TTCK là một thị trường hết sức nhạy cảm với thông tin. Một thông tin
được công bố không chính xác, không trung thực hoặc không kịp thời có thể
dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm của nhà đầu tư. Vấn đề thông tin
bất cân xứng không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân riêng lẻ mà có thể ảnh
hưởng đến cả TTCK và nền kinh tế. Theo Ayumi Konishi, Trưởng đại diệ n
thường trú của Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tại Hà Nội, phát biể u
trong hội nghị các nhà đầu tư nước ngoài do VinaCapital tổ chức vào tháng
10/2007 ở Tp.HCM: “TTCK Việt Nam đang cần một nhạc trưởng giữ nhịp
điệu và luật chơi. Chính nhạc trưởng sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình minh
bạch hóa, đặc biệt minh bạch hóa thông tin vốn đang rất thiếu”
Nhạc trưởng của thị trường hiện nay, không ai khác, chính là Nhà
nước. Chính vì vậy, một giải pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế tình trạng
thông tin bất cân xứng chính là tăng cường minh bạch hóa thông tin trên
toàn bộ thị trường thông qua sự can thiệp của Nhà nước dưới các hình thức
pháp lý.
Vừa qua, ngày 18/04/2007, bộ Tài chính đã ban hành thông tư số
38/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Theo đó,
Thông tư quy định đối tượng được phép công bố thông tin là những công ty
đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ
chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán, và các cá nhân liên quan.
112 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đánh giá khách hàng, khi thẩm định
dự án, phương án kinh doanh, các tổ chức tín dụng cần phải có hệ thống
thông tín nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào và đầu ra của dự án,
nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đàu
ra của sản phẩm…Thực tế, hiện nay các tổ chức tín dụng thường sử dụng
các thông lấy được trên mạng internet với tính hệ thống không cao. Việc
truy cập, tìm kiếm những số liệu này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của
các bộ tín dụng với yêu cầu phải có khả năng đọc tốt tiếng anh. Do vấn đề về
hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án của các tổ chức tín
dụng hiện nay vẫn đang là vấn đề rất lớn. Những biến số quan trọng nhất
quyết định đến hiệu quả của dự án như giá nguyên vật liệu, giá bán, khả
năng tiêu thụ…lại thiếu thông tin nhất trong quá trình thẩm định.
1.1.3. Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá thống nhất và phù
hợp với chuẩn mực quốc tế
Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là một trong những cơ
sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên liên quan nắm bắt được tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài
chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất
khó có thể căn cứ để xem xét “sức khỏe”của doanh nghiệp. Trước hết, cần
phải đưa chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) tiến gần hơn nữa so với hệ
thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, phải nâng cao kỷ luật kế toán
trong các doanh nghiệp, loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp làm báo cáo tài
chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế và ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần yêu cầu chặt chẽ hơn nữa về sự xác nhận của các
công ty kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính. Nghị định về kiểm
toán độc lập hiện nay chỉ mới yêu cầu một số loại hình doanh nghiệp phải
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
86
thực hiện kiểm toán như Bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, DNNN, số còn lại Nhà nước chỉ khuyến khích thực hiện kiểm
toán. Đây chính là kẽ hở để các doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo
cáo kế toán khác nhau để đối phó: một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh
doanh thấp hơn thực tế), một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo
thường hơn thực tế), một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như
vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình
trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào. Bản thân các tổ chức tín dụng
cũng nên yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính
được kiểm toán và xem báo cáo được kiểm toán đó như một cơ sở để xét độ
tín nhiệm và thẩm định cho vay.
1.1.4. Hệ thống đăng kí tài sản hiệu quả
Một hệ thống đăng ký quyền sở hữu tài sản rõ ràng là vô cùng quan
trọng cho nền kinh tế nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.
Nếu tất cả các tài sản được đăng ký và xác nhận quyền sở hữu, thì người chủ
sở hữu tài sản đó có thể đem tài sản này thế chấp, cầm cố vay vốn ngân
hàng. Hay nói cách khác, nếu tất cả các tài sản (nhất là các bất động sản)
được đăng ký quyền sở hữu (hay quyền sử dụng) khi đó mới thực sự là tài
sản, nếu không chỉ là một công cụ của người có nó vì việc chuyển nhượng,
thế chấp, cầm cố sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện nay, việc đăng ký tài sản
đã có quy định, nhưng nhìn chung việc thực hiện chưa được triệt để và rộng
khắp.
Cần thiết lập hệ thống đăng kí tài sản như đăng kí động sản, bất động
sản, xác nhận có tiền gửi ngân hàng, chứng minh có lợi nhuận giữ lại chặt
chẽ để giảm bớt khó khăn của ngân hàng trong việc xác định tính hợp lý,
hợp lệ để ra quyết định cấp tín dụng; đồng thời cũng loại trừ được tình trạng
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
87
thông tin bất cân xứng khi các đơn vị xin cấp vốn dùng các thủ thuật để che
mắt ngân hàng. Cần phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của các cơ
quan thực hiện đăng kí tài sản, tạo thành một hệ thống đăng kí giao dịch đảm
bảo với sự tham gia của các cơ quan đăng kí giao dịch đảm bảo gồm: Cơ
quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh; Cơ quan đăng ký tàu
biển và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Sở Địa
chính hoặc Tài nguyên mô trường; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Mỗi cơ quan nêu trên thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo một số loại tài
sản theo quy định.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
88
1.2. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong sử dụng vốn vay
1.2.1. Vật thế chấp và số dư bù
Trong điều kiện hiện nay, mặc dù có một vài hạn chế nhưng vật thế
chấp vẫn được các ngân hàng sử dụng khá nhiều để làm căn cứ cho vay vốn.
Một dạng riêng của vật thế chấp bắt buộc khi một ngân hàng cho vay thương
mại gọi là số dư bù. Một hãng khi nhận được tiền vay phải giữ lại một số
vốn tối thiểu bắt buộc trong tài khoản séc tại ngân hàng mà nó cho vay. Ví
dụ, một doanh nghiệp nhận được một món vay 10 triệu đô la có thể bị bắt
buộc phải giữ số dư bù ít nhất 1 triệu $ trong tài khoản tại ngân hàng cho
vay. Một triệu đô la số dư bù này có thể bị ngân hàng đó lấy nếu doanh
nghiệp đó vỡ nợ để bù đắp lại một phần tổn thất của món vay đó.
Ngoài việc có tác dụng như một vật thế chấp, các số dư bù tăng được
khả năng món tiền cho vay sẽ được hoàn trả. Số dư bù đóng vai trò này giúp
ngân hàng giám sát người đi vay, ngăn ngừa rủi ro đạo đức. Việc duy trì tài
khoản séc giúp ngân hàng dễ dàng kiểm soát các giao dịch thông qua séc của
người đi vay - việc này có thể mang lại rất nhiều thông tin về điều kiện tài
chính của người đi vay nói trên. Ví dụ, một sự sụt giảm kéo dài về số dư ở
tài khoản séc của người đi vay đó cho biết rằng người này đang có khó khăn
về tài chính, hoặc hoạt động kế toán có thể cho biết người vay đó đang thực
hiện những hoạt động rủi ro, có thể một sự thay đổi về người cung cấp có
nghĩa là người đi vay đang theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh mới,…Bất kỳ
một sự thay đổi quan trọng nào trong hoạt động thanh toán của người đi vay
này đều là một tín hiệu báo cho ngân hàng rằng phải tiến hành điều tra.
Những số dư bù đó giúp cho ngân hàng giám sát những người vay tiền hiệu
quả hơn.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
89
1.2.2. Các điều kiện hạn chế:
Những điều kiện hạn chế được đưa vào hợp đồng vay vốn nhằm giảm
rủi ro đạo đức bằng cách loại bỏ những hành vi không mong muốn và khuyến
khích những hành vi mong muốn. Có 4 kiểu quy định hạn chế để đạt được mục
tiêu này:
(1) Những quy định ngăn ngừa các hành vi không mong muốn: Để
ngăn ngừa người đi vay tham gia vào các dự án rủi ro, những quy định này
đòi hỏi rằng một món tiền vay chỉ có thể được dùng để tài trợ những hoạt
động đã được chỉ định sẵn, chẳng hạn như mua thiết bị đã định hay đầu tư
vào dự án đã nói trước. Có thể ghi rõ loại trừ những hoạt động rủi ro cụ thể
như mua lại các doanh nghiệp khác,…
(2) Những quy định khuyến khích hành vi mong muốn: Đối với cho
vay cá nhân, quy định này có thể là yêu cầu người trụ cột nuôi sống một gia
đình phải mua bảo hiểm sinh mạng loại sẽ thanh toán hết số tiền vay thế
chấp khi người đó chết. Đối với các doanh nghiệp, quy định này có thể là
khuyến khích công ty giữ cho giá trị tài sản ròng của công ty cao, vì khi giá
trị ròng cao thì công ty sẽ phải mất nhiều hơn nếu tham gia vào các dự án rủi
ro, do đó hạn chế tình trạng rủi ro đạo đức.
(3) Những quy định yêu cầu giữ vật thế chấp trong điều kiện tốt: Ví
dụ những hợp đồng vay mua ô tô đòi hỏi người mua ô tô đó có bảo hiểm chô
một số tối thiểu loại va đụng và bảo hiểm mất trộm và ngăn ngừa việc bán
chiếc xe trừ khi món vay đó đã thanh toán xong. Tương tự, người nhận một
món vay thế chấp nhà ở phải có đủ bảo hiểm cho ngôi nhà đó và phải thanh
toán hết khoản nợ khi vật thế chấp này được đem bán.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
90
(4) Những quy định yêu cầu cung cấp thông tin: Những quy định
này có thể yêu cầu công ty vay cung cấp thông tin về các hoạt động của công
ty đó một cách định kỳ ở dạng báo cáo kết toán quý và báo cáo thu nhập,
hoặc quy định bên cho vay có quyền kiểm tra và thanh tra sổ sách kế toán
của công ty này, nhờ vậy mà người cho vay dễ dàng giám sát công ty đó và
ngăn ngừa rủi ro đạo đức.
1.3. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng
1.3.1. Điều chỉnh hợp lý các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
hoạt động tín dụng
a. Dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh.
Việc quản lý các ngân hàng thương mại quốc doanh được các chuyên
gia đánh giá là nhược điểm lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hiện nay. Việc các ngân hàng vẫn duy trì các mối quan hệ kinh doanh khăng
khít với các DNNN cho thấy các ngân hàng này vẫn chưa đa dạng hóa được
đối tượng khách hàng cho phù hợp với cơ cấu sở hữu thay đổi trong nền
kinh tế.
Theo các chuyên gia, Chính phủ cần tạm ngừng các hoạt động tái cấp
vốn bổ sung cho ngân hàng quốc doanh. Thay vào đó, việc cần làm là để các
ngân hàng này tái định hướng hoạt động trên cơ sở lợi nhuận. Chúng cần
được điều hành bởi một ban giám đốc chuyên nghiệp thay vì một bộ phận
của Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bởi lẽ nếu duy trì như
hiện nay tức là tiếp tục duy trì sự xung đột lợi ích bởi người lãnh đạo ngân
hàng vừa là đại diện chủ sở hữu vừa là cơ quan điều tiết tài chính.
b. Xây dựng một chính sách bảo hiểm tiền gửi phù hợp.
Như đã phân tích ở chương II, chính sách bảo hiểm tiền gửi và mạng
lưới an toàn của chính phủ góp phần ổn định hệ thống tài chính, tạo tâm lý
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
91
yên tâm cho người gửi tiền và phòng tránh khả năng đổ vỡ ngân hàng. Tuy
nhiên, một chính sách bảo hiểm quá rộng rãi sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho các
ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động, và kéo theo tâm lý ỷ lại
của những người gửi tiền, khiến họ lơ là trong việc giám sát hoạt động của
ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn cho chính mình. Như vậy, một vấn đề
cần quan tâm hàng đầu khi thiết lập chính sách bảo hiểm tiền gửi chính là
xác định mức trả bảo hiểm và tốc độ thanh toán bảo hiểm phù hợp, trong đó
phải đặc biệt chú ý đến sự cân bằng giữa bảo đảm ổn định tài chính một cách
triệt để thông qua phương pháp trả bảo hiểm toàn phần với bảo đảm duy trì
kỷ cương thị trường. Cần xác định được mức trả bảo hiểm tối ưu để tạo
được lòng tin cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng mà không tạo ra rủi
ro đạo đức do sự ỷ lại của các ngân hàng; không làm xao nhãng trách nhiệm
cùng giám sát ngân hàng của những người có số gửi tiền lớn; cẩn trọng đối
với người có số tiền gửi nhỏ nhưng vô thức có thể tạo ra sự hoảng loạn ảnh
hưởng đến mục tiêu an toàn hệ thống tài chính...Bất kỳ một hệ thống bảo
hiểm công khai nào khi triển khai chính sách đều phải trả lời các câu hỏi:
thực hiện bảo hiểm toàn phần hay hạn chế; mức trả bảo hiểm hạn chế là bao
nhiêu và tính theo nguyên tắc nào; mức trả bảo hiểm được giới hạn theo loại
tiền gửi hay theo người gửi tiền; khi nào điều chỉnh mức bảo hiểm; điều
chỉnh thế nào để vừa phản ánh được sự tăng trưởng GDP và tăng tỉ lệ lạm
phát, vừa đảm bảo để công chúng theo kịp với mức điều chỉnh mới. Cơ quan
Bảo hiểm tiền gửi cần có quyền quyết định cấp phép, chấm dứt và xóa khỏi
danh sách thành viên đối với các ngân hàng không đáp ứng tiêu chuẩn. Xu
hướng lâu dài, mở rộng phương pháp trả bảo hiểm có giới hạn sẽ góp phần
ổn đinh hệ thống tài chính, đồng thời không bóp méo kỷ cương thị trường.25
25 Mai Đinh Đệ, trưởng ban Kiểm soát HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2006, bài
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
92
1.3.2. Tăng cường giám sát Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng
Để ngăn chặn rủi ro đạo đức của các ngân hàng, cần phải nâng cao quản lý
nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, tăng cường cơ chế giám sát để hạn
chế ngân hàng tham gia quá nhiều vào các hoạt động có độ rủi ro cao. Năm
2006, Ngân hàng Nhà nước đã ra chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN Về việc
tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các tổ chức tín dụng. Sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ nhằm
thắt chặt kỷ luật tài chính đối với ngân hàng quốc doanh và DNNN sẽ là điều
thiết yếu để ngăn chặn sự lặp lại vòng luẩn quẩn phát sinh và tích tụ nợ khó
đòi.
a. Hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản và yêu cầu về vốn
Để hạn chế việc ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư vào các hoạt
động quá rủi ro, Chính phủ cần có các yêu cầu cụ thể về chất lượng tài sản
nắm giữ, đồng thời quy định mức dự trữ tối thiểu dành cho mỗi ngân hàng.
Theo Khảo sát của ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ tín dụng trong
hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở tất cả các ngân hàng
hiện nay đang ở mức thấp, khoảng 2,5% tổng dư nợ. Trong đó, 12 ngân hàng
cổ phần đã cho vay vượt mức 3% tổng dư nợ (bình quân là 7%), còn các
ngân hàng quốc doanh - hiện chiếm khoảng 70% thị trường tín dụng - thì tỉ
lệ này chỉ dưới 2%. Tuy nhiên trong cuộc gặp với các ngân hàng sáng ngày
28/6/2007, một con số lần đầu tiên được lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ -
ngân hàng Nhà nước đưa ra khiến đại diện các ngân hàng giật mình: tỉ lệ cho
vay loại chứng khoán tại một số ít ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng nhỏ, lên
tới 40-50% tổng dư nợ, một tỉ lệ chưa từng có trong nghiệp vụ này và có thể
khó lặp lại trong tương lai.
tham luận “Tiếp cận mục tiêu của chính sách bảo hiểm tiền gửi”.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
93
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 03/2007/CT-
NHNN để kiểm soát qui mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh
doanh. Tuy nhiên, chỉ thị này chưa phát huy tác dụng do (1) bản thân nội
dung chỉ thị chưa rõ ràng và chặt chẽ, gây nhiều tranh cãi và nhiều cách hiểu
khác nhau, và có nhiều kẽ hỡ để lách. Chẳng hạn, nhiều nhà đầu tư cho rằng
chỉ thị cần chỉ rõ khái niệm chứng khoán là bao gồm những loại cụ thể nào,
có bao gồm các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ, đô thị, địa phương,
kho bạc... là một loại chứng khoán đang được nhận cầm cố như một tài sản
giá trị và có hệ số an toàn cao hay không. Riêng việc hạn chế tỉ lệ cho vay
đầu tư chứng khoán không quá 3% cũng được các nhà đầu tư hiểu theo 2
cách: một là tỉ lệ cho vay để đầu tư chứng khoán trên tổng tín dụng không
vượt quá 3%, hai là tỉ lệ cho vay bằng cầm cố các loại chứng khoán không
quá 3% tổng cho vay để đầu tư chứng khoán. (2) Chỉ thị ra đời phần nào gây
khó khăn cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước không có
hướng dẫn từ trước mà đợi đến khi các ngân hàng thương mại đã cho vay thì
mới “chạy theo thổi còi”. Ngoài ra, nên quy định tỷ lệ cho vay đầu tư chứng
khoán trên tổng tài sản có của ngân hàng, chứ không phải tổng dư nợ và nên
khuyến khích các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động này ở tỷ
lệ cao hơn so với các loại cho vay khác. Đây là phương pháp quản lý gián
tiếp, hiện NHNN mới chỉ quy định mức độ rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh
chứng khoán là 150% để tính tỷ lệ đủ vốn, chứ chưa phải là để trích lập dự
phòng rủi ro.
Như vậy, việc hạn chế nắm giữ các tài sản rủi ro cao, yêu cầu trích lập
dự phòng và mức dự trữ tối thiểu là rất quan trọng để ràng buộc các ngân
hàng trong các quyết định đầu tư, phân phối tín dụng có tính mạo hiểm cao.
Tuy nhiên, việc tính toán các thông số, chẳng hạn như mức dự trữ tối thiểu
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
94
là bao nhiêu, không được cho vay đầu tư chứng khoán quá bao nhiêu phần
trăm,... cần dựa trên cơ sở khoa học, nhằm vừa đảm bảo được sự ràng buộc
vừa cho phép ngân hàng tự chủ ở một mức hợp lý. Cần có các văn bản
hướng dẫn từ trước để tránh gây khó khăn cho các ngân hàng trong các hoạt
động của mình.
b. Giám sát và kiểm tra ngân hàng
Kiểm soát những người điều hành ngân hàng và cách thức ngân hàng hoạt
động - giám sát ngân hàng (bank supervision) là một biện pháp quan trọng
để hạn chế lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng. Việc
kiểm tra tại chỗ (on-site bank examination) thường xuyên đối với các ngân
hàng để kiểm tra xem liệu ngân hàng có tuân thủ các quy định về vốn và giới
hạn nắm giữ tài sản hay không cũng giúp giảm rủi ro đạo đức. Việc đánh giá
ngân hàng có thể dựa trên tiêu chí đánh giá CAMELS (CAMELS rating26)
bao gồm: Mức dự trữ vốn đầy đủ (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản
(Asset quality), Quản trị (Management), Doanh thu (Earnings), Tính thanh
khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm với Rủi ro của thị trường (Sensitivity
to market risk). Với những thông tin thu nhận được qua hệ thống đánh giá
CAMELS trên đây, các cấp có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các
biện pháp quản lý nào đối với ngân hàng: có thể là tạm ngừng các hoạt động
để chấn chỉnh lại hành vi của ngân hàng, hoặc thậm chí có thể đóng cửa
ngân hàng nếu tỉ lệ CAMELS quá thấp. Những biện pháp hạn chế ngân hàng
tham gia vào các hoạt động rủi ro không chỉ có tác dụng ngăn chặn rủi ro
đạo đức mà từ đó còn giúp ngăn chặn hiện tượng lựa chọn ngược trong
ngành ngân hàng bởi khi ngân hàng ít có cơ hội để mạo hiểm thì những
26 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial markets,
Pearson Addison Wisley, 342, New York, USA.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
95
người ham thích mạo hiểm, muốn lợi dụng ngân hàng vào các hoạt động rủi
ro cao sẽ không có ý định nhảy vào ngành ngân hàng nữa.
Việc chuẩn hóa các ngân hàng, sàng lọc các dự án mở ngân hàng mới
một cách kỹ lưỡng cũng là một biện pháp nhằm ngăn cản những người kẻ có
tư tưởng phạm tội, hay những người quá ưa liều lĩnh tham gia vào điều hành
ngân hàng nhằm mục đích lợi dụng ngân hàng vào các hoạt động đầu cơ. Để
được cấp phép thành lập ngân hàng, cá nhân và tổ chức phải trình kế hoạch
điều hành ngân hàng của mình. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét kế
hoạch quản trị ngân hàng này để đánh giá khả năng lành mạnh về tài chính
trong tương lai của ngân hàng, doanh thu tiềm năng, số vốn đầu tư ban
đầu…
Các ngân hàng được phép thành lập sẽ bị yêu cầu phải tiến hành báo
cáo định kỳ trong đó thể hiện tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, thu nhập
và cổ tức, quyền sở hữu, hoạt động quản lý ngoại hối, và những chi tiết
khác. Hàng năm, các cơ quan giám sát ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra ngân
hàng để xem xét tình trạng tài chính của đơn vị. Các cơ quan quản lý có thể
tiến hành kiểm tra sổ sách bất ngờ để xem ngân hàng có tuân thủ đúng
những quy định về tỉ lệ vốn và hạn chế nắm giữ tài sản hay không. Nếu nhận
thấy ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản rủi ro, cơ quan giám sát có thể yêu
cầu ngân hàng từ bỏ các tài sản đó hay có thể yêu cầu đánh giá lại các khoản
nợ và xóa đồng thời ghi nhận chi phí những khoản nợ được đánh giá là khó
đòi.
c. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro
Thông thường, việc giám sát tại chỗ đối với ngân hàng tập trung chủ
yếu vào việc đánh giá chất lượng bảng cân đối kế toán của ngân hàng đó vào
một thời điểm nhất định và xem xét xem liệu ngân hàng đó có tuân thủ các
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
96
quy định về vốn hay không. Tuy nhiên, trong nền tài chính phát triển hiện
đại như ngày nay, biện pháp đó là không đủ. Việc kiểm tra sự lành mạnh về
tài chính của ngân hàng trong một thời điểm chưa thể khẳng định được rằng
liệu ngân hàng đó sẽ tham gia vào các hoạt động rủi ro cao trong tương lai
hay không. Chính vì có khả năng tham gia vào các dự án rủi ro trong tương
lai nên một ngân hàng có thể có tình hình tài chính lành mạnh thời điểm hiện
tại có thể tuyên bố phá sản bất cứ lúc nào do các thua lỗ trong thương mại.
Vì thế, cần phải xem xét những chỉ tiêu có thể phản ánh khả năng tham gia
vào các hoạt động rủi ro của ngân hàng. Các nhà giám sát ngày nay thường
quan tâm nhiều hơn tới công tác đánh giá sự lành mạnh trong công tác quản
lý ngân hàng thông qua tiêu chí kiểm soát rủi ro. Ngày nay, các cơ quan
giám sát thường đánh giá hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng theo bốn
tiêu chí cơ bản: (1) chất lượng trong hoạt động giám sát của ban điều hành
và quản trị cấp cao; (2) tính đầy đủ các chính sách cũng như các giới hạn
liên quan đến các hoạt động chứa đựng rủi ro trọng yếu; (3) chất lượng của
hệ thống đánh giá và kiểm soát rủi ro; (4) có các hệ thống kiểm soát nội bộ
đầy đủ để ngăn ngừa hành vi phạm pháp hay không được cho phép của nhân
viên
27. Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính cần có những hướng dẫn cụ thể
cho các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro lãi suất, trong đó yêu cầu ban
điều hành ngân hàng phải xác định mức rủi ro cho phép tối đa, chỉ định nhân
sự quản trị, kiểm soát rủi ro. Đồng thời, dựa vào mức độ tham gia rủi ro của
các ngân hàng, các cơ quan quản lý có thể tính toán ra mức dự trữ bắt buộc
phù hợp để yêu cầu các ngân hàng thực hiện.
d. Yêu cầu về công bố thông tin
27 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial markets,
Pearson Addison Wisley, 348 - 349, New York, USA.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
97
Do tình trạng những người sử dụng thông tin ăn theo một cách miễn
phí (free-rider problem) nên các cá nhân hay tổ chức gửi tiền sẽ không có
động cơ để tự sản xuất thông tin riêng biệt về chất lượng tài sản của ngân
hàng. Để đảm bảo rằng những người gửi tiền nói riêng và thị trường nói
chung nắm được nhiều thông tin hơn, các nhà quản lý có thể yêu cầu các
ngân hàng tuân thủ những nguyên tắc kế toán chuẩn mực, công bố nhiều
thông tin giúp cho thị trường có thể đánh giá chất lượng các tài sản trong
danh mục đầu tư của ngân hàng, và công bố mức độ rủi ro mà ngân hàng
đang tham gia. Càng nhiều thông tin được cung cấp cho công chúng thì các
cổ đông, người đi vay, người gửi tiền càng dễ dàng đánh giá và giám sát
ngân hàng, ngăn chặn các hành vi rủi ro của ngân hàng. Những ước tính về
rủi ro tài chính do hệ thống quản trị rủi ro nội bộ của bản thân các hãng có
thể được sử dụng vào mục đích công bố cho công chúng28. Như vậy, bên
cạnh việc công bố Bảng cân đối kế toán và Báo cáo doanh thu thu nhập mà
các ngân hàng sẽ phải cung cấp thêm thông tin về mức độ rủi ro tham gia và
tình hình quản lý rủi ro.
2. Trên thị trƣờng chứng khoán
2.1. Tăng cường hoạt động giám sát Nhà nước đối với thị trường
chứng khoán
TTCK phát triển bùng nổ trong thời gian qua khiến các cơ chế giám
sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là ủy ban chứng khoán
Nhà nước chưa theo kịp. Sự phát triển bùng phát của TTCK từ cuối năm
2006 đến nay dường như vượt quá năng lực quản lý của UBCKNN. Thực tế
là cơ quan này (bao gồm Thanh tra UBCKNN) còn quá non trẻ, chưa thể có
28 Eurocurrency Standing Committee of Central Banks of Group of Ten countries (Fisher
Group), 9/1994, “Discussion Paper on Public Disclosure of Markets and Credit risks by
Financial Intermediaries”.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
98
đủ các điều kiện cần thiết để quản lý và giám sát có hiệu quả trước hết là
TTCK có tổ chức. Ngoài ra, thị trường OTC cũng đang hoạt động tự phát,
chưa được quản lý và bảo vệ, không có cơ chế hoạt động hiệu quả, công
bằng và trật tự, cũng không có được sự minh bạch như ở Sở/ Trung tâm
Giao dịch chứng khoán. Các quy định về TTCK không được áp dụng bên
ngoài Sở/Trung tâm Giao dịch chứng khoán có tổ chức. Do vậy, UBCKNN
chưa có khả năng quản lý TTCK không chính thức. Thiếu một hệ thống báo
cáo và công bố thông tin giao dịch minh bạch, vấn đề giá cả trở nên không
rõ ràng. Năng lực tài chính, chuyên môn và năng lực hoạt động của các nhà
môi giới không được kiểm chứng cũng không được giám sát, và thông tin về
tổ chức phát hành không được xác minh...
Trước tình hình như vậy, Chính phủ mới đây đã yêu cầu BTC và
UBCKNN phải tăng cường quản lý, theo dõi, thanh tra, kiểm tra để bảo đảm
cho thị trường phát triển theo đúng định hướng đã đặt ra, phát huy những
mặt tích cực, sử dụng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, hạn chế tối đa những
mặt tiêu cực đối với thị trường, tuyệt đối không để xảy ra những biến động
đột biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Trong quá trình quản lý TTCK, cần
đặc biệt lưu ý: (i) Phải kiểm soát bằng được luồng vốn đầu tư vào TTCK
(thông qua các biện pháp: Đăng ký, lưu ký tập trung, đầu tư ủy thác qua
công ty quản lý quỹ, kiểm soát ngoại hối, thuế thu nhập...); (ii) Tăng cường
tính công khai, minh bạch trên TTCK, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng
lừa đảo, đầu cơ và các biểu hiện tiêu cực trong việc phát hành cổ phiếu của
các doanh nghiệp; (iii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,
giám sát các hoạt động của các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ,
Công ty niêm yết và các quỹ đầu tư chứng khoán để đảm bảo các hoạt động
này đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
99
2.2. Tăng cường các quy định pháp lý về công bố thông tin
TTCK là một thị trường hết sức nhạy cảm với thông tin. Một thông tin
được công bố không chính xác, không trung thực hoặc không kịp thời có thể
dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm của nhà đầu tư. Vấn đề thông tin
bất cân xứng không chỉ ảnh hưởng tới từng cá nhân riêng lẻ mà có thể ảnh
hưởng đến cả TTCK và nền kinh tế. Theo Ayumi Konishi, Trưởng đại diện
thường trú của Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tại Hà Nội, phát biểu
trong hội nghị các nhà đầu tư nước ngoài do VinaCapital tổ chức vào tháng
10/2007 ở Tp.HCM: “TTCK Việt Nam đang cần một nhạc trưởng giữ nhịp
điệu và luật chơi. Chính nhạc trưởng sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình minh
bạch hóa, đặc biệt minh bạch hóa thông tin vốn đang rất thiếu”
Nhạc trưởng của thị trường hiện nay, không ai khác, chính là Nhà
nước. Chính vì vậy, một giải pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế tình trạng
thông tin bất cân xứng chính là tăng cường minh bạch hóa thông tin trên
toàn bộ thị trường thông qua sự can thiệp của Nhà nước dưới các hình thức
pháp lý.
Vừa qua, ngày 18/04/2007, bộ Tài chính đã ban hành thông tư số
38/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Theo đó,
Thông tư quy định đối tượng được phép công bố thông tin là những công ty
đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ
chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán, và các cá nhân liên quan.
Bộ Tài chính cũng quy định việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính
xác, kịp thời theo qui định của pháp luật. Thông tin phải do Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện và
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
100
phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố cũng như phải báo cáo
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sàn giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán về nội dung thông tin công bố ngay cùng thời điểm công
bố thông tin. Bất kỳ người nào công bố thông tin làm ảnh hưởng đến giá
chứng khoán thì người được uỷ quyền công bố thông tin phải xác nhận hoặc
đính chính thông tin đó trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông tin trên được
công bố. Việc thực hiện công bố thông tin được thực hiện qua báo cáo
thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc
đối tượng công bố thông tin.
Trong thời hạn mười 10 ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm
được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo
cáo tài chính năm. Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày
tổ chức kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán với thời hạn hoàn
thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày
kết thúc năm tài chính. Báo cáo tài chính năm, Báo cáo Thường niên của công
ty đại chúng phải lưu trữ ít nhất 10 năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư
tham khảo. Trong trường hợp Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả
hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; Bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập, giấy phép hoạt
động… thì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn
hai mươi bốn 24 giờ, kể từ khi xảy ra các sự kiện trên và phải công bố trong thời
hạn 72 giờ nếu công ty vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực
có trở lên hoặc Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản doanh nghiệp…
Thông tư trên ra đời vào thời điểm TTCK đang rất cần một sự can
thiệp từ phía Nhà nước để chấm dứt tình trạng thông tin bất cân xứng. Thông
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
101
tư đã quy định khá rõ về nghĩa vụ công bố thông tin trên TTCK, hạn chế
đáng kể tình trạng bưng bít thông tin, tăng trách nhiệm về thông tin công bố
của doanh nghiệp và những người được ủy quyền công bố thông tin, và trở
thành văn bản hướng dẫn rất kịp thời, hữu ích đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh việc cụ thể hóa các văn bản pháp lý, việc nâng
cao kỷ luật thi hành cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay, chế
tài cho lỗi vi phạm về công bố thông tin còn khá nhẹ, chỉ mang tính giơ cao
đánh khẽ, chưa đủ sức răn đe, khiến tình trạng vi phạm vẫn xảy ra thường
xuyên. Do đó Nhà nước, bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn cần
có những chế tài, biện pháp cưỡng chế thi hành cứng rắn nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền lợi
nhà đầu tư, nâng cao tính minh bạch và lành mạnh của thị trường.
2.3. Nâng cao hiệu quả của các công ty định mức tín nhiệm (Credit
Rating Agency)
Credit rating – tức là định mức tín nhiệm hay hệ số tín nhiệm - là hệ
số đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối
với các khoản tiền nghĩa vụ - gốc và lãi - của các các công cụ nợ mà nó phát
hành. Công cụ nợ bao gồm cả công cụ ngắn hạn như như hối phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hoặc dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi. Tổ
chức phát hành có thể là chính phủ cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, hay
các công ty.
Định mức tín nhiệm xuất hiện từ trước thế kỷ trước tại Mỹ do nhu cầu
đánh giá tín nhiệm của các doanh nghiệp ngành đường sắt. Đến năm 1914
thì công ty Moody’s - tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đầu tiên trên thế giới
được ông John Moody thành lập dựa vào một công ty được ông thành lập
trước đó vào năm 1909. Năm 1941 tổ chức Standard and Poors được thành
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
102
lập trên sự sát nhập của Poor’s Publishing va Standard Statistics. Hiện tại
trên thế giới có một số tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm được quốc tế công
nhận, cũng như một số tổ chức được quốc gia của họ công nhận. Tuy vậy 3
tổ chức Moody’s, Standard and Poor’s và Pitch Ratings là 3 tổ chức được
công nhận, có uy tín và thị phần cao nhất trên thế giới.
Các hệ thống hạn mức tín nhiệm thường được xếp hạng theo thông lệ
quốc tế , thông thường bao gồm 10 loại định mức tín nhiệm từ AAA, AA, A
cho đến C và D. Trong đó AAA là định mức tín nhiệm cao nhất trong hệ
thống định mức tín nhiệm. Các doanh nghiệp được xếp hạng AAA có khả
năng hoàn trả cao nhất các nghĩa vụ tài chính của mình. Cho đến các doanh
nghiệp hạng C, có nguy cơ không trả được nợ rất cao và D chỉ sử dụng khi
doanh nghiệp đã thực sự phá sản.
Một hệ thống định mức tín nhiệm doanh nghiệp nhất thiết phải đảm
bảo được tính khách quan, độc lập, khoa học và công khai. Về phương pháp
xếp hạng nói chung được xây dựng trên cơ sở các phân tích định tính, và
định lượng, với sự tham gia thẩm định của các nhà khoa học và các chuyên
gia trong từng lĩnh vực. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp dựa trên
cơ sở cho điểm các thông tin được đánh giá định tính và định lượng. Việc
xếp hạng không chỉ giới hạn ở việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính mà còn
bao gồm cả việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính như việc xem xét môi
trường hoạt động của doanh nghiệp, những dự báo chủ quan về vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp, hoạt động của ban giám độc, chiến lược của doanh
nghiệp và các tác động bên ngoài.
Các phân tính định tính thường bao gồm các chỉ tiêu rủi ro ngành, môi
trường cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp, chất lượng quản lý, đa dạng và
cơ cấu sở hữu, khả năng huy động vốn, chất lượng thông tin tài chính. Các
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
103
phân tích định lượng tập trung vào chính sách của công ty về chiến lược
kinh doanh, các mục tiêu tài chính. Các chỉ tiêu định lượng sẽ được so sánh
để phân tích xu hướng và và so sánh với đối thủ cạnh tranh và mức bình
quân ngành. Các chỉ tiêu tài chính sẽ được tổng hợp để đạt tới một cái nhìn
tổng quan về khả năng tài chính lành mạnh.
Trên thế giới, các công ty đánh giá tín nhiệm có quyền lực rất mạnh
trong việc quyết định giá cả, điều khoản và điều kiện tiếp cận TTCK (các
nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu với tỷ lệ lãi suất phụ thuộc vào chỉ số
đánh giá tín nhiệm cao hay thấp).
Cũng giống như Trung tâm thông tin tín dụng độc lập trong thị trường
tín dụng ngân hàng, việc thành lập các công ty định mức tín nhiệm được coi
là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng thông tin bất
cân xứng khi các nhà đầu tư không có đủ thông tin về các dự án đầu tư và
các công ty phát hành chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt
Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010, đã đưa ra chủ trương thành lập
các tổ chức định mức tín nhiệm, chậm nhất vào năm 2005. Các tổ chức quốc
tế như World Bank, Asian Development Bank cũng đề nghị ngân hàng nhà
nước Việt nam nhanh chóng thành lập các tổ chức này. Hiện nay, một số
công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã được hình thành và đi vào hoạt
động, bao gồm Credit Information Center (CIC) kiêm thêm hoạt động đánh
giá tín nhiệm, Vietnamnet Solution (VASC), và Credit Rating Vietnam
(CRV).
Tổ chức đánh giá tín nhiệm ra đời là cầu nối thông tin giữa các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư không chỉ trên TTCK mà còn trong việc lựa chọn đối
tác. Ngoài ra, với kết quả xếp hạng một cách khách quan, doanh nghiệp sẽ
có thêm thông tin để tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cải tiến quy trình
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
104
quản lý. Các công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đã và đang có những
nỗ lực làm thị trường minh bạch hơn nhằm giúp thị trường hoạt động hiệu
quả, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trước sự lạm dụng quyền lực của các đại gia và
các tổ chức lớn. Đối với các công ty, tổ chức: kết quả xếp hạng hệ số tín
nhiệm có ảnh huởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu,
nhất là khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài, cũng như việc xác định lãi
suất trái phiếu (hệ số tín nhiệm càng cao thì lãi trái phiếu càng thấp và ngược
lại). Thiếu sự xác định hệ số tín nhiệm, thị trường trái phiếu dài hạn của các
công ty chưa thể phát triển được. Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư
tổ chức, chuyên nghiệp, ngoài việc căn cứ vào hệ số tín nhiệm để quyết định
mua trái phiếu, họ còn dùng hệ số tín nhiệm của trái phiếu của công ty đó để
làm căn cứ để quyết định có đưa cổ phiếu của công ty đó vào danh mục đầu
tư của mình hay không. Theo đó, cổ phiếu của những công ty có trái phiếu
được xếp hạng hệ số tín nhiệm thấp (từ BB hay Ba trở xuống) thường không
được lựa chọn.
Tuy nhiên, ba tổ chức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam vẫn chưa
được quốc tế công nhận và vẫn chưa thực hiện đúng chức năng của một tổ
chức đánh giá hệ số tín nhiệm. Việc mời các tổ chức đánh giá của thế giới
xếp hạng hệ số tín nhiệm của trái phiếu cũng chưa phổ biến. Cho đến hiện
tại, chỉ mới có chính phủ và hai công ty BIDV và Techcombank thực hiện.
Đây là một lĩnh vực hoạt động khá mới mẻ, do đó Nhà nước cần quan tâm
tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức này. Bộ Tài chính đang
soạn thảo khung pháp lý để tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này phát triển
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, bản thân các tổ chức cũng cần đầu tư nâng cao chất
lượng cho nguồn nhân lực, tận dụng lợi thế của người đi sau để nghiên cứu
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
105
và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước có những điều kiện kinh tế
tương tự. Những quốc gia mà chúng ta có thể tham khảo là Thái Lan, Trung
Quốc, Singapore. Đây là những quốc gia có nhiều điều kiện kinh tế xã hội
tương tự, cũng đã từng phải mày mò xây dựng các tổ chức đánh giá tín dụng,
cũng đã gặp những thất bại và cuối cùng đã thành công. Tuy nhiên, việc
tham khảo cần chú ý tới những đặc điểm khác biệt, riêng có của thị trường
tài chính Việt Nam để tránh tình trạng áp dụng máy móc, không phù hợp thị
trường.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
106
2.4. Hỗ trợ hoạt động kiểm toán
Một trong những yêu cầu không thể thiếu với các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK là báo cáo tài chính được kiểm toán. Một báo cáo tài chính
được kiểm toán độc lập sẽ là cơ sở tin cậy cho các nhà đầu tư đưa ra các
quyết định đầu tư đúng đắn, giúp nâng cao tính minh bạch của thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu hụt nguồn lực kiểm toán trong lĩnh vực chứng
khoán.
Theo ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ 1/1/2007 sẽ có 12 tổ chức
kiểm toán độc lập được ủy ban này cho phép kiểm toán trong lĩnh vực chứng
khoán. Các tổ chức này là Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC; Công ty
Kiểm toán DTL; Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán (AFC);
Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC); Công ty
Price Water House Cooper (Vietnam); Công ty TNHH KPMG; Công ty
Kiểm toán BHP; Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C); Công ty Kiểm toán
Việt Nam (VACO); Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE); Công
ty TNHH Ernst & Young Việt Nam; Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học
(AISC). Các tổ chức kiểm toán này được tham gia kiểm toán cho các tổ
chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Để
được tham gia kiểm toán trên TTCK, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập
phải được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo các tiêu chuẩn của
Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán
và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức
phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không
đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. 11 doanh nghiệp kiểm toán còn lại
được chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước được kiểm toán các
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
107
doanh nghiệp hoạt động trên TTCK cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn
về nhân lực. Thiếu người dẫn đến thiếu cả công ty kiểm toán cho ngành
chứng khoán.
Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong năm 2006 với làn sóng lên sàn
của các công ty cổ phần và thành lập mới công ty chứng khoán đã khiến cho
sự thiếu hụt về công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán các tổ chức
trên TTCK càng trở nên trầm trọng hơn. 12 công ty kiểm toán nay chỉ còn
11, sẽ chia nhau kiểm toán cho 195 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty
chứng khoán đang hoạt động29. Sự lựa chọn vốn đã ít nay càng ít hơn.
Để giải quyết tình trạng thiếu công ty kiểm toán cho lĩnh vực chứng
khoán, mới đây ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có thông báo tới các công
ty kiểm toán nếu đáp ứng đủ các điều kiện kiểm toán theo quy định có thể
nộp hồ sơ về ủy ban và được xem xét chấp thuận ngay, thay vì trước đây cơ
quan này chỉ xem xét chấp thuận hai năm một lần (Theo quy định hiện hành,
một công ty kiểm toán thành lập được 3 năm có 10 kiểm toán viên sẽ đủ
điều kiện xin ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép cho kiểm toán các
công ty niêm yết).
Ủy ban chứng khoán và chính phủ cần xem xét để tăng cường nguồn
lực kiểm toán cho lĩnh vực chứng khoán đồng thời nâng cao chất lượng nhân
lực kiểm toán. Nhà nước cũng cần ban hành các văn bản pháp luật như Nghị
định về kiểm toán độc lập tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho kiểm toán.
Bên cạnh đó, như đã nói ở phần giải pháp cho thị trường tín dụng,
việc đưa hoạt động kế toán và kiểm toán gần hơn với các chuẩn mực thế giới
29 Số liệu đến ngày 09/04/2007,
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
108
cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao tính minh bạch, giảm tình trạng
thông tin bất cân xứng trên TTCK.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
----Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế
109
KẾT LUẬN
Với những lý luận chung về thị trường tài chính và cơ sở lý luận Lý
thuyết thông tin bất cân xứng, những phân tích cụ thể các biểu hiện cụ thể
trong thực tiễn tại thị trường tài chính, khóa luận đã mang lại một cái nhìn
tổng quát về vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính Việt
Nam, và đóng góp một số phương hướng giải pháp để khắc phục tình trạng
trên. Thực tế gần đây có không ít những nghiên cứu về thị trường tài chính
của nhiều nhà kinh tế và các học giả, xoay quanh rất nhiều khía cạnh khác
nhau như: Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO và những cam kết
trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu hóa tài chính và các vấn đề chính sách,...
Đóng góp nhỏ bé của khóa luận đối với những nghiên cứu về thị trường tài
chính là ở cách tiếp cận các vấn đề trên thị trường tài chính trên cơ sở lý
thuyết thông tin bất cân xứng.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, cùng với
những hạn chế nhất định về kiến thức và phương pháp nghiên cứu, người
viết chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu những biểu hiện chung nhất và tiêu
biểu nhất của thông tin bất cân xứng trên toàn bộ thị trường tài chính. Người
viết hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về từng thị
trường. Ngoài ra cũng có rất nhiều cách tiếp cận mới mà người viết xin được
đề xuất để nghiên cứu về thị trường tài chính như Vấn đề trái chanh
(Lemons problem), Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market
hypothesis) và Lý thuyết thông tin hiệu quả (Efficient Information
hypothesis).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3611_0964.pdf