Khóa luận Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở đồng bằng Sông Hồng
Trong bối cảnh nước ta còn gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư của Nhà nước
cho thư viện công chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu thực tế của Việt Nam cũng
như nhu cầu của nhân dân, thì sự ra đời của thư viện tư nhân có phục vụ cộng
đồng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành thói quen đọc
cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân (nhất là ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa ) góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặc dù thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có những thuận lợi trên
những mặt nhất định, song bên cạnh đó còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giải
quyết được những mặt còn tồn tại và khó khăn đó đòi hỏi phải có sự quan tâm
sâu sắc của các cấp chính quyền, sự định hướng của Đảng và Nhà nước và ý thức
vì cộng đồng của người dân. Một cuốn sách, một tờ báo được quay vòng nhiều
người đọc mà không gây phiền hà, tốn kém tiền của, những bài học không cao xa
mà rất sát tầm cơ sở, chủ yếu là có giá trị thực tiễn. Thư viện chính là nơi tập
trung kiến thức, tổng hợp văn hóa, khoa học, xã hội, y học của loài người xưa
và nay. Trong xã hội văn minh phát triển và hội nhập, mọi người, mọi nhà đều ra
sức thực hiện xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Muốn vậy chỉ có con đường
ra sức học tập như lời Lênin đã dạy: “Học, học nữa. Học mãi.”
8 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S VŨ DƯƠNG THÚY NGÀ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO VÂN HỒNG
LỚP : THƯ VIỆN 38A
HÀ NỘI – 2010
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
5. Bố cục đề tài ...................................................................................................5
Chương 1: THƯ VIỆN TƯ NHÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI..................................................................................7
1.1 Khái niệm ......................................................................................................7
1.1.1 Thư viện tư nhân......................................................................................7
1.1.2 Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ..................................................8
1.2 Vai trò của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng........................................9
1.3 Sự hình thành và phát triển của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở
Việt Nam nói chung và ở Đồng bằng sông Hồng nói riêng ................................12
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ
PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TIÊU BIỂU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .............20
2.1 Thư viện Tâm Thành....................................................................................20
2.2 Thư viện Tư gia Hưng Phúc .........................................................................23
2.3 Thư viện của ông Bùi Đình Thăng ...............................................................27
2.4 Thư viện của Giáo sư Phạm Đức Dương......................................................31
2.5 Thư viện Hải Đà...........................................................................................35
2.6 Một số thư viện tư nhân khác .......................................................................38
2
2.7 Nhận xét về thực trạng hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng
đồng ở Đồng bằng sông Hồng............................................................................42
2.7.1 Thuận lợi ...............................................................................................42
2.7.2 Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân........................................................47
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG
ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................49
3.1 Các giải pháp xây dựng và phát triển mô hình thư viện tư nhân có phục vụ
cộng đồng ..........................................................................................................49
3.2 Kiến nghị để xây dựng và phát triển thư viện tư nhân có phục vụ cộng
đồng trong những năm tới ..................................................................................51
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà Nước........................................................51
3.2.2 Đối với thư viện tỉnh, thành phố ............................................................52
3.2.3 Đối với thư viện tư nhân ........................................................................52
KẾT LUẬN...........................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................56
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa của
Đảng và Nhà nước đã và đang có những tác động tích cực mang lại hiệu quả trên
nhiều mặt của đời sống xã hội. Một trong những nội dung của xã hội hóa hoạt
động thư viện được biểu hiện là việc thành lập các thư viện tư nhân có phục vụ
cộng đồng. Việc quần chúng tham gia phát triển sự nghiệp thư viện biểu hiện
tính dân chủ triệt để của thư viện Việt Nam. Nhờ đó nhân dân có điều kiện phát
huy những sáng kiến, chủ động trong việc xây dựng và phát triển thư viện.
Để định hướng cho việc thành lập và duy trì hoạt động của thư viện tư
nhân, ngày 06/01/2009 chính phủ đã ban hành nghị định số 02/2009/NĐ-CP quy
định về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của thư viện tư nhân có phục vụ
cộng đồng và của người đứng tên thành lập thư viện tư nhân; chính sách của nhà
nước và quản lý nhà nước đối với thư viện tư nhân. Chính sách này đã tác động
tích cực vào đời sống của cộng đồng, của các tổ chức trong xã hội làm cho công
tác văn hóa trở nên thiết thực hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, của cộng đồng, trong những
năm gần đây việc thành lập thư viện phục vụ sách báo cho quần chúng nhân dân
không còn là trách nhiệm của Nhà nước mà đã có sự tham gia tích cực của quần
chúng nhân dân, của các tổ chức xã hội, các cơ sở tôn giáoDo đó, việc đề cập
nghiên cứu thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là một vấn đề mới mang tính
khoa học và hết sức cần thiết.
4
Trước thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Vũ Dương Thúy
Ngà em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng
ở Đồng bằng sông Hồng”. Hy vọng những kết quả của bài khóa luận sẽ góp
phần khẳng định vị trí, vai trò của hệ thống thư viện tư nhân. Đồng thời đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của thư viện tư nhân có phục vụ
cộng đồng ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, em mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động và phát triển thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở
Đồng bằng sông Hồng để các thư viện này cùng với các thư viện công cộng sẽ
tích cực thực hiện việc nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và
giải trí của mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của thư viện tư nhân có phục
vụ cộng đồng ở Đồng bằng Sông Hồng
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể giúp cho thư viện tư nhân có thể
phục vụ tốt hơn cho bạn đọc, phát huy vai trò đối với cộng đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở Đồng bằng sông Hồng
5
• Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở
Đồng bằng sông Hồng
Các thư viện em đã khảo sát bao gồm:
- Thư viện của Giáo sư Phạm Đức Dương (Hà Nội)
- Thư viện tư gia Hưng Phúc (Hà Nội)
- Thư viện của ông Bùi Đình Thăng (Hưng Yên)
- Thư viện Tâm Thành của ông Đoàn Duy Thành (Hải Dương)
- Thư viện tư nhân Hải Đà (Hải Phòng)
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, em sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Thống kê, so sánh những kết quả nghiên cứu
- Khảo sát các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng ở Đồng bằng sông
Hồng
- Phỏng vấn cán bộ tại các thư viện tư nhân trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng
5. Bố cục đề tài
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần lời nói đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính bao gồm 3 chương:
55
với mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách được xuất bản. Do vậy, thư
viện tư nhân ra đời như để củng cố và phát triển nền văn hóa đọc, đưa sách báo
đến tận tay người sử dụng, giúp cộng đồng nhận thấy được tầm quan trọng của
sách báo đối với tài liệu dạng nghe nhìn.
Trong bối cảnh nước ta còn gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư của Nhà nước
cho thư viện công chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu thực tế của Việt Nam cũng
như nhu cầu của nhân dân, thì sự ra đời của thư viện tư nhân có phục vụ cộng
đồng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hình thành thói quen đọc
cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân (nhất là ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa ) góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặc dù thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có những thuận lợi trên
những mặt nhất định, song bên cạnh đó còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giải
quyết được những mặt còn tồn tại và khó khăn đó đòi hỏi phải có sự quan tâm
sâu sắc của các cấp chính quyền, sự định hướng của Đảng và Nhà nước và ý thức
vì cộng đồng của người dân. Một cuốn sách, một tờ báo được quay vòng nhiều
người đọc mà không gây phiền hà, tốn kém tiền của, những bài học không cao xa
mà rất sát tầm cơ sở, chủ yếu là có giá trị thực tiễn. Thư viện chính là nơi tập
trung kiến thức, tổng hợp văn hóa, khoa học, xã hội, y học của loài người xưa
và nay. Trong xã hội văn minh phát triển và hội nhập, mọi người, mọi nhà đều ra
sức thực hiện xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Muốn vậy chỉ có con đường
ra sức học tập như lời Lênin đã dạy: “Học, học nữa. Học mãi.”
56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Loan Thùy (2004), Các biện pháp phát triển sự nghiệp thư viện thông
tin trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Tập san thư viện, (số 1),
Hà Nội.
2. Các thư viện Việt Nam (1998), Vụ thư viện, Hà Nội.
3. Chính phủ (2009), Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thư
viện tư nhân có phục vụ cộng đồng: Nghị định, Hà Nội.
4. Đỗ Gia Nam, Vũ Dương Thúy Ngà, Nguyễn Yến Vân (2007), Thư viện
học, Thanh niên, Hà Nội.
5. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Dư (1995), Sách, người đọc và nghề thư viện, Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
7. Lê Văn Viết (2000), C*m nang nghề thư viện, Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Giới (2007), Những người giữ lửa tình yêu với sách, Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội.
9. Nguyễn Tiến Hiển (2002), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin, Đại
học Văn hóa, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Sơn (1998), Một số quan điểm về chính sách phát triển
nguồn tài liệu: Tạp chí thông tin tư liệu, Hà Nội.
11. Pháp lệnh thư viện Việt Nam (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_van_hong_tom_tat_3653_2065826.pdf