Khóa luận Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 – Nghệ An

Để các giải pháp đề xuất được thực hiện có hiệu quả, công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau đây trong công tác tài chính kế toán: - Thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách kế toán mới nhằm đảm bảo việc hạch toán đúng chế độ và chính sách hiện hành. Đồng thời duy trì tốt việc đào tạo và đào tạo nâng cao để các nhân viên kế toán kịp thời nắm bắt thông tin về chế độ, chính sách kế toán mới, nâng cao trình độ hiểu biết và nghiệp vụ của các nhân viên kế toán hiện có. - Lập kế hoạch, chương trình, phối hợp và tham gia thực hiện công tác kiểm tra toàn diện, định kỳ lại tất cả các phòng ban. Tổ chức quản lý công ty có hệ thống, đảm bảo sự phối hợp, liên kế thống nhất giữa các phòng ban.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế TR ƯỜ G Đ ẠI HỌ C K INH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN36 toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chi tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí – chứng từ c. Chính sách kế toán Công ty Cổ phần Xi măng dầu khí 12/9 hiện đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo. Chứng từ kế toán và Các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp Chi tiết Sổ cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê Sổ quỹ TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN37 Kỳ kế toán năm của Công ty được quy định là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 của năm. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu tồn kho; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm bằng 70% giá gốc hàng tồn kho tại thời điểm 31/12. Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc, khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. 2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cty 2.1.6.1. Tình hình lao động Bảng 1: Bảng phân tích quy mô và cơ cấu lực lượng lao động của công ty qua 2 năm 2009 – 2010 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Qua tài liệu phân tích ở trên ta thấy,tổng số lao động của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 25 lao động, tương ứng tăng lên 4,67%. Trong đó: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số lao động 535 100 560 100 +25 +4,67 1.Lao động trong SX 415 77.57 425 75,89 +10 +2,41 -Lao động trực tiếp 347 64,86 330 58,93 -17 -4,90 -Lao động gián tiếp 68 12,71 95 16,96 +27 +3,97 2.Lao động ngoài SX 120 22,43 135 24,11 +15 +12,5 - Nhân viên bán hàng 40 7,48 45 8,04 +5 +12,5 - Nhân viên quản lý 80 14,95 90 16,07 +10 +12,5 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN38 - Lao động trong sản xuất năm 2010 tăng 10 người so với năm 2009, tương ứng tăng lên 2,61%.Lao động ngoài sản xuất năm 2010 tăng 15 người so với năm 2009, tương ứng tăng 12,50%. Mặc dù, lao động trong sản xuất năm 2010 tăng lên 10 người so với năm 2009 nhưng lao động trực tiếp giảm mất 17 người ( giảm 4,90 % ) là do doanh nghiệp năm 2010 tổ chức thi tuyển, rà soát lại hồ sơ của công nhân viên. Năm 2010, công ty chú ý vào trình độ của người lao động, quyết định đến năng suất lao động của mọi người trong công ty. Có thể nói, lao động trực tiếp giảm nhưng chất lượng công nhân được chọn lọc một cách hợp lý vẫn tăng 11.61% so với năm 2009. Lao động ngoài sản xuất năm 2010 tăng 15 người so với năm 2009, tương ứng tăng lêm 12,50%. Trong đó : - Nhân viên bán hàng năm 2010 tăng lên 5 người so với năm 2009 ( tăng 12,50%). - Nhân viên quản lý năm 2010 tăng lên 10 người so với năm 2009 (tăng lên 12,50%). TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN39 2.1.6.2. Tình hình tài sản nguồn vốn Bảng 2 : Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Phân tích cơ cấu tài sản Qua bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2009 và 2010 cho ta thấy: Tổng tài sản của công ty vào cuối năm 2010 là 433.585.637.420 đồng, tăng 35.159.909.099 đồng so với tổng tài sản cuối năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng lên 8,82 %. Trong đó: - Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010 tăng lên 5.782.494.682 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng lên 3,60 %. - Tài sản dài hạn của công ty năm 2010 tăng lên 29.377.414.417 đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 12,31%. Như vậy, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty năm 2010 đều tăng lên so với năm 2009; chứng tỏ quy mô sử dụng tài sản của công ty ngày càng được mở rộng hơn, đặc biệt năm 2010 công ty đã đầu tư mạnh hơn vào Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % 1. Tài sản ngắn hạn 159.768.717.407 40,10 165.551.212.089 38,18 5.782.494.682 3,60 2. Tài sản dài hạn 238.657.010.914 59,90 268.034.425.331 61,82 29.377.414.417 12.3 1 Tổng tài sản 398.425.728.321 100 433.585.637.420 100 35.159.909.099 8,82 1. Nguồn vốn CSH 179.968.901.425 45,17 193.980.880.635 44,74 14.011.979.210 7,79 2. Nợ phải trả 218.456.826.896 54,83 239.604.756.785 55,26 21.147.929.889 9,68 Tổng nguồn vốn 398.425.728.321 100 433.585.637.420 100 35.159.909.099 8,82 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN40 tài sản dài hạn. Bên cạnh tổng tài sản tăng lên thì tổng nguồn vốn năm 2010 cũng tăng lên 35.159.909.099 đồng so với tổng nguồn vốn năm 2009 , tương ứng vói tỷ lệ tăng 8,82%. Trong đó: - Nguốn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng lên 14.011.979.210 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,79% so với năm 2009. - Nợ phải trả năm 2010 cũng tăng lên 21.147.929.889 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,68% so với năm 2009. Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng lên nhanh là do Công ty đầu tư thêm trang thiết bị bằng vốn chủ sở hữu để mở rông quy mô sản xuất. 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 3:Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 1.Doanh thu BH & CCDV 50.367.538.192 45.128.938.212 5.239.599.880 11,61 2.Các khoản giảm trừ Doanh thu 123.568.128 300.122.416 -176.554.288 -58,83 3.Doanh thu thuần 50.243.970.064 44.828.815.796 5.415.154.270 12,08 4.Gía vốn hàng bán 30.346.527.435 37.149.312.617 -6.802.785.180 -18,31 5.Lợi nhuận gộp 19.897.442.629 7.679.503.179 12.227.939.450 159,23 6.Doanh thu hoat động TC 6.116.578.326 7.136.516.139 -1.019.938.206 -14,29 7.Chi phí tài chính -Trong đó: chi phí lãi vay 10.329.138.237 3.235.136.529 4.139.516.139 2.007.000.395 6.189.621.698 1.228.136.134 149,53 61,19 8.Chi phí bán hàng 6.139.237.416 5.150.328.912 988.908.504 19,20 9.Chi phí quản lý DN 8.138.203.415 8.756.953.118 -618.749.703 -7,07 10.Lợi nhuận thuần 1.406.440.887 -3.230.678.458 4.637.119.345 143,53 11.Thu nhập khác 2.311.436.218 5.316.512.138 -3.005.075.920 -56,52 12.Chi phí khác 10.743.970.686 1.407.608.527 9.336.290.153 663,24 13.Lợi nhuận khác -8.432.534.468 3.908.903.611 -12.341.438.079 -315,73 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN41 ( Nguồn: phòng tài chính kế toán) Qua bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 113.587.488 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,59%. Lợi nhuận sau thuế cuả công ty tăng lên trong năm 2010 do các nhân tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng của từng nhân tố như sau : - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng 2010 tăng 5.239.599.880 đồng, tăng lên 11,61%. - Các khoản giảm trừ doanh thu giảm -176.554.288 đồng, tương ứng giảm 58,83%. - Giá vốn hàng bán giảm 6.802.785.180 đồng, giảm 18,31% - Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 618.749.703 đồng, tương ứng giảm 7,07%. Doanh thu năm 2010 tăng chứng tỏ doanh nghiệp trong năm này đã cố gắng bán được nhiều sản phẩm, ngoài ra cố gắng giảm giá thành sản phẩm một cách đáng kể làm cho doanh thu thuần năm 2010 tăng lên 5.415.154.270 đồng Bên cạnh các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế thì các yếu tố sau lại làm giảm lợi nhuận sau thuế: - Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 giảm 1.019.938.206 đồng, giảm 14,29%. 14.Tổng LN kế toán trước thuế -7.026.093.581 -7.139.681.069 113.587.488 1,59 15.Chi phí thuế TNDN 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.LN sau thuế TNDN -7.026.093.581 -7.139.681.069 113.587.488 1,59 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3513,05 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN42 - Thu nhập khác năm 2010 giảm 3.005.075.920 đồng, tương ứng giảm 56,52%. Do công ty năm 2010 tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên các hoạt động tài chính lại giảm đi. Thu nhập khác của công ty năm 2010 giảm là dấu hiệu tôt vì công ty năm nay kít thu hồi phế liệu thu hồi. 2.2. Thực trạng công tác kế toán NVL tại Cty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 2.2.1. Thực trạng công tác phân loại NVL Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 sản xuất chủ yếu xi măng, ngoài ra còn sản xuất sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng khác như gạch, gạch đỏ, gạch táp lô và sản xuất VLXD khác. Nguyên liệu sản xuất xi măng bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: Đất sét, đá vôi, than, đá xít, quặng sắt - Nguyên vật liệu phụ: Dầu, mỡ, vỏ bao Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất xi măng bao gồm nhiều loại, mỗi loại có tính chất hoá lý riêng biệt. Tuỳ thuộc vào từng loại nguyên vật liệu mà tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 có những yêu cầu nhất định trong quản lý thu, mua, bảo quản tại kho khác nhau, đất sét, than phải khô không được ẩm ướt, để đảm bảo đúng chất lượng, đủ mác thì tỷ lệ các loại nguyên vật liệu đủ đúng theo công thức mà phòng kỹ thuật lập nên. Do vậy, căn cứ vào đặc điểm lý tính của từng nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất mà công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 có những kế hoạch dự trữ khác nhau. Đồng thời, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu phải được cân đối với những định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch đã tính toán. 2.2.2. Thủ tục nhập xuất kho NVL - Tính giá vật liệu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN43 ** Phương pháp xác định giá trị vật liệu nhập: Tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9, nguyên vật liệu sản xuất xi măng đi mua ngoài về nhập kho ( và là mua trong nước), giá trị vật liệu nhập kho được xác định: Giá thực tế Của vật liệu mua Ngoài = Giá mua ghi trên Hoá đơn + Chi phí Thu mua - Các khoản thuế Không được hoàn lại - Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng mua Trong đó: + Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, do đó giá mua ghi trên hoá đơn lá giá không bao gồm thuế giá trị gia tăng. + Hiện tại, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất xi măng chỉ là mua trong nước, do đó, không có thuế không được hoàn lại. - Phương pháp xác định giá trị vật liệu xuất: Tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9, nguyên vật liệu xuất dùng được tính giá theo phương pháp bình quân. Hàng ngày khi xuất kho vật liệu kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tập hợp số liệu. Cuối kỳ hạch toán sẽ tổng hợp số liệu giá thực tế nhập kho trong kỳ và tồn cuối kỳ để tính giá bình quân từng thứ, từng loại NVL Sau khi tính được giá thực tế bình quân của từng thứ nguyên vật liệu kế toán chi tiết vật liệu sẽ áp giá vào phiếu xuất kho từng đối tượng sử dụng từ đó sẽ tính ra được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng: Giá trị thực tế của vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng Đơn giá thực tế Bình quân Số lượng vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dung= * Đơn giá thực tế bình quân Gia quyền Giá mua ghi trên Hoá đơn = Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu Nhập trong kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN44 Ví dụ: Cuối tháng 12/2009 sau khi tổng hợp được thực tế :than còn tồn đầu tháng ( tồn cuối tháng 12) là 700 tấn thành tiền : 480.000.000 đồng . Trong tháng công ty nhập về 780 tấn, đơn giá là 700.000 đồng thành tiền là 546.000.000 đồng. Khi đó đơn giá thực tế BQ = (480.000.000+546.000.000)\(700+780) = 693.243đồng Sau khi tổng hợp các phiếu vật tư trong tháng 1/2010 số lương thực tế xuất kho than để sản xuất theo kế hoạch là 600 tấn. Giá thực tế xuất kho là: 600*693.243 = 415.945.800 đồng a. Tổ chức hạch toán ban đầu Hiện nay công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 đang sử dụng các chứng từ sau đây trong kế toán nguyên vật liệu: - Biểu mẫu chứng từ bắt buộc: Hoá đơn giá trị gia tăng – mẫu số 01/GTKT – 3 LL, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi, biên bản kiểm nghiệm vật tư, biên bản kiểm kê vật tư - Biểu mẫu chứng từ hướng dẫn: Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 sử dụng một số mẫu chứng từ luân chuyển trong nội bộ Công ty hoặc giao dịch giữa công ty với khách hàng hoặc trong các trường hợp đặc biệt để phục vụ công tác quản lý, sản xuất của doanh nghiệp, nhằm thuận tiện cho việc ghi chép và quản lý hoạt động kinh doanh. Việc nhập nguyên liệu phụ thuộc vào tính chất sản xuất hoặc theo thời vụ, bộ phận cung tiêu có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu, tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà ứng với các phương thức thu mua khác nhau như: ký hợp đồng, mua trực tiếp tại các đơn vị bán quen thuộc, mua lẻ... Dù mua theo phương thức nào nhưng khi nguyên liệu về nhập kho đều có hoá đơn đi kèm, kế toán theo dõi để ghi sổ trường hợp “Hàng về hoá đơn cùng về”. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN45 Ở công ty, bộ phận cung tiêu có nhiệm vụ khơi nguồn hàng để mua nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất, nhân viên của bộ phận này sẽ tiến hành thu mua. Khi nguyên liệu vê đến công ty (Có kèm hoá đơn), bộ phận này có trách nhiệm xem xét, tính hợp pháp, hợp lý của hoá đơn và cử người kiểm tra nguyên liệu. Nếu nội dung ghi trên hoá đơn là phù hợp, nguyên liệu mua về đảm bảo chất lượng, chủng loại, quy cách thì sẽ tiến hành viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho do bộ phận cung tiêu lập gồm 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán. Liên 2: Thủ kho sử dụng để vào thẻ kho, cuối tháng chuyển về cho kế toán vật tư. Liên 3: Giao cho người nhập hàng giữ. Biểu số 1: Hóa đơn GTGT TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN46 Để hạch toán thì kế toán phải xem xét cụ thể về chủng loại, số lượng đã ghi trong phiếu nhập kho và cho nhập kho. Các loại nguyên liệu mua về được nhập HOÁ ĐƠN( GTGT) Mẫu số 02 GTGT – 3LL CH/2008B Liên 2: Giao cho khách hàng 0002611 Ngày 16/11/2010 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần TMTH Lam Hồng Địa chỉ: Thành phố Vinh Nghệ An Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua hàng: Đỗ Minh Quân Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần xi măng 12/9 Anh Sơn – Nghệ An Điện thoại: 0383 872 473 Fax: 0383 872 354 Số tài khoản: 421 101 000042 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 2900325156 STT Tên hànghoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Than cám Tấn 780 700.000 546.000.000 Cộng tiền hàng 546.000.000 Thuế suất thuế GTGT 10% tiền thuế GTGT 54.600.000 Tổng cộng tiền thanh toán 600.600.000 Số tiền bằng chữ (Sáu trăm triệu, sáu trăm ngàn đồng chẵn) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN47 theo đúng kho đã quy định, thủ kho chịu trách nhiệm sắp xếp các loại nguyên vật liệu trong kho một cách kế hoạch đảm bảo theo yêu cầu quản lý của từng loại nguyên liệu để thuận tiện cho việc theo dõi và nhập xuât kho nguyên liệu. Nguyên vật liệu đến công ty trước khi nhập kho sẽ được nhân viên Phòng Kỹ thuật kiểm tra chất lượng về quy cách phẩm chất. Nếu đủ quy cách chất lượng, chủng loại người kiểm tra phải ký tên đóng dấu của Phòng Kỹ thuật sau đó mới tiến hành nhập kho. Tại Công ty vật liệu mua về để sản xuất Xi măng chỉ có trường hợp xuất dùng, không có các trường hợp bán hay thuê ngoài gia công chế biến. Hàng tháng khi có kế hoạch sản xuất, các xí nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng của công ty do phòng kế hoạch lập, các phân xưởng viết giấy xin lĩnh vật tư. Kế toán căn cứ vào giấy này viết phiếu xuất kho, yêu cầu thủ kho xuất vật liệu. Phiếu xuất kho được viết làm 2 liên: + Liên 1: Bộ phận vật tư lưu + Liên 2: Người lĩnh vật tư giao cho thủ kho để nhận NVL,thủ kho sử dụng để ghi vào thẻ kho, cuối tháng chuyển cho kế toán vật liệu. Trong quá trình sản xuất nếu có phát sinh thêm vật tư các phân xưởng viết giấy đề nghị xuất vật tư bổ sung. Đồng thời viết phiếu xuất kho bán vật liệu không dùng đến. Phiếu này được lập thành 3 liên như các trường hợp trên. * Kiểm kê vật tư tồn kho cuối kỳ: Khi tiến hành kiểm kê vật tư tồn kho cuối kỳ, kế toán nguyên vật liệu và thủ kho lập biên bản kiểm kê vật tư theo mẫu 05 – VP ( ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Căn cứ số lượng thực tế kiểm kê và số lượng trên sổ sách kế toán để xác định chênh lệch, xác định nguyên nhân tiến hành xử lý phù hợp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN48 2.2.3. Kế toán chi tiết NVL Việc quản lý tình hình xuất, nhập vật tư hàng ngày được thực hiện chủ yếu ở phòng kế toán của xí nghiệp, trên cơ sở các chứng từ xuất nhập mà thủ kho và kế toán tiến hành hạch toán kịp thời, chính xác tình hình biến động của vật tư. Chủng loại vật tư của Công ty tương đối nhiều. Hiện nay ở công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu. Kế toán chi tiết được tiến hành trên cơ sở các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho Nội dung hạch toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song áp dụng ở công ty như sau: + Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh tình hình xuất, nhập, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu như: Than cám, đất sét, đá vôi, và theo từng kho. Hàng ngày ghi nhận các chứng từ kế toán về nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành sắp xếp, phân loại theo từng thứ loại nguyên vật liệu theo thứ tự thời gian nhận chứng từ, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất từ chứng từ vào thẻ kho, thường xuyên đối chiếu số tồn trên thẻ kho và số tồn thực tế của vật liệu trong kho. Sau đó chuyển chứng từ cho Phòng Kế toán theo định kỳ 1 tháng 1 lần. + Tại phòng TCKT: Kế toán vật liệu sử dụng số liệu chi tiết vật tư để ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Khi nhận được các chứng từ do thủ kho bàn giao, kế toán vào sổ chi tiết vật tư về tình hình nhập xuất vật tư đồng thời tính ra số tồn cuối tháng.Kế toán tính ra tổng số nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên liệu để đối chiếu với TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN49 thẻ tồn kho của từng thứ nguyên liệu và đối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp. Biểu số 2: Thẻ kho Các sổ chi tiết nguyên vật liệu khác (Tháng 1-2010) (nội dung và cách vào sổ tương tự như các sổ trên) - Số chi tiết: Than cám 3 (Đơn vị tính: Tấn) - Sổ chi tiết: Đá vôi (m3) - Sổ chi tiết: Thạch cao (Tấn) - Sổ chi tiết: Đá xít ( Tấn) Công ty cổ phần XM dầu khí 12/9 Mẫu số 06 – VT Tên kho:Tờ số:.. Ngày 1/11/1995 – BTC THẺ KHO Thẻ nhập ngày 01/11/2010 Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Than cám Đơn vị tính: tấn Chứng từ Diễn giải Số lượng Xác nhận của kế toánSố Ngày Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 700 18 16/11 Nhập than cám 780 12 23/11 Xuất than cám 600 Cộng 780 600 880 Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN50 - Sổ chi tiết: Vỏ bao xi măng (Cái) - Sổ chi tiết: Quặng sắt (Tấn) Các sổ chi tiết nguyên vật liệu dụng cụ này làm căn cứ để vào bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn. Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn của công ty được kế toán vật tư mở trên cơ sở số liệu từ các sổ chi tiết vật tư và bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn của kỳ trước. Trong đó, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn của kỳ trước là cơ sở lấy số liệu ghi chép sổ liệu tồn đầu kỳ. Sổ chi tiết vật liệu là cơ sở ghi chép nhập – xuất – tồn trong kỳ. Mỗi vật liệu được ghi một dòng căn cứ vào số liệu ở dòng tổng cộng cuối kỳ ghi trên sổ chi tiết. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN51 Bảng 4 : Tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu Số TT Tên NVL ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Than cám Tấn 700 480.000.000 780 546.000.000 600 415.945.800 880 610.054.200 2 Đất sét Tấn 1.500 45.000.000 2.000 64.000.000 3.000 93.428.571 500 15.571.429 3 Đá vôi M3 1.100 33.000.000 1.800 54.000.000 1.050 31.500.000 1.850 56.000.000 4 Quặng sắt Tấn 500 50.000.000 100 10.000.000 450 45.000.000 150 15.000.000 5 Đá xít Tấn 600 42.000.000 100 700.000 300 21.000.000 400 21.700.000 6 Thạchcao Tấn 400 42.000.000 300 36.000.000 500 60.000.000 200 18.000.000 7 Vỏ bao Cái 50.000 150.000.000 150.000 450.000.000 140.000 420.000.000 60.000 180.000.000 Cộng 842.000.000 1.160.700.000 1.086.874.371 915.825.629 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN52 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN53 Biểu số 3: Phiếu nhập kho Căn cứ vào phiếu nhập kho số 09 và hóa đơn GTGT số 2611, tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 15231 546.000.000 Nợ TK 133 54.600.000 Có TK 111 600.600.000 Ví dụ 3: Phiếu nhập kho số 18 ngày 21/11 và hoá đơn GTGT số 8269 Nợ TK 15211 54.000.000 Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 Mẫu số 01 – VT Số: 09 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 16/11/2010 Họ tên người giao hàng:. Nợ TK 152 : 546.000.000 Công ty cổ phần XLTMTH Lam Hồng Nợ TK 133 : 54.600.000 Có TK 111: 600.600.000 STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (SP, HH) Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Than cám Tấn 780 700.000 546.000.000 Cộng 546.000.000 Bằng chữ( Năm trăm bốn sáu triệu đồng) Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH Ế - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN54 Nợ TK 133 5.400.000 Có TK 331 59.400.000 Đối với công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9, với việc thu mua nguyên vật liệu, chủ yếu được thanh toán dưới hai hình thức: Trả ngay bằng tiền mặt và trả theo phương pháp trả chậm (nợ người bán). Song thực tế tại công ty do thu mua của công ty bao gồm nhiều thứ, vì vậy việc theo dõi tình hình thanh toán với người bán được mở chi tiết cho từng đối tượng. Biểu 4: Sổ chi tiết nguyên vật liệu SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU (Tháng 11 năm 2010) Tên nguyên vật liệu : Than cám Đơn vị tính: đồng Số TT Ngày Diễn giải Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 700 480.000.000 . 18 16/11 Nhập than cám 780 546.000.000 12 23/11 Xuất than cám 600 415.945.800 Cộng 780 546.000.000 600 415.945.800 Dư cuối tháng 880 610.054.200 Ngày 30 tháng 11 năm 2010 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN55 2.2.4. Kế toán tổng hợp xuất NVL Trong công ty nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Kế toán tổng hợp xuất vật liệu phản ánh kịp thời, chính xác tính toán phân bổ đúng đối tượng giá trị thực tế vật liệu dùng cho từng phân xưởng và các bộ phận khác. Để phản ánh kịp thời, tính toán, phân bổ, chính xác đối tượng sử dụng, kế toán vật liệu lập bảng phân bổ vật liệu xuất dùng trong tháng. Kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu: Phiếu xuất kho, hoá đơn đẻ phân bổ kịp thời, chính xác cho từng đối tượng sử dụng. Căn cứ vào các số lượng đã thu thập được kế toán tiến hành định khoản các trường hợp xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng xi măng. Ví dụ 4: Phiếu xuất kho số 12 ngày 23/11 xuất 600 tấn than cám cho phân xưởng xi măng để sản xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN56 Biểu số 5: Phiếu xuất kho Công ty CPXM dầu khí 12/9 Mẫu số 02 – VT Số 12 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 23/11/2010 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Đậu Mạnh Quyền Địa chỉ: XN xi măng Lý do xuất: Sản xuất Xi măng Số TT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ( SP, HH) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Than cám 3 Tấn 600 600 693.243 415.945.800 Cộng tiền hàng 415.945.800 (Bằng chữ: Bốn trăm mười lăm triệu, chín trăm bốn lăm ngàn, tám trăm đồng) Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho số 12 ngày 23/11, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621 415.945.800 Có TK 15231 415.945.800 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN57 Ví dụ 5: Phiếu xuất kho số 06 ngày 19/11 xuất 300 tấn đá xít với giá trị 21.000.000 để sản xuất. Nợ TK 621 21.000.000 Có TK 15224 21.000.000 Ví dụ 6: Phiếu xuất kho số 19 ngày 29/11 xuất 140.000 vỏ bao xi măng với giá trị 420.000.000 để đóng bao xi măng. Nợ TK 621 420.000.000 .Có TK 15252 420.000.000 Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh, kế toán ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 Biểu số 6 : Nhật ký chứng từ số 7 Công ty cổ phần XMDK 12/9 Mẫu sổ S04a7 – DN NHẬT KÝ CHỨNG TỨ SỐ 7 Ghi Có TK 152 : Nguyên vật liệu Tháng 11/2010 STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK 152 Các TK phản ánh ở NKCT khác Tổng cộng 1 621 856.945.800 856.945.800 Cộng 1.086.874.371 1.086.874.371 Ngày 30 tháng 11 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN58 * Tổ chức sổ kế toán Để phản ánh tình hình xuất vật liệu kế toán sử dụng TK 152, 153, bảng kê sổ 3, bảng phân bổ số 2. * Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng kế số 3 Chỉ tiêu I: Số dư đầu tháng, số liệu của phần này được lấy ở dòng tồn kho cuối tháng trên bảng kê số 3 tháng trước. Chỉ tiêu II: Số phát sinh tăng trong kỳ: Số liệu được lấy từ Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 6, 7, 10 và một số chứng từ khác. Chỉ tiêu III: Cột số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ ( Chỉ tiêu I + Chỉ tiêu II). Chỉ tiêu IV: Số dư cuối kỳ (Chỉ tiêu III – Chỉ tiêu IV). Chỉ tiêu V: Xuất dùng trong kỳ căn cứ vào dòng cộng bảng phân bổ số 2. * Cơ sở số lượng và phương pháp lập bảng phân bổ số 2. Dựa vào số lượng của bảng chi tiết xuất nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng. Do doanh nghiệp tính giá thực tế, xuất kho (Giá bình quân) nên không dùng giá hạch toán trong bảng phân bổ số 2. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN59 Biểu số 7 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 11/2010 Ghi có TK Ghi nợ TK Tài khoản 152 TT TK 621 CPNVL TT 621 – PX 1 1.086.874.371 621 – PX 2 TK 627 627 – PX 1 627 – PX 2 TK 641 – CPBH TK 642 – CPQL TK 632 – GVHB Cộng 1.086.874.371 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN60 Biểu số 8 : Sổ cái TK 152 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 Tháng 11 năm 2010 Số dư đầu kỳ Nợ : 842.000.000 Có Ngày 31 tháng 11 năm 2010 Phòng Kế toán Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ghi có TK đối ứng nợ với TK này Tháng 11 Tháng 12 NKCT Số 1 – Có TK 111 620.700.000 NKCT Số 5 – Có TK 331 540.000.000 NKCT khác - Nợ TK 621 1.086.874.371 Cộng phát sinh trong tháng Nợ 1.160.700.000 Có 1.086.874.371 Số dư cuối tháng Nợ ... 915.825.629 Có Công ty đang sử dụng hình thức kế toán nhật ký – chứng từ. Do vậy, ngoài việc sử dụng các nhật ký và bảng kê theo quy định, công ty còn mở các TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN61 sổ chi tiết: Sổ chi tiết vật liệu, số chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh xi măng, số lượng nguyên vật liệu nhiều lại thường xuyên có các hoạt động nhập, xuất nguyên vật liệu nên Phòng kế toán của công ty hiện nay, số chi tiết vật tư sản xuất được mở cho từng nguyên vật liệu, mỗi nguyên vật liệu một sổ riêng để thuận tiện cho việc quản lý và ghi chép. Đối với công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9, việc thu mua nguyên vật liệu chủ yếu được thanh toán dưới 2 hình thức: Trả ngay bằng tiền mặt và trả theo phương pháp trả chậm (nợ người bán). Thực tế tại công ty do thu mua vật liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không ổn định và do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ, vì vậy việc theo dõi tình hình thanh toán với người bán được mở chi tiết cho từng đối tượng. Tuỳ theo đối tượng mà có thể mở chi tiết trên từng quyển sổ riêng hoặc vài đối tượng trên cùng một sổ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN62 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG DẦU KHÍ 12/9 – NGHỆ AN 3.1. Nhận xét kế toán tại đơn vị 3.1.1. Ưu điểm a. Về tổ chức hạch toán - Trình tự luân chuyển, hệ thống hoá, bảo quản chứng từ kế toán được thực hiện hợp lý, khoa học nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán đúng, đủ, kịp thời và việc kiểm tra, giám sát tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu. - Các biểu mẫu chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu được công ty sử dụng đầy đủ, đúng chế độ chứng từ kế toán do Nhà nước quy định. Cac biểu mẫu chứng từ kế toán do Công ty tự lập đảm bảo các nội dung chính của chứng từ quy định tại điều 17 Luật kế toán, đồng thời thuận tiện, rõ ràng cho việc luân chuyển chứng từ và ghi chép kế toán của Công ty. b, Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán * Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu để sản xuất Xi măng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Thực hiện hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của nguyên vật liệu sản xuất Xi măng, sử dụng phương pháp này giúp kế toán có thể dễ dàng tính được giá trị vật tư xuất, nhập, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Đồng thời, trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung của tài khoản tài sản. Nguyên vật liệu nhiều chủng loại khác nhau, lại thường xuyên có sự biến động trong nhập – xuất – tồn, do đó việc tiến hành kê khai, kiểm tra và thường xuyên đối chiếu giữa thực tế trong kho và sổ sách kế toán là hết sức cần thiết, đảm bảo cho công ty chủ động trong sản xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN63 Việc lựa chọn áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá vật liệu xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của vật liệu trong kỳ. * Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu để sản xuất Xi măng theo phương pháp thẻ song song. Việc áp dụng phương pháp thẻ song song kế toán chi tiết nguyên vật liệu phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán của công ty do phương pháp ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập – xuất – tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời chính xác. * Về tổ chức hệ thống sổ kế toán Hệ thống sổ kế toán của công ty hoàn toàn phù hợp với quy định 3.1.2. Nhược điểm a, Về tổ chức hạch toán - Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán nhưng đôi khi chứng từ kế toán của Công ty vẫn còn thiếu chữ ký của kế toán trưởng hoặc chữ ký của các bên có liên quan. Một lần nữa, công tác kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của chứng từ cần được đề cao. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ hạch toán ban đầu cần kiểm tra, kiểm soát chứng tư chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn để đảm bảo chứng từ được xuất có đầy đủ chữ ký theo quy định. - Trong một số trường hợp, việc nhân viên viết sai, viết nhầm hoá đơn vẫn xẩy ra, không những gây khó khăn cho công tác ghi chép kế toán mà còn khiến Phòng Tài chính kế toán phải mất thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, phức tạp để xác nhận, sửa chữa, lập biên bản, giải trinh. - Việc Công ty chỉ nhận nhập kho nguyên vật liệu trong trường hợp hàng về hoá đơn cùng về là chưa khoa học. Mặc dù nguyên vật liệu của công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc mua trong nước nên không có tình trạng hàng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN64 về mà hoá đơn chưa về hay hoá đơn về mà hàng chưa về, nhưng trên thực tế không phải là không có trừơng hợp như vậy xẩy ra. - Việc thủ kho định kỳ 1 tháng 1 lần mới tiến hành chuyển các chứng từ như phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cho kế toán nguyên vật liệu là quá chậm, khiến kế toán vật tư tiến hành công việc chậm. b, Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán * Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu để sản xuất xi măng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 15 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tại công ty việc mở thêm cái tài khoản chi tiết còn hạn chế. Việc quản lý hạch toán nguyên vật liệu vì thế chưa mang tính khoa học cao. Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất tại công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, trong hạch toán công ty lựa chọn chi tiết cho tài khoản theo tên nguyên vật liệu là dài dòng trong ghi chép. Đặc biệt là khi công ty vẫn đang áp dụng kế toán thủ công thì việc ghi chép sẽ phức tạp hơn nhiều, dễ nhầm lẫn về ký hiệu tài khoản. Việc nhầm lẫn một lần có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng rất khó trong việc kiểm tra nhầm lẫn gây mất thời gian cho kế toán trong việc tìm kiếm, xác nhận và sửa chữa. * Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu để sản xuất xi măng theo phương pháp thẻ song song. Nhân viên kế toán tại công ty hiện nay gồm 9 người, trong đó có 6 người có trình độ đại học, còn lại trình độ trung cấp. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song là phù hợp với trình độ của kế toán viên. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này thường gây ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, nhiều nghiệp vụ ghi trùng lặp làm tăng khối lượng công việc kế toán, tốn công sức, thời gian của kế toán. Đồng thời, do trình TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN65 độ của thủ kho thấp, nên việc quản lý công việc kho chưa khoa học, hay xẩy ra nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép gây khó khăn trong công tác kế toán. * Về tính giá vật liệu Việc lựa chọn tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền đôi khi khiến giá nguyên vật liệu xuất kho không sát với giá thị trường. Độ chính xác của việc tính gía phụ thuộc tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu. Trường hợp giá cả thị trường nguyên vật liệu có sự biến động lớn thì việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác. * Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Công ty áp dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ, nhưng hệ thống sổ chi tiết còn ít, Đồng thời việc ghi chép trên sổ chi tiết tiến hành 1 lần 1 tháng, do vậy khối lượng công việc tồn đọng nhiều, gây mệt mỏi, căng thẳng cho nhân viên kế toán mỗi khi vào sổ. 3.2. Giải pháp hoàn thiện 3.2.1. Về phân loại nguyên vật liệu Qua tìm hiểu tại công ty, tôi nhận thấy hiện tại việc công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ sản xuất xi măng là hợp lý. - Nguyên vật liệu chính bao gồm: Than cám, đất sét, đá vôi. - Nguyên vật liệu phụ gồm nhiều loại khác nhau như: Dầu mỡ, vỏ bao, phụ gia. 3.2.2. Về tính giá vật liệu Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Tại công ty, nguyên liệu được đánh giá theo giá thực tế. Song do đặc điểm của nguyên liệu ở công ty có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh theo thời cụ và yêu cầu của công tác kế toán nguyên vật liệu phải phản ánh kịp thời tình hình biến động và số hiện có TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN66 của vật liệu nên trong công tác quản lý nguyên liệu cần phải đánh giá theo giá hạch toán. Kế toán nguyên liệu cần xây dựng theo giá hạch toán, giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá mua nguyên liệu, giá mua trên hoá đơn. Việc sử dụng giá hạch toán sẽ tạo thuận lợi cho việc tăng cường chức năng kiểm tra của kế toán, nhằm sử dụng hợp lý tiết kiệm có hiệu quả nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh, nhằm giảm bớt chi phí về nguyên liệu trong chi phí sản xuất kinh doanh giá thành sản phẩm. Giá hạch toán phải được quy định thống nhất trong một kỳ hạch toán. Hàng ngày kế toán ghi sổ sách kế toán về nhập, xuất, tồn kho vật tư theo giá hạch toán. Trị giá hạch toán vật tư (Nhập, xuất) = Số lượng vật tư (Nhập, xuất) x Đơn giá hạch toán Đến cuối kỳ hạch toán kế toán mới tính toán để xác định trị giá vật tư xuất dùng trong kỳ cho các đối tượng theo giá mua thực tế, việc tính toán đó thực hiện bằng cách sau: - Tính hệ số giá giữa giá thực tế và giá hạch toán (H). H = Trị giá mua thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá mua thực tế vật liệu nhập trong kỳ Trị giá hạch toán vật liệu tồn cuối kỳ + Trị giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ sử dụng cho từng bộ phận trong xí nghiệp theo loại, nhóm vật liệu: Trị giá vật liệu của vật liệu = Trị giá hạch toán của vật liệu * Hệ số xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ giá H Việc tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất kho thành giá thực tế được tiến hành trên bảng kê số 3 “ Tính giá thành thực tế của vật liệu”. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN67 3.2.3. Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu * Xây dựng sổ danh điểm vật liệu Hiện nay nguyên liệu trong công ty có rất nhiều chủng loại khác nhau và thường xuyên biến động. Mỗi loại nguyên liệu lại có nội dung kinh tế chức năng trong sản xuất kinh doanh, tính năng lý, hoá khác nhau. Căn cứ vào nội dung kinh tế và vài trò, chức năng của nguyên liệu theo đúng chức năng của chúng, công tác quản lý vật liệu đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác nhưng kế toán xí nghiệp chưa lập sổ danh điểm vật liệu để phản ánh chi tiết chủng loại nguyên vật liệu. Bởi vậy để quản lý chặt chẽ nguyên liệu mới thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty tiến hành được thường xuyên, liên tục thì cần thiết phải biết tình hình hiện có và sự biến động của từng loại nguyên liệu. Trong công ty việc phân chia nguyên liệu được chi tiết, nên tiến hành bằng cách lập sổ danh điểm vật liệu, trong đó nguyên liệu được chia thành loại, nhóm, thứ và mỗi loại được sử dụng một ký hiệu để thay đổi tên gọi, nhãn hiệu, quy cách nguyên liệu. Ký hiệu đó gọi đó là số danh điểm vật liệu và được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn công ty, nhằm đảm bảo cho các bộ phận đơn vị trong công ty phối hợp chặt chẽ trong quản lý nguyên liệu. Ký hiệu kho số 1 là kho chứa nguyên vật liệu sản xuất xi măng, mã hoá kho nguyên vật liệu là: 152.01. Loại nguyên vật liệu chính: 152.01.1; loại nguyên vật liệu phụ: 152.01.2; Loại vật tư bao gói: 152.01.3. Kế toán phân loại nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, vật liệu bao gói để mở sổ danh điểm vật tư cho từng loại, nguyên vật liệu chính một sổ, nguyên vật liệu phụ một sổ, vật tư bao gói một sổ nhằm tiện cho việc theo dõi và ghi chép. Đồng thời, sổ danh điểm vật liệu phải được xây dựng cho từng kho, mỗi kho một sổ đẻ quản lý theo từng kho, tiện cho việc kiểm kê và quản lý vật tư. Với những nguyên liệu có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm, có mặt tại TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN68 nhiều kho thì nên ký hiệu mã hoá nguyên vật liệu thống nhất giữa các kho, chỉ thay đổi mã hoá của kho để dễ nhớ ký hiệu vật tư trong khi quản lý, bảo quản và hạch toán. *. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư Qua quá trình tìm hiểu đặc điểm hạch toán chi tiết vật liệu sản xuất kinh doanh tại công ty và tình hình biến động vật liệu hàng ngày, tôi thấy việc kế toán sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết vật liệu là chưa phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu có sự biến động xẩy ra thường xuyên, liên tục trong từng ngày, do vậy việc tổ chức ghi chép sổ sách kế toán cần phải đầy đủ kịp thời, chính xác cho từng ngày. Tuy nhiên công tác kế toán chi tiết vật liệu tổ chức ở công ty chưa có sự đối chiếu, kiểm tra và luân chuyển chứng từ được thường xuyên, hàng ngày mà chỉ diễn ra dồn dập vào cuối tháng dẫn đến việc sai sót là không tránh khỏi, cùng với việc công ty chưa có sổ danh điểm vật liệu, nên việc ghi sổ còn trùng lặp giữa thủ kho và kế toán, khối lượng tính toán lớn, việc luân chuyển chứng từ chậm mất mát, thất lạc. Đồng thời, số lượng danh điểm vật tư nhiều với số lần nhập xuất lớn, thêm vào đó, tại công ty vẫn đang tiến hành kế toán thủ công nên việc áp dụng kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song bộc lộ nhiều bất cập. Do đó nếu có sai sót, nhầm lẫn sẽ khó đối chiếu, kiểm tra phát hiện cũng như không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho công tác kế toán tổng hợp xuất nguyên liệu và công tác tính giá thành sản phẩm. Mặt khác để có sự liên hệ và phối hợp trong việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán, đồng thời tránh sự trùng lặp về số liệu vào sổ sách kế toán không cần thiết, tiết kiệm hao phí lao động trong hạch toán quản lý vật liệu có hiệu quả trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế của công ty, hệ thống danh điểm vật liệu đã được xây dựng như trên, công tác hạch toán chi tiết vật liệu cần được hoàn thiện áp dụng theo phương pháp sổ số như sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN69 Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho vào số dư. Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 đến 10 ngày, kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyển đến, có lập phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào đó, kế toán lập Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên Sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trê sổ số dư với Bảng luỹ kế nhập xuất tồn. 3.2.4. Các giải pháp khác. - Hiện tại, tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 khi hạch toán nguyên vật liệu mua về mới chỉ dừng lại ở việc hạch toán trường hợp hàng về hoá đơn cùng về. Trên thực tế, có thể xẩy ra trường hợp hàng và hoá đơn không về cùng một lúc. Nhưng hiện tại, kế toán nguyên vật liệu của công ty chưa biết cách giải quyết trường hợp này. Do vậy, kế toán nguyên vật liệu cần nghiên cứu thêm về trường hợp này. + Trường hợp hàng về mà hoá đơn chưa về: Tiến hành kiểm kê vật tư, lập biên bản kiểm kê. Khi hoá đơn về, tiến hành đối chiếu giữa hoá đơn và biên bản kiểm kê. nguyên vật liệu. nguyên vật liệu. Nếu hàng hoá về nhập kho đúng với yêu cầu trên hoá đơn thì tiến hành viết phiếu nhập kho và hạch toán như trường hợp hàng về hoá đơn cùng về. Trong trường hợp giữa biên bản kiểm kê và hoá đơn có sự khác biệt, tiến hành nghiên cứu cùng với bộ phận kiểm kê. Lập yêu cầu giảm giá hàng bán đối với bên bán hoặc trả lại hàng mua. Trong trường hợp hoá đơn về mà hàng chưa về nhập kho thì kế toán lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”. * Trong tháng, nếu hàng về thì tiến hành kiểm kê và nhập kho. * Nếu cuối tháng nguyên vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hoá đơn ghi: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN70 Nợ TK 151 (hàng mua đang đi đường) Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ). Có TK 331, 111, 112.. Sang tháng sau, khi nguyên vật liệu về tiến hành kiểm kê như trường hợp hàng về hoá đơn cùng về và tiến hành nhập kho. Kế toán ghi: Nợ TK 152 (nguyên vật liệu) Có TK 151 (Hàng mua đang đi đường). - Tại phòng kế toán của công ty hiện nay vẫn đang áp dụng kế toán thủ công. Trong khi tất cả các nhân viên kế toán đều được trang bị máy vi tính. Nhưng máy vi tính mới chỉ được sử dụng để đanh văn bản và in các bảng biểu tự lập. Công ty nên đưa kế toán máy vào sử dụng để giúp giảm bớt khối lượng công việc của kế toán viên. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng máy vi tính tại phòng kế toán. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo tôi, việc áp dụng như vậy chưa hợp lý, do chi phí nguyên vật liệu phụ tại công ty là rất lớn. Vì thế theo tôi nên đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN71 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Tổ chức tốt hạch toán kế toán chính là chìa khoá mở ra bí quyết thành công của hạch toán kinh doanh, của việc kết hợp kế toán với thị trường. Trong sự nghiệp đổi mới, vấn đề hạch toán kinh doanh càng trở nên sôi động với nhiều vấn đề mới, phong phú và phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Thông tin là yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt đúng thời cơ kinh doanh, giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. Với chức năng cung cấp thông tin nhanh chóng, trung thực, kịp thời về nguyên vật liệu của doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định sản xuất sáng suốt, phù hợp. Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 vận dụng các phương pháp kế toán nói chung và phương pháp nguyên vật liệu nói riêng theo đúng chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phù hợp vớ quy mô, trình độ cán bộ nhân viên kế toán, hình thức kế toán mà công ty lựa chọn. 3.2. Kiến nghị Trong quá trình thực tập tại công ty, trên cơ sở lý luận được học trong nhà trường kết hợp với thực tế, tôi nhận thấy rằng công tác kế toán vật liệu bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế nhất định cần được cải tiến hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến xung quanh vấn đề kế toán vật liệu nhằm hoàn thiện nó. Theo tôi, các giải pháp này có tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu hoàn thiện phương pháp kế toán và phù hợp với điều kiện của đơn vị thực tập cả về trình độ nhân viên và mô hình tổ chức kế toán tại doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hạch toán kế toán và kế hoạch sản xuất của công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN72 Để các giải pháp đề xuất được thực hiện có hiệu quả, công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau đây trong công tác tài chính kế toán: - Thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách kế toán mới nhằm đảm bảo việc hạch toán đúng chế độ và chính sách hiện hành. Đồng thời duy trì tốt việc đào tạo và đào tạo nâng cao để các nhân viên kế toán kịp thời nắm bắt thông tin về chế độ, chính sách kế toán mới, nâng cao trình độ hiểu biết và nghiệp vụ của các nhân viên kế toán hiện có. - Lập kế hoạch, chương trình, phối hợp và tham gia thực hiện công tác kiểm tra toàn diện, định kỳ lại tất cả các phòng ban. Tổ chức quản lý công ty có hệ thống, đảm bảo sự phối hợp, liên kế thống nhất giữa các phòng ban. Đối với công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9 kế toán nguyên vật liệu có vai trò vô cùng quan trọng. Hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại công ty là một yêu cầu cấp thiết. Trên đây, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phần hành kế toán này tại công ty. Các giải pháp hoàn toàn phù hợp với các chính sách kế toán của Nhà nước và của Công ty, phù hợp với trình độ hiện có của các nhân viên kế toán. Đồng thời, việc áp dụng các giải pháp trên giúp kế toán nguyên vật liệu tại công ty sẽ khoa học, hợp lý hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN73 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán tài chính. GVC. Phan Đình Ngân, Ths.Hồ Phan Minh Đức. Trường Đại học Kinh tế Huế 2007 2. Kế toán chi phí. Ths. Huỳnh Lợi, Ths. Nguyễn Khắc Tâm, hiệu đính TS. Võ Văn Nhị. NXB Thống Kê 2002 3. Kế toán sản xuất. Đặng Thị Hoà. NXB Thống Kê Hà Nội 2003 4. 207 Sơ đồ Kế toán doanh nghiệp. Ths. Hồ Thị Ngọc Hà. NXB Tài Chính 2004 5. Kế toán tài chính. TS. Phan Đức Dũng. NXB Thống Kê 2006 6. Giáo trình phân tích kinh doanh. TS. Trịnh Văn Sơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 2006 7. Thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC 8. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. NXB Thống Kê Hà Nội 2006 9. Trang web: www.tapchiketoan.com, www.webketoan, . 10. Một số khoá luận và chuyên đề TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Chuyên đề tốt nghiệp SV: Hà Thị Hiền Lớp K41KTDN74 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhathihien_596.pdf
Luận văn liên quan