Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên Huế

Chi NSNN cho đầu tư XDCB có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, vừa tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội, vừa là công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Do nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước ngày càng lớn, trong khi nguồn vốn của ngân sách có giới hạn, nên quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN phải luôn được chú trọng để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đồng thời phải giải ngân nhanh để phát huy hiệu quả của đồng vốn. Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN đã được thực hiện khá tốt, hàng năm nhiều công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nhằm tổ chức tốt công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN đã năm lần ban hành, sửa đổi và thay thế quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư cho phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý đầu tư XDCB nói chung và trong kiểm soát chi vốn đầu tư của NSNN qua KBNN nói riêng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được tác giả nghiên cứu nhằm đáp ứng cho yêu cầu trên. Bằng những nỗ lực của bản thân cùng với sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Hoàng Giang và những giúp đỡ to lớn từ phía cơ quan KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, theo nhận định chủ quan của tác giả, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số thành công nhất định như sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về vốn đầu tư XDCB và kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế.

pdf108 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 67 Như vậy trung bình các năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB so với kế hoạch đạt trên 96%, nhìn sơ bộ thì con số này là một dấu hiệu đáng mừng, có thể nói rằng trong giai đoạn 2010-2012, vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụng và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để có một sự nhìn nhận đúng đắn đòi hỏi chúng ta phải đi sâu phân tích mới biết được. Chẳng hạn, ta cần xem xét con số này trong mối quan hệ với các nhân tố tác động đến nó như là tiến độ thi công dự án, sự gọn nhẹ của các thủ tục hành chính trong công tác thanh toán vốn đầu tư hay việc tổ chức đấu thầu cũng như công tác giải phóng mặt bằng hoặc năng lực của CĐT và nhà thầu, Một điểm lưu ý là trong năm 2012 nguồn Chi từ nguồn thu hoạt động xổ số kiến thiết (vốn chuyển nhượng từ nhà máy bia) chủ yếu tập trung cho các công trình trọng điểm phát triển đô thị nhưng tiến độ giải ngân chậm, chỉ đạt 74,08%. Nguyên nhân là do vướng mắc về giải phóng mặt bằng và tái định cư; do đó đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các CĐT nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, dự án cho năm 2013 và những năm tiếp theo. Mặc dù kế hoạch vốn là cơ sở cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhưng quá trình triển khai thực hiện thông báo kế hoạch vốn hiện nay vẫn còn những tồn tại, cụ thể như sau: - Thông báo kế hoạch vốn không tập trung, mà còn rải rác trong năm, đến cuối năm vẫn còn thông báo kế hoạch vốn. - Kế hoạch vốn điều chỉnh chậm, đến cuối năm, thậm chí gần hết thời hạn thanh toán vẫn tiếp tục điều chỉnh kế hoạch vốn, mặt khác do không nắm được khối lượng đã thực hiện và vốn đã cấp nên khi điều hòa điều chỉnh kế hoạch có nhiều dự án KBNN tỉnh đã cấp nhưng lại điều chỉnh giảm kế hoạch, dẫn đến kế hoạch vốn không phù hợp với số vốn đã thanh toán. - Tên dự án không thống nhất giữa các lần thông báo làm cho KBNN khó theo dõi. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 68 Công tác kiểm soát thanh toán cũng đạt được một số kết quả nhất định thể hiện qua các số liệu về số lượng dự án bị từ chối thanh toán do không đủ tiêu chuẩn như bảng dưới đây: Bảng 2.9: Tình hình số lượng dự án mà KBNN Thừa Thiên Huế từ chối thanh toán trong giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: dự án Chỉ tiêu Số dự án được đề nghị Số dự án từ chối Tỷ lệ số dự án từ chối/Số dự án được đề nghị (%) Năm 2010 1.087 33 3,04 Năm 2011 760 18 2,37 Năm 2012 650 14 2,15 (Nguồn: Tài liệu từ KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế qua tính toán của tác giả) KBNN sẽ từ chối thanh toán những dự án mà hồ sơ thủ tục không tuân thủ những quy định để được chấp nhận thanh toán hay nói cách khác là dự án đó gặp phải một số vướng mắc sau đây: - Khối lượng nghiệm thu lớn hơn dự toán được duyệt hoặc chỉ định thầu, hồ sơ vượt thời gian thực hiện dự án cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. - Cộng sai số học. - Hồ sơ không đúng quy trình. - Và một vài nguyên nhân khác như: trình tự thủ tục không đúng quy định, chẳng hạn quyết định phê duyệt của CĐT có trước so với dự toán, không phù hợp trình tự về mặt thời gian; áp dụng sai định mức tỷ lệ do Nhà nước quy định như các chi phí: lập dự án, thiết kế - dự toán, bảo hiểm, quản lý dự án, thẩm định, giám sát; Như đã nói ở phần trước, chủ trương của Nhà nước ta trong năm 2011 và 2012 đối với lĩnh vực XDCB là tập trung các dự án trọng điểm, giảm đầu tư dàn trải và giảm đầu tư các dự án mới, vì vậy số liệu về các dự án được đề nghị thanh toán trong bảng 2.9 có xu hướng ngày càng giảm. Từ đó, số lượng các dự án bị từ chối thanh toán trong 3 năm trở lại đây cũng biến động với xu hướng tương tự. Ngoài ra, số lượng dự án từ chối thanh TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 69 toán giảm còn do càng ngày tình trạng hồ sơ thủ tục không đúng quy định đã càng được cải thiện đáng kể. Năm 2010, tỷ lệ số dự án từ chối so với số dự án đề nghị thanh toán lên đến 3,04%, nhưng đến năm 2011 thì chỉ còn 2,37% và tiếp tục giảm còn 2,15% trong năm 2012. Có thể nói sự biến động đó là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy công tác kiểm soát thanh toán đã có nhiều tiến bộ. Đạt được kết quả như vậy là do công tác hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN chặt chẽ, đúng quy trình, hơn nữa do cơ chế quản lý đầu tư XDCB đã phân cấp và gắn chặt hơn trách nhiệm cho CĐT, nên các CĐT đã có ý thức làm tốt các thủ tục hồ sơ thanh toán, tính chuyên nghiệp của các đơn vị cũng dần được nâng lên, nhờ đó đẩy lùi tình trạng dự án không được thanh toán do không tuân thủ chế độ quy định về định mức đơn giá, khối lượng phát sinh vượt dự toán, vượt hợp đồng, vượt giá trị trúng thầu,... Mặt khác, đa số các dự án hiện nay đều giao cho CĐT và các chuyên ngành chứ không giao cho các đơn vị nhỏ lẻ như một CĐT làm chủ một dự án nên hồ sơ pháp lý rõ ràng hơn và tính pháp lý cao hơn. Một hồ sơ dự án bị từ chối có thể mắc một hoặc nhiều những lỗi nêu trên. Và khái niệm từ chối thanh toán ở đây đa số là chỉ từ chối một phần số tiền mà CĐT đề nghị thanh toán, chứ không nhất thiết phải từ chối toàn bộ dự án. Để hiểu rõ hơn về tình trạng từ chối thanh toán khi kiểm soát chi ứng với từng nguyên nhân, ta xem xét bảng số liệu dưới đây: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 70 Bảng 2.10: Tình hình vốn đầu tư mà KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế từ chối thanh toán theo từng nguyên nhân trong giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền chấp nhận thanh toán Số tiền từ chối thanh toán Tỷ lệ từ chối/chấp nhận (%) Tổng Sai khối lượng, thời gian Sai số học Hồ sơ sai quy trình Khác Số tiền Tỷ lệ so với tổng (%) Số tiền Tỷ lệ so với tổng (%) Số tiền Tỷ lệ so với tổng (%) Số tiền Tỷ lệ so với tổng (%) Năm 2010 2.374,053 9,628 7,584 78,77 0,770 8,00 0,479 4,98 0,795 8,26 0,41 Năm 2011 2.554,269 1,686 1,399 82,98 0,151 8,96 0,039 2,31 0,097 5,75 0,07 Năm 2012 3.468,659 0,723 0,607 83,96 0,079 10,93 0,014 1,94 0,023 3,18 0,02 (Nguồn: Tài liệu từ KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 71 Cũng tương tự như số hồ sơ từ chối thanh toán, số tiền từ chối thanh toán trong giai đoạn này cũng giảm mạnh, từ 9,628 tỷ đồng năm 2010 chỉ còn 0,723 tỷ đồng năm 2012. Về nguyên nhân từ chối các hồ sơ, chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 80%) là do hồ sơ sai khối lượng và thời gian. Giai đoạn này số dự án bị từ chối do sai sót về khối lượng và thời gian có xu hướng gia tăng, nguyên nhân là do tình trạng dự án cũ của những năm trước chưa thanh toán còn rất nhiều nên từ năm 2010 đến 2012 phải tiếp tục thanh toán cho những dự án đó, những dự án cũ này thường có thời gian thực tế thực hiện vượt thời gian thực hiện dự án cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, chịu tác động của việc thay đổi biểu mẫu nghiệm thu theo Thông tư hướng dẫn nên khi áp dụng khối lượng và đơn giá thanh toán có những sai sót so với dự toán được duyệt. Tiếp đến là trường hợp từ chối các hồ sơ sai số học (chiếm khoảng 9%) cũng có xu hướng tăng. Mặc dù chính sách “CĐT tự lập và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, KBNN chỉ căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán” áp dụng từ năm 2008 nhưng tình trạng hồ sơ sai số học vẫn rất nhiều. Tuy nhiên, chính sách này cũng mang lại một điều đáng mừng là kỹ năng lập hồ sơ thủ tục đề nghị thanh toán của CĐT ngày càng tiên bộ, nhờ đó tình trạng hồ sơ bị từ chối do sai trình tự, hồ sơ, thủ tục hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng giảm. Từ bảng 2.10, ta thấy rằng tỷ lệ số tiền từ chối thanh toán so với số tiền chấp nhận thanh toán trong giai đoạn 2010-2012 có xu hướng giảm. Năm 2010, số tiền từ chối thanh toán chiếm đến 0,41% số tiền chấp nhận thanh toán nhưng đến năm 2011 thì giá trị này chỉ còn lại 0,07% và năm 2012 tiếp tục giảm còn 0,02%. Đúc kết từ kinh nghiệm làm việc trong thực tiễn, các cán bộ kiểm soát chi tại đơn vị cho biết, trong 3 loại chi đầu tư XDCB phân theo cấu thành vốn (đã giới thiệu ở chương 1) thì chi cho xây dựng thường dễ mắc bốn loại sai sót trên hơn 2 loại còn lại. Nguyên nhân gây ra sai sót có thể do hạn chế trong năng lực của các CĐT hoặc cũng có thể do họ cố tình áp dụng sai đơn giá, định mức để nâng giá trị thanh toán. Điều này cũng đặt lên TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 72 vai trách nhiệm của cán bộ kiểm soát, thanh toán. Nếu kiểm soát, thanh toán không chặt chẽ và trình độ của cán bộ hạn chế thì khó có thể phát hiện ra được. Như vậy, qua số liệu thu thập được và sự phân tích trên ta thấy rằng, số hồ sơ thủ tục, số vốn từ chối thanh toán tuy có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2012 và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số đồng ý thanh toán nhưng lại phản ánh sự đóng góp tích cực của KBNN Thừa Thiên Huế trong công cuộc chấn chỉnh việc thực hiện các thủ tục trong đầu tư XDCB, phòng chống sai sót, ngăn chặn lãng phí, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Từ đó, chấn chỉnh các CĐT và đơn vị thụ hưởng NSNN thực hiện nghiêm các quy định về định mức, chế độ chi tiêu của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền. Chất lượng của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN tại KBNN Thừa Thiên Huế qua đánh giá của khách hàng giao dịch tại đơn vị thể hiện ở kết quả của phép kiểm định câu hỏi “Đánh giá chung của khách hàng về sự phù hợp của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN”. Với độ lệch chuẩn tương ứng là 0,31984, kết quả kiểm định cho giá trị tn-1= =17,7 < T29, 5%=1,699, chấp nhận giả thiết H0. Điều đó nói lên rằng nhìn chung thì khách hàng hài lòng với công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, xét riêng lẻ thì vẫn có một số chỉ tiêu chưa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công tác. Vì vậy, việc tách nhỏ các chỉ tiêu và tìm biện pháp khắc phục những điểm chưa tốt, phát huy điểm tốt trong mối quan hệ với tổng thể là một điều nên làm, toàn thể KBNN Thừa Thiên Huế phải nhanh chóng triển khai thực hiện. Thống kê ý kiến đánh giá của các CĐT về nội dung này cho thấy, có 3,3% ý kiến cho rằng chất lượng kiểm soát chi vốn đầu tư đạt mức trung bình, có đến 90% ý kiến cảm thấy tốt và còn lại 6,7% là rất tốt. Nhận xét: - Ưu điểm: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 73 Qua thực trạng tìm hiểu được tại KBNN Thừa Thiên Huế và thông tin thu thập được qua quá trình điều tra, khảo sát ta nhận thấy công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại đơn vị đã đạt được những thành tựu sau đây: + Trong giai đoạn 2010-2012, hồ sơ do CĐT gửi đến đề nghị thanh toán đảm bảo đầy đủ theo chế độ quy định, đã được giải quyết kịp thời, không để xảy ra tình trạng chậm trễ, tồn đọng hồ sơ gây khó khăn, ách tắc cho khách hàng. Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị thanh toán đã được rút ngắn hơn so với trước. + Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB đạt cao, cho thấy vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN trong giai đoạn này được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụng và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. - Nhược điểm: + Trong giai đoạn này, tuy tiến độ giải ngân của các dự án khá cao nhưng so với những nỗ lực của toàn thể đơn vị thì vẫn chưa đạt đến mức cao nhất có thể. Nguyên nhân là do tiến độ giải ngân vốn vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi việc bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (thường đến khoảng tháng 5-6 làm chậm tiến độ chuẩn bị các khâu trong công tác chuẩn bị đầu tư). Kế hoạch vốn vẫn bố trí dàn trải chưa có trọng tâm trọng điểm. Ví dụ như những dự án khả năng giải ngân thấp thì kế hoạch vốn vẫn cao trong khi có những dự án thật sự cần thiết, mang lại hiệu quả, lợi ích trực tiếp cho kinh tế - xã hội thì lại bố trí kế hoạch vốn thấp dẫn đến làm chậm tiến độ của dự án, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nước. Hay như những dự án chưa có đầy đủ thủ tục về đầu tư XDCB vẫn được bố trí kế hoạch vốn dẫn đến quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch trong năm diễn ra rất chậm, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Đối với điều chỉnh kế hoạch vốn, các cơ quan chức năng lại không làm việc với Kho bạc Nhà nước để xác định số vốn đã cấp phát thanh toán cho dự án, công trình, dẫn đến tình trạng nhiều dự án điều chỉnh kế hoạch vốn thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán và quản lý của Kho bạc Nhà nước. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 74 + Công tác thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn này còn chậm,ngoài ra còn có những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân vốn nói riêng và công tác kiểm soát chi nói chung. Mặc dù KBNN địa phương đã nhiều lần gửi văn bản đốn đốc, nhưng kết quả mang lại còn thấp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NSNN QUA KBNN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thứ nhất, về căn cứ pháp lý hướng dẫn thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. Công tác kiểm soát chi của KBNN bao giờ cũng gắn liền với các chính sách, chế độ về XDCB của Nhà nước ban hành. Việc các chính sách, chế độ có tính hoàn thiện và ổn định sẽ có tác động rất lớn trong tổ chức công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. Vì vậy, sau quá trình thực tập, tìm hiểu tại đơn vị và tham khảo ý kiến của các CĐT, tác giả đề nghị KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế cần có sự nghiên cứu, đóng góp trong công cuộc xây dựng các quy định, chuẩn mực có tính ổn định lâu dài. Tránh tình trạng thay đổi quá nhiều và quá nhanh các văn bản về XDCB như các năm qua, làm cho người thực hiện quản lý về công tác xây dựng rất lúng túng và ngay cả công tác kiểm soát chi của hệ thống KBNN cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai, về quá trình thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. - Đối với phân công nhiệm vụ kiểm soát chi, do có sự thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn phân tán như đã trình bày ở trên nên về cơ bản nên thiết lập lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa về nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn nhằm để chuyên môn hóa nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vào một bộ phận tách biệt so với các bộ phận khác của KBNN, tránh tình trạng phân tán như hiện nay, do CĐT phải liên hệ, đi lại tới mỗi ban để trình duyệt hồ sơ chứng từ. Thêm vào đó, khi một dự án có nhiều hạng mục, có hạng mục thuộc chi XDCB, có hạng mục lại thuộc chi cho Chương trình mục tiêu, khi gộp các việc kiểm soát các khoản chi vào một bộ phận như trên sẽ giúp cải thiện đáng kể thời gian, chi phí đi lại và cũng nhằm thúc đẩy tiến độ của dự án đưa vào khởi công. Tuy nhiên, thực hiện điều đó không phải đơn giản, KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế cần có kiến nghị lên KBNN Trung ương đề xuất một mô hình như sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 76 + Thành lập Vụ thanh toán vốn đầu tư mới (có thể gọi là Vụ kiểm soát chi NSNN), chức năng chính của Vụ là kiểm soát thanh toán tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN bao gồm chi thường xuyên, chi Chương trình mục tiêu và chi đầu tư XDCB, trong đó mô hình gồm các cấp từ Trung ương tới địa phương: ở Trung ương thành lập Vụ kiểm soát chi NSNN, ở địa phương thành lập Phòng (Bộ phận) kiểm soát chi NSNN, trong đó, Trung ương chỉ đạo, phối hợp, thực hiện công tác kiểm soát thanh toán với địa phương, giải đáp các thắc mắc có liên quan đến nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả kiểm soát thanh toán trong toàn ngành. + Nguồn nhân lực của Vụ thanh toán vốn đầu tư mới sẽ bao gồm cán bộ thuộc Ban thanh toán vốn đầu tư cũ và các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn Chương trình mục tiêu và chi thường xuyên chuyển từ Ban Kế hoạch và Ban Kế toán sang. Tuy nhiên do tính chất công việc của nghiệp vụ kiểm soát thanh toán đầu tư là số lượng dự án luôn luôn rất cao, thủ tục giấy tờ khá phức tạp đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực lớn, do đó đòi hỏi lãnh đạo KBNN phải bố trí cán bộ sao cho phù hợp trong sự tương thích với các bộ phận khác của KBNN, tránh tình trạng số lượng cán bộ Bộ phận này lại lớn hơn nhiều lần so với cán bộ các Bộ phận khác, như vậy sẽ gây ra sự chênh lệch giữa các bộ phận, dẫn đến tập trung quá nhiều nguồn lực vào một bộ phận. - Đối với công tác tin học và ứng dụng công nghệ thông tin. Cần tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu hiện đại hoá công nghệ thông tin trong Hệ thống KBNN giai đoạn 2012- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Cụ thể là các hoạt động: + Phòng Tin học phối hợp với các KBNN cơ sở và các phòng nghiệp vụ rà soát lại các chương trình ứng dụng, hệ thống máy vi tính, chủ động khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đảm bảo các Chương trình ứng dụng chạy thông suốt, phục vụ tốt cho công tác nghiệp vụ. + Tiếp tục cung cấp, khai thác thông tin về hoạt động NSNN tại địa phương cho cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan. + Duy trì vận hành và bảo dưỡng tốt hệ thống hạ tầng truyền thông BTC đặt tại KBNN tỉnh hoạt động 24/24h và 07 ngày/tuần. Duy trì các hoạt động Tin học, nâng cấp các phần mềm ứng dụng, thiết lập mối liên hệ giữa hệ thống TABMIS và ĐTKB/LAN, triển khai TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 77 lắp đặt thiết bị tin học theo lộ trình của Cục Công nghệ Thông tin KBNN, nhằm phục vụ tốt việc quản lý, phục vụ và điều hành NSNN tại địa phương. + Chủ động kiểm tra hạ tầng truyền thông, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền khắc phục sự cố bảo đảm hoạt động liên tục. + Có kế hoạch mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Tin học cho cán bộ công chức tại địa phương. - Đối với quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB + Theo ý kiến chủ quan của tác giả cần thay đổi để đơn giản hơn, dễ hiểu hơn và dễ đối chiếu khi cần thiết. Cụ thể tác giả nhận thấy rằng không cần thiết phải phân chia các nội dung thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành. Về cơ bản thì quy trình kiểm soát đối với các nội dung đó cũng giống nhau, nên ta chỉ cần phân biệt đối với loại hồ sơ thanh toán một lần và hồ sơ thanh toán nhiều lần, trong hồ sơ thanh toán nhiều lần thì cần chia ra thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối cùng. Làm như vậy để ta biết lúc nào áp dụng nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” và lúc nào áp dụng “kiểm soát trước, thanh toán sau” cho phù hợp. + Ngoài ra, quy trình luân chuyển chứng từ còn khá rườm rà với 2 lần trình lãnh đạo KBNN duyệt đối với một bộ hồ sơ thanh toán, ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc thanh toán vốn đầu tư cho các dự án. Để khắc phục tồn tại này, KBNN cần đơn giản hoá quy trình luân chuyển chứng từ bằng cách giảm bớt một lần trình lãnh đạo KBNN duyệt sau khi bộ phận Kế toán kiểm tra tài liệu vì nội dung kiểm tra của bộ phận này không quá quan trọng. Tức là quy trình mới sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Khi CĐT gửi hồ sơ cho cán bộ KSC, cán bộ KSC kiểm tra hồ sơ; ghi và xác nhận vào GĐNTTVĐT, GRVĐT; lập tờ trình lãnh đạo rồi chuyển cho Trưởng phòng KSC. Bước 2: o Trưởng phòng KSC kiểm tra; ký tờ trình lãnh đạo, GĐNTTVĐT, GRVĐT; chuyển lại hồ sơ cho cán bộ KSC. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 78 o Cán bộ KSC chuyển hồ sơ đã có chữ ký của Trưởng phòng KSC cho lãnh đạọ phụ trách KSC. Bước 3: Lãnh đạo phụ trách KSC (Giám đốc) xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo đã có chữ ký của Trưởng phòng KSC và GĐNTTVĐT, sau đó chuyển trả hồ sơ cho cán bộ KSC. Bước 4: Cán bộ KSC chuyển GĐNTTVĐT và GRVĐT cho phòng Kế toán. Bước 5: Kế toán viên kiểm tra chứng từ, hạch toán, nhập thông tin và ký vào chứng từ rồi trình Kế toán trưởng ký duyệt. Bước 6: Kế toán làm thủ tục chuyển tiền cho nhà thầu. - Đối với việc áp dụng cơ chế “một cửa”. Trường hợp công việc đã được chuẩn hóa về mặt chế độ chính sách, các điều kiện về hồ sơ, mẫu biểu, do đó việc kiểm soát chỉ cần căn cứ vào hồ sơ để giải quyết theo một trình tự nhất định đã đề ra thì cơ chế này là rất phù hợp và hiệu quả. Nhưng khi áp dụng cơ chế này vào hoạt động nghiệp vụ của KBNN rõ ràng là nó chưa thực sự khả thi với những lý do đã trình bày ở trên do đó tác giả đề xuất ý kiến cần đầu tư nghiên cứu cải thiện cơ chế này vì việc vận hành cơ chế này trên thực tế vẫn không ngăn chặn được thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB mà còn gây ra tình trạng cán bộ thanh toán và kế toán luôn phải thay nhau túc trực ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; đồng thời họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các hồ sơ của mình do đó gây ra sự mất thời gian và thiếu tập trung trong công tác kiểm soát ảnh hưởng đến chất lượng làm việc; ngoài ra khi có những vướng mắc phát sinh thì CĐT khó có điều kiện để gặp trực tiếp cán bộ thanh toán để được giải đáp, muốn vậy cần đặt thêm bộ phận trung gian để tách bạch giữa người xử lý hồ sơ với khách hàng. Nhưng như vậy lại thêm một khâu trung gian trong quy trình xử lý nghiệp vụ, ảnh hưởng đến mục tiêu đơn giản hóa quy trình. Như vậy, do cơ chế này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế nên theo tác giả thì KBNN cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa để tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại về thời gian giải quyết công việc; áp lực công việc những thời điểm cuối tháng, quý, năm và thời gian chỉnh lý quyết toán; áp lực cho bộ phận nhận hồ sơ; Với mức hiểu biết chưa sâu của tác giả về lĩnh vực này chỉ có thể phát hiện được những điểm chưa tốt để góp ý TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 79 KBNN nghiên cứu cải thiện, hy vọng sẽ đóng góp phần nào cho KBNN nghiên cứu và đưa ra một hệ thống các giải pháp thực sự hữu hiệu. Thứ ba, công tác phục vụ, hỗ trợ khách hàng tác động lớn đến hiệu quả của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. Khảo sát ý kiến các CĐT, một số giải pháp được nêu ra như sau: - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phục vụ, hỗ trợ khách hàng theo hướng chuyên môn hóa. Khảo sát cho thấy rằng các CĐT khi có vướng mắc đều gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến cơ quan để được tư vấn. Một số CĐT được phỏng vấn trực tiếp có cho biết rằng, nhiều lúc chưa thực sự hài lòng với kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ tuyên truyền bởi lẽ khi CĐT có hỏi đến những thay đổi mới trong mẫu biểu hay chính sách thì thỉnh thoảng vẫn “bị” hẹn trả lời sau. Do đó, Kho bạc cần bố trí những cán bộ am hiểu sâu về chính sách và có kỹ năng sư phạm tại bộ phận hướng dẫn giải đáp cho CĐT kịp thời và chính xác. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp học hoặc gửi các cán bộ này đi học những lớp về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng sư phạm, nhằm giải đáp tốt hơn những thắc mắc của khách hàng. Đặc biệt, đối với các CĐT chỉ quản lý một dự án, do còn thiếu kinh nghiệm nên việc nắm bắt những thay đổi trong hồ sơ mẫu biểu còn nhiều hạn chế, vì vậy, các cán bộ phục vụ, hỗ trợ cần chú ý nhiều hơn đến các đối tượng này. - Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác hỗ trợ khách hàng. Hiện nay, ngành kho bạc chỉ có một trang web chung cho cả cán bộ Kho bạc và khách hàng để phổ biến những chính sách, thông tư, nghị định về chi đầu tư XDCB. Trong thời gian tới Kho bạc cần thành lập một trang web riêng hoặc có thể mở một kênh diễn đàn trên trang tin điện tử của ngành về “ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ” để trao đổi, hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ phát sinh; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng biết cách truy cập và cập nhật những điều cần thiết, cần biết cho công tác lập hồ sơ thủ tục đề nghị thanh toán một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Bên cạnh đó, đơn vị cần đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc và tài liệu hướng dẫn ngay tại cơ quan để khi các CĐT đến Kho bạc có thể tìm hiểu thêm hoặc tự giải đáp những thắc mắc của mình. Chẳng hạn như đầu tư thêm 2 đến 3 máy vi tính ngay tại TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 80 tiền sảnh, đảm bảo tốc độ truy cập vào trang web của Kho bạc nhanh chóng. Bên cạnh đó cần có một tủ trưng bày các ấn phẩm và tạp chí cũng như các văn bản Luật và Nghị định liên quan và một cán bộ chuyên trách về công tác này. - Ngoài ra, tăng cường công tác tổ chức tập huấn, đối thoại với CĐT. Nhiều CĐT được hỏi đề xuất ý kiến rằng khi có những thay đổi mới về chính sách, Thông tư, Nghị định thì Kho bạc nên tổ chức tập huấn để các CĐT được biết và làm theo. Bên cạnh đó Kho bạc cũng nên tổ chức các buổi hội nghị đối thoại để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng từ CĐT để cùng tìm được tiếng nói chung từ khi nghiên cứu, xây dựng cho đến quá trình triển khai, thực hiện chính sách, chế độ thanh toán vốn đầu tư XDCB. Công tác này tuy tốn kém khá nhiều về chi phí và thời gian nhưng hiệu quả mang lại rất cao và cũng là mong muốn của rất nhiều CĐT. Tạo cơ hội để các CĐT vừa được giải đáp các vướng mắc, đồng thời lại nói lên được những ý kiến, đề xuất của mình, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các CĐT và KBNN. - Bên cạnh đó, việc hướng dẫn, chỉ đạo chủ đầu tư làm thủ tục thanh toán, nghiệm thu công trình hoàn thành phải được quy định thành nhiệm vụ của các đơn vị KBNN. Sự bổ sung về nhiệm vụ này cũng sẽ góp phần giúp cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư . Thứ tư, để khắc phục tình trạng tiến độ giải ngân vốn bị ảnh hưởng do việc bố trí kế hoạch vốn dàn trải, chưa có trọng tâm trọng điểm. Theo tác giả thì KBNN Thừa Thiên Huế có thể thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư, từ đó có ý kiến đánh giá, nhận xét về tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, qua đó tham mưu với các cấp có thẩm quyền thực hiện điều hoà, điều chỉnh kế hoạch kịp thời từ những dự án không có khả năng thực hiện sang những dự án có khối lượng thực hiện lớn; phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những dự án chưa thực hiện đúng trình tự, hoặc thiếu thủ tục đầu tư xây dựng, từ đó có biện pháp đôn đốc và tháo gỡ khó khăn cho các CĐT. Thứ năm, KBNN cần triển khai những biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi vốn tạm ứng. - Nên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi với các cán bộ trong ngành, tổ chức các buổi họp thảo luận liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư một cách thường xuyên hơn nữa. Hàng năm hoặc tuỳ theo tình hình cụ thể đã tổ chức các buổi tọa đàm về giải ngân vốn đầu tư XDCB với các CĐT, cơ quan chủ quản đầu tư để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư, những khó khăn, vướng mắc và TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 81 nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư để có những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. - Định kỳ, đối chiếu với CĐT về công tác giải phóng mặt bằng, có văn bản đốc thúc CĐT trong trường hợp số dư tạm ứng kéo dài hoặc gửi văn bản tới Ủy ban Nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý. - Xin ý kiến của các Bộ, Ngành, Kho bạc để kiểm tra thực tế đến CĐT và Hội đồng đền bù để các CĐT có trách nhiệm hơn, tránh trường hợp đã chi trả cho các hộ nhận đền bù mà chưa hoàn ứng kịp thời, tránh thất thoát tiền của của Nhà nước. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 82 PHẦN III: KẾT LUẬN Chi NSNN cho đầu tư XDCB có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, vừa tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội, vừa là công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Do nhu cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước ngày càng lớn, trong khi nguồn vốn của ngân sách có giới hạn, nên quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB tiết kiệm, hiệu quả có ý nghĩa rất lớn. Vì vậy, công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN phải luôn được chú trọng để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, đồng thời phải giải ngân nhanh để phát huy hiệu quả của đồng vốn. Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN đã được thực hiện khá tốt, hàng năm nhiều công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nhằm tổ chức tốt công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN đã năm lần ban hành, sửa đổi và thay thế quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư cho phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong cơ chế quản lý đầu tư XDCB nói chung và trong kiểm soát chi vốn đầu tư của NSNN qua KBNN nói riêng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được tác giả nghiên cứu nhằm đáp ứng cho yêu cầu trên. Bằng những nỗ lực của bản thân cùng với sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Hoàng Giang và những giúp đỡ to lớn từ phía cơ quan KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, theo nhận định chủ quan của tác giả, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số thành công nhất định như sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về vốn đầu tư XDCB và kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 83 - Phân tích đánh giá tình hình công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại vướng mắc và nguyên nhân của nó. - Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Đa số thời gian nghiên cứu tác giả dành cho việc tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN của KBNN Thừa Thiên Huế. Nhờ đó, tác giả có được những hiểu biết rất quan trọng. Trong giai đoạn 2010-2012, vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng lên khá nhanh, nguyên nhân là do các công trình Trung ương triển khai trên địa bàn hoặc hỗ trợ bằng nguồn NSNN, đặc biệt không thể không nói đến nguồn từ Xổ số kiến thiết nhờ vốn chuyển nhượng Nhà máy Bia Huế năm 2011. Ngoài ra, giai đoạn trên, gia tăng đầu tư XDCB trên địa bàn chủ yếu là đầu tư phát triển những lĩnh vực thuộc Bộ Nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, chủ trương trong giai đoạn này là tập trung những dự án trọng điểm, giảm đầu tư dàn trải và giảm đầu tư dự án mới. KBNN Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp rất lớn trong việc kiểm soát chi nguồn ngân sách nói chung và vốn đầu tư XDCB nói riêng. Thông qua quá trình kiểm soát, đơn vị phát hiện ra những khoản chi không hợp lệ và từ chối thanh toán, góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn ngân sách. Mặc dù luận văn đã nghiên cứu và đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB mà theo ý kiến của tác giả là thiết thực. Song lĩnh vực chi đầu tư XDCB là một lĩnh vực phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; cùng với sự hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả vô cùng biết ơn trân trọng sự thông cảm về những thiếu sót trên./. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (2005). Kho bạc Nhà nước Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. [2]. Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước năm 2010; phương hướng nhiệm vụ năm 2011. [3]. Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước năm 2011; phương hướng nhiệm vụ năm 2012. [4]. Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động Kho bạc Nhà nước năm 2012; phương hướng nhiệm vụ năm 2013. [5] Quốc hội nước CHXHCNVN (2002,2003,2005), Luật NSNN năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Luật đấu thầu năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. [6]. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. [7]. Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. [8]. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. [9]. Quốc hội nước CHXHCNVN (2002,2003,2005), Luật NSNN năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Luật đấu thầu năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Khánh Huyền 85 [10]. Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. [11]. Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Tổng giám đốc KBNN về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. [12]. Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng giám đốc KBNN về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. [13]. Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN. [14]. Thông tư số 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. [15]. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. [16]. Thông tư số 133/2007/TT-BTC ngày 14/11/2007 của của BTC hướng dẫn việc quản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007. [17]. Trần Kiêm Phú, 2010. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tu xây dựng cơ bản qua Ko bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. [18]. Võ Phi Dũng, 2011. Hoàn thiện kiểm soát chi xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Quảng Trị. Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Hành chính, Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo. [19]. Website: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 1 Frequency Table don vi cong tac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trung uong 8 26,7 26,7 26,7 tinh 17 56,7 56,7 83,3 huyen 5 16,7 16,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 2 Reliability Case Processing Summary N % Cases Valid 30 100,0 Excludeda 0 ,0 Total 30 100,0 a. Listwise deletion based on all variables in the procedure. Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,653 19 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Item Statistics Mean Std. Deviation N noi dung cac van ban phap quy 3,7333 ,52083 30 su thay doi cua chinh sach 3,2000 ,66436 30 su thay doi cua mau bieu 3,1333 ,62881 30 thu tuc mo tai khoan 3,2000 ,40684 30 so luong tai lieu, ho so de nghi 4,3000 ,53498 30 thanh phan tai lieu, ho so de nghi 4,1667 ,46113 30 kiem soat chi theo ĐTKB/LAN 3,4667 ,68145 30 ky nang lam viec cua can bo 4,1333 ,43417 30 thoi gian giai quyet ho so 4,0333 ,49013 30 su don gian cua quy trinh 4,0333 ,49013 30 su chi tiet cua noi dung quy trinh 4,0667 ,36515 30 su rach roi trach nhiem cac bo phan 3,2667 ,52083 30 tinh than, thai do, ung xu cua can bo 4,1000 ,48066 30 thong tin website ho tro khach hang 3,2333 ,43018 30 trang thiet bi ho tro khach hang 3,1333 ,50742 30 thong bao viec tu choi ho so 3,6333 ,49013 30 thong bao chinh sach, mau bieu moi 4,2000 ,40684 30 phoi hop doi chieu so lieu dinh ky 4,0667 ,36515 30 danh gia chat luong kiem soat chi 4,0333 ,31984 30 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted noi dung cac van ban phap quy 67,4000 10,731 ,327 ,629 su thay doi cua chinh sach 67,9333 10,823 ,196 ,650 su thay doi cua mau bieu 68,0000 11,379 ,081 ,665 thu tuc mo tai khoan 67,9333 11,375 ,211 ,644 so luong tai lieu, ho so de nghi 66,8333 10,420 ,409 ,618 thanh phan tai lieu, ho so de nghi 66,9667 10,516 ,465 ,615 kiem soat chi theo ĐTKB/LAN 67,6667 9,540 ,502 ,597 ky nang lam viec cua can bo 67,0000 10,966 ,336 ,630 thoi gian giai quyet ho so 67,1000 11,334 ,165 ,649 su don gian cua quy trinh 67,1000 11,955 -,022 ,670 su chi tiet cua noi dung quy trinh 67,0667 11,789 ,079 ,655 su rach roi trach nhiem cac bo phan 67,8667 11,844 ,001 ,670 tinh than, thai do, ung xu cua can bo 67,0333 10,516 ,440 ,616 thong tin website ho tro khach hang 67,9000 10,507 ,512 ,611 trang thiet bi ho tro khach hang 68,0000 10,690 ,353 ,626 thong bao viec tu choi ho so 67,5000 11,086 ,243 ,640 thong bao chinh sach, mau bieu moi 66,9333 12,133 -,063 ,670 phoi hop doi chieu so lieu dinh ky 67,0667 12,064 -,031 ,665 danh gia chat luong kiem soat chi 67,1000 10,990 ,485 ,623 Scale Statistics Mean Variance Std. Deviation N of Items 71,1333 12,120 3,48131 19TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 3 Frequency Table Statistics noi dung cac van ban phap quy su thay doi cua chinh sach su thay doi cua mau bieu N Valid 30 30 30 Missing 0 0 0 Mean 3,7333 3,2000 3,1333 Std. Error of Mean ,09509 ,12130 ,11480 Std. Deviation ,52083 ,66436 ,62881 noi dung cac van ban phap quy Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 1 3,3 3,3 3,3 Kha dong y 6 20,0 20,0 23,3 dong y 23 76,7 76,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 su thay doi cua chinh sach Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 4 13,3 13,3 13,3 Kha dong y 16 53,3 53,3 66,7 dong y 10 33,4 33,4 100,0 Total 30 100,0 100,0 thu tuc mo tai khoan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 24 80,0 80,0 80,0 dong y 6 20,0 20,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ so luong tai lieu, ho so de nghi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 1 3,3 3,3 3,3 dong y 19 63,3 63,3 66,7 hoan toan dong y 10 33,3 33,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 thanh phan tai lieu, ho so de nghi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 1 3,3 3,3 3,3 dong y 23 76,7 76,7 80,0 hoan toan dong y 6 20,0 20,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 Statistics kiem soat chi theo ĐTKB/LAN ky nang lam viec cua can bo thoi gian giai quyet ho so su don gian cua quy trinh su chi tiet cua noi dung quy trinh su rach roi trach nhiem cac bo phan N Valid 30 30 30 30 30 30 Missing 0 0 0 0 0 0 Mean 3,4667 4,1333 4,0333 4,0333 4,0667 3,2667 Std. Error of Mean ,12441 ,07927 ,08949 ,08949 ,06667 ,09509 Std. Deviation ,68145 ,43417 ,49013 ,49013 ,36515 ,52083 kiem soat chi theo ĐTKB/LAN Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 19 63,3 63,3 63,3 dong y 8 26,7 26,7 90,0 hoan toan dong y 3 10,0 10,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ ky nang lam viec cua can bo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 1 3,3 3,3 3,3 dong y 24 80,0 80,0 83,3 hoan toan dong y 5 16,7 16,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 thoi gian giai quyet ho so Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 3 10,0 10,0 10,0 dong y 23 76,7 76,7 86,7 hoan toan dong y 4 13,3 13,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 su don gian cua quy trinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 3 10,0 10,0 10,0 dong y 23 76,7 76,7 86,7 hoan toan dong y 4 13,3 13,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 su chi tiet cua noi dung quy trinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 1 3,3 3,3 3,3 dong y 26 86,7 86,7 90,0 hoan toan dong y 3 10,0 10,0 100,0 Total 30 100,0 100,0TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ su rach roi trach nhiem cac bo phan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 23 76,7 76,7 76,7 dong y 6 20,0 20,0 96,7 hoan toan dong y 1 3,3 3,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 Statistics tinh than, thai do, ung xu cua can bo thong tin website ho tro khach hang trang thiet bi ho tro khach hang thong bao viec tu choi ho so thong bao chinh sach, mau bieu moi phoi hop doi chieu so lieu dinh ky N Valid 30 30 30 30 30 30 Missing 0 0 0 0 0 0 Mean 4,1000 3,2333 3,1333 3,6333 4,2000 4,0667 Std. Error of Mean ,08776 ,07854 ,09264 ,08949 ,07428 ,06667 Std. Deviation ,48066 ,43018 ,50742 ,49013 ,40684 ,36515 tinh than, thai do, ung xu cua can bo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 2 6,7 6,7 6,7 dong y 23 76,7 76,7 83,3 hoan toan dong y 5 16,7 16,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 thong tin website ho tro khach hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 23 76,7 76,7 76,7 dong y 7 23,3 23,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ trang thiet bi ho tro khach hang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong dong y 2 6,7 6,7 6,7 Kha dong y 22 73,3 73,3 80,0 dong y 6 20,0 20,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 thong bao viec tu choi ho so Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 11 36,7 36,7 36,7 dong y 19 63,3 63,3 100,0 Total 30 100,0 100,0 thong bao chinh sach, mau bieu moi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dong y 24 80,0 80,0 80,0 hoan toan dong y 6 20,0 20,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 phoi hop doi chieu so lieu dinh ky Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kha dong y 1 3,3 3,3 3,3 dong y 26 86,7 86,7 90,0 hoan toan dong y 3 10,0 10,0 100,0 Total 30 100,0 100,0 Statistics danh gia chat luong kiem soat chi N Valid 30 Missing 0 Mean 4,0333 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Std. Error of Mean ,05839 Std. Deviation ,31984 danh gia chat luong kiem soat chi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trung binh 1 3,3 3,3 3,3 Tot 27 90,0 90,0 93,3 rat tot 2 6,7 6,7 100,0 Total 30 100,0 100,0 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 4 ĐẠI HỌC HUẾ MÃ PHIẾU: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHIẾU KHẢO SÁT ( ĐỐI VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ ) “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” Trước hết, xin gửi lời chào trân trọng đến quý ông/bà! Tôi tên là Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh viên Khóa 43, chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài Luận văn Tốt nghiệp: “Thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Thừa Thiên Huế”. Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi rất mong muốn sự tham gia ý kiến của quý ông/bà vào các nội dung của phiếu điều tra dưới đây. Chúng tôi nghĩ rằng những nội dung, ý kiến từ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của quý ông/bà sẽ giúp cho chúng tôi rất nhiều trong việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói chung và đề tài nói riêng. Chúng tôi xin cam kết rằng các nội dung của công tác điều tra sẽ hoàn toàn được giữ bí mật, không sử dụng cho mục đích khác, chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn Tốt nghiệp của mình. Xin trân trọng cảm ơn quý ông/bà! Quý ông/bà làm ơn điền vào các nội dung sau: I. Thông tin về chủ đầu tư Đơn vị công tác thuộc cấp: 1. Trung ương 2. Tỉnh 3. Huyện II. Đánh giá của chủ đầu tư về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế Ông/Bà có đồng ý với các chỉ tiêu sau đây không? (Ông/Bà khoanh tròn vào con số diễn tả ý kiến cá nhân mà ông/bà cho là thích hợp nhất ) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Giải thích: 1. “Hoàn toàn không đồng ý” 4. “Đồng ý” 2. “Không đồng ý” 5. “Hoàn toàn đồng ý” 3. “Khá đồng ý” STT Chỉ tiêu Điểm đánh giá Ghi chú Ý kiến cải tiến 1 Nội dung hệ thống văn bản pháp quy vềquản lý chi đầu tư XDCB của NSNN 1 2 3 4 5 2 Sự thay đổi thường xuyên của chính sáchchi đầu tư XDCB là cần thiết 1 2 3 4 5 3 Sự thay đổi thường xuyên của hệ thống mẫu biểu chi đầu tư XDCB là cần thiết 1 2 3 4 5 4 Thủ tục mở tài khoản 1 2 3 4 5 5 Số lượng tài liệu, hồ sơ chứng từ đề nghị thanh toán là phù hợp 1 2 3 4 5 6 Thành phần các loại tài liệu, hồ sơ chứng từ đề nghị thanh toán 1 2 3 4 5 7 Việc kiểm soát chi theo phần mềmĐTKB/LAN 1 2 3 4 5 8 Kỹ năng giải quyết công việc của cán bộkiểm soát chi 1 2 3 4 5 9 Thời gian giải quyết hồ sơ 1 2 3 4 5 10 Sự đơn giản trong quy trình luân chuyển chứng từ 1 2 3 4 5 11 Sự chi tiết trong nội dung quy trình 1 2 3 4 5 12 Sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phậnliên quan 1 2 3 4 5 13 Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ kiểm soát chi 1 2 3 4 5 14 Thông tin website ngành Kho bạc trong công tác hỗ trợ thông tin đến khách hàng 1 2 3 4 5 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ 15 Trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ khách hàng 1 2 3 4 5 16 Công tác thông báo và trình bày lý do của cán bộ kiểm soát chi khi không chấp nhận hồ sơ thanh toán 1 2 3 4 5 17 Việc thông báo chính sách và biễu mẫu khicó thay đổi 1 2 3 4 5 18 Sự phối hợp với chủ đầu tư trong công tácđối chiếu số liệu theo định kỳ 1 2 3 4 5 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đánh giá một cách tổng thể, xin ông/bà cho biết chất lượng của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Rất kém 2. Kém 3. Trung bình 4. Tốt 5. Rất tốt IV. Một số ý kiến khác Ông/Bà có kiến nghị, đề xuất gì đối với cơ quan Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước? ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Xin chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của ông/bà! TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_khanh_huyen30_43_0298.pdf
Luận văn liên quan