Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn mới mẻ không chỉ đối với người tiêu
dùng mà còn đối với chính các NHTM Việt Nam, cũng như các cán bộ, nhân viên
ngân hàng. Nhưng mấy năm gần đây, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là tất yếu
rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người vay cho vay tiêu
dùng ngày càng tăng lên. Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực triển khai loại
hình cho vay tiêu dùng này cũng như là những thành công đã được kiểm chứng của
các ngân hàng các nước, đặc biệt ở các nước phát triển.
Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tuyên Hóa, số lượng khách hàng đến vay
tiêu dùng ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, Chi nhánh huyện
Tuyên Hóa chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn.
Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối tượng
khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu
dùng, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên hóa giai đoạn 2014 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 48
nhưng lại có nhu cầu vay cao, năm 2013 là 2.766 triệu đồng chiếm 21,9%, năm 2014
là 2.753 triệu đồng chiếm 19,%, năm 2015 là 3.654 triệu chiếm 23,5%. Như vậy nhu
cầu mua sắm này có xu hướng tăng, giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2014 so
với năm 2013 giảm 13 triệu đồng hay giảm 5%, nhưng năm 2015 so với năm 2014
tăng 901 triệu đồng hay tăng 33%.
2.2.3.3. Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo thời gian
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 49
Bảng 2.7 : Tình hình cho vay tiêu dùng phân theo thời gian của ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa
giai đoạn 2013-2015
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
GT % GT % GT % GT % GT %
I.Doanh số cho vay tiêu dùng 12.630 100 14.121 100 15.549 100 1.491 112 1.428 110
-Cho vay tiêu dùng ngắn hạn 3.233 25,6 3.855 27,3 5.183 33 622 119 1.328 134
-Cho vay tiêu dùng trung, dài hạn 9.367 74,4 10.266 72,7 10.366 67 899 110 100 101
II. Thu nợ CVTD 8.255 100 11.903 100 13.702 100 3.648 144 1.799 115
-Cho vay ngắn hạn 3.517 42,6 3.898 32, 5.750 42 381 111 1.852 148
-Cho vay trung hạn, dài hạn 4.738 57,4 8.005 67,3 7.953 58 3.267 170 -52 99
III. Dư nợ CVTD 10.745 100 12.963 100 14.810 100 2.218 121 3.426 119
-Cho vay ngắn hạn 1.676 15,6 1.633 12,6 1.066 7,2 -43 97 -567 65
-Cho vay trung, dài hạn 9.069 84,4 11.330 87,4 13.744 92,8 2.261 125 2.414 121
( Nguồn : phòng kế hoạch-kinh doanh ngân hàng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa)ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 50
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời gian giai đoạn 2013-2015
Cho vay tiêu dùng phân theo thời giam bao gồm cho vay ngắn hạn và cho vay
trung, dài hạn. Cụ thể qua bảng 2.7 ta thấy :
Doanh số CVTD : trong tổng doanh số CVTD, cho vay tiêu dùng trung, dài
hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2013 là 9.367 triệu đồng chiếm 74,4%, năm
2014 là 10.266 triệu đồng chiếm 72,7%, năm 2015 đạt 10.366 triệu đồng chiếm 67%.
Tuy tỷ trọng giảm qua các năm, nhưng năm 2014 so với năm 2013 tăng 899 triệu đồng
hay tăng 10%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 100 triệu hay tăng 1%. Bên cạnh đó,
CVTD ngắn hạn có tỷ trọng tăng trưởng qua các năm, như sau : năm 2013 là 3.233
triệu đồng chiếm 25,6%, năm 2014 là 3.855 triệu đồng chiếm 27,3% và sang năm
2015 là 5.183 triệu đồng chiếm 33%. Ta thấy rằng đối với CVTD ngắn hạn năm 2014
so với năm 2013 tăng 622 triệu đồng hay tăng19%, đến năm 2015 so với năm 2014
tăng 1.328 triệu đồng hay tăng 34%. Nguyên nhân là do mục đích vay tiêu dùng đa
phần tập trung mua đất, xây, sữa nhà ở, mua phương tiện đi lại; đây là những khoản
vay lớn nên cần thời gian vay lâu dài để trả nợ.
Thu nợ CVTD : Năm 2013 thu nợ CVTD trung ,dài hạn là 4.738 triệu đồng
chiếm 57,4%, sang năm 2014 là 8.005 triệu đồng chiếm 67,3% và đến năm 2015 giảm
xuống 7.958 triệu đồng chiếm 58%. Thu nợ CVTD trung, dài hạn biến động không
đồng đều qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 3.267 triệu đồng hay tăng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 51
70%, nhưng năm 2015 so với năm 2014 giảm 52 triệu đồng hay giảm 1%. Bên cạnh đó
thu nợ CVTD ngắn hạn năm 2013 là 3.517 triệu đồng chiếm 42,6%, năm 2014 so với
năm 2013 tăng 381 triệu đồng hay tăng 11% và năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.852
triệu đồng hay tăng 48%. Chứng tỏ khách hàng cho vay tiêu dùng sử dụng vốn vay có
hiệu quả, đúng mục đích vay vốn. Công tác thu nợ luôn được cán bộ tín dụng chú
trọng. Sau khi giải ngân CBTD luôn quan tâm theo dõi khoản vay nhằm đôn đốc
khách hàng trả nợ đúng hạn.
Dư nợ CVTD: Năm 2013 CVTD trung, dài hạn là 9.069 triệu đồng chiếm
84,4%, nhưng đến năm 2014 là 11.330 triệu đồng tức 87,4%, và năm 2015 là 13.744
triệu đồng chiếm 92,8%. Như vậy dư nợ CVTD trung, dài hạn có xu hướng tăng 3 năm
qua. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.261 triệu đồng hay tăng 25%, năm 2015 so với
năm 2014 tăng 2.414 triệu đồng hay tăng 21%. Cũng giống như doanh số cho vay, khi
tỷ lệ vay trung, dài hạn tăng cao thì ngắn hạn sẽ giảm xuống. Đây chính là những dấu
hiệu tích cực thuận lợi cho hoạt động cho vay của chi nhánh. Năm 2013 là 1.676 triệu
chiếm 156%, năm 2014 so với năm 2013 giảm 43 triệu đồng hay giảm 3%. Năm 2015
so với năm 2014 giảm 547 triệu đồng hay giảm 35%. Dư nợ trung, dài hạn lớn hơn
ngắn hạn là do hoạt động tín dụng đã hội tụ điều kiện để thực hiện mở rộng đầu tư.
Cho vay trung dài hạn kết hợp với nhu cầu của nền kinh tế về nguồn vốn trung dài hạn
đã nâng cao hoạt động cho vay, đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
2.2.3.4. Cho vay tiêu dùng phân theo loại hình cho vay
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 52
Bảng 2.8 : Cho vay tiêu dùng phân theo loại hình cho vay tại NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2013-2015
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
GT % GT % GT % GT % GT %
I.Doanh số CVTD 12.630 100 14.121 100 15.549 100 1.491 112 1.428 110
-CVTD có tài sản đảm bảo 10.685 84,6 11.763 83,3 13.403 86,2 1.078 110 1.640 114
-CVTD không có tài sản đảm bảo 1.945 15,4 2.358 16,7 2.146 13,8 413 121 -212 91
II.Thu nợ CVTD 8.255 100 11.903 100 13.702 100 3.648 144 1.799 115
-CVTD có tài sản đảm bảo 6.216 75,3 9.641 81 11.578 84,5 3.425 155 1.937 120
-CVTD không có tài sản đảm bảo 2.039 25,7 2.262 19 2.214 15,5 223 111 -48 98
III. Dư nợ CVTD 10.745 100 12.963 100 14.810 100 2.218 121 3.426 119
-CVTD có tài sản đảm bảo 8.918 83 11.040 85 12.865 87 2.122 124 1.825 117
-CVTD không có tài sản đảm bảo 1.827 17 1.923 15 1.945 13 96 105 23 101
( Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa )
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 53
Xét về các loại hình cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng cung cấp thì chủ yếu là 2
loại hình: Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo và cho vay tiêu dùng có tài sản
đảm bảo. Bảng 2.8 sẽ cho ta thấy rõ tình hình các loại hình.
Doanh số CVTD: Ta thấy trong 3 năm vừa qua trong doanh số CVTD chủ
yếu là cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Cụ thể, năm 2013 là 10.685 triệu đồng chiếm
84,6% trong doanh số cho vay tiêu dùng. Đến năm 2014 đạt 11.763 triệu đồng chiếm
83,3%, sang năm 2015 là 13.403 triệu đồng chiếm 86,2%. Đối với loại hình này có sự
tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.078 triệu
đồng hay tăng 10% và sang năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.640 triệu đồng hay tăng
14% . Ta thấy rằng dù cho vay tiêu dùng đối với đối tượng là cán bộ nhưng để hạn chế
rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với hình thức không có tài
sản đảm bảo. Bên cạnh đó, hình thức cho vay không có TSĐB tăng, giảm không ổn
định hàng năm, cụ thể như sau: năm 2013 là 1.945 triệu chiếm 15,4%, năm 2014 là
2.358 triệu đồng chiếm 16,7%, sang năm 2015 giảm xuống 2.146 triệu chiếm 13,8%.
Ta thấy năm 2014 so với năm 2013 tăng 96 triệu đồng hay tăng 5% và năm 2015 so
với năm 2014 tăng 23 triệu đồng hay tăng 1%.
Thu nợ CVTD : Qua bảng dưới ta thấy: năm 2013 thu nợ CVTD có tài sản
đảm bảo là 6.216 triệu đồng chiếm 75%, năm 2014 tăng lên 9.641 triệu đồng chiếm
81% và sang năm 2015 là 11.578 triệu đồng chiếm 84,5%. Năm 2014 tăng so với năm
2013 là 3.425 triệu hay tăng 55%. Sang năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.937 triệu
đồng hay tăng 20%. Bên cạnh đó thu nợ CVTD không có tài sản đảm bảo năm 2013
đạt 2.039 triệu đồng chiếm 25,7%, năm 2014 là 2.262 triệu đồng chiếm 19% và sang
năm 2015 giảm còn 2.214 triệu chiếm 15,5%.
Tình hình thu nợ CVTD không có tài sản đảm bảo có tỷ trọng trong tổng thu nợ
CVTD giảm qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 thu nợ CVTD không có tài sản
đảm bảo tăng 223 triệu đồng hay tăng 11%, năm 2015 so với năm 2014 giảm 48 triệu
đồng hay giảm 2%. Tình hình thu nợ của cho vay tiêu dùng tăng lên phù hợp với sự
gia tăng của doanh số cho vay. Mặc dù quy mô còn nhỏ so với tổng thu nợ cho vay của
chi nhánh nhưng tốc độ và số lượng lại tăng lên nhanh chóng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 54
Dư nợ CVTD : Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo : năm 2013 là 8.918 triệu
đồng chiếm 83%, năm 2014 là 11.041 triệu đồng chiếm 85%, sang năm 2015 tăng lên
12.865 triệu đồng chiếm 87%. Như vậy dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo có xu hướng
tăng qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo tăng
2.122 triệu đồng hay tăng 21%, năm 2015 so với năm 2014 tăng thêm 3.426 triệu đồng
hay tăng 19%.
Bên cạnh đó dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo năm 2013 là 1.827 triệu
đồng chiếm 17%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 96 triệu đồng hay tăng 5%. Sang
năm 2015 tăng so với năm 2014 là 23 triệu đồng hay tăng 1%. Tuy tăng trưởng qua
các năm nhưng dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo có tỷ trọng giảm qua các năm
trong tổng dư nợ CVTD. Tình hình dư nợ hoàn toàn hợp lý và phù hợp với doanh số
CVTD và thu nợ CVTD của các loại hình trên. Chứng tỏ ngân hàng kinh doanh có
hiệu quả và đáng tin cậy.
2.2.3.5. Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng :
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng NHNo&PTNT
huyện Tuyên Hóa 2013-1015
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Năm
2014/2013
Năm
2015/2014
GT % GT % GT % GT % GT %
Nợ quá hạn 2.081 100 1.893 100 1.737 100 -188 90 -156 91
1.Nợ nhóm 2 1.539 74 1.609 85 1.285 74 70 106 -216 79
2.Nợ nhóm 3 228 11 94 5 138 8 -134 41 44 140
3.Nợ nhóm 4 270 13 151 8 0 0 -119 55 -151 0
4.Nợ nhóm 5 41 2 37 2 312 18 -4 90 275 840
Tỷ trọng nợ quá
hạn CVTD /Dư nợ
CVTD
19,36 14,6 9,75 -4,76 -4,85
(Nguồn từ phòng kế hoạch –kinh doanh ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 55
Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm
dần qua các năm. Cụ thể năm 2014 so với năm 2013 giảm 188 triệu hay giảm 10%.
Năm 2015 so với năm 2014 giảm 156 triệu đồng hay giảm 9%. Nợ quá hạn là biểu
hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với
khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Ta xem xét tình hình cụ thể như sau :
Nợ nhóm 2 : Năm 2013, nợ nhóm 2 là 1.539 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74%,
năm 2014 là 1.609 triệu đồng chiếm 85% và năm 2015 nợ nhóm 2 CVTD là 1.285
triệu đồng chiếm 74%. Như vậy nợ nhóm 2 CVTD có xu hướng tăng, giảm không ổn
định qua các năm. Năm 2014 so với năm 2013 nợ nhóm 2 CVTD tăng 70 triệu đồng
hay tăng 10%, năm 2015 so với năm 2014 giảm 216 triệu đồng hay giảm 21%. Ta thấy
nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn CVTD. Mặc dù là nợ quá
hạn nhưng không nằm trong nhóm nợ xấu CVTD.
Nợ xấu CVTD: nợ xấu CVTD bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Cụ thể
như sau: năm 2013, nợ nhóm 3 là 228 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11%, năm 2014 là 94
triệu đồng chiếm 5%, năm 2015 là 138 triệu đồng chiêm 8%. Ta thấy năm 2014 so với
năm 2013 giảm 134 triệu đồng hay giảm 69%, đến năm 2015 so với năm 2014 tăng 44
triệu đồng hay tăng 40%.
Bên cạnh đó, nợ nhóm 4 có xu hướng giảm mạnh, năm 2013 là 270 triệu đồng
nó chiếm 13% trong tổng dư nợ CVTD, năm 2014 giảm còn 151 triệu hay 8%, sang
đến năm 2015 giảm còn 0%. Nợ nhóm 5 CVTD năm 2013 là 41 triệu hay 2%, năm
2014 so với năm 2013 giảm 4 triệu hay giảm 10%, năm 2015 so với năm 2014 tăng
thêm 275 triệu đồng hay tăng 840%.
Tỷ lệ các nhóm nợ CVTD phù hợp với tình hình nợ quá hạn chung của toàn chi
nhánh. Tuy CVTD là loại hình cho vay có tỷ lệ an toàn cao và có xu hướng giảm qua
các năm, nhưng nó vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Vì vậy chi nhánh cần hoàn thành tốt hơn khâu thẩm định của mình.
Tỷ trọng nợ quá hạn CVTD/ Dư nợ CVTD: năm 2013, tỷ trọng nợ quá hạn
CVTD/ dư nợ CVTD là 19,36%, năm 2014 tỷ trọng này là 14,6%, năm 2015 tỷ trọng
này là 9,75%. Tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể như sau : năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 56
2014 so với năm 2013 giảm 4,76 % và năm 2015 giảm so với năm 2014 4,85%. Đây là
giấu hiệu tích cực thể hiện tỷ lệ nghịch giữa sự tăng trưởng của dư nợ CVTD và nợ
quá hạn CVTD.
Tóm lại, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ Ngân hàng nào và sự
phân tích không thể đạt được mức dự đoán chính xác về khoản vay có được hoàn trả
đúng hạn hay không, tính chân thật và khả năng hoàn trả của khách hàng có thể thay
đổi sau khi khoản vay được thực hiện. Để giảm thiểu rủi ro, ta cần phải xác định
nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến rủi ro để có biện pháp phòng ngừa và
khắc phục.
2.2.3.6 Tình hình cho vay tiêu dùng so với các khoản mục cho vay khác
a) Cơ cấu doanh số cho vay theo khoản mục cho vay
Bảng 2.10 Cơ cấu doanh số cho vay thheo khoản mục cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
GT % GT % GT %
Tiêu dùng 12.630
8,3
14.121
8,1
15.549
8,2
Hộ SXKD 114.099
75
130.054
74,4
141.886
74,5
Doanh nghiệp 18.256
12
20.953
12
23.862
12,5
Chứng từ có giá 7.147
4,7
9.477
5,5
9.127
4,8
Bất động sản 0
0
0
0
0
0
Tổng 152.132
100
174.605
100
190.514
100
( Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 57
Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay theo khoản mục cho vay
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tăng lên qua các năm là do
ngân hàng đã biết khai thác thị trường một cách hợp lí và cũng khẳng định được uy tín
của ngân hàng đối với người vay tiêu dùng. Nhưng so với các khoản mục cho vay khác
thì cho vay tiêu dùng chỉ đứng thứ 3 trong 5 khoản mục cho vay về doanh số. Theo số
liệu, trong năm 2013, cho vay tiêu dùng đạt doanh số 12.630 triệu đồng trong tổng số
152.132 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng chỉ đạt 8,3% so
với tổng doanh số cho vay, còn thua doanh số của khoản mục doanh nghiệp với doanh
số 18.256 triệu đồng chiếm 12% tổng doanh số và cách xa so với khoản mục hộ
SXKD với doanh số đạt tới 114.099 chiếm 75%. Đến năm 2014 và 2015 thì tỷ trọng
cho vay tiêu dùng trong tổng doanh số cho vay không có sự thay đổi nhiều chỉ tăng
hoặc giảm 0,1 đến 0,2 % ngoài khoản mục chứng từ có giá năm 2014 tăng lên 5,5% so
với năm 2013 thì các khoản mục khác có tỷ trọng cũng không thay đổi gì đáng kể
trong tổng doanh số cho vay trong đó, bất động sản lại không có một trường hợp cho
vay nào trong cả 3 năm qua. Điều này cho thấy, sản phẩm chủ chốt của ngân hàng là
hộ SXKD với tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay và hầu như chiếm 75% trong
các năm qua và bất động sản hầu như ngân hàng không tiến hành cho vay theo hình
thức này. Với đặc thù của một huyện miền núi nghèo và tránh rủi ro cao trong quá
trình cho vay thì tỷ trọng này là khá hợp lí vì nhu cầu sản xuất của hộ gia đình và cá
nhân rất lớn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 58
b) Cơ cấu thu nợ theo khoản mục cho vay.
Bảng 2.11 Thu nợ theo khoản mục cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
2014/2013 2014/2015
GT GT GT GT % GT %
Tiêu dùng 8.255 11.903 13.702 3.648 144 1.799 115
Hộ SXKD 68.599 102.700 131.435 34.101 150 28.735 128
Doanh nghiệp 10.976 16.432 21.030 5.456 150 4.598 128
Chứng từ có giá 3.635 5.898 9.080 2.263 162 3.182 154
Bất động sản 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 91.465 136.933 175.246 45.468 150 38.313 128
( Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa )
Biểu đồ 2.4 Thu nợ theo khoản mục cho vay
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng lên
qua các năm, cụ thể năm 2014 so với năm 2013 thì khoản mục cho vay tiêu dùng tăng
3.468 triệu đồng, hộ SXKD tăng 34.101 triệu đồng, doanh nghiệp tăng 5.456 triệu
đồng và chứng từ có giá tăng 2.263 triệu đồng. Giai đoạn năm 2015 so với năm 2015
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 59
thì tất cả các khoản mục tiếp tục tăng cao, tiêu dùng tăng 1.799 triệu đồng tương ứng
tăng 15%, hộ SXKD tăng 28.735 triệu đồng tương ứng tăng 28%, doanh nghiệp cũng
tăng cao tới 28% và chứng từ có giá tăng 54%.Với doanh số thu nợ cao nhất trong các
hình thức cho vay thì hộ SXKD lại khẳng định được sự quan trọng trong nguồn thu
nhập của ngân hàng, còn các hình thức khác cũng đang dần được phát triển hơn. Có
thể thấy doanh số thu nợ của tiêu dùng còn thấp hơn so với các hình thức cho vay khác
qua các năm đặc biệt thấp hơn nhiều so với hộ SXKD nhưng không phải vì vậy mà
khả năng thu nợ của tiêu dùng thấp mà đó là do các hình thức cho vay khác có doanh
số cho vay cao hơn so với cho vay tiêu dùng qua các năm. Ta thấy doanh số thu nợ
tiêu dùng đều tăng lên, đồng thời doanh số thu nợ khá lớn so với doanh số của cho vay
tiêu dùng trong giai đoạn 2014-2015, điều đó chứng tỏ mức độ rủi ro của hình thức
này thấp, ngân hàng nên đẩy mạnh loại hình cho vay này hơn trong năm này, vì với
mức rủi ro thấp mà đem lại khoản thu nhập khá ổn định cho chi nhánh, đồng thời nhu
cầu vay vốn tiều dùng ngày càng tăng thì cho vay tiêu dùng là khoản mục tiềm năng
cho sự phát triển sau này của ngân hàng.
c) Tình hình thu lãi cho vay tiêu dùng so với các hình thức cho vay khác
Để đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng thì ta cần phải xét đến khả năng sinh
lời của khoản mục cho vay này. Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tăng lên qua các năm và
đạt được những thành công lớn, góp phần mang lại một khoản lợi nhuận tương đối tốt
cho ngân hàng.
Bảng 2.12 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
GT % GT % GT %
Thu lãi cho
vay TD 1.327 6.98 1.553 7.16 1.788 7.25
Tổng thu lãi 19.016 100 21.699 100 24.671 100
( Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa )
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 60
Biểu đồ 2.5 Thu lãi cho vay tiêu dùng
Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu từ cho vay tiêu dùng tăng lên song song với sự
tăng lên trong doanh thu cho vay chung. Đời sống ngày càng phát triền nhu cầu tiêu
dùng của con người ngày càng tăng lên. Mặc dù trong hững năm qua kinh tế gặp nhiều
khó khăn, tồn kho, nợ xấu tăng gây trì trệ sản xuất kinh doanh, tiến trình tái cơ cấu
kinh tế vẫn còn chậm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của con người là vô hạn, hiện nay
tại thị trấn Đồng Lê thì nhu cầu mua mua ô tô, xe đạp điện, xây dựng, sửa chữa nhà
cửa ngày càng tăng. Hơn nữa NHNo&PTNT là một trong những ngân hàng lớn trên
địa bàn Huyện và cũng là ngân hàng có hoạt động cho vay tiêu dùng uy tín vì vậy
lượng khách hàng tăng cao hơn qua các năm. Có thể nói, đây là dấu hiệu tốt khi mà
nền kinh tế đang trên đà hồi phục. Hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng chưa
cao trong tổng cho vay nhưng nguồn thu nhập của cho vay tiêu dùng tương đối tốt với
tình hình trên. Để có thể so sánh cho vay tiêu dùng với các khoản cho vay khác, ta sử
dụng chỉ tiêu sau: Lãi cho vay tiêu dùng trên một đồng vốn vay với lãi cho vay khác
trên một đồng vốn vay.
ĐA
̣I
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 61
Bảng 2.13 Hiệu quả cho vay
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Lãi cho vay TD/1 đồng vv 0,10507 0,10998 0,11499
Lãi cho vay khác/ 1 đồng
vv
0,12680 0,12553 0,14100
( Nguồn: phòng kế hoạch-kinh doanh NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa )
Qua số liệu trên ta thấy lãi cho vay từ một đồng vốn cho vay tiêu dùng thấp hơn
lãi cho vay của các khoản cho vay khác trên một đồng vốn vay. Điều này cho thấy cho
vay tiêu dùng mang lại nguồn thu nhập không cao và chưa có độ hấp dẫn so với các
khoản mục cho vay khác. Cho vay tiêu dùng thường có lãi suất thấp hơn do đó độ rủi
ro ít hơn, nếu có thể nâng cao chất lượng cho vay tiê dùng thì việc đẩy mạnh cho vay
tiêu dùng sẽ mang lại khoản thu nhập ổn định và ít rủi ro cho ngân hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN TUYÊN HÓA
3.1. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT
huyện tuyên Hóa
3.1.1. Mặt tích cực
Cho vay tiêu dùng ngoài ý nghĩa kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt động
đống góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Qua những phân tích về tình hình cho vay tiêu dùng tại Chi
nhánh Agribank huyện Tuyên Hóa, tôi thấy Ngân hàng đã đạt được một số thành tựu sau:
Xây dựng uy tín, chất lượng cho Ngân hàng vững chắc
Mặc dù cho vay tiêu dùng không phải là lĩnh vực chủ đạo của ngân hàng, nhưng
với ưu thế là số lượng khách lớn do là ngân hàng thương mại chính trên địa bàn huyện,
cho vay tiêu dùng đã góp phần vào việc làm tăng uy tín và mở rộng tên tuổi của ngân
hàng trong dân chúng. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn khi mà đa số người dân vẫn
chưa quen giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là một huyện ở vùng miền núi như Tuyên
Hóa. Như vậy, nếu NHNo Tuyên Hóa mở rộng được cho vay tiêu dùng đến rộng khắp
các cá nhân, tổ chức trong huyện thì sẽ xây dựng được hình ảnh của ngân hàng trong
dân chúng qua quá trình làm việc. Từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến sử
dụng những dịch vụ khác của ngân hàng. Điều này không những làm tăng lợi nhuận
cho mảng cho vay tiêu dùng mà còn góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
của cả ngân hàng.
Nhìn chung chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa là ngân hàng
chủ chốt trên địa bàn huyện. Ngân hàng đã xây dựng được cho mình uy tín, chất lượng
ngày càng cao và vững chắc trong suốt quá trình hoạt động. Nhờ vậy mà những năm
qua kết quả hoạt động của ngân hàng rất hiệu quả, nguồn vốn huy động luôn tăng cao,
khả năng sử dụng vốn tốt góp phần ổn định tín dụng ngân hàng.
Nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp
Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp. Hoạt động
này được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho vay do
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 63
khoản vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu vốn để mua
sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên
đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ xấu đều có khả năng
thu hồi. Chi nhánh chưa có một khoản cho vay tiêu dùng nào phải tiến hành xử lý tài
sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.
Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra rất hiệu quả,
biểu hiện qua việc nợ quá hạn của ngân hàng đều có xu hướng giảm dần trong 3 năm
liền kề. Đó là do quy trình tín dụng chặt chẽ, rõ ràng và công tác đánh giá khách hàng
được tiến hành một cách khoa học dựa trên sự kết hợp của hai yếu tố: một là dựa vào
kinh nghiệm, trình độ và sự hiểu biết của cán bộ tín dung; hai là dựa trên các yếu tố
thông tin về nhân thân lai lịch, tài chính, tài sản đảm bảo.
Giá trị tài sản đảm bảo cao, chắc chắn đảm bảo khả năng thu hồi nợ
Do quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay rất cao so với
dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đều có khả
năng thu hồi được nợ. Thông thường đối với loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà
phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý nên Chi nhánh có thể kiểm soát được
nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.
Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của Ngân hàng
Cơ cấu cho vay chưa đồng đều nhưng Chi nhánh cũng đã chú trọng tới việc mở
rộng danh mục cho vay. Chủ yếu tập trung vào cho vay mua đất xây nhà ở, sửa chữa,
mua sắm nhà cửa, kế đến là cho vay mua ô tô, xe máy và phương tiện đi lại khác; thấp
nhất là cho vay sinh viên. Việc cho vay tiêu dùng làm phong phú thêm loại hình cho
vay, đối tượng cho vay của Chi nhánh, tạo điều kiện cho Chi nhánh mở rộng tín dụng,
tăng vòng quay vốn tín dụng, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung.
Thủ tục cho vay tiêu dùng đơn giản, nhanh gọn
Hình thức cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh có thủ tục tương đối đơn giản, nhanh
gọn, tạo được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, góp phần làm tăng uy tín
của Chi nhánh. Giúp cho các khách hàng của Chi nhánh làm quen và sử dụng các dịch
vụ, tiện ích mà Chi nhánh đang thực hiện. Ngân hàng cho phép người vay có thể trả nợ
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 64
dần hàng tháng, trích một phần từ thu nhập tiền lương nên việc cho vay này phù hợp
với khả năng tài chính của khách hàng, cho phép khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn.
Phát huy vai trò của Ngân hàng:
Ngân hàng đã phát huy được vai trò là một ngân hàng nông nghiệp có mạng
lưới rộng, quy mô hoạt động lớn. Đặc biệt hoạt động cho vay luôn đạt kết quả tốt, đáp
ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Ngân hàng
đã đáp ứng được vốn hỗ trợ nhằm giúp khách hàng nâng cao được đời sống của mình.
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh dù đã có nhiều chuyển biến, phát
triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho
vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua
phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa. Đối với một số nhu cầu khác như
khám, chữa bệnh, học tập thì đa số người dân vẫn khó tiếp cận với dịch vụ này.
Khó quản lý mục đích và việc sử dụng vốn vay
Đa số các khoản vay tiêu dùng được Chi nhánh thực hiện giải ngân bằng tiền
mặt, do vậy khó quản lí được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của
khách hàng. Khách hàng khi đã nhận được nguồn vốn này rồi, việc họ có sử dụng
đúng với mục đích trong hợp đồng vay vốn hay không là điều rất khó kiểm soát.
Chẳng hạn như mục đích vay là để sửa chữa nhà cửa, khi nhận được tiền rồi, khách
hàng lại sử dụng để kinh daonh buôn bán nhỏ lẻ,
Hơn nữa, Chi nhánh chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của
ngân hàng và việc mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng sẽ gặp khó khăn như:
cho vay thấu chi, thẻ tín dụng,
Cho vay đối với đối tượng xuất khẩu lao động khó khăn
Việc cho vay đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài có khó khăn
khi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở xa Chi nhánh, hậu quả là việc thoả thuận,
thực hiện thủ tục xác nhận đối tượng đi lao động mất nhiều thời gian, gây tốn kém cho
các bên và giải ngân vốn vay bị chậm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 65
Ngoài ra còn một số vấn đề liên quan như điều kiện người vay không đảm bảo
đủ mức vay mong muốn theo chi phí lao động của thị trường nhập khẩu, người đi vay
tuy có đất đai nhưng không có sổ đỏ, gia đình vay vốn ngoài vay xuất khẩu lao động
còn có các hoạt động vay vốn khác
Đối với thành phần cán bộ công nhân viên
Đối tượng vay vốn chủ yếu là cán bộ công nhân viên, đây là đối tượng chủ yếu
thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý. Đó là những người có thu
nhập ổn định, có sự bảo lãnh của Thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả
nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ quá hạn
thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, với đối tượng này cũng nảy sinh một số vấn
đề như:
Do sự cả nể và thiếu trách nhiệm, một số cơ quan quản lý cán bộ đã ký xác
nhận cho cán bộ vay tiền ở nhiều TCTD khác nhau nhưng nguồn lương để trả nợ chỉ
có một, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã cam
kết trong hợp đồng tín dụng đối với Chi nhánh. Đối với một số trường hợp, do số tiền
trả nợ mỗi lần không lớn, một số khách hàng chư quen giao dịch với ngân hàng nên
thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý để nợ quá hạn 1-2 tháng là chuyện bình thường,
do đó gây khó khăn trong việc thu hồi nợ lẫn quá trình cho vay tiêu dùng.
Một số trường hợp sau khi vay tiền đã thuyên chuyển công tác từ đơn vị này
sang đơn vị khác, từ địa phương này sang địa phương khác nhưng cơ quan không
thông báo cho Chi nhánh hoặc thông báo không kịp thời việc cán bộ nhân viên chuyển
công tác hoặc thôi việc, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của Chi nhánh.
Đối với học sinh – sinh viên vay vốn đi học
Đối tượng khách hàng tiếp theo của cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh đó là sinh
viên các trường đại học. Dù tỷ lệ cho vay tiêu dùng đối với đối tượng này chiếm tỷ lệ
không lớn, nhưng đây là đối tượng có mức rủi ro cao, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong
số các đối tượng vay vốn tiêu dùng. Nhiều trường hợp sau khi ra trường, học sinh, sinh
viên về quê không tìm được địa chỉ, có trường hợp ra trường không xin được việc làm
nên không có khả năng trả nợ. Nhiều sinh viên khi vay vốn cho rằng đây là khoản trợ
cấp của Nhà nước cho sinh viên nên không ý thức trả nợ.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 66
Sự chênh lệch kỳ hạn trong huy động và cho vay
Phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng có kỳ hạn dài, đặc biệt đối với các khoản
cho vay để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ 3 - 10 năm, trong khi nguồn
vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn có thời hạn từ 3 tháng - 1 năm. Mức
cho vay và thời hạn cho vay tại Chi nhánh nhiều lúc không được xác định phù hợp với
nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Nguyên nhân từ cả phía khách hàng lẫn phía Chi nhánh. Về phía khách hàng,
nhiều trường hợp không chứng minh được nguồn thu nhập phù hợp với kế hoạch trả
nợ nhưng vẫn cam kết trả nợ đúng hạn, hoặc chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn
nhưng lại có nhu cầu vay vốn dài hạn. Trong điều kiện khả năng huy động vốn trung
và dài hạn của Chi nhánh hạn chế như hiện nay, thì hoạt động cho vay tiêu dùng có
tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Một số nguyên nhân khách quan
- Những năm gần đây, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống nhân dân và công việc kinh
doanh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Do đó, dư luận xã hội tập trung phê phán
hoạt động ngân hàng có nhiều thiếu sót, sai trái và đó là một trong những nguyên
nhân tác động đến tâm lý cán bộ ngành ngân hàng dẫn đến việc mở rộng tín dụng còn
hạn chế.
- Kinh tế khó khăn dẫn đến lạm phát gia tăng, lạm phát làm cho giá cả những
mặt hàng thời gian gần đây đều tăng, trong khi đó thu nhập của người dân lại hạn chế
nên khách hàng phải đắn đo suy xét rất nhiều mới quyết định có nên vay vốn ngân
hàng hay không. Bởi vì một khi đã vay vốn họ lại phải có trách nhiệm với khoản trả lãi
theo kỳ cũng như trả nợ đúng thời hạn. Bởi do tâm lý e ngại đó, tín dụng tiêu dùng
cũng gặp khó khăn trong việc phát triển.
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Huyện Tuyên Hóa
Qua nghiên cứu thực trạng và định hướng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa hiện nay, tôi xin đưa ra một số giải pháp mở rộng
hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 67
3.2.1. Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với việc khai thác
khách hàng tiềm năng
Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng
Hiện nay, đối tượng cho vay tiêu dùng chủ yếu mà Chi nhánh đang phục vụ là
những cá nhân có tài sản thế chấp và công nhân viên chức nhà nước có thu nhập ổn
định với phương thức cho vay trả góp. Đối với những khách hàng này, Chi nhánh cần
có chính sách ưu đãi để thu hút họ đến với Chi nhánh nhiều hơn và sử dụng các dịch
vụ của Chi nhánh.
Những khách hàng thường xuyên hiện nay mà Chi nhánh đang thực hiện cho
vay tiêu dùng (như đội ngũ giáo viên, lực lượng cán bộ nhân viên ngành công an, cán
bộ công nhân viên có thu nhập ổn định) lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân cư.
Trong khi đó trên địa bàn huyện, những người cũng có nhu cầu vay tiêu dùng như
buôn bán nhỏ, làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân rất đông đảo. Trong số đó, rất
nhiều người không những có thu nhập ổn định mà còn khá cao. Xét cho cùng, các đối
tượng cho vay tiêu dùng mà Chi nhánh nhằm vào chính là những người có thu nhập ổn
định, có khả năng thanh toán. Vì vậy, đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng rất
lớn mà Chi nhánh cần có chính sách để khai thác nhằm mở rộng hoạt động cho vay
tiêu dùng của mình.
Đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn
Việc mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng sẽ tạo điều kiện làm đa dạng các
khoản mục cho vay vì nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân rất phong phú: vay để thanh
toán hàng hoá- dịch vụ, để mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình hoặc là nhu cầu cho
con đi học đại học, khám chữa bệnh. Chi nhánh đã chú trọng đến những nhu cầu đó
của khách hàng nhưng chưa đáp ứng tốt, chỉ phục vụ mục đích mua sắm đồ dùng và
xây sửa nhà cửa là chủ yếu, trong khi các nhu cầu khác như: học hành, chữa bệnh, du
lịch, cưới hỏi rất ít. Chi nhánh cần chú trọng mở rộng đối tượng cho vay các mục
đích này hơn nữa không những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn
tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn.. Cho nên,Chi nhánh nên
chủ động tiếp cận với những khách hàng này thông qua việc hợp tác với các công ty,
những người môi giới có liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như hợp tác
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 68
với các công ty mua bán ô tô, xe máy; các trung tâm nhà đất; các công ty du lịch; hay
các công ty xuất khẩu lao động,. chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng đến với Chi
nhánh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay có độ rủi ro lớn hơn cho vay tài trợ sản
xuất kinh doanh, nên cần có biện pháp hạn chế tối thiểu rủi ro, đồng thời thu được mức
lợi nhuận cao nhất. Bằng việc xây dựng chi tiết những quy định, quy trình cho vay tiêu
dùng của NHNo&PTNT, Chi nhánh có thể thực hiện mục tiêu trên và đặc biệt Chi
nhánh đã biến cho vay tiêu dùng thành một sản phẩm hấp dẫn của mình. Thật vậy:
Mức cho vay hợp lý và hấp dẫn
Tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng mà chi nhánh ấn định mức
dư nợ cho vay đối với từng khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh huyện Tuyên Hóa đã có
chính sách cho vay không tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên với mức cho
vay tối đa là 100 triệu đồng. Số tiền này là quá nhỏ so với những nhu cầu của người
vay nếu họ dùng tiền vay với mục đích để mua đất xây nhà, xây sửa nhà cửa, mua các
phương tiện đi lại. Do vậy nhiều người có nhu cầu vay vốn nhưng nếu chỉ vay theo
mức mà Chi nhánh giới hạn thì khách hàng sẽ không vay nữa vì không những không
đủ tiền phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn có thể mất nhiều thời gian giao dịch với
ngân hàng nếu chấp nhận vay. Chi nhánh nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng
đối tượng khách hàng. Nếu một khách hàng có thu nhập cao và họ chứng minh được
thu nhập của họ là dài hạn thông qua các hợp đồng lao động, hoặc có tài sản thế chấp
đảm bảo mức tối đa của tài sản thế chấp. Thì Chi nhánh có thể xem xét cho vay với
mức cao hơn và với thời hạn dài hơn mà không sợ rủi ro.
Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp
Cần đa dạng hoá các thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc tín dụng như
khả năng hoàn trả, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn và có điều kiện đảm bảo khả
năng trả nợ vay cũng như tạo điều kiện kiểm tra theo dõi. Độ rủi ro cho vay tiêu dùng
thấp hơn nhiều so với các hoạt động cho vay đối với các dự án lớn có thời hạn thu hồi
dài. Vì cho vay tiêu dùng Chi nhánh có thể dự đoán được chính xác dòng tiền thu hồi
được..
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 69
Lãi suất linh hoạt
Hiện nay cho vay đối với sản xuất kinh doanh thường có lãi suất thấp hơn lãi
suất cho vay tiêu dùng khoảng 2%/năm. Điều này là không phù hợp với thực tế vì mục
đích của vay tiêu dùng không phải để sinh lãi. Do vậy để xây dựng lãi suất hấp dẫn
khách hàng mà lại phải hợp lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì
Chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, tạo được sự hài
hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. Cụ thể:
- Đa dạng hóa các hình thức trả lãi để tạo điều kiện phù hợp với các đặc điểm
nhu cầu của khách hàng. Dựa vào từng lãi suất, từng kỳ hạn, khách hàng có cơ hội lựa
chọn các khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động của họ có kết quả cao, đảm bảo
trả nợ ngân hàng đúng hạn.
- Lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Với các khách hàng quen
thuộc, có uy tín thì Chi nhánh có thế áp dụng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó củng cố
mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho khách hàng tăng cường
mối quan hệ với Chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đúng
hạn cho ngân hàng.
Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay không quá cứng nhắc
Phương thức tốt nhất là trả góp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trả nợ theo tháng, quý
phù hợp vời kỳ thu tiền bình quân của người vay: Cán bộ công nhân viên lĩnh lương
hàng tháng, tiểu thương thu tiền hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả
năng trả nợ được thường xuyên liên tục.
Tuy nhiên đối với hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với
cán bộ công nhân viên khi thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi vay phát sinh nhiều khó
khăn như đã trình bày ở phần trên. Những khó khăn này đã ảnh hưởng tới tiến độ mở
rộng cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên. Do
vậy, để giải quyết những khó khăn đó ngân hàng nên xem xét giải pháp về cho vay
tiêu dùng thông qua người đại diện. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ
trách nhiệm và quyền lợi của các bên: ngân hàng- đại diện của bên vay- người vay)
cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho
vay, giải ngân và thu nợ. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý về trách nhiệm của
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 70
người đại diện theo hình thức cho vay này. Nếu ngân hàng không có sự giám sát và
kiểm tra chặt chẽ thì có thể dẫn đến tình trạng người đại diện lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tiền trả nợ của người vay, gây ảnh hưởng đến việc cho vay và thu nợ.
Chính vì vậy mà việc xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia rất
quan trọng và cần phải được xem xét kỹ càng.
3.2.3. Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực ngân
hàng nói riêng, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc, tất
cả các mục tiêu của ngân hàng sẽ không thể đạt được nếu bản thân mỗi cán bộ không
có lòng yêu nghề, tính trung thực trong công việc. Chi nhánh nên thường xuyên hỗ trợ,
tổ chức đào tạo và tập huấn đội ngũ cán bộ để giúp họ nâng cao trình độ và ứng dụng
tốt các quy định mới của nhà nước và của ngân hàng về công tác tín dụng cũng như
khuyến khích các cán bộ tín dụng đi nghiên cứu, học tập các ngân hàng bạn. Bên cạnh
đó, Chi nhánh cần bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với từng nghiệp vụ tín dụng. Cần có
cơ chế khoán các khoản cho vay đến từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm
của cán bộ tín dụng và hiệu quả trong cho vay tiêu dùng. Chi nhánh cũng có thể sắp
xếp, phân công cán bộ phụ trách cho vay tiêu dùng theo từng mảng đối tượng khách
hàng nhằm tạo ra sự hài hoà hơn trong hoạt động.
Đội ngũ nhân viên giao dịch ở các phòng ban như phòng kế toán, phòng ngân
quỹ cũng cần được tiếp tục bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ khả năng làm việc và
khả năng giao tiếp văn minh lịch sự, có sức thu hút, hoà nhã và tôn trọng khách hàng.
Giao tiếp với khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến với
ngân hàng đồng thời góp phần tạo nên hình ảnh của Chi nhánh. Đây cũng là phương
thức quảng cáo tốt cho ngân hàng mà chi phí lại thấp vì dưới con mắt của khách hàng,
nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng.
3.2.4. Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng
Trong xu thế đổi mới hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng là một yêu cầu lớn và cần thiết đối với bất cứ một NHTM nào muốn
tồn tại và phát triển lâu dài. Chi nhánh cũng không nằm ngoài xu thế đó, luôn phải tiếp
cận nhanh công nghệ ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 71
động, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoàn thành khối lượng
công việc ngày càng nhanh chóng; đồng thời từ đó hình thành và phát triển thêm sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể:
- Hiện đại hoá công tác thanh toán: Chi nhánh đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục tiêu thu hút các thành phần kinh tế đến giao
dịch với ngân hàng. Chi nhánh có thể phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng đối
với những khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng: như cho vay thấu chi, phát
hành thẻ tín dụng. Và việc khách hàng trả nợ ngân hàng cũng dễ dàng hơn thông qua
khấu trừ vào tài khoản mà không cần phải đến ngân hàng nhiều lần.
- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin để khách hàng có thể
thấy được tính hiện đại của ngân hàng. Cụ thể trang bị các loại máy tính, máy móc
thanh toán ở trụ sở giao dịch, quầy giao dịch phù hợp cho giao tiếp. Ngoài việc mua
sắm sửa chữa các cơ sở vật chất cũ hay bị hư hỏng Chi nhánh cũng nên quan tâm chú
ý đến cách bố trí, sắp xếp đồ đạc tranh ảnh, áp phích nhằm tạo ra một không gian hài
hoà, tạo nên một sự thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.Vì các khách hàng đến làm
thủ tục vay vốn cũng như thanh toán các khoản vay thường có một khoảng thời gian
đợi chờ không phải là ít.
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác
Nhiều khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hoá, nhà cửa, nhưng lại không
hiểu biết nhiều về lĩnh vực đó. Chi nhánh có thể tư vấn cho khách hàng các loại hàng
hoá, các tiện ích của hàng hoá đó. Để có thể có đủ trình độ tư vấn cho khách hàng thì
Chi nhánh khuyến khích cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm các lĩnh vực kinh doanh khác
như: xây dựng, quy trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nhà đất,
Chi nhánh cũng cần có chế độ khen thưởng thích đáng cùng với những cán bộ
vượt kế hoạch trong công tác tín dụng, chế độ xử lý nghiêm minh trong việc khoán
công tác cho từng cán bộ. Cho vay an toàn cần có chế độ khen thưởng cả về mặt vật
chất lẫn tinh thần nhằm khuyến khích động viên lòng nhiệt tình công tác, đồng thời
nâng cao trách nhiệm cá nhân mỗi người cán bộ.
3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng NNo&PTNT huyện Tuyên Hóa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 72
Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra,đánh giá công tác tín dụng, công tác
thẩm định của các cán bộ tín dụng.
Định kì 3 năm thay đổi địa bàn quản lý của cán bộ tín dụng để kịp thời phát
hiện sai sót, lợi dụng có thể xảy ra.
Hạn chế đầu tư dàn trải, lựa chọn dự án có hiệu quả để cho vay.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua khen thưởng ngắn ngày, gắn chỉ
tiêu thi đua với công tác chuyên môn, kịp thời động viên khen thưởng. Chú trọng đến
đời sống văn hóa,tình cảm của CBNV trong chi nhánh.
Về công tác đào tạo cán bộ : thường xuyên tập huấn,đào tạo nghiệp vụ;tạo
điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn.
Bổ sung thêm cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng,máy móc tạo điều kiện cho
hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày một nâng cao và phát triển
3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
Thứ nhất, kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản
mới của NHNN, của Chính phủ và của các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân
hàng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng.
Thứ hai, có chiến lược khách hàng cụ thể để chỉ đạo các chi nhánh đến tiếp thị
khai thác khách hàng.
Thứ ba, Tích cực tham gia thị trường liên ngân hàng, tìm kiếm các nguồn vốn
rẻ, nhằm hỗ trợ và điều hòa vốn cho các ngân hàng cơ sở.
Thứ tư, Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ cần được tổ chức hàng năm
về kiến thức pháp luật,kỹ thuật thẩm địnhĐể đáp ứng tình hình mới nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay nói
riêng.
Thứ năm, tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm qua thực
tiễn và tổng hợp lại thành những bài học, phổ biến trong toàn ngành để hoạt động tín
dụng thực sự có bài bản. Từ đó nâng cao cả về chất lượng và số lượng của công tác
này trong thời gian tới.
3.4. Kiến nghị đối với ngân hàng NNo&PTNT tỉnh Quảng Bình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 73
Thứ nhất, không nên can thiệp quá sâu vào công việc của chi nhánh mà đẩy
mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ hệ thống. Điều này có thể giúp cho
chi nhánh có thể linh hoạt hơn trong hoạt động của mình nhằm phù hợp tình hình thực
tế của địa phương. Nhưng đồng thời, việc thanh tra, kiểm soát của ngân hàng tỉnh có
thể kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ. Để nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ có thể thực hiện một số biện pháp sau
- Tăng cường những cán bộ có trình độ cao, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ
sung cho bộ phận kiểm soát.
- Trong quá trình kiểm soát có thể tăng cường cán bộ tín dụng cùng với cán bộ
kiểm soát để phối hợp kiểm tra. Gắn trách nhiệm và quyền hạn đối với cán bộ kiểm
soát nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ hai, đầu tư hệ thống hiện đại hóa ngân hàng để có thể truy cập thông tin
thường xuyên về khách hàng cũng như tình hình thị trường cho nguồn vốn, thong báo
kịp thời cho ngân hàng. Để từ đó ngân hàng có những biện pháp thích hợp nhằm hạn
chế nợ quá hạn.
Thứ ba, nâng cao trình độ cho cán bộ, ngoài việc tuyển chọn những người có
năng lực và phẩm chức đạo đức tốt. Đồng thời cũng phải thường xuyên mời những
chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống có thể xảy ra để tăng cường
sự hiểu biết cho nhân viên.
Thứ tư, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị có liên quan để thường
xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn về pháp luật,nghiệp vụ, kĩ thuật cho vaytheo nhu
cầu của cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá,đo lường, phân tích rủi ro tín dụng.
Đồng thời xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng, kĩ luật cụ thể đối với từng chi
nhánh nhằm nâng cao chất lượng cho vay.
Thứ năm, đầu tư hệ thống hiện đại hóa ngân hàng để cập nhật thong tin thường
xuyên về khách hàng cũng như tình hình thị trường cho nguồn vốn. Thông báo kịp thời
cho ngân hàng nhằm hạn chế nợ quá hạn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 74
PHẦN III : KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn mới mẻ không chỉ đối với người tiêu
dùng mà còn đối với chính các NHTM Việt Nam, cũng như các cán bộ, nhân viên
ngân hàng. Nhưng mấy năm gần đây, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là tất yếu
rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người vay cho vay tiêu
dùng ngày càng tăng lên. Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực triển khai loại
hình cho vay tiêu dùng này cũng như là những thành công đã được kiểm chứng của
các ngân hàng các nước, đặc biệt ở các nước phát triển.
Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tuyên Hóa, số lượng khách hàng đến vay
tiêu dùng ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, Chi nhánh huyện
Tuyên Hóa chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn.
Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối tượng
khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu
dùng, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn
chế về mặt tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần đi sâu phân tích và xem
xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong bài viết này.
Cuối cùng, em rất mong sự góp ý và nhận xét của các Thầy cô, các cán bộ công
nhân viên trong ngân hàng, những người có cùng mối quan tâm về hoạt động cho vay
tiêu dùng và các bạn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 75
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
GT Giá trị
TH Trung hạn
DH Dài hạn
NH Ngắn hạn
NHTM Ngân hàng thương mại
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VNĐ Việt nam đồng
NHTW Ngân hàng trung ương
CBNV Cán bộ nhân viên
SXKD Sản xuất kinh doanh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đình Chiến
SVTH: Ngô Diệu Hằng – Lớp: K46C KT 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts.Nguyễn Minh Kiều, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
thống kê
2. Ts Hồ Diệu, Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê
3. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính-Frederic S.Mishkin
4. Báo cáo thường niên NHNo&PTNT huyện Tuyên Hóa
5. Ngân hàng nhà nước:WWW.sbv.gov.vn
6. Ngân hàng agribank:
7. Các bài báo về cho vay tiêu dùng như:
tieu-dung-7.html
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngo_dieu_hang_6383.pdf