Khóa luận Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Luks - Trường Sơn

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một phần hành kế toán quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Vì nó phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát liên quan đến toàn bộ các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lí của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Tính giá rất quan trọng, thể hiện ở chức năng của nó là chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế, chức năng bù đắp chi phí. Do đó chỉ tiêu giá thành phải được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp các nhà quản lí có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất Muốn làm được như vậy thì công tác kế toán CPSX và tính GTSP phải được chú trọng và không ngừng hoàn thiện. Một khi thực hiện tốt công tác này thì thông tin kế toán mới phản ánh đúng và sát thực tế. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Luks- Trường Sơn tôi thấy công tác kế toán của công ty đã tuân thủ theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, đã xây dựng được một bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả giúp cho việc theo dõi chi phí và tính giá thành diễn ra một cách thuận tiện và nhanh chóng ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

pdf59 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Luks - Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. 2.1.2.2.Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã được đăng ký, đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp như quy định ở phạm vi kinh doanh; - Tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý quá trình thực hiện sản xuất và phải thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng xí nghiệp đã kí kết với các bạn hàng; - Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi; - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm do xí nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh và mở rộng thị trường trong nước; - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi thoả đáng và đúng pháp luật để CBCNV bảo đảm đời sống, tái tạo sức lao động. - Có chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất để CBCNV an tâm, phấn khởi làm việc - Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện làm việc và an toàn cho công nhân, phòng cháy và các quy định có liên quan đến công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 25 2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban Ban Giám đốc : Gồm có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. + Tổng giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều hành hằng ngày mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ được giao . + Phó tổng giám đốc : Là người giúp việc cho tổng giám đốc ,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những công việc được phân công, hỗ trợ cùng tổng giám đốc BV HC BAN GIÁM ĐỐC P. HCNS P. KẾ TOÁN PHÒNG ĐHSX ĐỘI CƠ KHÍ ĐỘI KHOAN NỔ KIỂM SOÁT VẬT TƯ ĐỘI XE MÁY TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 26 trong việc quản lý, điều hành hoạt đông của công ty, có nhiệm vụ thay mặt tổng giám đốc chỉ đạo các công việc của công ty trong phạm vi quyền hạn cho phép.  Phòng Điều hành sản xuất : Gồm 1 trưởng phòng và các nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn : Lập và điều hành kế hoạch sản xuất theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất sản phẩm của Công ty.  Phòng hành chính - nhân sự : gồm 1 trưởng phòng và các nhân viên. Trách nhiệm, quyền hạn : Bảo đảm nhân lực và công việc hành chính của Công ty. Thực hiện nhiệm vụ quản lý hệ thống ISO 9001:2000 theo sự chỉ đạo của đại diện lãnh đạo. Chịu trách nhiệm về kết quả quản lý nhân sự, hành chính và hệ thống chất lượng ISO 9001:2000.  Phòng kế toán : Gồm 1 kế toán trưởng và các nhân viên Trách nhiệm, quyền hạn : Bảo đảm sự lành mạnh về tài chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp lệnh kế toán, tài chính về kết quả hoạt động tài chính của Công ty.  Các đội : Cơ khí, khoan nổ, xe máy: Mỗi đội có một đội trưởng và các công nhân. Các đội này trực thuộc phòng điều hành sản xuất, thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, trung đại tu thiết bị; khoan nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển đất đá trong khai thác đá vôi.  Bộ phận Kiểm soát vật tư: Gồm một phụ trách kiểm soát vật tư và các Thủ kho. Bộ phận này trực thuộc phòng điều hành sản xuất, có trách nhiệm nhập, xuất và bảo quản vật tư, thiết bị của Công ty 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Luks-Trường Sơn 2.1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty KẾTOÁNTRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN VẬT TƯ THỦ QUỸ TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 27 2.1.4.2.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Xây dựng một bộ máy kế toán phù hợp là công cụ quản lý quan trọng và hiệu quả nhất. Dựa vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, qui mô sản xuất cũng như trình độ kế toán viên nên bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Kế toán truởng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính của công ty. Có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán tham mưu cho giám đốc về các hoạt động tổ chức kinh doanh, tổ chức kiểm tra đôn đốc các phần hành kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất về số liệu kế toán trước cơ quan thuế và cơ quan chủ quản khác. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý tiền, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Kế toán tổng hợp: Theo dõi tổng quát tình hình hoạt động của tất cả các công ty. Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tài chính. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và trích lập quỹ cho công ty, bảo quản lưu trữ các tài liệu số liệu kế toán. Ngoài ra còn có vai trò theo dõi tình hình tăng, giảm khấu hao TSCĐ Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn của vật tư, tính giá vật liệu xuất dùng , định kỳ đối chiếu với thủ kho lập báo cáo nhập xuất tồn vật tư. Cuối tháng tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đội sản xuất, theo dõi công nợ của nhà cung cấp Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại công ty, giữ tiền hoặc rút tiền tại ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ, chịu trách nhiệm thu chi khi có lệnh thực hiện thu chi. 2.1.4.3. Chế độ và chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng - Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. -Niên độ kế toán bắt đầu từ ngaỳ 01/01và kết thúc 31/12 hàng năm. - Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 28 - Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng; - Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp nhập sau – xuất trước - Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (pp trực tiếp); 2.1.4.4. Hình thức kế toán Đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Sơ đồ 2.3:Trình tự ghi sổ kế toán áp dụng theo hình thức nhật ký chung GHI CHÚ: Ghi hằng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra Ngoài việc tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, nâng cao trình độ của các kế toán viên thì việc lựa chọn một hình thức kế toán tối ưu phù hợp với các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Đồng thời, Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 29 cũng phải đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng chế độ chính sách kế toán được áp dụng trong toàn công ty. Với việc áp dụng hình thức kế toán nhật kí chung, các kế toán viên đã giảm được thời gian xử lý số liệu, dễ đối chiếu, kiểm tra tránh được các sai sót hay trùng lặp. 2.1.4.5.Tổ chức hệ thống chứng từ ,sổ sách Tổ chức chúng từ là quá trình vận dụng chế độ chứng từ và đặc thù riêng của doanh nghiệp Các loại sổ kế toán áp dụng : Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự thời gian; Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng TK riêng biệt, dùng để đối chiếu với các sổ chi tiết, được sử dụng lập báo cáo tài chính. 2.1.5. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2008-2010) Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2008-2010) ĐVT:Người Chỉ tiêu Năm So sánh 20 08 20 09 20 10 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng số lao động 147 145 172 -2 -1,36 36+27 +18,6 I/Theo độ tuổi 1.Tuổi 20-30 66 65 82 -1 -1,51 +17 +26,15 2.Tuổi 31-40 57 56 66 -1 -1.75 +10 +17,85 3.Tuổi 40 trở lên 24 24 24 0 0 0 0 II/Theo hợp đồng lao động 1.Hợp đồng có thời hạn 146 144 171 -2 -1,37 +27 +18,75 2.Hợp đồng không thời hạn 01 01 01 0 0 0 0 IV/Theo trình độ 1. Đại học 16 14 16 -2 -12,5 +2 +14,28 2.Cao đẵng và trung cấp 12 12 12 0 0 0 0 3.Lao động phổ thông 119 119 144 0 0 +25 +21 (Nguồn: phòng hành chính – nhân sự) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 30 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số liệu lao động có những biến động qua các năm. Cụ thể là năm 2009 so với năm 2008 giảm 2 lao động tương ứng với 1.36%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 27 lao động tương ứng 18,6 %. Năm 2008 là năm mới thành lập nên cần lao động để khai thác đủ số sản phẩm cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên sự biến động lao động giữa năm 2009 so với năm 2008 cũng không nhiều. Nhưng đến năm 2010 thì số lượng lao động của công ty tăng một cách đáng kể. Qua đó ta thấy nhu cầu về lao động ngày càng tăng cùng với sự phát triển vủa công ty, cụ thể:  Xét theo độ tuổi : Độ tuổi 20-30 chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tỷ lệ này qua các năm 2008,2009,2010 lần lượt là: 44,9%, 44,82%, 47,67%. Vì đặc điểm ngành nghề khai thác đá là công việc nặng nên rất cần lao động trẻ, có đủ sức để làm tốt công việc.Đối với công ty thì nguồn lao động này được sử dụng trực tiếp vào khai thác. Năm 2009 giảm 1 lao động còn năm 2010 tăng 17 lao động .Độ tuổi 30-40 chiếm tỷ lệ qua các năm lần lượt là: 38,8%, 38,6%, 38,37%. Còn độ tuổi 40 trở lên chiếm tỷ lệ là: 16,3%, 16,5%, 13,95%.  Xét theo hợp đồng lao động: Dựa vào bảng số liệu ta thấy công ty chủ yếu kí hợp đồng lao động có thời hạn đối với người lao động. Tỷ lệ lao động có thời hạn trong công ty là 99.3%, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. năm 2008 là 146 người, Năm 2009 là 144 người, năm 2010 là 171 người. Lao động không thời hạn là nhân viên quản lí. Trong công ty thì chỉ có 1 người kí hợp đồng loại này.  Xét theo trình độ: Dựa vào bảng số liệu và kết quả so sánh ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học biến động qua từng năm. Năm 2009 giảm 2 người tương ứng giảm 12.5% so với năm 2008. , năm 2010 tăng 2 người tương ứng tăng 14.28% so với năm 2009. Còn số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp không có sự thay đổi nào. Về lao động phổ thông thì trong năm 2009 không có biến động , giữ ổn định so với năm 2008, còn năm 2010 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 31 tăng 25 người tương ứng tăng 21% so với năm 2009. Do nhu cầu khai thác đá vôi tăng lên nên việc tuyển thêm lao động sử dụng ở bộ phận khai thác là điều tất yếu. 2.1.6. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm Bảng 2.2 Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty qua 3 năm ( 2008-2010) Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 +/- % +/- % Doanh thu 44,603 47,391 59,112 2,788 6,25 11,721 24,73 Các khoản giảm trừ - - - - - - Doanh thu thuần 44,603 47,391 59,112 2,788 6,25 11,721 24,73 Giá vốn hàng bán 33,603 44,637 48,235 11,034 32,8 3,598 8,06 Lãi gộp 11,000 2,754 10,876 -8,246 -75 8,122 294,9 Chi phí bán hàng - - - - - - - Chi phí hoạt động 2,413 2,025 2,424 -388 -16 399 19,7 Lãi từ SXKD 8,587 729 8,452 -7,858 -91,5 7,723 1,059,4 Doanh thu tài chính 1,456 1,565 1,657 109 7,5 92 5,88 Chi phí tài chính 4,363 1,875 3,363 -2,488 -57,02 1,488 79,4 Lãi từ HĐTC -2,907 -310 -1,706 2,597 -89,4 -1,396 -450,3 Lợi nhuận khác 957 1,657 957 700 73,14 -700 -42,2 Lãi lỗ trước thuế 6,196 2,077 7,703 -4,119 -66,48 5,626 270,8 Thuế TNDN - - - - - - - Lãi lỗ sau thuế 6,196 2,077 7,703 -4,119 -66,48 5,626 270,8 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng số liệu và kết quả so sánh ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến động không đều nhau giữa các năm. Cụ thể là: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tăng lên. Năm 2009 tăng 2.78 tỷ đồng tương ứng tăng 6.25% so với năm 2008 còn năm 2010 thì tăng gần TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 32 11.72 tỷ đồng tương ứng tăng 24.73%so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt trong quá trình sản xuất của công ty. Để thấy được hiệu quả trong việc khai thác thì ta cần xem xét đến yếu tố chi phí. So với năm 2008 thì chi phí của năm 2009 tăng hơn 11 tỷ đồng tương ứng với 32,8% và so với năm 2009 thì chi phí sản xuất của công ty tăng hơn 3,5 tỷ đồng tương ứng với 8,06%. Tốc độ tăng doanh thu của năm 2010 nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên đã làm tăng lợi nhuận của công ty. Qua đó ta có thể thấy rằng công tác quản lí chi phí trong công ty khá tốt, đã góp phần tiết kiệm được chi phí nâng cao lợi nhuận cho công ty. Mặt khác chi phí hoạt động của công ty cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 thì giảm gần 400 triệu đồng tương ứng giảm 16%. Năm 2010 thì chi phí này tăng gần 400 triệu đồng tương ứng tăng 19%. Đây là chi phí ngoài sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng lợi nhuận của công ty. Do đó cần có sự quản lí chặt chẽ trong quá trình hoạt động để có thể thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009 so với năm 2008 giảm gần 8 tỷ đồng tương ứng giảm 91.5%, còn năm 2010 so với năm 2009 thì tăng hơn 7,7 tỷ đồng tương ứng tăng 1059,4%. Qua số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng vượt bật của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tài chính của công ty không tốt lắm. Liên tục trong 3 năm chi phí đều lớn hơn doanh thu, làm cho lợi nhuận từ hoạt động này âm. Cụ thể, năm 2009 lợi nhuận tài chính của công ty tăng hơn 2,5 tỷ đồng tương ứng giảm 89,4%, năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận giảm gần 1,4 tỷ đồng tương ứng giảm 450,3%. Lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty cũng có biến động khá lớn. trong đó biến động giữa năm 2009 so với năm 2008 là biến động tăng 73,14%, còn biến động giữa năm 2010 so với năm 2009 là biến động giảm 42,2%. Từ những biến động của các hoạt động trên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng biến động theo. Năm 2009 LNTT của công ty giảm hơn 4 tỷ đồng, tương ứng giảm 66,48% so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010 thì chỉ tiêu này đã tăng lên TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 33 đáng kể. So với năm 2009 thì LNTT tăng hơn 5,6 tỷ đồng tương ứng tăng 270,8%. Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng trong việc thực hiện tốt mục tiêu tăng lợi nhuận của mình trong quá trình hoạt động. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LUKS-TRƯỜNG SƠN. 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH Luks- Trường Sơn 2.2.1.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất: Công ty chủ yếu khai thác đá vôi cung cấp cho công ty Luk Cement để sản xuất xi măng.Trong giai đoạn khai thác tại mỏ sản phẩm tạo ra chủ yếu là đá vôi và một khối lượng sản phẩm phụ là đá bẩn, đất sét, đất phủ. Đồng thời cũng cung cấp đá ra thị trường bên ngoài để cung ứng cho khách hàng. 2.2.1.2.Qui trình công nghệ Công ty TNHH Trường Sơn khai thác đá vôi sử dụng công nghệ khoan nổ mìn.Qui trình khoan nổ mìn được thực hiện như sau: Sơ đồ 2.4: Qui trình khai thác đá Nội dung  Khoan nỗ mìn:. Hiện trường bãi khoan: + Căn cứ vào thiết kế bãi khoan của phòng điều hành sản xuất, cán bộ kỹ thuật xác định và đánh dấu từng lỗ khoan, dùng tích kê làm dấu và ghi các thông số lỗ khoan (Chiều sâu, đường kính lỗ khoan...) lên tích kê khoan + Công nhân vận hành máy khoan làm vệ sinh hiện trường bãi khoan. Tiến hành khoan: LẬP HỘ CHIẾU KHOAN NỔ MÌN NỔ MÌNKHOAN NỔ MÌN ĐÁ TR ƯỜ NG ĐẠ I ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 34 + Thợ khoan bố trí các máy khoan theo hàng, tiến hành khoan từ ngoài vào trong và sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị; + Cán bộ phòng ĐHSX có nhiệm vụ theo dõi quá trình khoan; + Trong quá trình khoan nếu gặp sự cố ảnh hưởng đến chất lượng lỗ khoan, thiết bị khoan, thợ khoan phải báo cáo kịp thời cho đội trưởng và cán bộ kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xử lý tình huống trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Khi không đủ điều kiện xử lý thì phải báo cho phòng ĐHSX để tìm phương án giải quyết. Nhật ký thi công: Toàn bộ quá trình khoan phải được theo dõi bằng nhật ký thi công BM/KN.01, tất cả các sự cố hoặc sự thay đổi phải được ghi chép chi tiết, xác định nguyên nhân và cách khắc phục, biện pháp khắc phục và thời gian thực hiện, những kiến nghị, đề xuất... Kỹ thuật hiện trường và trưởng ca ký xác nhận khi hết ca làm việc.  Lập hộ chiếu khoan nỗ mìn : Cán bộ kỹ thuật phòng điều hành sản xuất căn cứ vào nhật ký kiểm tra khoan lỗ BM.KN.02 để tiến hành lập hộ chiếu nổ mìn, theo biểu BM/KN.03. Hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập trước khi tiến hành công tác nổ mìn. Sau khi lập xong phải được giám đốc điều hành mỏ phê duyệt mới có hiệu lực thực hiện. Phòng điều hành sản xuất có trách nhiệm lưu lại.  Nỗ mìn: Quá trình thực hiện: + Căn cứ thời gian trong hộ chiếu khoan nổ mìn, đội khoan nổ tổ chức thực hiện : - Viết giấy yêu cầu vật liệu nổ, phải được giám đốc điều hành mỏ phê duyệt mới có hiệu lực thi hành theo biểu mẩu BM/KN.04; - Nhận vật liệu nổ từ kho vật liệu nổ; - Vận chuyển vật liệu nổ đến hiện trường bãi khoan và đưa vào sử dụng ngay; - Chia thuốc nỗ theo khối lượng đã xác định trong hộ chiếu cho từng lỗ khoan; - Nạp thuốc vào lỗ khoan, phải nạp từng thỏi một dùng sào tre để nạp, không được dùng các vật bằng sắt để nạp mìn; TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 35 - Trong quá trình nạp thuốc cấm không được hút thuốc và sử dụng vật liệu dễ cháy nổ; - Tiến hành lấp bua các lỗ khoan đã nạp thuốc, phải dùng đất mềm hoặc bột đá mịn, không được dùng đá dăm hoặc đất sõi; - Rãi và đấu dây nổ theo hộ chiếu khoan nổ mìn; - Chỉ huy nổ mìn cho thợ nổ mìn đấu kíp theo hộ chiếu, mạng mìn có thể đấu nối tiếp hoặc song song tuỳ theo số lượng kíp. + Biện pháp an toàn cho đợt nổ mìn: - Ra hiệu lệnh trước khi nổ bằng còi chuyên dùng, các đối tượng phải tập trung vào nơi trú ẩn an toàn; - Điểm danh các tín hiệu an toàn từ các chốt gác; - Mìn báo được buộc chặt và treo trên cao cách mặt đất 1,5 m, khối lượng mìn báo không được vượt quá 200g; - Ra lệnh kích nổ : Sau 15 phút kể từ khi nổ mìn báo, chỉ huy nổ mìn ra lệnh kích nổ, thợ vận hành máy phải thực hiện ngay sau khi nhận lệnh; - Trong trường hợp chỉ huy nổ mìn vắng mặt, thì công việc chỉ huy nổ mìn được Tổng Giám Đốc Công ty giao cho người có chuyên môn khoan nổ thực hiện. Kiểm tra nghiệm thu kết quả sau khi nổ: + Yêu cầu : Lượng vật liệu nổ trong các lỗ khoan phải nổ hết, đá sau khi nổ phải đạt kích cỡ theo yêu cầu; + Trách nhiệm và phương pháp kiểm tra, đánh giá : Chỉ huy nổ mìn, cán bộ kỹ thuật, thợ mìn dùng trực quan để đánh giá kết quả nổ mìn và ghi chép vào BM/KN.08; + Trong trường hợp kiểm tra bãi nổ có mìn câm thì phải tiến hành sử lý: Trường hợp còn dây nỗ thì thợ mìn tiến hành đấu nối lại để sử lý, nếu không còn dây nổ thì phải tiến hành khoan một lỗ bên cạnh cách lỗ mìn câm một mét để sử lý. Khi bãi nổ đảm bảo an toàn mới tiến hành các công đoạn tiếp theo; + Những sản phẩm sau khi nổ không đạt yêu cầu thì phải dùng búa đập, ốp mìn để xử lý, công đoạn này được tiến hành sau khi xúc bốc. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 36 2.2.2.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Luks - Trường Sơn là đơn vị có hoạt động chủ yếu là khai thác đá vôi nên mọi công viêc được diễn ra ở mỏ đá. Do đặc thù ngành nghề kinh doanh mọi chi phí được thực hiện tại mỏ khai thác các chi phí phát sinh liên quan được các nhân viên quản lý các đội tập hợp và đưa lên kế toán xử lý. Đối tượng tập hợp chi phí : từng đội khai thác đá vôi riêng biệt. 2.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí Tùy vào đặc điểm của từng khoản mục chi phí mà kế toán lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp vừa đảm bảo việc tập hợp chi phí đúng, đủ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, giúp tính đúng giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự thuận lợi cho công tác kế toán. Đối với các khoản mục như chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công thì được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng (từng giai đoạn, từng đội riêng biệt). Còn đối với các khoản mục chi phí liên quan đến nhiều đối tượng như chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung, sau đó tiến hành phân bổ cho các hoạt động theo các tiêu thức phù hợp. 2.2.3.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.3.1.Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đăc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh sản phẩm hoàn thành là đá vôi. Các nguyên vật liệu sử dụng để khai thác đá vôi là:  Dầu diezel  Dầu PLC Komat SHD50  Mỡ Grease 1.2  Dầu thuỷ lực TO10 SEA  Kíp vi sai QP  Dầu nhờn Kixx Dynamic TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 37 2.2.3.2.Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ  Chứng từ sử dụng: + Khi nhập kho kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, Hóa đơn GTGT. + Khi xuất kho kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho.  Quy trình luân chuyển chứng từ Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu Sơ đồ 2.5 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ và sổ sách được mở để xuất NVL 2.2.3.3.Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng thêm các TK 152, 141, 331, 112, 111, 154,... 2.2.3.4.Phương pháp hạch toán Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Căn cứ vào số lượng lỗ khoan, tổ trưởng các tổ khoan sẽ lập Phiếu yêu cầu NVL. Phiếu yêu cầu NVL được trình cho Giám đốc mỏ, sau khi Giám đốc mỏ cùng cán bộ kỷ Giấy đề nghị xuất NVL Sổ chi tiết vật tư Phiếu xuất kho Sổ tổng hợp Thẻ kho Kho NVL Phục vụ sản xuất TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 38 thuật kiểm tra thực tế, Giám đốc mỏ sẽ lập “Hộ chiếu nổ mìn”. Kế toán tổng hợp căn cứ vào Hộ chiếu nổ mìn đã được Giám đốc ký duyệt sẽ lập Phiếu xuất kho bao gồm 3 liên:  Liên 1 lưu ở phòng kế toán để cập nhật vào các sổ sách liên quan  Liên 2 giao cho thủ kho để ghi thẻ kho  Liên 3 giao cho người nhận NVL Căn cứ vào phiếu xuất kho người nhân NVL trình thủ kho để nhận hàng, thủ kho cho xuất kho và ghi vào thẻ kho sau đó chuyển phiếu xuất kho đến kế toán .Phiếu xuất kho là căn cứ để tính GTSP và căn cứ để ghi sổ. VD:Trong ngày 10/11/2010 có nghiệp vụ, xuất kho 1000m dây điện, 5 cái kíp visai QP 4,5mm số 1, 1360 kg thuốc nổ nhũ tương, 63 cái kíp vi sai phi điện KXL 10m - 400ms. Tổ trưởng tổ khoan lập phiếu yêu cầu VLN như sau: Biểu 2.1 LUKS- TRƯỜNG SƠN GIẤY YÊU CẦU VẬT LIỆU NỔ Kính gửi : Ông Giám đốc điều hành mỏ Công ty TNHH LUKS- TRƯỜNG SƠN Để phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh tại công ty, Đội khoan nổ kính đề nghị Ông đồng ý cho xuất kho VLNCN với số lượng như sau: STT Tên vật liệu nổ công nghiệp ĐVT Số lượng Ghi chú 1 Kípvisai QP 4,5mm số1 Cái 5 2 Thuốc nổ nhũ tương Kg 1360 3 Dây điện M 1000 4 Kíp visai phi điện KXL 10m - 400ms. Cái 63 Hương trà, ngày 2 tháng10 năm 2010 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MỎ ĐỘI KHOAN NỔ Dựa vào phiếu yêu cầu vật liệu nổ kế toán ghi phiếu xuất kho: + Phiếu xuất kho TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI H T Ế - HU Ế Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 39 Biểu 2.2 LUKS-TRƯỜNG SƠN PHIẾU XUẤT KHO VẬT LIỆU NỔ Ngày:10/11/2010 Số:0346 Họ và tên người nhận:Trần Văn Hoàng Bộ phận: khoan nổ Xuất tại kho : công ty TNHH Luks-Trường Sơn STT MÃ VT TÊN VẬT TƯ ĐVT S.LƯỢNG THÀNHTIỀN GHI CHÚ 01 SE019401 Kípvisai QP 4,5mm số1 Cái 5 53.720 02 SE019800 Thuốc nổ nhũ tương phi 80 Kg 1360 41.072.000 03 SE019301 Dây điện M 1000 700.000 04 SE019419 Kíp vi sai phi điện KXL10m-400ms Cái 63 2.977.162 Tổng 44.822.882 Bằng chữ: (bốn mươi bốn triệu tám trăm hai mươi hai ngàn tám trăm tám mươi hai đồng) Giám đốc ĐH mỏ Phụ trách KHVT Người nhận Thủ kho Người lập Căng cứ vào phiếu xuất kho, kế toán đinh khoản Nợ TK 621:44.822.882 Có TK 152: 44.822.882 + Thẻ kho Thẻ kho được kế toán lập, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hằng ngày. Hằng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thủ kho ghi vào thẻ kho để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn từng loại vật tư ở từng kho. Đây cũng là căn cứ đối chiếu giữa thủ kho và kế toán vật tư về số lượng xuất, nhập, tồn của từng loại vật tư. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 40 Biểu 2.3 Mẫu số: 06-VT THẺ KHO Ngày lập thẻ: Tờ số: Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Thuốc nổ nhủ tương ø 80 Đơn vị tính: kg Mã số: 138 S T T Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Xác nhậnSH Ngày tháng Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 1 N001 05/11/10 Nhập Thuốc nổ nhủ tương phi 80 05/11/10 15.000 2 XN001 10/11/10 Xuất Thuốc nổ nhủ tương phi 80 10/11/10 1.360 3 N004 18/11/10 Nhập Thuốc nổ nhủ tương phi 80 18/11/10 10.000 4 XN006 25/11/10 Xuất Thuốc nổ nhủ tương phi 80 25/11/10 1.550 5 XN007 27/11/10 Xuất Thuốc nổ nhủ tương phi 80 27/11/10 2.150 XN008 29/11/10 Xuất Thuốc nổ nhủ tương phi 80 29/11/10 2.200 Căn cứ vào phiếu xuất kho, hằng ngày kế toán ghi sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Biểu 2.4 Sổ chi tiết chi phí Tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 11...... Năm:........2010. Chứng từ Diễn giải Số tiền chi phí Số Ngày XN001 10/11 Xuất kho NVL cho đội khai thác 44.822.882 30/11 Cộng phát sinh tháng 11 479.640.905 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 41 Căn cứ vào sổ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp xuất dùng NVL trong kỳ. Bảng tổng hợp chi tiết này được đối chiếu, kiểm tra cùng với bảng cân đối số phát sinh để cuối kỳ lập báo cáo tài chính . Bảng 2.3 Bảng tổng hợp xuất dùng NVL Tháng 11/2010 Mã Mặt hàng ĐVT Xuất trong kỳSố lượng Đơn giá Thành tiền SE040210 Dầu diezel 0,05%S Lít 16726 13.478 225.433.028 SE340401 Dầu PCL Komat SHD50 Lít 155 30.447 4.736.884 SE340402 Dầu PCL AW Hydroil68 Lít 94 33.486 3.150.890 SE019401 Kíp vi sai QP 4,5mm số1 Cái 48 10.754 516.192 SE340404 Dầu nhờn động cơ SEA15W40 Lít 152 47.840 7.271.680 SE019301 Dây điện M 2500 700 1.750.000 SE019402 Kíp vi sai QP 4,5mm số2 Cái 36 10.754 387.147 SE019403 Kíp vi sai QP 4,5mm số 3 Cái 36 10.744 386.784 SE340503 Mỡ Grease L2 Kg 130 54.597 7.093.580 SE030433 Dầu nhờn Kixx Dynamic15W40 Lít 76 33.245 2.526.620 SE019419 Kíp vi sai điện KXL 10m-400ms Cái 150 47.574 7.136.100 SE019800 Thuốc nổ nhũ tương phi 80 Kg 7260 30.200 219.252.000 TỔNG 479.640.905 Giám đốc Kế toán trưởng Người ghi sổ Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vào sổ cái, cuối tháng kế toán đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp xuất dùng NVL và sổ chi tiết TK 621 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 42 Biểu 2.5 SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu tài khoản: 621 Ngày ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SH TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/10 XN010 31/10 Xuất NVL cho đội khai thác 152 652.321.250 30/11 XN015 30/11 Xuất NVL cho đội khai thác 152 479.640.905 31/12 XN030 31/12 Xuất NVL cho đội khai thác 152 572.656.981 Cộng 1.704.619.136 Kết chuyển 154 1.704.619.136 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập (ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.4.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 2.2.4.1.Nội dung CPNC trực tiếp tại đơn vị bao gồm tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến việc sử dụng nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như : tiền lương, các khoản trích theo lương . Công ty trả lương theo thời gian, căn cứ vào số ngày công hoặc hệ số lương để xác định tiền phải trả cho công nhân. 2.2.4.2.Chứng từ + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lương + Bảng tổng hợp tính lương + Biên bảng nghiệm thu sản phẩm + Phiếu nhập kho thành phẩm + Sổ đối chiếu giao nhận giữa các thành phẩm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 43 + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH  Quy trình luân chuyển chứng từ Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu Sơ đồ2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ và sổ sách ghi CPNCTT 2.2.4.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 622 để phản ánh chi phí NC trực tiếp. Ngoài ra, còn sử dụng thêm các TK 334, 338, 111, 141 2.2.4.4 Phương pháp hạch toán Dựa vào số ngày công làm việc trong Bảng chấm công của mỗi công nhân để tính mức lương bình quân cho 1 ngày công làm việc là bao nhiêu. Kế toán tiền lương dựa trên mức lương bình quân cho 1 ngày công, Bảng chấm công, Hệ số lương để lập bảng thanh toán lương. Từ đó, kế toán tổng hợp cập nhật vào Sổ chi tiết chi phí. Định kỳ cuối mỗi Bảng chấm công Bảng phân bổ lương và BHXH Bảng thanh toán lương Bảng kê chi tiếtNhật ký chung Phiếu chi, sổ quỹ Sổ cái TK 622 Bảng tổng hợp chi tiết TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 44 tháng kế toán cập nhật số liệu vào Sổ Cái TK 622. Cuối quý, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ cho từng đội khai thác. +Bảng chấm công Bảng 2.4 BẢNG CHẤM CÔNG SỐ NGÀY CÔNG TRONG THÁNG Bộ phận khoan nổ - Tổ 1- Tháng 10/2010 STT Ngày Họ và tên 1 2 3 4 28 29 30 31 Tổng 1 Trần Mậu Cảm x x x x x x x x 27 2 Phạm Văn Minh x x x x x x x x 25 ... ... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 15 Lê Hoài Nam x x x x x x x x 27 Tổng 395 Căn cứ vào số công lao động và khối lượng thực hiện, kế toán tiến hành xác định lương của bộ phận mỏ như sau: +Quỹ lương ( QL) = Tổng giá trị thực hiện – Tổng phụ cấp Trong đó, phụ cấp của nhân viên trực thuộc công ty là 200.000 đồng/ tháng, công nhân thời vụ là 100.000 đồng/ tháng. +Lương = Số ngày công ( NC) * Lương Bình quân (LBQ) * Hệ số lương +Lương bình quân ( LBQ) = Quỹ lương / Tổng nhân công +Tổng lương của mỗi công nhân = Lương + Phụ cấp +Lương thực nhận của mỗi công nhân = Tổng lương của mỗi công nhân – Các khoản giảm trừ Sau khi căn cứ váo các chứng từ như bảng chấm công, bảng thanh toán khối lượng lập bảng thanh toán tiền lương TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 45 +Bảng thanh toán tiền lương Bảng 2.5 BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 10/2010 Bộ phận: Công nhân khoan đá mỏ đá Trường Sơn – tổ 1 STT Họ và tên Hệ số lương Lương Phụ cấp Tổng cộng Trừ các khoản Thực lĩnh Kí nhận Số công Số tiền BHYT BHXH 6% Đoàn phí công đoàn 1% BHTN 1% 1 Trần Mậu Cảm 2,34 27,0 3,149,360 300,000 3,449,360 206,961.6 34,493.6 34,493.6 3,173,411 2 Phạm Văn Minh 1,78 25,0 2,218,210 300,000 2,518,210 151,092.6 25,182.1 25,182.1 2,316,753 ... ... ... 15 Lê Hoài Nam 1,90 27 2,557,172 300,000 2,857,172 171,430.3 28,571.72 28,571.72 2,628,598 Tổng 395 38,168,163 3,900,000 42,068,163 2,524,089.5 420,682 420,682 38,702,710 Bằng chữ: .Ba mươi tám triệu bảy trăm linh hai ngàn bảy trăm mười đồng. Giám đốc Kế toán Người lập TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 46 Sau đó kết toán lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trong tháng Bảng 2.6 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 STT Bộ phận Lương CPNCTT Phải trả người lao động Các khoản trích (19%) 1 Khoan nổ mỏ đá TrườngSơn tổ 1 42,068,163 34,075,212.03 7,992,950.97 2 Khoan đá mỏ đá trườngSơn tổ 2 60,450,300 48,964,743 11,485,557 3 Xe máy – đội 1 74,520,420 60,361,540.2 14,158,879.8 4 Xe máy – đội 2 76,460,600 61,933,086 14,527,514 Tổng 253,499,483 205,334,581.23 48,164,901.77 Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí nhân công để vào sổ chi tiết TK622 Biểu 2.6 Sổ chi tiết chi phí Tài khoản:622001- Chi phí nhân công trực tiếp Tháng :.....10...... Năm:........2010. Chứng từ Diễn giải Số tiền chi phí Số hiệu Ngày OJ10025 31/10 Tính lương tháng 10 253,499,483 OJ 10035 31/10 Các khoản trích theo lương 48,164,901.77 Căn cứ vào bảng tiền lương và các khoản trích theo lương vào sổ cái,đối chiếu với sổ chi tiết 622TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 47 Biểu 2.7 Đơn vị:công ty TNHH Luks-Trường Sơn Địa chỉ:Hương Văn,Hương Trà,TT Huế SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu tài khoản: 622 Ngày ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SH TK ĐƯ Số tiền SH Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/10 OJ10025 31/10 Chi phí lương lái xe đội 1 3341 74.520.420 31/10 OJ10029 31/10 Chi phí lương lái xe đội 2 3341 76.460.600 31/10 OJ11022 31/10 Chi phí lương bộ phận khoan nổ tổ 1 3341 174.288.665 31/10 OJ11026 31/10 Chi phí lương bộ phận khoan nổ tổ 2 3341 73.958.417 Cộng 1.197.684.000 Kết chuyển 154 1.197.684.000 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập (ký,họ tên, đóng dấu) (Ký ,họ tên) (Ký,họ tên) 2.2.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 2.2.5.1.Nội dung của chi phí sản xuất chung CPSXC bao gồm các khoản chi phí phục vụ sản xuất và quản lý ở các đội sản xuất. Tại đơn vị thì CPSXC được tổ chức theo dõi cho toàn bộ quá trình khai thác. CPSXC bao gồm : TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 48 + Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng + Chi phí phụ tùng thay thế sữa chữa + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí dầu cho vận chuyển 2.2.5.2.Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ  Chứng từ sử dụng + Bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ + Phiếu yêu cầu thanh toán + Phiếu chi tiền mặt + Phiếu xuất kho + Hóa đơn giá trị gia tăng  Quy trình luân chuyển chứng từ Cuối mỗi kỳ ,Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng kê như bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng kê chi quỹ tiền mặt ... để vào các sổ như sổ cái sổ chi phí sản xuất kinh doanh 627, các sổ liên quan khác, lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 2.2.5.3.Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 627 để ghi nhận chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK khác như: TK 111, 112, 331, 334, 338, 3339, 3336, 336, 214,... 2.2.5.4.Phương pháp hạch toán Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng kê như bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ tiền lương, phân bổ công cụ dụng cụđể vào sổ chi tiết 627, lập bảng tổng hợp 627, vào các sổ tổng hợp. + Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng Là khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản chi phí này được hạch toán như chi phí nhân công trực tiếp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 49 +Chi phí tiền điện VD: thanh toán tiền điện tháng 10/2010 là 12.350.600 đồng Căn cứ vào hóa đơn tiền điện kế toán lập phiếu chi và tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 627003:52.350.600 Có TK 1110: 52.350.600 + Chi phí phụ tùng thay thế sữa chữa thuê ngoài VD: Trong 28/10/2010 có nghiệp vụ thuê gia công sữa chữa xe Northben. Công ty đã chi tiền mặt là 5.960.000đ để thanh toán tiền gia công. Kế toán căn cứ vào phiếu yêu cầu mua do bộ phận yêu cầu lập đã được xét duyệt, sẽ lập phiếu xuất kho hoặc sẽ lập phiếu chi khi có hóa đơn mua hàng. Sau đó kế toán sẽ vào sổ chi tiết và sổ cái TK 627. Khi phản ánh nghiệp vụ xảy ra, kế toán ghi Nợ TK 6273: 5.960.000 Có TK 1111: 5.960.000 + Chi phí khấu hao: Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng Mức khấu hao trung bình hàng năm = nguyên giá/ số năm sử dụng Mức khấu hao trung bình hàng tháng = mức khấu hao trung bình năm/ 12 Hàng tháng kế toán lập bảng phân bổ khấu hao các tài sản cố định rồi căn cứ vào các bảng này để vào sổ chi tiết TK 627 Khi tính khấu hao, kế toán định khoản: Nợ TK 6274: 270.823.997,07 Có TK 214: 270.823.997,07 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 50 Bảng 2.7 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 10 năm 2010 STT Tên TSCĐ Nguyên giá Năm sửdụng Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng 1 Nhà làm việc 726.958.245 30 24.231.942 2.019.328,5 2 Máy móc thiết bị 24.633.912.296 9 2.737.101.366 228.091.780,5 3 Thiết bị văn phòng 168.458.597 7 24.065.514 2.005.459.5 4 PT vận tải 1.589.598.788 10 158.959.878,8 2.659.981,3 5 Dụng cụ làm việc 159.598.879 5 31.919.775,8 34.560.000 6 Vật dụng cố định 89.246.836 5 17.849.367,2 1.487.447,27 Cộng 27.393.130.538 2.994.127.844 270.823.997,07 Biểu 2.8 SỔ CHI TIẾT TK 627-Chi phí sản xuất chung Tháng 10/2010 Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Tổng sốSố hiệu Ngày, tháng 31/10 OJ10010 31/10 Lương phải trả công nhân 145.688.345 31/10 OJ10012 31/10 Phân bổ BHYT,BHXH,KPCĐ 32.940.134 31/10 OJ10008 31/10 Trích khấu hao TSCĐ tháng 10 270.823.997,07 31/10 OJ10009 31/10 Thanh toán tiền điện tháng 10 52.350.600 28/10 OJ10025 28/10 Thanh toán gia công SC ngoài 5.960.000 31/10 OJ10003 31/10 Phân bổ chi phí XDCB tháng 10 21.262.596 Cộng 507.763.076,07 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 51 + Sổ cái Biểu 2.9 Đơn vị:công ty TNHH Luks-Trường Sơn Địa chỉ:Hương Văn,Hương Trà,TT Huế SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu tài khoản: 627 Ngày ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SH TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/10 OJ10010 31/10 Lương phải trả công nhân 3341 145.688.345 31/10 OJ10012 31/10 PhânbổBHYT,BHXH,CĐ 338 32.940.134 31/10 OJ10008 31/10 Trích KH TSCĐ tháng 10 214 270.823.997 31/10 OJ10009 31/10 Thanh toán tiền điện T10 1111 20.480.566 28/10 OJ10025 28/10 Thanh toán gia công ngoài 1111 5.960.000 31/10 OJ10003 31/10 Phân bổ chi phí XDCBT10 2412 21.262.596 Cộng 1.522.198.818 Kết chuyển 154 1.522.198.818 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập (ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) 2.2.6.Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kì tính giá thành Công ty chủ yếu khai thác đá vôi cung cấp cho công ty Luks- Cement và cung ứng cho khách hàng, giá thành được tính cho đơn vị sản phẩm (tấn) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 52 - Đối tượng tính giá thành :sản phẩm đá vôi - Kỳ tính giá thành : tháng 2.2.7.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để dánh giá sản phẩm dở dang thì có thể lựa chọn nhiều phương pháp. Nhưng do tích chất của sản phẩm là đá vôi, khai thác xong là thành phẩm nên không có sản phẩm dở dang. 2.2.8.Tính giá thành : Phương pháp trực tiếp Tổng giá thành = Giá trị SPDD + Tổng CPSX đã + Giá trị SPDD đầu kỳ tập hợp trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành Gía thành đơn vị = Số lượng thành phẩm TK621 TK154 TK155 1.704.619.136 4.424.501.954 TK622 1.197.684.000 TK627 1.522.198.818 Sơ đồ 2.7: Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm đá vôi Sau khi tập hợp được các chi phí thì kế toán tổng hợp các chi phí đó vào sổ cái TK 154 để tính giá thành sản phẩm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 53 Biểu 2.10 SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu tài khoản: 154 SH Ngày Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/12 Kết chuyển CPNVL TT quý 4 621 1.704.619.136 31/12 Kết chuyển CPNC TT quý 4 622 1.197.684.000 31/12 Kết chuyển CPSXC quý 4 627 1.522.198.818 Cộng 4.424.501.954 Kết chuyển 155 4.424.501.954 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập (ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.8: Bảng giá thành đá vôi quý 4/2010 Tổng giá thành (đồng) Số lượng(tấn) Gía thành đơn vị(đồng) 4.424.501.954 10.014 441.831,6 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LUKS - TRƯỜNG SƠN 3.1.ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH LUKS - TRƯỜNG SƠN 3.1.1.Về tổ chức chứng từ sổ sách  Ưu điểm Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung mọi nghiệp vụ phát sinh được ghi lại hằng ngày vào các sổ nên mọi hoạt động của công ty được phản ánh đầy đủ và chính xác trong các sổ. Các TK 621, 622, 627 được mở chi tiết. Các sổ chi tiết được thiết kế khá hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty, việc đối chiếu so sánh dễ dàng và chính xác. Hệ thống tài khoản cũng được mở chi tiết đến cấp 2 giúp cho công tác kế toán được dễ dàng và chính xác. Các đối tượng kế toán cũng được mã hóa một cách khoa học. Công ty cũng xây dựng được hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ khá hoàn thiện. Công ty cũng không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức nguyên, nhiên liệu; định mức lương giúp cho việc kiểm soát chi phí được tốt hơn. Góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Tại công ty chủ yếu thực hiện kế toán bằng máy trên phần mềm Excel. Do đó việc tính toán và đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.  Nhược điểm + Công ty có sử dụng riêng một bộ phận xe máy để phục vụ cho việc vận chuyển và khai thác, tuy nhiên công ty không mở tài khoản 623 để phản ánh chi phí sử dụng máy thi TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 55 công một cách chi tiết. Chi phí này phát sinh trong công ty cũng khá lớn, do đó nếu không được theo dõi riêng sẽ rất khó kiểm soát. + Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán nên làm gia tăng công việc cho kế toán tổng hợp. 3.1.2.Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  Ưu điểm Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội khai thác: tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành đơn giản, chính xác. Công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho là nhập sau xuất trước giúp cho việc điều chỉnh giá thuận lợi trong điều kiện lạm phát như hiện nay Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là một yếu tố trọng yếu. Vì giá thành là thông tin cần thiết cho nhiều quyết định quản trị chiến lược của nhà quản lý. Với việc lựa chọn phương pháp trực tiếp (giản đơn) vừa phù hợp với quy trình sản xuất vừa giúp cho việc tính giá thành được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng. Tại công ty kỳ tính giá thành được chọn là tính giá thành theo tháng. Do đó đơn vị có thể bắt kịp với sự biến động giá trên thị trường để kịp thời điều chỉnh giá cho phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng lợi nhuận của mình.  Nhược điểm: Việc lập dự toán chi phí sản xuất chưa được chú trọng nhiều nên rất khó để kiểm soát biến động chi phí, đồng thời có thể dẫn đến sự lãng phí về nguyên vật liệu hoặc nhân công. Chi phí sửa chữa tại công ty thường xuyên phát sinh và là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, máy móc thiết bị nên có thể gây ra biến động chi phí trong kỳ, làm cho giá thành trong kỳ tăng vọt. Mặt khác, có thể làm cho công ty bị động về nguồn vốn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 56 Công ty cũng chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong kỳ khi chi phí này phát sinh dẫn đến làm biến động chi phí, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Việc phân bổ các chi phí sản xuất chung chưa được dựa trên một tiêu thức nhất định. 3.2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LUKS - TRƯỜNG SƠN 3.2.1.Hoàn thiện hệ thống chứng từ sổ sách và tổ chức công tác kế toán Công ty nên xây dựng mạng nội bộ với công ty mẹ. Điều này sẽ giúp cho tốc độ truyền và xử lý thông tin nhanh hơn, giúp cho các quyết định của nhà quản trị nhanh chóng và chính xác, nắm bắt được thời cơ kinh doanh. Do khối lượng các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày chủ yếu là xuất hàng bán và xuất kho NVL nên việc ghi sổ sách trùng lặp nhiều. Công ty nên thực hiện phần mềm kế toán cho nhanh gọn và dễ kiểm tra số liệu doanh thu, chi phí Mặt khác, công ty cũng nên cài đặt phần mềm kế toán cho tất cả các máy tính trong phòng kế toán để kế toán các phần hành có thể chủ động cập nhật chứng từ vào máy tính. giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin. . Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung là một hình thức kế toán thông dụng và phù hợp với công ty, hình thức này khá hoàn chỉnh nên để hoàn thiện thêm thì cần các nhân viên kế toán thực hiện ghi sổ một cách đầy đủ và chính xác. 3.2.2.Hoàn thiện công tác hạch toán chi phi Hiện nay trong thực tế việc chi phí nguyên vật liệu, sản xuất chung bị hao hụt cũng không nhỏ, ảnh hưởng đến công ty rất nhiều. Khi phát hiện ra những chi phí không hợp lý hoặc khối lượng sản phẩm không bán được đều được hạch toán thẳng vào chi phí, việc hạch toán như thế thiếu chính xác làm cho cung cấp thông tin bị sai lệch không phát huy trách nhiệm của nhà quản lý liên quan vì vậy để đảm bảo cho công tác hạch toán CPSX và GTSP được chính xác phải mở thêm các tài khoản: 711(thu nhập khác), 811( chi phí khác), và tổ chức theo dõi ,giám sát chặt chẽ hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 57 Phải thường xuyên đối chiếu giữa sổ sách của kế toán vật tư và thủ kho về tình hình xuất, nhập, tồn của nguyên vật liệu tại công ty, đặc biệt là vật liệu nổ. Tiếp tục hoàn thiện định mức chi phí nguyên nhiên liệu, thường xuyên đối chiếu giữa định mức nguyên nhiên liệu, khối lượng công việc đã thực hiện với số lượng nguyên nhiên liệu đã tạm ứng để kiểm soát chi phí NVL. Đồng thời cần chú trọng hơn nữa về việc lập dự toán các loại chi phí để chủ động hơn khi có biến động xảy ra. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân và trích trước chi phi sửa chữa lớn TSCĐ, máy móc, thiết bị để tránh biến động chi phí trong kỳ ảnh hưởng xấu đến giá thành. Tiến hành công tác phân tích và hoàn thiện định mức lương. Phân bổ các chi phí sản xuất chung cần dựa vào các tiêu thức cụ thể. 3.2.3.Một số giải pháp nhằm hạ GTSP Để hạ GTSP, các nhà quản trị cần phải biết nguồn gốc, nội dung của giá thành, đồng thời các nhà quản trị cần biết phân tích, đánh giá chi tiết về GTSP để từ đó có biện pháp sử dụng các yếu tố sản xuất một các tiết kiệm và hiệu quả.Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này, tôi xin đưa ra các biện pháp hạ GTSP sau:  Đối với chi phí nguyên vật liệu: Trước tiên phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý + Giảm đơn giá đầu vào : tìm đối tác cung cấp NVL mà hạn chế được chi phí vận chuyển ,các chi phí phát sinh và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu + Bảo quản tốt NVL, phế liệu thu hồi + Cải tiến thiết bị sản xuất để giảm mức tiêu hao + Nâng cao ý thức tiết kiệm trong sản xuất  Đối với chi phí nhân công: + Tổ chức quy trình sản xuất khoa học, bố trí đúng người, đúng việc tránh lãng phí sức lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; + Có chính sách tiền lương, tiền thưởng, phạt công bằng hợp lý nhằm khuyến khích lao động tích cực trong công việc, trung thành với DN; TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 58 + Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho công nhân để nâng cao tay nghề; + Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, quan tâm điều kiện hoàn cảnh mỗi công nhân để công nhân tin tưởng, yên tâm sản xuất; + Cơ sở hạ tầng phải bảo đảm cho các Phòng/ đội, bộ phận hoàn thành công việc của đơn vị, hợp tác trợ giữa các bộ phận để kế hoạch sản xuất - kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.  Đối với chi phí sản xuất chung; + Cần có quy định về định mức chi phí quản lí. + Xây dựng một hệ thống các tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí sản xuất chung được chính xác hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề thực tập SVTH: Hà Thị Thuận_Ngành Kế Toán 59 KẾT LUẬN Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một phần hành kế toán quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Vì nó phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát liên quan đến toàn bộ các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lí của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Tính giá rất quan trọng, thể hiện ở chức năng của nó là chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế, chức năng bù đắp chi phí. Do đó chỉ tiêu giá thành phải được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp các nhà quản lí có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất Muốn làm được như vậy thì công tác kế toán CPSX và tính GTSP phải được chú trọng và không ngừng hoàn thiện. Một khi thực hiện tốt công tác này thì thông tin kế toán mới phản ánh đúng và sát thực tế. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Luks- Trường Sơn tôi thấy công tác kế toán của công ty đã tuân thủ theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, đã xây dựng được một bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh và hoạt động có hiệu quả giúp cho việc theo dõi chi phí và tính giá thành diễn ra một cách thuận tiện và nhanh chóng Đồng thời qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận tại trường và quá trình thực tập tại công ty tôi thấy phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần hành kế toán rất quan trọng, cần được đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên do thời gian thực tập còn hạn chế, cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, và hệ thống số liệu thu thập còn chưa đầy đủ nên tôi chưa thể đi sâu hơn và cũng có nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhathithuan_847.pdf
Luận văn liên quan