Khóa luận Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 trung học phổ thông

Tiến hành thực nghiệm sư phạm − Tiến hành thực nghiệm sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học đã thiết kế ở 2 cặp lớp (77 HS TN và 79 HS ĐC) thuộc trường THPT Tân Hiệp. − Kết quả thống kê và xử lý số liệu của 2 bài kiểm tra cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học trong dạy học hóa học. − Kết quả thăm dò ý kiến của 3 GV và 60 HS tham gia thực nghiệm cho thấy: kết quả học tập của HS được nâng cao, góp phần rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản của HS, tạo sự hứng thú, chủ động, tự giác và tích cực hơn trong học tập.

pdf176 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư duy nhận thức của HS. − Cần tạo ra động lực học tập như tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi giữa các tổ, nhóm hoặc lớp nhằm lôi cuốn HS quá trình tự học, tự nghiên cứu. − Tạo mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, tận tình giúp đỡ khi các em HS gặp khó khăn trong quá trình tự học. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức kiểm tra – đánh giá. − Đổi mới nội dung kiểm tra: việc kiểm tra không chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức, mà còn kiểm tra năng lực độc lập sáng tạo của HS. 131 − Thường xuyên kiểm tra quá trình chuẩn bị và ghi chép bài học khi được chuẩn hóa kiến thức trên lớp. − Đổi mới khâu đánh giá kết quả: GV hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, từ đó điều chỉnh cách học. − Các tiêu chí đánh giá rõ ràng và công bằng; có hình thức khen thưởng phù hợp đối với HS có tiến bộ, trách phạt đối với HS còn lười nhác, không cố gắng. 2.4.2. Đối với học sinh Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, động cơ và nhiệm vụ học tập. Biện pháp 2: Chuẩn bị tài liệu và kiến thức nền tảng cho quá trình học tập. Biện pháp 3: Rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản. − Thực hiện các bước theo hướng dẫn của tài liệu. − Biết cách tiếp cận, xử lý thông tin từ giáo trình, tài liệu tham khảo. − Tích cực thực hiện các hoạt động học tập, giải quyết các tình huống có vấn đề nảy sinh, tham gia trao đổi, thảo luận nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học. − Rèn luyện kĩ năng trình bày vấn đề. − Tự điều chỉnh PP học tập của chính mình qua việc đề ra kế hoạch học tập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học tập, đánh giá kết quả và tiến trình học tập của chính mình. 132 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi thể hiện các nội dung sau: − Giới thiệu chương trình hóa học lớp 11 chương trình cơ bản gồm: + Nội dung của toàn chương trình. + Mục tiêu của từng chương. − Nội dung cần thiết liên quan đến việc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học gồm: + Nguyên tắc thiết kế tài liệu tự học. + Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học. + Nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn. − Trong nội dung tài liệu hỗ trợ tự học, chúng tôi đã thể hiện các nội dung sau: + Phần 1: Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học 5 chương : Sự điện li, Nitơ và Photpho, Hiđrocacbon không no, Benzen và Ankylbenzen, Ancol và Phenol. + Phần 2: Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề gồm : Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên. Chủ đề 2 : Xác định CTPT hợp chất hữu cơ . − Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả khi sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học. 133 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của tài liệu tự học đã được xây dựng và việc sử dụng nó trong quá trình dạy học góp phần tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra đánh giá cho HS THPT. 3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM − Hướng dẫn HS cách sử dụng tài liệu. − Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu thực nghiệm và cách sử dụng nó trong dạy học. − Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận: + Về mặt định lượng: về mức độ nắm vững kiến thức, độ bền kiến thức. + Về mặt định tính: đánh giá sự phù hợp của tài liệu và phương pháp tự học bằng tài liệu có hướng dẫn đã đề xuất. 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 11 ban cơ bản thuộc trường THPT Tân Hiệp Bảng 3.1. Các lớp TN và ĐC STT Giáo viên TN Lớp TN Lớp ĐC Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 Nguyễn Duy Huỳnh 11B9 39 11B10 39 2 Đoàn Nguyễn Minh Thu 11B6 38 11B8 40 3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM • Bước 1: Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng Chúng tôi chọn ra cặp lớp TN và ĐC có trình độ tương đương nhau (dựa vào điểm trung bình môn Hóa học năm học trước). 134 • Bước 2: Trao đổi với GV thực nghiệm về nội dung tài liệu hỗ trợ tự học và phương pháp sử dụng tài liệu. • Bước 3: Phát tài liệu và hướng dẫn học sinh sử dụng - Lớp TN: phát tài liệu và hướng dẫn cho HS sử dụng tài liệu. - Lớp ĐC: yêu cầu HS chuẩn bị bài học theo SGK và tài liệu tham khảo. • Bước 4: GV tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp TN có sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học, lớp ĐC không sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học và theo PPDH truyền thống của GV. • Bước 5: Kiểm tra đánh giá kết quả - Về mặt định lượng: Chúng tôi phối hợp với GV thực hiện 2 bài kiểm tra định kì (có 1 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút) trong phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. - Về mặt định tính: Tiến hành thăm dò ý kiến của GV và HS về vấn đề tự học và đánh giá về chất lượng và hiệu quả của tài liệu hỗ trợ tự học. • Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo các thứ tự sau: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích. 3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng. a. Trung bình cộng: 1 1 2 2 k k i i 11 2 k n x + n x + ... + n x 1x = = n x n + n +... + n n k i= ∑ ni: tần số của các giá trị xi n: số HS tham gia thực nghiệm b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. 135 S2 = 2 i in (x -x) n-1 ∑ và S = 2 i in (x -x) n-1 ∑ c. Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau. V = S x .100% d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m± Sm = n e. Đại lượng kiểm định Student: 11 1).( 22 − + − −= ĐC ĐC TN TN ĐCTN n S n S xxt Trong đó: n là số HS của nhóm thực nghiệm. Tra trong bảng phân phối Student để tìm tα ứng với α = 0,01 ÷0,05 với bậc tự do k= nTN+ nĐC -2 để kiểm định hai phía. Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa TNx và ĐCx là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa TNx và ĐCx là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. 3.6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.6.1. Kết quả về mặt định lượng Kết quả bài kiểm tra 1 (sau bài 41: Phenol) 136 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra 1 Lớp Số HS Điểm x i Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 39 0 0 0 1 2 5 8 13 8 2 0 6.59 ĐC1 39 0 0 0 2 4 6 9 12 5 1 0 6.13 TN2 38 0 0 0 1 5 3 7 13 7 2 0 6.45 ĐC2 40 0 0 0 0 12 9 2 13 4 0 0 5.70 Tổng TN 77 0 0 0 2 7 8 15 26 15 4 0 6.52 Tổng ĐC 79 0 0 0 2 16 15 11 25 9 1 0 5.91 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 1 Điểm x i HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 1 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 2 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 3 2 2 2.60% 2.53% 2.60% 2.53% 4 7 16 9.09% 20.25% 11.69% 15.19% 5 8 15 10.39% 18.99% 22.08% 31.65% 6 15 11 19.48% 13.92% 41.56% 53.16% 7 26 25 33.77% 31.65% 75.32% 83.54% 8 15 9 19.48% 11.39% 94.81% 97.47% 9 4 1 5.19% 1.27% 100.00% 100.00% 10 0 0 0.00% 0.00% 100.00% 100.00% Tổng 77 79 100.00% 100.00% 137 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 1 Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 Lớp Số HS Yếu – Kém (0 – 4 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Khá – Giỏi (7 – 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TN 77 9 11.69 23 29.87 45 58.44 ĐC 79 18 22.78 26 32.91 35 44.31 Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 1 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lớp TN Lớp ĐC 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% Yếu - Kém Trung bình Khá - Giỏi TN ĐC 138 Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 Lớp Số HS mx ± S V% TN 77 6,52 ± 0,199 1.75 26.81% ĐC 79 6,16 ± 0,200 1.77 30.00% Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student: Tra bảng student với α = 0,05; k = 77 +79-2 =154, ta được tα,k ≈ 1,960 . Ta có: T1 =2,143 > tα,k . Vậy sự khác biệt về kết quả học tập (bài kiểm tra số 1) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Kết quả bài kiểm tra 2 (sau bài 42:Luyện tập : Ancol – Phenol ) Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra 2 Lớp Số HS Điểm x i Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 39 0 0 0 0 3 12 12 9 2 1 0 5.95 ĐC1 39 0 0 0 3 7 14 9 5 1 0 0 5.23 TN2 38 0 0 0 0 1 12 10 10 4 1 0 6.18 ĐC2 40 0 0 0 2 5 15 11 6 0 1 0 5.45 Tổng TN 77 0 0 0 0 4 24 22 19 6 2 0 6.06 Tổng ĐC 79 0 0 0 5 12 29 20 11 1 1 0 5.34 139 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 2 Điểm x i HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i % HS đạt điểm x i trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 1 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 2 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 3 0 5 0.00% 6.33% 0.00% 6.33% 4 4 12 5.19% 15.19% 5.19% 21.52% 5 24 29 31.17% 36.71% 36.36% 58.23% 6 22 20 28.57% 25.32% 64.94% 83.54% 7 19 11 24.68% 13.92% 89.61% 97.47% 8 6 1 7.79% 1.27% 97.40% 98.73% 9 2 1 2.60% 1.27% 100.00% 100.00% 10 0 0 0.00% 0.00% 100.00% 100.00% Tổng 77 79 100.00% 100.00% Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 2 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lớp TN Lớp ĐC 140 Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 Lớp Số HS Yếu – Kém (0 – 4 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Khá – Giỏi (7 – 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % TN 77 4 5.19 46 59.74 27 35.07 ĐC 79 17 21.52 49 62.03 13 16.45 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra 2 Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2 Lớp Số HS mx ± S V% TN 77 6.06 ± 0,174 1,53 25.21% ĐC 79 5.34 ± 0,176 1,56 29.28%  Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student:  Tra bảng student với α = 0,05; k = 77 +79-2 =154, ta được tα,k ≈ 1,960 .  Ta có: T1 =2,901 > tα,k . Vậy sự khác biệt về kết quả học tập (bài kiểm tra số 2) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.  Nhận xét: Qua các kết quả xử lý số liệu nêu trên, chúng tôi nhận thấy: 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Yếu - Kém Trung bình Khá - Giỏi TN ĐC 141 Đồ thị đường lũy tích các bài kiểm tra của HS lớp TN ở bên phải và thấp hơn so với của lớp ĐC; các giá trị tTN > tα, k . Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Kết quả học tập của HS, đặc biệt là khả năng tự học của HS lớp TN có sự tiến bộ rõ rệt, thể hiện thông qua điểm TB của lớp TN tăng dần mức độ chênh lệch so với của lớp ĐC sau mỗi bài kiểm tra. (xem bảng 3.9). Bảng 3.10. Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra Bài kiểm tra mx ± S V% TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 6,52 ± 0,199 6,16 ± 0,200 1.75 1.77 26.81 30.00 2 6.06 ± 0,174 5.34 ± 0,176 1,53 1,56 25.21 29.28 Hệ số biến thiên của HS các lớp TN luôn nhỏ hơn các lớp ĐC nghĩa là độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của các lớp TN ít hơn, chất lượng học tập đồng đều hơn. Bảng 3.11. Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra Bài kiểm tra % HS yếu - kém % HS trung bình % HS Khá – Giỏi TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 11.69 22.78 29.87 32.91 58.44 44.31 2 5.19 21.52 59.74 62.03 35.07 16.45 Bảng 3.11 tổng hợp kết quả phân loại kết quả học tập của HS cho thấy: ở lớp TN, tỉ lệ HS yếu kém giảm dần, tỉ lệ HS khá giỏi tăng dần và ổn định hơn so với lớp ĐC. Điều này chứng tỏ tài liệu hỗ trợ tự học có tác dụng tích cực không chỉ đối với HS khá giỏi mà còn với HS có trình độ thấp hơn. Các kết quả tổng hợp nêu trên khẳng định rằng tài liệu hỗ trợ tự học đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS; bước đầu hình thành và rèn luyện được các kĩ năng tự học môn hóa cần thiết cho HS. 142 3.6.2. Đánh giá về mặt định tính Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 3 GV và 60 HS tham gia thực nghiệm thông qua phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 3 và 4). Bảng 3.12. Số GV tham gia ý kiến về tài liệu hỗ trợ tự học Tên trường Địa chỉ Số GV Trường THPT Tân Hiệp Tân Hiệp, Kiên Giang 3 Bảng 3.13. Số HS tham gia ý kiến về tài liệu tự học Tên trường Lớp TN Số HS Trường THPT Tân Hiệp 11B6 , 11B9 60  Đánh giá của GV Bảng 3.14. Đánh giá của GV về nội dung của tài liệu hỗ trợ tự học Các tiêu chí đánh giá về nội dung tài liệu Mức độ 1 2 3 4 5 1. Nội dung kiến thức được trình bày chính xác, khoa học. 0 0 0 0 3 2. Mục tiêu bài học rõ ràng và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. 0 0 0 0 3 3. Hệ thống bài tập được sắp xếp phù hợp với mức độ nhận thức của HS. 0 0 0 2 1 4. Phần hướng dẫn giải rõ ràng, dễ hiểu. 0 0 0 0 3 5. Các đề kiểm tra và tự kiểm tra bám sát mục tiêu bài học đề ra. 0 0 0 0 3 Nhận xét: Từ bảng 3.14 cho thấy đa số GV đánh giá nội dung tài liệu hỗ trợ tự học khá tốt. Ngoài ra, GV còn có thêm một số ý kiến khác: Phần hướng dẫn các kĩ năng tự học cụ thể, ngắn gọn. Số lượng bài tập tương tự và bài tập nâng cao mỗi dạng còn chưa nhiều. 143 Bảng 3.15. Đánh giá của GV về hình thức trình bày của tài liệu Các tiêu chí đánh giá về hình thức trình bày Mức độ 1 2 3 4 5 1. Bố cục trình bày rõ ràng, mạch lạc. 0 0 0 0 3 2. Hình thức trình bày của tài liệu có tính thẩm mĩ. 0 0 0 2 1 Nhận xét: Từ bảng 3.15 cho thấy đa số GV đánh giá hình thức trình bày tài liệu hỗ trợ tự học khá tốt. Bảng 3.16. Đánh giá của GV về kĩ năng tự học đạt được Các tiêu chí đánh giá về các kĩ năng tự học Mức độ 1 2 3 4 5 1. Kĩ năng đọc SGK và tài liệu tham khảo 0 0 2 1 0 2. Kĩ năng lập kế hoạch học tập 0 0 3 0 0 3. Kĩ năng làm việc độc lập 0 0 0 0 3 4. Kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức 0 0 0 0 3 5. Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức 0 0 0 0 3 Nhận xét: Từ bảng 3.16 cho thấy GV đánh giá HS đạt được các kĩ năng tự học cơ bản ở mức độ khá tốt khi sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học.  Đánh giá của HS Bảng 3.17. Đánh giá của HS về tài liệu hỗ trợ tự học Nội dung tham khảo ý kiến Mức độ 1 2 3 4 5 1. Mục tiêu bài học có đặt ra rõ ràng, xác định được trọng tâm kiến thức không? 11 5 21 7 16 2. Bài tập có được phân loại và hướng dẫn giải cụ thể không? 2 4 10 42 2 3. Hệ thống bài tập có được sắp xếp phù hợp với trình độ của các em không? 6 5 33 7 9 4. Tài liệu có giúp em tự kiểm tra kiến thức tự học của mình không? 2 5 1 17 35 5. Tài liệu có giúp em tự học tốt môn hóa không? 2 3 43 5 7 144 Nhận xét: Từ bảng 3.17, chúng tôi thấy HS đã nhận ra được tác dụng của tài liệu trong quá trình tự học. Kết luận sau thực nghiệm Tổng hợp kết quả tham khảo ý kiến của GV và HS, chúng tôi nhận thấy tài liệu hỗ trợ HS tự học đã được đánh giá khá tốt. − Tài liệu được cấu trúc rõ ràng, nội dung lý thuyết mang tính định hướng cho HS tự nghiên cứu và hệ thống. − Hệ thống bài tập được phân dạng và sắp xếp phù hợp mức độ nhận thức của HS, đặc biệt là đối với HS chương trình cơ bản. − Các đề tự kiểm tra đánh giá bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương kích thích được hứng thú học tập của HS. − Phần hướng dẫn HS tự học trang bị được các kĩ năng tự học cần thiết, giúp HS làm quen và rèn luyện được phương pháp tự học. − Kết quả học tập của HS được nâng cao rõ rệt khi sử dụng tài liệu. Kết quả của quá trình thực nghiệm định tính và định lượng cho thấy tài liệu được thiết kế đã có tác dụng rõ rệt trong việc hỗ trợ HS tự học phần Hóa học chương trình cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học hóa học. Tuy nhiên bên cạnh đó, thời gian thực nghiệm là có hạn và số lớp thực nghiệm còn ít nên chưa thực nghiệm hết các nội dung trong phần tài liệu hỗ trợ tự học. 145 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương này, chúng tôi trình bày quá trình TNSP với nội dung như sau: − Tiến hành TNSP ở 2 cặp lớp TN – ĐC (gồm 77 HS TN và 79 HS ĐC) tại trường THPT Tân Hiệp nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học đã thiết kế. − Xử lý và đánh giá kết quả TNSP. − Tiến hành tham khảo ý kiến của 3 GV và 60 HS thực nghiệm về chất lượng và hiệu quả sử dụng của tài liệu hỗ trợ tự học. Sau quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tài liệu hỗ trợ HS tự học phần hóa hữu cơ đã nâng cao được chất lượng học tập của HS. Cụ thể: − Về mặt định tính: Tài liệu đã đạt được yêu cầu hướng dẫn HS tự học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học: kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng đọc sách và ghi chép,...Đồng thời, hiệu quả sử dụng tài liệu còn thể hiện ở thái độ học tập tích cực của HS trong quá trình trao đổi thông tin tại lớp với GV. − Về mặt định lượng: Kết quả học tập của HS đã sử dụng tài liệu tăng lên một cách đáng kể so với HS không sử dụng tài liệu. 146 KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, sau một thời gian thực hiện luận văn, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau : 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu: các ấn phẩm, tài liệu và các nghiên cứu khoa học (luận án, luận văn,...) về vấn đề tự học; một số luận văn đã nghiên cứu về tài liệu tự học. − Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về tự học và hoạt động tự học của HS gồm: + Khái niệm về tự học và các hình thức tự học : tự học có sự hướng dẫn của GV và tự học theo tài liệu hướng dẫn có sự giúp đỡ của GV. + Vai trò của tự học và hệ thống kĩ năng tự học. + Động cơ của các hoạt động tự học. + Chu trình tự học và tác dụng của việc tự học. + Các loại tài liệu tự học và tác dụng của tài liệu hướng dẫn tự học. Điều tra thực trạng hoạt động tự học của HS ở trường phổ thông và việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS thông qua các phiếu tham khảo ý kiến GV và HS. Kết quả điều tra cho thấy nhận thức và khả năng tự học của HS đối với môn Hóa học còn thấp. GV đánh giá cao vai trò tự học nhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản cho HS. 1.2. Nghiên cứu các định hướng khi thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học Tài liệu hỗ trợ tự học được thiết kế theo 7 nguyên tắc sau: 1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung kiến thức, bám sát chương trình hóa học phổ thông (ban cơ bản), có kiến thức trọng tâm, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đề ra. 2. Đảm bảo tính logic, hệ thống của kiến thức và cấu trúc tài liệu. 3. Trình bày tinh gọn, có tính thẩm mĩ, kích thích được hứng thú, niềm say mê học tập của HS. Từ ngữ diễn đạt rõ ràng, súc tích phù hợp yêu cầu đặt ra. 147 4. Tài liệu đảm bảo được vai trò hướng dẫn tự học cho HS, có tính định hướng, chỉ rõ những yêu cầu cần đạt được, đồng thời kích thích tư duy, sáng tạo của HS. Phần hướng dẫn phải chú ý kiến thức trọng tâm, cụ thể nhưng không quá chi tiết vụn vặt, ngắn gọn nhưng có các bước rõ ràng, có phần hướng dẫn kiến thức bổ sung (nếu cần) đối với HS trung bình. 5. Hệ thống bài tập phải gắn với hệ thống kiến thức cơ bản, có tính đa dạng và đảm bảo vừa sức với trình độ nhận thức của HS. Số lượng bài tập mỗi dạng vừa đủ, không ôm đồm nặng nề, để khi HS hoàn thành hệ thống bài tập cơ bản có thể xem là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sự sắp xếp các bài tập tăng dần mức độ nhận thức của HS từ dễ đến khó, từ biết, hiểu đến vận dụng. Thứ tự sắp xếp đảm bảo sự hứng thú học tập cho HS yếu kém và không gây nhàm chán cho HS khá giỏi. 6. Tài liệu phải đảm bảo cho HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức tự học. Các hình thức kiểm tra đa dạng, có phần thang điểm và đáp án rõ ràng để giúp HS tự kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng cụ thể cần đạt được, so sánh và phân tích từ đó điều chỉnh và hệ thống được kiến thức trọng tâm trong chương trình. 7. Tài liệu được thiết kế phù hợp với đối tượng HS cụ thể, đáp ứng được mức độ tư duy và các kĩ năng cần đạt được của trình độ HS (ban cơ bản). Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học bao gồm : Dựa theo nội dung kiến thức hóa học lớp 11 chương trình cơ bản thì chúng tôi thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học theo quy trình sau: Đầu tiên chúng tôi lập danh mục các chủ đề rồi sau đó thiết kế nội dung từng chủ đề. *Lập danh mục các chủ đề  Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học theo chương gồm: Chương 1: Sự điện li (lưu trong CD) Chương 2: Nitơ - Photpho Chương 6: Hiđrocacbon không no (lưu trong CD) Chương 7: Benzen và Ankylbenzen Chương 8: Ancol và phenol  Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề gồm: 148 Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên Chủ đề 2: Xác định CTPT hợp chất hữu cơ (lưu trong CD) *Thiết kế nội dung của từng chủ đề 1.3. Nội dung tài liệu hỗ trợ tự học − Trong nội dung tài liệu hỗ trợ tự học, chúng tôi đã thể hiện các nội dung sau: + Phần 1: Phần lí thuyết và bài tập hỗ trợ tự học 5 chương : Sự điện li, Nitơ và Photpho, Hiđrocacbon không no, Benzen và Ankylbenzen, Ancol và Phenol. + Phần 2: Một số dạng bài tập hỗ trợ tự học theo chủ đề gồm : Chủ đề 1: Viết CTCT hợp chất hữu cơ – Gọi tên. Chủ đề 2 : Xác định CTPT hợp chất hữu cơ . 1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm − Tiến hành thực nghiệm sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học đã thiết kế ở 2 cặp lớp (77 HS TN và 79 HS ĐC) thuộc trường THPT Tân Hiệp. − Kết quả thống kê và xử lý số liệu của 2 bài kiểm tra cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự học trong dạy học hóa học. − Kết quả thăm dò ý kiến của 3 GV và 60 HS tham gia thực nghiệm cho thấy: kết quả học tập của HS được nâng cao, góp phần rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản của HS, tạo sự hứng thú, chủ động, tự giác và tích cực hơn trong học tập. 2. KIẾN NGHỊ Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả ứng dụng thực tiễn của đề tài. Nhằm tạo điều kiện và góp phần nâng cao hiệu quả của hình thức dạy tự học theo tài liệu có hướng dẫn, chúng tôi có một số ý kiến nghị như sau: 2.1. Đối với các trường phổ thông − Nhà trường tạo điều kiện, khuyến khích để GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung theo hướng phát huy tính tự giác, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học nói riêng. 149 − Tổ chức biên soạn và thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học trong tổ bộ môn, nâng cao chất lượng tài liệu, hệ thống bài tập và bộ đề tự kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức của HS. 2.2. Đối với giáo viên − Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tự học của HS. − Đầu tư xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học có chất lượng, trang bị và rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản cho HS. − Cần có biện pháp quản lý và kiểm tra hoạt động tự học của HS; kiên trì và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ HS giải quyết khó khăn, thắc mắc trong quá trình tự học. 3.HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Dựa theo mục đích và nhiệm vụ của đề tài và nhu cầu tự học của HS thì chúng tôi đề nghị hướng phát triển đề tài như sau: − Nâng cao chất lượng tài liệu hỗ trợ HS tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 đã thiết kế; bổ sung và hoàn chỉnh chương nitơ – phot pho, đại cương hữu cơ, hidrocacbon và các hợp chất có nhóm chức. − Mở rộng đề tài theo hướng xây dựng tài liệu hỗ trợ tự học cho phần hóa vô cơ và hữu cơ lớp 10, 11, 12 (ban cơ bản) (trong toàn nội dung chương trình ). − Nghiên cứu tình hình học tập riêng biệt của một trường cụ thể từ đó xây dựng nên tư liệu hỗ trợ tự học về các dạng bài tập thông dụng trong vô cơ và hữu cơ ở lớp 10, 11, 12 (Ban cơ bản ), rồi từ đó hướng tới lớp 10, 11, 12 (Ban nâng cao). Đề tài nghiên cứu:“ Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông” đã đáp ứng cơ bản nhiệm vụ và giả thuyết khoa học đặt ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tài liệu với hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tăng cường bồi dưỡng và nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. 150 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Thị Thiên An (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Thiên Ân (2010), 410 câu hỏi trắc nghiệm hữu cơ phần Ancol- Phenol, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hóa hữu cơ, Trường ĐHSP TP.HCM. 3. Huỳnh Bé (2004), 117 bài ôn luyện chuỗi phản ứng Hóa học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 6. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 7. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 8. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 10. Cao Cự Giác (2007), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học – Hóa học Hữu cơ, NXB Giáo dục. 11. Cao Cự Giác(2009) , Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB Giáo dục. 12. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 12 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 152 13. Trương Thị Hảo (2005), Phối hợp các phương pháp dạy học hóa học giảng dạy nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học vận dụng vào chương Nitơ và Photpho hóa học lớp 11, Luận văn tốt nghiệp Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 14. Đinh Thị Thu Hiền (2011), Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy bài luyện tập, ôn tập phần hữu cơ lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 15. Phạm Đình Hiến (chủ biên), Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Tường Lân (2009), Các phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học, NXB Giáo dục. 16. Nguyễn Phụng Hiếu (2012), Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 17. Võ Tường Huy (2002), Giáo khoa và phương pháp giải toán Hóa hữu cơ, NXB Trẻ. 18. Nguyễn Thị Ngà, Phạm Thị Thu Hường, Vũ Anh Tuấn (2009), Một số khái niệm và lý thuyết hóa học chủ đạo trong chương trình phổ thông, NXB Giáo dục. 19. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình Hóa học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 21. Phan Kim Oanh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 22. Nguyễn Kim Phi Phụng (2006), Hóa hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 153 23. Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập hóa hữu cơ trong chương trình THPT, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 24. Phan Trọng Quý (2009), Câu hỏi trắc nghiệm Hóa đại cương và vô cơ, NXB Giáo dục. 25. Trần Quốc Sơn (2011), Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục. 26. Trần Thanh(2009), Ôn tập chuỗi phản ứng hóa học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 27. Từ Minh Thạnh (2006), Giáo trình Hóa học hữu cơ 1, Trường ĐHSP TP.HCM. 28. Đào Đình Thức (2010), Cấu tạo nguyên tử và liên kết Hóa học – Tập 2, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục. 30. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Võ Nguyễn Hoàng Trang (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng dạy học tích cực phần Hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản Trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP TP.HCM. 32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 33. Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Phạm Tấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn(2007), Hóa học 11 Sách giáo viên, NXB Giáo dục. 34. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoàn, Lê Chí Kiên (2007), Hóa học 11, NXB Giáo dục. 1 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên .................................................................. Nam/Nữ ............................... Lớp ........................................................................... Trường ................................ Nhằm thu thập những thông tin về tình hình tự học của các em học sinh ở các trường THPT. Mong các em vui lòng thực hiện phiếu điều tra của chúng tôi bằng cách chọn và khoanh tròn vào các lựa chọn theo yêu cầu của câu hỏi hoặc viết ý kiến của mình (mỗi câu chỉ lựa chọn một đáp án). Câu 1. Thời gian tự học của học sinh trong ngày thường là 1 – 2 giờ. 2 – 3 giờ. 3 – 4 giờ. 4 – 5 giờ. Câu 2. Đối với môn Hóa học, em thường sử dụng phần lớn thời gian tự học để: 1. Đọc lại bài trên lớp, làm bài tập. 2. Đọc bài mới và các tài liệu tham khảo. 3. Truy cập mạng internet tìm kiếm thông tin có liên quan đến bài mới. 4. Đọc lại bài trên lớp, làm bài tập, đọc bài mới và các tài liệu tham khảo, truy cập mạng internet tìm kiếm thông tin có liên quan đến bài mới. Câu 3. Nguồn tài liệu chính sử dụng cho việc tự học môn Hóa học của em là 1. các tài liệu photo của các em HS khóa trước. 2. các tài liệu liên quan đến vấn đề đang học do tự tìm kiếm. 3. tài liệu hướng dẫn tự học của giáo viên biên soạn theo kinh nghiệm. 4. sách giáo khoa, sách bài tập. Câu 4. Cách học bài và đọc giáo trình ( tài liệu ) chủ yếu của em là 1. đọc lướt qua các đề mục. 2. đọc kĩ, suy luận. 3. đọc và ghi chép một số ý. 4. đọc các kiến thức cảm thấy thú vị. Câu 5. Khó khăn của các em gặp phải khi tự học là 1. chưa có tài liệu tổng hợp về các kiến thức cần học. Phụ lục 1 2 2. chưa có phương pháp học tập hợp lí. 3. chưa có biện pháp kiểm tra kiến thức mình tự học. 4. chưa có tài liệu và phương pháp học tập hợp lí đồng thời có phương pháp để đánh giá kết quả học tập của bản thân. Câu 6. Theo các em, tự học môn Hóa học có hiệu quả, chất lượng cần phải 1. có nhiều phương pháp để tự học. 2. có tài liệu tham khảo. 3. làm nhiều bài tập. 4. có tài liệu hướng dẫn tự học của giáo viên theo chương trình của Bộ giáo dục đồng thời có hướng dẫn phương pháp để tự học và làm bài tập liên quan đến kiến thức và có cách để kiểm tra, đánh giá kiến thức mà mình đã tự học. Câu 7. Theo các em học tập tài liệu hướng dẫn tự học thì 1. dễ học, hiệu quả cao hơn. 2. chủ động ghi nhận kiến thức, tự kiểm tra đánh giá được. 3. học mọi lúc, mọi nơi. 4. dễ học, hiệu quả cao hơn, chủ động ghi nhận kiến thức, tự kiểm tra đánh giá được, học mọi lúc, mọi nơi. Câu 8. Các ý kiến đóng góp ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em học sinh. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Tên : Tô Thanh Hương Email: ThanhHuong251090@gmail.com. Tel: 01699454990 Xin chân thành cảm ơn, chúc các em sức khỏe và luôn đạt kết quả cao trong học tập! 3 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN (1) Kính mong quý thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu x vào lựa chọn thích hợp. Xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô. THÔNG TIN CÁ NHÂN Nơi công tác(Trường):...Tỉnh (thành phố) Thời gian công tác : năm Trình độ :Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN Câu 1. Xin thầy/cô cho biết ý kiến về lượng kiến thức mà đa số học sinh tiếp thu trong tiết học hiện nay là 1. dưới 25%. 2. 25% - 50% . 3. 50% - 75% . 4. 75% - 100% . Câu 2. Theo thầy/cô những nguyên nhân nào khiến đa số học sinh chưa tiếp thu hết lượng kiến thức cần thiết ? ( có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Lượng kiến thức quá nhiều. 2. Học sinh quá thụ động, không chủ động tích cực học tập. 3. Học sinh chưa có phương pháp học tập thích hợp. 4. Chưa có tài liệu phù hợp cho học sinh tự học, tự nghiên cứu. 5. Nguyên nhân khác: Câu 3. Thầy/cô đánh giá thế nào về mức độ cần thiết của tài liệu tự học ở THPT ? 1. Không cần thiết. 2. Bình thường. 3. Cần thiết. 4. Rất cần thiết. Câu 4. Theo thầy/cô lí do các em học sinh cần phải tự học Hóa học thông qua tài liệu tự học là: (có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Giúp học sinh hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn. 2. Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn. 3. Phát huy tính tích cực của học sinh. 4. Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao trình độ nâng cao trình độ kiến thức. 5. Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời. 6. Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic. 7. Hệ thống bài tập trong SGK chưa đa dạng, phong phú. 8. Lí do khác Phụ lục 2 4 Câu 5. Theo thầy/cô học sinh thường hay sử dụng tài liệu nào cho việc tự học (có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Sách giáo khoa, sách bài tập. 2. Sách /Tài liệu tham khảo. 3. Tài liệu do giáo viên biên soạn. 4. Khác Câu 6. Nhận xét của thầy/cô về hiệu quả tự học của học sinh hiện nay 1. Đạt hiệu quả cao. 2. Chưa đạt hiệu quả. Câu 7. (Dành cho lựa chọn ở câu 6 là “ Chưa đạt hiệu quả”) (có thể lựa chọn nhiều đáp án) Hiệu quả tự học của học sinh chưa đạt hiệu quả là vì 1. Chưa có phương pháp học tập đúng đắn. 2. Chưa có tài liệu tự học thích hợp. 3. Chưa có phương pháp học tập đúng đắn và tài liệu tự học thích hợp. 4. Khác Câu 8. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến sự cần thiết của từng nội dung tài liệu hướng dẫn tự học ( đánh dấu x vào ô lựa chọn) Nội dung Mức độ (tăng dần) 1 2 3 4 5 Có tóm tắt lí thuyết theo SGK Có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng. Có đáp án, hướng dẫn giải bài tập Có đề kiểm tra cho HS tự kiểm tra và đánh giá Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy/cô. Xin chân thành cảm ơn, chúc thầy/cô sức khỏe và luôn đạt hiệu quả cao trong dạy học! 5 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN (2) Kính gửi quý thầy/ cô! Nhằm góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học, nâng cao hiệu quả dạy học hóa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông”. Để đánh giá được chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu này, xin thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến về tài liệu đã thiết kế. Xin chân thành cảm ơn! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN Nơi công tác(Trường): .Tỉnh (thành phố) Thời gian công tác : năm Trình độ :Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ B. NỘI DUNG THAM KHẢO Ý KIẾN Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô lựa chọn bên dưới theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5. 1. Đánh giá về nội dung tài liệu Các tiêu chí đánh giá về nội dung tài liệu Mức độ 1 2 3 4 5 1. Nội dung kiến thức được trình bày chính xác, khoa học. 2. Mục tiêu bài học rõ ràng và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3. Hệ thống bài tập được sắp xếp phù hợp với mức độ nhận thức của HS (từ biết, hiểu đến vận dụng, từ dễ đến khó). 4. Phần hướng dẫn giải rõ ràng, dễ hiểu. 5. Các đề kiểm tra và tự kiểm tra bám sát mục tiêu bài học đề ra. Ý kiến khác: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Đánh giá về hình thức trình bày Các tiêu chí đánh giá về hình thức trình bày Mức độ 1 2 3 4 5 1. Bố cục trình bày rõ ràng, mạch lạc. 2. Hình thức trình bày của tài liệu có tính thẩm mĩ. Ý kiến khác: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Phụ lục 3 6 3. Đánh giá về các kĩ năng tự học đạt được Các tiêu chí đánh giá về các kĩ năng tự học Mức độ 1 2 3 4 5 1. Kĩ năng đọc SGK và tài liệu tham khảo 2. Kĩ năng lập kế hoạch học tập 3. Kĩ năng làm việc độc lập 4. Kĩ năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức 5. Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức Ý kiến khác: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Tên : Tô Thanh Hương Email: ThanhHuong251090@gmail.com. Tel: 01699454990 Xin chân thành cảm ơn, chúc thầy cô sức khỏe và luôn đạt kết quả cao trong giảng dạy! 7 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Chào các em học sinh! Nhằm góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học, nâng cao hiệu quả dạy học hóa học, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học môn Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông”. Để đánh giá được chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu này, mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến về tài liệu đã thiết kế. Xin chân thành cảm ơn! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (có thể không ghi):...................................................................................... Trường:......................................................... thuộc tỉnh (thành phố):......................... B. NỘI DUNG THAM KHẢO Ý KIẾN Các em vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô lựa chọn bên dưới theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5. Nội dung tham khảo ý kiến Mức độ 1 2 3 4 5 1. Mục tiêu bài học có đặt ra rõ ràng, xác định được trọng tâm kiến thức không? 2. Bài tập có được phân loại và hướng dẫn giải cụ thể không? 3. Hệ thống bài tập có được sắp xếp phù hợp với trình độ của các em không? 4. Tài liệu có giúp em tự kiểm tra kiến thức tự học của mình không? 5. Tài liệu có giúp em tự học tốt môn Hóa không? Ý kiến khác: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em học sinh. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Tên : Tô Thanh Hương Email: ThanhHuong251090@gmail.com Tel: 01699454990 Xin chân thành cảm ơn, chúc các em sức khỏe và luôn đạt kết quả cao trong học tập! Phụ lục 4 8 Đề kiểm tra số 15’ số 1 – Chương Ancol – Phenol Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất nào là phenol ? A. CH3CH2OCH3. B. HO – CH2 – C6H5. C. CH3 – COOH. D. C6H5OH. Câu 2: Phenol là những hợp chất hữu cơ có nhóm –OH A. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. B. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon không no. C. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. D. không liên kết trực tiếp với nguyên tử hiđro của vòng benzen. Câu 3: Công thức cấu tạo của chất 2-metylpropan-2-ol là A. (CH3)3 C – OH. B. CH3 – CH(CH3) – CH2 – OH. C. CH3 – CH(CH3) – CH2 –CH2 – OH. D. CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – OH. Câu 4: Cho ancol có công thức cấu tạo sau H3C – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH2 – OH Tên nào dưới đây ứng với ancol trên ? A. 3,4-đimetylpentan-1-ol. B. 2,3-đimetylbutan-1-ol. C. 2,3-đimetylpentan-5-ol. D. 2,3-đimetylpentan-2-ol. Câu 5: Cho chất có công thức cấu tạo sau Tên nào sau đây ứng với chất trên ? A. 1,5-đihiđroxi-4-metylbenzen. B. 4,6- đihiđroxitoluen. C. 1,3-đihiđroxi-4-metylbenzen. D. 2,4- đihiđroxitoluen. Câu 6: Cho phương trình phản ứng sau: CH3CH2CH2OH + CuO → CH3CH2CHO + Cu + H2O Ancol đóng vai trò gì trong phản ứng trên ? A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Axit. D. Bazơ. Câu 7: Cho 12 (g) một ancol Y no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Công thức phân tử của Y là OHCH3 HO Phụ lục 5 9 A. C4H8O. B. C4H10O. C. C2H6O. D. C3H8O. Câu 8: Cho 6,58 (g) phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V (lít) là (H = 100%) A. 0,56. B. 0,784. C. 6,72. D. 9,6. Câu 9: Cho ancol sau (CH3)3 C – OH Ancol trên có bậc là A. 0. B. I. C. III. D. II. Câu 10: Ancol nào sau đây thuộc loại ancol bậc 1 ? A. (CH3)3 – CH2 – OH . B. (CH3)3C – OH . C. (CH3)2CH – OH . D. (CH3)2CH – CH (CH3) – OH . ĐÁP ÁN 1D 2A 3A 4A 5C 6B 7D 8B 9C 10A 10 OHCH3 OH Đề kiểm tra số 15’ số 2 – Chương Ancol – Phenol Câu 1: Ancol nào sau đây thuộc loại ancol bậc 2 ? A. H3C – CH(CH3) – CH(CH3)OH. B. H3C – CH(CH3) – CH2–CH2OH . C. H3C – CH(CH3) – CH2 – CH2OH. D. H3C – CH(CH3) – CH2 – C(CH3)2OH. Câu 2: Cho ancol có công thức cấu tạo sau H3C – C(CH3)2 – CH2 – CH2 – OH Tên nào dưới đây ứng với ancol trên ? A. 2,2-đimetylbutan-4-ol. B. 2,2-đimetylpropan-1-ol. C. 3,3-đimetylbutan-1-ol. D. 3,3-đimetylpropan-1-ol. Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là ancol ? A. C6H5OH. B. HO – CH2 – C6H5. C. CH3CH2OCH3. D. CH3 – COOH. Câu 4: Công thức cấu tạo của chất 2-metylpropan-1-ol là A. CH3 – CH(CH3) – CH2 – OH. B. CH3 – CH2 – CH(CH3) – OH. C. CH3 – C(CH3)2 – OH D. CH3 – CH(CH3) –CH2 – CH2 – OH Câu 5: Ancol là những hợp chất hữu cơ có nhóm –OH A. liên kết trực tiếp với nguyên tử hiđro. B. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon không no. C. không liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. D. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Câu 6: Cho chất có công thức cấu tạo sau Tên nào sau đây ứng với chất trên ? A. 1,6-đihiđroxi-4-metylbenzen. B. 3,4- đihiđroxitoluen. C. 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen. D. 4,5- đihiđroxitoluen. Câu 7: Cho ancol sau H3C – C(OH) – CH2 – CH2 – CH(CH3) –CH3 Ancol trên có bậc là Phụ lục 6 11 A. III. B. II. C. 0. D. I. Câu 8: Cho 3,7 (g) một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư thấy có 0,56 lít khí thoát ra (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H10O. B. C2H6O. C. C3H10O. D. C4H8O. Câu 9: Cho phenol (C6H5OH) tác dụng với natri dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng phenol cần dùng là (H = 100%) A. 5,21 gam. B. 2,84 gam. C. 3,47 gam. D. 5,64 gam. Câu 10: Cho phương trình phản ứng sau: 2C3H7OH + 2Na → 2C3H7ONa + H2 Ancol đóng vai trò gì trong phản ứng trên ? A. Axit. B. Bazơ. C. Chất khử. D. Chất oxi hóa. ĐÁP ÁN 1A 2C 3B 4A 5D 6C 7B 8A 9D 10A 12 Đề kiểm tra 1 tiết – Chương Ancol – Phenol – Hiđrocacbon thơm Câu 1: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế hơn benzen và ưu tiên ở vị trí A. para. B. meta. C. ortho D. ortho và para. Câu 2: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ? A. phenol. B. metanol. C. đimetyl ete. D. etanol. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no X thì cần dùng tới 3,5 mol O2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H7OH. D. C3H5(OH)3. Câu 4: Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng benzen là A. CnH2n-6 (n ≥ 5). B. CnH2n-6 (n ≥ 6). C. CnH2n-6 (n ≥ 4). D. CnH2n-6 (n ≥ 3). Câu 5: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm ? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 6: Cho phương trình phản ứng sau: CH3CH2CH2OH + CuO → CH3CH2CHO + Cu + H2O Vai trò của các chất trong phản ứng trên là A. Ancol : Axit, CuO : Oxit bazơ. B. Ancol : Bazơ, CuO : Chất oxi hóa. C. Ancol : Chất khử, CuO: Chất oxi hóa. D. Ancol : Chất oxi hóa, CuO : Chất khử . Câu 7: Cho 9,4 gam phenol tác dụng với dung dịch HNO3 (đủ) thu được m (gam) kết tủa vàng 2,4,6-trinitrophenol (axit piric). Giá trị của m (gam) là A. 25,6. B. 27,2. C. 23,2. D. 22,9. Câu 8: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ? A. Br2. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. C6H14. Câu 9: Phenol đơn chức 4-metylphenol có công thức cấu tạo là A. . B. . C. . D. . Câu 10: Tổng số đồng phân ancol của chất có công thức phân tử C4H10O là A. 7. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 11: Cho phương trình phản ứng sau: OHCuXCuOCH(OH)CHCH 2t33 0 ++→+ X là chất nào sau đây? A. CH3COOH. B. C2H5CHO. C. CH3CHO. D. CH3COCH3. HO CH3 HO H3C HO CH3 CH3HO Phụ lục 7 13 Câu 12: Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong các hiđrocacbon thơm là do A. ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen. B. ảnh hưởng của vòng benzen. C. ảnh hưởng của hệ liên kết π. D. ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử cacbon. Câu 13: Ancol no, mạch hở, đơn chức X có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67 %. Công phức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C3H8O2. C. C3H8O. D. C2H6O. Câu 14: Công thức cấu tạo của phenol là A. . B. . C. . D. . Câu 15: Trong công nghiệp , phenol được điều chế bằng cách A. cho benzen tác dụng với Br2, xúc tác bột Fe, sau đó ngưng tụ sản phẩm thu được. B. oxi hóa cumen nhờ oxi không khí, sau đó thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng. C. cho benzen tác dụng với dung dịch NaOH, sau đó ngưng tụ sản phẩm thu được. D. oxi hóa cumen nhờ oxi không khí, sau đó thủy phân trong dung dịch NaOH loãng. Câu 16: Đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 1400C, sau đó tiếp tục cho ancol vào thì sản phẩm thu được là A. C2H4. B. C2H5OC2H5. C. C2H5OCH3. D. C2H6. Câu 17: Trong công nghiệp, ancol etylic được tổng hợp bằng phản ứng A. tách nước của ancol isobutylic (xúc tác H2SO4, t0 cao) B. hợp nước của butilen (xúc tác H2SO4, t0 cao). C. hợp nước của etilen (xúc tác H2SO4, t0 cao) . D. hợp nước của propilen (xúc tác H2SO4, t0 cao). Câu 18: Chọn câu sai Trong phản ứng oxi hóa không hoàn toàn A. Các ancol đều tạo thành anđehit. B. Các ancol bậc III không phản ứng. C. Các ancol bậc I tạo thành anđehit . D. Các ancol bậc II tạo thành anđehit. Câu 19: Chọn câu sai A. Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước. B. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. C. Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hiđro. D. Phenol tan trong dd NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo muối tan. Câu 20: Stiren có công thức cấu tạo là A. . B. . CH3HO CH O HO CH2OH CH3 CH2 CH3 14 C. . D. . Câu 21: Ancol no, đơn chức,mạch hở có công thức phân tử chung là A. CnH2n+2O (n ≥ 1). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2). C. CnH2n+2O (n ≥ 2). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 1). Câu 22: Ancol etylic ngoài cách được sản xuất từ etilen thì còn có thể được sản xuất từ nông sản. Sơ đồ tóm tắt như sau: OHHCY)OH(C 52 enzimtxt,O,H n5106 0 2  → → Y là chất nào sau đây ? A. C6H12O6. B. C3H8O3. C. C3H8O. D. C4H10O. Câu 23: Chọn câu sai A. Độ tan trong nước của ancol giảm theo chiều tăng của phân tử khối. B. Các ancol đều là chất lỏng, chất rắn ngoại trừ ancol etylic là chất khí. C. nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối. D. Các ancol là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. Câu 24: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các ancol đơn chức, mạch hở ? A. C3H7OH, CH2=CH–CH2–OH, CH3OH. B. CH2=CH–CH2–OH, CH3OH, C3H5(OH)3. C. C3H7OH, CH2=CH–CH2–OH, C3H5(OH)3 . D. C3H7OH, CH2=CH–CH2–OH,C6H5OH. Câu 25: Cho 9,2 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức X, Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít (đktc). Hai ancol đó là A. C2H6O và C3H8O. B. CH4O và C3H8O. C. C2H6O và C4H10O. D. CH4O và C2H6O. Câu 26: Phenol tác dụng được với những chất nào sau đây ? A. H2SO4, KBr. B. Na, NaOH. C. Cu(OH)2, CuO. D. H2SO4, Cu(OH)2. Câu 27: Ancol thơm đơn chức là phân tử có nhóm –OH liên kết với A. nguyên tử cacbon không no của gốc hiđrocacbon không no. B. nguyên tử cacbon không no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. C. nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no. D. nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. Câu 28: Đốt cháy một ancol no, đơn chức,mạch hở X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 5:4n:n OHCO 22 = . Công thức phân tử của X là A. C4H10O. B. C3H8O. C. C4H10O2. D. C3H8O2. Câu 29: Cho 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Có thể phân biệt 3 chất lỏng trên bằng phương pháp hóa học với 1 hóa chất nào sau đây ? A. dung dịch Brom. B. dầu thông. C. dung dịch KMnO4. D. n-hexan. Câu 30: Cho ancol có công thức cấu tạo sau H3C – CH2 – C(CH3)2 – CH2 – OH Tên nào dưới đây ứng với ancol trên ? A. 2,2-đimetylbutan-1-ol. B. 3,3-đimetylbutan-4-ol. C. 2,2-đimetylpropan-1-ol. D. 3,3-đimetylpropan-1-ol. Cho : Na = 23, N=14, O = 16, H = 1 CH CH2 CH O 15 ĐÁP ÁN 1D 2A 3D 4B 5A 6C 7D 8C 9D 10D 11D 12A 13C 14C 15B 16B 17C 18A 19B 20C 21A 22A 23B 24A 25B 26B 27D 28A 29C 30A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_16_2308286971_4219.pdf
Luận văn liên quan