Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu tư liệu. Đặc biệt là
phương pháp điền dã, quan sát thực địa và phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý
luận về sự hình thành và phát triển của Công giáo cũng như nội dung của giáo
lý hôn nhân.
- Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để
hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về
quan điểm bình đẳng giới trong gia đình công giáo.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Được áp dụng khi nghiên cứu sự
thay đổi các giá trị, chức năng của con người về bình đẳng giới dưới sự tác
động của giáo lý
15 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình công giáo (khảo sát tại giáo xứ Cẩm sơn, huyện Thanh Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hµ NéI
Khoa v¨n hãa häc
--------------------
THùC TR¹NG B×NH §¼NG GIíI
TRONG GIA §×NH C¤NG GI¸O
(KH¶O S¸T T¹I GI¸O Xø CÈM S¥N, HUYÖN THANH LI£M,
TØNH Hµ NAM)
KhãA LUËN TèT NGHIÖP §¹I HäC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngân
Người hướng dẫn khoa học: Th.s: Hoàng Kim Thanh
Hµ Néi - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ và động viên. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã
dõi theo hay sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Đầu tiên, tôi xin gửi cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Hoàng Kim
Thanh – Giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô
là người trực tiếp tư vấn, định hướng cho tôi. Trong suốt quá trình thực hiện
đề tài, cô luôn giúp đỡ và chia sẻ với tôi rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức
để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Xin cảm ơn UBND xã Thanh Lưu – huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam,
gia đình Ông Nguyễn Văn Đạt và bạn Đỗ Nguyễn Thành đã giúp đỡ tôi trong
quá trình khảo sát và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Văn hóa học,
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 3 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngân
2
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ĐTH: Đô thị hóa
GS: Giáo sư
HĐH: Hiện đại hóa
HTX: Hợp tác xã
HĐND: Hội đồng nhân dân
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
Nxb: Nhà xuất bản
TS: Tiến sĩ
3
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
Chương 1 ............................................................................................................................ 12
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ GIÁO GIÁO XỨ CẨM
SƠN – HUYỆN THANH LIÊM - HÀ NAM................................................................... 12
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 12
1.1.1. Cơ sở lý thuyết về giới và bình đẳng giới ................................................................ 12
1.1.2. Gia đình và quan hệ giới trong gia đình Công giáo ................................................. 27
1.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ GIÁO XỨ CẨM SƠN –HUYỆN
THANH LIÊM – HÀ NAM ........................................................................... 33
1.2.1. Địa lý ....................................................................................................................... 33
1.2.2. Giáo dân .................................................................................................................. 33
1.2.3. Hệ thống quản lý ..................................................................................................... 34
Chương 2 ............................................................................................................................ 35
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO (KHẢO SÁT
TẠI GIÁO XỨ CẨM SƠN – THANH LIÊM – HÀ NAM) ............................................ 35
2.1. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO QUA
CỐNG HIẾN CHO PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH ......................................... 36
2.1.1. Bình đẳng giới trong thực hiện chức năng kinh tế gia đình ................................... 36
2.1.2. Bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong hoạt động sinh sản ................................... 40
2.1.3. Bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng .............. 42
2.1.4. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ .............................................. 43
2.2. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO TRONG
HƯỞNG THỤ PHÚC LỢI GIA ĐÌNH ....................................................... 48
2.2.1. Bình đẳng giới trong chăm lo đời sống vật chất cho mỗi người ............................ 49
2.2.2. Bình đẳng giới với việc nâng cao trình độ giáo dục, trình độ thưởng thức các giá trị
của cuộc sống ................................................................................................................... 50
2.2.3. Bình đẳng giới trong vui chơi, giải trí, thưởng thức các giá trị văn hóa tinh thần
trong cuộc sống ................................................................................................................ 53
4
2.3. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO QUA ĐỜI
SỐNG TÂM – SINH LÝ VỢ CHỒNG ........................................................ 55
2.4. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO QUA
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TRONG GIA ĐÌNH ........................................... 57
2.4.1. Quyền quyết định của vợ và chồng trong sản xuất ............................................... 58
2.4.2. Quyền quyết định của vợ và chồng đối với hoạt động sinh đẻ, kế hoạch hóa gia
đình ................................................................................................................................... 60
2.4.3. Bình đẳng giới giữa vợ và chồng khi ra một số quyết định khác .......................... 60
2.5. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO QUA LĨNH
VỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG ..................................... 62
Chương 3 ............................................................................................................................ 64
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ GIẢI QUYẾT ............................................................. 64
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI ................................................................................ 64
3.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG
GIỚI TẠI GIÁO XỨ CẨM SƠN ................................................................. 64
3.1.1. Sự khác biệt về mặt thể chất giữa nam và nữ ........................................................ 64
3.1.2. Về mặt xã hội .......................................................................................................... 65
3.1.3. Sự tác động của giáo lý Công giáo .......................................................................... 66
3.1.3.1. Giáo lý của đạo Công giáo .................................................................................. 67
3.1.3.2. Giáo luật, luật lệ, lễ nghi của đạo Công giáo ...................................................... 68
3.1.3.3. Sự tác động của những nghi lễ chuẩn mực trong đời sống vợ chồng của người
Công giáo .......................................................................................................................... 69
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TẠI GIÁO XỨ CÔNG GIÁO ............................................................ 75
3.2.1. Định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước ...................................................... 75
3.2.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 89
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 92
5
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề bình đẳng giới trong môi trường xã hội Việt Nam mang một
màu sắc riêng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị,đặc biệt là
vấn đề tôn giáo – một trong những thành tố văn hóa quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới niềm tin và hành động của cộng đồng. Đời sống tôn giáo tại Việt
Nam vô cùng đa dạng và có nhiều biến thể sắc thái khác nhau. Sự du nhập của
các tôn giáo ngoại lai đã bị chi phối bởi yếu tố tín ngưỡng bản địa mạnh mẽ
để làm nên một màu sắc tôn giáo vô cùng đặc biệt và có tính bản sắc trong
văn hóa Việt. Công giáo là một ví dụ điển hình thấy rõ nét nhất sự biến thể và
tương tác đó. Giáo lý công giáo là một trong những hệ giá trị quan trọng của
đời sống Công giáo. Trong đó bao gồm các nguyên tắc, giáo điều về mọi lĩnh
vực trong cuộc sống mà mọi người đều phải làm theo. Ở Việt Nam cộng đồng
Công giáo có vai trò quan trọng, không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Trong quá trình tồn tại và phát triển , người Công giáo đã xây dựng được một
lối sống giàu tính bản sắc và đặc trưng riêng. Chính vì thế, nghiên cứu thực
trạng bình đẳng giới trong gia đình Công giáo nhằm mang đến một mô tả khái
quát về đời sống của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam.
Hôn nhân và gia đình vẫn luôn là một thiết chế cơ bản của xã hội, giữ
vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Hội nhập toàn cầu cũng như sự phát triển của kinh tế xã hội, vai trò và
địa vị của người phụ nữ ngày càng được nhận thức một cách đúng đắn. Vấn
đề bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình càng trở nên quan trọng. Gia đình
giữ vai trò là nền tảng, là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết
6
định sự hưng thịnh của quốc gia. Theo đó, vấn đề bình đẳng giới là một trong
những yếu tố quyết định văn hóa gia đình và sự hạnh phúc trong hôn nhân.
“Sự phát triển bền vững, quyền con người và hòa bình chỉ có thể thực
hiện được nếu cả phụ nữ và nam giới đều được hưởng các cơ hội rộng rãi và
bình đẳng để sống trong tự do và phẩm giá. Sự bình đẳng tồn tại khi phụ nữ
và nam giới được tiếp cận giáo dục, các nguồn lực và việc làm hiệu quả như
nhau trên tất cả các lĩnh vực và khi họ có thể chia sẻ quyền lực và kiến thức
trên cơ sở này. Bình đẳng giới phải được coi là sự cần thiết trong thực tế lẫn
yêu cầu về đạo đức.” Bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO
Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình Công giáo không chỉ bị chi
phối bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, .. mà còn cả yếu tố tôn giáo. Giáo lý
công giáo đã ảnh hưởng đến quan điểm, nhận thức của người dân giáo xứ về
vấn đề bình đẳng giới trên nhiều phương diện một cách sâu sắc. Quan điểm
của Công giáo về vấn đề này như thế nào và đời sống hôn nhân, gia đình của
giáo dân Việt Nam hiện nay ra sao là một vấn đề cần thiết phải tiếp tục nghiên
cứu. Tìm hiểu quan niệm của Giáo hội về hôn nhân, gia đình và tác động của
nó đến đời sống tinh thần của cộng đồng người Công giáo Việt Nam sẽ cho
chúng ta một cái nhìn đúng đắn về những giá trị văn hoá, đạo đức của Công
giáo trong xã hội hiện nay.
Giáo xứ Cẩm Sơn (Thanh Lưu – Thanh Liêm – Hà Nam) với hoạt động
kinh tế truyền thống là nông nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi sang nền
kinh tế dịch vụ khi có các dự án công nghiệp đầu tư về. Khảo sát tại giáo xứ
Cẩm Sơn nhằm thấy rõ những bước chuyển trong hệ ý thức về vấn đề bình
đẳng giới trong thời buổi kinh tế thị trường.
7
Chính vì vậy, đề tài muốn nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong
gia đình Công giáo (khảo sát tại giáo xứ Cẩm Sơn – Thanh Liêm – Hà Nam)
những biểu hiện trong cuộc sống hôn nhân - gia đình và các yếu tố tác động
tới vấn đề bình đẳng giới. Từ đó rút được kết luận khái quát và có giá trị thực
tiễn xác thực đồng thời đặt ra các vấn đề cần giải quyết để tiến tới bình đẳng
giới triệt để trong gia đình Công giáo nói riêng và gia đình nói chung.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề bình đẳng giới được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều
tác phẩm được tiến hành với phạm vi, quy mô và tính chất khác nhau, thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định xã hội và cộng đồng. Ở
Việt Nam, vấn đề này cũng được quan tâm. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài
đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam,
mức độ ảnh hưởng của nó đến tiến trình phát triển của đất nước. Từ góc độ
nghiên cứu lịch sử, trong tác phẩm “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”
(1975, tái bạn lần 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) – Gs Lê Thị Nhâm Tuyết
đã đề cập đến vị thế người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội.
Song, có lẽ việc nghiên cứu về phụ nữ và gia đình ở Việt Nam chỉ được
đặt ra và giải quyết như một bộ môn khoa học mới từ năm 1987 với sự ra đời
của Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ (sau đổi thành Trung tâm Nghiên cứu khoa
học về gia đình và phụ nữ năm 1993).
Nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành độc lập hoặc theo tổ chức
theo liên ngành mà kết quả được công bố trên các sách, báo, tạp chí. Nhiều cuộc
hội thảo được tổ chức đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc nghiên cứu sự bình đẳng giới trong gia đình nông thôn. Nhiều tác gia
đã tập trung nghiên cứu và xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị như: “Phụ nữ, giới
và phát triển” (1996) của TS TRần Thị Vân Anh và TS Lê Ngọc Hùng.
8
“Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới Việt Nam” ( 1998) của GS Lê
Thi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội,.. là những tác phẩm đặt cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương pháp tiếp cận giới – một phương
pháp nghiên cứu mới mẻ nhưng hiệu quả.
Nhiều đề tài nghiên cứu cấp bộ đã được tiến hành và nghiệm thu như:
“Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng song
Hồng” (1996-1997) và “Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề
phu nông nghiệp ở một số xã vùng đồng bẳng sông Hồng” (1995-1996) là
những đề tài đầu tiên nghiên cứu về góc độ bình đẳng giới và đề cập đến vấn
đề này trên phương diện khoa học.
Nghiên cứu về tác động của giáo lý, giáo luật tới nhận thức của người
Công giáo ở Việt Nam hiện nay tuy đã được một số công trình bàn đến nhưng
vẫn có những nội dung còn bỏ ngỏ, chưa được phân tích về mặt lý luận đặc
biệt là tác động tới v0ấn đề bình đẳng giới. Vì vậy, quan điểm của Công giáo
về vấn đề này như thế nào và đời sống hôn nhân, gia đình của giáo dân Việt
Nam hiện nay ra sao là một vấn đề cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu. Tìm
hiểu quan niệm của Giáo hội về hôn nhân, gia đình và tác động của nó đến
đời sống tinh thần của cộng đồng người Công giáo Việt Nam sẽ cho chúng ta
một cái nhìn đúng đắn về những giá trị văn hoá, đạo đức của Công giáo trong
xã hội hiện nay.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới
trong gia đình Công giáo Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp thiết đặc biệt là sự tác động của tôn giáo. Thông qua nghiên cứu những
quy định, chuẩn mực, tập tục và các mối quan hệ cụ thể của hôn nhân, gia đình
Công giáo Việt Nam, đề tài góp phần vào việc khẳng định những giá trị bình
đẳng giới trong gia đình Công giáo.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
9
3.1. Mục đích
Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn về thực trạng
bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình của người Công giáo tại giáo xứ
Cẩm Sơn
- Góp phần làm rõ những quan điểm bình đẳng giới trong gia đình
Công giáo Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của
giáo lý trong cộng đồng người Công giáo Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích các giá trị cơ bản của vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ những nét đặc trưng về vai trò của người nữ và người nam
trong gia đình: Sự phân chia quyền lực giữa người nam và người nữ cũng như
vị trí và vai trò của họ trong gia đình là gì và hệ quả của sự khác biệt này như
thế nào ? Điểm tích cực và hạn chế của giáo lý trong bình đẳng giới trong các
gia đình tôn giáo?
- So sánh và tìm ra nét khác biệt vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Công giáo và gia đình không Công giáo.
- Đặt ra các vấn đề cần giải quyết để phát huy mặt tích cực và hạn chế
tính tiêu cực trong thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của gia đình Công
giáo tại giáo giáo xứ Cẩm Sơn.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình Công giáo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giáo xứ Cẩm Sơn – Thanh Liêm – Hà Nam.
- Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay
10
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu tư liệu. Đặc biệt là
phương pháp điền dã, quan sát thực địa và phỏng vấn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý
luận về sự hình thành và phát triển của Công giáo cũng như nội dung của giáo
lý hôn nhân.
- Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê để
hệ thống hóa, khái quát hóa, phân loại, so sánh nhằm đưa ra những kết luận về
quan điểm bình đẳng giới trong gia đình công giáo.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Được áp dụng khi nghiên cứu sự
thay đổi các giá trị, chức năng của con người về bình đẳng giới dưới sự tác
động của giáo lý.
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, trên cơ
sở nghiên cứu thực địa, thực hiện quan sát, phỏng vấn, ghi chép để nắm bắt
được các thông tin liên quan đến tình hình cũng như quan điểm của người dân
về vấn đề bình đẳng giới.
Đặc biệt,
- Phương pháp tâm lý học: Qua việc nghiên cứu các biểu hiện tâm lý để
phán xét về hành vi bình đẳng giới trong gia đình Công giáo.
- Phương pháp thần học: Sử dụng những lý thuyết về niềm tin và tín
ngưỡng để giải quyệt vấn đề tác động của giáo lý cũng như mức độ ảnh
hưởng của giáo lý đến suy nghĩ của từng cá nhân.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
11
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về
vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Công giáo và những giá trị của nó đối
với cộng đồng Công giáo và xã hội Việt Nam hiện nay.
- Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho vai trò của Công giáo đặc biệt là
giáo lý giáo luật trong việc hình thành tư tưởng và tâm lý con người trong gia
đình Công giáo, trong cộng đồng Công giáo và đời sống tinh thần của xã hội
Việt Nam hiện nay.
7. BỐ CỤC CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài Mở đầu (11 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo, Chú
thích và Phụ lục ( 19 trang), nội dung chính của Luận văn được chia làm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và khái quát về giáo xứ Cẩm Sơn
Chương 2: Thực trạng bình đẳng giới trong gia đình Công giáo (khảo
sát tại giáo xứ Cẩm Sơn – Thanh Liêm – Hà Nam)
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra để giải quyết vấn đề bình đẳng giới tại
giáo xứ Cẩm Sơn
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Việt Nam thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, 8/2005.
2. Bản báo cáo khái quát chung về thị trấn Non của UBND thị trấn
3. Bác cáo đánh giá thực trạng giới bình đẳng giới ở Việt Nam, tháng
12/2004, Hội LHPNVN.
4. Số liệu thống kê về giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb.
Phụ nữ, 2005.
5. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2001), Giới và công tác giảm nghèo.
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Mai Huy Bích (1999), Mấy nhận xét về tiếp thu và vận dụng lý thuyết giới
trong nghiên cứu khoa học trong Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
8. Hỏi đáp về Luật Bình đẳng giới , Nxb Lao động xã hội, Hà Nội - 2007
9. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006) , Xã hội học về giới và phát
triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Kim Hà (1999), Về phân công lao động nam – nữ nh− một công
cụ phân tích giới trong Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam.
Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Hoa(2006), Giới và giới tính, Tập bài giảng
12. Naila Kabeer, Trần Thị Vân Anh, Vũ Mạnh Lợi (2005), Chuẩn bị cho
tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở
Việt Nam, Tài liệu thảo luận chuyên đề của Liên Hiệp Quốc và
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
90
13. Vũ Ngọc Khánh (2008), Văn hoá gia đình Việt Nam, Nxb, Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
14. Tương Lai(1991) “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình ở Việt Nam”,
NXB Khoa học xã hội
15. Lê Ngọc Lân (1999), “Nghiên cứu và truyền bá giới ở Việt Nam – từ một
góc nhìn văn hóa” trong Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Nhân(2004) “Phát triển cộng đồng”,NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thanh Mai ( 2013), Nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt
trong đời sống gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Văn hóa Nghiên cứu, số 3, tháng 3, Hà Nội.
18. Giáo trình Kinh tế phát triển. Trường Kinh tế quốc dân. NXB Lao động –
xã hội Hà Nội 2005
19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội – 2006.
20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bình đẳng giới
2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006.
21. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật dân sự 2005,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2006.
22. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật phòng, chống
bạo lực gia đình 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2008.
23. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định
08/2009/NĐ-CP (4/6/2008) quy định về thi hành một số điều của
Luật Bình đẳng giới.
91
24. Lê Thị Quý, Phụ nữ trong đổi mới : Thành tựu và những thách thức, Tạp
chí Khoa học về Phụ nữ số 1/2006.
25. Trần Hồng Vân(2001) “Tìm hiểu xã hội học về giới”, NXB Phụ nữ
26. Kinh Thánh (cuốn Tân ước).
27. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng trong đổi mới ở Việt Nam , NXB Phụ
nữ, Hà Nội.
28. Hoàng Bá Thịnh(2002), “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong CNH
nông nghiệp hoá nông thôn
29. Viện gia đình và giới, Nghiên cứu gia đình và giới, quyển 19 số 1/2009
30. www.ubmvgiadinh.org (Trích theo Phaolo Phạm Xuân Khôi trong bài viết
“Cha mẹ là nhà giáo dục đức tin đầu tiên cho con cái” – Giáo dục
đức tin trong gia đình Công giáo - Mục vụ gia đình – Hội đồng
giám mục Việt Nam).
31. www.lamhong.org (Hôn nhân Công giáo,một cuộc sống trong chân lý và
tình yêu, Linh mục Nguyễn Hữu Thi)
32. www.nhachua.net (Lập trường của Giáo hội Công giáo về hôn nhân
đồng tính).
33. www.ubmvgiadinh.org (Điều hòa sinh sản,Ủy ban mục vụ gia đình, Hội
đồng giám mục Việt Nam).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_ngan_tom_tat_0864_2066035.pdf