trích bởi Phạm Minh Thành và ctv., 2008), giá trị oxy hòa tan thích hợp cho cá là từ 3 mg/l trở lên. Ham lượng oxy hoà tan trung bình ở thí nghiệm là 5mg/ l, đây là điều kiện thuận lợi để cá đẻ. pH: Khoảng pH thích hợp cho tôm cá nước ngọt dao động từ 6 – 9 (Boyd, 1990). pH là yếu tố có tác dụng tương tự như oxy hoà tan và nhiệt độ. Sự sinh sản của cá có một phạm vi thích ứng nhất định đối với những nhân tố này. Trong điều kiện thí nghiệm, yếu tố pH điều ở phạm vi thích hợp là 7,5 – 8,0. Tóm lại, các yếu tố làm cho cá đẻ là có tính chất tổng hợp, bất kỳ một yếu tố riêng lẻ nào cũng không làm cho cá chuyển trạng thái đẻ được. Ngược lại, nếu một yếu tố như nhiệt độ, oxy hoà tan, pH nếu vượt quá phạm vi cho phép, thì dù các yếu tố khác có sự phối hợp rất tốt cũng sẽ gây bất lợi đến sự sinh sản của cá. Như vậy, các yếu tố môi trường thể hiện ở bảng 4.4 là rất thích hợp cho cá Hô sinh sản. 32 4.3.2 Một số chỉ tiêu sinh sản Sức sinh sản là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tồn tại của mỗi loài (pravdin, 1963). Theo Mai Đình Yên và ctv. (1979), sức sinh sản cũng có thể được điều chỉnh thông qua dinh dưỡng, thức ăn phong phú, đầy đủ, sức sinh sản của cá cũng tăng lên. Sau khi các chỉ tiêu thành thục, điều kiện môi trường thí nghiệm đã được kiểm tra xong thì tiến hành tiêm kích dục tố cho cá, vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 14/05/2012, cá được tiêm 2 liều, thời gian giữa liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 7 giờ và kết quả được đánh giá thông qua một số chỉ số sinh học sinh sản cá được trình bài ở Bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản Các chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức1 2 Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ) 7,25±0,09a 7,1±0,09a Tỉ lệ cá đẻ (%) 100a 100a Sức sinh sản thực tế (trứng/kg ♀) 16593±888 a 15903±731a Tỷ lệ thụ tinh (%) 90,33±1,53a 79,00±3,61b Tỷ lệ nở (%) 89,28±1,86a 77,49±4,98b Tỷ lệ dị hình (%) 2,67±0,58a 3,67±1,15a Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn, trên cùng một dòng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05 Qua bảng 4.5 ta nhận thấy: Thời gian hiệu ứng thuốc: là thời gian được tính sau khi tiêm liều quyết định đến khi cá bắt đầu rụng trứng đồng loạt. Thời gian hiệu ứng thuốc phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố nhưng quan trọng hơn cả là sự biến động nhiệt độ môi trường, chất kích thích tố và loài, bởi theo Nguyễn Tường Anh (1999), trong cùng điều kiện, ở những loài cá khác nhau thì thời gian hiệu ứng cũng khác nhau. Thời gian hiệu ứng thuốc cá Hô từ 6 – 8 giờ, ở nhiệt độ nước 28 – 30 oC (Huỳnh Hữu Ngãi, 2009). Như vậy, thời gian hiệu ứng thuốc ở 2 thí nghiệm lần lượt là 7,25±0,09 giờ; 7,1±0,09 giờ, ở nhiệt độ nước 28,5 – 30 oC là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên thời gian hiệu ứng thuốc giữa 2 nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p >0,05. Tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản thực tế: Ở một số loài cá khi hạ nhiệt độ là yếu tố kích thích, hoạt hoá hệ nội tiết của cá. Trong thực tế sản xuất giống cá ở miền bắc nước ta vào mùa hè, sau một đợt nắng kéo dài, trời mưa vài hôm nhiệt độ nước hạ vài độ tiến hành sinh sản cá mè, trắm, trôi đã đã thành thục thì cá sẽ đẻ rất tốt và kết quả thu được cũng tốt hơn so với trường hợp kích thích cá đẻ ngay trong những ngày nóng bức (Nguyễn Tường Anh, 1999). 33 Ở cả 2 thí nghiệm đều đạt tỷ lệ đẻ là 100%, điều này được lý giải rằng: Cá cái khi kiểm tra trứng, đa số tế bào trứng đều ở giai đoạn IV, nên khi được kích thích bằng kích dục tố HCG với liều lượng khác nhau và đều được kết hợp với não thùy ở 2 nghiệm thức tỷ lệ rụng trứng rất cao, bởi theo Nguyễn Tường Anh (2005), não thùy làm cho tuyến sinh dục phát triển, thúc đẩy sự thành thục hoàn toàn cũng như gây chín và rụng trứng. Cũng theo Nguyễn Tường Anh (1999), đối với cá đã thành thục, sự thay đổi nhiệt độ môi trường trong thời gian ngắn, có ý nghĩa như một yếu tố hoạt hóa bộ máy nội tiết sinh sản. Bởi khi tiến hành kích thích cá sinh sản có áp dụng việc kích thích nước và trời bắt đầu mưa liên tục sau khi cá được tiêm liều quyết định, điều kiện này là rất thích hợp với những loài cá có tập tính di cư sinh sản như cá Hô. Vì vậy, với những điều kiện thuận lợi trên trứng đã rụng đồng loạt và có đẻ rơi rớt ra môi trường nước dù không có sự thúc dục của cá đực nhưng do được phát hiện kịp thời nên số lượng trứng đẻ ra vẫn đạt chỉ tiêu trung bình (kết quả lần lượt ở 2 nghiệm thức là 16.593±888 trứng/ kg cá cái; 15.903±731 trứng/ kg cá cái) so với kết quả những năm trước, bởi theo Huỳnh Hữu Ngãi (2009), sức sinh sản thực tế cá Hô ở năm 2005 đạt: 14.099 trứng/ kg, năm 2006 đạt: 21.048 trứng/ kg, năm 2007 đạt: 8.868 trứng/ kg, năm 2008 đạt: 18.417 trứng/ kg. Nhưng sự khác biệt ở 2 nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p >0,05. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình: qua kết quả thí nghiệm về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa 2 nghiệm thức có sự chênh lệch khá rỏ (lần lượt là 90,33±1,53 (%) và 89,28±1,86 (%), ở nghiệm thức1 là 89,28±1,86 (%) và nghiệm thức 2 là 77,49±4,98 (%)). Theo quan sát trứng cho thấy hai nghiệm thức này trứng đều ở giai đoạn IV và sẵn sàng tham gia sinh sản. Vì vậy, sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ở nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 là do chất lượng tinh trùng của cá đực không tốt, do cá Hô đực rất khỏe và năng động, nhất là vào thời điểm sinh sản nên trong quá trình đánh bắt, vận chuyển cá lên bể đẻ và tiêm kích dục tố sẽ rất khó tránh khỏi sự xay xác làm tinh trùng bị thất thoát dẫn đến chất lượng thụ tinh không còn đảm bảo. Vì theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), khi tinh trùng cá chín muồi sẽ dễ dàng thoát ra ngoài khi có tác động cơ học, ngay cả khi cá quẫy mạnh. Bên cạnh đó, liều lượng kích dục tố chưa phù hợp cũng là yếu tố dẫn đến kết quả trên. Sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giữa 2 nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê, ở mức p <0,05, còn sự khác biệt về tỷ lệ dị hình giữa 2 nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ở mức p >0,05. 34 4.4 Sự phát triển phôi của cá Hô Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), sự phát triển phôi được bắt đầu sau khi trứng thụ tinh trở thành hợp tử, trải qua nhiều thời kì khác nhau. Mỗi thời kì có thời điểm xuất hiện và thời gian cần để hoàn thành khác nhau theo loài. 4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Khi so sánh tác động của các yếu tố môi trường tới các giai đoạn phát triển trong chu kì sống của cá thì giai đoạn phôi thể hiện sự nhảy cảm nhất. Sự nhảy cảm của phôi càng thể hiện rõ khi các yếu tố môi trường có những trị số gần với giá trị ngưỡng của chúng cho sự phát triển phôi ( Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009 ). Sau khi trứng được thụ tinh thì tiến hành ấp trứng. Trứng được bố trí vào bể composite 700 lít có sục khí liên tục. Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường nước thu được kết quả sau: Bảng 4.6. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu môi trường của bể ấp Yếu tố môi trường Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Nhiệt độ (oC) 27 28,2 27,64±0,45 pH 7,4 8,3 7,9±0,35 Oxy hòa tan (mg/l) 3,34 6,05 4,73±0,92 Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hầu hết các loài cá nuôi có xuất xứ ở đồng bằng sông Cửu Long và những vùng phân bố có vĩ độ thấp thì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển từ 27 – 31oC, hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn 2 mg/l thì phôi sẽ chết ngạt; phôi phát triển bình thường khi hàm lượng oxy từ 3 mg/l trở lên và phôi sẽ không có khả năng phát triển trong môi trường có pH quá cao hay quá thấp( pH nhỏ hơn 5 hoặc pH lớn hơn 9). Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường tương đối ổn định, luôn ở mức thích hợp và không có sự chênh lệch lớn giữa buổi sáng và buổi chiều, nhiệt độ từ 27 – 28,2 oC, hàm lượng oxy hòa tan 3,34 – 6,05 mg/l, pH từ 7,4 – 8,3. Đối với qúa trình tạo noãn hoàng thì nhiệt độ là cần thiết cho sự trao đổi chất, cho sự tích lũy noãn hoàng (Đặng Văn Trường và ctv., 2011). Khi nhiệt độ giảm các phản ứng trong cơ thể diễn ra chậm lại (Nguyễn Đình Dậu, 1999). Vì vậy, ở khoảng nhiệt độ thấp từ 27 – 28,2 oC thì phôi vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển có thể sẽ chậm lại. 35 4.4.2 Kết quả theo dõi quá trình phát triển phôi Trứng cá hô thuộc loại trứng bán trôi nổi tương tự như một số loài cá khác như: cá mè trắng, mè hoa, mè vinh, trắm cỏ, trôi ấn độ,… Trứng cá hô mới vuốt ra có đường kính từ 1,19 – 1,4 mm. Sau khi trương nước, trứng nổi lơ lững trong điều kiện có nước chảy nhẹ. Sử dụng kính hiển vi để quan sát quá trình phát triển phôi của cá. Trong điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ dao động từ 27 – 28,2 oC, thì thời gian phát triển phôi của cá hô là 16 giờ. Thời gian từ khi nở đến khi cá tiêu biến hết noãn hoàng là 70 – 75 giờ. Sự phát triển phôi được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.3 Bảng 4.7. Quá trình phát triển phôi và hậu phôi cá Hô Thời gian sau thụ tinh Giai đoạn phát triển Giờ Phút 00 00 Trứng mới thụ tinh 00 15 Đĩa phôi lồi lên 00 25 2 tế bào 00 40 4 tế bào 00 50 8 tế bào 1 10 16 tế bào 1 25 32 tế bào 1 45 64 tế bào 1 50 Nhiều tế bào 2 40 Phôi dâu 3 10 Phôi nang cao 3 50 Phôi nang thấp 4 50 Đầu phôi vị 5 40 Giữa phôi vị 6 56 Cuối phôi vị 7 40 Xuất hiện bọc mắt 7 50 Phôi thần kinh (dây sống) 9 30 Hình thành đốt cơ 9 55 Hình thành 9 đốt cơ 10 10 Nhiều đốt cơ 12 00 Phôi cử động 13 30 Phôi cử động mạnh (sắp nở) 16 06 Cá nở 70 - 75 00 Cá hết noãn hoàng 36 Trứng thụ tinh Đĩa phôi 2 tế bào 4 tế bào 8 tế bào Nhiều tế bào Phôi dâu Phôi nang cao Phôi nang thấp Đầu phôi vị Giữa phôi vị Cuối phôi vị Bộc mắt Phôi thần kinh 9 đốt cơ 37 Nhiều đốt cơ Phôi cử động Phôi cử động mạnh ( sắp nở) Cá nở Cá nở sau 65 giờ Hình 4.3. Sự phát triển phôi của cá Hô Theo Dương Thuý Yên (2003), thời gian nở của trứng tuỳ thuộc vào đặc tính loài và điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ. Do trời mưa liên tục làm nhiệt độ trong bể ấp luôn ở mức thấp từ 27 – 28,2 oC nên thời gian chuyển giai đoạn và thời gian nở cá kéo dài, bởi theo Thi Thanh Vinh (2008), thời gian phát triển phôi cá hô từ 12 -13 giờ, ở 27,8 – 29,4 oC. Từ kết quả trên đưa đến kết luận, ở giai đoạn phôi, nhiệt độ giữ vai trò quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển, đến khi cá nở thì sự phụ thuộc đó giảm dần. Điều này hoàn toàn đúng với nhận định của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) Ở thời kỳ trứng, thời gian cần thiết để hoàn thành thời kỳ này khác nhau theo loài, khác nhau theo điều kiện sống nhất là nhiệt độ. 38 4.5 Xác định thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng 4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Kết quả theo dõi điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.8 như sau: Bảng 4.8. Điều kiện môi trường thí nghiệm Yếu tốmôi trường Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Nhiệt độ (oC) 27 28,5 27,75±0,55 pH 7 7,5 7,23±0,17 Oxy hòa tan (mg/l) 3,9 5,2 4,44±0,44 Qua Bảng 4.8 cho thấy nhiệt độ biến động từ 27 oC – 28,5 oC; độ pH 7 – 7,5; trong quá trình thí nghiệm hệ thống sục khí được vận hành liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan ổn định, thường xuyên đạt giá trị từ 3,9 – 5,2 mg/l. Giá trị này đảm bảo cho quá trình phát triển của cá thuận lợi. Như vậy, điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm đều nằm trong phạm vi cho phép để sự sống và phát triển của cá được diễn ra bình thường. 4.5.2 Kết quả xác định thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng Quan sát cá Hô mới nở trong đĩa Petri bằng mắt thường có sự hỗ trợ của trắc vi thị kính. Thấy rằng, cá Hô mới nở có chiều dài từ 3,6 – 3,8 mm, khối noãn hoàng rất to nên cá không bơi lội ngay được mà chỉ nằm cử động một chỗ. 24 giờ sau khi nở cá mới di chuyển, nhưng cũng thỉnh thoảng vận động chuyển chỗ, chứ không bơi lội trong nước được. Sau khi nở 1 - 2 ngày khối noãn hoàng nhỏ lại, lúc này cá di chuyển trong nước tự do hơn trước. Cá mới nở Cá được 16 giờ 39 30 giờ 45 giờ 65 giờ Hình 4.4. Mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá hô sau khi nở Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), vào cuối thời kỳ phôi tự do, noãn hoàng đã được sử dụng nhiều tới mức gần hết thì cá xuất hiện phase hỗn dưỡng, lúc này cá vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ noãn hoàng, lại vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ thức ăn được tiếp nhận trong môi trường. Sự tiêu biến noãn hoàng được đánh giá thông qua sự thu hẹp của đường kính theo từng thời điểm khác nhau (thời gian sau khi nở). Theo kết quả đạt được ở hình 4.6, nhận thấy thời gian để cá tiêu biến hết noãn hoàng là 70 – 75 giờ, ở nhiệt độ 27,0 – 28,5 oC, nhưng theo Thi Thanh Vinh (2008), thời gian tiêu biến hết noãn hoàng là 65 – 70 giờ, ở 27,8 – 29,4 oC. Theo Nikonsky (1964), cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá biến đổi rất nhanh theo nhiệt độ môi trường. Do đó, mỗi sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ điều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cá. Khi nhiệt độ giảm, các phản ứng trong cơ thể diễn ra châm hơn. Như vậy, với kết quả này thì thời gian tiêu biến hết noãn hoàng kéo dài hơn so với kết quả của tác giả trước chủ yếu là do yếu tố nhiệt độ gây ra. Điều này hoàn toàn đúng với nhận định trên. 40 4.6 Xác đinh thời điểm cá bắt đầu ăn ngoài Hầu hết các loài cá điều sử dụng thức ăn ngoài trước khi tiêu biến hết noãn hoàng (Heming and Buddington, 1988) và thức ăn phù hợp được cá ưa thích nhất là động vật phiêu sinh có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá và mang tính đặc trưng của loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 4.6.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm Thí nghiệm xác định thời điểm cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài được thực hiện trong khoảng dao động nhiệt độ, pH và oxy hoà tan lần lượt là: 27 – 28,5 oC; 7,0 7,5; 3,9 – 5,2 mg/ L. Như vậy, các yếu tố môi trường trong thí nghiệm là phù hợp cho sự phát triển của cá và không làm sai lệch kết quả nghiên cứu. 4.6.2 Kết quả xác định thời điểm cá bắt đầu ăn ngoài Trong giai đoạn đầu khối noãn hoàng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để cá tăng trưởng tối ưu, nhưng khi lượng noãn hoàng đã sử dụng gần hết cá buộc phải tập sử dụng thêm thức ăn ngoài môi trường để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (Rana, 1990). Ở mỗi loài cá khác nhau thì thời điểm kết thúc noãn hoàng cũng khác nhau. Theo kết quả trên, cá Hô bắt đầu sử dụng thức ăn ở ngoài môi trường khi kích thước noãn hoàng chưa hoàn toàn tiêu biến. Thời điểm cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài sớm, trước khi khối noãn hoàng được sử dụng hết cũng đã được nghiên cứu và công bố trên nhiều loài cá. Chẳng hạn như cá kết (Micronema bleekeri) bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài ở 45 giờ sau khi nở, trong khi thời gian tiêu biến noãn hoàng là 72 giờ sau khi nở (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008), cũng trên đối tượng là cá kết, thời gian bắt đầu ăn thức ăn ngoài là ở ngày tuổi thứ 2 (Trần Ngọc Tuyền, 2008). Cá Pangasius bocourti, tác giả nhận định cá ăn ngoài ở 48 giờ sau khi nở khi chưa sử dụng hết noãn hoàng (Hung et. al., (2002). Cá Scophthalmus maximus bắt đầu ăn thức ăn ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, trong khi thời gian tiêu biến hết noãn hoàng là vào ngày thứ 5 ở 15 oC (Moran et. al., 1990). Như vậy, kết quả nghiên cứu đạt được, ở cá Hô bắt đầu ăn thức ăn ngoài ở 60 - 65 giờ, trong khi thời gian tiêu biến hết noãn hoàng kéo dài đến 70 – 75 giờ sau khi nở. Thông qua kết quả này giúp khẳng định thời gian bắt đầu dinh dưỡng ngoài của cá Hô là sớm hơn để khối noãn hoàng được tiêu biến hoàn toàn. Xác định thời điểm cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài có ý nghĩa quan trọng trong nuôi cá. Thông qua đó giúp người nuôi có thể cung cấp thức ăn ngoài đúng lúc cho cá vào các giai đoạn kế tiếp. 41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Cá Hô thành thục sinh dục sau hơn 3 tháng nuôi vỗ bằng thức ăn viên với khẩu phần từ 3 – 5%, tỷ lệ thành thục đạt ở cá cái là 8,82%, cá đực là 34,6%. Kích thích sinh sản cá bằng HCG + não thuỳ thu được kết quả như sau: Nghiệm thức 1: Thời gian hiệu ứng thuốc là 7,25±0,09 giờ; tỷ lệ cá đẻ 100%; sức sinh sản thực tế là 16593±888 trứng/kg ♀; tỷ lệ thụ tinh là 90,33±1,53%, tỷ lệ nở là 89,28±1,86%; tỷ lệ dị hình là 2,67±0,58%. Nghiệm thức 2: Thời gian hiệu ứng thuốc là 7,1±0,09 giờ; tỷ lệ cá đẻ 100%; sức sinh sản thực tế là 15903±731 trứng/kg ♀; tỷ lệ thụ tinh là 79,00±3,61%; tỷ lệ nở là 77,49±4,98%; tỷ lệ dị hình là 3,67±1,15%. Quá trình phát triển phôi: ở nhiệt độ dao động từ 27,5 – 28 oC, trứng cá Hô sẽ nở sau 16 giờ. Thời gian để cá tiêu biến hết noãn hoàng là từ 70 – 75 giờ, trong khi cá đã sử dụng thức ăn ngoài vào lúc 60 – 65 giờ (sau khi cá nở), ở nhiệt độ 27 – 28,5 oC. 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu kích thích cá Hô sinh sản bằng kích dục tố là HCG + Não thùy, để từng bước tăng số lượng đàn cá trong nuôi thương phẩm và cân bằng số lượng đàn cá ngoài tự nhiên. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: A.F. Poulsen, K.G. Hortle, J.Valbo-Jorgensen, S. Chan, C.K. Chuon, S. Viravong, K. Bouakhamvongsa, U. Suntornratana, N. Yoorong, Nguyễn Thanh Tùng và Trần Quốc Bảo, 2005. Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công. Bộ Thuỷ sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, 616 trang. Dương Thuý Yên, 2003. Khảo sát một số tính trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá basa (Pangasius bocourti) cá tra (Pangasius hypophthalmus) và con lai của chúng. Luận văn thạc sĩ. 60 trang. Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 214 trang. Đặng Văn Trường, Phạm Văn Khánh, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Cử Thiện, 2011. Kỷ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản nước ngọt. Trung tâm quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ. Đặng Văn Trường, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thanh Nhân, Trần Hữu Phúc, 2008. Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu (Mastacembelus favus, Hora 1923). Tuyển tập nghề cá sông Cữu Long. 464 trang. Huỳnh Hữu Ngãi, 2009. Thuần dưỡng, tái tạo và phát triển cá Hô (Catlocarpio siamensis). Báo cáo khoa học – Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II. 67 trang. Huỳnh Hữu Ngãi, Nguyễn Minh Thành, Trịnh Quốc Trọng, Thi Thanh Vinh, Đặng Văn Trường, Phạm Đình Khôi, Lê Trung Đỉnh, Nguyễn Thanh Nhân, Đinh Văn Chơn, 2008. Kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá Bông Lau (Pangasius krempfi, Fang và Chaux 1949). Tuyển tập nghề cá sông Cữu Long. 464 trang. Kent G. Hortle, Lieng Sopha, Em Samy and Zeb Hogan, 2005. Gắn thẻ và phóng thích các loài cá song Mê Công có kích cỡ khổng lồ ở Campuchia. Catch and culture. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 38 trang. Lã Ánh Nguyệt, 2011. Nghiên cứu bổ sung cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá thát lát còm (Notocterus chitala) ở Đồng bằng sông Cữu Long. Luận văn cao học Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường ĐHCT. 89 trang. Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994. Chất lượng nước - Thuỷ sinh vật và hiện trạng nuôi thuỷ sản tỉnh Cần Thơ. Báo cáo khoa học. Sở Nông Nghiệp Cần Thơ. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiên, 1979. Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại học và Trung Học Chuyên Nghiệp. 43 Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt nam bộ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. MRC, 2005. Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công, Uỷ hội sông Mê Công. Nhà xuất bản Nông ngiệp. 120 trang. Nicolski, G, V, 1963. Sinh thái học (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch). Nhà Xuất Bản Đại học- THCN Ngô Vương Hiếu Tính, 2008. Nghiên cứu kích thích sinh sản và ương cá Leo (Wallago attu, Schneider, 1801). Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Đình Dậu, 1999. Sinh lý học người và động vật. Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên. 665 trang. Nguyễn Đức Tuân, 2004. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm. Nguyễn Ngọc Linh, 2006. Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá Dĩa (Symphysodon aequiasciata) và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chép Nhật (Cyprinus carpio). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 238 trang. Nguyễn Tường Anh, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 1993. Cá Nước ngọt Việt Nam, tập I họ cá chép (Cyprinidae), trang 267 – 269. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Nghiên cứu ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức ăn khác nhau. Tạp chí khoa học, 2008 (2): 67 – 75. Trường ĐHCT. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Phú Hùng, 2007. Nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Chitala chitala). Luận văn cao học – Khoa thuỷ sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Phạm Văn Khánh, 2005. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương thẩm cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos Bleeker, 1850) ở Đồng bằng sông Cửu Long, 56 trang. Phan Văn Kỳ, 2003. Thử nghiệm dùng Hormon Steroid gây chính và rụng trứng trên các loài cá mè vinh, he vàng. Luận văn Tiến sĩ - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ. 44 Pravdin I.F. 1973, Hướng dẫn nghiên cứu cá, bản dịch của Phạm Thị Minh Giang. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Trần Ngọc Tuyền, 2008. Ngiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá kết (Micronema bleekeri) giai đoạn từ bột lên giống. Luận án thạc sĩ Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường ĐHCT. 59 trang. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Phương Lan, 2008. Ảnh hưởng của kích dục tố lên quá trình sinh sản cá Bống tượng (Oxyeleotris marmoratus, Bleekr). Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, 2000. Giáo trình phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao. Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, 2004. Giáo trình phân tích chất lượng nước và quản lí môi trường ao nuôi. Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1982. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đại Học Cần Thơ. 361 trang. Võ Minh Khôi, 2007. Thử nghiệm các liều lượng HCG khác nhau đến sự sinh sản của cá Lóc bông (Channa micropeltes) trong bể nhựa. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. Võ Như Mĩ, 2008. Nghiên cứu kích thích sinh sản cá Chốt trắng (Mystus planiceps, Cuvier and Valenciennes, 1839). Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 45 Tiếng Anh: Heming T. A. and R. K.Buddington. 1988. Yolk absorption in embryonic and lavar fishes. In: W. S. Hoar and D. J. Randall (Editor). The physiolory of developing fish. Fish physiolory. Vol 11: 107 – 446. Hung Le Thanh, N. A. Tuan, P. Cacot and J. R. Lazard. 2002. Larval rearing of the Asian Catfish, Pangasius bocourti (Siluroidei, Pangasiidae): alternative feeds and weaning time. Aquaculture 212: 115 – 127. Lein Ingrid and I. Holmefjord. 1992. Age at first feeding of Atlantic halibut lavae. Aquaculture 105: 157 – 164. Moran Munilla R., J. P. Satark and A. Barbour, 1990. The role of exogennous enzimes in digestion in cultured turbot larvae (Scophthalmus maximus). Aquaculture 88: 337 – 350. Rana K. J. 1990. Inflence of incubation temperature on O. niloticus eggs and fry. II. Suvival, growth and feeding of fly developing solely on their yolk reserves. Aquaculture 87: 183 – 195. Watanabe Takeshi, C. Kitajima and S. Fujita. 1983. Nutritional values of live organisms used in Japan for mass propagation of fish. Aquaculture 34: 115 – 143. Wolford J. and T. J. Lam. 1993. Development of digestive tract and proteolytic enzyme activity in sea bass (Lates calcarifer) larvae and juveniles. Aquaculture 109: 187 – 205.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvbuisonnen_6848.pdf
Luận văn liên quan