Khóa luận Thiết kế e-Book tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học

- Trên nền tảng của e-book hiện nay có thể mở rộng hơn để nội dung phong phú hơn về tất cả các vấn đề về Hóa hữu cơ, bổ sung thêm hệ thống bài tập và đề thi tích hợp kiến thức Hóa học và tiếng Anh chuyên ngành. - Nghiên cứu và tích hợp thêm các phần mềm để xây dựng e-book có tính chuyên nghiệp, hấp dẫn và dễ sử dụng hơn. - Thiết kế hệ thống trò chơi sinh động, hấp dẫn, đa dạng về hình thức và cách chơi hơn để đảm bảo học tiếng Anh và học Hóa học đạt hiệu quả cao hơn.

pdf109 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế e-Book tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
al file, eternal URL và IFRAME. Đối tượng IFRAME được sử dụng để mở trang web nội dung bên ngoài (từ một tập tin hoặc một máy chủ ở xa) vào khu vực trên khung. Chú ý! Đối tượng này phải được đặt trên đầu trang của tất cả các đối tượng khác trên khung - nếu không lỗi có thể phát sinh do tính chất cụ thể của loại file HTML này. Form Gồm text input field, hidden input, text area, checkbox, radio buttons, dropdown menu, button, cho phép người sử dụng tương tác bằng cách sử dụng bàn phím. Lists Gồm bulleted, simple, standard, standardblock, standard item, simple item: để tạo ra một danh sách theo thứ tự xuất hiện của báo cáo. Media Chèn flash, shockwave, video, java, flash video vào slide. Navigation Tạo các hiệu ứng chuyển tiếp các slide và frame, các nút điều khiển như : tiến hay lùi 1 slide, máy tính, tên slide, Cho phép người dùng thiết kế các mẫu nút điều khiển theo ý muốn. Popup Gồm relief popup window và standard popup window. Cửa sổ popup được sử dụng để hiển thị lời giải thích của các văn bản trên slide. Về cơ bản, kích thước khung giải thích này lớn hơn đối tượng Balloons. Vì vậy, cửa sổ popup có thể được kích hoạt bằng cách nhấn vào nút liên kết. Nó không đóng cửa tự động nhưng vẫn mở. So với đối tượng Balloons, các loại cửa sổ Popup có cơ chế đóng cửa các cửa sổ riêng của mình. Questions Thiết kế hệ thống các bài tập dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi một lựa chọn, ghép đôi, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi trình tự, Simualations Gồm task controller, test structure, result by selection cho phép bạn kiểm tra trình tự chính xác của hành động trong mô phỏng phần mềm. Tests Thiết kế một bài kiểm tra kết hợp với đối tượng câu hỏi (Questions). Textboxes Gồm shadow, simple, relief, cho phép thiết kế các hiệu ứng di chuyển cho đoạn văn bản trong khung. Title Cho phép chèn các nút điều khiển và chỉ sử dụng ở slide tiêu đề (Title). 2.4.3. Cách thức chèn các đối tượng vào slide 2.4.3.1. Chèn văn bản Click vào biểu tượng  trên Slide thiết kế hiện khung  double click vào khung này  Xuất hiện cửa sổ nhập văn bản, nhập đoạn văn bản yêu cầu, chỉnh sửa văn bản tương tự như trong Microsoft Word  Nhấn “OK” Trong nội dung đề tài, tác giả sử dụng công cụ “Actions” để tạo ứng dụng từ điển ngay trên đoạn văn đọc hiểu, khi người dùng đưa chuột vào một từ vựng chuyên ngành, sẽ hiện lên khung nội dung chứa phiên âm, nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt của từ vựng đó: Bước 1: Tạo khung văn bản chứa từ vựng chuyên ngành gồm: phiên âm, nghĩa tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt. Bước 2: Click chuột phải vào khung văn bản đã tạo  Format Text Box  Chọn màu cho nền  Nhấn OK. Trong thẻ Display, vào ô Display chọn “No” Bước 3: Tạo đoạn văn bản đọc hiểu, tô đen từ vựng chuyên ngành bất kì  trên thanh công cụ của khung tạo văn bản, chọn , xuất hiện hộp thoại: Mỗi một sự kiện (Event) bên trái sẽ tương ứng với nhiều hành động (Action) bên phải. Ví dụ: Chọn “onmouseover”  Double click vào DISPLAY  trong ô Object xuất hiện , double click vào dòng liên kết này  chọn khung từ vựng đã thiết kế ở bước 1 và 2  Nhấn OK. Với những thao tác tương tự, ta có đoạn văn bản với việc tra cứu nghĩa của từ thuận lợi và dễ dàng: 2.4.3.2. Chèn âm thanh, video, flash Để chèn đoạn phim minh họa, trong thư viện các đối tượng (Object library), chọn thẻ Media  Chọn biểu tượng video  Xuất hiện khung chèn file video trên trang thiết kế  Double click vào khung này  Xuất hiện hộp thoại  Chọn thư mục chứa file cần chèn Lưu ý: Chọn đúng định dạng tập tin muốn đưa vào,đó là các file dạng .wma, .wmv. Khi chọn xong, chỉnh sửa các thông số khác như: thanh điều khiển,. Nhấn nút OK để hoàn thành công việc, nhấn nút “Cancel” để hủy bỏ thao tác. 2.4.3.3. Chèn các file word, pdf, URL Để chèn các file .doc, pdf, .ppt, .html, ta chọn đối tượng External  Chọn biểu tượng External File đề chèn văn bản .doc, pdf, .ppt, chọn biểu tượng IFRAME để chèn các file dạng .html. Các bước tiếp theo tương tự các bước trong cách chèn âm thanh, video, Sau đó, chỉnh sửa thêm các thông số khác như : đường viền cho khung, kiểu đường viền, màu sắc, Lưu ý: các file này phải lưu vào thư mục của module gốc. Để đổi tên cho biểu tượng External File, chọn nút , sau đó nhập tên mới cho phù hợp. 2.4.3.4. Chèn các nút điều hướng (Navigation) Để chèn các nút điều khiển : Nội dung (Contents), tiến 1 trang, lùi 1 trang, vị trí trang,ta sử dụng đối tượng Navigation. Bước 1: Chọn thẻ Navigation tại thư viện các đối tượng. Bước 2: Double click để chọn các nút điều hướng cần thiết. Bước 3: Sau khi xuất hiện biểu tượng của nút điều hướng trên trang thiết kế, click chuột phải  Chọn Properties  Xuất hiện hộp thoại thiết kế để thay đổi màu sắc, biểu tượng của nút điều khiển, theo ý muốn. Nhấn OK để hoàn thành công việc. 2.4.3.5. Thiết kế các hiệu ứng dựa trên sử dụng công cụ “Actions” Bất cứ đối tượng nào trên trang thiết kế: đoạn văn, hình ảnh, các bài tập, cũng đều có thể sử dụng thêm nút “Actions” để thiết kế, các sự kiện (Event) và các hành động (Action) ở công cụ này làm cho đối tượng như hình ảnh, các bài tập thêm sinh động, hấp dẫn, tính tương tác cao hơn. Ví dụ: Ta có thế kết hợp 2 đối tượng Agents (chèn các nhân vật có hành động) và Questions ( chèn các dạng bài tập) để tạo ra hiệu ứng khi người học trả lời đúng câu hỏi thì nhận vật hoạt hình sẽ có hành động vỗ tay, trả lời sai nhân vật hoạt hình sẽ có hành động gãi đầu, Bước 1: Chọn thẻ Agents tại thư viện các đối tượng  chọn nhân vật hoạt hình bất kì. Bước 2: Chọn thẻ Questions, thiết kế nội dung một dạng câu hỏi bất kì. Bước 3: Tại trang thiết kế, click chuột phải vào ô thiết kế câu hỏi  Chọn Actions , xuất hiện hộp thoại: Trong khung Event, để thiết kế hiệu ứng cho việc trả lời đúng, ta chọn On Success  Double click vào khung Action  chọn dòng liên kết trong khung Object, xuất hiện hộp thoại mới  lựa chọn các hành động cho nhân vật, trong trường hợp này, ta chọn Applaud. Sử dụng các sự kiện (Event) của công cụ để tạo liên kết trang, các nút điều khiển. Ví dụ: tạo hiệu ứng khi đưa chuột vào 1 biểu tượng, biểu tượng đó từ tối chuyển thành sáng, xuất hiện dòng chữ hướng dẫn, nếu click chuột vào biểu tượng sẽ dẫn đến một trang khác Bước 1: Chèn biểu tượng của nút điều khiển, trong đó có một biểu tượng tạo hiệu ứng mờ so với nền, trong thẻ Display chọn “No” Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng mờ hơn so với nền  chọn  trong khung Event chọn OnClick  trong khung Action chọn CALL  double click vào đường dẫn trong khung Object, chọn Slide muốn liên kết. Tiếp tục trong khung Event chọn OnMouseover  Double click vào DISPLAY trong khung Action  Double click vào đường dẫn trong khung Object  chọn dòng chữ hướng dẫn muốn xuất hiện. Bước 3: Nhấn OK để hoàn thành công việc. Với các thao tác như trên, tác giả thiết kế được hệ thống các nút điều khiển như sau: Nút điều khiển “Contents” chứa danh sách tên các trang tài liệu, cho phép người học di chuyển đến bất kì trang nào của e-book. 2.4.4. Thiết kế bài tập dựa trên phần mềm Hot Potatoes 6 Hot Potatoes là một chương trình để tạo các ứng dụng E-learning trên www, Hot Potatoes hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML hay các mođun để đưa lên web thực hiện việc thi qua mạng theo kiểu Client- Server. Đây là phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Tác giả sử dụng phần mềm này thiết kế các dạng bài tập: điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn, một lựa chọn, câu hỏi dạng nối cột, trò chơi ô chữ,....Quá trình thiết kế như sau: Bước 1: Khởi động phần mềm Hot Potatoes Bước 2: Xuất hiện giao diện chính của chương trình, chọn loại câu hỏi muốn thiết kế. Bước 3: Xuất hiện cửa số thiết kế, đặt tên file, chèn nội dung bài tập. Bước 4: Bôi đen từ cần điền vào chỗ trống, chọn Gap Bước 5: Thay đổi các thông số cần thiết: kiểu chữ, cỡ chữ, nền khung bài tập, thanh tiêu đề,. Chọn thẻ Option  Configure Output mở ra hộp thoại và chỉnh sửa các thông số cần thiết nhằm làm cho giao diện câu hỏi trực quan và dễ dàng hơn dạng mặc định thuần tuý. a. Thẻ Title/Construction: Việt hoá tiêu đề và yêu cầu của câu hỏi. b. Thẻ Timer: Thời gian làm bài. c. Thẻ Other: (1) - Chọn Use dropdown list instead of textbox in output để thay đổi cách hiển thị khoảng trống trong câu hỏi từ dạng hộp sọan thảo thành danh sách đổ xuống. Khi đó nút bấm "Hint" sẽ bị ẩn, và chức năng định hướng "[?]" cũng mất tác dụng. (2) - Include word list this text: sẽ hiển thị danh sách các đáp án điền vào các khoảng trống. Điều này sẽ làm cho bài thi dễ dàng hơn. (xem hình 12). (3) - "Make answer- checking case sensive", tắt hay bật trạng thái phân biệt chữ hoa chữ thường. (4) - Chọn số khoảng trống được hiển thị cho mỗi hộp soạn thảo. d. Thẻ Appearance: thay đổi nền, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc các khung hướng dẫn, Bước 6: Xuất File: Chọn biểu tượng Lưu ý: Các file bài tập thiết kế dựa trên phần mềm Hot Potatoes xuất ra dưới dạng file .html, yêu cầu phải lưu vào thư mục gốc của module ban đầu của Courselab (module khóa học mới) để tránh tình trạng lỗi đường dẫn. Với các thao tác như trên, ta thiết kế được bài tập với giao diện bắt mắt và có tính tương tác cao với người học. Sử dụng phần mềm Hot Potatoes đề thiết kế các dạng bài tập khác có thao tác tương tự như trên. 2.5. Cấu trúc và nội dung e-book Cấu trúc của e-book trình bày theo từng slide, việc di chuyển đến các nội dung chủ đạo dựa vào hệ thống các nút điều khiển ở phần đầu mỗi slide: Contents (Nội dung): bao gồm danh sách tên các trang tài liệu liên kết đến nội dung các bài học từ Unit 1 đến Unit 9, giúp người học có thế đến bất kì phần nào muốn học, trên tiêu đề mỗi trang có thông báo số trang của phần kĩ năng Reading, Listening,.giúp người học có thể định hướng cho việc di chuyển giữa các trang. Thanh nội dung này có tác dụng thông báo cho người học đang ở vị trí trang nào, các trang nào người học đã sử dụng qua trong một lần học. Cụ thể: • Home page (Trang chủ): video giới thiệu về nội dung e-book. • Guide (Trang hướng dẫn): Video hướng dẫn các thao tác cơ bản trong e-book • Unit 1: Hydrocarbons • Unit 2: Unsaturated hydrocarbons • Unit 3: Isomers • Unit 4: Hydrocarbon rings • Unit 5: Hydrocarbons from the Earth’s crust • Unit 6: Introduction to functional groups • Unit 7: Alcohols, phenol and ethers • Unit 8: Carbonyl compounds • Unit 9: The chemistry of life. Tapescript: bao gồm các đoạn văn bản của mô tả phần nói và nghe Vocabulary (Từ vựng): hệ thống từ vựng từ Unit 1 đến Unit 9 Classroom language (Ngôn ngữ lớp học): các mẫu câu GV và HS sử dụng trong lớp học Hóa học bằng tiếng Anh. Game (Trò chơi): một số trò chơi ôn luyện kiến thức Hóa học và tiếng Anh. Previous page : quay trở về trang trước Next page: tiến qua trang kế tiếp. Bảng 2.3: Nội dung unit 1 “Hydrocarbons” Kĩ năng Nội dung Reading Part A: Introduction to hydrocarbon Part B: Alkanes Listening Part A: Lecture about Organic molecules Part B: The properties of alkanes Speaking Part A: Solving a chemistry exercise Part B: Naming alkanes Writing Part A and part B: Translate sentences into English and into Vietnamese. Grammar The passive voices Bảng 2.4: Nội dung unit 2 “Unsaturated hydrocarbons” Kĩ năng Nội dung Reading Part A: Alkenes Part B: Alkynes Listening Part A: Testing saturated and unsaturated hydrocarbons Part B: Lecture about alkenes and alkynes Speaking Part A: Draw the reactants and products of incomplete reaction. Use Markovnikov’s rule. Part B: Addition to alkynes Writing Part A and part B: Translate sentences into English and into Vietnamese. Grammar Comparison Bảng 2.5: Nội dung unit 3 “Isomers” Kĩ năng Nội dung Reading Types of isomers Listening Lecture about isomers Speaking Identifying asymmetric carbon atoms Writing Translate sentences into English and into Vietnamese. Grammar Relative clauses Bảng 2.6: Nội dung unit 4 “Hydrocarbon rings” Kĩ năng Nội dung Reading Cyclic hydrocarbons and aromatic hydrocarbons Listening Beta-carotene and dyes Speaking Naming cyclic and aromatic hydrocarbons Writing Translate sentences into English and into Vietnamese. How to write a lab report Grammar Prepositions Bảng 2.7: Nội dung unit 5 “Hydrocarbons from the Earth’s crust” Kĩ năng Nội dung Reading Natural gas, petroleum, coal Listening Petroleum refining Speaking Talk about Oil distillation Writing Translate sentences into English How to write a lesson plan Grammar Conjunctions Bảng 2.8: Nội dung unit 6 “Introduction to functional groups” Kĩ năng Nội dung Reading Introduction to functional groups Alkyl halides Listening Make ethyl bromide Speaking Naming alkyl halides Writing Translate sentences into English Grammar Modal verbs Bảng 2.9: Nội dung unit 7 “Alcohols, phenol and ethers” Kĩ năng Nội dung Reading Part A: Alcohols Part B: Phenol and ethers Listening Part A: Lecture about alcohols Part B: Make diethyl ether Speaking Part A: Describe the reaction between ethanol and sodium, then compare with the reaction between water and sodium. Part B: Describing the reaction between phenol and bromide. Writing Part A: Predict the products of alcohol dehydration of 3-methyl-butan-2-ol Part B: Describe physical properties of phenol and building sentences. Grammar Gerunds and infinitives Bảng 2.10: Nội dung unit 8 “Carbonyl compounds” Kĩ năng Nội dung Reading Part A: Aldehydes and ketones Part B: Carboxylic acids and esters Listening Part A: Lecture about aldehydes and ketones Part B: Perfumes Speaking Part A: How to distinguish aldehydes from ketones. Part B: Describe mechanism of esterification of carboxylic acids, solving a chemistry exercise. Writing Part A: Translate sentences into English and naming aldehydes. Part B: Write a paragraph comparing the properties of inorganic acids with those of carboxylic acids, phenols. Explain whether carboxylic acids are weak or strong acids. Grammar The simple present tense Bảng 2.11: Nội dung unit 9 “The chemistry of life” Kĩ năng Nội dung Reading Polymers, carbohydrates, amino acids Listening Plastics and polymers Speaking Talk about recycling plastics. Writing Writing a paragraph presenting some features of lipids. Grammar The simple past tense 2.6. Hướng dẫn sử dụng e-book Việc sử dụng e-book trong quá trình tự học giống như sử dụng một tài liệu học tập có hướng dẫn. Người sử dụng phải có kiến thức, trình độ tin học nhất định để sử dụng các lệnh thông thường trong máy tính. Để sử dụng e-book, người học tiến hành các bước sau: Bước 1: Khởi động máy tính Bước 2: Bỏ đĩa CD-Rom chứa nội dung e-book vào ổ đĩa Bước 3: Mở nội dung đĩa, vào tệp “ KhoaLuanTotNghiep” Bước 4: Chọn thư mục “1”, sau đó chọn file Start.hta. Lúc này xuất hiện cửa sổ Chọn nút “START MODULE” để bắt đầu khóa học. Trình duyệt mở ra cửa sổ trang chủ (Home page) Qua trang kế tiếp để theo dõi hướng dẫn những thao tác cơ bản trong e-book. Bước 5: Chọn bài học bằng cách click vào biểu tượng “Contents”. Ví dụ: Chọn Unit 2 Sử dụng các nút điều khiển tiến và lùi một trang để lần lượt di chuyển qua các slide hoặc sử dụng nút Contents để đến bất kì trang nào bạn muốn. Trong mỗi phần kĩ năng có các bài tập rèn luyện. Ví dụ: phần Listening, phần B của Unit 8 Sau khi nghe nội dung video, người học làm bài tập điền vào chỗ trống ở khung bên phải, sau đó kiểm tra đáp án bằng cách chọn “Check”. Nếu Muốn gợi ý 1 kí tự trong từ cần điền, click “Hint”. Sau khi sử dụng xong, người học chọn bên góc trên, bên phải màn hình để đóng cửa sổ e-book và chuyển sang chế độ làm việc mới hoặc tắt máy. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đề tài thực hiện nghiên cứu định tính, sử dụng phiếu điều tra đóng và mở, và phỏng vấn đối với các đối tượng SV và GV Hóa hoc phổ thông nhằm: - Đánh giá tính khoa học (về nội dung và hình thức) của e-book đã thiết kế. - Đánh giá tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của e-book trong việc hỗ trợ quá trình tự học Hóa học bằng tiếng Anh của SV khoa Hóa và GV phổ thông, góp phần nâng cao khả năng tự học và giúp SV và GV hứng thú học môn Hóa học bằng tiếng Anh hơn. 3.2. Đối tượng thực nghiệm Tiến hành TNSP đối với SV khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM và GV ở các trường gồm: • Sinh viên năm 1: 15 SV • Sinh viên năm 2: 38 SV • Sinh viên năm 3: 47 SV • GV trường Nguyễn Thị Minh Khai: 1 GV • GV trường Thủ Thiêm: 2 GV Lí do chọn đối tượng thực nghiệm: tất cả SV và GV đều có kiến thức chuyên ngành Hóa học, có nền tảng kiến thức tiếng Anh phổ thông, đa số đều quan tâm đến vấn đề dạy học Hóa học bằng tiếng Anh – một vấn đề còn rất mới mẻ hiện nay. 3.3. Tiến hành thực nghiệm Quá trình TNSP tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm Bước 2: Giới thiệu với SV và GV nội dung, hình thức, các tính năng của e-book tự học Hóa học bằng tiếng Anh. Bước 3: Hướng dẫn SV học một bài trong e-book và thực hiện bài tập rèn luyện. Bước 4: Thu thập ý kiến đánh giá của SV và GV thông qua phiếu khảo sát. Bước 5: Thống kê và xử lý số liệu, đánh giá kết quả về mặt định tính. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời cho mỗi câu hỏi mức độ, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 3.2. Bảng 3.1. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi 1 Thấp A 1 điểm 2 Tương đối thấp B 2 điểm 3 Trung bình C 3 điểm 4 Tương đối cao D 4 điểm 5 Cao E 5 điểm Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức: Tổng số điểm = 1.MA + 2.MB + 3.MC + 4.MD + 5.ME (với M: số phiếu cùng ý kiến) Đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đ𝑖ể𝑚 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố ý 𝑘𝑖ế𝑛 Điểm trung bình thể hiện đa số ý kiến đánh giá nằm ở mức độ nào. Đối với các câu hỏi dạng lấy ý kiến số đông, chúng tôi tổng hợp ý kiến và tính % để thấy được sự đánh giá nào phù hợp nhất cho những tiêu chí đã đề ra. 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Đánh giá về hình thức Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của SV và GV về hình thức của e-book STT Tiêu chí đánh giá Số lượng Điểm TB Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) 1 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. 0 1 18 61 22 3.99 2 Bố cục các bài hợp lí ( các đơn vị bài sắp xếp theo thứ tự logic từ bài 1 đến bài 9, các phần bài đọc, bài nghe, nói, viết,... trong 1 bài học trình bày rõ ràng,...) 0 1 20 59 22 4.00 3 Màu sắc hài hòa. 0 1 18 61 22 4.02 4 Cỡ chữ phù hợp, dễ nhìn. 0 0 20 64 18 3.98 5 Độ tương phản phù hợp giữa nền và nội dung (màu sắc của nền làm nổi bật nội dung, không làm nội dung che khuất). 0 0 21 63 18 3.97 6 Hệ thống tranh ảnh, media, hiệu ứng đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung bài học. 0 0 12 60 30 4.18 Dựa vào bảng 3.2, tác giả nhận thấy đa số các bạn SV và GV đánh giá tương đối cao giao diện của e-book (3.99), cỡ chữ tương đối phù hợp (3.98), độ tương phản phù hợp giữa nền và nội dung (màu sắc của nền làm nổi bật nội dung, không làm nội dung che khuất) (3.97). Về bố cục giữa các bài, các phần, màu sắc cũng như hệ thống tranh ảnh, media được đánh giá ở mức độ cao. Đó là sự khích lệ lớn đối với tác giả và cộng sự của mình vì chúng em đã dành rất nhiều thời gian để thiết kế. 3.5.2. Đánh giá về nội dung Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá của SV và GV về nội dung của e-book Tiêu chí đánh giá Mức độ Số lượng % Hệ thống kiến thức Rất khó 0 0.00 Khó 7 6.86 Trung bình 73 71.57 Cơ bản 22 21.57 Hệ thống từ vựng Đa dạng, phong phú 12 11.76 Đầy đủ để hiểu nội dung bài 23 22.54 Đảm bảo tương đối để hiểu nội dung bài 64 62.75 Ít, sơ sài, chưa đầy đủ 3 2.94 Phần bài đọc (Reading) Độ dài Dài, nhiều kiến thức 6 5.88 Vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết 94 92.16 Quá ngắn, sơ sài. 2 1.96 Từ vựng Cung cấp vừa đủ hiểu nội dung bài. 95 93.14 Ít, sơ sài. 7 6.86 Hệ thống bài tập Đa dạng, phong phú 24 23.53 Vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng đọc, hiểu. 73 71.57 Ít, chưa đa dạng về hình thức 5 4.90 Phần bài nghe (Listening) Độ dài Thời gian bài nghe dài 12 11.76 Vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết 90 88.24 Ngắn, sơ sài. 0 0 Âm thanh Giọng đọc chuẩn, rõ ràng, dễ nghe 25 24.51 Mức độ nhanh chậm vừa phải, dễ nghe 59 57.84 Âm thanh khó nghe, đọc quá nhanh 18 17.65 Hệ thống Đa dạng, phong phú 25 24.51 Vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng 73 71.57 bài tập nghe - hiểu. Ít, chưa đa dạng về hình thức. 4 3.92 Phần nói (Speaking) Bài tập đa dạng, phong phú 9 8.82 Đầy đủ bài tập, đảm bảo rèn luyện kĩ năng nói. 19 18.63 Bài tập đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng nói. 68 66.67 Hệ thống bài tập còn ít, chưa đa dạng 6 5.88 Phần viết (Writing) Bài tập đa dạng, phong phú 7 6.86 Đầy đủ bài tập, đảm bảo rèn luyện kĩ năng nói. 30 29.41 Bài tập đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng nói. 59 57.84 Hệ thống bài tập còn ít, chưa đa dạng 6 5.88 Phần Ngữ pháp (Grammar) Cấu trúc ngữ pháp Đa dạng, phong phú. 3 2.94 Các cấu trúc đầy đủ, phù hợp với nội dung kiến thức chuyên ngành. 62 60.78 Các cấu trúc vừa đủ, phù hợp với nội dung chuyên ngành. 36 35.29 Cấu trúc ngữ pháp không đầy đủ, cấu trúc ngữ pháp không phù hợp với nội dung chuyên ngành. 1 0.98 Hệ thống bài tập Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. 3 2.94 Đầy đủ, đảm bảo rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp. 72 70.59 Đảm bảo tương đối rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp. 29 28.43 Ít, chưa đa dạng về nội dung và hình thức. 4 3.92 Trò chơi (Games) Đảm bảo khả năng thư giãn, vừa học vừa chơi 60 58.82 Nội dung đảm bảo ôn luyện kiến thức Hóa học và tiếng Anh 81 79.41 Hình thức sinh động hấp dẫn 45 44.12 Hình thức đơn điệu 12 11.76 Nội dung trò chơi chưa phù hợp với nội dung tiếng Anh và Hóa học 4 3.92 Dựa vào bảng 3.3, tác giả nhận thấy SV và GV có những đánh giá tích cực về nội dung của e-book: - Về hệ thống kiến thức tiếng Anh và chuyên ngành Hóa hoc: đa số SV và GV (71.57 %) nhận thấy hệ thống kiến thức ở mức độ trung bình, không quá khó và không quá dễ, phù hợp với sự tiếp thu của hầu hết người học. - Về hệ thống từ vựng chuyên ngành Hóa học: có 64 SV và GV (chiếm tỉ lệ 62.75%) đánh giá ở mức độ đảm bảo tương đối để hiểu nội dung bài. - Về phần đọc: Đa số SV và GV đánh giá các bài đọc có độ dài vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết(90 SV-88.24%), kho từ vựng cung cấp vừa đủ hiểu nội dung bài (59 SV,GV-57.84%), với hệ thống bài tập vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng đọc, hiểu (73 SV, GV-71.57%). - Về phần nghe: Các bài nghe có độ dài vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết (90 SV, GV- 88.24%), chất lượng âm thanh ở mức độ nhanh chậm vừa phải, dễ nghe(59 SV, GV- 57.84%), hệ thống bài tập rèn luyện vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng nghe - hiểu (73 SV, GV - 71.57%) - Về phần nói: 68 SV, GV đánh giá (66.67%) hệ thống bài tập ở phần này đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng nói. - Về phần viết : 59 SV (chiếm tỉ lệ 57.84 %) cho rằng bài tập đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng nói. - Về phần ngữ pháp: 60.78% SV, GV đánh giá các cấu trúc đầy đủ, phù hợp với nội dung kiến thức chuyên ngành và 70.59 % SV, GV nhận thấy hệ thống bài tập đầy đủ, đảm bảo rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp. - Về mục Trò chơi: Đa số các bạn SV, GV nhận xét hệ thống trò chơi có nội dung đảm bảo ôn luyện kiến thức Hóa học và tiếng Anh đồng thời đảm bảo khả năng thư giãn, vừa học vừa chơi. 3.5.3. Đánh giá về tính khả thi Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá của SV và GV về hiệu quả và tính khả thi của e-book Tiêu chí đánh giá Mức độ Điểm TB 1 2 3 4 5 Tính khả thi Dễ sử dụng 0 2 18 61 21 3.99 Phù hợp với trình độ tiếng Anh của SV và GV phổ thông 0 4 18 58 22 3.96 Phù hợp với trình độ chuyên ngành Hóa học của SV và GV phổ thông 0 0 15 67 20 4.05 Phù hợp với điều kiện thực tế ( có máy tính cá nhân) 0 0 0 70 32 4.31 Dựa vào bảng 3.4, tác giả rút ra kết quả: Nhìn chung, qua khảo sát tác giả nhận thây e-book được đánh giá có tính khả thi cao: SV, GV đánh giá e-book dễ sử dụng ở mức độ tương đối cao (3.99), phù hợp với trình độ tiếng Anh và chuyên ngành Hóa hoc, phù hợp với điều kiện thực tế (có máy tính cá nhân) ở mức độ cao (4.31). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Khóa luận đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra sau đây: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp và những nguyên tắc sư phạm trong giảng dạy Hóa học- phần Hóa hữu cơ ở trường phổ thông. - Nghiên cứu về giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành Hóa học bằng tiếng Anh. - Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học các môn KHTN nói chung và môn Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận dạy môn chuyên ngành tích hợp với ngôn ngữ (CLIL approach). - Nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến e-learning, các phần mềm hỗ trợ thiết kế e-book. 1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT. 1.3. Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Hóa học bằng tiếng Anh – Phần Hóa hữu cơ Cấu trúc của e-book trình bày theo từng slide, việc di chuyển đến các nội dung chủ đạo dựa vào hệ thống các nút điều khiển ở phần đầu mỗi slide: Contents (Nội dung): bao gồm danh sách tên các trang tài liệu liên kết đến nội dung các bài học từ Unit 1 đến Unit 9, giúp người học có thế đến bất kì phần nào muốn học, trên tiêu đề mỗi trang có thông báo số trang của phần kĩ năng Reading, Listening,.giúp người học có thể định hướng cho việc di chuyển giữa các trang. Thanh nội dung này có tác dụng thông báo cho người học đang ở vị trí trang nào, các trang nào người học đã sử dụng qua trong một lần học. Cụ thể: • Home page (Trang chủ): video giới thiệu về nội dung e-book. • Guide (Trang hướng dẫn): Video hướng dẫn các thao tác cơ bản trong e-book • Unit 1: Hydrocarbons • Unit 2: Unsaturated hydrocarbons • Unit 3: Isomers • Unit 4: Hydrocarbon rings • Unit 5: Hydrocarbons from the Earth’s crust • Unit 6: Introduction to functional groups • Unit 7: Alcohols, phenol and ethers • Unit 8: Carbonyl compounds • Unit 9: The chemistry of life. Tapescript: bao gồm các đoạn văn bản của mô tả phần nói và nghe Vocabulary (Từ vựng): hệ thống từ vựng từ Unit 1 đến Unit 9 Classroom language (Ngôn ngữ lớp học): các mẫu câu GV và HS sử dụng trong lớp học Hóa học bằng tiếng Anh. Game (Trò chơi): một số trò chơi ôn luyện kiến thức Hóa học và tiếng Anh. Previous page: quay trở về trang trước Next page: tiến qua trang kế tiếp. Nội dung trong mỗi đơn vị bài học bảo đảm rèn luyện các kĩ năng về mặt ngôn ngữ cũng như kiến thức chuyên ngành Hóa học: • Đọc- Hiểu: gồm những bài đọc hiểu liên quan đến nội dung chương trình Hóa học hữu cơ phổ thông ở mức độ cơ bản. Các bài đọc nhằm rèn luyện kĩ năng đọc theo hướng phân tích thông qua các bài tập đọc hiểu, trả lời các câu hỏi chi tiết, bài tập điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn, dạng bài tập đúng-sai, Phần mềm thiết kế các bài tập hỗ trợ việc kiểm tra đáp án và gợi ý câu trả lời. • Nghe: gồm các bài giảng của giáo viên bản xứ về nội dung có liên quan đến từng đơn vị bài học, các thí nghiệm, các bài nghe có nội dung về ứng dụng thực tiễn của chất hữu cơ điển hình, • Nói: giúp người học phát triển kĩ năng nói, trình bày các các vấn đề liên quan đến Hóa học, gọi tên, danh pháp, cách giải quyết một bài toán, trình bày cơ chế phản ứng ở mức độ cơ bản, xác định sản phẩm chính trong phản ứng cộng,Ngoài việc cung cấp hướng giải quyết cho vấn đề, song song đó có các mẫu bài nói có nội dung tương tự do giáo viên bản xứ thực hiện, hỗ trợ mức độ tốt nhất cho quá trình tự học Hóa học bằng tiếng Anh. • Viết: Các bài tập luyện viết ở cấp độ cụm từ, câu, đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến từng đơn vị bài học, các bài tập dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh và ngược lại nhằm ôn luyện và củng cố vốn từ vựng chuyên ngành trong từng bài. • Ngữ pháp: Cung cấp kiến thức cơ bản và củng cố về các điểm ngữ pháp cần thiết trong việc rèn luyện các kĩ năng tiếng Anh và trình bày các vấn đề của các môn KHTN nói chung và môn Hóa học nói riêng như: câu bị động, mệnh đề quan hệ, câu so sánh, giới từ, từ nối,Các bài tập thực hành và kèm theo đáp án, sử dụng phần mềm có tính năng tương tác cao và kiểm tra đáp án. • Từ vựng: cung cấp khoảng 220 từ vựng, cụm từ liên quan đến Hóa học hữu cơ. 1.4. TNSP để đánh giá kết quả của đề tài Trong phạm vi của đề tài, tác giả đã tiến hành TNSP để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của e-book: - Xác định e-book đạt yêu cầu về nội dung, hình thức, các tính năng và có tính khả thi. - Đánh giá tính khả thi của e-book trong việc hỗ trợ quá trình tự học Hóa học bằng tiếng Anh của SV khoa Hóa và GV phổ thông, góp phần nâng cao khả năng tự học và giúp SV và GV hứng thú học môn Hóa học bằng tiếng Anh hơn. Kết quả TNSP cho thấy e-book đã đạt được các yêu cầu sau: - Về mặt hình thức: E-book đáp ứng được các yêu cầu về tính thẩm mĩ với bố cục hợp lí và giao diện thân thiện, dễ sử dụng. - Về mặt nội dung: E-book cung cấp kiến thức cần thiết bám sát nội dung chương trình phổ thông, đảm bảo rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cũng, cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hóa hoc. - Về tính khả thi: E-book có thể được sử dụng bởi số đông SV và GV phổ thông có trình độ trung bình về vi tính. 2. Kiến nghị và đề xuất Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có một số đề xuất sau: 2.1. Đối với trường ĐHSP TP.HCM - Tăng cường sự phối hợp giữa GV với các đơn vị lập trình chuyên nghiệp, sự phối hợp giữa các khoa để tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng CNTT, các giáo trình đạt chất lượng cao, hỗ trợ cho quá trình dạy và học. - Tăng cường mức đầu tư hơn nữa để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hóa các thiết bị, công nghệ dạy học. 2.2. Đối với khoa Hóa ĐHSP TP.HCM - Cần đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hóa học. - Tăng cường mở các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học bằng tiếng Anh, có sự giao lưu với các chuyên gia nước ngoài. - Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ ngân sách cho giảng viên tham gia các lớp học về giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh, nâng cao kĩ năng về tương tác lớp học bằng tiếng Anh trong việc giảng dạy Hóa học. - Tăng cường hơn nữa việc đầu tư và phát triển trình độ chuyên ngành Hóa đồng thời chú trọng hơn nữa về kĩ năng tiếng Anh chuyên ngành cho SV. 2.3. Đối với giảng viên - Giảng viên cần phải nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Hóa - Giảng viên phải tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếng cũng như tiếng Anh chuyên ngành Hóa học bằng cách tham gia các khóa học tiếng Anh, các buổi tập huấn chuyên ngành, các buổi hội thảo về tiếng Anh chuyên ngành Hóa học giành cho GV. - Giảng viên khoa Anh và khoa Hóa có thể liên kết với nhau để tạo ra nguồn tư liệu tiếng Anh chuyên ngành Hóa hoc hiệu quả và có chất lượng hơn. 2.4. Đối với SV - Cần ý thức hơn nữa vai trò của tự học trong quá trình tiếp thu kiến thức. - Cần ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp cũng như việc tiếp cận nguồn tri thức mới để từ đó có kế hoạch học tập, nâng cao kĩ năng ngôn ngữ cho bản thân. - Cần nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong dạy và học cũng như trong cuộc sống, tăng cường học học và trau dồi về trình độ CNTT. 3. Hướng phát triển của đề tài - Trên nền tảng của e-book hiện nay có thể mở rộng hơn để nội dung phong phú hơn về tất cả các vấn đề về Hóa hữu cơ, bổ sung thêm hệ thống bài tập và đề thi tích hợp kiến thức Hóa học và tiếng Anh chuyên ngành. - Nghiên cứu và tích hợp thêm các phần mềm để xây dựng e-book có tính chuyên nghiệp, hấp dẫn và dễ sử dụng hơn. - Thiết kế hệ thống trò chơi sinh động, hấp dẫn, đa dạng về hình thức và cách chơi hơn để đảm bảo học tiếng Anh và học Hóa học đạt hiệu quả cao hơn. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nguồn tư liệu tham khảo cho SV khoa Hóa cũng như GV phổ thông trong việc tự học để từ đó nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành và một số kĩ năng tương tác lớp học, hơn nữa, có thể đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh trong việc giao tiếp và trình bày các vấn đề Hóa học bằng tiếng Anh, giúp SV và GV phổ thông có thể định hướng cho mình phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP. HCM. 2. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2004), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 5. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ diển Bách khoa Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho HS giỏi Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM. 7. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế e-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 9. Lê Minh Xuân Nhị (2011), Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Anh văn chuyên ngành học phần 2 cho sinh viên khoa Hóa- Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 10. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình Hóa học phổ thông (Học phần PPDH 2), Trường ĐHSP Hà Nội. 11. Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy Hóa học, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục. 14. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội. 15. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu, tập 1, Trường ĐHSP Hà nội. 16. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đính, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2006), Hóa học 11, NXB Giáo dục. 17. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB Hà Nội. 18. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. Tài liệu tiếng Anh 19. Hồ Thị Phượng, Lê Thị Kiều Vân (2007), English for Chemistry, ĐHSP TP.HCM. 20. Hoa Vy, Gia Huy, Hoàng Anh (2005), Từ điển Anh – Việt, NXB Thống kê. 21. Frank J. Mustoe, Michael Jansen, Ted Doram, Christina Clancy, John Ivanco, Anita Ghazariansteja (2002), Chemistry 11, McGraw-Hill Ryerson. 22. Frank J. Mustoe, Michael Jansen, Michael Webb, Ted Doram, Christy Hayhoe, Jim Gaylor, Anita Ghazariansteja (2002), Chemistry 12, McGraw- Hill Ryerson. 23. Antony C.Wilbraham; Dennis D.Staley; Michael S.Matta; Edward L.Waterman (2005), Chemistry, Prentice Hall. 24. Maitland Jones, Jr.Steven A. Fleming (2012), Organic Chemistry (Fourth Edition), Norton and Company. 25. McGraw-Hill, Dictionary of chemistry, McGraw-Hill Company. 26. Jonathan Clayden, Nick Greevs, Stuart Warren, Peter Wothers (2012), Organic chemistry. 27. Bentley, K. and Phillips, S. (2007) Teaching science through English – a CLIL aproach, University of Cambridge. 28. Kay Bentley, The TKT Course CLIL Module 29. Trinh, Q.L &Rijlaarsdam, G (2003), An ELF curiculum for learner autonomy: design and effects. Paper presented at the conference Independent Language Learning, Melbourne, Australia. Các trang web 30. ngoai%E2%80%9D-tieng-Anh-chuyen-nganh.html 31. phap-hoc-hieu.html 32. html 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. https://portal.chem.ubc.ca:888/ 43. 91 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu điều tra “Thực trạng dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông”. 2 Phụ lục 2. Phiếu khảo sát “ Đánh giá e-book tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học phổ thông” 6 Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và được dùng phổ biến trên toàn thế giới.Hiện nay, xu hướng dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông đang ngày càng mở rộng ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng dạy và học Hóa hoc bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông để có nhìn nhận và đánh giá tổng quát hơn, từ đó đề ra những phương hướng về phương pháp, nội dung và đánh giá trong việc dạy và học Hóa bằng Tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn, nhóm sinh viên chúng em tiến hành cuộc khảo sát này, rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô và các em học sinh! Thân chào! Họ và tên:.. Giáo viên Học sinh Trường: 92 I. Thực trạng giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh 1. Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động dạy và học: Stt Phương pháp 1 Không sử dụng 2 Rất ít sử dụng 3 Thường sử dụng 4 Luôn luôn sử dụng 1 Phương pháp đàm thoại 2 Phương pháp hoạt động nhóm 3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập 4 Phương pháp dạy học tình huống 5 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học tập 6 Phương pháp người học đặt câu hỏi 7 Phương pháp động não 8 Phương pháp nghiên cứu 9 Phương pháp thuyết trình theo chủ đề 10 Phương pháp dạy học theo chủ đề 2. Việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông được tiến hành dựa trên nội dung của giáo trình nào? 3. Nội dung của giáo trình dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông có tương thích với chương trình giảng dạy Hóa học phổ thông của hệ thống chương trình ở Việt Nam không? 93 Giống hoàn toàn Giống một phần Không giống 4. Đánh giá về hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông: a. Đánh giá chung Stt Nội dung đánh giá 1 Mức độ rất thấp 2 Mức độ thấp 3 Mức độ tương đối 4 Mức độ cao 1 Học sinh có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong tiết học. 2 Sau tiết học Hóa học bằng Tiếng Anh, HS nắm được các kiến thức trọng tâm của môn chuyên. 3 Sau tiết học Hóa học bằng Tiếng Anh, vốn từ vựng chuyên ngành của HS được cải thiện. b. Đánh giá về các kĩ năng ngôn ngữ mà HS rèn luyện được b1. HS rèn luyện kĩ năng nghe – hiểu Tiếng Anh ở mức độ: Có thể nghe và hiểu được rất ít những thảo luận và trao đổi sử dụng Tiếng Anh trong tiết học. Có thể nghe – hiểu được tương đối những thảo luận và trao đổi bằng Tiếng Anh trong tiết học dựa vào sự suy đoán từ kiến thức môn chuyên đã biết. Có thể nghe – hiểu được những thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng Tiếng Anh của GV và thực hiện yêu cầu của GV đưa ra ở mức độ tương đối. Có thể nghe – hiểu rất tốt hầu hết các thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng Tiếng Anh của GV và thực hiện được đúng các yêu cầu của GV đưa ra. 94 b2. HS rèn luyện kĩ năng nói (trongthuyết trình, thảo luận,giao tiếp,...)ở mức độ: HS có thể nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài học bằng Tiếng Anh. HS có thể tham gia trao đổi bằng Tiếng Anh về các chủ đề khoa học, câu hỏi đặt ra trong tiết học ở mức độ tương đối. HS có thể sử dụng Tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học. HS có thể sử dụng Tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học; có thể tự thuyết trình về một chủ đề hay vấn đề khoa học. b3. HS rèn luyện kĩ năng đọc ( giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành,) ở mức độ: HS có thể đọc các kiến thức trong giáo trình theo sự hướng dẫn của GV để hoản thành các câu hỏi đọc hiểu. HS có thể tự đọc và làm hoàn thành các bài đọc, bài tập đọc hiểu sau khi tiết học. HS có khả năng tự đọc giáo trình và chuẩn bị trước các nội dung bài học mới. HS có khả năng tự đọc giáo trình và tham khảo thêm các giáo trình về Hóa học bằng Tiếng Anh để tìm hiểu về các vấn đề khoa học. b4. HS rèn luyện kĩ năng viết (ghi nội dung bài học, viết báo cáo, tường trình, trình bày văn bản,) ở mức độ: HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu đơn giản. HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu phức tạp (có sử dụng các cấu trúc câu phức tạp và đảm bảo được nội dung câu trả lời) HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ đoạn văn để nêu ý kiến cá nhân hoặc quan điểm về một vấn đề khoa học. HS có thể tự viết những kết luận, tóm tắt sau khi tìm hiểu các nội dung bài học hoặc sau khi tiến hành các thí nghiệm trực quan; từ đó có thể nêu ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề khoa học đang nghiên cứu. 5. Tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) trong tiết dạy học Hóa học bằng Tiếng Anh Bắt buộc chỉ sử dụng Tiếng Anh trong tất cả hoạt động giao tiếp, thảo luận và trao đổi trong tiết học. GV và HS chủ yếu sử dụng Tiếng Anh để trao đổi và thảo luận, xen kẽ rất ít Tiếng Việt để giải thích hoặc hướng dẫn những nội dung khó, phức tạp. 95 Tỉ lệ sử dụng hai ngôn ngữ là như nhau trong quá trình dạy và học. GV và HS chủ yếu sử dụng Tiếng Việt để trao đổi và thảo luận trong tiết học. Chỉ sử dụng tiếng Anh đủ để đảm bảo hoàn thành các nội dung bài học (vd: nêu khái niệm, hoàn thành các bài tập nghe, nói, đọc - hiểu, viết, ) 6. GV tiến hành đánh giá hiệu quả của việc dạy và học môn Hóa bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông bằng phương pháp nào? ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... 7. Những khó khăn gặp phải khi tiến hành dạy và học môn Hóa học bằng Tiếng Anh. Phương pháp dạy và học chưa hiệu quả. Giới hạn về kĩ năng ngôn ngữ của HS. Giới hạn về kĩ năng ngôn ngữ của GV. Giáo trình và chương trình giảng dạy chưa thống nhất. Giới hạn về số tiết dạy Hóa học bằng Tiếng Anh trong chương trình (chưa đủ để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS). Chưa có sự hỗ trợ phù hợp về ngân sách để mở rộng phạm vi ứng dụng của việc dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. Phương pháp đánh giá kết quả của quá trình dạy và học môn Hóa bằng Tiếng Anh chưa hiệu quả và thống nhất giữa các trường phổ thông. .. Xin chân thành cảm ơn 96 Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ “ E-BOOK TỰ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH – PHẦN HÓA HỮU CƠ DÀNH CHO GIÁO VIÊN HÓA HỌC PHỔ THÔNG” Kính chào quý thầy cô và các bạn sinh viên! Quá trình toàn cầu hóa và sự giao lưu quốc tế ngày càng mạnh mẽ, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có vai trò quan trọng, dù cá nhân đó đang hoạt động ở bất kì lĩnh vực nào. Việc học Tiếng Anh, đặc biệt là Tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi khả năng tự học cao nhưng tài liệu tham khảo còn hạn chế. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thiết kế e-book tự học Hóa học bằng Tiếng Anh – Phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học phổ thông”. Với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của e-book, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này, từ đó có những nhận xét, điều chỉnh để e- book được hoàn thiện và khả năng ứng dụng cao hơn. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn sinh viên! Họ và tên:................................................................................ Trường:.................................................................. Giáo viên Sinh viên I. Đánh giá về hình thức Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 (Rất thấp) 2 (Thấp) 3 (Trung bình) 4 (Cao) 5 (Rất cao) 1 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. 2 Bố cục các bài hợp lí ( các đơn vị bài sắp xếp theo thứ tự logic từ bài 1 đến bài 9, các phần bài đọc, bài nghe, nói, viết,... trong 1 bài học trình bày rõ ràng,...) Trường ĐH Sư Phạm TPHCM Khoa Hóa học 97 3 Màu sắc hài hòa. 4 Cỡ chữ phù hợp, dễ nhìn. 5 Độ tương phản phù hợp giữa nền và nội dung (màu sắc của nền làm nổi bật nội dung, không làm nội dung che khuất). 6 Hệ thống tranh ảnh, media, hiệu ứng đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung bài học. II. Đánh giá về nội dung 1. Mức độ hệ thống kiến thức hóa học Rất khó Khó Trung bình Cơ bản 2. Hệ thống từ vựng Đa dạng, phong phú. Đầy đủ để hiểu nội dung bài. Đảm bảo tương đối đầy đủ để hiểu nội dung bài. Từ vựng còn ít, sơ sài, chưa đầy đủ. 3. Nội dung bài đọc (Thầy (cô) đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất). Tiêu chí đánh giá Mức độ Độ dài Quá dài, nhiều kiến thức Vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết Quá ngắn, sơ sài. Từ vựng Cung cấp vừa đủ hiểu nội dung bài. Ít, sơ sài. Hệ thống bài tập Đa dạng, phong phú Vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng đọc, hiểu. Ít, chưa đa dạng về nội dung và hình thức 4. Nội dung bài Nghe (Thầy (cô) đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất). Tiêu chí đánh giá Mức độ Độ dài Thời gian bài nghe quá dài. Vừa phải, cung cấp kiến thức cần thiết Quá ngắn, sơ sài. 98 Âm thanh Giọng đọc chuẩn, rõ ràng, dễ nghe. Mức độ nhanh chậm vừa phải, dễ nghe Âm thanh khó nghe, đọc quá nhanh. Hệ thống bài tập Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức Vừa đủ, đảm bảo rèn luyện khả năng nghe. Ít, chưa đa dạng về nội dung và hình thức. 5. Nội dung phần Nói (Thầy (cô) đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất). Bài tập đa dạng, phong phú. Đầy đủ bài tập, đảm bảo rèn luyện kĩ năng nói. Bài tập đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng nói. Hệ thống bài tập còn ít, chưa đa dạng. 6. Nội dung phần Viết (Thầy (cô) đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất). Bài tập đa dạng, phong phú. Đầy đủ bài tập, đảm bảo rèn luyện kĩ năng viết. Bài tập đảm bảo tương đối về mức độ rèn luyện kĩ năng viết. Hệ thống bài tập còn ít, chưa đa dạng. 7. Nội dung phần Ngữ pháp(Thầy (cô) đánh dấu X vào mức độ phù hợp nhất). Tiêu chí đánh giá Mức độ Cấu trúc ngữ pháp Đa dạng, phong phú. Các cấu trúc đầy đủ, phù hợp với nội dung kiến thức chuyên ngành. Các cấu trúc vừa đủ, phù hợp với nội dung chuyên ngành. Cấu trúc ngữ pháp không đầy đủ. Cấu trúc ngữ pháp không phù hợp với nội dung chuyên ngành. Hệ thống bài tập Đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Đầy đủ, đảm bảo rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp. Đảm bảo tương đối rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp. Ít, chưa đa dạng về nội dung và hình thức. 99 8. Hệ thống trò chơi, mục thư giãn (Relax) (Thầy (cô) đánh dấu X vào những ý phù hợp). Đảm bảo khả năng thư giãn, vừa học vừa chơi. Hình thức sinh động, hấp dẫn. Nội dung trò chơi đảm bảo ôn luyện kiến thức anh văn và hóa học. Hình thức chơi còn đơn điệu. Nội dung trò chơi chưa phù hợp với nội dung Tiếng Anh và Hóa học. Ý kiến khác................................................................................................................................... III. Đánh giá về tính khả thi của e-book. Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 (Rất thấp) 2 (Thấp) 3 (Trung bình) 4 (Cao) 5 (Rất cao) Tính khả thi Dễ sử dụng Phù hợp với trình độ tiếng Anh của SV và GV phổ thông Phù hợp với trình độ chuyên ngành Hóa học của SV và GV phổ thông Phù hợp với điều kiện thực tế ( có máy tính cá nhân) Theo thầy (cô) , e-book cần bổ sung những điều gì để hoàn thiện hơn? ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... 100 ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn ý kiến của quý thầy (cô)!!!  Mọi chi tiết xin liên hệ: Mai Thủy Tiên Khoa Hóa học- Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Email: tienmth138@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_09_4583752437_2223.pdf
Luận văn liên quan