Khóa luận Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản

Chương trình dạy và học môn Hóa học bằng Tiếng Anh đang được chú trọng và quan tâm nhiều tại các trường THPT trên cả nước. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, tư liệu hỗ trợ cũng như hệ thống đánh giá phù hợp và hiệu quả là rất cần thiết. Tôi hi vọng đề tài nghiên cứu có thể góp phần trong việc bổ sung kho tài liệu tham khảo cho các GV và SV có nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện các kiến thức và phương pháp giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh

pdf117 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết – định luật – khái niệm cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa có chủ trương cụ thể về nội dung chương trình; chưa có hệ thống đánh giá hợp lí và hiệu quả, nên chất lượng của việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh vẫn chưa thực sự đạt kết quả cao; chưa có sự đầu tư và hỗ trợ tương thích về ngân sách để có thể mở rông phạm vi ứng dụng của việc dạy và học các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Trong cuộc khảo sát thực trạng của chúng tôi, có đến 84.6% GV và HS thể hiện rằng khó khăn họ gặp phải khi tiến hành dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh là sự giới hạn về khả năng ngôn ngữ của HS vả cả GV, cụ thể: - Đối với HS: Hầu hết HS có thể vì chưa được trang bị đủ kiến thức và kĩ năng về ngôn ngữ để tham gia các tiết học Hóa bằng Tiếng Anh. Vì vậy, khả năng tiếp thu và tham gia các hoạt động xây dựng bài trong giờ học có thể bị hạn chế, và tiết học kém hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng Tiếng Anh trong giảng dạy môn chuyên ngành là một phương pháp mới, nên có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để truyền tải những kiến thức tương tự khi sử dụng Tiếng Việt. - Đối với GV: Những GV bộ môn vừa vững về kiến thức Hóa học, vừa có khả năng sử dụng tốt Tiếng Anh là rất ít. Để có đội ngũ GV được đào tạo tốt để đáp ứng nhu cầu giảng dạy môn chuyên bằng Tiếng Anh vẫn là một thách thức lớn. GV cần được trang bị tốt về kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ 69 để định hướng và điều khiển tiết học. Điều này đòi hỏi GV cần đầu tư nhiều trong công tác chuẩn bị bài giảng, thiết kế tư liệu dạy học và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho từng đối tượng HS để đảm bảo việc truyền tải kiến thức môn học và rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ. Bên cạnh đó, việc thiết kế hay chọn lọc nội dung giáo trình giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ kiến thức môn chuyên của cấp, lớp học và đảm bảo kiến thức, kĩ năng HS tiếp thu được cũng là một thách thức lớn đặt ra cho các GV. Như vậy, mỗi GV cần tự rèn luyện cho mình năng lực tự học, tự tìm tòi các tư liệu hỗ trợ để việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh đạt hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của người học. Tóm lại, từ các số liệu trên cho thấy, hiện nay, vấn đề dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh mới ở giai đoạn thử nghiệm, cần phải có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung giáo trình, phương pháp đánh giá, hướng dẫn cụ thể và đặc biệt quan trọng đó là đào tạo đội ngũ GV Hóa học có khả năng giao tiếp và giảng dạy tốt bằng Tiếng Anh. Do đó, việc nghiên cứu và thiết kế nguồn tư liệu tham khảo Hóa học bằng Tiếng Anh hỗ trợ GV tự học và trau dồi kiến thức chuyên ngành Hóa học bằng Tiếng Anh là điều rất cần thiết. 70 Chương 2. THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN HÓA HỌC 2.1. Tiêu chuẩn thiết kế tài liệu và CD đính kèm 2.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế về nội dung Bao gồm một số tiêu chí:  Tiêu chí 1: Nội dung tài liệu khoa học, chính xác. Tài liệu cần được thiết kế với nội dung đảm bảo tính khoa học để người sử dụng có thể thuận tiện trong việc tham khảo, tự học. Ngoài ra, các nội dung về môn chuyên và các khái niệm, định nghĩa cần phải phát biểu chính xác, rõ ràng để đảm bảo độ tin cậy và tính khoa học của tài liệu.  Tiêu chí 2: Nội dung tài liệu cần đầy đủ, phong phú và đa dạng. Tài liệu phải cung cấp đầy đủ, đa dạng về nội dung môn chuyên cũng như nội dung hỗ trợ ngôn ngữ và đa dạng về hình thức xây dựng hệ thống câu hỏi. Như vậy, người sử dụng có cơ hội được tìm hiểu một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất về nội dung liên quan đến các chủ đề khoa học mà tài liệu đề cập đến.  Tiêu chí 3: Nội dung tài liệu phải mang tính ứng dụng cao. Tài liệu cần bao gồm các nội dung phù hợp với nhu cầu sử dụng của người học, không chỉ hỗ trợ người học trong việc tự học, mà còn là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy, và cung cấp được các tư liệu giảng dạy phù hợp cho công tác giảng dạy.  Tiêu chí 4: Nội dung tài liệu phải tương thích với trình độ Hóa học phổ thông. 71 Việc thiết kế nội dung tài liệu cần tương đương về trình độ môn chuyên với chương trình Hóa học phổ thông, để người học thấy được sự hữu ích của nội dung tư liệu đối với việc ứng dụng cho trình độ phổ thông. Ngoài ra, điều này còn giúp người học dễ dàng so sánh các nội dung môn chuyên trong cả 2 ngôn ngữ và sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn.  Tiêu chí 5: Nội dung tài liệu phải cập nhật các nội dung giảng dạy của các chương trình ở những nước tiên tiến khác. Việc cập nhật các nội dung giảng dạy hóa học bằng Tiếng Anh ở một số nước tiên tiến khác tạo điều kiện cho người sử dụng tìm hiểu các phương pháp giảng dạy mới, các hình thức sử dụng tư liệu hỗ trợ và cách tổ chức lớp học mới sinh động và chủ động hơn. 2.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế về hình thức Bao gồm các tiêu chí sau:  Tiêu chí 1: Màu sắc hài hòa, phân bố hợp lí. Tài liệu sử dụng màu sắc dễ nhìn, các đề mục có kèm icon minh họa và dùng màu gây ấn tượng mạnh. Giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng và tạo sự chú ý ở các nội dung quan trọng.  Tiêu chí 2: Font và size chữ thiết kế đẹp mắt, dễ nhìn. Tài liệu sử dụng chủ yếu là font chữ Calibri, size chữ 12, khoảng cách dòng là 1.3, giúp người sử dụng dễ theo dõi các nội dung và phù hợp cho việc đọc.  Tiêu chí 3: Các phương tiện minh họa cần đa dạng, phong phú và phù hợp với nội dung tài liệu. Tài liệu phân bố các hình ảnh nhằm minh họa cho nội dung giáo trình dạng văn bản ở phần hình ảnh được bố trí, giúp bổ sung các phương tiện trực quan cho người học và tạo hứng thú trong quá trình tự học. 72  Tiêu chí 4: Cách trình bày tài liệu phải thống nhất, khoa học. Tài liệu thống nhất về cách trình bày theo bố cục chương, bố cục từng phần và bố cục toàn tài liệu. Điều này giúp người sử dụng dễ dàng tra cứu các nội dung và tiện lợi trong việc sử dụng cho các mục đích tham khảo khác nhau. 2.1.3. Tiêu chí thiết kế về tính ứng dụng và tính hiệu quả Bao gồm các tiêu chí:  Tiêu chí 1: Tài liệu linh hoạt cho người dùng trong các điều kiện và mục đích học tập khác nhau. Tài liệu dạng sách giúp người học dễ dàng mang theo trong các điều kiện sử dụng khác nhau. Ngoài ra, việc thiết kế tài liệu về nội dung có thể phù hợp với các đối tượng có năng lực về môn chuyên và ngôn ngữ khác nhau (hệ thống câu hỏi tăng dần mức độ, có các chủ đề về môn chuyên mang tính tư duy, các vấn đề môn chuyên bằng Tiếng Anh đòi hỏi sự rèn luyện về ngôn ngữ lẫn nội dung, )  Tiêu chí 2: Tài liệu phải khơi gợi hứng thú học tập cho người học. Vì tài liệu hỗ trợ cho người dùng trong quá trình tự học, nên được thiết kế về nội dung lẫn hình thức hấp dẫn, mới lạ để khơi gơi hứng thú học tập và tìm tòi cho người học.  Tiêu chí 3: Tài liệu hướng đến mục tiêu cải thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và nâng cao kiến thức môn chuyên. Tài liệu thiết kế theo định hướng dạy học CLIL, vì vậy tài liệu tạo cơ hội cho người học vừa nâng cao kiến thức chuyên ngành thông qua các bài đọc, bài nghe, vừa nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua việc trình bày các vấn đề môn chuyên.  Tiêu chí 4: Tài liệu hướng đến mục tiêu hỗ trợ các kĩ năng giảng dạy và tương tác lớp học trong việc dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông. 73 Đối tượng sử dụng của tài liệu là GV và SV sư phạm ngành hóa học, vì vậy, tài liệu bao gồm những nội dung mang tính hỗ trợ kĩ năng giảng dạy (thiết kế giáo án, thiết kế thí nghiệm, ) và kĩ năng tương tác lớp học (các mẫu hội thoại lớp học, clip tương tác lớp học)  Tiêu chí 5: Tài liệu hướng đến việc nâng cao khả năng tự học và trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh. Tài liệu đạt được hiệu quả cao nhất khi rèn luyện được cho người sử dụng năng lực tự học, tự rèn luyện để cải thiện các kĩ năng về môn chuyên và ngôn ngữ. Về mức độ kĩ năng, tài liệu phải tạo điều kiện tối đa để người học rèn luyện năng lực trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh. 2.2. Qui trình thiết kế tài liệu 2.2.1. Chọn và thiết lập cơ sở lí luận Dựa trên tính phổ biến và tính hiệu quả của định hướng dạy và học CLIL – một định hướng dạy học được phát triển năm 1994 bởi hai nhà giáo dục học David Marsh và Annie Aljers, tôi nhận thấy đây là một định hướng phù hợp với mục đích thiết kế tài liệu tự học Hóa học bằng Tiếng Anh. Trong khoảng 20 năm qua, định hướng CLIL khá phổ biến tại các nước châu Âu không nói Tiếng Anh. Đây là một hướng dạy học các môn khoa học cũng như một số môn xã hội bằng Tiếng Anh (hoặc bằng ngoại ngữ), tạo điều kiện cho HS phát triển vốn kiến thức cả về môn chuyên lẫn ngoại ngữ được dùng để giảng dạy. Tuy nhiên, đối với giáo dục Việt Nam, định hướng này còn khá mới mẻ và chưa được ứng dụng nhiều trong các chương trình giảng dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh. Hơn nữa, với thực trạng hiện nay, các chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh tại Việt Nam vẫn còn khá mới, chưa có sự thống nhất về giáo trình, định hướng và phương pháp giảng dạy, đánh giá. Ngoài ra, định hướng CLIL với các mục đích nhằm: 74  Giới thiệu với người học những nội dung mới thông qua việc nghiên cứu môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ.  Cải thiện những kĩ năng về ngôn ngữ Tiếng Anh chuyên ngành.  Cải thiện kĩ năng trình bày về nội dung môn chuyên và ngôn ngữ.  Tăng sự tự tin của người học trong việc sử dụng ngoại ngữ.  Cung cấp những tư liệu và công cụ dạy học để phát triển kĩ năng tư duy ngay từ khi bắt đầu khóa học CLIL.  Đặt môn chuyên làm trọng tâm nghiên cứu trong tiết học CLIL. Vì vậy, cùng với tất cả những lí do trên, tôi chọn định hướng CLIL là cơ sở lí luận nhằm mục đích thiết kế tài liệu tự học để hỗ trợ người sử dụng rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và kiến thức môn chuyên cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy môn học bằng Tiếng Anh. 2.2.2. Định hướng nội dung tài liệu Tài liệu được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ người học rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức về môn chuyên (các khái niệm, định nghĩa, trao đổi) bằng Tiếng Anh. Về nội dung môn chuyên, tôi nhận thấy phần nội dung “Các khái niệm, học thuyết và định luật” là phần kiến thức cốt lõi, trọng tâm và là kiến thức cơ sở cho việc nghiên cứu về các chất cụ thể. Nếu người học được trang bị kiến thức đầy đủ trong phần này, sẽ có được nền tảng kiến thức vững chắc để nghiên cứu và phát triển các kĩ năng tư duy ngôn ngữ và môn học khi tìm hiểu sâu hơn các nội dung bài về chất. Vì vậy, tôi đã chọn phần “Các khái niệm, học thuyết và định luật” để thiết kế nội dung tài liệu. Ngoài ra, về nội dung ngôn ngữ, tài liệu hướng tới đối tượng sử dụng với mục đích rèn luyện các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, kĩ năng sử dụng cách cấu trúc ngôn ngữ để trình bày ý tưởng dạng văn bản và hội thoại. 75 2.2.3. Tìm kiếm, phân tích và chọn lọc các nguồn tư liệu hỗ trợ Tư liệu về các chương trình dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh là khá đa dạng, phong phú ở các nước có nền giáo dục tiên tiến và sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ chính. Các tư liệu này có thể tra cứu được trong thư viện, từ nguồn internet hoặc từ thầy cô hướng dẫn và nội dung của tư liệu khá đầy đủ, phù hợp với mục đích thiết kế nội dung môn chuyên của tài liệu. Tuy nhiên, các tư liệu liên quan đến việc dạy Hóa học bằng ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) vẫn chưa phổ biến. Phần lớn các tư liệu này là các tư liệu dạy Hóa học bằng Tiếng Anh dành cho chương trình phổ thông ở các nước châu Âu không nói Tiếng Anh và một số nước Châu Á khác. Các tư liệu dạng này tuy có sự hỗ trợ người học về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, trình bày các vấn đề chuyên môn (liên quan đến môn học) nhưng những hỗ trợ này vẫn chưa phù hợp với trình độ và khả năng của người học tại Việt Nam. Ví dụ: khả năng sử dụng Tiếng Anh của người học tại Việt Nam sẽ có sự khác biệt so với người học ở các nước châu Âu và châu Á khác được tiếp xúc nhiều với loại ngôn ngữ này như: Pháp, Đức, Ireland, Phần Lan, Phillipines, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vì vậy, việc tìm kiếm tư liệu tuy có dễ dàng và khá phong phú về nguồn tham khảo nhưng vẫn cần có sự phân tích, chọn lọc tư liệu cho phù hợp với mục đích của tài liệu theo các tiêu chí sau đây:  Nội dung môn chuyên bao gồm nội dung môn Hóa học trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam.  Cần có những vấn đề và cách giải quyết vấn đề về kiến thức môn chuyên (các bài tập dạng viết, các nhiệm vụ trao đổi, nghiên cứu nội dung môn học, )  Những nội dung hỗ trợ về ngôn ngữ phù hợp cho nội dung từng chương của tài liệu, đảm bảo tính tăng dần mức độ khó trong việc sử dụng ngôn ngữ (từ vựng, cấu trúc câu đàm thoại, ngữ pháp, ) 76  Những nội dung hỗ trợ công tác giảng dạy của GV phù hợp với định hướng nội dung của tài liệu (giáo án mẫu, cách thiết kế các thí nghiệm, các trò chơi có thể tổ chức trong tiết học, )  Các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn clip, âm thanh ) cần rõ ràng, dễ hiểu, chất lượng khá tốt, phù hợp với khả năng tư duy vấn đề môn chuyên và khả năng ngôn ngữ của người học. 2.2.4. Thiết kế cấu trúc và nội dung giáo trình Tài liệu được thiết kế nhằm mục đích giúp người học tự rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ và khả năng tư duy các vấn đề liên quan đến môn Hóa học bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, định hướng nội dung của tài liệu là phần các khái niệm, học thuyết và định luật; giúp người học thông qua Tiếng Anh để cải thiện vốn kiến thức chuyên ngành và cách trao đổi các vấn đề chuyên môn liên quan đến học phần này. Nội dung tài liệu bao gồm 7 chương (sắp xếp theo trình độ kiến thức về môn chuyên) và 3 nội dung hỗ trợ:  Chương 1: Atoms (Nguyên tử)  Chương 2: The Periodic table (Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)  Chương 3: Chemical bonds (Liên kết hóa học)  Chương 4: Acids – Bases – Salts (Axit, bazơ và muối)  Chương 5: Redox Reaction (Phản ứng oxi hóa khử)  Chương 6: Electro-chemistry (Điện hóa học)  Chương 7: Reaction rates and Equilibrium (Tốc độ phản ứng và Cân bằng hóa học)  Giáo án, bao gồm: 77 - Hướng dẫn các bước thiết kế một giáo án theo định hướng CLIL. - Các giáo án mẫu. - Khung giáo án chung.  Thiết kế thí nghiệm, bao gồm: - Hướng dẫn thiết kế một thí nghiệm. - Các thí nghiệm mẫu. - Các bước viết báo cáo thí nghiệm.  Trò chơi, bao gồm: - Trò chơi soduku - Trò chơi tìm từ (Word search) - Trò chơi ô chữ (Cross-word) Trong từng chương của tài liệu, bao gồm 6 phần nội dung chính: 1. Vocabulary – Từ vựng: Phần nội dung này cung cấp một số từ vựng quan trọng liên quan đến chủ đề chương. Các từ vựng được hệ thống theo dạng bảng, có phiên âm cách đọc, giải thích nghĩa Tiếng Việt và cách giải thích nghĩa của từ bằng Tiếng Anh. 2. Reading – Đọc hiểu: Đây là nội dung giúp người học rèn luyện kĩ năng đọc hiểu của mình. Trong phần này, tài liệu cung cấp các đoạn văn theo chủ đề chương và hệ thống bài tập kiểm tra mức độ đọc hiểu của người học. Các đoạn văn trong phần này có nội dung là kiến thức bài học hoặc các kiến thức thực tế gắn liền với chủ đề chương; cùng với hệ thống bài tập đa dạng về hình thức như: bài tập điền khuyết, chọn lựa đúng – sai (True/ False); trắc nghiệm nhiểu chọn lựa; các bài tập yêu cầu sự am hiểu và kĩ năng tư duy môn học. 78 3. Writing – Kĩ năng viết: Kĩ năng viết là kĩ năng rất cần thiết cho GV để trình bày các kiến thức dưới dạng văn bản. Đầu tiên, tài liệu tạo điều kiện cho người học rèn luyện kĩ năng phiên dịch (từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại) nhằm giúp người học thông qua đó, tự tìm hiểu các từ vựng chuyên ngành, cách phát biểu một số khái niệm, định luật cơ bản trong Hóa học bằng Tiếng Anh; và rèn luyện khả năng đọc-hiểu các văn bản Hóa học bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, tài liệu cũng đưa ra các chủ đề khoa học, yêu cầu người học sử dụng năng lực tư duy của mình (so sánh, mô tả, dự đoán, giải thích, ) để bàn luận về một vấn đề khoa học nào đó, dưới hình thức trình bày đoạn văn bản. Như vậy, người học không chỉ được rèn luyện về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mà còn có cơ hội rèn luyện các kĩ năng tư duy môn học. 4. Listening – Nghe hiểu: Đây là nội dung giúp người học rèn luyện và cải thiện kĩ năng nghe hiểu. Trước mỗi bài nghe, tài liệu đều cung cấp các từ khóa, từ mới để người đọc có thể hình dung trước những từ mình sắp được nghe, giúp quá trình tự học thuận tiện hơn. Hệ thống bài tập kiểm tra kĩ năng nghe hiểu khá đa dạng và sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ khó: nghe nội dung chính, nghe nội dung chi tiết và bài tập điền khuyết hoặc nghe và ghi chú các nội dung quan trọng theo chủ đề. Việc sắp xếp tăng dần độ khó không chỉ giúp người học dần cải thiện kĩ năng nghe qua các bài mà còn giúp người học biết chọn lọc các ý chính, các nội dung quan trọng để trong các thông tin khoa học dạng âm thanh. 5. Speaking – Kĩ năng nói: Trong phần này, tài liệu giới thiệu các mẫu vấn đề (sample problem) và cách giải quyết các vấn đề đó như thế nào (sample solution) – là những vấn đề mà GV thường đóng vai trò là người hướng dẫn HS giải quyết như: cách hướng dẫn giải 1 bài toán, cách giải thích một vấn đề chuyên môn, bằng Tiếng Anh. Đồng thời, tài liệu còn cung cấp file hỗ trợ dạng clip để người học tham khảo mẫu thể hiện nội dung phần speaking (cách dùng văn nói, các ngôn ngữ hình thể, các cấu trúc đàm thoại lớp học, ) để từ đó, người học có thể vận dụng vào việc tự mình giải quyết các vấn đề trong phần luyện tập (practice exercise). Ngoài ra, trong phần này, tài liệu còn cung cấp cho người học các mẫu cấu trúc đàm thoại, tương tác lớp học (conversation structures), giúp người học có đầy đủ những 79 phương tiện hỗ trợ về mặt hình ảnh, văn bản để tạo điều kiện tự học thuận lợi nhất trong quá trình sử dụng tài liệu. 6. Focus on Grammar – Ngữ pháp: Phần cuối mỗi bài là một điểm ngữ pháp quan trọng và có mục đích là hỗ trợ về mặt ngữ pháp cho người học sử dụng trong chương đó. Trong mỗi điểm ngữ pháp, tài liệu sẽ nhắc lại một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng điểm ngữ pháp này để người học nhớ lại cách sử dụng, các trường hợp đặc biệt, Hệ thống bài tập củng cố điểm ngữ pháp khá đa dạng, như: bài tập chia động từ, bài tập điền khuyết, bài tập đặt câu hỏi hoặc sử dụng điểm ngữ pháp để viết đoạn văn theo chủ đề nhất định, Nhờ đó, người học biết cách áp dụng các điểm ngữ pháp này vào việc thể hiện các kiến thức môn chuyên cả trong hình thức dùng lời lẫn dưới dạng văn bản. Trong các phần phụ lục, tài liệu cung cấp các hỗ trợ cho người học trong việc thiết kế giáo án theo định hướng CLIL, thí nghiệm có ích cho tiết học và các trò chơi có thể tổ chức để tạo không khí hứng khởi cho người học. Các nội dung này phù hợp cho đối tượng của tài liệu là GV và SV sư phạm ngành Hóa học, giúp đối tượng của tài liệu trang bị các kĩ năng để thiết kế một tiết dạy hoàn chỉnh. 2.2.5. Thiết kế hình thức tài liệu Việc thiết kế hình thức tài liệu rất quan trọng để người học có thể tiếp thu kiến thức một cách logic, hợp lí và thuận tiện nhất, theo các nội dung thiết kế sau:  Tổng hợp các nội dung đã được chọn lọc phù hợp với định hướng của tài liệu và sắp xếp theo từng chương.  Phần đầu của tài liệu có mục lục trình bày theo dạng bảng, nêu nội dung các phần trong bài học để người học dễ hình dung các phần kiến thức trong tài liệu.  Trang đầu mỗi chương trình bày chủ đề chương và hình ảnh minh họa cho chủ đề này, nhằm mục đích thu hút sự chú ý và gợi trí tò mò cho người học về nội dung của chương. 80  Các nội dung “mục tiêu bài học”; “cấu trúc đàm thoại” được đóng khung màu, nhằm gây sự chú ý cho người học về những kĩ năng và kiến thức sẽ đạt được và những mẫu cấu trúc quan trọng.  Các nội dung hỗ trợ về từ vựng và ngữ pháp thường được ưu tiên trình bày ở dạng bảng để người học dễ quan sát, hệ thống kiến thức về ngôn ngữ.  Tài liệu được trình bày theo bố cục từng phần kĩ năng trong từng chương để người học thống nhất trong việc rèn luyện từng loại kĩ năng về ngôn ngữ.  Các phần phụ lục được sắp xếp ở cuối sách, để người học tiện tra cứu khi cần thiết.  Phần hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu được bố trí hài hòa, nhiều màu sắc hấp dẫn và là nguồn tư liệu trực quan phong phú cho người học.  Tài liệu được trình bày và xuất ra thành phẩm dưới dạng sách in màu, bìa in giấy bóng và thiết kế hài hòa, hấp dẫn. 2.2.6. Thiết kế các phụ lục và tư liệu hỗ trợ Các phụ lục khác như các nội dung hỗ trợ cho giáo án; và các tư liệu hỗ trợ như file âm thanh, clip hỗ trợ phần kĩ năng nói đều được ghi trong đĩa CD đính kèm tài liệu. Các nội dung này sẽ được phân nhỏ theo từng chương để người học thuận tiện trong quá trình tự học. 2.3. Tài liệu hỗ trợ việc tự học Tiếng Anh chuyên ngành cho GV Hóa học phổ thông 2.3.1. Chương 1 – Nguyên tử (Atoms) 81 82 83 84 85 2.3.2. Chương 2 – Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (The Periodic table) 86 87 88 89 2.4. Sử dụng tài liệu tự học Tài liệu tạo cơ hội cho người học tự mình rèn luyện và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ lẫn kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành. Tài liệu cho phép người học tự kiểm tra, đánh giá mức độ kiến thức của bản thân thông qua hệ thống bài tập tăng dần mức độ khó. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp các bài giải rõ ràng cho từng phần, nhằm giúp người học thuận tiện trong việc tự học, tự đánh giá quá trình tự học của bản thân, để có những điều chỉnh trong phương pháp học cho phù hợp. Tài liệu cung cấp nguồn tư liệu dạy học cần thiết cho người học để thiết kế các tiết dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. Ngoài ra, tài liệu còn tạo điều kiện cho người học cơ hội rèn luyện các giao tiếp lớp học, kĩ năng soạn thảo văn bản môn chuyên, kĩ năng giải quyết vấn đề môn chuyên bằng Tiếng Anh, là những kĩ năng rất cần thiết cho công tác giảng dạy của người học. Để sử dụng hiệu quả tài liệu, người học cần:  Sử dụng tài liệu theo trình tự các chương vì các chương được sắp xếp theo mức độ tăng dần mức độ khó cả về nội dung môn học lẫn những kĩ năng ngôn ngữ.  Trong các phần nội dung, người học cần nghiên cứu và sử dụng các tư liệu hỗ trợ đính kèm như: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, hướng dẫn giải quyết vấn đề, file âm thanh, clip tương tác lớp học, để có thể khai thác tối đa những tiện dụng mà tài liệu mang lại; đồng thời cũng giúp người học rèn luyện các kĩ năng và nâng cao kiến thức cách hiệu quả.  Người học cần chủ động trong việc tự học, tự tìm hiểu nghĩa của từ mới, nghiên cứu thêm các tư liệu liên quan đến chủ đề khoa học có trong tài liệu để tiến bộ hơn.  Người học cần tự rèn luyện thêm kĩ năng soạn giáo án và thiết kế các thí nghiệm cho bài dạy, dựa vào các phụ lục và tư liệu hỗ trợ đính kèm. 90  Sau các chương của tài liệu, người học nên luyện tập trao đổi về chủ đề đó với đồng nghiệp hoặc bạn bè bằng Tiếng Anh để cải thiện khả năng về ngôn ngữ lẫn kiến thức Tiếng Anh chuyên ngành. 91 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá chất lượng (về mặt nội dung và hình thức) tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng tài liệu tự học thông qua các phiếu khảo sát được gửi tới đối tượng là SV và GV Hóa học. 3.2. Đối tượng thực nghiệm  Giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở các trường phổ thông tại TP.HCM  Sinh viên Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm TP.HCM  Lí do chọn đối tượng thực nghiệm: GV Hóa học phổ thông và SV sư phạm chuyên ngành Hóa học là hai đối tượng cần rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và khả năng sử dụng kiến thức môn chuyên để ứng dụng trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, đối tượng này cũng ý thức được mức độ cần thiết của giáo trình trong việc tự học để nâng cao năng lực bản thân. 3.3. Nội dung thực nghiệm Nội dung thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn mẫu thực nghiệm. Bước 2: Giới thiệu với đối tượng khảo sát về nội dung, hình thức, cách sử dụng và mục đích sắp xếp các phần, các chương. Bước 3: Hướng dẫn người khảo sát cách sử dụng 1 chương trong tài liệu. Bước 4: Phát phiếu khảo sát về tính khả thi và hiệu quả của tài liệu. Bước 5: Thống kê kết quả, xử lí số liệu và đánh giá về mặt định tính. 92 3.4. Phương pháp xử lí số liệu Kết quả thực nghiệm được thống kê theo từng câu hỏi mức độ, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 3.1. Bảng 3.1. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi 1 Không đáp ứng được A 1 điểm 2 Đáp ứng một phần B 2 điểm 3 Tốt C 3 điểm 4 Rất tốt D 4 điểm Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức: Tổng số điểm = 1.MA + 2.MB + 3.MC + 4.MD + 5.ME (với M: số phiếu cùng ý kiến) Điểm trung bình tính được ở mỗi nội dung khảo sát thể hiện một cách định lượng về hiệu quả mà tài liệu đạt được. Đối với các câu hỏi dạng lấy ý kiến số đông, chúng tôi tổng hợp ý kiến và tính % để thấy được sự đánh giá nào phù hợp nhất cho những tiêu chí đã đề ra. 3.5. Kết quả thực nghiệm Sau khi khảo sát ý kiến của 75 SV và GV phổ thông, tôi thu được số liệu sau: 93 Bảng 3.2. Thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm Stt Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá 1 2 3 4 TB 1 Đảm bảo các nội dung chuyên ngành phần học thuyết và định luật. 0 5 60 10 3.07 2 Nội dung tài liệu có ích cho việc ứng dụng giảng dạy trong chương trình phổ thông. 0 4 62 9 3.07 Nội dung của tài liệu 3 Bài đọc có độ dài hợp lí. 0 5 55 15 3.13 4 Bài đọc cung cấp đủ các nội dung chuyên ngành phù hợp. 0 4 50 21 3.23 5 Bài đọc có ích trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành. 0 6 48 21 3.2 6 Bài nghe có độ dài hợp lí. 0 5 43 27 3.3 7 Bài nghe cung cấp đủ nội dung chuyên ngành có ích cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiểu. 0 4 45 26 3.3 8 Phần luyện nói đưa ra các vấn đề và cách giải quyết vấn đề cần thiết cho việc dạy và 0 5 43 27 3.3 94 học Hóa bằng Tiếng Anh. 9 Các vấn đề phù hợp với yêu cầu môn học và có ích trong việc ứng dụng vào giảng dạy. 0 3 43 29 3.4 10 Rèn luyện được kĩ năng phiên dịch theo mứa độ khó tăng dần. 0 5 48 22 3.23 11 Có những chủ để mở để rèn luyện kĩ năng viết và tư duy về môn học. 0 7 50 18 3.15 12 Cung cấp đầy đủ từ vựng quan trọng. 0 2 13 60 3.8 13 Cung cấp phiên âm, nghĩa của từ (Tiếng Anh và Tiếng Việt). 0 0 12 63 3.84 14 Có sự hỗ trợ về cách sử dụng các mẫu câu, ngữ pháp trong Tiếng Anh. 0 3 48 24 3.28 15 Cung cấp các bài tập có ích cho việc củng cố và rèn luyện từng phần ngữ pháp. 0 2 55 23 3.48 16 Hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, phong phú. 0 2 55 18 3.2 17 Các câu hỏi sắp xếp theo thứ tự hợp lí, có ích cho việc tự rèn luyện các kĩ năng. 0 3 50 22 3.25 Hình thức, trình bày của tài liệu tự học 95 9 Kiểu chữ rõ ràng, dễ nhìn; cỡ chữ phù hợp. 0 6 33 36 3.4 10 Các tiêu đề, đề mục được sắp xếp theo thứ tự logic, hợp lí, có hiệu ứng làm nổi bật. 0 4 25 46 3.56 11 Hình ảnh đa dạng, phong phú, gây hứng thú cho người học. 0 10 43 22 3.16 12 Hình ảnh được sắp xếp theo bố cục hợp lí; nội dung phù hợp. 0 1 35 39 3.5 13 File âm thanh có chất lượng, âm lượng, tốc độ đọc vừa phải, rõ ràng, dễ nghe. 0 5 40 30 3.33 1: Không đáp ứng được; 2: Đáp ứng một phần; 3: Tốt; 4: Rất tốt. 3.5.1. Đánh giá về nội dung Dựa vào số liệu thống kê và tính toán, tôi nhận thấy GV và SV tham gia khảo sát đánh giá khá cao về nội dung tổng quan và nội dung từng phần của tài liệu. Số liệu và phân tích cụ thể về đánh giá nội dung tài liệu như sau:  Nội dung phần đọc hiểu là khá phù hợp với nhu cầu của người sử dụng; đồng thời có tính ứng dụng tương đối cao trong việc rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu. Điều này được thể hiện ở kết quả điều tra ý kiến thu được như sau: 73% người được khảo sát đánh giá nội dung đọc hiểu đáp ứng được các nhu cầu rèn luyện kĩ năng này ở mức độ “tốt”. Trong khi đó, mức độ “rất tốt” chiếm khoảng 20% tỉ lệ người tham gia khảo sát ý kiến. 96 20% 7% 73% Không đáp ứng Đáp ứng 1 phần Tốt Rất tốt Hình 3.1. Tỉ lệ khảo sát về phần đọc hiểu ở các mức độ  Nội dung phần nghe hiểu và phần luyện nói đạt tỉ lệ khảo sát tương tự nhau thể hiện ở các con số sau đây: có 57.33% GV và SV đánh giá ở mức độ “tốt” và 36% ở mức độ “rất tốt”. Từ đó, chúng tôi nhận thấy hai phần nội dung này đáp ứng khá tốt nhu cầu rèn luyện về kĩ năng ngôn ngữ nghe, nói; hơn nữa cung cấp đầy đủ các kiến thức chuyên ngành cần thiết và hỗ trợ hiệu quả người học trong việc phát biểu, giải quyết trình, trình bày các vấn đề Hóa học bằng Tiếng Anh. 36% 7% 57% Không đáp ứng Đáp ứng một phần Tốt Rất tốt Hình 3.2. Tỉ lệ khảo sát về phần nghe hiểu và phần luyện nói (cùng tỉ lệ)  Nội dung phần viết đạt hiệu quả theo nội dung khảo sát như sau: 64% GV và SV đánh giá mức độ “tốt” và 29% mức độ “rất tốt”. Điều này chứng minh rằng tài liệu đáp ứng tốt việc rèn luyện kĩ năng viết và phiên dịch cho người học. Mặt khác, tài liệu còn giúp người nâng cao năng lực sử dụng ngữ pháp và từ vựng để trình bày, giải quyết các vấn đề hóa học bằng Tiếng Anh dưới dạng văn bản. 97 0% 7% 64% 29% Không đáp ứng Đáp ứng một phần Tốt Rất tốt Hình 3.3. Tỉ lệ khảo sát về kĩ năng viết  Trong khi đó, các hỗ trợ về mặt ngôn ngữ thu được kết quả khảo sát: - Từ vựng : có 80% người khảo sát ở mức độ “rất tốt” và 17.33% ở mức độ “tốt”. Điều này cho thấy sự hỗ trợ về mặt từ vựng đạt hiệu quả cao trong việc giúp người học trong quá trình nghiên cứu tài liệu. - Ngữ pháp: có 64% khảo sát cho rằng ngữ pháp được cung cấp ở mức độ “tốt” và 32% khảo sát cho rằng “rất tốt”. Kết quả khảo sát chứng minh tính hiệu quả và tính cần thiết của việc hỗ trợ các điểm ngữ pháp cho người học trong tài liệu tự học.  Hệ thống bài tập và câu hỏi đạt kết quả khảo sát cho thấy 73.33% GV và SV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ “tốt” và 24% ở mức độ “rất tốt”, số liệu này chứng tỏ hệ thống bài tập và câu hỏi của tài liệu đa dạng phong phú, phân bố hợp lí, phục vụ tốt cho việc tự học, tự đánh giá năng lực người học trong các phần nội dung của tài liệu. 3.5.2. Đánh giá về hình thức Các kết quả khảo sát về hình thức tài liệu cho thấy hình thức của giáo trình khá tốt. Các bố cục nội dung, font chữ và cách trình bày hình ảnh trong giáo trình và chất lượng file đính kèm đạt mức độ “tốt” và “rất tốt”với tỉ lệ cao. Kết quả khảo sát sau khi đã xử lí số liệu, được trình bày trong bảng sau: 98 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hình thức tài liệu Nội dung khảo sát Mức độ 1 Không đáp ứng 2 Đáp ứng một phần 3 Tốt 4 Rất tốt Kiểu chữ, cỡ chữ 0% 8% 44% 48% Bố cục, hiệu ứng tiêu đề, nội dung chính 0% 5.33% 33.33% 61.33% Chất lượng hình ảnh 0% 13.33% 57.33% 29.33% Cách bố trí hình ảnh 0% 1.33% 46.67% 52% Chất lượng file âm thanh đính kèm 0% 6.67% 53.33% 40% Kết quả khảo sát tài liệu tự học Hóa học bằng Tiếng Anh dành cho GV và SV cho thấy chất lượng, tính hiệu quả và tính ứng dụng của tài liệu là khá cao. Như vậy, thực nghiệm phần nào cho thấy tài liệu là một công cụ hỗ trợ việc tự học Hóa học bằng Tiếng Anh tương đối tốt, hữu ích cho người học cả về việc rèn luyện năng lực tự học lẫn kiến thức về môn chuyên và ngôn ngữ. 99 KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Tuy quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học Tiếng Anh chuyên ngành dành cho giáo viên hóa học ở trường phổ thông – Phần học thuyết, định luật, khái niệm cơ bản”, gặp nhiều khó khăn về thời gian và tư liệu tham khảo, nhưng đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài  Trình bày khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.  Nghiên cứu cơ sở lí luận để thiết kế tài liệu theo định hướng CLIL.  Nghiên cứu về cơ sở lí luận về tự học và các phương pháp tự học.  Tìm hiểu thực trạng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông tại Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế tài liệu phù hợp với nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy môn Hóa học bằng Tiếng Anh. 1.2. Thiết kế giáo trình tự học Tài liệu đã được thiết kế với định hướng nội dung theo phần học thuyết, định luật và các khái niệm cơ bản, nhằm giúp người sử dụng có thể được tiếp cận với những kiến thức Hóa học chuyên ngành bằng Tiếng Anh, cũng như cách sử dụng đúng các định nghĩa, khái niệm. Tài liệu bao gồm 7 chương và 3 phần phụ lục hỗ trợ cùng các file âm thanh đính kèm. Nội dung các chương của tài liệu được sắp xếp theo mức độ tăng dần độ khó về nội dung môn chuyên và ngôn ngữ tích hợp. Vì vậy, người học có thể dễ dàng hơn khi bắt đầu làm quen với việc sử dụng giáo trình dù ở bất kì khả năng nào. Tài liệu được thiết kế theo định hướng CLIL, lấy môn chuyên làm trọng tâm và hướng đến đối tượng sử dụng là GV và SV ngành sư phạm Hóa học, vì vậy, tài liệu còn 100 cung cấp các nội dung hỗ trợ về mặt ngôn ngữ có ích cho việc tổ chức và tương tác trong tiết học như: các mẫu câu giao tiếp, các nhiệm vụ mang tính tư duy môn học, các chủ để khoa học đòi hỏi trình bày dưới dạng văn bản hoặc dạng giao tiếp, cách thiết kế bài dạy và thí nghiệm trong tiết học, Mặt khác, ngoài các nội dung trình bày dạng văn bản, tài liệu được đính kèm thêm đĩa CD bao gồm các nọi dung hỗ trợ khác như: - File âm thanh hỗ trợ cho phần nghe hiểu: chất lượng tốt, ít tạp âm, được tiến hành thu âm với giọng người bản địa (giọng Mỹ và giọng Úc), tốc độ chậm, rõ ràng, dễ nghe. - Clip tương tác lớp học: hỗ trợ cho phần luyện nói, giúp người học vừa học được cách dùng ngôn ngữ lớp học, vừa biết cách sử dung 5ngon6 ngữ cơ thể khi tham gia giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. - Đáp án của các phần bài tập trong tài liệu, để người học có thể tham khảo, kiểm chừng kết quả học tập của mình. - Các văn bản hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng, các bài giảng mẫu, các tư liệu mẫu có thể sử dụng trong một số bài dạy cụ thể. Với mục đích giúp người sử dụng có thể rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ (nghe-nói-đọc-viết) và kĩ năng tư duy, trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng Tiếng Anh, đồng thời cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho công tác giảng dạy và thiết kế một tiết dạy hoàn chỉnh, tài liệu đã phần nào đáp ứng được những nội dung đó. Tuy nhiên với điều kiện người sử dụng tài liệu dưới hình thức tự học, nên sẽ gặp phải một số khó khăn trong việc phát triển một vài kĩ năng như giao tiếp, trao đổi và tương tác lớp học. Vì vậy, để có thể phát huy tối đa hiệu quả mà giáo trình có thể mang lại, người học cần năng động và chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức và tham gia các khóa huấn luyện giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh để tự hoàn thiện năng lực cá nhân. 1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 101 Tiến hành thực nghiệm sư phạm dưới hình thức phát phiếu điều tra về tính ứng dụng và tính hiệu quả của tài liệu, trên các đối tượng là GV và SV chuyên ngành Hóa học. Tóm lại, giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh là một vấn đề khá mới nhưng mang tính thời sự và cấp thiết, đặt ra nhiều thách thức cho GV về năng lực giảng dạy chương trình này. Việc tự rèn luyện để nâng cao năng lực cá nhân là rất cần thiết. Vì vậy, mỗi GV hoặc SV cần chủ động trong việc nâng cao năng lực giảng dạy môn Hóa bằng Tiếng Anh để thích ứng được với chủ trương mới này. 2. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng dạy học Hóa học bằng Tiếng Anh là một định hướng cần thiết và cần được quan tâm phát triển hơn trong tương lai để nâng cao năng lực của HS và GV. Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục, các Sở Giáo dục và Đào tạo  Xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình dạy Hóa học bằng Tiếng Anh.  Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ cho GV, cung cấp thêm các tài liệu về chuyên môn cũng như hỗ trợ về ngôn ngữ để GV nghiên cứu, tự học.  Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện trực quan, đạt chất lượng tốt để phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp dạy học trong giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh.  Hỗ trợ kinh phí, khuyến khích GV tự học tập, bồi dưỡng năng lực để phù hợp với chương trình này.  Triển khai áp dụng rộng rãi, tập huấn và mở rộng các PP dạy học đa dạng, phong phú để GV có thể áp dụng trong tiết học. 2.2. Đối với Trường Đại học Sư phạm và Sinh viên khoa Hóa 102  Cần thay đổi chương trình đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành cho SV theo định hướng CLIL cho phù hợp với đặc thù của việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh.  Cần thiết kế được giáo trình dạy học đáp ứng được các kĩ năng về ngôn ngữ và rèn luyện kĩ năng tư duy, trao đổi vấn đề Hóa học bằng Tiếng Anh.  SV khoa Hóa cần chủ động trong việc tự rèn luyện vào trau dồi năng lực về ngôn ngữ và kiến thức chuyên môn, để phù hợp với chủ trương dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. 2.3. Đối với trường Trung học phổ thông và giáo viên  Trường THPT nên tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đồng thời khuyến khích GV tham gia giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh.  GV phải chuẩn bị, thiết kế và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy.  GV không ngừng tự trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực sử dụng ngôn ngữ để trao đổi trong các tiết dạy.  GV cần xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả cho quá trình học Hóa bằng Tiếng Anh, nhằm phản ánh chính xác năng lực và sự tiến bộ của từng cá nhân. Chương trình dạy và học môn Hóa học bằng Tiếng Anh đang được chú trọng và quan tâm nhiều tại các trường THPT trên cả nước. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, tư liệu hỗ trợ cũng như hệ thống đánh giá phù hợp và hiệu quả là rất cần thiết. Tôi hi vọng đề tài nghiên cứu có thể góp phần trong việc bổ sung kho tài liệu tham khảo cho các GV và SV có nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện các kiến thức và phương pháp giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 103 1. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, ĐHSP TP.HCM. 2. Trịnh văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP TP.HCM. 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TP.HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TP.HCM. 5. Nguyễn Thị Hiền (2003), Ngôn ngữ Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ hóa học thực phẩm và Công nghệ sinh học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức(2008), Lí luận dạy học đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 7. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương trình - SGK hóa học phổ thông, Hà Nội. 8. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu”. 9. N.A Rubakin(2004), Tự học như thế nào, Nhà xuất bản Trẻ TP.HCM. 10. R. Retke, Học tập hợp lí, Stanley Garber of Chicago. 11. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh 12. Adam Worcester, Lark Bowerman, Eric Williamson (2009), Building skills for the TOEFL iBT Beginning, Compass Media Inc. 13. Antony C.Wilbraham, Deninis D.Staley – Michael S.Matta – Edward L.Waterman (2008), Prentice Hall Chemistry, Person Prentice Hall. 104 14. George Yule (2006), Oxford Practice Grammar Advanced, Oxford University Press. 15. Jack Truong (2003), Chemistry 11, McGraw – Hill Ryerson. 16. Jack Truong (2003), Chemistry 12, McGraw – Hill Ryerson. 17. Lawrie Ryan (2008), Chemistry for you, Nelson Thornes. 18. Levadi (1996), Success in Science – Basic Chemistry, Globe Fearon Educational Publisher. 19. Pamela J. Sharpe, Ph.D (2006), Pass key to the Toefl iBT, Barron’s Educational Series, Inc. 20. University of Cambridge (2010), Teaching Knowledge Test – Content and Language Intergrated Learning (CLIL) – Handbook for teachers, Cambridge, United Kingdom. 21. University of Cambridge (2011), Teaching Science through English – a CLIL Approach, Cambridge, United Kingdom. 22. University of Cambridge (2011), The TKT Course CLIL Module, Cambridge, United Kingdom. Các trang web 23. 24. principle.html 25. 08.cnxmlplus 26. 105 27. skills.html 28. 29. 30. index.htm 31. 32. 33. 106 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khảo sát thực trạng giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông Phụ lục 2. Phiếu khảo sát về giáo trình tự học Hóa học bằng Tiếng Anh – phần học thuyết, định luật, khái niệm cơ bản 107 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH KHẢO SÁT VỀ GIÁO TRÌNH TỰ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế và được dùng phổ biến trên toàn thế giới.Hiện nay, xu hướng dạy một số môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông đang ngày càng mở rộng ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng dạy và học Hóa hoc bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông để có nhìn nhận và đánh giá tổng quát hơn, từ đó đề ra những phương hướng về phương pháp, nội dung và đánh giá trong việc dạy và học Hóa bằng Tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn, nhóm sinh viên chúng em tiến hành cuộc khảo sát này, rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô và các em học sinh! Thân chào! Họ và tên:.. Giáo viên Học sinh Trường: I. Thực trạng giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh 1. Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động dạy và học: S tt Phương pháp 1 Khô ng sử dụng 2 Rất ít sử dụng 3 Thườ ng sử dụng 4 Luô n luôn sử 108 dụng 1 Phương pháp đàm thoại 2 Phương pháp hoạt động nhóm 3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập 4 Phương pháp dạy học tình huống 5 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học tập 6 Phương pháp người học đặt câu hỏi 7 Phương pháp động não 8 Phương pháp nghiên cứu 9 Phương pháp thuyết trình theo chủ đề 1 0 Phương pháp dạy học theo chủ đề 2. Việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông được tiến hành dựa trên nội dung của giáo trình nào? 109 . 3. Nội dung của giáo trình dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông có tương thích với chương trình giảng dạy Hóa học phổ thông của hệ thống chương trình ở Việt Nam không? Giống hoàn toàn Giống một phần, đa số học nhiều về ứng dụng, không chú trọng nhiều về phương trình phản ưng. Không giống 4. Đánh giá về hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông: a. Đánh giá chung S tt Nội dung đánh giá 1 Mức độ rất thấp 2 Mứ c độ thấp 3 Mức độ tương đối 4 Mứ c độ cao 1 Học sinh có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong tiết học. 2 Sau tiết học Hóa học bằng Tiếng Anh, HS nắm được các kiến thức trọng tâm của môn 110 chuyên. 3 Sau tiết học Hóa học bằng Tiếng Anh, vốn từ vựng chuyên ngành của HS được cải thiện. b. Đánh giá về các kĩ năng ngôn ngữ mà HS rèn luyện được b1. HS rèn luyện kĩ năng nghe – hiểu Tiếng Anh ở mức độ: Có thể nghe và hiểu được rất ít những thảo luận và trao đổi sử dụng Tiếng Anh trong tiết học. Có thể nghe – hiểu được tương đối những thảo luận và trao đổi bằng Tiếng Anh trong tiết học dựa vào sự suy đoán từ kiến thức môn chuyên đã biết. Có thể nghe – hiểu được những thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng Tiếng Anh của GV và thực hiện yêu cầu của GV đưa ra ở mức độ tương đối. Có thể nghe – hiểu rất tốt hầu hết các thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng Tiếng Anh của GV và thực hiện được đúng các yêu cầu của GV đưa ra. b2. HS rèn luyện kĩ năng nói (trongthuyết trình, thảo luận,giao tiếp,...)ở mức độ: HS có thể nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài học bằng Tiếng Anh. HS có thể tham gia trao đổi bằng Tiếng Anh về các chủ đề khoa học, câu hỏi đặt ra trong tiết học ở mức độ tương đối. HS có thể sử dụng Tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học. HS có thể sử dụng Tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học; có thể tự thuyết trình về một chủ đề hay vấn đề khoa học. b3. HS rèn luyện kĩ năng đọc ( giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành,) ở mức độ: 111 HS có thể đọc các kiến thức trong giáo trình theo sự hướng dẫn của GV để hoản thành các câu hỏi đọc hiểu. HS có thể tự đọc và làm hoàn thành các bài đọc, bài tập đọc hiểu sau khi tiết học. HS có khả năng tự đọc giáo trình và chuẩn bị trước các nội dung bài học mới. HS có khả năng tự đọc giáo trình và tham khảo thêm các giáo trình về Hóa học bằng Tiếng Anh để tìm hiểu về các vấn đề khoa học. b4. HS rèn luyện kĩ năng viết (ghi nội dung bài học, viết báo cáo, tường trình, trình bày văn bản,) ở mức độ: HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu đơn giản. HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu phức tạp (có sử dụng các cấu trúc câu phức tạp và đảm bảo được nội dung câu trả lời) HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ đoạn văn để nêu ý kiến cá nhân hoặc quan điểm về một vấn đề khoa học. HS có thể tự viết những kết luận, tóm tắt sau khi tìm hiểu các nội dung bài học hoặc sau khi tiến hành các thí nghiệm trực quan; từ đó có thể nêu ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề khoa học đang nghiên cứu. 5. Tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt và Tiếng Anh) trong tiết dạy học Hóa học bằng Tiếng Anh Bắt buộc chỉ sử dụng Tiếng Anh trong tất cả hoạt động giao tiếp, thảo luận và trao đổi trong tiết học. GV và HS chủ yếu sử dụng Tiếng Anh để trao đổi và thảo luận, xen kẽ rất ít Tiếng Việt để giải thích hoặc hướng dẫn những nội dung khó, phức tạp. Tỉ lệ sử dụng hai ngôn ngữ là như nhau trong quá trình dạy và học. GV và HS chủ yếu sử dụng Tiếng Việt để trao đổi và thảo luận trong tiết học. Chỉ sử dụng tiếng Anh đủ để đảm bảo hoàn thành các nội dung bài học (vd: nêu khái niệm, hoàn thành các bài tập nghe, nói, đọc - hiểu, viết, ) 6. GV tiến hành đánh giá hiệu quả của việc dạy và học môn Hóa bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông bằng phương pháp nào? 112 ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... 7. Những khó khăn gặp phải khi tiến hành dạy và học môn Hóa học bằng Tiếng Anh. Phương pháp dạy và học chưa hiệu quả. Giới hạn về kĩ năng ngôn ngữ của HS. Giới hạn về kĩ năng ngôn ngữ của GV. Giáo trình và chương trình giảng dạy chưa thống nhất. Giới hạn về số tiết dạy Hóa học bằng Tiếng Anh trong chương trình (chưa đủ để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS). Chưa có sự hỗ trợ phù hợp về ngân sách để mở rộng phạm vi ứng dụng của việc dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. Phương pháp đánh giá kết quả của quá trình dạy và học môn Hóa bằng Tiếng Anh chưa hiệu quả và thống nhất giữa các trường phổ thông. .. Xin chân thành cảm ơn 113 PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ GIÁO TRÌNH TỰ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH PHẦN HỌC THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong việc trao đổi thông tin và hội nhập tri thức. Hiện nay, việc dạy và học các môn khoa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông đang được quan tâm và phát triển, nhằm rèn luyện các kĩ năng tư duy cho HS cả về môn chuyên lẫn ngôn ngữ. Trong xu hướng đó, chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế “Giáo trình tự học Hóa học bằng Tiếng Anh (phần học thuyết và định luật)” nhằm giúp cho giáo viên và sinh viên sư phạm chuyên ngành Hóa học tự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ và cách ứng dụng các kiến thức chuyên môn vào việc giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh. Với mục tiêu tìm hiểu về tính hiệu quả và tính ứng dụng của giáo trình từ đó giúp cải thiện hơn về hình thức và nội dung sách, tôi tiến hành cuộc khảo sát này, rất mong được sự giúp đỡ của quí thầy cô và các bạn sinh viên. Thân chào! Người tham gia khảo sát: □ Giáo viên □ Sinh viên Đơn vị công tác: . Stt Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá 1 2 3 4 1 Đảm bảo các nội dung chuyên ngành phần học thuyết và định luật 114 2 Nội dung giáo trình có ích cho việc ứng dụng giảng dạy trong chương trình phổ thông Nội dung của giáo trình 3 Bài đọc có độ dài hợp lí 4 Bài đọc cung cấp đủ các nội dung chuyên ngành phù hợp 5 Bài đọc có ích trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành. 6 Bài nghe có độ dài hợp lí 7 Bài nghe cung cấp đủ nội dung chuyên ngành có ích cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiểu. 8 Phần luyện nói đưa ra các vấn đề và cách giải quyết vấn đề cần thiết cho việc dạy và học Hóa bằng Tiếng Anh. 9 các vẩn đề phù hợp với yêu cầu môn học và có ích trong việc ứng dụng vào giảng dạy. 10 Rèn luyện được kĩ năng phiên dịch theo mứa độ khó tăng dần 11 Có những chủ để mở để rèn luyện kĩ năng viết và tư duy về môn học 115 12 Cung cấp đầy đủ từ vựng quan trọng 13 Cung cấp phiên âm, nghĩ của từ (Tiếng Anh và Tiếng Việt) 14 Có sự hỗ trợ về cách sử dụng các mẫu câu, ngữ pháp trong Tiếng Anh 15 Cung cấp các bài tập có ích cho việc củng cố và rèn luyện từng phần ngữ pháp. 16 Hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, phong phú 17 Các câu hỏi sắp xếp theo thứ tự hợp lí, có ích cho việc tự rèn luyện các kĩ năng. Hình thức, trình bày của giáo trình tự học 9 Kiểu chữ rõ ràng, dễ nhìn; cỡ chữ phù hợp 10 Các tiêu đề, đề mục được sắp xếp theo thứ tự logic, hợp lí,có hiệu ứng làm nổi bật. 11 Hình ảnh đa dạng, phong phú, gây hứng thú cho người học. 12 Hình ảnh được sắp xếp theo bố cục hợp lí; nội dung phù hợp 13 File âm thanh có chất lượng, âm lượng, tốc độ đọc 116 vừa phải, rõ ràng, dễ nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_16_1392655321_6912.pdf
Luận văn liên quan